Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Phân tích môi trường vĩ mô của Hà Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.99 KB, 25 trang )

Tiểu luận: Phân tích môi trường vĩ mô của Hà Lan

1


Lời mở đầu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc các quốc gia tham gia vào quan hệ
giao dịch thương mại quốc tế đã trở thành điều tất yếu. Mỗi quốc gia đều có những đặc
điểm riêng về kinh tế, chính trị, xã hội. Để có thể thúc đẩy hoạt động giao lưu buôn bán
hàng hóa, dịch vụ giữa các nước, các quốc gia cần phải hiểu rõ về thị trường của nước
mình đặt quan hệ trao đổi thương mại và hợp tác.
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ với chính sách đẩy
mạnh xuất khẩu ra thế giới. Trong khi đó, Hà Lan lại là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4
của Việt Nam tại thị trường châu Âu. Bởi những tiềm năng của thị trường này, việc
hiểu rõ thị trường Hà Lan lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nhận thấy sự cần thiết
của việc nghiên cứu và hiểu rõ thị trường, em đã chọn đề tài “ Phân tích môi trường vĩ
mô của đất nước Hà Lan” với mong muốn có thể giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam
có một cái nhìn tổng quan nhất về thị trường Hà Lan để có những kế hoạch và quyết
định đầu tư đúng đắn vào thị trường này, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam
– Hà Lan và tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới.
Bài nghiên cứu của em được chia thành 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về đất nước Hà Lan.
Chương 2: Phân tích môi trường vĩ mô của Hà Lan.
Chương 3: Cơ hội, thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị
trường Hà Lan
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, vì kinh nghiệm cũng như kiến
thức của em còn chưa đủ nên không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được
sự góp ý từ cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!

2




Chương 1: Tổng quan về đất nước Hà Lan
1.1.

Thông tin cơ bản
 Tên chính thức:

Vương quốc Hà Lan

 Vị trí địa lý:

Nằm ở Tây Âu

 Diện tích:

41.543 km2

 Dân số:

17.170.000 người (dự kiến năm 2017)

 Thủ đô:

Amsterdam

 Ngôn ngữ chính thức: tiếng Hà Lan

1.2.


 Đơn vị tiền tệ:

Euro

 Thể chế chính phủ:

Quân chủ lập hiến và Nghị viện

Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý: Hà Lan nằm ở phía Tây của Châu Âu, giữa Bỉ và Đức, phía tây và
phía bắc giáp với Biển Bắc.
 Tài nguyên thiên nhiên: khí ga, dầu mỏ, than bùn, đá vôi, muối, cát , sỏi và đất
trồng trọt.
 Khí hậu: Khí hậu biển ôn hòa, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp.
1.3.

Xã hội
Dân số: 17.116.281 người (năm 2017)
Cơ cấu độ tuổi:


0-14 tuổi: 16,917,4% (nam 1.460.2341.485.873 / nữ 1.393.7661.416.999)



15-64 tuổi: 65,5% (nam 5.558.960/ nữ 5.500.066)




65 tuổi trở lên: 17,6% (nam 1.331.258/ nữ 1.633.06)

Tuổi thọ trung bình: 81,12


Tuổi thọ trung bình đối với nam: 79,02 tuổi



Tuổi thọ trung bình đối với nữ: 83,34 tuổi

Tốc độ gia tăng dân số: 0,42%
Tỉ lệ sinh: 10,83/1000 người
3


Tỉ lệ tử: 8,57/1000 người
Tỉ lệ nhập cư: 1,97/1000 người
Dân tộc: ( số liệu tháng 4/2017)
77,39% người Hà Lan, EU 9,88%, Indonesia 2,13%, Thổ Nhĩ Kỳ 2,34%,
Surinamese 2,05%, Ma-rốc 2,29%, quần đảo Caribbean 0,9%
Tôn giáo: ( số liệu tháng 10/2017)
Không tôn giáo ( 50,1%), Đạo Thiên chúa (43,8%), Đạo Hồi (4.9%)
Ngôn ngữ: Ngôn ngữ chính là tiếng Hà Lan, 90% dân số sử dụng ngôn ngữ này.
Khoảng 350.000 người chiếm 2,2% dân số Hà Lan sử dụng tiếng Frisian là ngôn
ngữ chính, chủ yếu ở tỉnh phía Bắc của Friesland. Ở Hà Lan hơn 1,2% dân số sử
dụng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập.
1.4.

Thể chế và cơ cấu hành chính

Thể chế
Hà Lan theo chế độ quân chủ lập hiến và nghị viện.
Hiến pháp là nền tảng pháp lý của Hà Lan, quy định những nguyên tắc chính

của nhà nước Hà Lan là: Chế độ quân chủ; Nền dân chủ thông qua đại diện; Chế độ
pháp quyền; và Phi tập trung hoá.
Cơ cấu hành chính
Thủ đô: Amsterdam.
Cơ cấu hành chính của Hà Lan gồm 12 tỉnh và 538 thành phố với các chính
quyền địa phương. Cùng với chính quyền trung ương, các tỉnh và thành phố này hình
thành nên một hệ thống hành chính ba cấp của Hà Lan.
1.5.

Hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật của Hà Lan dựa theo hệ thống dân luật hay còn gọi là hệ

thống luật châu Âu lục địa (civil law), bao hàm toàn diện các quy tắc được áp dụng và
làm sáng tỏ bởi các quan tòa.
Luật pháp Hà Lan hoặc ít nhất là bộ luật dân sự Hà Lan (Burgerlijk Wetboek)
cũng có ảnh hưởng nhất định tới tư pháp của các quốc gia khác.

4


Chương 2: Phân tích môi trường vĩ mô của Hà Lan
2.1. Tình hình phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư của Hà Lan.
2.1.1. Kinh tế
a) Tổng quan nền kinh tế Hà Lan.
Hà Lan là một nước hẹp, người đông và không có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Tuy nhiên, đây lại là một nước có nên kinh tế phát triển thịnh vượng trên thế giới. Kinh

tế Hà Lan là một nền kinh tế mở và phụ thuộc mạnh mẽ vào ngoại thương. Đây là một
trong những trung tâm kinh tế của Liên minh châu Âu và đóng vai trò là một trung tâm
vận tải của châu Âu.
Hà Lan cùng với các thành viên EU khác bắt đầu lưu hành đồng Euro vào ngày
1/1/2002. Kinh tế Hà Lan đã trải qua sự suy thoái năm 2005 nhưng trong năm 2006 đã
hồi phục ở mức độ nhanh nhất nhờ các luồng vốn đầu tư mạnh mẽ và gia tăng xuất
khẩu. Năm 2007, mức độ tăng trưởng việc làm ở Hà Lan đạt mức cao nhất trong 10
năm qua.
Năm 2009 lần đầu tiên GDP của Hà Lan tăng trưởng ở mức âm 3,9% sau 26
năm. Nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và dịch vụ tài chính đã chịu ảnh
hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Xuất khẩu trong năm 2009 giảm
mạnh gần 25% đạt giá trị 421,3 tỷ USD so với 535,7 tỷ USD năm 2008. Để đối phó với
khủng hoảng chính phủ Hà Lan đã triển khai 3 gói kích thích kinh tế, quốc hữu hóa
một số ngân hàng cộng với chương trìnhcắt giảm thuế.
Hà Lan có truyền thống là một nền kinh tế mở và giao dịch thương mại với các
nước khác được đặc biệt coi trọng. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Phòng phân
tích chính sách kinh tế Hà Lan, gần 30% thu nhập của Hà Lan đến từ việc xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ. Trong năm 2012, giá trị xuất khẩu đạt 86,7% GDP của Hà Lan.
Trong năm 2013, thâm hụt ngân sách của Hà Lan đã giảm 9 tỷ euro, từ mức
tương đương 4,1% GDP năm 2012 xuống còn 2,5% GDP. Nguyên nhân chủ yếu của

5


mức giảm đáng kể này là nhờ nguồn thu ngân sách đã tăng 7 tỷ euro, lên tới 285 tỷ
euro .
Tuy nhiên, nền kinh tế của Hà Lan vẫn ở trong tình trạng suy thoái trong phần
lớn thời gian của năm 2012. Kinh tế của Hà Lan đã suy giảm trong tám quý liên tiếp
trước khi tăng trưởng trở lại 0,8% vào cuối năm 2013. Nợ công tăng 2,2 điểm lên
73,5% GDP, cao hơn nhiều so với mức 60% GDP theo quy định của EU.

Năm 2014, GDP của Hà Lan đạt 809 tỉ USD với mức tăng trưởng GDP ở mức
thấp là 0,7%. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năm 2014 sự phục
hồi kinh tế Hà Lan vẫn chưa đồng đều khi đầu tư kinh doanh chưa được ổn định, mặc
dù tiêu dùng cá nhân đã bắt đầu hồi phục. Mức tăng trưởng cải thiện phần nào khi nhu
cầu trong nước dần tăng, nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận các
khoản tín dụng. Do ảnh hưởng kết quả của sự phục hồi, lạm phát vẫn ở mức thấp (0,3%
vào tháng 6 năm 2014).
Năm 2016, GDP danh nghĩa của Hà Lan đạt 769,93 tỉ USD và xếp thứ 17 trên
thế giới. Năm 2017, con số này được kỳ vọng đạt 762,694 tỉ USD và tiếp tục đứng thứ
17 toàn cầu. GDP bình quân đầu người của Hà Lan năm 2017 được dự kiến đạt 44.654
USD và đứng thứ 13 thế giới. Có thể thấy, nền kinh tế của Hà Lan đang phát triển khá
ổn định và rất có triển vọng.
b) Các ngành kinh tế.

 Dịch vụ.
Dịch vụ là ngành hết sức phát triển ở Hà Lan, chiếm hơn 80% các hoạt động
kinh tế của nước này, gồm vận tải thủy, cảng biển, sân bay, tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm và tư vấn. Hơn 30% lượng hàng hóa ra vào EU được bốc dỡ qua cảng của Hà
Lan.
Cảng Rotterdam trong nhiều năm liền là hải cảng lớn nhất của thế giới, với công
suất gần 400 triệu tấn/năm. Sân bay Amsterdam lớn thứ 3 ở Tây Âu, hàng năm vận
6


chuyển khoảng 1,4 triệu tấn hàng hóa và 44 triệu lượt hành khách (số liệu 2005); ngoài
sân bay Schiphol Amsterdam Hà Lan còn có 5 sân bay khu vực, nhỏ hơn. Ngành dịch
vụ đóng góp gần 50% sản phẩm quốc nội, xuất khẩu dịch vụ chiếm gần 20% trị giá
xuất khẩu, 40% các dịch vụ xuất khẩu liên quan đến vận tải. Hàng năm, ngành du lịch
thu hút trên 10 triệu lượt khách, đóng góp khoảng trên 7,5 tỷ Euro.


 Công nghiệp.
Hà Lan có ngành công nghiệp rất phát triển. Công nghệ cho vùng đồng bằng
ven biển, dầu khí, hàng hải, làm vườn, thực phẩm, vận tải và logistics là 6 ngành kinh
tế mũi nhọn đã đưa Hà Lan trở thành một điểm sáng về tốc độ phát triển trên bản đồ
kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, Hà Lan cũng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp
khác như: Khoa học đời sống/ nghiên cứu gen, Công nghệ Nano và vi mô, Công nghệ
thông tin liên lạc,…

 Nông nghiệp.
Hà Lan là một trong ba nước xuất khẩu các mặt hàng nông sản lớn nhất trên thế
giới. Nông nghiệp được cơ khí hóa cao, gồm 3 ngành chính: trồng trọt, chăn nuôi, chế
biến sữa và đánh cá. Hơn 60% nông phẩm được chế biến. Ngành nông nghiệp chủ yếu
hướng về xuất khẩu, các nông phẩm xuất khẩu chủ yếu là hoa, cây và rau (bao gồm cả
cây và hạt giống). Khoảng gần 90% nông phẩm của Hà Lan là xuất khẩu sang 14 nước
EU cũ, trong đó Đức là thị trường lớn nhất. Nông phẩm xuất khẩu chiếm khoảng 1/5
kim ngạch xuất khẩu của Hà Lan.
2.1.2. Thương mại.
Hà Lan là nước đề xướng tích cực chính sách tự do thương mại và là một thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế (OECD).
Về xuất khẩu, Hà Lan là một trong 4 nước xuất khẩu lớn nhất của EU và là 1
trong 10 xuất khẩu lớn nhất thế giới, đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu thực phẩm.
7


Trong năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu của Hà Lan đạt 445 tỉ USD, trở thành nước
đứng thứ 9 trong lĩnh vực xuất khẩu trên thế giới. Trong suốt 5 năm qua, tổng giá trị
xuất khẩu của Hà Lan có xu hướng giảm, cụ thể từ 552 tỉ USD năm 2012 xuống còn
445 tỉ USD năm 2016.
Kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Hà Lan là Tinh Dầu khí ($34,4 tỷ), Máy tính

($14,3 tỷ), Thuốc được đóng gói ($13,5 tỷ), Điện thoại ($13,4 tỷ) và Dụng cụ y tế
($8,65 tỷ).
Những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hà Lan là Đức ($99 tỷ), Bỉ ($45,9 tỷ),
Vương quốc Anh ($40 tỷ), Pháp ($36,1 tỷ) và Hoa Kỳ ($19,2 tỷ).
Về nhập khẩu, trong năm 2016, Hà Lan nhập khẩu 398 tỉ USD, trở thành nước
nhập khẩu lớn thứ 10 trên thế giới. Trong suốt 5 năm qua, tổng giá trị nhập khẩu có xu
hướng giảm, cụ thể từ 501 tỉ USD năm 2012 xuống còn 398 tỉ USD năm 2016.
Các mặt hàng nhập khẩu chính: Máy móc và thiết bị vận tải, hóa chất, nhiên
liệu, thực phẩm, quần áo.
Những thị trường nhập khẩu lớn nhất của Hà Lan là Đức ($86,8 tỷ), Trung Quốc
($57,4 tỷ), Bỉ ($44,7 tỷ), Hoa Kỳ ($39,7 tỷ) và Nga ($29,3 tỷ).

Kim ngạch thương mại của Hà Lan giai đoạn 2012 – 2016
Đơn vị: Tỷ USD
Năm
2012
2013
2014
2015
2016
Nguồn: Trademap 2016

Nhập khẩu
500,605
506,162
508,032
424,851
398,336

8


Xuất khẩu
552,461
571,246
571,347
473,834
444,867


9


2.1.3. Đầu tư.

 Môi trường đầu tư.
Chính sách đầu tư của Hà Lan là một trong những chính sách cởi mở nhất trên
thế giới. Chính phủ Hà Lan duy trì các chính sách tự do đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài và gắn liền với các luật đầu tư của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD).
Hà Lan là thị trường triển vọng và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Hà Lan được hưởng một vị trí chiến lược trên bở Biển Bắc, một môi trường đầu tư
thuận lợi và một nền cơ sở hạ tầng tốt kết nối với các quốc gia Châu Âu khác, từ đó
mang nhiều lợi thế cho các công ty có trụ sở ở đây.

 Tình hình đầu tư nước ngoài vào và đầu tư ra nước ngoài của Hà Lan
Hà Lan là một trong những nước dẫn đầu của EU về thu hút vốn đầu tư nước
ngoài. Nhiều công ty quốc tế lớn đã chọn Hà Lan cho việc đầu tư ban đầu hoặc mở
rộng quy mô. Các công ty này gồm các công ty của Mỹ như GE Plastics, Dow
Chemical, điều hành cơ sở sản xuất lớn nhất bên ngoài Mỹ tại Hà Lan, Tập đoàn NCR,
Starbucks và Cisco; các công ty của Châu Âu như EMI, tập đoàn BOC, Wuppermann

và Bosch. Ngoài ra còn có rất nhiều các công ty của Châu Á ở Hà Lan như Hitachi,
Yakult, Giant, BenQ, Deawoo, LG Elẻctonecs.
Hà Lan cũng là một nhà đầu tư ra nước ngoài quan trọng. Hầu hết các khoản
đầu tư này được thực hiện ở các nước công nghiệp hoá nhưng việc đầu tư vào các thị
trường đang nổi cũng tăng đáng kể. Ở Mỹ, Hà Lan là một trong năm nhà đầu tư lớn
nhất.
2.2. Môi trường chính trị - luật pháp.
Như đã trình bày ở trên, Hà Lan là một nước có chính sách cởi mở và luôn
khuyến khích, chào đón các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào đây. Do đó, Hà Lan có

10


những chính sách hỗ trợ về thuế và kinh doanh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Không có nhiều thủ tục yêu cầu đối với thành lập và duy trì một doanh nghiệp ở Hà
Lan. Bên cạnh đó, Hà Lan có các tổ chức chính phủ đặc biệt để giúp đỡ các công ty
nước ngoài thành lập doanh nghiệp và thích nghi tại đất nước này.
Hà Lan đã ký rất nhiều các hiệp định song phương, đa phương với các đối tác và
tham gia vào các tổ chức như Cộng đồng chung châu Âu (EU), Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Với quan điểm mang
tính xây dựng không quan liêu đối với các nhà đầu tư nước ngoài và một lịch sử tôn
trọng các hiệp định của mình đã khiến Hà Lan trở thành một đối tác kinh doanh bền
vững. Các chính sách của Hà Lan có tính đồng bộ, luật pháp công bằng. Nói chung, Hà
Lan có một khuôn khổ pháp lý khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty.
Hà Lan là một đất nước theo hệ thống Civil Law, do đó các quy định về xuất
nhập khẩu, các chính sách thuế và thuế suất, các quy định về nhãn mác, kiểm dịch
động thực vật, quyền sở hữu trí tuệ,… đều có thể dễ dàng được tìm thấy trong các văn
bản pháp quy. Điều này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn tìm
hiểu, nghiên cứu thị trường Hà Lan.
2.3. Môi trường văn hóa – xã hội.


 Ngôn ngữ.
Hà Lan là một trong những nước đứng đầu thế giới với phần trăm dân số có thể
sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, rất nhiều trang web thương mại điện tử ở đây có giao
diện bằng tiếng Hà Lan bản địa, nhằm tạo thuận tiện tối đa cho người dùng. Do đó các
doanh nghiệp nước ngoài cũng cần lưu ý điều này khi xây dựng trang web của mình tại
thị trường Hà Lan để tạo sự thiện cảm với khách hàng.

 Lối sống của người Hà Lan.
Khi lần đầu tiên tiếp xúc với người Hà Lan, người nước ngoài sẽ có cảm nhận
chung là họ khá lạnh lùng. Người Hà Lan thường sẽ không bắt chuyện với người lạ.
11


Tuy nhiên, nếu được chủ động bắt chuyện trước, người dân Hà Lan sẽ tỏ ra thân thiện
hơn.
Ngôi nhà của người Hà Lan là một nơi rất riêng tư và họ rất ít khi mời khách
đến nhà chơi. Phải quen biết ai đó một thời gian nhất định rồi họ mới mời đến nhà
chơi. Do đó nếu một người được mời đến nhà một người Hà Lan ăn tối đồng nghĩa với
việc họ đã là những người bạn cực kỳ thân thiết của nhau.

 Thói quen mua sắm, tiêu dùng.
Hà Lan có thể nói là một thị trường nhỏ, nhưng rất tiềm năng. Mật độ dân số ở
Hà Lan khá đông, với tổng số dân là 17 triệu người. Ngoài ra, với hệ thống ngân hàng
và bưu chính phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Hà Lan là rất triển vọng.
Trong năm 2015, có tới 71% dân số nước này đã thực hiện ít nhất một giao dịch mua
bán trực tuyến, và con số này vẫn còn đang phát triển. Có tới 96% người Hà Lan dùng
mạng xã hội. Phổ biến nhất là Facebook, rất thịnh hành cho mọi lứa tuổi, kể cả người
lớn tuổi. Snapchat và Instagram phổ biến hơn trong tầng lớp giới trẻ, cùng với Twitter
và Youtube, cũng là các kênh mạng xã hội phổ biến. Điều này cho thấy thị trường Hà

Lan rất cởi mở và dễ dàng đón nhận những đổi mới.
Mặt hàng quần áo là một trong những lĩnh vực đem lại doanh thu lớn nhất trong
ngành thương mại điện tử tại Hà Lan. Thường người dân nước này không quá quan
tâm lựa chọn hàng sản xuất trong nước hay nước ngoài. Họ đánh giá cao các sản phẩm
chất lượng tốt, và sẵn sàng trả giá cao hơn mức trung bình nếu sản phẩm đó đánh trúng
được vào sở thích của họ. Ngoài ra, người Hà Lan có chỉ số trung thành với nhãn hiệu
khá cao. Khi họ đã có trải nghiệm tốt với việc mua hàng, họ sẽ có xu hướng quay lại
mua những lần sau.
Chi tiêu cho thực phẩm được chứng nhận đóng góp một khoản lớn trong tổng
chi tiêu của người Hà Lan. Người tiêu dùng đang tìm kiếm những thực phẩm cải thiện
sức khỏe của họ. Điều này đang tác động đến hoạt động bán các thực phẩm tươi, chất

12


lượng cao, và các loại thực phẩm ít chế biến sẵn nói chung như rau củ hữu cơ sấy.
Đồng thời, người tiêu dùng lại có nhu cầu cao về thực phẩm chức năng chế biến sẵn
giàu dinh dưỡng.
Phần lớn các siêu thị có thể được tìm thấy gần các khu dân cư. Người Hà Lan
thích mua sắm nhiều vào thứ Sáu hoặc thứ Bảy. Trong tuần, người tiêu dùng trung bình
đến siêu thị thêm hai lần để mua các nguyên liệu tươi và cho những món ăn đặc trưng.
Người Hà Lan thích nấu ăn theo các phong cách ẩm thực khác nhau, trong đó phổ biến
nhất là cách nấu nướng của Indonesia, Italy và Tây Ban Nha. Một lý do khác cho thói
quen mua sắm theo định kỳ 2 ngày một lần là do bếp và tủ lạnh của người Hà Lan nhỏ.
Do vậy các nhà cung cấp nên cân nhắc số lượng nhỏ khi xác định kích thước đóng gói
xuất khẩu.

 Văn hóa kinh doanh của người Hà Lan.
Chào hỏi, làm quen.
Phần lớn người kinh doanh nói và viết bằng tiếng Anh và có trình độ học vấn

cao (bằng Thạc sỹ hoặc Cử nhân). Họ thẳng thắn, cởi mở và đi nhiều. Chủ và khách
thường tự giới thiệu khi gặp gỡ nhau lần đầu tiên. Sau lần đầu tiên giới thiệu, họ thích
giao tiếp bằng tên gọi (không phải tên họ). Bắt tay là hình thức chào hỏi của người Hà
Lan, cũng có vài trường hợp chào nhau bằng cách hôn má.
Người Hà Lan sẽ quan sát rất kĩ, nói rất nhiều. Những điều đó nhằm giúp họ
hiểu về đối tác, sau đó mới đi vào công việc. Người Hà Lan đánh giá cao khả năng
thực hiện và tính quyết đoán. Họ rất nguyên tắc và kiên định lập trường, nhưng cũng
linh hoạt trong thỏa hiệp và hợp tác. Tính thực tiễn, lập luận có cơ sở chắc chắn và
chân thành được họ đánh giá cao hơn biểu hiện lịch thiệp bên ngoài. Người Hà Lan
thường nói nhiều về các chủ đề liên quan đến quê hướng, chỗ ăn ở, chính trị,…Tránh
nói các chủ đề liên quan đến tôn giáo, đảng phái chính trị, mức thu nhập,… Người Hà

13


Lan rất thích tranh luận và coi trọng những người thể hiện hiểu biết về đất nước và tình
hình Hà Lan.
Thời gian.
Sự đúng giờ được đánh giá rất cao ở Hà Lan. Vì vậy nếu có hẹn với đối tác tại
đây, hãy cố gắng sắp xếp và dự trù thời gian để đến đúng giờ. Nếu đến muộn, người
đàm phán nhất định phải thông báo cho đối tác biết và nêu lý do thỏa đáng. Một khi đã
thu xếp các cuộc hẹn gặp làm việc với người Hà Lan thì rất hiếm khi có thể thay đổi
vào phút cuối. Người Hà Lan không thích hẹn gặp một cách ngẫu hứng, mà thường xin
gặp hoặc thu xếp các cuộc gặp trước đấy khoảng hai tuần qua điện thoại hoặc fax.
Tháng 7, tháng 8 và cuối tháng 12 là kỳ nghỉ của người Hà Lan và họ không thích hẹn
gặp làm việc.
Danh thiếp.
Người Hà Lan rất coi trọng chức tước và học hàm học vị nên liệt kê rất đầy đủ
trên danh thiếp, nhưng cũng chỉ trên danh thiếp và trong các giao dịch bằng văn bản.
Khi xưng hô và giao dịch trực tiếp, họ thường không nêu những chức danh và học hàm

học vị ra.
Điều khác biệt khi kinh doanh ở Hà Lan là danh thiếp được trao ở cuối cuộc gặp
gỡ. Khi chuẩn bị có chuyến công tác tại đây nên chuẩn bị danh thiếp có in đầy đủ chức
vụ của bản thân. Khi nhận danh thiếp từ đối tác, người đàm phán nên xem kỹ và cất
cẩn thận. Việc không xem đã vội cất vào túi đều được coi là bất lịch sự ở nước này.
Đàm phán.
Người Hà Lan dự định làm việc gì cũng đều chuẩn bị, lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện rất tỷ mỷ và cẩn thận, sử dụng thời gian rất triệt để. Họ còn là người ra quyết
định tương đối nhanh chóng. Việc cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống có vai trò
quan trọng đối với người Hà Lan, do đó họ muốn tốt nhất là hoàn thành công việc

14


trong giờ làm việc. Vì thế, bạn cũng nên chuẩn bị chu đáo để có thể tiến hành đàm
phán công chuyện làm ăn với họ.
Trong mối làm ăn với đối tác, người Hà Lan thường để các chuyên gia trao đổi
với nhau trước, sau đó mới đến cuộc gặp của những người có quyền quyết định cuối
cùng. Người Hà Lan không thích dài dòng và nói vòng vo mà thích đi thẳng vào vấn
đề, thể hiện rõ quan điểm, coi thực hiện lời hứa là điều kiện tiên quyết để hợp tác lâu
dài và tin cậy.
Họ có đầu óc kinh doanh và muốn có được thông tin đầy đủ về công ty xuất
khẩu, sản phẩm, giá cả và cơ hội kinh doanh. Khi làm kinh doanh, họ không đòi hỏi
phải “chiêu đãi hậu hĩnh”. Các nhà bán lẻ thực phẩm, công ty dịch vụ thực phẩm và
nhà bán buôn không mua trực tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài. Họ làm việc với
các thương nhân chuyên biệt và mang tính chuyên môn hóa cao. Những nhà nhập khẩu
này tìm kiếm các quan hệ đối tác lâu dài chứ không phải kiểu giao dịch kinh doanh một
lần.
Quà tặng.
Việc tặng quà cho người Hà Lan nên được cân nhắc thận trọng. Với họ, nhận

quà đắt tiền hay được ưu đãi cũng có nghĩa nhận trách nhiệm đối với người tặng quà,
hối lộ hoặc mất công bằng đối với người khác. Vì thế, doanh nhân chỉ nên bắt đầu với
một món quà nhỏ vì nó không khiến người Hà Lan bị khó xử. Tốt nhất là các doanh
nhân nên chờ cho tới khi gây dựng được mối quan hệ đáng tin cậy rồi mới tặng quà.
Nếu đi ăn với đối tác người Hà Lan mà họ không nói rõ ai là người mời thì có
nghĩa là phần ai người ấy trả. Tuy nhiên, nếu được mời đến dự tiệc hoặc sự kiện nào
đó, khách được mời nên đến dự với bó hoa, socola hoặc chai rượu ngon. Người Hà Lan
rất sành rượu vang nên doanh nhân nên chọn loại rượu vang ngon. Sách hay bút viết
cao cấp cũng là một sự lựa chọn đáng lưu ý. Nếu được họ mời đến nhà sau 20 giờ thì
có nghĩa là không có bữa ăn tối.

15


2.4. Môi trường tự nhiên.

 Vị trí địa lý.
Hà Lan nằm ở phía Tây của Châu Âu, phía Bắc và Tây giáp Biển Bắc, phía
Đông giáp Đức, phía Nam giáp Bỉ. Với vị trí địa lý ven biển ngay giữa trung tâm châu
Âu đầy thuận lợi này, Hà Lan đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kết hợp cung cấp dịch
vụ đẳng cấp thế giới để trở thành cửa ngõ của châu Âu, chiếm giữ các phần quan trọng
của tuyến vận tải đường bộ và đường thủy của châu Âu. Đường sắt vận tải hai luồng
Betuweroute cho phép nhanh chóng vận chuyển container và hàng hóa trọng tải lớn từ
Rotterdam sang châu Âu. Từ cảng Rotterdam có thể đi đến tất cả các trung tâm kinh tế
và công nghiệp lớn ở Tây Âu trong vòng 24 giờ. Với sáng kiến "Trung tâm hàng hóa
thông minh của châu Âu", sân bay Amsterdam Schiphol, cảng Amsterdam và các khu
vực tư nhân cùng hợp tác để biến Amsterdam thành một trung tâm vận chuyển đa
phương thức nhanh nhất và đáng tin cậy nhất châu Âu.

 Biến đổi khí hậu.

Phần lớn lãnh thổ của Hà Lan nằm ngang hoặc thấp hơn mực nước biển. Địa
hình chủ yếu là đồng bằng cực kỳ bằng phẳng duy chỉ có một vài ngọn đồi nằm phía
đông nam. Khí hậu ở đây là khí hậu ôn đới. Hướng gió chi phối tại Hà Lan là đông
nam, dẫn đến khí hậu hải hương ôn hoà với mùa hè ấm và mùa đông mát, có độ ẩm cao
đặc trưng. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè: 16 ̊ C và vào mùa đông gần: 3 ̊ C.
Là quốc gia có phần rất lớn diện tích lãnh thổ thấp hơn mực nước biển, Hà Lan
trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm với các hiệu ứng do biến đổi khí hậu gây ra. Thời
tiết cực đoan như sóng gió, mưa lớn và mưa đá sẽ trở nên thường xuyên hơn và sẽ gây
thiệt hại và thương tích người lớn hơn so với trước đây. Năm 2012, Viện nghiên cứu
Deltares dự tính tổn thất tài chính Hà Lan do lũ lụt, hạn hán và đuối nhiệt trong giai
đoạn đến năm 2050 sẽ vào khoảng 71 tỷ euro. Hiện tại, biến đổi khí hậu thậm chí còn

16


nhanh hơn và mạnh hơn dự kiến, do đó dự tính thiệt hại còn cao hơn. Vào 6/2016, mưa
và mưa bão ở miền nam Hà Lan đã gây thiệt hại lên đến hơn 700 triệu euro.
Để phát triển bền vững, quốc gia nổi tiếng thế giới về trị thủy này không có lựa
chọn nào khác là phải tìm cách đương đầu với các thách thức ngày càng hiện hữu của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, chính
sách của chính phủ Hà Lan tập trung vào: Thích ứng với biến đổi khí hậu (bằng cách
thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lũ lụt và bảo vệ nguồn cung cấp nước ngọt, sản xuất
nông nghiệp, môi trường và sức khoẻ…); Giảm phát thải khí nhà kính (bằng cách
chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng bền vững, như năng
lượng mặt trời và năng lượng gió, chăn nuôi gia súc...).
Biến đổi khí hậu cũng có thể tạo ra những cơ hội mới.
Hà Lan có một nền kinh tế rất mở và mức phụ thuộc lẫn nhau cao với phần còn
lại của thế giới. Ảnh hưởng của khí hậu trong và ngoài nước có thể làm suy yếu vị trí
cạnh tranh, hoặc ngược lại, củng cố nó. Biến đổi khí hậu cũng có thể tạo ra những cơ
hội mới, có thể nhiều quốc gia có nhiều nhu cầu về chuyên môn của Hà Lan trong quản

lý nước, an toàn lũ, hệ thống phân phối nước, năng lượng tái tạo và nông nghiệp sáng
tạo. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở khu vực phía Nam và phía Đông có thể tạo ra
những lợi thế cạnh tranh cho nông nghiệp Hà Lan.

 Tài nguyên thiên nhiên.
Hà Lan là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên. Các tài nguyên chủ yếu của Hà
Lan là khí ga, dầu mỏ, than bùn, đá vôi, muối, cát, sỏi và đất trồng trọt.
Tuy không giàu có về tài nguyên nhưng Hà Lan đã biết tận dụng đất đai màu mỡ
để phát triển nông nghiệp và ngành công nghiệp thực phẩm, theo đó đạt được những
thành tựu rất đáng để học tập. Cụ thể, Hà Lan là nước có hiệu suất xuất khẩu nông sản
đứng đầu thế giới với các mặt hàng tiêu biểu như: hoa tươi cắt, cây cảnh trong chậu, cà
chua, khoai tây, hành tây, trứng gà còn vỏ, pho mát khô, bia đại mạch,… Bên cạnh đó,
17


hiệu suất sản xuất của đất cũng đứng đầu thế giới. Nền nông nghiệp tại nước này cũng
được công nhận là đầu tư kết cấu hạ tầng đứng hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, ngành dầu khí cũng được đầu tư phát triển tại Hà Lan. Năm 1950, Hà
Lan phát hiện một mỏ khí lớn. Cùng với sự phát triển của ngành hàng hải và các bến
cảng, Hà Lan đã đạt được vị trí then chốt trên thị trường dầu mỏ và khí đốt thế giới.
Tập đoàn khổng lồ của Anh – Hà Lan Shell có trụ sở chính tại Hà Lan, các nhà thầu
phụ hoạt động tích cực ở cả lĩnh vực khai thác và hóa dầu và hình thành chuỗi cung
ứng với trình độ chuyên môn hóa cao.
Cảng Rotterdam là trung tâm kinh doanh dầu thô và các sản phẩm dầu của châu
Âu. Các tàu chở dầu lớn nhất có thể cập bến tại cảng Rotterdam nơi hiện có năm nhà
máy lọc dầu quốc tế, hơn 40 công ty hóa dầu và ba nhà sản xuất khí công nghiệp. Hàng
loạt hệ thống ống dẫn nối Hà Lan với khu vực nội địa châu Âu.
Hà Lan không chỉ là nhà sản xuất khí thiên nhiên lớn mà còn là nhà cung cấp
công nghệ khí đốt tiên tiến cũng như nhà môi giới khí đốt hàng đầu của châu Âu. 50
năm kinh nghiệm trong việc thiết lập quan hệ đối tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân

trong quản lý kinh doanh khí đốt đã biến Hà Lan trở thành "trung tâm khí đốt" của khu
vực.
2.5. Môi trường công nghệ.
Hà Lan là một nước đầu tư rất nhiều cho lĩnh vực công nghệ. Trong lĩnh vực vận
tải, Hà Lan ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và đang đi đầu trong những nỗ lực
tiến tới một ngành logistics bền vững về môi trường và ít tiếng ồn. Từ đó, những thành
tựu của ngành vận tải Hà Lan là không thể phủ nhận.
Bên cạnh đó, Hà Lan nổi tiếng với một nền nông nghiệp công nghệ cao. Mới
đây, chính phủ Hà Lan đã đầu tư 2 triệu euro để mua số liệu vệ tinh thu thập nhằm
phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả và tính bền vững cao. Canh tác kỹ thuật số (hay
canh tác chính xác) về cơ bản là việc sử dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp

18


để tối ưu hóa nhằm đạt hiệu quả cao. Các ứng dụng của nông nghiệp chính xác bao
gồm các hệ thống hướng dẫn tự động và công nghệ đánh giá sự thay đổi, cho phép áp
dụng trong các khâu làm đất, gieo hạt, bón phân, tưới nước, diệt cỏ và trừ sâu, thu
hoạch và chăn nuôi một cách chuẩn nhất.
Nhờ có áp dụng công nghệ vào nông nghiệp, Hà Lan đã đạt được những thành
tựu nổi bật. Cụ thể, có trên 10 sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao Hà Lan xuất khẩu
đứng thứ nhất và thứ hai thế giới như: hoa tươi, cà chua, khoai tây, hành tây, trứng gà,
pho mát, sữa đặc, bia đại mạch, bánh ca cao, dầu ca cao, thịt lợn, sô-cô-la và thuốc lá.
Điều đáng nói, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hà Lan năm 2016 chỉ đứng sau Mỹ,
nhưng hiệu quả và tính cạnh tranh lại cao nhất thế giới. Hiệu suất lao động tuy thấp
hơn Mỹ một chút, nhưng hiệu suất đất thì cao hơn hẳn mọi nước trên thế giới.
Nền nông nghiệp phát triển như vậy nhưng tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm 1,6
% GDP và chỉ chưa đến 1,5 % dân số Hà Lan (số liệu 2016) tham gia sản xuất để làm
nên kỳ tích được ngưỡng mộ đó. Có thể thấy, để có thể cạnh tranh về các mặt hàng
nông sản tại thị trường Hà Lan là một điều rất khó khăn cho các doanh nghiệp nước

ngoài.

19


Chương 3: Cơ hội, thách thức của doanh nghiệp Việt Nam

khi tham gia vào thị trường Hà Lan
3.1. Quan hệ hợp tác Việt Nam – Hà Lan.
Việt Nam và Hà Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 9/4/1973. Việt Nam và
Hà Lan đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao.
Quan hệ thương mại Việt Nam-Hà Lan không ngừng phát triển, kim ngạch
thương mại khá lớn và tăng đều hàng năm, trong đó Việt Nam luôn xuất siêu. Từ năm
2002, xuất khẩu sang Hà Lan bắt đầu có chiều hướng tăng khá, trung bình khoảng
15%/năm. Kim ngạch thương mại của hai nước năm 2014 đạt 4,31 tỷ USD trong đó
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hà Lan đạt 3,76 tỷ USD; kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam từ Hà Lan đạt 551,85 triệu USD. Theo số liệu thống kê sơ bộ của
Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hà Lan trong 7
tháng đầu năm 2016 đạt kim ngạch 3,27 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Hà Lan đứng thứ 14/88 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam và đứng
thứ 2 trong số các nước EU có hoạt động đầu tư vào Việt Nam (sau Pháp). Các dự án
đầu tư chủ yếu thực hiện tại các tỉnh phía Nam như: Tp HCM, bà Rịa – Vũng Tàu,
Đồng Nai, Bình Dương…Trừ một số dự án dầu khí và bia, thực phẩm, các dự án đầu tư
của Hà Lan nhìn chung có quy mô vừa và nhỏ.
Hà Lan luôn khẳng định giành cho Việt Nam vị trí ưu tiên trong chính sách hợp
tác phát triển. Mặc dù Hà Lan cắt giảm viện trợ cho các nước và số nước được hưởng
viện trợ, Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách 20 nước ưu tiên nhận viện trợ của Hà
Lan và là một trong số những đối tác phát triển quan trọng của Hà Lan.
Hiện tại, Việt Nam và Hà Lan tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực như giáo dục,
tài nguyên-môi trường, chống khô hạn, xâm nhập mặn, quản lý cấp-thoát nước, khai

thác và sử dụng nước ngầm, đặc biệt là xử lý vấn đề sụt lún và xói mòn bờ sông, bờ
biển.
20


3.2. Cơ hội, thách thức.
Từ những phân tích về môi trường vĩ mô của Hà Lan cũng như tổng quan về
mối quan hệ ngoại giao, kinh tế - thương mại, hợp tác cùng phát triển giữa Việt Nam và
Hà Lan, chúng ta rút ra được một số cơ hôi và thách thức cho các doanh nghiệp Việt
Nam khi tham gia vào thị trường này.
3.2.1. Cơ hội.
O1: Việt Nam và Hà Lan đã ký các hiệp định hợp tác song phương như: Hiệp
định tránh đánh thuế hai lần và Bản Thỏa thuận về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật
( tháng 1/1995),…
 Với những cam kết và hiệp định hợp tác mà hai nước đã ký kết, việc thâm nhập
vào thị trường Hà Lan nói chung sẽ giảm bớt khó khăn do các vấn đề rào cản về
thuế, thủ tục hành chính,… đã được giảm nhẹ đi rất nhiều.  
O2: GDP của Hà Lan luôn đứng thứ hạng cao trên thế giới ( khoảng thứ 27 trên
thế giới) và GDP bình quân đầu người thậm chí còn xếp thứ 13 trên thế giới. Có thể
thấy người dân Hà Lan có mức sống cao và do đó nhu cầu mua sắm của họ cũng tăng
cao.
 Doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh đầu tư và xuất khẩu các mặt hàng thế
mạnh của mình sang thị trường Hà Lan.
O3: Thị trường Hà Lan khá cởi mở và tiếp thu những điều mới mẻ rất nhanh
chóng. Bằng chứng là mặc dù xuất phát điểm muộn nhưng hiện nay Hà Lan là một
trong những nước có lượng truy cập internet nhiều nhất trên thế giới. Đây đang là mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
 Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm
điện tử, điện thoại và linh kiện sang thị trường Hà Lan.
21



O4: Các nguồn lực của Hà Lan được tập trung vào để phát triển ngành nông
nghiệp và vận tải, vì vậy thị trường thời trang vẫn còn rất nhiều cơ hội cho các doanh
nghiệp nước ngoài.
 Các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung nghiên cứu và xuất khẩu các mặt
hàng thời trang như: dệt may, giày dép, túi xách, ví, mũ,… sang thị trường Hà
Lan để có thể gặt hái được thành công.
O5: Mặc dù giáp biển nhưng Hà Lan lại tập trung nguồn lực phát triển vận tải
và hàng hải cùng với các mặt hàng nông sản để xuất khẩu hơn là hàng thủy sản. Đây lại
là một trong những thế mạnh của Việt Nam.
 Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nên nghiên cứu việc xuất
khẩu thủy sản sang thị trường này.
3.2.2. Thách thức.
T1: Hà Lan là một trong ba nước xuất khẩu các mặt hàng nông sản lớn nhất trên
thế giới với các mặt hàng chủ lực như: sữa, trứng, hoa,… Các doanh nghiệp Việt Nam
sẽ rất khó để cạnh tranh hay xuất khẩu các mặt hàng trên sang thị trường Hà Lan.
 Việt Nam nên nghiên cứu thật kỹ thị trường để tìm ra những mặt hàng là thế
mạnh của mình nhưng không phải thế mạnh của Hà Lan. Ví dụ như: gạo, cà phê,
hạt điều,…
T2: Đất nước Hà Lan rất phát triển về công nghệ, và do đó các sản phẩm của họ
được sản xuất với dây chuyền công nghệ cao, chất lượng tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn
kỹ thuật nghiêm ngặt, chặt chẽ. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn sử dụng công nghệ lạc
hậu và quy trình kiểm soát chất lượng không nghiêm ngặt. Do đó, các mặt hàng của
Việt Nam khó vượt qua vòng kiểm tra chất lượng của Hà Lan nói riêng hay cộng đồng
chung châu Âu.

22



 Các doanh nghiệp Việt nên học hỏi công nghệ từ các nước phát triển, trong đó
có cả Hà Lan và phải đảm bảo được các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật được đề ra
của thị trường Hà Lan, tránh tình trạng hàng đã xuất đi bị trả lại gây tổn thất cho
doanh nghiệp mình.
T3: Hà Lan là nước chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu rất nhiều. Các trận
bão, lụt có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến cơ sở vật chất, của cải và con người tại
Hà Lan.
 Các doanh nghiệp Việt muốn đầu tư tại thị trường Hà Lan nên nghiên cứu kỹ để
đề phòng các rủi ro có thể xảy ra do thiên tai.

23


Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, em đã có những hiểu biết tổng quan nhất về thị
trường Hà Lan, cụ thể là về kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên, con người nơi đây. Từ
đó, em đã rút ra cho mình những kết luận chung về thị trường này. Những cơ hội, thách
thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập thị trường cùng một số kiến nghị,
lưu ý của em cũng đã được trình bày trong bài nghiên cứu.
Sau khi tìm hiểu về thị trường Hà Lan, em thấy đây thực sự là một thị trường
tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Em hi vọng bài nghiên cứu của mình có thể
góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam thấy được tầm quan trọng của việc hiểu rõ
thị trường mình hướng tới và có những chiến lược kinh doanh đúng đắn nhất.
Bài nghiên cứu của em vẫn còn dừng lại ở mức khái quát chung và mới chỉ đưa
ra kiến nghị chung cho các ngành. Do đó, với mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong từng
lĩnh vực cụ thể cần có những tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để đảm bảo sự
thành công của mình tại thị trường nước bạn. Những thách thức với các doanh nghiệp
Việt Nam còn rất nhiều, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiều các cơ hội. Em hi
vọng doanh nghiệp Việt Nam sẽ biết tận dụng lợi thế và nắm bắt cơ hội của mình để
đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam – Hà Lan.


24


Tài liệu tham khảo
1. Netherlands – Wikipedia (truy cập ngày 30/11/2017)
/>2. Kinh tế Hà Lan ( truy cập ngày 2/12/2017)
/>3. OEC – Xuất nhập khẩu của Hà Lan ( truy cập ngày 2/12/2017)
/>4. Trademap 2016 ( truy cập ngày 2/12/2017)
/>TOTAL|||2|1|1|2|2|1|2|1|1
5. Cục Xúc tiến thương mại ( truy cập ngày 2/12/2017)


25


×