Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

12 thpt viet yen 1 bac giang lan 2 nam 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.62 KB, 7 trang )

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn trường THPT Việt Yên 1 - Bắc Giang - lần 2 - năm
2017
SỞ GD&ĐT TỈNH BẮC GIANG
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2
TRƯỜNG THPT VIỆT YÊN I
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I: Đọc - hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Có một bác thợ mộc già đã đến tuổi nghỉ hưu. Bác nói với chủ về những dự định của mình về
một cuộc sống nhàn nhã và hạnh phúc với con cháu. Người chủ rất buồn khi người thợ giỏi của mình
quyết định như vậy. Ông đề nghị bác thợ mộc dựng cho mình một căn nhà cuối cùng trước khi về hưu.
Bác thợ mộc đồng ý, nhưng trong thâm tâm bác không hào hứng lắm với công việc. Bác làm cẩu thả
và chỉ muốn mau chóng làm cho xong chuyện. Khi ngôi nhà được xây xong, ông chủ trao cho bác thợ
chiếc chìa khoá nhà và vui vẻ nói: “Đây là nhà của bác, chúng tôi biếu bác món quà này để cảm ơn
bác đã làm việc cho công ty bấy lâu nay... ” Thật là bất ngờ và bất giác bác cảm thấy hổ thẹn. Nếu như
bác biết rằng đang xây ngôi nhà cho chính mình thì bác đã làm hoàn toàn khác...
Chúng ta thì có gì khác bac thợ ấy. Chúng ta đã xây dựng cuộc đời mình một cách cẩu thả, tùy
tiện với tâm lí đối phó thay vì tích cực và chủ động làm cho nó thật tốt đẹp. Hãy đặt bạn vào vị trí của
người thợ mộc già. Hãy nghĩ về ngôi nhà của bạn: Mỗi ngày bạn đang đóng 1 cái đinh, lắp một cánh
cửa... Hãy xây ngôi nhà của chính bạn một cach thông minh. Đó chính là cuộc đời mà bạn đang tạo ra.
Và thậm chí nếu bạn chỉ sống một ngày nữa thì ngày đó cũng đáng để bạn sống một cách đường
hoàng. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn ngày
hôm nay.
(Theo Qùa tặng cuộc sống - NXB trẻ 2003)
Câu 1 : Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Nêu chức năng cơ bản của phong cách ngôn
ngữ đó?
Câu 2: Anh (chị) hãy kể ra 2 phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 3: Đoạn văn: “Hãy đặt bạn vào địa vị của người thợ mộc già. Hãy nghĩ về ngổi nhà của bạn: Mỗi
ngày bạn đang đóng một cái đinh, lắp một cánh cửa... Hãy xây ngôi nhà của mình một cách thông
minh” sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng?


Câu 4: Theo anh chị, qua văn bản trên, người viết muốn trao đổi với người đọc về vấn đề gì? Vấn đề
đó nằm trong phần nào của văn bản?
Phần 2: Làm văn (7 điểm)
Câu 1 : (2 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề được nêu trong
đoạn trích ở phần đọc - hiểu: “Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những chọn
lựa của bạn trong quá khứ. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thải độ sống và những lựa
chọn của bạn ngày hôm nay ”
Câu 2: (5 điểm)
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cũng người


Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng anh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu

Ý


I

Nội dung
Đọc hiểu

1

Văn bản trên sử dụng phong cách ngôn ngữ chính luận
Đặc điểm của phong cach ngôn ngữ chính luận:
- Tính công khai về quan điểm chính trị.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
- Tính truyền cảm, thuyết phục.

2

Hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên là tự sự và nghị luận

3

Đoạn văn “Hãy đặt bạn vào địa vị của người thợ mộc già. Hãy nghĩ về ngôi nhà của
bạn: Mỗi ngày bạn đang đóng một cái đinh, lắp một cánh cửa... Hãy xây ngôi nhà của
mình một cách thông minh ” sử dụng biện pháp điệp (lặp), điệp ngữ “hãy”. Tác dụng
của biện pháp tu từ này là nhấn mạnh việc chúng ta đang sống cũng như xây một ngôi
nhà, hãy chăm chút cho ngôi nhà của mình đẹp, vuông vắn, tiện nghi cũng như chăm
sóc cho cuộc sống ngày càng có ý nghĩa, đáng sống.

4

- Văn bản trên đề cập đến vấn đề thái độ sống và sự lựa chọn cách sống để sống một

cuộc đời ý nghĩa, cho ngôi nhà cuộc sống mà bản thân xây nên sẽ vững chắc, to đẹp
cũng như cuộc sống ý nghĩa, đáng sống.
- Vấn đề được đề cập ở đoạn thứ hai của văn bản, là những thông điệp mà người viết
muốn gửi tới độc giả.

II

Làm văn
1

Nghị luận xã hội

1.1

Giải thích
-Thái độ sống: những phản ứng của bản thân trước những sự kiện, biến cố xảy ra trong
cuộc sống riêng.
- Những lựa chọn: trong vô số các phương án đưa ra, bản thân ta chọn lấy những
phương án phù hợp với mình nhất, làm chủ nó và tự chịu trach nhiệm về những lựa
chọn ấy.
- “Cuộc sống của bcin hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những chọn lựa của bạn
trong quá khứ-. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ sống và những lựa
chọn của bạn ngày hôm nay”
Câu nói đặt ra mối quan hệ quá khứ - hiện tại - tương lai, nhưng trục chính của nó là
thái độ sống và những lựa chọn của bản thân trong những thời điểm ấy. Quá khứ sẽ xây
đắp hiện tại để chúng ta hướng tới tương lai, nếu có thái độ sống tốt và những lựa chọn
đúng đắn trong quá khứ, hiện tại của bạn sẽ tươi đẹp, trong hiện tại bạn sống tích cực,


lạc quan, yêu đời, tương lai cũng sẽ sáng lạn.

 Quan trọng là thái độ sống và những lựa chọn.
1.2

Phân tích, chúng minh
a. Vì sao cần có thái độ sống tích cực
- Chúng ta không thể thay đổi những sự việc xảy đến với bản thân mình nhưng có thể
làm chủ cảm xúc, thái độ của bản thân mình trước những bất trắc đó.
- Có thái độ tích cực, sẽ lạc quan, yêu đời, nhìn cuộc đời tươi sáng. Ngược lại, luôn bi
quan thì cuộc đời sẽ chìm ngập trong bóng tối, màn đêm.
- Lạc quan, có thái độ tích cực sẽ tạo cho bản thân sự tỉnh táo, tinh thần sảng khoái, sẵn
sàng nắm bắt mọi cơ hội để giải quyết những khó khăn.
- Vì cuộc sống chỉ có một lần nên thay vì buồn bã hoặc bỏ bê cuộc sống của mình, thì
tại sao chúng ta không có thái độ tích cực, chăm chút cho cuộc sống của chính mình tốt
hơn.
b. Biểu hiện làm chủ cuộc sống
- Vững vàng trước những khó khăn, làm chủ được mình, luôn có cái nhìn tích cực để
giải quyết những khó khăn.
- Có ý thức xây dựng cuộc sống lành mạnh, phát triển bền vững và có tác động tích cực
đến những người xung quanh.
- Trước những lựa chọn, những ngã rẽ, luôn tỉnh táo, lựa chọn những gì phù hợp với
mình và biết phấn đấu để đạt được những mục tiêu, tự chịu trách nhiệm trước những lựa
chọn của bản thân.
- Không sống để trở thành gánh nặng của ai, trước nỗi buồn không bi quan, luôn tâm
niệm “cảnh cửa này đóng lại sẽ có những cánh cửa khác mở ra”, nhưng phải luôn làm
mọi việc bằng tất cả nhiệt huyết, sự say mê.
c. Phê phán những người sống nhờ, sống không mục đích
- Những người luôn đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh trước những khó khăn. Đó là
người không chịu trách nhiệm, không biết vươn lên, dễ chùn bước.

1.3


- Những người bỏ bê cuộc sống của mình, sống không mục đích, chỉ như tồn tại, làm
ảnh hưởng đến người khác và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Bàỉ học hành động và liên hệ bản thân
- Có thái độ sống tích cực, học và làm việc nhiệt huyết, say mê.
- Trước khó khăn không lùi bước, dũng cảm đối mặt.

2
2.1

- Có dũng khí trước những lựa chọn và can đảm với những lựa chọn ấy.
Nghị luận văn học
Giới thiệu chung
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, sự nghiệp thơ của ông song hành
với sự nghiệp chính trị. Mỗi bước đi của cách mạng, thơ ông đều phản ánh. Viết về cuộc
kháng chiến chống Pháp chín năm gian khổ nhưng hào hùng, có tập thơ “Việt Bắc”
- Bài thơ “Việt Bắc” là một bản tình ca, đồng thời là bản hùng ca của lịch sử, ca ngợi
cuộc kháng chiến của quân dân ta và khẳng định tấm lòng nghĩa tình, chung thủy của


2.2

con người.
- Đoạn trích thơ 10 câu thể hiện nỗi nhớ của người về xuôi với nhân dân và chiến khu
Việt Bắc được thể hiện sâu sắc
Phân tích
* Câu 1,2: Lời nhắn gửi ân tình
- Người ra đi hỏi người ở lại để khẳng định tấm lòng của mình.
- Câu thơ thứ nhất không đơn thuần là một lời hỏi mà còn ngầm chứa một thông điệp:
không biết mình có nhớ ta không còn ta thì luôn nhớ mình. Nỗi nhớ được biểu mãnh

liệt, tế nhị và sâu sắc.
- Câu 2: cụ thể hóa đối tượng của nỗi nhớ. Người về xuôi nhớ hoa và người Việt Bắc.
Hoa là vẻ đẹp tươi tắn, mộng mơ của thiên nhiên; người là đối tượng đẹp nhất của cuộc
sống. Hòa với vẻ đẹp thiên nhiên là con người Việt Bắc thuần hậu, ân tình.
- Chữ “nhớ” được điệp lại hai lần trong hai câu thơ khiến tâm trạng con người như trĩu
xuống, có tác dụng khai mở cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt đoạn thơ là sự nhớ nhung
thật sâu sắc, thấm thía.
* 8 câu tiếp
- Tám câu thơ có kết cấu đặc biệt với 4 cặp lục bát, cứ một câu nói về thiên nhiên xen kẽ
một câu nói về con nguời tạo nên bộ tứ bình đặc sắc về cảnh sắc mùa Việt Bắc.
*1: Bức tranh mùa đông
- Thiên nhiên:
+ Đuợc cảm nhận trên hai bình diện màu sắc: màu xanh thẫm của những núi rừng bạt
ngàn và màu đỏ tươi của những bông hoa chuối nở bung rực rỡ.
+ Bản chất của mùa đông là giá lạnh tái tê nhưng bằng cảm quan cách mạng, Tố Hữu đã
tạo nên ý thơ tương phản với thông thường. Trên nền xanh mênh mông của núi rừng đột
ngột bừng lên màu hoa chuối đỏ tươi như những ngọn đuốc bập bùng giữa đại ngàn.
Màu đỏ là gam màu nóng gợi sự ấm áp, tin yêu. Hình ảnh này kết hợp với ánh nắng
chan hòa ở câu thơ thứ hai đã khắc họa được một mùa đông Việt Bắc ấm áp, nơi có
Đảng và Bác Hồ, nơi chứa đựng niềm tin và sức mạnh của cả dân tộc.
+ Bức tranh mùa đông Việt Bắc thể hiện thế giới quan của nhà thơ cách mạng, luôn
hướng về sự sống và ánh sáng.
- Con người:
+ Không phải ngẫu nhiên tác giả nhớ tới hình ảnh con người gắn với vị trí đèo cao. Con
người đứng trên đỉnh đèo, ánh nắng chiều chiếu vào lưỡi dao gài ở thắt lung làm loé
sáng, làm nên hai mặt trời sóng đôi thú vị. Mặt trời của thiên nhiên ở trên cao và mặt
trời của con người trên mặt đất. Hai hình ảnh hô ứng với nhau hài hòa khắc họa hình
ảnh con người lên nương làm rẫy với một tư thế vững chắc, tự tin của con người làm
chủ núi rừng.
+ Vẻ đẹp của con người sánh tựa trời đất, mang tầm vóc sử thi.

*2: Bức tranh mùa xuân
- Thiên nhiên “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”
+ Mùa xuân thiên nhiên khoác lên núi rừng tấm áo màu trắng tinh khiết dệt bằng hoa
mơ, cho núi rừng tràn đầy sắc xuân.


+ Đây là vẻ đẹp đặc trưng của Việt Bắc khi xuân về. Hai chữ “trắng rừng” là một sự
sáng tạo ngôn ngữ thơ ca của Tố Hữu. Chữ “trắng” về bản chất là tính từ, nhưng ở đây
đã được động từ hoá, gợi sự chuyển biến về màu sắc cùng với bước đi của thời gian.
Người đọc có cảm giác cả núi rừng Việt Bắc bỗng chốc bừng sáng vì sắc trắng của hoa
mơ, thời gian luân chuyển từ đông sang xuân.
=>Với màu trắng của hoa mơ, Tố Hữu đã gợi được vẻ đẹp trong sáng, tràn đầy sức
sống, một không gian thoáng rộng bao la của Việt Bắc khi xuân về.
- Con người:
+ Hành động: Đan nón chuốt tùng sợi giang gợi phẩm chất chăm chỉ tài hoa của con
người Việt Bắc. Người Việt Bắc trở thành một nghệ sĩ trong lao động, đan nên những
chiếc nón giản dị, duyên dáng, thấm đẫm màu sắc văn hóa Việt Nam.
+ Ý thơ còn thấm đượm tinh thần cách mạng. Người Việt Bắc đan nên những chiếc nón,
chiếc mũ gửi tặng bộ đội, dân công ra hỏa tuyến. Đây là hình ảnh của một thời gian khó
mà hào hùng của dân tộc ta.
*3: Bức tranh mùa hè
- Thiên nhiên: Ve kêu rừng phách đổ vàng
+ Bức tranh thiên nhiên mùa hè được miêu tả bằng cả âm thanh và màu sắc.
+ Hai chữ “đổ vàng” diễn tả ba cực chuyển đổi:
- Chuyển đổi trong không gian, âm thanh đánh thức màu sắc. Chỉ trong chốc lát, cả khu
rừng nhất loạt nhuộm sắc vàng kì ảo.
- Chuyển đổi thời gian: màu vàng của rừng phách đã đưa thiên nhiên từ mùa xuân sang
hè.
- Chuyển đổi cảm giác: từ thính giác để nghe âm thanh chuyển sang thị giác để cảm
nhận màu sắc.

+ Chữ “đổ” là một sáng tạo của Tố Hữu. Ta ngỡ tiếng ve như một bát màu sóng sánh đổ
loang, nhuộm vàng rừng phách khi hạ về.
- Con người:
+ Hình ảnh “cô em gái hái măng một mình” khắc họa vẻ đẹp của con người Việt Bắc
chịu thương chịu khó, đồng thời còn là hình ảnh của con người tâm tình đọng lại trong
nỗi nhớ thương của người về xuôi.
+ Hai chữ “một mình” thể hiện chiều sâu của nhớ thương trong xa cách miền ngược và
miền xuôi.
*4: Bức tranh mùa thu
- Thiên nhiên:
+ Nếu ở ba mùa trên là cảnh ban ngày thì bức tranh mùa thu là cảnh đêm trăng Việt Bắc.
+ Tứ thu mở ra hai chiều không gian cao rộng của núi rừng mùa thu trong đêm trăng.
Hai chữ “trăng rọi” gợi hình ảnh ánh trăng kẻ một đường cao từ bầu trời xuống núỉ rừng
thẳng tắp. Từ đó gợi được vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng của núi rìmg.
+ Khung cảnh thiên nhiên đêm thu còn gợi không gian tâm tình cho cuộc chia tay, phù
hợp với khúc hát giao duyên của người đi kẻ ở.
- Con người: “Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
+ “Nhớ ai” là một lời hỏi, đại từ “ai” mang tính phiếm chỉ, tạo cảm giac bâng khuâng


2.3

lưu luyến trong nỗi nhớ.
+ Cái hay ở chỗ: Tố Hữu đã tạo ra một kết cấu hô ứng thú vị, mở đầu đoạn th ơ là câu
hỏi “Ta về mình có nhớ ta”, kết thúc đoạn thơ cũng là một câu hỏi nhưng đã bao hàm
câu trả lời. Cả ta và mình cùng chung nỗi nhớ, cùng một tấm lòng son sắt lắng đọng.
+ Ân tình thủy chung: đã chạm đúng vào gốc rễ của đạo lí dân tộc, nâng niu cội nguồn
ân tình ân nghĩa, “uống nước nhớ nguồn”. Đây là vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn con
người Việt Nam.
Tổng kết

- Thiên nhiên và con người hòa hợp, gắn bó không tách rời. Trong 8 câu thơ, Tố Hữu
không chỉ cảm nhận Việt Bắc bằng năng lực của người làm thơ, mà còn bằng khả năng
đặc biệt của người họa sĩ.
- Khẳng định tài năng của nhà thơ khi xây dựng bức tranh tứ bình đặc sắc.



×