Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

de minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 2 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.26 KB, 8 trang )

ĐỀ SỐ 2
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cẩu:
(1) Tranh Tất Đông Hồ rất phong phú về nội dung, có tranh đơn chiếc, nhưng đa số là
tranh bộ đôi, bộ tứ, dường như chịu ánh hưởng từ thế biền ngẫu trong văn học. Chúng đối với
nhau từ màu nền, nội dung và cà chữ trên tranh. Chủ đề trừ tà, câu phúc, chúc tụng như các
tranh: Gà đại cát, Gà trống, Tiến tài Tiến lộc, Ông tướng trấn môn,.. .chủ đề cảnh vật, cảnh
sinh hoạt quan hệ gia đình, xã hội có: Lợn đàn, Gà đàn, Thầy đồ cóc, Trạng chuột vinh quy,
Đánh vật, Rước trống, Hứng dừa, Đánh ghen, Rước rồng, Múa kì lân,.. hay những tranh có
nội dung ca ngợi anh hùng dân tộc như: Hai Bà Trưng, Triệu Âu xuất quân, Ngô Quyển, Trần
Hưng Đạo, hoặc bắt nguồn cảm hứng từ các tác phẩm văn học cổ điền như: Truyện Kiều,
Truyện Lục Vân Tiên...
(2) Hầu hết tranh Đông Hồ đều có thơ hoặc phương ngôn bằng chữ Nôm hay chữ Hán.
Trong thơ có họa và trong họa có thơ đã thể hiện mĩ cảm của người phương Đông. Thơ và
họa gắn bó với nhau vừa tạo nên vẻ đẹp hoàn chinh của bố cục, vừa nói lên tâm tư, tình cảm
của người nghệ sĩ dân gian "đổi cảnh sinh tình”.
(Đặng Thế Minh, Thuyết minh Bào tàng Mĩ thuật Việt Nam, 2000)
Câu 1: Anh (Chị) hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Đoạn văn (1) đã sử dụng phép tu từ gì? Chỉ ra tác dụng của phép tu từ ấy.
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết trong đoạn trích trên.
Câu 4: Nhiều làng nghề truyền thống ngày nay đang bị mai một. Trong khoảng 5-7 dòng,
thể hiện suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với việc gìn giữ các làng nghề
truyền thống ấy.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời
khuyên của Phrít- mên: Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế
giới hiện đại là khả năng “học phương pháp học ” — nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học
hỏi những phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp cũ để làm
những công việc mới... Trong một thế giới như vậy không chỉ kiến thức mà cả phương pháp
học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng. Bởi những kiến thức ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi
thời nhanh hơn bạn tường nhiều.


(Theo Phrít-mên, Thế giới phẳng, NXB Trẻ, 2005)
Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về thông điệp gửi gắm qua hai đoạn trích sau đây
trong hai truyện ngán Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình:
Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Do nó giết hét
rừng xà nu này!
(Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành)
Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người
một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước
bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mè cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh
ra từ đó. Trăm sông đổ vể một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì
rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta.
(Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi)


GỢI Ỷ LÀM BÀI (Kèm audio CD)
Phần I. Đọc - hiểu
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích trên: đoạn trích trên nói về những đề tài chính và nội
dung phản ánh của tranh Đông Hồ.
Câu 2:
- Đoạn văn (1) sử dụng phép liệt kê. Ở đây, tác giả đã kể ra hàng loạt các đề tài, cảm hứng
xuất hiện trong tranh Đông Hồ
- Việc sử dụng phép tu từ liệt kê đã cho thấy sự phong phú, đa dạng trong đề tài, cảm hứng,
nội dung của tranh Đông Hồ. Các chủ đề ấy bao phủ nhiều mảng của cuộc sống, từ những đề tài
giản dị, dân đã, gần gũi với đời sống lao động nhưng cũng có những chủ đề mang tính bác học,
cổ điển.
Câu 3: Các phép liên kết trong đoạn trích trên:
- Phép điệp: tranh, Đông Hồ.
- Phép liên tưởng: tranh Tết Đông Hồ, màu nền, tranh bộ đôi, bộ tứ, chủ đề, cảm hứng, thơ,
họa, bố cục, thẩm mĩ, nghệ sĩ dân gian.
- Phép thế: chúng.

Câu 4: Học sinh trình bày suy nghĩ của cá nhân, có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
- Trước tình trạng nhiều làng nghề đang bị mai một, những người trẻ càng cần phải có trách
nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống đó.
- Mỗi người cần phải trang bị một thái độ trân trọng, tích cực tìm hiểu về những làng nghề
truyền thống, đồng thời, thay vì sử dụng nhiều vận dụng hiện đại không cần thiết, người trẻ có
thế sử dụng chính những sản phẩm thủ công của người lao động nước ta. Bên cạnh đó, tuyên
truyền và giới thiệu những sản phẩm truyền thống của dân tộc đến bạn bè quốc tế cũng là một
việc làm có ý nghĩa.
Phần II. Làm văn (7 đỉểm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Yêu cầu về nộỉ dung:
- Giải thích, nêu ý nghĩa câu nói:
Học phương pháp học, theo Phrít-mên là tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm
những công việc cũ hay những phương pháp cũ để làm những công việc mới. Điều này có nghĩa,
đối với những vấn đề cũ nếu biết vẫn dụng những phương pháp tiếp cận mới cũng sẽ đem đến
những kết quả bất ngờ. Những vấn đề cũ, những hiện tượng cũ nhưng được nhìn nhận theo một
góc độ mới, với một quan điểm mới, cũng sẽ đem đến cho chúng ta những hiểu biết, những đánh
giá mới. Câu nói của Phrít- mên đã khẳng định vai trò của việc học phương pháp học trong xã
hội ngày hôm nay.
- Phân tích, lý giải
+ Phương pháp học có vai trò thế nào trong xã hội ngày nay? Câu trả lời nằm trong chính


câu nói của Phrít- mên: Trong một thế giới như vậy không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học
hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng. Bởi những kiến thức ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh
hơn bạn tưởng nhiều.
+ Kiến thức là một đại dương rộng lớn mà những hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ là một

giọt nước nhỏ bé trong đại dương ấy. Bên cạnh đó, trong xã hội hiện đại, tri thức của con người
đang tăng theo cấp số nhân. Không ai có thể nhớ chính xác mọi mốc lịch sử, am hiểu hết mọi
thành tựu về cả khoa học lẫn nghệ thuật, theo kịp hết mọi sự kiện đang diễn ra trong đời sống. Vì
vậy, ngày nay, người ta không quan tâm đến việc học cái gì, học được bao nhiêu mà là học như
thế nào.
+ Làm thế nào để con người theo kịp thời đại mà mình đang sống nếu không tự trang bị cho
mình những phương pháp học, phương pháp tiếp cận thông minh? Phương pháp tiếp cận thông
minh giúp người học tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn hơn, nhanh chóng hơn, thậm chí mới
mẻ hơn, sâu sắc hơn. Lượng kiến thức tăng nhanh nên những gì ta biết ngày hôm qua, có thể đến
hôm nay đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. Có một phương pháp tiếp cận mới mẻ, con người sẽ có thể
dễ dàng đuổi kịp thời đại mình đang sống.
+ Phương pháp học có một vai trò to lớn như vậy nên việc học phương pháp học trở nên vô
cùng quan trọng. Đê giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống, con người phải tự trang bị cho
mình rất nhiều kĩ năng, nhưng trong số đó, học phương pháp học là kĩ năng đầu tiên và quan
trọng nhất. Học phương pháp học cũng chính là con người học cách học các kĩ năng khác, giúp
con người nắm bắt các kĩ năng khác một cách nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn.
+ Phê phán:
Học phương pháp học có một vai trò quan trọng, tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra điều
đó. Tuy với nhiều cải cách, nhiều đổi mới trong giáo dục nhưng những câu chuyện buồn trong
mùa thi vẫn diễn ra. Nhiều học sinh thay vì tìm cách để biến kiến thức trở thành của mình thì lại
học vẹt, học tủ, học nhồi nhét kiến thức, ghi nhớ một cách máy móc. Với phương pháp học như
vậy, người học trở nên thụ động, kiến thức sẽ trờ nên sáo mòn, khô cứng.
Bình luận: Lời khuyên của Phrít-mên rất có ý nghĩa đối với mỗi chúng ta, khi cuộc sống
hiện đại biến đổi từng ngày. Nó nêu lên vai trò quan trọng của việc học phương pháp học. Chỉ
bằng việc học phương pháp học mới có thể phát triển và theo kịp được trong xã hội hiện đại - xã
hội bùng nổ thông tin. Lời khuyên đã đưa ra định hướng đúng đắn cho chúng ta trong quá trình
học tập và thích ứng với cuộc sống ngày nay.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài:
- Bừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

đều là hai tác phẩm xuất sắc viết về đề tài chiến tranh cách mạng ở miền Nam vào những năm 60
thế kỷ trước. Cả hai tác phẩm đều xứng đáng là bản anh hùng ca ca ngợi những con người miền
Nam anh hùng, bất khuất, căm thù giặc cháy bỏng, yêu quê hương đất nước thiết tha, thủy chung
tình nghĩa sắt son với cách mạng, kháng chiến. Tuy nhiên hai tác phẩm đã có những vẻ đẹp riêng
mang đậm hương vị của mỗi miền đất và mang dấu ấn tài năng của mỗi tác giả.
- Thông qua hai đoạn trích, ta sẽ cảm nhận được những thông điệp sâu sắc, ý nghĩa mà
Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi gửi gắm.


2. Thân bài:
- Giới thiệu chung:
+ Nhà văn Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) là người có duyên với Tây Nguyên. Cả hai
cuộc chống Pháp và chống Mỹ, Nguyên Ngọc đã sống gắn bó với mảnh đất hùng vĩ và kiên
cường này. Hai tác phẩm chính làm nên sự nghiệp văn học của Nguyên Ngọc là Đất nước đứng
lên và Rừng xà nu được coi lá một điểm son trong văn học Việt Nam thời chống Mỹ, là bản anh
hùng ca về cuộc khởi nghĩa quật cường của đồng bào Tây Nguyên đánh Mỹ. Câu chuyện diễn ra
ở làng Xô Man, một góc Tây Nguyên hùng vĩ. Ở đó có những rừng xà nu bạt ngàn và người dân
strá bất khuất, kiên cường hết lớp này đến lớp khác đang nối nhau cùng đánh Mỹ. Tác giả đã lựa
chọn một loại cây họ thông mọc nhiều ờ rừng núi Tây Nguyên gỗ và nhựa đều rất quý, có sức
sống mãnh liệt và dẻo dai, rất gần gũi vả thân thiết với đời sống của người Tây Nguyên để tượng
trưng cho phẩm chất và sức mạnh, cho tinh thần bất khuất của dân làng Xô Man nói riêng và các
dân tộc Tây Nguyên nói chung. Hình ảnh cây xà nu đã tạo nên những liên tưởng bất ngờ và thú
vị trong lòng người đọc.
+ Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền
Nam thời kì đánh Mĩ, xứng đáng với danh hiệu nhà văn của nguôi nông dân Nam Bộ. Tác phẩm
của Nguyễn Thi bắt nguồn từ hiện thực chiến đấu nóng bỏng, ác liệt của chiến tranh, nhưng vẫn
đằm thắm chất trữ tình. Những đứa con trong gia đình là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Thi. Truyện được viết trong những ngày chiến đấu gian khổ, ác liệt nhất của
chiến trường miền Nam. Qua truyện, tác giả thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ và
khẳng định: lòng yêu nước, căm thù giặc, tình cảm gia đình thiêng liêng là sức mạnh tinh thần to

lớn của họ trong công cuộc chống Mĩ cứu nước.
- Cảm nhận về thông điệp gửi gắm qua hai đoạn văn:
+ Đoạn văn trong truyện ngắn Rìmg xà nu của Nguyễn Trung Thành:
++ Nội dung:
+++ Hình tượng cây xà nu được tác giả miêu tả từ nhiều góc độ và đưa lại hiệu quả thẩm mỹ
đặc biệt. Trong truyện ngắn này, nhà văn không chỉ mở đầu và kết thúc truyện bằng hình ảnh
rừng xà nu bát ngát đến chân trời, mà đã gần 20 lần nói đến Rìmg xà nu. “Cây xà nu”, “nhựa xà
nu”, “lửa xà nu”... Chất sử thi của thiên truyện sẽ không trở thành giọng điệu chính của tác
phẩm, nếu thiếu đi hình tượng cây xà nu được khai thác từ nhiều góc độ, được lặp đi lặp lại nhiều
lần đến như vậy, nhất là “các đồi xà nu - 4 lần”; “Rừng xà nu - 5 lần”. Thủ pháp điệp trùng khi
mô tả cây xà nu đó, vừa làm nền cho toàn bộ diễn biến của câu chuyện, vừa gây ấn tượng sâu sắc
cho người đọc về cây xà nu. Nhưng xà nu không chỉ có mặt trong đoạn mờ đầu và đoạn kết, mà
nó còn hiện diện trong suốt câu chuyện về Tnú và làng Xô Man của anh. Xà nu gắn bó với cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày như đã từ ngàn đời nay thân thuộc với dân làng, xà nu tham dự vào
những sự kiện quan trọng của cuộc sống làng Xô Man... Hình tượng cây xà nu qua ngòi bút
Nguyễn Trung Thành đã trờ thành một nhân chứng về tội ác của chiến tranh hủy diệt; là người
chứng kiến cho sự giác ngộ, hy sinh thầm lặng và sự quật khởi của người dần Xô Man.
+++ Cụ Mết và người dân tộc Strá rất đỗi tự hào vẻ cây xà nu của quê hương. Chính cụ Mết
cũng đã khẳng định được cái sức sống bất tử ấy như một chân lí giản dị: “Không có cây gì mạnh
bằng cây xà nu đất ta, cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”. Chính vì


hình ảnh cây xà nu mang ý nghĩa tượng trưng, nên sự miêu tả loài cây này. Luôn luôn được tác
giả đặt trong sự đối chiếu với con người, gợi ra những liên tưởng vẻ đời sống và số phận cùng
phẩm chất của họ. Cây xà nu rất ham ánh sáng và khi trời, cũng như Tnú, như dân làng Xô Man
yêu tự do, khát khao ánh sáng. Bất chấp sự hủy diệt tàn khốc của bom đạn kẻ thù, cây xà nu vẫn
vươn lên với một sức sống mãnh liệt không gì tiêu diệt, tàn phá nổi “Bên cạnh một cày Xà nu
mới ngã gục, đã có 4, 5 cây con mọc lên ngọn xanh rờn hình nhọn như mũi tên lao thẳng lên bầu
trời", cũng như các thế hệ làng Xô Man, lớp này kế tiếp lớp khác đứng lên, tiếp tục cuộc chiến
đấu.

+++ Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu cùng sự rộng lớn, bạt ngàn của rừng xà nu gợi
nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên đoàn kết bên nhau kháng chiến.
Phải chăng đó là vẻ đẹp của cụ Mết, người truyền và giữ ngọn lửa tinh thần cách mạng với chân
lí ngời sáng “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo". Là vẻ đẹp của người anh hùng Tnú
với tinh thần kìm nén đau thương để biến thành sức mạnh quật khởi. Là vẻ đẹp của Dít với đôi
mắt mờ to trong suốt, bình thản. Dít như cây xà nu nhanh chóng trưởng thành, nhanh chóng trở
thành bí thư chi bộ cùng cụ Mết lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc, vẻ đẹp của bé Heng, thế
hệ xà nu măng non, chưa trưởng thành nhưng tinh thần thì đã “nhọn hoắt như những mũi lê”...
Có thể nói hình tượng xà nu nổi bật xuyên suốt tác phẩm, câu chuyện mở ra trong vẻ đẹp mãnh
liệt của sự sống trước đau thương mất mát để rồi khép lại vẫn là hình ảnh hào hùng của sự thách
thức. Bên cạnh “bốn năm cây xà nu đã bị đánh ngã đã có vô số những cây con đang mọc lên”.
Mới mọc thôi nhưng tinh thần chiến đấu lại rất mãnh liệt “Có những cây mới nhú khỏi mặt đất
nhọn hoắt như những mũi lê”.
++ Nghệ thuật:
+++ Nghệ thuật xây dựng hình tượng: Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, ngôn ngữ sử
thi hào hùng, thủ pháp nhân cách hóa ... đã tạo nên sự chuyển hóa, hòa hợp giữa hình tượng thiên
nhiên và con người, tạo nên một bản hợp xướng đầy chất thơ hào hùng tráng lệ về sức sống bất
diệt về cuộc chiến đấu bất khuất kiên trung của nhân dân Tây Nguyên giành tự do.
+++ Tác giả đã kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan
khi miêu tả cây xà nu tạo nên hình ảnh cây xà nu đầy sức lực, tràn trề sức sống. Tác giả luôn
miêu tả hình tượng cây xà nu với con người, các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều
được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hùng vĩ của thiên nhiên và gợi ra những liên tưởng
về con người. Nhờ thế những đoạn văn miêu tả rừng xà nu giống như một bài thơ trữ tình với
giọng văn đầy biểu cảm.
+++ Chất thơ và chất sử thi hòa làm một thể hiện rõ phong cách văn xuôi Nguyễn Trung
Thành: vừa say mê, vừa trầm tư, vừa giỏi tạo hình vừa giàu tính khái quát.
+ Đoạn văn trong truyện ngắn “Những đứa con gia đình” của Nguyễn Thi:
++ Nội dung:
+++ Giải thích câu nói của chú Năm: Nguyễn Thi ví chuyện gia đình ta cũng dài như dòng
sông là Nguyên Thi muốn nhấn mạnh sự trôi chảy, sự tiếp nổi của mỗi gia đình cùng như dòng

sông vậy. Nếu sông có khúc trên khúc dưới, thì gia đình có thế hệ già, thế hệ trẻ. Sự kế tục và
tiếp nối ấy chúng ta gọi là truyền thống. Mỗi con người, mỗi đời người trong một gia đình phải
là một khúc sông trong một dòng sông truyền thống. Mỗi người chỉ được gọi là thành viên trong


gia đình với những ai đã ghi được, đã làm nên được khúc sông của mình trong cái dòng sông
truyền thống gia đình ấy. Có nghĩa là, con người không chỉ là sự tiếp nối huyết thống mà quan
trọng hơn còn là sự tiếp nối một truyền thống. Hơn nữa ta không thể hiểu khúc sông sau của một
dòng sông nếu không hiểu ngọn nguồn đã sinh ra nó. Cũng như vậy, ta chỉ có thể hiểu về những
đứa con của một gia đình khi và chỉ khi đã hiểu ít nhiều về chính cái truyền thống gia đình đã
sinh ra những đứa con ấy.
+++ Trong truyện ngắn thực sự đã có một dòng sông của truyền thống gia đình. Dòng sông ấy
liên tục chảy từ thế hệ cha anh đến thế hệ những chiến sĩ trẻ anh hùng thời chống Mĩ. Ở họ đều
có những phẩm chất chung đó là yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, thủy chung son sắt với quê
hương, cách mạng. Ở họ luôn có sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, giữa
truyền thông gia đình với truyền thống dân tộc. Và chính sự hòa quyện ấy đã tạo nên sức mạnh
to lớn của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam thời đánh Mĩ. Nhưng mỗi thành viên trong
gia đình lại là một khúc sông riêng, có những nét riêng đem đến vẻ đẹp phong phú da dạng của
con người miền Nam thời đánh Mĩ.
Chú Năm chính là khúc thượng nguồn, là nơi kết tinh đầy đủ nhất truyền thống gia đình. Chú
là một người nông dân Nam bộ, thật thà bộc trực vui tính và giàu tình cảm. Cái chất nam bộ ấy
được thể hiện ngay trong ngôn ngữ đầy cá tính không thể trộn của chú. Chú là người giàu tình
cảm. Trong truyện chú Năm là người hay hò, “chú hay kể về sự tích của gia đình và cuối câu
chuyện thế nào chú cũng hò lên mấy câu... những câu nói vê cuộc đời cơ cực của chú và những
chiến công của đất này'’. Chú Năm đại diện cho truyền thống và luôn có ý thức tự hào và lưu giữ
truyền thống.
Má Việt cũng là một hiện thân của truyền thống và là một hình tượng mạng đậm dấu ấn riêng
của phong cách Nguyễn Thi. Má là một người mẹ chắc khỏe về thể chất và mạnh mẽ về tinh
thần, tần tảo xốc vác thương chồng thương con. Gan góc, căm thù giặc sâu sắc, biết ghìm nén,
biết vượt lên đau thương để sống, chiến đấu và che chở cho đàn con. Chồng bị chặt đầu, nỗi đau

ấy khác gì dao cứa ngang tim, nhưng mẹ cố không để rơi nước mắt. Và nếu lệ cứ ứa ra, thì má
chỉ nằm chứ không kể chi hết. Đau thương ấy, người mẹ một mình nuốt sâu vào đáy lòng, để
lặng lẽ một mình chịu đựng sức thiêu đốt của nỗi đau âm ỉ cháy. Dưới một núi đau thương, người
mẹ ấy vẫn hiên ngang đối mặt với kẻ thù, vừa làm công cấy gặt vừa do tình thế địch. Một hình
ảnh, một truyền thống như thế, tác giả muốn phải là bất tử, cho dù con người cụ thể có phải hi
sinh. Người mẹ ngã xuống, nhưng dòng sông truyền thống kia vẫn chảy. Và hình ảnh của mẹ lại
hiện về qua những đứa con của mẹ.
Chị em Chiến và Việt: Là hai chị em ruột, lại cùng là chiến sĩ giải phóng, Chiến và Việt có
nhiều điểm giống nhau: là con em của một gia đình cách mạng giàu truyền thống anh hùng, ông
bà ba má đều bị sát hại nên cả hai em đều có một mối thù chất chứa trong lòng, đều nung nấu
ước nguyện lên đường đánh giặc trả thù cho gia đình và quê hương. Qua ngòi bút của Nguyễn
Thi Chiến hiện lên là một tính cách khá đa dạng: Vừa là một cô gái mới lớn tính khí còn rất trẻ
con, vừa là một người chị biết nhường nhịn, biết lo toan, đảm đang tháo vát. Còn Việt có nét
riêng dễ mến của cậu con trai mới lớn. Là em lại là con trai, nên Việt còn ngây thơ trẻ con và rất
vô tư. Việt cũng thật đường hoàng chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ dũng cảm, kiên
cường. Trong dòng sông truyền thống, Việt là con sóng vươn xa nhất, là người tiêu biểu nhất cho


tinh thần tiến công cách mạng.
+++ Tóm lại hai chị em Chiến,Việt, má Việt, chú Năm là con nòi gốc gác nông dân. Họ đều
là những con người tiêu biểu cho khí phách anh hùng của nhân dân miền Nam thời đánh Mĩ. Ở
họ tuy có nhiều điểm giống nhau trong dòng sông truyền thông nhưng mỗi người một bản sắc,
một tính cách điển hỉnh sinh động làm rạng rỡ khúc sông của riêng mình. Nguyên Thi, qua
truyện ngắn nảy đã khám phá, phân tích và lí giải sức mạnh, chiến công của thế hệ trẻ miền Nam
thời chống Mĩ không chỉ ở tinh thần của thời đại mà còn có nguồn gốc sâu xa trong truyển thống
gia đình. Chính sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tinh yêu nước, giữa truyền thống gia
đình với truyền thống dân tộc đó đã tạo sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân
tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Và thực sự trong truyện ngắn Những
đứa con trong gia đình đã có một dòng sông của truyền thông gia đình. Dòng sông ấy liên tục
chảy từ thế hệ cha anh đến thế hệ những chiến sĩ trẻ anh hùng.

++ Nghệ thuật:
+++Với nghệ thuật xây dựng hình tượng dòng sống độc đáo, Nguyễn Thi đã dựng được
những tính cách nhân vật phong phú, hấp dẫn. Ọua dòng hồi tưởng của Việt, một “đứa con trong
gia đình" cách mạng, ta thấy hiện lên các nhân vật: ba, má Việt, chú Năm, chị Chiến và Rất dễ
dàng nhận thấy cả năm nhân vật đểu cùng chung bản chất, xét về phương diện phẩm chất cách
mạng: yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung với cách mạng và tự hào về dòng sông truyền thống
mạng của gia đình.
+++ Mang đậm màu sác Nam Bộ: Tính cách nhân vật, ngôn ngữ, bức tranh thiên nhiên, đời
sống sinh hoạt và văn hoá của người dân Nam Bộ đểu được miêu tả sinh động, chân thực.
- So sánh:
+ Giống nhau:
++ Cả hai nhà văn cùng ngợi ca, tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước; xây dựng hình
ảnh thiên nhiên biểu tượng cho con người.
++ Những hình tượng biểu trưng đó là hình thức giáo dục cháu con lòng tự hào về truyền
thống.
++ Khẳng định chính tuổi trẻ miền Nam sẽ viết tiếp những trang sử vẻ vang cho truyền
thống, là những truyện ngắn đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
+ Khác:
++ Rừng xà nu đậm sắc màu, không khí Tây Nguyên qua hình tượng cây xà nu, hệ thống
nhân vật, sinh hoạt, phong tục của người dân Tây Nguyên; nghệ thuật trần thuật.
++ Những đứa con trong gia đình mang sắc màu Nam Độ rõ nét qua hình ảnh dòng sông,
giọng hò của chú Năm, tính cách nhân vật là người nông dân; ngôn ngữ.
+ Lí giải sự khác biệt:
++ Do cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn.
++ Do hoàn cảnh sáng tác.
3. Kết bài:
Tóm lại, Rừng xà nu của NguyễnTrung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn
Thi đều là những tác phẩm xuất sắc của văn học chống Mỹ ở miền Nam. Mỗi tác phẩm có vẻ đẹp
riêng, không khí riêng, cách nhìn riêng và cách xây dựng những hình tượng biều trưng độc đáo



về hiện thực đấu tranh cách mạng và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Sức mạnh chiến thắng trong
tác phẩm Nguyễn Trung Thành chủ yếu là sức mạnh đoàn kết của các thế hệ, của quá khứ và
hiện tại. Sức mạnh chiến thắng trong tác phẩm Nguyễn Thi là sức mạnh từ cội nguồn truyền
thống yêu nước, cách mạng của gia đình và đó cũng là mảnh đất màu mỡ làm nảy sinh những
đứa con anh hùng, trung dũng của thế hệ trẻ trong những ngày chống Mỹ và thắng Mỹ oanh liệt
của dân tộc ta.



×