Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

de thi thu thptqg nam 2017 megabook de so 12 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.01 KB, 9 trang )

ĐỀ SỐ 12
Đề thi gồm 01 trang
★ ★★★★
Bộ ĐỂ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
...(1) “Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác “bóc hết,
lột sạch” khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ “xin việc”, mà chả ai thèm cho, chả ai
thèm bóc lột. Khi đã được bóc và lột hết, dù sau này đi đâu, làm gì, bạn đều cực kỳ thành
công. Vì năng lực được trui rèn trong quả trình làm cho người khác. Sự chăm chỉ, tính kỷ
luật, quen tay quen chân, quen ngáp, quen lười... cũng từ công việc mà ra. Mọi ông chủ vĩ
đại đều từng là những người làm công ở vị trí thấp nhất. Họ đều rẽ trải trong khi mọi người
rẽ phải. Họ có những quyết định không theo đám đông, không cam chịu sống một cuộc đời
tầm thường, nhạt nhòa... rồi chết.
(2) Còn những bạn thu nhập 6 triệu cũng túng thiếu, 20 triệu cũng đi vay mượn để tiêu
dùng, thì thôi, cuộc đời họ chấm dứt giấc mơ lớn. Tiền nong cá nhân quản lý không được, thì
làm sao mà quản trị tài chính một cơ nghiệp lớn?. Tư duy thế nào thì nó ra số phận thế đó.”
(Tony Buổi Sáng, trích Trên đường băng, Nxb Trẻ, 2015)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn trích? Chỉ ra cơ sở giúp anh/chị
xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?
Câu 2. Tìm và chỉ ra hai phép liên kết được sử dụng trong phần (1) của đoạn trích?
Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung và mục đích của đoạn trích?
Câu 4. Vận dụng kiến thức cá nhân, hãy nêu và phân tích một dẫn chứne điển hình trong
cuộc sống về một người đã làm được điều mà Tony Buổi Sảng nhắc đến qua câu: “Mọi ông
chủ vĩ đại đều từng là những người làm công ở vị trí thấp nhất. Họ đều rẽ trái trong khi mọi
người rẽ phải. Họ có những quyết định không theo đám đông, không cam chịu sống một cuộc
đời tầm thường, nhạt nhòa... rồi chết” (trong một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu).
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)


Bằng đoạn văn khoảng 200 chữ, hãy bình luận về thông điệp được tác giả gửi gắm trong
đoạn trích trên.
Câu 2 (5 điểm)


Về truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có ý kiến cho rằng: Việt
và Chiến là những nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh
chống Mĩ. Lại có ý kiến khác khẳng định: Việt và Chiến là những hình tượng nghệ thuật độc
đáo, có cá tính riêng, không lặp lại.
Qua truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1

- Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Cơ sở xác định:
+ Văn bản nêu quan điểm của tác giả về vấn đề thái độ với công việc và thành công
của mỗi người.
+ Cách lập luận logic, chặt chẽ.

Câu 2

+ Có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Phép liên kết:
+ Phép nối “Vì” nối câu thứ ba và câu thứ 4 của đoạn.
+ Phép lặp từ “bóc” “lột”, “họ”.
+ Phép thế: “họ” thay thế cho “ông chủ”.
+ Phép liên tưởng: trường từ vựng về “lao động”: khả năng, xin việc, thành công,


Câu 3

năng lực, châm chỉ, tính kỷ luật, ông chủ, làm công,...
- Nội dung: đoạn trích trình bày quan điểm của tác giả về thái độ làm việc để có thể
thành công trong sự nghiệp và cách quản lí tài chính cá nhân của mỗi người.
- Mục đích: khích lệ mọi người can đảm dấn thân trong công việc để trau dồi năng
lực, kinh nghiệm, thói quen để đi đến thành công, tránh cuộc sống bình lặng, nhàm
chán, tẻ nhạt. Đồng thời, tác giả nhắn nhủ, muốn thành công phải học cách quản lí

Câu 4

tài chính của bản thân.
- Về hình thức: đoạn văn 5-7 câu, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ chuẩn mực, đúng
chính tả...
- Về nội dung:
+ Bài viết xoay quanh các nội dung “Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những người
làm công ở vị trí thấp nhất”. “Họ đều rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải”. “Họ có
những quyết định không theo đám đông, không cam chịu sống một cuộc đời tầm
thường, nhạt nhòa.. .rồi chết.”
+ Dẫn chứng tiêu biểu: các em tự lấy dẫn chứng theo hiểu biết của mình (Steve
Jobs, Bill Gates, Leonardo Del Vecchio,...)
Steve Jobs: Sinh ra là trẻ mổ côi năm 1955, Steve Jobs được một cặp vợ chổng
không mấy khá giả tại California nhận về làm con nuôi. Đến tuổi đi học đại học, ông
vào trường Reed College nhưng sau đó đành bỏ ngang vì không đủ tiền đóng học
phí. Mặc dù vậy, ông vẫn quyết tâm theo đuổi học hành bằng cách tham gia các lớp
dự thính. Đến năm 1976, thương hiệu Apple đã ra đời trong garage xe của gia đình
Steve Jobs.



Trải qua nhiều thăng trầm, thậm chí có lẩn bị sa thải khỏi công tình yêu do chính
mình thành lập, cuối cùng Steve Jobs cũng được cả thế giới thừa nhận khi ông biến
Apple thành người tiên phong với những sản phẩm công nghệ đột phá như iPod,
iPhone, iPad.
Leonardo Del Vecchio sớm mổ côi, cha qua đời 5 tháng trước khi ông ra đời vào
năm 1935 tại Italy. Người mẹ góa bụa không đủ tiền để nuôi nấng 5 đứa con nên
phải gửi ỏng vào trại trẻ mổ côi. Khi lớn lên, Leonardo Del Vecchio làm việc trong
một xưởng sản xuất gọng kính. Đến tuổi 23, ông mạnh dạn mở một cửa hiệu riêng
bán gọng kính tự mình sản xuất. Đến năm 1967, khi 32 tuổi, ông bắt đầu bán những
sản phẩm kính hoàn chỉnh, mang thương hiệu Luxottica. Đến năm 1981, công tình
yêu mở đại lý đầu tiên tại nước ngoài ở Đức, mở đầu cho quá trình phát triển nhanh
chóng của hãng. Ngày nay, thương hiệu Luxottica của ông là một trong những nhà
sản xuất kính mắt lớn nhất thế giới với những nhãn hiệu như Ray-Ban, Oakley. Hiện
nay, Leonardo Del Vecchio là người giàu thứ 2 tại Italy.
II LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
 Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn vàn:
-

Đảm bảo hình thức đầy đủ của đoạn văn: mở đoạn - thân đoạn - kết đoạn, dài khoảng

200 chữ. Câu mở đoạn cần dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận. Thân đoạn bố cục rõ ràng,
đi đúng trọng tâm, làm sáng rõ được yêu cầu của đề, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.
-

Trình bày sáng sủa, diễn đạt rõ ràng, chữ viết dễ nhìn, không sai chính tả.

-


Dùng từ chuẩn ngữ nghĩa, đặt câu chuẩn ngữ pháp.

-

Có những suy nghĩ, đánh giá của cá nhân mới mẻ nhưng cần thuyết phục và hợp lí.

-

Viết đúng chính tả, trình bày sáng rõ, mạch lạc. Lời văn sáng tạo, lôi cuốn.

 Yêu cầu chung về nội dung:
-

Khái quát lại nội dung đoạn trích:

+ Phê phán những người chưa mạnh dạn và chưa thể hiện hết năng lực của mình trong
công việc. Đồng thời khuyến khích họ có thái độ cầu thị để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
+ Phê phán những cá nhân không biết cách quản lí tài chính bản thân.
+ Muốn thành cống phải hình thành những thói quen, tư duy tích cực.
-

Biểu hiện:

+ Sinh viên tốt nghiệp nhưng chầy ì, ăn bám bố mẹ, không tự tìm kiếm cơ hội...
+ Không chịu khó ra ngoài gặp gỡ, học hỏi


+ Không trau dổi kinh nghiệm trong công việc.
+ Làm việc uể oải, thiếu trách nhiệm.
- Nguyên nhắn:

+ Không tự tin vào năng lực bản thân.
+ Ngại va chạm, ngại bon chen, sợ xả thân trong cuộc sống và công việc.
+ Đôi khi do gia đình quá bao bọc => con cái quen dựa dẫm, không thể tự lập
- Bàn luận về hậu quả:
+ Không nâng cao được chuyên ngành, không có kinh nghiệm
+ Hình thành những thói quen xấu: lười biếng, chậm chạp...
+ Không giải quyết được vấn đề việc làm cho bản thân, trở thành gánh nặng cho gia đình
và xã hội.
+ Cuộc sống buồn tẻ, nhàm chán.
- Biện pháp:
+ Hãy ra ngoài, đi để học hỏi.
+ Mạnh dạn dấn thân, làm những việc dù là nhỏ nhất để trau dồi kinh nghiệm.
+ Mạnh dạn bộc lộ năng lực.
- Bài học bản thân:
+ Bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất.
+ Học cách quản lí tài chính.
+ Học cách tư duy và hình thành những thói quen tích cực
Câu 2 ( 5 điểm)
 Yêu cầu chung:
- Đảm bảo cấu trúc đề nghị luận: mở bài - thân bài - kết bài.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
- Triển khai vấn đề thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
 Yêu cầu nội dung:
Bàn luận về hai ý kiến:
Ý kiến 1: Việt và Chiến là những nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong
cuộc đấu tranh chống Mĩ.
Ý kiến 2: Chiến là những hình tượng nghệ thuật .độc đáo, có cá tính riêng, không lặp lại.
-


Phân tích hình tượng nhân vật Việt và Chiến để thấy được đặc điểm và tính cách

riêng biệt của hai chị em, đồng thời cũng là những nét đặc trưng, tiêu biểu cho hình tượng


tuổi trẻ Việt Nam những năm tháng chống Mỹ cứu nước.
-

Nghệ thuật xày dựng nhằn vật điển hình của Nguyễn Thi.

-

Bàn luận, đánh giá các ý kiến.
TIẾN TRÌNH BÀI LÀM



Kiến

Hệ thống

thức
Kiến

ý chính
Vài nét về

thức


tác giả

chung

Phân tích chi tiết
Tiểu sử: Nguyễn Thi (1928 - 1968), quê ở Hải Hậu, Nam Định. Sinh
trưởng trong một gia đình có nhiều khó khăn, tuổi thơ ông sớm chịu vất
vả. Năm 1943, một người anh đưa ông vào miền Nam sinh sống. Và
chính mảnh đất Nam Bộ đã ghi đậm dấu ấn trong sáng tác của nhà văn
sau này.
Phong cách nghệ thuật: những sáng tác của ông vừa giàu chất hiện
thực vừa giàu chất trữ tình. Ngòi bút Nguyễn Thi có thế mạnh trong
phân tích tâm lý. Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, rất phong phú, đậm chất

Nam Bộ
Vài nét về - Xuất xứ: rút trong tập Truyện và ký (1978)
tác phẩm

- Đây là câu chuyện gia đình: nhưng lại tái hiện được cả một cuộc
chiến. Thông qua lăng kính gia đỉnh để phản chiếu cuộc chiến vệ quốc
vĩ đại của dân tộc. Bên cạnh đó, truyện còn là kể về những đứa con:
Việt, Chiến với một gia đình: không nguyên vẹn. Nhưng lúc nào hình
ảnh gia đình cũng hiện lên trong từng hành động, suy nghĩ của những

Kiến

Giải

người con.
- Ý kiến thứ nhất Việt và Chiến là những đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp


thức

thích

của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mĩ: khẳng định giá trị

trọng

đại diện, tính điển hình của hai hình tượng Việt và Chiến. Hai hình

tâm

tượng này có những phẩm chất đặc trưng, tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt
Nam thời chống Mĩ như: có lòng căm thù giặc sâu sắc, yêu gia đình, quế
hương, sẵn sàng dâng hiến tuổi xuân cho đất nước...
- Ý kiến thứ hai: Việt và Chiến là những hình tượng nghệ thuật độc
đáo, có cá tính riêng, không lặp lại nêu bật nét riêng, tính cá thể của hai
hình tượng Việt và Chiến. Đó là những biểu hiện cá tính riêng của từng
nhân vật như: sự hồn nhiên, vô tư lộc ngộc của cậu bé mới lớn ở Việt, sự
chín chắn, chu toàn, nữ tính ở Chiến.


Phân tích

- Việt, Chiến là hai chị em sinh ra trong một gia đình chịu nhiều đau
thương, mất mát do tội ác Mỹ Diệm.
- Ở hai chị em sáng lên phẩm chất anh hùng, tình nghĩa của lớp trẻ
vùng đồng bằng Nam Bộ nói riêng, tuổi trẻ Việt Nam nói chung trong
kháng chiến chống Mỹ:

+ Nung nấu căm thù đối với tội ác quân giặc và có khát khao mãnh liệt
được trả thù nhà nợ nước; kiên cường, mạnh mẽ, gan góc, cương trực
trong cuộc sống và dũng cảm trong chiến đấu. Điều này thể hiện qua
quyết tâm cầm súng đi giết giặc của Chiến: “Đã làm thân con gái ra đi
thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất.”
+ Gắn bó thiết tha, sâu nặng, ân tình với gia đình, quế hương xứ sở,
luôn ý thức về truyền thống gia đình và có những hành động cụ thể để
tiếp nối, phát huy truyền thống ấy. => Hai chị em quyết tâm tòng quân
đánh giặc.
- Ngoài những nét chung nổi bật, ở hai chị em lại có những nét riêng
làm nên sức hấp dẫn của nhân vật và góp phần thể hiện vẻ đẹp phong
phú của tuổi trẻ ViệtNam trong chiến tranh chống Mĩ:
* Việt - cậu con trai mới lớn ngộc nghệch, còn trẻ con, vô lo, vô nghĩ
nhưng cũng rất trong sáng, đáng yêu:
+ Giành nhau đi bộ đội với chị.
+ Phó thác cho chị lo toan mọi chuyện trong nhà, nghe chị tính toán thì
đồng ý hết, lăn kềnh ra ván ngủ ngon lành dù cho chị Chiến thao thức cả
đêm trước ngày đi lính.
+ Đi bộ đội cầm theo chiếc ná thun.
+ Bị thương nặng, lạc đồng đội giữa rừng, không sợ chết nhưng lại sợ
ma cụt đầu.
+ Không hình dung được cái chết.
Việt là một chàng trai nhạy cảm và giàu tình cảm.
+ Nhạy cảm: bị thương nhưng vẫn lắng nghe âm thanh thiện nhiên.
Việt có thể cảm nhận được bóng đêm với làn gió lạnh, cảm nhận được
ban ngày bởi ngửi được mùi của nắng.
+ Giàu tình cảm: với gia đình, đó là những hồi ức, kỷ niệm với ba má,
chú Năm với cuốn sổ gia đình, chị Chiến, người mẹ che chở yêu
thương... Nguyên nhân Việt quyết tâm tòng quân cũng vì một nguyên



nhân thực cảm động, cậu đi để trả thù cho ba má. Với đồng đội: hình
ảnh đồng đội luôn hiện lên trong tâm trí, lúc cậu bị thương hình ảnh anh
Tánh, anh Công,... luôn hiển hiện bên cạnh, Việt biết rằng các anh không
bao giờ bỏ rơi mình, các anh đang đi tìm mình.
* Chiến - bản sao của người mẹ anh hùng đã hi sinh.
+ Trước hết, đây là một cô gái Nam Bộ khỏe mạnh, Chiến giống má từ
hình dáng khỏe chắc đế làn da đỏ au. vẻ đẹp khỏe khoắn, vẻ đẹp sinh ra
để gánh vác, chống chọi để chiến đấu, đương đầu.
+ Lời nói, cử chỉ: Chiến giống má cả trong cử chỉ, lời nói, điều này
được thể hiện rất rõ trong câu chuyện với em trai trước đêm buổi tòng
quân.
+ Những lo toan, đảm đang, tần tảo: là người chị, trước khi tòng quân,
chị lo thu xếp việc nhà cho ổn thỏa, cách sắp xếp chu toàn, khéo léo thể
hiện sự đảm đang của người biết lo toan, biết vun vén, biết chăm lo. Rồi
đến cách nói năng: suy nghĩ chín chắn, tự tin, dám chịu trách nhiệm.
Luôn luôn hình dung cách má mình sẽ làm thế nào để làm theo. Với
những chi tiết này, ta cảm thấy có bóng hình người mẹ ở trong Chiến,
người mẹ không bao giờ mất đi, người mẹ luôn hiển hiện trong những
đứa con qua dáng hình, qua tính cách.
- Chiến là một cô gái dũng cảm, gan góc nhưng cũng duyên dáng, đầy
nữ tính.
+ Dũng cảm, quyết chiết: “Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một
câu: nếu giặc còn thì tao mất”.
+ Duyên dáng, nữ tính: gan góc là thế nhưng Chiến cũng rất nữ tính,
vật chị đem theo lúc đi bộ đội là một chiếc gương soi.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thông qua việc lựa chọn một tình
huống truyện độc đáo, lựa chọn điểm nhìn trần thuật phù hợp, chọn lọc
các chi tiết đặc sắc, miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế, sinh động, ngôn
ngữ mang sắc thái Nam Bộ rõ nét,... tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp của

“những đứa con trong gia đình”.


Bình
luận,
đánh giá
chung.

- Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp
người đọc cảm nhận hình tượng một cách trọn vẹn.
- Với hai hình tượng nghệ thuật này, Nguyễn Thi đã xây dựng thành
công chân dung nhân vật Việt và Chiến với những nét tính cách riêng
biệt, không thể bị hòa lẫn, nhưng họ cũng là hình tượng tiêu biểu của lớp
trẻ vùng sông nước Nam Bộ nói riêng, con người Việt Nam nói chung
kiên cường và tình nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ.
- Chính đặc điểm này khiến tác phẩm có được sức sống bển lâu. Bởi
lẽ, một nhân vật văn chương vừa phải là hình tượng duy nhất không
trùng lặp, không nhạt nhòa, lại vừa phải khắc họa được nét chung, nét
tiêu biểu của một lớp người trong xã hội.



×