Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

de minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 14 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.56 KB, 8 trang )

ĐỀ SỐ 14
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Phở cũng có những quy luật của nó. Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên người bán
phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngav cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt
làm tên gánh, tên hiệu, ví dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở Trưởng ca, phở Tư... [...]
Quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân Hà Nội có nhiều sáng kiến để đặt tên cho những
người họ yêu tin. Anh hàng phở ấy hãy đứng ở đâu bán hàng, họ lấy luôn cái địa điểm ấy mà
gọi thành tên người Bác phở Nhà thương, ông phở Đầu ghi, anh phở Bến tàu điện, anh phở
Gầm cầu... Có khi lấy một vài nét đặc thù trong cách phục sức mà gọi. Cái mũ tàu bay trên
đầu ông bán phở thời Tây xưa, đã thành cái tên một người bán phở trứ danh của thủ đô sau
này. [...] Trong nghề phở, nó cũng có những cái nề nếp của nó.
(2) Nhưng khoa phở đã có những việc nó đòi phá cả những khuôn phép của nó. Theo tôi
nghĩ, cái nguyên tắc cơ bản của phở là làm bằng thịt bò. [...] Có phải là vì muốn chống công
thức mà người ta đã làm phở vịt, phở xá xíu, phớ chuột? Cứ cái đà tìm tòi ấy, thì rồi sẽ có
những hàng phở ốc, phở ếch, phở dê, chó, khỉ, ngựa, tôm, cá chép, bồ câu, cắc kè... nghĩa là
loạn, phở nôi loạn. Có nhẽ ngày ấy thiên hạ sẽ gọi là đi ăn một thứ phở Mỹ miếc gì đó.
(Nguyễn Tuân - Phở)
Câu 1: Món ăn mà Nguyễn Tuân đề cập đến trong đoạn trích trên đem lại cho anh (chị) ấn
tượng gì? .
Câu 2: Đoạn trích trên được triển khai thành hai ý cụ thể. Đó là những ý nào? .
Câu 3: Đoạn trích sử dụng nhiều từ ngữ đặc biệt như: cứ cái đà tìm tòi ấy, thứ phở Mỹ
miếc, đó lại là chuyện khác. Anh (chị) hãy phân tích tác dụng của những từ ngữ đó. .
Câu 4: Chỉ ra thao tác lập luận của đoạn trích (2). .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Thời gian qua, cộng đồng mạng xôn xao câu chuyện về một cụ ông khắc
khô, già nua cầm miếng bìa giấy ghi dòng chữ “xin tiền về quê” Ngay khi câu chuyện lan
rộng, đã có hẳn một diễn đàn kêu gọi lòng hảo tâm hỗ trợ kinh phí đủ để đưa cụ ông trở về
quê.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu kĩ lưỡng về hoàn cảnh gia đình, phóng viên được biết ông già khắc
khô kế trên hoàn toàn đủ sống với một người vợ, ba con trai đã lập gia đình, hai sào ruộng và


một con bò ở quê.
(Nguồn: Báo điện tử Dân Trí, tháng 8/2015)
Từ câu chuyện trên, anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề lòng tốt bị lợi dụng trong xã hội hiện
nay? Trình bày bằng đoạn văn khoảng 200 từ.
Câu 2 (5 điểm):
“Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin
về văn hóa lịch sử rất phong phú”
(Ngữ văn 12 - Tập I).
Anh (chị) hãy phân tích bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường


để làm rõ nhận định trên.


GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD)
Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm)
Câu 1: Ấn tượng của người đọc đối với món ăn mà Nguyễn Tuân miêu tả: Bình thường một
món ăn người ta chỉ quan tâm đến những công thức, nguyên liệu, cách thường thức, cách bảo
quản... Còn nhà văn Nguyễn Tuân lại nhìn nhận món ăn ở khía cạnh khác: Món ăn cũng có
những quy tắc, luật lệ và có sự phá vỡ luật lệ. Cùng một vấn đề nhưng Nguyễn Tuân triển khai ở
một góc nhìn khác, một khía cạnh khác, làm nên sự thú vị cho người đọc. .
Câu 2: Hai ý được triển khai trong đoạn trích trên:
- Ý 1: Phở có những quy định riêng của nó. Phần này miêu tả cách gọi tên các quán phở cũng
dựa vào một quy định nào đó, một hình thức nào đó. Chẳng hạn đặt tên theo tên cúng cơm, theo
một cái tật nguyền trên thân thể, theo một người mà họ yêu tin....
- Ý 2: Phở cũng có sự phá luật lệ. Phở không chỉ được làm bằng bò như “nguyên tắc cơ bản”
mà còn có thể làm bằng nhiều nguyên liệu khác như gà, vịt, ốc, ếch,..
Câu 3: Các từ ngữ đặc biệt như: cứ cái đà tìm tỏi ấy, thứ phở Mỹ miếc, đó lại là chuyện khác
là những từ mang tính khẩu ngữ có đặc điểm bình dị, tự nhiên, gần gũi..
Tác dụng: Phù hợp để thể hiện giọng điệu cá nhân, cung cấp những hiểu biểt cá nhân về vấn

đề được nói tới. Cách nói không khoa trương hình thức đem lại cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi với
người đọc. .
Câu 4: Đoạn trích (2) sử dụng thao tác lập luận chính là thao tác chứng minh (chứng minh
phở cũng phá vỡ những quy luật của nó bằng việc tạo ra nhiều loại phở phong phú đa dạng).
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích
+ Giải thích từ ngữ: Lòng tốt được hiểu là sự cảm thông giữa người với người trong xã hội,
thường là đối với con người phải chịu hoàn cảnh khố cực về vật chất hoặc tinh thần trong xã hội.
Lòng tốt có thể biểu hiện bằng sự chia sẻ về tinh thần hay san sẻ về vật chất để giúp con người
trở nên tốt đẹp hơn
+ Giải thích vấn đề: vấn đề được đặt ra là cụ ông trong câu chuyện đã lợi dụng lòng tốt của
một bộ phận không nhỏ thanh niên hiện nay, kêu gọi lòng thương xót từ mọi người để kiếm lợi.
- Phân tích, bình luận ý kiến
+ Lòng tốt trong xã hội hiện đại bị lợi dụng như thế nào? Tại sao lại dẫn đến sự việc này
trong xã hội hiện đại?


++ Lòng tốt trong xã hội là điều cần được ngợi ca và phát huy tới tất cả các tầng lớp trong
xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên lòng tốt trong xã hội bị lợi dụng dưới nhiều hình thức: Có
những kẻ đội lốt những con người đáng thương về mặt vật chất và tinh thần để lừa gạt người
khác, kêu gọi sự đồng cảm từ những người cà tin để lợi dụng lòng tốt của họ nhằm trục lợi cho
bản thân; Có những kẻ thực hiện những hành vi mang tính thương mại, buôn bán nhưng lại đội
lốt những hành động nhân đạo nhằm kêu gọi mọi người thực hiện hành động buôn bán không
chính đáng đó...
++ Xã hội ngày càng phát triển, điều này dẫn đến nhu cầu về đời sống của con người ngày

càng tăng lên, đặc biệt đối với đời sống vật chất. Một nghịch lí cho rằng, kinh tế càng đi lên thì
xã hội chứng kiến sự đi xuống của đời sống tinh thần của mỗi con người về mặt đạo đức và nhân
cách.
++ Dẫn chứng: Trong một số thành phố hiện nay, tồn tại không ít những trường hợp lừa lọc
xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt còn đội lốt những việc làm tốt, nhân đạo, hoặc
giả làm người nghèo khổ để mong nhận được sự giúp đỡ từ những người hảo tâm.
+ Làm thế nào để hướng đến một lối sống tích cực, không để lòng tốt bị đặt nhầm chỗ?
++ Mỗi con Người cần ý thức được đâu là người xấu, đâu là người tốt để biết ứng xử một
cách phù hợp, không để lòng thương người bị lợi dụng.
++ Đất nước cần phát triển những tổ chức tạo những công ăn việc làm cho Người dân để
tránh tình trạng con người không có việc làm, không tìm được việc mà phải làm những điều trái
lương tâm.
-Bài học nhận thức và hành động
+ Mỗi người cần có ý thức phát huy lòng tốt của mình đúng chỗ, không để bị lợi dụng một
cách đáng tiếc lòng tốt của mình. Đồng thời mỗi con người cũng cần rèn luyện ý thức lao động
để kiếm ra những đồng tiền chính đáng cho bản thân mình, không nên sử dụng những mánh khóe
để lừa gạt người khác.
+ Học sinh có thể mở rộng phạm vi đề bài không chỉ dừng lại ở việc lòng tốt bị lợi dụng,
bên cạnh đó còn là việc nhiều người cả tin tham gia vào các tổ chức, đoàn thể để mong sẽ mau
chóng kiếm lời, mau chóng làm giàu... mà không muốn lao động theo đúng nghĩa của những
công việc chân chính thì sớm muộn cũng phải nhận những bài học thích đáng vì sự cả tin,
mong giàu nhanh chóng của mình.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những cây bút kí tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện
đại. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong
phong cách nghệ thuật của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và chính luận, sử thi hoá
lịch sử và khám phá chiều sâu văn hoá của đối tượng. Chất trữ tình trong bút kí của ông xuyên



thấm vào tất cả và thăng hoa thành chất thơ của ngôn ngữ.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách kí của Hoàng Phủ Ngọc
Tường. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương, thiên nhiên và con người xứ Huế với những
trang văn vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về văn hóa lịch sử rất
phong phú.
2. Thân bài:
- Giới thiệu chung:
+ Ai đã đặt tên cho dòng sông? rút từ tập bút kí cùng tên, được xuất bản năm 1984. Tập bút
kí gồm tám bài viết về nhiều đề tài. Có những bài đậm chất sử thi với cảm hứng anh hùng, ca
ngợi đất nước, con người Việt Nam. Có những bài thiên về miêu tả thiên nhiên, qua đó nhà văn
bộc lộ lòng gắn bó với quê hương đất nước và niềm tự hào về truyền thống, văn hóa, lịch sử của
dân tộc. Đặc biệt là những bài viết về Huế.
+ Trong số những bút kí ông đã viết, Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài kí độc đáo về sông
Hương. Dòng sông khơi gợi cảm hứng cho thơ ca, nhạc họa đã được nhà văn cảm nhận từ nhiều
góc nhìn, đặc biệt là góc nhìn tâm linh, mang những nét riêng của “văn hóa Phú Xuân”.
- Chất trí tuệ của một cái tôi uyên bác:
Viết về sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện một sự hiểu biết sâu rộng về mọi mặt:
văn hóa, lịch sử, địa lí, văn học nghệ thuật... Nhà văn đã cung cấp cho người đọc một lượng
thông tin đa dạng để hiểu sâu hơn về dòng sông Hương và thiên nhiên, con người Huế.
+ Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn địa lí:
++ Hành trình của dòng sông: với câu hỏi gợi tìm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, bằng những
bước chân rong ruổi, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tìm về cội nguồn và dòng chảy của sông
Hương:
+++ Ở thượng nguồn: Sông Hương nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc
vời dãy Trường Sơn. Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt,
hoang dại, bí ẩn, sâu thắm nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm. Sự mãnh liệt, hoang dại của con
sông được thể hiện qua những so sánh : Như một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng
cây đại ngàn. Khi chảy qua miền địa hình hiểm trở, sông Hương mang vẻ đẹp dữ dội: mãnh liệt
qua ghềnh thác, cuộn xoáv như cơn lốc xoáy vào đáv vực bí ân, nhưng cũng có lúc nó lại hiền
lành trữ tình dịu dàng, say đằm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.

Nhà văn đã nhân hoá dòng sông giống như một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại. Con
sông được rừng già hun đúc cho một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Đó là
sức mạnh bản năng của người con gái, sức mạnh ấy được chế ngự bởi cấu trúc địa lý lãnh thổ để
đi ra khỏi rừng, nó nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù
sa của một vùng văn hoá sứ sở.
+++ Ở đồng bằng, sông Hương trở nên dịu dàng, “uốn mình theo những đường cong thật


mềm; Dòng sông mềm như tấm lụa, êm đềm trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách,
chảy qua những lăng tấm đồ sộ, chảy qua chùa Thiên Mụ” và “những xóm làng trung du bát
ngát tiếng gà”. Sông Hương trở thành người mẹ phù sa mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ. Sông
Hương có vẻ đẹp trầm mặc chảy dưới chân những rừng thông u tịch với những lăng mộ âm u mà
kiêu hãnh của các vua chúa triều Nguyễn. Đó là vẻ đẹp mang màu sắc triết lí, cố thi khi đi trong
âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ. Có vẻ đẹp vui tươi khi đi qua những bãi
bờ xanh biếc vùng ngoại ô Kim Long. Có vẻ đẹp mơ màng trong sương khói khi nó rời xa thành
phố để đi qua những bờ tre, lũy trúc và những hàng cau thôn Vĩ Dạ.
+++ Giữa lòng thành phố Huế, dòng sông trở nên tĩnh lặng, trôi thật chậm, in bóng cầu
Tràng Tiền xa trông nhỏ nhắn như “những vành trăng non”. Xuôi về cồn Hến “quanh năm mơ
màng trong sương khói”, hòa với màu xanh của thôn Vĩ Dạ, sông Hương mang vẻ đẹp huyền ảo,
mơ màng... Từ sông Hương xinh đẹp nhà văn liên tưởng tới nhiều con sông trên thế giới như
sông Xen, sông Nê-va, sông Đa - nuýp... và nhận ra điểm tương đồng giữa chúng là cùng chảy
giữa lòng thành phố. Nhưng sông Hương khác với các dòng sông khác là bởi vì nó vẫn giữ được
những nét cổ kính và nếu sông Nê - va chảy nhanh quá thì sông Hương lại rất chậm buồn như
điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế. Tình cảm của dòng sông dành cho thành phố Huế cũng
rất sâu nặng. Dường như sông Hương không muốn xa thành phố: Rồi như sực nhớ lại một điều
gì đó chưa kịp nói. Nó đột ngột đôi dòng rẽ ngoặt sang hướng Đông Tây để gặp lại thành phố
lần cuối ở góc Bao Vinh xưa cổ. Nhà văn ví von sông Hương giống như nàng Kiều chí tình trở
lại tìm Kim Trọng. Vì thế nên nhìn khúc quanh này thấy nó thật bất ngờ. Nhà văn cảm nhận nó
giống như là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kin đáo của tình yêu...
++ Sông Hương và thiên nhiên Huế: Lần theo dòng chảy của sông Hương, ta bắt gặp những

bức tranh thiên nhiên đẹp mượt mà: Thiên nhiên Huế được nhà văn tái hiện với vẻ đẹp đa dạng
trong thời gian và không gian. Sông Hương phản quang vẻ đẹp biến ảo của Huế sớm xanh, trưa
vàng, chiều tím. Gan liền với dòng sông, những địa danh quen thuộc: Hòn Chén, Nguyệt Biều,
Vọng Cảnh, Thiên Thai dường như sống động hơn: sông Hương van đi trong dư vang của
Trường Sơn, sắc nước trở nên xanh thẳm... Sông Hương tôn tạo vẻ đẹp cho cảnh sắc thiên nhiên
Huế và ngược lại dòng sông cũng hun đúc mọi sắc trời, văn hóa của vùng đất cố đô.
++ Sông Hương và con người Huế:
+++ Thiên nhiên và dòng sông luôn gắn bó, gần gũi với con người. Qua điệu chảy của dòng
sông nhà văn thấy được tính cách con người xứ Huế: mềm mại, chí tình, mãi mãi chung tình với
quê hương xứ sở.
+++ Qua màu sắc của trời Huế, màu sương khói trên sông Hương nhà văn thấy cách trang
phục trang nhã, dịu dàng của các cô gái Huế xưa sắc áo cưới màu điều - lục các cô dâu trẻ vẫn
mặc sau tiết sương giáng...
+ Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn lịch sử:


++ Từ góc nhìn lịch sử, sông Hương không còn là cô gái Digan man dại, không còn là người
đẹp ngủ mơ màng giữa cảnh đồng Châu Hóa mà trở thành chứng nhân của những biến thiên lịch
sử. Nhà văn ví sông Hương như sử thi viết giữa màu xanh cỏ lá xanh biếc. Sông Hương là một
bản anh hùng ca, đồng thời giữa đời thường sông Hương là một bàn tình ca Còn non, còn nước,
còn dài - Còn về, còn nhớ...
++ Nhà văn đã ngược về quá khứ để khẳng định vai trò của dòng sông Hương trong lịch sử
dân tộc. Đã có một thời sông Hương mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu
oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam của Tổ quốc (Tên của dòng sông Hương được ghi trong “Dư
địa chí” của Nguyễn Trãi là Linh giang). Dòng sông ấy là điểm tựa, bảo vệ biên cương thời kì
Đại Việt. Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, gắn liền với tên tuổi của
người anh hùng Nguyễn Huệ. Nó đọng lại đến bầm da, tím máu, nó sống hết lịch sử bi tráng của
Thế kỉ XIX. Nó đi vào thời đại của Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.
Nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Sông Hương đã gắn liền với lịch
sử của Huế, lịch sử dân tộc.

+ Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn văn hóa: Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển
Huế: Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya... Quá đúng vậy, toàn
bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được hình thành trên mặt nước của dòng sông này. Tác giả liên
tưởng tới việc có người nghệ nhân già gần thế kỷ chơi đàn, một đêm khuya nghe con gái đọc
Kiều. Bằng ngòi bút tài hoa cộng với sự rung cảm mạnh mẽ, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhớ tới
Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăng sầu. Và từ đó,
những bàn đàn đã đi suốt đời Kiều. Đây là cách liên tưởng độc đáo, tài hoa mang đến cho người
đọc một sự bồi hồi, xao xuyến.
+ Sông Hương - dòng sông âm nhạc:
++ Từ âm thanh của dòng sông (tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, tiếng mái chèo khua
sóng đêm khuya, tiếng nước vỗ vào mạn thuyền...) đã hình thành những làn điệu hò dân gian và
nền âm nhạc cổ điển Huế. Và rồi cũng chính trên dòng sông ấy, những câu hò Huế vút lên, mênh
mang, xao xuyến...
++ Viết về sông Huơng, nhiều lần nhà văn đã liên tưởng đến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Đại thi hào đã từng có thời gian sống ở Huế, những trang Kiều ra đời từ mảnh đất có truyền
thống nhã nhạc cung đình. Đó là cơ sở để nhà văn hóa thân vào một nghệ nhân già, nghe những
câu thơ tả tiếng đàn của nàng Kiều, chợt nhận ra âm hưởng của âm nhạc cung đỉnh và bật thốt
lên: Đó chính là Tứ đại cảnh. Bóng dáng Nguyễn Du và những trang Kiều nhiều lần xuất hiện
trong bài kí bộc lộ một khả năng liên tưởng phong phú, một vốn văn hóa sâu rộng và sự gắn kết
với truyền thống, một sự đồng điệu tâm hồn nhà văn.
+ Sông Hương - dòng sông thi ca:
++ Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm sống dậy những vần thơ biếc xanh của Tản Đà về xứ Huế:


Dòng sông trắng - Lá cây xanh. Hình ảnh thơ này cùng với câu chữ của tác giả màu cỏ lá xanh
biếc là minh chứng cho sự tương giao của những tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm với sắc biếc của
thiên nhiên Huế.
++ Nhà văn cũng làm sống dậy một sông Hương hùng tráng bất tử như kiếm dựng trời xanh
trong thơ Cao Bá Quát, một sông Hương nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ Bà Huyện Thanh
Quan...

- Chất thơ của một ngòi bút tài hoa:
+ Chất thơ toát ra từ những hình ảnh đẹp, từ độ nhòe mờ của hình tượng nghệ thuật: những
xóm làng trung du bát ngát tiếng gà, lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của
một linh hồn mô tê xưa cũ...; qua cách so sánh liên tưởng gợi cảm: Chiếc cầu trắng của thành
phố in ngần trên nền trời nhỏ nhắn như những vầng trăng non.
+ Chất thơ còn lấp lánh ở cách Hoàng Phủ Ngọc Tường điểm xuyến ca dao, lời thơ Tản Đà,
Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan.
+ Chất thơ còn tỏa ra từ nhan đề bài kí gợi mãi những âm vang trầm lắng của dòng sông: Ai
đã đặt tên cho dòng sông?
- Đánh giá:
+ Chất trí tuệ và chất thơ kết hợp hài hòa, nội dung thông tin văn hóa lịch sử phong phú được
thể hiện trong tác phẩm tạo nên phong cách đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
+ Nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường: Ngôn ngữ trong sáng, phong phú,
uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu từ như: So sánh, nhân hoá, ẩn
dụ,...Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan. Bút ký có sức liên tưởng kì
diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải
nghiệm của bản thân.
3. Kết bài:
- Trích đoạn bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? đã gợi ra vẻ đẹp của Huế, của tâm hồn người
Huế qua sự quan sát sắc sảo của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông Hương. Hoàng Phủ Ngọc
Tường xứng đáng là một thi sĩ của thiên nhiên, một cuốn từ điển sống về Huế, một cây bút giàu
lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với
dòng sông và cũng là với quê hương đất nước.
Ai đã đặt tên cho dòng sông? Không chỉ là một trong những tác phẩm hay nhất viết về
sông Hương mà còn là bút kí đặc sắc vào bậc nhất của hiện đại.



×