Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

de minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 42 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.82 KB, 9 trang )

ĐỀ SỐ 42
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Ngã ba Đồng Lộc trong suốt hơn bốn mươi năm qua đã ghi dấu ẩn khốc liệt về sự
hủy diệt của kẻ xâm lược đối với một con đường chiến lược mang tên Trường Sơn, một
trong những yết hầu quan trọng của con đường ấy. Nó càng được mọi người biết đến bởi ở
đó, có mười nữ thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 4 cắm chốt nơi đây đã anh dũng hy
sinh khi tuổi đời đều vừa mới đôi mươi.
Được biết, ở cái ngã ba nhỏ bé này bốn mươi năm trước, hằng ngày có biết bao
cán bộ, chiến sĩ vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu cùng với lực lượng hậu cần chi viện
cho tiền tuyến. Ngã ba Đồng Lộc là huyết mạch quan trọng của một con đường quan
trọng. Chính vì thế, đã có trên 1.600 cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, dân quân
và thanh niên xung phong đã hy sinh ở mảnh đất đầy bom đạn này (họ là bộ đội pháo cao
xạ bảo vệ con đường, là lực lượng vận tải, là bộ đội trên đường hành quàn, là dân quân
chiến đấu và thanh niên xung phong của địa phương luôn bám sát cung đường ngày cũng
như đêm, đảm bào giao thông thông suốt trong mọi tình huống). ít ai trong chúng ta có thể
hình dung nối, chỉ lm2 nơi này đã phải hứng chịu những ba trái bom và cũng chỉ trong 7
tháng ác liệt của năm 1968, thời điểm mà mười chị hy sinh đã có gần 50 ngàn trái bom
trút xuống Ngã ba Đồng Lộc. Chỉ trong củi ngày các chị ra đi mãi mãi ấy đã có 60 quả
bom tẩn trút xuống nơi đây đủ thấy sự tàn khoe của chiến tranh ở mức nao.[.../
(Chuyện ở Ngã ba Đồng Lộc, Quốc Phong, theo báo Thanh Niên,
lichsuvietnam.vn)
Câu 1: Anh (chị) hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Tác giả đã sử dụng những dẫn chứng cụ thể để chứng minh sự tàn khốc của
chiến trường nơi Ngã ba Đồng Lộc. Anh (chị) hãy chỉ ra những dẫn chứng đó.
Câu 3: Phân tích thái độ của tác giả đối với các nhân vật được nhắc đến trong đoạn
trích trên.
Câu 4 Tìm ra câu có sử dụng thành phần phụ chú trong đoạn trích trên. Chỉ ra thành
phần phụ chú đó.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):


Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm
(Trích tự sự - Nguyễn Quang Hưng)
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa được gợi ra
từ hai câu thơ trên.
Câu 2 (5 điểm):
Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chăng tiếc đời xanh


Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)
GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD)
Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm)
Câu 1: Nội dung của đoạn trích là những câu chuyện lịch sử đầy cảm động về con
đường ngã ba Đồng Lộc.
Câu 2: Sự tàn khốc của chiến tranh được thể hiện ở ngã ba Đồng Lộc được nhà văn
diễn tả qua những dẫn chứng sau:
- Là nơi chứng kiến những sự hi sinh đầy đau thương, lẫm liệt của nhiều chiến sĩ dũng
cảm trong đó có mười cô gái thanh niên xung phong thuộc tiểu đội 4 khi tuổi đời các chị
vừa mới đôi mươi. Đó còn là nơi các chiến sĩ đã phải vượt Trường Sơn vào Nam chiến
đấu, cùng lực lượng hậu cần chi viện cho tiền tuyến. Nhiều chiến sĩ, cán bộ đã hi sinh trên
tuyến đường huyết mạch này.

- Các số liệu của sự hi sinh, mất mát được tác giả miêu tả một cách chi tiết, chân thực,
cụ thể.
Câu 3: Trong đoạn trích, nhà văn thể hiện thái độ cảm thông, chia sẻ những đau
thương, mất mát mà nhân dân ta đã phải trải qua trong những năm tháng chiến tranh khốc
liệt.
Điều này được thể hiện trong việc nhà văn viết với giọng văn điềm đạm, chậm rãi khi
nhắc đến những hi sinh mà các cán bộ, chiến sĩ của ta phải trải qua trong những năm tháng
chiến tranh: Nó càng được mọi người biết đến bởi ở đó, có mười nữ thanh niên xung
phong thuộc Tiểu đội 4 cắm chốt nơi đây đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời đều vừa mới đôi
mươi.
Được biết, ở cái ngã ba nhỏ bẻ này bốn mươi năm trước, hằng ngày có biết bao cán
bộ, chiến sĩ vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu cùng với lực lượng hậu cần chi viện cho
tiền tuyến. Ngã ba Đồng Lộc là huyết mạch quan trọng của một con đường quan trọng.
Chính vì thế, đã có trên 1.600 cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, dân quân và
thanh niên xung phong đã hy sinh ở mảnh đất đầy bom đạn này
Bên cạnh đó, nhà văn cũng tỏ thái độ bất bình trước những khó khăn, trở ngại mà bộ
đội ta phải trải qua trong những năm tháng chiến tranh.
Câu 4: Trong đoạn trích sử dụng câu có thành phần phụ chú sau (thành phần phụ chú
được in nghiêng):
Chính vì thế, đã có trên 1.600 cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, dân quân và
thanh niên xung phong đã hy sinh ở mảnh đất đầy bom đạn này (họ là bộ đội pháo cao xạ


[...] đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống)
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Yêu cầu về nội dung:

- Giải thích, nêu ý nghĩa câu nói:
+ Méo mó là trạng thái biến dạng, không tròn đầy, hoàn hảo. Cuộc đời méo mó hay
chính là cuộc đời không bằng phẳng, chứa đựng nhiều thử thách, gian nan
+ Tròn tự trong tâm: cái nhìn, thái độ, suy nghĩ đúng đắn của con người cần tích cực,
lạc quan trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh như thế nào.
+ Câu thơ đặt ra hai vế đối lập: một bên là cuộc đời ngang trái, một bên là tâm hồn đẹp
đẽ, để từ đó, đi đến một triết lý. Cuộc đời vốn có nhiều biến cố, có nhiều điều xảy đến mà
con người không mong muốn, nên con người cần tròn ngay từ trong tâm, hãy biết chấp
nhận và bao dung với cuộc đời.
- Phân tích, lí giải:
+ Con người sống phải biết hòa hợp với điều kiện, với hoàn cảnh. Mỗi điều kiện, mỗi
hoàn cảnh khác nhau lại yêu cầu con người có những hành động, thái độ khác nhau.
+ Thái độ tròn từ trong tâm là thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh. Đây là thái
độ sống đúng, làm đúng, không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công. Thái độ
tròn từ trong tâm sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội. Biết chấp nhận và khoan dung
trước những méo mó, bất toàn của người khác và của chính cuộc đời, con người mới có thể
sống vui vẻ, thanh thản.
+ Khi trong trái tim mỗi con người có tròn đầy yêu thương, lòng khoan dung,... thì con
người sẽ cảm thấy lạc quan, vui vẻ. Cuộc đời con người sẽ không chỉ có oán thán và thất
vọng.
- Để tròn tự trong tâm, trước tiên, mỗi con người phải có đôi mắt rộng mở, tấm lòng
khoan dung trước mọi cái bất toàn của cuộc sống. Chấp nhận sự méo mó của cuộc đời, con
người cần có thái độ sống phù hợp, có những hành động đúng đắn để có thể sống tốt trong
cái méo mó của cuộc sống.
- Phê phán
Giữa dòng đời tất bật, chẳng khó khăn gì khi nghe những lời than vãn, trách móc của ai đó.
Đáng buồn hơn, than vãn còn trở thành một căn bệnh. Người ta than vãn vì kết quả công
việc kém, người ta than vãn vì khối lượng công việc nhiều, người ta than vãn vì những mối
quan hệ không mong muốn... thậm chí, người ta còn than vãn chỉ vì trời hôm nay bỗng
nhiên đổ mưa, vì chiếc áo mới mua bỗng nhiên bị phai màu. Quả thực, cuộc sống luôn có

nhiều điều bất ngờ xảy đến mà con người không hề mong muốn. Nhưng than vãn vì sự
méo mó của người khác và cuộc đời cũng không phải là cách để con người giải quyết mọi
việc, thậm chí, còn làm cuộc đời thêm mệt mỏi, buồn chán.


Bình luận, liên hệ bản thân: Con người hoàn toàn có thể thay đổi đời sống chỉ cần mỗi
cá nhân chủ động, tích cục từ trong tâm. Câu thơ như một lời nhắc nhở, nêu lên một
phương châm sống cho mỗi người trước cuộc đời.
Câu 2 (5 điểm)
1. Mở bài:
- Hình ảnh trung tâm của thời đại, niềm tự hào của dân tộc và cũng là hình ảnh trung
tâm của văn học kháng chiến chống Mĩ đó là hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam - thế hệ đóng
góp lớn công sức và xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mù lòng phơi phới dậy tương lai
Bởi vậy văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhiều tác phẩm thơ ca
cũng như văn xuôi của các tác giả đã khắc họa sinh động hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam
trong kháng chiến: Họ là những người lính lái xe Trường Sơn; những cô gái thanh niên
xung phong trên chiến trường; những con người ngày đêm miệt mài lao động cống hiển
cho đất nước... Họ sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng cống hiến tuổi xuân và tình yêu cho đất
nước.
- Hai đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đất Nước của Nguyễn Khoa
Điềm cũng thế hiện rất rõ nguồn cảm hứng đó.
1. Thân bài:
- Giới thiệu chung:
+ Quang Dũng là nhà thơ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc... nhưng thành
công nhất vẫn là thơ ca. Các tập thơ tiêu biểu của Quang Dũng được bạn đọc biết đến
nhiều như Mây đầu ô, Mùa hoa gạo... Nhưng tên tuổi của Quang Dũng có lẽ đã gắn liền
với bài thơ Tây Tiến. Bài thơ ra đời vào năm 1948 in trong tập Mây đầu ô là bài thơ tiêu
biểu nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Tây Tiến là bài hát của tình thương mến, là

khúc ca chiến trận của anh Vệ quốc quân năm xưa, những anh hùng buổi đầu kháng chiến
“áo vải chân không đi lùng giặc đánh” (Nhớ — Hồng Nguyên), những tráng sĩ ra trận với
lời thề “Chiến trường đi chăng tiếc đời xanh ”. Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến vào năm
1948, tại Phù Lưu Chanh bên bờ sông Đáy thương yêu: “Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ
Quốc - Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng” (Mắt người Sơn Tây - 1949). Tây Tiến là một
đơn vị quân đội thành lập vào năm 1947, hoạt động và chiến đấu ở thượng nguồn sông Mã,
miền Tây Hòa Bình, Thanh Hóa sang sầm Nứa, trên dải biên cương Việt - Lào. Quang
Dũng là một đại đội trưởng trong đoàn binh Tây Tiến, đồng đội anh nhiều người là những
chàng trai Hà Nội yêu nước, dũng cảm, hào hoa. Bài thơ Tây Tiến nói lên nỗi nhớ của tác
giả sau một thời gian xa rời đơn vị.
+ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu thời chống Mỹ, cứu
nước. Thơ ông giàu chất trí tuệ, cảm xúc được dồn nén và có nhiều liên tưởng phong phú.
Trường ca Mặt đường khát vọng (1971) khá điển hình cho vẻ đẹp của thơ Nguyễn Khoa
Điềm những năm tháng ấy. Bài thơ Đất nước là một phần của trường ca Mặt đường khát
vọng. Cả bản trường ca có chung một nguồn cảm hứng to lớn là cảm hứng về đất nước
-


được gợi lên từ những năm tháng nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước. Bài thơ Đất nước là phần cảm hứng ấy được thể hiện một cách tập trung nhất, cùng
với những suy ngẫm của tác giả, một nhà thơ trẻ khi đối diện với chiến tranh. Đoạn trích ở
đề, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện suy nghĩ của mình về mối quan hệ riêng - chung,
quan hệ cá nhân - cộng đồng, sự tiếp nối của các thế hệ trong một đất nước, một dân tộc.
Dĩ nhiên, những suy ngẫm ấy được thể hiện bằng thơ, tức không đơn thuần là tư tưởng, mà
chứa dựng cảm xúc, tình cảm của tác giả.
- Cảm nhận về hai đoạn thơ:
+ Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
++ Nội dung:
+++ Câu thơ “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” toàn từ Hán Việt gợi không khí cổ kính:
“biên cương”, “viễn xứ” là nơi biên giới xa xôi, nơi heo hút hoang lạnh. Nhà thơ nhìn

thẳng vào sự khốc liệt của chiến tranh, miêu tả về cái chết, không né tránh hiện thực.
Những nấm mồ hoang lạnh vô danh mọc lên dọc đường quân hành nhưng không làm chùn
bước chân Tây Tiến. Khi miêu tả những người lính Tây Tiến, ngòi bút của Quang Dũng
không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi lụy. Cảm hứng của ông mỗi khi chìm
vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn.
Chính vì vậy mà hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi
đã bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì Tổ quốc của người lính Tây Tiến. Vì thể cho nên
câu thơ tiếp theo dữ dội như một lời thề sông núi: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
+++ Chiến trường là đạn bom ác liệt là hi sinh mất mát. Đời xanh là tuổi trẻ của mỗi
người ai cũng quý cũng yêu. Vậy mà người lính lại "chẳng tiếc đời xanh" . Câu nói ấy vang
lên chắc nịch mang cái vẻ bất cần, mang cái vẻ ngạo nghễ rất lính. Họ đã ra đi không tiếc
tuổi thanh xuân là họ đã hiến trọn đời mình cho Tổ quốc, đất nước. Bởi chết cho Tổ quốc
chính là chết cho lí tưởng. Còn quyết tâm nào cao quý và thiêng liêng hơn thế nữa chăng?
Ta chợt nhớ tới tích Kinh Kha sang đất Tần hành thích bạo chúa Tần Thủy Hoàng, bên bờ
sông Dịch chàng dứt áo ra đi với khẩu khí yêng hùng tráng sĩ: "Sông Dịch ù ù gió thổi/
Tráng sĩ một đi không trở về". Vậy là người lính cụ Hồ không chỉ mang vẻ đẹp của thời đại
mà còn mang một vỏ đẹp cổ kính đượm màu hiệp sĩ xa xưa. Thật rằng, họ cũng có những
tiếc nuối nhưng trên hết là vì lý tưởng:
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Tuôi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc
(Thanh Thảo)
+++ Áo bào là áo vua ban cho những người làm nên công trạng. Ở đây, điều kiện thiếu
thốn đủ bề, người lính ra đi trong manh chiếu rách nhàu bọc lấy thân rồi vùi xuống đất.
Nhưng qua câu thơ của Quang Dũng, manh chiếu rách ấy đã trở thành áo bào. Bởi vậy,
cuộc tiễn đưa trở nên bi tráng. Nhà thơ vẫn gợi lên sự thật chung của cả thời chống Pháp là
sự thiếu thốn về vật chất, ở vùng biên giới xa xôi thì sự thiếu thốn ấy còn nhân lên gấp bội.
Người chiến sĩ đã ngã xuống không có một cỗ quan tài, thậm chí không có lấy một tấm



chiếu để liệm thân mà khi ngã xuống vẫn cứ mặc nguyên tấm áo thường ngày trên đường
hành quân. Đó có thể là tấm áo sờn vai, tấm áo bạc màu, tấm áo có vài mảnh vá. Nhưng
với thái độ trân trọng đồng đội, nhà thơ Quang Dũng đã thấy họ như đang mặc tấm áo bào
của chiến tướng mà đi vào cõi vĩnh hằng, bất tử cùng sông núi.
+++ Đoạn thơ kết thúc bằng một âm hưởng hào hùng. Dường như linh hồn người tử sĩ
đã hòa cùng sông núi, con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc đau thương, hùng tráng để tiễn
đưa người lính vào cõi bất tử. Hình tượng “sông Mã” ở cuối bài thơ được phóng đại và
nhân hóa, tô đậm cái chết bi hùng của người lính - sự hi sinh làm lay động đất trời, khiến
dòng sông gầm lên đớn đau, thương tiếc. Sự ra đi của người lính được Quang Dũng dùng
nghệ thuật nói giảm nói tránh “anh về đất” làm dịu đi cái đau thương nhưng không tránh
cho người dọc khỏi ngậm ngùi. “Anh về đất” là về với đất mẹ. Đất mẹ giang rộng vòng tay
đón các anh trở về sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt sự hi sinh ấy không chỉ làm
cảm động đến con người mà còn làm cảm động đến cả thiên nhiên Tây Bắc. Con sông Mã
xuất hiện ở đầu bài thơ trong nỗi nhớ chơi vơi của nhà thơ thì ở đoạn thơ này sông Mã lại
xuất hiện trong tiếng gầm dữ dội. Đó là “khúc độc hành” của thiên nhiên đang tấu lên khúc
nhạc thiêng liêng, trầm hùng đưa người lính về nơi an nghỉ cuối cùng.
+++ Cả bài thơ Tây Tiến không có một trận đánh nào được nói tới, không có một tiếng
súng nào vang lên mà cái chết vẫn hiện hình rõ nét, vẫn hiện lên một cách chân thực. Đó
chính là cái nhìn mới về sự khốc liệt, nghiệt ngã của chiến tranh. Rất nhiều người lính đã hi
sinh dọc đường hành quân, trên đường ra mặt trận. Họ hi sinh vì điều kiện sống, chiến đấu
quá gian khổ, thiếu thốn: thiếu lương thực, thiếu muối, thiếu thuốc, lại sống ở những nơi
rừng thiêng nước độc...
++ Nghệ thuật:
+++ Thành công của đoạn thơ là nhà thơ đã sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi sắc thái cổ
kính, trang nghiêm. Sử dụng nghệ thuật đối lập, nhân hóa, nói giảm nói tránh. Lời thơ hàm
súc vừa đượm chất hiện thực vừa gợi chất hào hùng, bi tráng.
+++ Bút pháp lãng mạn và sử thi đã làm nên hình tượng người lính cụ Hồ trong chín
năm kháng chiến gian lao mà oai hùng lẫm liệt.
+++ Cảm xúc của nhà thơ rất chân thành; giọng điệu thơ có chút xót xa nhưng nổi bật
là sự dứt khoát, mạnh mẽ làm nên sự bi tráng trong cái chết của người Tây Tiến.

+ Đoạn thơ trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:
++ Nội dung:
+++ Bốn câu thơ nhẹ nhàng, chân thành và tha thiết. Cách dùng đại từ “em” gợi cảm,
gần gũi, thân mật đù đổ làm “mềm hóa” những điều mang tính chất rộng lớn bao quát: đó
là những suy niệm về Đất Nước. “Em ơi” trong câu thơ này không mênh mang dìu dặt đưa
người về cõi xa bên dòng sông Đuống, pha lần chút vị hư ảo trong câu thơ toàn vần bằng
như “Em ơi buồn làm chi” (Bên kia sông Đuống - Hoàng cầm). “Em ơi” ở đây là lời nói
và khăn trong nỗi nhớ thầm”, là lời tâm tình của người yêu với người yêu. Chọn câu
chuyện tình yêu nam nữ để nói lên tình yêu đất nước, phải chăng là Nguyễn Khoa Điềm đã
“mạo hiểm”? Không, chính tình yêu đất nước hòa lẫn trong câu chuyện tình yêu nam nữ


mới tạo nên nét độc đáo hơn cho tác phẩm của nhà thơ.
+++ Nguyễn Khoa Điềm đã khám phá một định luật rất mới “Đất Nước là máu xương
của mình”. Đối với mỗi con người, máu xương là yếu tố cần thiết cho sự sống. Hình ảnh so
sánh độc đáo ấy có hàm ý khẳng định: Đất nước là sự sống thiêng liêng đối với mỗi con
người:
Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết
Cho môi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...
Ngoài ra, hình ảnh “máu xựơng” còn gợi lên trong lòng người đọc lịch sử đất nước với
biết bao con người anh hùng đã hi sinh đời mình cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc:
Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
(Giang Nam)
+++ Cấu trúc của câu thơ cũng theo kiểu suy luận: Đất nước là ... nêu lên một tiền đề.
Từ tiền đề ấy, phải biết.../ phải biết... để làm nên ... Câu thơ giàu chất duy lý nhưng không

lên gân mà trở thành lời nhắn nhủ tha thiết. Ở đây có những từ tượng trưng rất đáng chú ý:
máu xương, gắn bỏ, san sẻ, hoá thân, dáng hình, muôn đời. Sau rất nhiều suy nghĩ cụ thể
về đất nước, đến đây nhà thơ khẳng định Đất nước là máu xương của mình. Máu xương là
sự sống. Rất ít trường hợp người ta ví một điều gì đó với máu xương, bởi nó có ý nghĩa
biểu trưng cho sự thiêng liêng. Đất nước là máu xương có nghĩa là đất nước tồn tại như
một sự sống và để có sự sống ấy hẳn phải có rất nhiều hi sinh. Quả đúng như vậy, biết bao
con người, bao thế hệ đã ngã xuống cho sự sống còn của đất nước. Vì thế, mỗi một con
người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, quan hệ mật thiết với nhau. Từ sự
gắn bó ấy mới có thể san sẻ. San sẻ trách nhiệm, san sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc cho
nhau. Đất nước vĩ đại nhưng đất nước là một thực thể sống. Thực thể ấy không phải là sự
tập hợp của những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng. Hoá thân cũng có nghĩa là dâng
hiến. Thời bình, người ta dâng hiến sức lực, mồ hôi cho Tổ quốc. Thời chiến, người ta
dâng hiến cả sự sống của mình. Sự dâng hiến ấy, theo suy ngẫm của nhà thơ, là cuộc hóa
thân. Bóng dáng mỗi người đã làm nên bóng dáng quê hương xứ sở, đất nước. Không có
sự hoá thân kia làm sao đất nước trường tồn, làm sao có được đất nước muôn đời! Những
câu thơ in đậm chất duy lý cất lên như tiếng gọi của trái tim, vì thế nó thiết tha, thúc giục
lòng người. Tinh thần này đã từng bắt gặp trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi:
Người ra đi đâu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Hay:
Người đi? ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay


Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say.
(Tống biệt hành - Thâm Tâm)
Một khi ra đi chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng, người chiến sĩ bộ dội cụ Hồ quên hết
tình riêng một lòng hướng về nhân dân và đất nước.
++ Nghệ thuật:

+++ Thể thơ tự do với những câu thơ co duỗi nhịp nhàng, linh hoạt gợi về quá trình lịch
sử đầy gian khổ của Đất Nước, gợi về sự hi sinh vĩ đại của nhân dân ta.
+++ Thành công nghệ thuật của đoạn thơ này chính là sự vận dụng những yếu tố dân
gian kết hợp với cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc
lại vừa mới mẻ. Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng tối đa đã tạo nên không
khí, giọng điệu, không gian nghệ thuật riêng: vừa có sự bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa
bay bổng, mơ mộng của ca dao, truyền thuyết nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận và
cách diễn đạt bằng hình thức thơ tự do. Có thể nói chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng
và cảm xúc của tác giả, tạo nên đặc điểm nghệ thuật độc đáo của đoạn thơ này.
+++ Đoạn thơ mang tính chính luận nhưng được diễn đạt bằng hình thức đối thoại,
giọng điệu trữ tình kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ. Từ Đất Nước được lặp lại hai lần
kết hợp cách viết hoa đã tăng thêm sự tôn kính thiêng liêng, thể hiện quan niệm lớn: “Đất
Nước của Nhân dân”.
- So sánh:
+ Giống nhau: Tư tưởng của cả hai đoạn thơ đều là tư tưởng cao đẹp: cống hiến, dâng
hiến tuổi trẻ mình cho đất nước non sông.
+ Khác nhau:
++ Tây Tiến với cảm hứng đất nước được gợi lên từ nỗi nhớ của người lính vùng cao về
những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với nỗi nhớ của nhà thơ
về đồng đội, bằng kí ức về một thời oanh liệt của người trong cuộc. Đoạn thơ được viết
bằng cảm xúc mãnh liệt chân thành, sự kết hợp bút pháp tả thực và lãng mạn. Đất Nước
hoàn thành trong cuộc kháng chiến chống để quốc Mĩ tại mặt trận Trị Thiên bộc lộ cảm
hứng đất nước qua cái nhìn tổng quát đưa đến những chiêm nghiệm mới mè, sâu sắc về đất
nước: Đất nước là tất cả những gì gắn bó máu thịt với mỗi con người. Bài thơ, đoạn thơ
này nhằm thức tỉnh tuổi trẻ về trách nhiệm đối với Đất Nước - cũng là một cách kêu gọi
tinh thần đấu tranh của tuổi trẻ.
++ Đoạn thơ trong bài Tây Tiến được viết bằng thế thơ thất ngôn, có sử dụng nhiều từ
Hán Việt trang trọng với giọng điệu thơ dứt khoát, mạnh mẽ, âm hưởng hào hùng để tô
đậm hiện thực khốc liệt của chiến tranh và khẳng định sự bất tử của người chiến sĩ vô
danh. Đoạn thơ trong bài thơ Đất Nước được viết bằng thể thơ tự do, giọng điệu tâm tình

trò chuyện, từ ngữ giản dị, gần gũi nhằm khẳng định vai trò to lớn của nhân dân vô danh.
2. Kết bài:
Qua hai đoạn thơ trong hai bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đất Nước của
Nguyễn Khoa Điềm, các tác giả đã đem đến những nhận thức sâu sắc về vai trò của những


người anh hùng vô danh. Họ đã “hoá thân cho dáng hình xứ sở - Làm nên Đất Nước
muôn đời.
Đó là những con người thầm lặng, giản dị mà cao cả, đáng kính vô cùng. Hai bài thơ
cùng viết về đề tài những con người kháng chiến, nhưng ra đời trong hai hoàn cảnh lịch sử
khác nhau nên đã có những nét tương đồng và sự khác biệt rất sâu sắc. Hai đoạn thơ trên
đã đem đến cho chúng ta những cảm xúc sâu lắng về sự khốc liệt nghiệt ngã của chiến
tranh, về lí tưởng cao đẹp của những người chiến sĩ, về sự hi sinh thầm lặng của các thế hệ
nhân dân để ta thêm yêu cuộc sống, yêu đất nước của chúng ta ngày hôm nay.
tâm niệm của chàng trai với cô gái, người “đánh rơi chiếc



×