Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

de minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 43 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.97 KB, 7 trang )

ĐỀ SỐ 43
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Láng giềng đã đỏ đèn đâu?
Chờ em ăn dập miếng giầu em sang.
Đôi ta cùng ở một làng,
Cùng chung một ngõ, vội vàng chi anh?
Em nghe họ nói mong manh,
Hình như họ biết chúng mình... với nhau.
Ai làm cả gió đắt cau,
Mẩy hôm sương muối cho giầu đổ non?
1937
(Chờ nhau, Nguyễn Bính, theo Hoài Thanh,
Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007)
Câu 1: Chỉ ra tác dụng của thể thơ đối với việc miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình
trong bài thơ trên.
Câu 2: Không khí làng quê trong bài thơ trên được thể hiện trong những từ ngữ nào?
Câu 3: Anh (chị) cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của câu thơ Em nghe họ nói mong
manh,/ Hình như họ biết chúng mình... với nhau?
Câu 4: Trong bài thơ có sử dụng một câu hỏi tu từ nhắc đến thiên nhiên nhưng lại dùng
để thể hiện sự trách móc, sốt ruột của nhân vật trữ tình. Hãy chỉ ra và phân tích vẻ đẹp của
câu hỏi tu từ đó.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Con ơi! Khi con cất tiếng khóc oe oe chào đời, thì những người xung quanh nhìn con
mỉm cười sung sướng. Hãy song sao cho, một ngày nào đó, con có thể mỉm cười nham mắt
xuôi tay khi những người xung quanh con đều rơi lệ. (Henry Bordeaux)
Anh/ chị hiểu gì về câu nói trên? Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, anh/chị hãy thể hiện
suy nghĩ của mình về vấn đề đặt ra trong câu nói.
Câu 2 (5 điểm): Trong bài cảm nghĩ về Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết:
Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không


giết được sức Sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm
tàng, mãnh liệt.
(Tác phẩm văn học 1930 - 1945, tập 2, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1990, trang 71).
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận
xét trên.
GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD)
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1. Thể thơ được sử dụng là lục bát.
Tác dụng: khiến cho nhịp thơ trở nên đều đặn, phù hợp miêu tả không khí tình tứ, sâu


lắng của nội dung bài thơ. Mặt khác thể thơ lục bát truyền thống cũng phù hợp với nội
dung nói về thứ tình cảm thầm kín, sâu sắc, khó nói, khó diễn đạt nhất của tâm tư là tình
yêu đôi lứa trong không gian làng quê.
Câu 2. Những từ thể hiện không khí làng quê trong tác phẩm trên là: láng giềng, đò
đèn, miếng giầu, làng, ngõ, cau, sương muối.
Câu 3. Hai câu thơ Em nghe họ nói mong manh,/ Hình như họ biết chúng mình... với
nhau? Là hai câu thơ rất đỗi trong sáng trong tác phẩm, thể hiện tình yêu thầm kín của đôi
trai gái thôn quê. Tình yêu trong sáng của họ như một mối tình đặc biệt, chỉ đôi trai gái biết
mà thôi. Cô gái sử dụng từ mong manh để tâm sự với chàng trai về việc mọi người biết
chuyện của đôi lứa mình nhưng điều mà câu thơ đọng lại lại chính là sự trong sáng, chân
thật của mối tình của cô gái và chàng trai. Hệ thống từ ngữ nghe họ nói, mong manh, hình
như, chúng mình, với nhau là những từ ngữ thể hiện sự chập chờn, khe khẽ, mong manh
của cảm xúc lo sợ mà cô gái diễn tả. Cả hai câu thơ chỉ nói đến một sự việc đơn giản khi
cô gái tâm sự với chàng trai, tuy nhiên chức năng thông báo của câu thơ bị xóa nhòa, còn
lại chỉ là tâm trạng bối rối của cô gái.
Câu 4. Câu hỏi tu từ được đề cập đến là Ai làm cả gió đắt cau/ Mấy hôm sương muối
cho giầu đổ non?.
Phân tích: Nhắc đến cau, trầu ắt hẳn muốn nhắc tới chuyện hôn nhân. Tại sao lại có
chuyện hôn nhân ở đây trong lời nói của cô gái? Phải chăng có uẩn khúc gì khi cô gái thực

hiện lời trách móc, nhưng không phải trách móc với chàng trai mà là trách móc với thiên
nhiên, giận dỗi thiên nhiên vô cớ. Tại sao thiên nhiên không ủng hộ cho mối tình của họ,
tại sao gió to làm cau trở nên đắt đỏ, tại sao sương muối xuất hiện làm cho giàn giầu đổ
sớm? Lời trách móc dành cho thiên nhiên nhưng thực chất phải chăng hướng đến chàng
trai? Cô gái trách móc, hờn dỗi vì chàng trai chưa mang trầu cau đến hỏi cưới cô, nhưng lại
kín đáo chuyển lời trách móc sang thiên nhiên vô tội. Cách bộc lộ thầm kín ấy khiến hình
ảnh nhân vật trữ tình được hiện lên một cách tinh tế, sâu sắc như dụng ý của nhà thơ.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích
Câu nói của Henry Bordeaux nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc sống tốt đẹp, hữu ích
của con người đối với xã hội, với cuộc đời. Con người sống trên đời, phải sống sao cho có
ý nghĩa, để khi chết đi, người đời tiếc thương, ca ngợi.
- Phân tích, bình luận ý kiến
+ Vì sao lại nói “Hãy sống sao cho, một ngày nào đó, con có thể mỉm cười nham mắt
xuôi tay, khi những người xung quanh con đều rơi lệ ”.
++ Khi một đứa bé được ra đời, đó cũng là khi một cuộc đời mới được khai sinh. Khi ra


đời, con người được yêu mến, tin tưởng công dân mới sẽ là người có ích cho gia đình, xã
hội thì càng phải có trách nhiệm sống sao cho tốt đẹp, sống có ích... để thoả mãn sự mong
mỏi, tin tưởng của mọi người.
++ Sống đẹp, sống có ích cho cuộc đời, con người sẽ nhận về mình sự bình yên, thoải
mái, để cuối cuộc đời, ta thoả mãn và tự hào những gì mình đã làm, đã cống hiến cho xã
hội.
+ Khi chào đời được mọi người tin tưởng, điều đó dường như không quan trọng và có ý

nghĩa khi quyết định bằng việc khi mất đi được người khác xót thương. Ngay trong cuộc
sống, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những đứa bé khi sinh ra bị cha mẹ chúng bỏ rơi, bị
người đời ghẻ lạnh. Điều đó không có nghĩa, cuộc đời những đứa bé đó đã trở nên vô
nghĩa. Quan trọng ở chỗ, trong những ngày sống trên đời, con người đã sống như thế nào,
và liệu khi người ấy mất đi có khiến cho những người xung quanh cảm thấy tiếc nuối hay
không. Bởi vậy, mỗi con người, dù có xuất phát điểm thấp như thể nào cũng không được
buông bỏ, thả trôi cuộc đời mình.
+ Làm thế nào để khi ta chết đi, mọi người tiếc nuối? Để làm được điều đó, con người
phải biết rèn luyện bản thân mình, sống có cả đức, cả tài, biết yêu thương, giúp đỡ người
khác, biết làm những điều có ích cho xã hội
+ Phê phán: Bên cạnh những con nguôi sống cống hiến, làm đẹp cho cuộc đời, có
không ít người khi sống trên đời chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, sống nhỏ nhen, ích kỉ
- Bài học nhận thức và hành động
+ Câu nói của Henry Bordeaux là lời nhắc nhở đối với mọi con người, sống sao cho có
ý nghĩa, sống sao cho có ích với cuộc đời là điều quan trọng. Cuộc đời con người là hữu
hạn, chỉ bằng cách sống với một trái tim nhân hậu, cống hiến hết mình, làm đẹp cho cuộc
đời, con người mới có thể nối dài sự sống của chính mình - cuộc sống trong trái tim của
những người khác.
+ Liên hệ bản thân: người viết tự nhìn nhận, đáng giá lại cách sống của bản thân mình,
từ đó định hướng một lối sống phù hợp, đúng đắn.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả
- Khái lược về tác phẩm, hướng bài làm vào phân tích nhân vật Mị
- Dẫn lại nhận xét của Tô Hoài.
1. Thân bài
Luận điểm 1: Cách giới thiệu nhân vật của Tô Hoài
-Tác giả giới thiệu nhân vật bằng một khoảnh khắc trong thực tế để hiện lên số phận
khổ cực của nhân vật. Tô Hoài đặt Mị vào những hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ tính cách
cung như số phận của nhân vật.

+ Hình ảnh cố hữu của nhân vật này là một người lao động vất vả “ngồi quay sợi đay
bên tảng đá cạnh tàu ngựa”.
+ Mị còn là một phụ nữ bất hạnh, số phận khố cực, vì dù ngồi quay sợi, đi cõng nước,


chẻ củi, cô đều cúi mặt và mặt buồn rười rượi.
+ Mị còn là một người phụ nữ sống cô đơn, lạc lõng. Mị sống trong nhà thống lí-một
nhà quan giàu, có nhiều bạc, nhiều nương, nhiều thuốc phiện nhất làng, tuy là con dâu
nhưng Mị phải sống cuộc sống của nô lệ.
Từ đó rút ra kết luận: Cách thức giới thiệu này tạo ra sức hấp dẫn với người đọc đồng
thời để người đọc thông cảm và xót thương cho số phận của Mị.
Luận điểm 2: Phân tích nhân vật Mị
- Khái quát: Vợi cách giới thiệu độc đáo của Tô Hoài, nhân vật Mị hiện lên thật cụ thể
và đầy bất ngờ trong tác phẩm. Số phận Mị thay đổi theo mức độ ý thức về bản thân của
nhân vật. Dù bị các thế lực tàn ác chà đạp; phải sống lay lắt, đói khổ, nhục nhã; dù đã có
lúc cô cam chịu số phận nô lệ nhưng sức sống âm thầm, tiềm tàng vẫn âm ỉ cháy trong con
người Mị giúp cô vượt qua nghịch cảnh, đấu tranh đòi quyền sống cho mình. Nhân vật Mị
từ chỗ cam chịu khổ cực trong nhà thống lí cho đến khi cởi trói giải thoát cho A Phủ, đó là
một quá trình biến chuyển lâu dài và được tác giả kể lại rất sinh động, chi tiết. Gắn với mỗi
không gian sống, Mị lại hiện lên với các số phận khác nhau.
- Nhân vật Mị trước khi về làm dâu nhà thông lí Pá Tra
+ Trước khi về làm dâu nhà thống lí, Mị là một cô gái vùng sơn cước xinh đẹp, yêu
đời. Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo, có biết bao người mê đã ngày đêm thổi sáo đi theo
Mị.
+ Mị còn là một người con hiếu thảo, có ý thức về mình, khát vọng về cuộc sống tự do.
Vì vậy, khi thống lí Pá Tra đến hỏi cưới Mị cho A Sử để xóa đi món nợ truyền kiếp của
gia đình, cô đã nói với bố rằng: “Con nay đã biết cuốc nương, làm ngô, con phải làm
nương ngô trả nợ thay cho bố, bố đừng bán con cho nhà giàu.”
+ Mị đã từng có một tình yêu rất đẹp.
Mang trong mình tất cả các phẩm chất tốt đẹp đỏ, những tưởng Mị sẽ có một tương lai

tươi sáng, một cuộc sống êm đềm nhưng món nợ truyền kiếp đã vùi chôn mọi khát khao đó
và biến Mị thành người con dâu gạt nợ cho nhà thống lí.
- Nhân vật Mị sau khi làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra
+ Thời gian đầu về nhà thống lí, Mị có những phản ứng rất mạnh mẽ để cự tuyệt.
Thậm chí, cô còn muốn giải thoát bằng lá ngón nhưng vì thương cha nên Mị chấp nhận số
phận nô lệ trong nhà thống lí.
+ Một thời gian dài ở nhà thống lí, bởi sự tra tấn dã man, sự thống trị bằng thần quyền
và cường quyền đã làm biến đổi con người Mị. Từ một cô gái yêu đời với bao nhiêu khát
vọng, Mị trở thành cái xác không hồn, thành công cụ lao động, tê liệt hoàn toàn về ý thức
sống, “từ khi cha chết Mị không còn nghĩ đến việc ăn lá ngón nữa, vì ở lâu trong cái khổ
Mị quen rồi”.
+ Mị chỉ nhớ còn nhớ đi nhớ lại những việc làm theo năm, theo mùa: “Tết xong thì lên
núi hái thuốc phiện, giữa năm thì xe đay, dệt sợi; Mị nghĩ mình như con trâu con ngựa”.
+ Mị chấp nhận cuộc sống cầm tù trong nhà thống lí. Cái buồng của Mị nằm chỉ có
một ô cửa sổ, đó là “một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra chỉ thấy mờ mờ trăng trắng chẳng


biết là sương hay nắng”. Mị sẽ ngồi đó trông ra đến khi nào chết thì thôi, cô ngày càng câm
lặng không nói.
+ Mị mất hết ý thức sống do sự dã man trong bàn tay thống trị của nhà thống lí, chúng
chà đạp Mị bằng những trận đòn roi vô cớ.
+ Mị còn phải làm những công việc nặng nhọc. Chúng bắt Mị làm việc quanh năm, suốt
tháng, bao giờ cũng thế, suốt đời như thế. Thậm chí, cuộc đời Mị còn không bằng kiếp trâu
ngựa vì con trâu, con ngựa còn có lúc đứng gãi chân nhai cỏ còn Mị phải vùi đầu vào công
việc cả ngày lẫn đêm.
Gia đình thống li đã giam hãm cuộc đời Mị trong kiếp sống cẩm tù khiến cho cô quên
đi ý thức về ánh sáng, về cuộc sống tự do.
- Sự thống trị bằng thần quyền với những lễ trình ma đã làm cho Mị tự ràng buộc cuộc
đời mình vào nhà thống lí và dẫn đến suy nghĩ bế tắc trong Mị: “Mị nghĩ mình đã bị bắt về
cúng trình ma nhà nó thì chỉ chờ đến ngày chết rũ xương ở đây thôi.”

Tiểu kết: Thông qua sự thay đổi của Mị từ sau khi về làm dâu nhà thống lí, Tô Hoài thể
hiện tiếng nói đấu tranh với bọn chúa đất, chúng không tiêu diệt người dân lao động mà
làm họ tê liệt cho đến mất hết ý thức sống để chấp nhận cuộc đời của những kẻ phụ thuộc,
nô lệ.
- Mị trong đêm tình mùa xuân
+ Những tưởng Mị sẽ cam chịu kiếp sống đó cho đến chết trong căn buồng u tối nhưng
ai có thể ngờ được trong dáng hình của “con rùa” ấy vẫn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng
mãnh liệt chỉ chờ có cơ hội là bùng phát.
+ Đêm tình mùa xuân năm nay Mị chợt thức tỉnh là do sự tổng hòa của nhiều nguyên
cớ khác nhau:
+ Mùa xuân ở Hồng Ngài năm nay rất đẹp và thanh bình (dẫn chứng)
+ Ngoài đầu núi tiếng sáo gọi bạn đi chơi mà lòng Mị thấy bồi hồi:
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta chưa có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.
Mị nhớ về quá khứ: rất đẹp và hạnh phúc trong cuộc đời. Ngày Mị thổi lá cũng hay như
thổi sáo, có biết bao người mê đã ngày đêm thổi sáo đi theo cô.
+ Trong ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Cô lịm mặt ngồi đấy, cái say nồng của men rượu
làm Mị nhớ lại những điều mà cô đã lãng quên.
+ Lòng Mị sống về ngày trước, tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Mị đã có ý
thức về quá khứ, cuộc đời mình: nó đẹp, hạnh phúc nhưng đã xa xôi.
+ Mị có ý thức về thực tại của mình, cô thấy phơi phới trở lại khi nghĩ mình còn trẻ.
+ Khát vọng bùng lên, Mị muốn đi chơi Tết vì bao nhiêu phụ nữ có chồng còn đi chơi
ngày Tết, huống chi Mị với A Sử không có lòng với nhau.
+ Quá khứ tươi đẹp mà hiện thực thì phũ phàng, Mị muốn ăn lá ngón mà chết ngay đi
để khỏi phải nghĩ, khỏi phải dằn vặt, khổ đau.


Hành động của Mị sau khi sự sống trở lại:

+ Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn réo rắt gọi ngoài đường, xoáy sâu vào trái tim đang thổn
thức của Mị: “ Anh ném pao, em không bắt/ Em không yêu, quà pao rơi rồi". Tiếng sáo như
có ma lực cứ rập rờn, bay bổng, thôi thúc Mị khao khát đi chơi, thôi thúc Mị phải hành
động.
+ Mị xắn thêm mỡ bỏ vào đĩa đèn khơi thêm ngọn lửa sáng...
+ Chẳng cần biết A Sử đã bước vào buồng và hỏi: “Mày muốn đi chơi à?”, trong lòng
Mị chỉ còn tiếng sáo và khát vọng tự do...
Tô Hoài nhận thấy ý thức đang song dậy một cách mãnh liệt trong con người Mị. Mị
nhận ra mình còn trẻ, nhận ra kiếp sống cầm tù bay lâu nay của mình. Khi ý thức đã trở lại
đã thôi thúc Mị hành động một cách quyết liệt, không gì ngăn nổi: Mị muốn đi chơi. Mị
muốn thoát ra khỏi cái địa ngục tăm tối đã giam hãm cuộc đời mình, để tự do thả hồn mình
theo tiếng sáo gọi bạn tình, tìm lại những ngày tươi đẹp đã mất.
Sức sống tiềm tàng trong Mị cho dù bị chà đạp
+ Khát vọng vừa bùng lên đã bị A Sử chặn đứng lại. Sợi dây tàn bạo đã quấn chặt Mị
vào cây cột trong căn buồng u tối cho đến sáng hôm sau. Nhưng A Sử chỉ có thể trói được
thể xác chứ không trói buộc được tâm hồn đang khát khao sự sống của Mị.
+ Hơi rượu nồng nàn đã nâng tâm hồn Mị bay theo những tiếng sáo mùa xuân: “Tiếng
sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi.”
+ Mị quên mình đang bị trói, quên đi cảm giác đau đớn đến tê dại: “Mị vùng bước đi”.
Chi tiết diễn tả thật quyết liệt lòng ham sống của Mị bất chấp hiện tại tăm toi, khố đau.
Cô muốn bước đi, muốn giải thoát cho cuộc đời mình khỏi địa ngục trần gian.
+ Bước chân vùng đi đã đánh thức MỊ trở lại hiện tại, sợi dây siết chặt vào da thịt như
đứt ra tung mảng, đau đớn. Cô nhận ra hiện thực tàn khốc, mọi giấc mơ tan biến: “Mị thổn
thức nghĩ mình không bằng con trâu con ngựa.”
+ Suốt đêm hôm ấy, Mị bị trói đứng trong hơi men nồng nàn, trong tiếng sáo tha thiết
đầy ai oán. Nhưng sức sống tiềm tàng vẫn âm ỉ cháy trong Mị, tiếp cho cô thêm sức mạnh,
quên đi nồi đau về thể xác để tâm hồn được giải phóng theo tiếng sáo lơ lửng.
Tiểu kết: Khép lại khát vọng được đi chơi, được sống tự do trong đêm tình màu xuân,
Mị lại rơi vào tình cảnh bế tắc hơn trước đó. Nhưng đó cũng là dấu hiệu báo trước sự thay
đổi, thoát khỏi kiếp sống khổ cực của Mị.

- Mị cởi trói cho A Phủ và giải thoát cuộc đời mình
+ A Phủ cũng như Mị, là người ở gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Vì một lần mải bắt
nhím để hổ ăn mất bò nên A Phủ bị trói đứng vào cột trong tình cảnh đói khát và giá buốt.
+ Nhiều đêm Mị ra sưởi lửa, cô hoàn toàn vô cảm với người bị trói đứng là A Phủ, cho
dù anh ta có là một xác chết đứng đấy cũng thế thôi vì cuộc đời Mị đã quá bất hạnh và bi
kịch, tâm hồn đã trở nên trơ lì. Nhưng khi nhìn thấy những giọt nước mắt bò xuống hõm
má xạm đến của A Phủ, Mị nhớ lại hoàn cảnh của mình ngày trước (nước mắt chảy xuống
miệng, xuống cổ mà không lau đi được) nên cô đồng cảm với những đau khổ mà A Phủ
đang phải chịu đựng. Chính sức mạnh của tình yêu thương đã khiến Mị cởi trói cho A Phủ,
-


rồi cô quyết định giải thoát cho cuộc đời mình. Bởi cô nhận ra: “ Ở đây thì chết mất”.
Tiểu kết: Cả Mị và A Phủ từng cam chịu số phận nô lệ, chịu sự thống trị của cường
quyền và thần quyền nhưng khi cái chết đã cận kề, bản năng sống làm cho họ có sức mạnh
và đồng thời cũng khẳng định: với người Mông ở vùng cao, sức sống mãnh liệt là một
trong những phẩm chất tốt đẹp trong con người họ.
2. Kết bài
- Nhân vật Mị trong tác phẩm được tác giả xây dựng thành một hình tượng đẹp: dù
trong đói khổ, lay lắt, nhục nhã, Mị vẫn âm thầm sống và mang trong mình sức sống tiềm
tàng.
Hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm trở thành một tín hiệu nghệ thuật gắn liền với
nhà văn Tô Hoài. Tác giả đã lên tiếng ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp của con người
miền núi và tố cáo sự dã man của bọn chúa đất đồng thời cũng là bài ca cách mạng khi
giải thoát cuộc sống khốn khồ cho người nông dân.



×