Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

de minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 44 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.64 KB, 7 trang )

ĐỀ SỐ 44
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Hơn 2 triệu người đã chết vì đói... Cả nhà đói, cả dòng họ đói, cả làng cả xóm
cùng đói. Cái đói kinh hoàng năm Ất Dậu 1945 ấy, người trẻ hôm nay sẽ không tưởng
tượng nổi. [...] Chúng ta tự hào bởi lịch sử dân tộc hào hùng và kiêu hãnh. Nhưng chúng
ta cũng không thể quên những đau thương, mất mát của dân tộc mình. Những người đang
sống hạnh phúc hôm nay không hẳn ai cũng nhớ tới nỗi khổ nhục kinh hoàng nhất trong
lịch sử dân tộc Việt với hơn 2 triệu đồng bào đã chết trong sự đày đọa đến tận cùng của
cái đổi.
Chết vì đói là cái chết đáng sợ nhất của bất cứ sinh vật nào. Cái chết đến từ từ,
không ngừng giày xéo, đày đọa con người trong đau đớn, tủi nhục và sợ hãi. Thế nhưng
nạn đói năm 1945 còn gây nên những tẩn thảm kịch mà không ai có thể tưởng tượng được
[...].
Lũ lượt những đoàn người như hình nhân bỏ quê hương tìm lên phố xá, mong kiếm
thứ bỏ vào mồm. Và cuộc hành trình ấy kéo dài từ xó nhà đến Hà Nội đã biến con người
thành hồn ma xác quỷ. Hoặc là gục chết bên đường hoặc ngoai ngoác sống trong khổ
nhục...
(Nạn đói năm 1945, Quang Thiện)
Câu 1: Chỉ ra câu chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2: Từ “đói” được lặp lại bao nhiêu lần trong đoạn trích trên? Ý nghĩa của việc lặp
lại từ ngữ đó là gì?
Câu 3: Sự đáng sợ của cái đói được nhà văn chứng minh trên những biểu hiện nào cụ
thể?
Câu 4: Trong khoảng 5-7 dòng, bằng cái nhìn của một học sinh hiện đại, trình bày suy
nghĩ của anh (chị) khi được biết đến nỗi khổ mà nhân dân ta phải gánh chịu hơn nửa thế kỉ
trước.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: Để sống được hàng ngày tất nhiên phải nhờ vào
những “giá trị tức thời ”. Nhưng sóng cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa


vào những “giá trị bền vững ”.
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ
Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên.
GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD)
Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm)
Câu 1. Câu chủ đề của đoạn trích trên là câu Cái đói kinh hoàng năm Ất Dậu 1945 ấy,


người trẻ hôm nay sẽ không tưởng tượng nổi.
Câu 2: Trong đoạn trích, từ “đói” được lặp lại tám lần.
Ý nghĩa của việc lặp lại từ “đói”: Nhấn mạnh nội dung chủ đạo của đoạn trích là nói về
cái đói đã trở thành nỗi ám ảnh của con người không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn
kéo dài tới thời điểm này. Bao trùm lên đoạn trích là cái đói khủng khiếp của năm 1945, nó
gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho dân tộc ta, là điều không dễ dàng có thể xóa nhòa
được. Việc lặp lại từ đói như một điệp khúc trở đi trở lại đoạn trích, gây ám ảnh tới người
đọc về nỗi đau mà một thời dân tộc ta đã phải trải qua.
Câu 3: Sự đáng sợ của cái đói được thực hiện trên các bình diện sau:
- Cái đói nói chung của toàn thể dân tộc là điều không dễ dàng có thể quên được. Nó là
dấu ấn của những đau thương, mất mát của dân tộc ta, chứng tích kinh hoàng nhất trong
lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Cái chết vì đói là cái chết khủng khiếp nhất đối với mỗi con người, gây cho con người
những đau đớn tủi nhục nhất.
- Cái chết không chỉ tồn tại ở một địa phương, bộ phận cụ thể mà trải dài khắp nơi, biểu
hiện ở những đoàn người bỏ quê hương kéo nhau lên phố xá tìm thức ăn.
Câu 4. Đối với câu hỏi này, học sinh trả lời theo ý hiểu của bản thân mình, dưới đây là
một số gợi ý cơ bản:
- Cái đói năm 1945 là nỗi khổ nhục vô cùng kinh khủng đối với đất nước ta. Là một học

sinh hiện đại, mỗi người cần ý thức được nỗi khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng để biết
giá trị của cuộc sống hằng ngày, trân trọng và ý thức được những điều chúng ta phải làm để
xứng đáng với cuộc sống này.
- Trong xã hội không còn nhiều những hoàn cảnh lay lắt như nạn đói năm ấy, nhưng
đâu đó ở một số địa phương nghèo hay góc phố nơi chúng ta đang ở vẫn còn những con
người khốn khổ cần được giúp đỡ. Mỗi người trong chúng ta cần có tấm lòng tương thân
tương ái lẫn nhau, hiểu được nỗi khổ và giúp đỡ họ để họ tiếp tục sống tốt đẹp.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích
+ Giá trị tức thời: là những giá trị vật chất và tinh thần chưa trải qua thử thách, sàng lọc
của thời gian, có ý nghĩa trong thời điểm hiện tại, thoả mãn những nhu cầu cuộc sống sinh
hoạt hằng ngày.
+ Giá trị bền vững: Chỉ những giá trị tinh thần đã trải qua thử thách, sàng lọc của thời
gian, có ý nghĩa lâu bền, trở thành nền tảng văn hoá, đạo lí của dân tộc và nhân loại như:
tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tình cảm tri ân, sự ngay thẳng trong sạch, thẩm mỹ tinh
tế...


+ Môi quan hệ giữa hai giá trị: Vừa đối lập vừa thống nhất. Con người cần có những giá
trị tức thời để duy trì cuộc sống, cũng rất cần những giá trị bền vững để sống có ý nghĩa.
- Phân tích, bình luận ý kiến
+ Vì sao nói để sống được hằng ngày tất nhiên phải nhờ vào những “giá trị tức thời”.
Nhưng để sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những “giá trị bền
vững
++ Trong cuộc sống hằng ngày, những giá trị tức thời về vật chất (cơm, áo, gạo,

tiền ...); những giá trị về tinh thần (vui chơi, giải trí...) là điều kiện tất yếu để đảm bảo duy
trì cuộc sống.
++ Mỗi thời đại có những giá trị tức thời về vật chất và tinh thần khác nhau. Để hòa
nhập và theo kịp tiến độ của cuộc sống, con người cần phải trang bị cho mình những giá trị
tức thời.
++ Nhưng để sống thật sự có ý nghĩa, con người cần vươn tới những giá trị tinh thần tốt
đẹp (tâm hồn, trí tuệ, hành động, nhân cách...) dựa trên nền tảng những giá trị bền vững về
văn hóa, đạo lí... của dân tộc và nhân loại.
++ Có được những giá trị bền vững, con người sẽ không bị đánh mất chính mình, bị tha
hóa trong sự đổi thay từng ngày của cuộc sống. Những người có những nền tảng vũng chắc
về văn hóa đạo đức luôn được người đời tôn trọng.
+ Đổ có thể sống tốt, con người cần phải biết cân bằng, giữ đồng đều cả những giá trị
truyền thống lẫn những giá trị tức thời. Nếu chỉ có những giá trị tức thời, con người dễ
dàng bị cuốn phăng đi trong dòng chảy của cuộc sống, đánh mất bản thân, trở thành kẻ xu
theo, chạy theo thời thế một cách hợm hĩnh. Ngược lại, chỉ có giá trị truyền thống, con
người khó có thể tồn tại được trong xã hội, trở thành kẻ cổ hủ, lạc hậu.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Muốn tồn tại con người cần phải tạo ra và nhờ vào những giá trị tức thời. Tuy nhiên
nếu quá coi trọng những giá trị đó, con người sẽ bị chi phối bởi lối sống thực dụng, coi
trọng vật chất, chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt.
+ Để cuộc sống thật sự có ý nghĩa, con người nhất định phải vươn tới những giá trị tinh
thần tốt đẹp. Tuy nhiên, cốt cách, phẩm giá con người không thể có tức thời trong ngày
một ngày hai, mà' đó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, bồi đắp lâu dài về tâm
hồn, trí tuệ, hành động. Đó cũng là cách để con người có một cuộc sống bền vững, không
chỉ giới hạn trong thời gian đời người mà còn trong sự ghi nhận lâu dài của cộng đồng.
+ Bài học rút ra: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của mỗi giá trị. hình thành kĩ năng
sống, biết tiếp nhận hợp lí trước các giá trị của cuộc sống. Phải có bản lĩnh để sống có
phẩm giá, cốt cách dựa theo nền tảng những giá trị bền vững về văn hóa, đạo lí của dân tộc
và nhân loại.
Câu 2 (5 điểm):

1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một trong những tác phẩm thành công nhất khi viết về


sông Hương, xứ Huế. Tác phẩm thể hiện phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác, đậm
chất trữ tình và trí tuệ của Hoàng Phủ Ngọc Tường (dẫn lại ý kiến).
1. Thân bài
- Khái quát về tác giả, tác phẩm
+ Tác giả:
Là thế hệ nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông từng sáng tác
thơ, viết bút kí nhưng nổi bật hơn cả vẫn là những bài kí về sông Hương, xứ Huế. Nghệ
thuật kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu tính triết lí, trí tuệ lại vừa mềm mại, bay
bổng.
+ Tác phẩm
Thể loại kí: Kí là thể loại đặc trưng của văn học dùng để tái hiện những sự việc, hoàn
cảnh mang tính chân thực. Giá trị cơ bản của kí là đưa đến cho người đọc những hình dung
sống động và cụ thể nhất về đối tượng.
+ Sông Hương, xứ Huế:
Xứ Huế là một khung cảnh có vẻ đẹp lãng mạn, hữu tình. Trong thi ca, hội họa, xứ Huế
là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, rất nhiều văn nghệ sĩ đã đắm say trước vẻ đẹp của
mảnh đất này từ Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương,...Đến với đề tài này, bài kí
của Hoàng Phủ Ngọc Tường tôn lên vẻ đẹp, sự thơ mộng đến kì diệu của dòng sông - một
bản tình ca đẹp về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế.
- Vẻ đẹp của sông Hương trong dòng chảy tự nhiên
+ Sông Hương ở thượng nguồn Trường Sơn hùng vĩ
++ Khi bắt đầu tiếng nói đầu tiên với cuộc đời, sông Hương là một bản trường ca mĩ lệ,
hào hùng với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Có lúc rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn,
mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy vào những đáy vực bí ẩn, lại có lúc nó trở nên
dịu dàng, say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng. Chính sông Hương

với vẻ đẹp bàn thể của nó trở thành bản trường ca về núi rừng Trường Sơn hùng vĩ,
mỗi nốt nhạc của bản trường ca này là một vẻ đẹp tự nhiên của nó.
++ Khi hòa mình vào Trường Sơn, với những vẻ đẹp tự nhiên vừa phóng khoáng, man
dại, vừa trong sáng, bí ẩn, dòng sông dã mang một nửa cuộc đời của mình như một cô gái
Di-gan. vẻ đẹp phá vỡ mọi khuôn thước đó khiến sông Hương có dáng hình rất riêng, khác
hoàn toàn so với “thứ kẻ thù số 1” của con người như sông Đà.
++ Tuy phóng khoáng nhưng không dễ dãi, dòng sông không phô diễn vẻ đẹp của mình
một cách hời hợt, những biểu hiện của nó chỉ dừng lại vừa đù để hấp dẫn du khách còn bản
chất của nó vẫn là một con sông bí ẩn. Khi rừng già chế ngự mọi bản năng của nó, dòng
sông gói ghém tất cả mọi vẻ đẹp trước khi ra cửa rừng. Nó đóng kín lại và ném chìa khóa
dưới chân núi Kim Phụng.
+ Sông Hương về đến ngoại vi thành phố
++ Sức mạnh bản năng đã được chế ngự, dòng sông trải nghiệm nhiều hơn với vẻ đẹp
của mình,có khi là nàng công chúa ngủ trong rừng, lại có lúc hiền hòa như người mẹ phù
sa của một vùng văn hóa, xứ sở.


++ Trong bút pháp nhân cách hóa, ở mỗi không gian, sông Hương lại mang những vẻ
đẹp khác nhau của con người. Khi là người mẹ phù sa, nó ôm ấp, chở che, bồi đắp cho
Huế; khi mang dáng hình của một nàng công chúa trong huyền thoại thì mọi vẻ đẹp của nó
đột nhiên bừng tỉnh. Huế trở thành người tình trong mộng đã thức tỉnh sông Hương ở cánh
đồng Châu Hóa đầy hoa dại.
++ Vẫn trong hành trình tìm về với Huế, sông Hương đã đổi thay đột ngột. Nó không
còn phóng khoáng, man dại như ở thượng nguồn, mà nó trầm tĩnh ý nhị hơn với những
khúc quanh đột ngột, những cái uốn mình thật mềm để trở thành một dải lụa.
++ Sự đổi thay cá tính của sông Hương là một cuộc kiếm tìm có ý thức. Khi nó gặp tình
yêu của cuộc đời mình, nó trở nên kín đáo, e lệ, mọi vẻ đẹp như ẩn như hiện để khẽ khàng
chinh phục du khách.
++ Quãng đường của sông Hương khi về đến vùng trung du là một nốt nhạc trầm nhưng
dư âm cả nó lại vang vọng sâu xa. Gói gém tất cả những vẻ đẹp bản thể của mình, sông

Hương hòa lẫn với danh thắng của Huế từ ngã ba tuần, vấp Ngọc Trảm đến Nguyệt Biểu,
Lương Quán,...Dòng sông trở thành tấm gương phản chiếu để vẻ đẹp của Huế trở nên lung
linh, huyền ảo hơn. Cũng vì thế mà sắc nước của sông Hương đổi thay, nó như có cá tính,
cảm xúc “sớm xanh trưa vàng chiều tím”.
++ Khi trải mình với những lăng tẩm, đền đài, kinh thành, sông Hương trầm mặc mang vẻ
đẹp như triết lí, cổ thi. Nó tĩnh lặng, hoang dại đến độ tác giả phải nghi ngờ. Bởi cái phong
lưu của Huế, cái trầm mặc của sông Hương đã làm nên một bức tranh vô giá:
Bốn bề núi phủ mây phong
Mảnh trăng Thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên.
+Sông Hương trong lòng thành phố
++ Không còn là sắc màu, là dáng hình phô diễn, dòng sông như một dòng tình cảm
đầy khát khao yêu đương khi nhìn thấy cầu Tràng Tiền in ngần lên nền trời; sông Hương
yên tâm về cuộc hành trình, nó vui tươi hẳn lên, những biểu lộ của dòng sông càng kín đáo,
e lệ như tiếng vâng không nói ra của tình yêu.
++ Tác giả có những so sánh rất thú vị khi nói về cơ duyên của dòng sông với các thành
phố, như sông Xen của Pari, sông Đa-nuýp của Pu-na-pép,...và Hương giang của Huế.
Nhưng điều khác biệt là chỉ có sông Hương thuộc về một thành phố duy nhất, nó chung
tình với Huế, nó đắm say với cuộc tình trăm năm và trôi đi thật chậm như điệu slow tình
cảm.
++ Đáp lại thành phố trong tình yêu, nỗi nhớ của sông Hương làm nên những chi lưu
mang nước để nuôi sống cho Huế để tạo thành những xóm làng xúm xít với cây đa, cây
dừa cổ thụ.
++ Chứng minh cho sự gắn bó thủy chung giữa sông Hương và Huế, tác giả đã có liên
tưởng rất thú vị. Từ bản tứ đại cảnh trong đêm hội hoa đăng, Huế vẫn luôn tự hào về khúc
tứ đại cảnh của mình. Sông Hương với sự thủy chung, nét kiều diễm đã hiến dâng hết mình
cho Huế, làm phông nền cho mọi vẻ đẹp của Huế được thăng hoa.
++ Trước khi về với biển cả, sông Hương không vội vã. Dòng sông đột ngột chuyển


hướng đổi dòng để trở lại thị trấn Bao Vinh nói lời chia tay với Huế. Đến đây, tác giả ví

như lời thề của Thúy Kiều với Kim Trọng trong đêm tình tự: “Còn non, còn nước, còn về,
còn nhớ”.
Tiều kết: Rất đa dạng ở màu sắc và đường nét miêu tả nhưng lại thống nhất trong một
nghệ thuật tiêu biểu của Hoàng Phủ Ngọc Tường: so sánh và nhân cách hóa để sông
Hương không còn là dòng sông của tự nhiên nó trở thành một nhân vật văn học có cá tính
với gương mặt của một người con gái Huế vừa mềm mại, dịu dàng; vừa kín đáo, e lệ lại ẩn
chứa khát khao mãnh liệt trong một tình yêu thủy chung.
- Sông Hương với vẻ đẹp văn hóa Huế
Trong suốt cuộc hành trình của mình, sông Hương đã hóa thân vào rất nhiều tín hiệu
văn hóa của Huế, mà mỗi vùng, mỗi khúc dấu ấn văn hóa đó lại biểu hiện những vẻ đẹp
khác nhau.
+ Là bà mẹ phù sa ôm ấp, che chở cho một vùng văn hóa, xứ sở.
+ Vẫn trong chi lưu của nó, sông Hương làm nên một nét văn hóa rất riêng cho Huế. Đó
là những đêm hội hoa đăng, là những tiếng đàn thả theo dư âm của sóng nước,...
+ Từ lâu nay, tà áo dài tím và chiếc nón bài thơ là những hình ảnh quen thuộc gắn bó
với xứ Huế mơ màng. Và chính sông Hương với màu sương khói ẩn hiện đã hóa thân vào
màu tím đặc trưng của Huế. Dòng nước sông Hương “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” trở
thành cội nguồn của những tà áo điều lục mà người con gái Huế thường mặc sau tiết sương
giáng.
+ Hơn cả một dòng sông, Hương giang còn là một dòng thi ca đem lại nguồn cảm hứng
bất tận cho các thi nhân từ Nguyễn Du, bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Tố Hữu. Với mỗi
thi nhân, sông Hương lại mang một vẻ đẹp khác nhau, không bao giờ lặp lại mình. Nhà thơ
Cao Bá Quát thấy Hương giang là một dòng khí phách, bà Huyện Thanh Quan lại vương
vấn nỗi niềm hoài cổ, Tố Hữu lại thấy nó là một dòng sông của ánh trăng lấp lóa:
Trên dòng Hương giang em buông mái chèo
Trời trong veo nước trong veo.
(Cô gái sông Hương — Tố Hữu)
+ Trên hết vẫn là sự gắn bó của dòng sông với xứ Huế và con người xứ Huế trải qua
ngàn đời với biết bao thăng trầm lịch sử. vẻ đẹp của sông Hương vẫn nguyên vẹn, vừa thân
thiết lại vừa kiều diễm để rồi trở thành huyền thoại và câu hỏi Ai đã đặt tên cho dòng

sông? được lí giải.
- Những nét đặc sắc về nghệ thuật kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường
+ Ngôn ngữ kí của tác giả vừa nhẹ nhàng, tinh tế, vừa sâu lắng vừa đậm đà
+ Bút pháp tài hoa lãng mạn của tác giả + Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật tu từ
+ Những trải nghiệm, những hiểu biết sâu sắc của tác giả về văn hóa mang tên dòng
Hương giang.
2. Kết bài


Uyên bác trong chiều sâu tri thức văn hóa, tài hoa trong lối dùng ngôn ngữ nghệ thuật
và đầy chất thơ trong cảm xúc, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp thêm một “bài thơ đẹp” về
sông Hương, xứ Huế qua Ai đã đặt tên cho dòng sông?



×