Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

de minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 45 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.22 KB, 8 trang )

ĐỀ SỐ 45
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách. Có thể để mặc cho con
thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bềnh lên xuống theo con triều; có thể thả trôi theo
chiều gió, theo các dòng chảy quanh co phức tạp giữa các đảo; cũng có thể thong thả
khua khẽ mái chèo mà lướt đi; trượt nhẹ và êm đềm trên sóng; có thể nhanh tay hơn một
chút để tạo một cảm giác xê dịch thanh thoát; có thể bơi nhanh hơn băng thuyền buồm,
nhanh hơn nữa bằng thuyền máy, cũng như bay trên các ngọn sóng vun vút giữa các đảo
trên ca nô cao tốc; có thế thả trộn với Nước này, mà cũng có thể, như một người bộ hành
tùy hứng, lúc đi lúc dừng, lúc nhanh lúc chậm, lúc tiến lúc lùi, thắng tắp hay quanh co, lao
ra những quảng trống hay len lỏi qua các khe hạp giữa các đảo đả...
(Theo Nguyên Ngọc, Hạ Long - Đá và Nước, Ban quản lí vịnh Hạ Long, 2002)
Câu 1. Đoạn văn trên được viết bằng phương thức biểu đạt nào? Tại sao anh (chị) lại
nhận ra điều đó?
Câu 2. Chỉ ra và phân tích các phép liên kết trong đoạn văn trên?
Câu 3. Phân tích ngắn gọn tư tưởng chính của đoạn trích trên bằng đoạn văn ngắn
khoảng 100 từ bằng phương thức diễn dịch
Câu 4. Chỉ ra những từ ngữ cùng thuộc một trường từ vựng trong đoạn trích (tự chọn
trường từ vựng).
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Đừng oán ta không bằng ai, người không bằng ta vô sổ. Đừng khoe ta giỏi hơn người
khác, người giỏi hơn ta rất nhiều. Muốn cầu tiến hơn người, ra đời phải biết nhìn về phía
trước, vì nhìn xuống ta thấy hơn người, nhưng nhìn lên ta là số không vĩ đại.
Hãy bình luận ý kiến trên bằng đoạn văn khoảng 200 từ.
Câu 2 (5 điểm)
Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quỷ trọng nghề nghiệp của mình... Đối với Ông, nghệ
thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí “khổ hạnh” và ông lấy chính cuộc
đời cầm bút hơn nửa thế kỉ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy. (Ngữ văn 12 Nâng
cao)


Bằng hiểu biết về tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.
GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD)
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là thuyết minh.
Dấu hiệu nhận ra phương thức biểu đạt thuyết minh:
- Thể hiện những hiểu biết của người viết về đối tượng được thuyết minh là cảnh
đẹp ở Hạ Long với việc cung cấp cho người đọc tri thức về các mặt khác nhau của đối
tượng là nước ở Hạ Long trong việc tạo nên cảnh đẹp ở nơi này: Có thể để mặc cho con


thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó hập bềnh lên xuống theo con triều; có thể thả trôi theo
chiều gió, theo các dòng chảy quanh co phức tạp giữa các đảo; cũng có thể thong thả
khua khẽ mái chèo mà lướt đi; trượt nhẹ và êm đềm trên sóng; có thể nhanh tay hơn một
chút để tạo một cám giác xê dịch thanh thoát; có thể bơi nhanh hơn bằng thuyền buồm,
nhanh hơn nữa bằng thuyền mảy, cũng như bay trên các ngọn sóng vun vút giữa các đào
trên ca nô cao tốc.
- Phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn trích cũng là dấu hiệu chính
giúp Người đọc nhận ra đặc điểm của phương pháp thuyết minh như: phương pháp nêu
định nghĩa hoặc đặc điểm (Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách.),
phương pháp nêu ví dụ về sự chuyển động của nước tạo nên sự chuyển động của các
con thuyền (Có thể để mặc cho con thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bềnh lên
xuống theo con triều; có thể thà trôi theo chiều gió, theo các dòng chảy quanh co phức tạp
giữa các đảo; cũng có thể thong thả khua khẽ mái chèo mà lướt đi; trượt nhẹ và êm đềm
trên sóng; có thể nhanh tay hơn một chút để tạo một cảm giác xê dịch thanh thoát; có thể
bơi nhanh hơn bằng thuyền buồm, nhanh hơn nữa bằng thuyền máy, cũng như bay trên
các ngọn sóng vun vút giữa các đảo trên ca nô cao tốc; có thể thả trộn với Nước này),
phương pháp so sánh (mà cũng có thể, như một người bộ hành tùy hứng, lúc đi lúc dừng,
lúc nhanh lúc chậm, lúc tiến lúc lùi, thang tắp hay quanh co, lao ra những quàng trổng
hay len lỏi qua các khe hạp giữa các đảo đá...)

Câu 2. Để việc phân tích được hiệu quả và việc trình bày bài được rõ ràng, học sinh cần
phân loại thành các phép liên kết khác nhau như sau:
- Phép điệp:
Trong đoạn trích, từ di chuyển được lặp lại hai lần là: Nước tạo nên sự di chuyển. Và di
chuyển theo mọi cách
Điệp từ có thể: Có thể để mặc cho con thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bềnh
lên xuống theo con triều; có thể thà trôi theo chiều gió, theo các dòng chảy quanh co phức
tạp giữa các đảo; cũng có thể thong thả khua khẽ mái chèo mà lướt đi; trượt nhẹ và êm
đềm trên sóng; có thể nhanh tay hơn một chút để tạo một cảm giác xê dịch thanh thoát; có
thể bơi nhanh hơn bằng thuyền buồm, nhanh hơn nữa bằng thuyền máy, cũng như bay trên
các ngọn sóng vun vút giữa các đào trên ca nô cao tốc; có thể thả trộn với Nước này, mà
cũng có thể...
Việc điệp từ như trên khiến các câu văn trong đoạn được liên kết với nhau. Sự kết nối
được tạo nên do các câu được kết nổi một cách logic qua từ ngữ được lặp lại.
- Phép liên tưởng: Trong đoạn trích sử dụng hàng loạt từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ
thiên nhiên vùng biển: Nước, con thuyền, con triều, gió, dòng chảy, đào, sóng, thuyền
buồm, thuyền máy, ngọn sóng đảo đá...
Việc sử dụng phép liên tưởng (sử dụng chung một trường từ vựng) làm cho nội dung
của đoạn trích thống nhất nói về một đề tài duy nhất: vẻ đẹp của nước vùng Hạ Long. .
Câu 3. Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Về nội dung: Đoạn trích đã thể hiện những hiểu biết của tác giả về cảnh nước vùng


Hạ Long với những trải nghiệm của riêng tác giả. Đó là những trải nghiệm về sự di chuyển
của nước, sự chuyển động của các con thuyền, cũng như các cách mà du khách có thể áp
dụng khi đi thăm quan thắng cảnh nơi đây. Trong lời thuyết minh của nhà văn không chỉ
chứa đựng những tri thức phong phú, những lời khuyên bổ ích đem đến những lựa chọn
phù hợp cho chuyến đi của các du khách khi đến nơi đây mà hơn cả trong đó còn chứa
đựng tâm huyết của nhà văn đối với thiên nhiên đất nước này nói chung cũng như cảnh đẹp
của nước nơi Hạ Long.

- Về hình thức: Học sinh triển khai bài làm đối với câu hỏi này thành đoạn văn theo
đúng yêu cầu của đề bài. Đoạn văn cần được xây dựng trên phương thức diễn dịch, tức là
câu chủ đề - câu chứa đựng nội dung chính của đoạn văn - phải là câu đầu trong đoạn văn
của học sinh. (0, 5 điểm)
Câu 4: Học sinh đưa ra được trường từ vựng và các từ cụ thể. Dưới đây là một ví dụ về
một trường từ vựng:
Trường từ vựng sông nước: Nước, con thuyền, gió, dòng cháy, đảo, thuyền buồm,
thuyền mảy, ngọn sóng, ca nô cao tốc, đảo đá...
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích
Câu nói được chia làm ba vế, trong đó hai vế đầu là đòn bẩy cho ý thứ ba xuất hiện, thể
hiện bài học về cách sống vô cùng thiết thực đối với mỗi con người trong bất cứ thời đại
nào. Cụ thể:
+ vế 1: khẳng định trong xã hội còn rất nhiều người không bằng ta cả về mặt kiến thức
lẫn các mặt tinh thần, vật chất khác. Không nên quá tự ti về bản thân mình mà có những
suy nghĩ tiêu cực.
+ vế 2: nhấn mạnh trong xã hội vẫn còn những con người gioi hơn ta dù ta có như thế
nào đi chăng nữa. Giống như những câu “Núi cao có núi cao hơn” hay “Cao nhân tất hữu
cao nhân trị” như người xưa từng đề cập đến.
+ vế 3: chốt lại nội dung mà hai vế trên đề cập đến, cũng là vấn đề được bàn đến trong
câu nói. Cuộc sống luôn ẩn chứa những điều mà ta không thể khám phá được, con người
luôn phải chủ động trong mọi tình huống, biết ứng xử sao cho phù hợp với hoàn cảnh.
Bài học rút ra từ ba vế câu trên: Nhấn mạnh tầm quan trọng của cách nhìn nhận bản
thân mình cũng như cách nhìn người trong cuộc sống. Con người cần có những cách ứng
xử thích hợp đối với việc nhìn nhận người khác cũng như nhìn nhận bản thân mình, không

nên tiêu cực vấn đề để dẫn đến những hậu quả không đáng có.
- Phân tích, bình luận ý kiến
+ Tại sao không nên nhìn người khác theo hướng “nhìn xuống” và “nhìn lên”?


Cuộc sống luôn không tự nhiên được cân bằng mà con người luôn phải điều tiết để sống
một cách tích cực nhất có thể. Nếu chỉ so sánh mình với người khác, con người luôn ở
trong một trạng thái đề phòng quá mức hoặc chủ quan thái quá, cả hai điều này đều dẫn
đến việc con người nhìn nhận sai về bản thân mình. Nếu nhìn nhận giá trị bản thân cao hơn
hoặc thấp hơn giá trị tự thân, con người sẽ không thể giải thích được những biến động,
thay đổi diễn ra trong cuộc sống thường ngày, luôn ở trong một lối sống không có lối thoát.
+ Tại sao lúc nào cũng phải biết nhìn về phía trước?
Lối sống nhìn về phía trước là một lối sống tích cực. Hướng về phía trước là cách nhìn
nhận bản thân một cách đúng đắn và tích cực. Hiểu rõ bản thân mình đem lại cho con
người một lối sống thực tế, không ảo tưởng huyễn hoặc về những giá trị không có thực
hoặc mơ hồ về những gì là giá trị thực của bản thân. Cách nhìn nhận đúng đắn giá trị của
bản thân và người khác là lối sống lạc quan tích cực.
+ Nếu nhìn về phía trước con người sẽ tự đem lại cho mình những lợi ích gì?
Nhìn về phía trước là cách nhìn lạc quan và tích cực, nó cần thiết đối với mỗi con
người. Cách nhìn thẳng về phía trước, không so sánh thiệt hơn với người khác đem lại cho
con người một lối sống lành mạnh và thực tế, không bị che mắt bởi những giá trị ảo.
Nhìn nhận đúng giá trị của bản thân khiến con người biết phát huy những điểm mạnh
của bản thân và gạt trừ dần những điểm xấu để ngày càng hoàn thiện. Con người có cái
nhìn đúng đắn về bản thân sẽ lựa chọn cho mình những hành động đúng đắn nhất, tạo nên
một phần tử lành mạnh, một tế bào khỏe cho cơ thể xã hội.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Trong xã hội hiện đại, việc nhìn nhận đúng về bản thân mình có còn có ý nghĩa
không?
Hiện nay, vấn đề nhìn nhận con người không chỉ dừng lại ở việc đặt ra biện pháp tự
giáo dục thích hợp mà quan trọng hơn là nâng cao hiệu quả của công việc mà mỗi người có

thể làm được cho xã hội.
+ Nhìn nhận cá nhận muốn chính xác không nên phủ nhận hoàn toàn việc so sánh với
người khác (phản đề).
Câu 2 (5 điểm)
1. Mở bài
Nhà văn Nguyễn Tuân được mệnh danh là “Người săn tìm Cái Đẹp”, người yêu thích
cái phi thường, khác lạ. Người lái đò sông Đà trích trong tập bút kí Sông Đà là hành trình
khám phá của Nguyễn Tuân đi tìm thứ vàng mười của núi rừng Tây Bắc, của dòng sông Đà
và đặc biệt là thứ vàng quý giá của con Người Tây Bắc, đang ngày đêm nhiệt tình gắn bó
với công cuộc xây dựng đất nước. Hình ảnh dòng sông Đà với vẻ đẹp hung bạo, trữ tình và
ông lái đò tài hoa, nghệ sĩ là những thành công xuất sắc của ngòi bút Nguyễn Tuân.
- Thân bài
Giới thiệu chung Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
+ Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tài hoa, uyên bác bậc nhất của nền văn học
Việt Nam hiện đại. Cuộc đời sáng tác của ông là hành trình đi săn tìm cái đẹp cho nên


trong con mắt của tác giả mọi hình ảnh, mọi đối tượng từ thiên nhiên đến con người đều
tồn tại trên phương diện thẩm mĩ, lấy Cái Đẹp làm tiêu chuẩn.
+ Những năm trước Cách mạng, Nguyễn Tuân còn đam mê với chủ nghĩa lãng mạn,
ông từ chối hiện tại, tìm về với vẻ đẹp cội nguồn của văn học sùng cổ, hoàn toàn xa lạ với
cuộc Cách mạng của nhân dân.
+ Sau năm 1945, một lớp văn nghệ sĩ đã có sự giác ngộ tư tưởng, họ tìm đến cách
mạng, Nguyễn Tuân cũng rất hồ hởi với công việc này. Nhưng ông không lấy văn chương
làm công cụ tuyên truyền cách mạng mà ông thể hiện tình yêu nước ở một phương diện
khác. Đó là sự đam mê khám phá vẻ đẹp non sông, trong đó có dòng sông Đà, đảo Cô Tô,
đào Bạch Long Vĩ.
+ Nguyễn Tuân có biệt tài xây dựng hình tượng văn học, đặc biệt khi miêu tả hình ảnh
thiên nhiên với hệ thống ngôn ngữ góc cạnh, sắc sảo, tinh tế, giàu cảm xúc, giàu tính tạo
hình làm cho tác phẩm của ông trở nên sinh động như nhảy múa, cựa quậy trước mắt người

đọc.
+ Với đòi hỏi của thời cuộc, Nguyễn Tuân cũng lao mình vào thực tại để hòa nhập vào
công cuộc xây dựng kinh tế đất nước sau chiến tranh để hàn gắn vết thương chiến tranh mà
kháng chiến chống Pháp để lại. Vì vậy, có thể coi tùy bút Người lái đò sông Đà là tiếng nói
yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc của tác giả.
- Hình ảnh dòng sông Đà
+ Sông Đà - một con sông hung bạo, dữ dằn
++ Ở phía thượng nguồn: được đặc tả bằng một vài chi tiết tiêu biểu. Đó là một con
sông hùng vĩ với đá dựng vách thành, lòng sông thì sâu và hẹp bởi lúc đúng ngọ mới có
mặt trời. Đặc biệt có những chỗ dòng sông bị bóp thắt lại như cái yết hầu cho nên lưu tốc
của dòng sông chảy qua đây rất mạnh và dữ.
Với những liên tưởng độc đáo, Nguyên Tuân đã đem đến cho người đọc những cảm
giác cụ thể khi đang trôi qua dòng sông lúc này đang mùa hè mà cũng cảm thấy ớn lạnh,
sợ hãi.
++ Ghềnh nước trên sông
+++ Tác giả cụ thể hóa bằng các địa danh như Hát Loóng. Tà Mường Vát,... để hiện
thực hóa cho bài kí của mình, một lần nữa sức mạnh của dòng sông lại được chứng minh
qua các ghềnh thác.
+++ Thông qua biện pháp liệt kê, tăng tiến, Nguyễn Tuân đã cực tả sự dữ dội của con
nước trên sông, nó sẵn sàng đòi nợ xác bất kì người lái đò nào khi đi qua đấy.
++ Cái hút nước trên sông:
+++ Khi đặc tả về những cái hút nước trên sông, tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh so
sánh, liên tưởng để nó giống như một cái giếng bê tông được thả xuống giũa lòng sông để
chuẩn bị làm móng cầu.
+++ Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, có chỗ thì nước ặc ặc như bị rót
dầu sôi vào nên vượt qua quãng sông ấy con thuyền nào cũng phải chèo thật nhanh để
thoát khỏi nguy hiếm. Nếu vô tình nghênh ngang thì sẽ bị những cái giếng sâu đó lôi tuột


xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau

thì thấy tan xác ở đoạn sông dưới.
Chỉ cần thông qua một vài chi tiết đó người đọc cũng đủ hình dung, tưởng tượng ra một
con sông hung bạo, dữ dằn. Sông Đà xứng đáng là thứ kẻ thù số một của con người.
++ Những thác nước trên sông:
+++ Tuy không trực tiếp tả về những dòng thác mà tác giả chỉ gợi gián tiếp qua liên
tưởng âm thanh nhưng chúng ta vẫn thấy sự ghê gớm của khi con thác bộc lộ sức mạnh của
mình giữa núi rừng.
+++ Tiếng nước như oán trách, như van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo, nó
khiến cho con người lạc giữa rừng cảm thấy ghê sợ, rừng rợn như phải đối diện với tử thần,
thế rồi những thác nước đột nhiên rống lên như âm thanh của hàng ngàn con trâu mộng
đang lồng lộn trong cơn bão lửa. ơ đây, Nguyễn Tuân đã rất tài ba khi lấy lửa để tả cho
nước, để tất cả sức mạnh của dòng thác được phô diễn cực độ.
++ Thạch trận trên sông:
+++ Giống như một ma trận bằng đá khiến kẻ thù bị lạc vào trận địa dễ dàng hoang
mang, sợ hãi và dễ gục ngã. Trận địa này được tạo nên bởi đá và nước với ba trùng vi và
nhiều cửa sinh, cửa tử. Đến đây, sông Đà không chỉ hung bạo, dữ dằn mà còn rất độc ác,
nham hiểm.
+++ Trận địa được bố trí bởi vô vàn những hòn đá, lớp đá mà mỗi hòn đá, tảng đá lại có
nhiệm vụ khác nhau. Điều khiển chính là hòn đá tướng, mở đầu trận địa là những hòn đá
mai phục, tiếp theo là những hòn đá làm nhiệm vụ dụ dỗ kẻ thù rồi đến những hòn đá bắt
kẻ thù phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Qua được cửa ải này, chiếc thuyền sẽ gặp
những boong - ke, pháo đài và những đòn đánh của nước trên sông. Dòng nước cũng rất
hiểm độc với những đòn thiên biến, vạn hóa, có khi đánh giáp lá cà, có khi đánh khuýp
quật vu hồi. Nếu như chưa hiệu quả, nó tóm lấy thắt lưng ông lão để lật ngửa bụng thuyền
ra; vừa đánh, vừa la hét để dành cho ông lão đòn âm, đòn tỉa, đòn vào hạ bộ. Khi con nước
thất bại nó chuyển sang làm thanh viện cho đá để hù dọa ông lão. Như vậy, nước sông Đà
xứng đáng là thứ thủy quái bày binh, bố trận rất hiểm độc để khi chiến bại nó buồn tiu
nghỉu hẹn trận chiến lần sau.
Tất cả những đặc điểm như trên làm nổi bật bản chất hung bạo, dữ dằn của dòng nước
sông Đà đồng thời cũng thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên Tây Bắc.

+ Sông Đà — một dòng sông thơ mộng, trữ tình
++ Trong cái nhìn tổng quan, sông Đà như một nét điểm xuyết cho bản đồ về thiên
nhiên Tây Bắc, Nguyễn Tuân nhận thây dòng sông như một áng tóc trữ tình mềm mại, tuôn
dài giữa cái bất tận của màu xanh núi rừng. Đặc biệt giữa thời tiết mùa xuân, lúc hoa ban,
hoa gạo bung nở với cuồn cuộn của những đám khói đốt nương, dòng sông Đà ẩn hiện
trong một bức tranh thêu gấm, khiến du khách say mê.
++ Gắn với Tây Bắc từ nghìn đời nay cũng chính cá tính của dòng sông đã làm nên
huyền thoại nhưng cái hung bạo, dữ dằn của sông Đà chỉ có trong mùa mưa lũ, còn mùa
xuân thì dòng xanh ngọc bích, mùa thu dòng nước lại lừ lừ chín đỏ. Rõ ràng đây là một


dòng sông có cá tính, nó biết bộc lộ sức mạnh, vẻ đẹp của mình tùy vào từng hoàn cảnh
khác nhau.
++ Ở những góc quay cận cảnh, tác giả còn khám phá ra những vẻ đẹp rất thú vị,
nguyên sơ, hoang dại. Đó là cảnh bờ sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà, tất
cả như một bờ tiền sử. Hai bên bờ sông chỉ có nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa
với một đàn hươu thơ ngộ đang ngốn những búp cỏ non ướt đẫm sương đêm; tác giả giật
mình, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp còn quá ban sơ hiện ra trước mắt.
++ Tô điểm cho bức tranh này còn là hình ảnh rất vui mắt về đàn cá dầm xanh quẫy vọt
lên mặt sông trắng xóa như bạc rơi thoi. Tất cả những điều này vẽ lên một bức tranh thủy
mặc yên ả, thanh bình và thơ mộng.
++ Trong cảm giác của con người: được gọi tên trong cảm xúc của tác giả. Lần đầu tiên
đến với dòng sông nhưng tác giả đã thấy nhớ nôn nao. Nhiều ngày trong rừng ra, khi nhìn
thấy sông Đà, Nguyễn Tuân bắt gặp cảm giác vui khôn tả như thấy nắng giòn tan sau kì
mứa dầm, như nối lại chiêm bao dứt quãng, rồi thấy đằm đằm, ấm ấm như gặp lại cố nhân.
Sông Đà còn trở thành người tình chưa quen biết đối với du khách lần đầu tiên đến với
dòng sông.
Tất cả những hình ảnh nhân hóa khi nói về dòng sông này đều vẽ lên dáng hình của một
con sông hiền hòa, gần gũi.
Như vậy, qua bút pháp kí của Nguyễn Tuân, hình ảnh Đà giang hiện lên hoàn chỉnh với

những cá tính, vẻ đẹp dường như đối lập song lại rất thống nhất để vẽ lên một dòng sông
Đà nhiều màu sắc. Không chỉ tác giả choáng ngợp trước vẻ đẹp của dòng sông, thi sĩ Tản
Đà khi đến với Đà giang cũng phải tấm tắc về những biểu hiện rất riêng mà con sông dã
mang trong mình:
Dải sông Đà bọt nước lênh bênh
Bao nhiêu cành bấy nhiêu tình.
Nguyễn Tuân cũng khéo léo chọn cá tính của dòng sông này để nói cho cá tính trong
văn chương của mình:
Chúng thủy giai đông tầu
Đà giang độc bắc lưu.
- Hình ảnh ông lái đò — “thứ vàng mười của con người Tây Bắc”
+ Tập kí Sông Đà ra đời năm 1960 trong công cuộc xây dựng vùng Tây Bắc sau chiến
tranh; mỗi nhà văn, nhà thơ lại mang đến những cảm hứng riêng cho đề tài này. Chế Lan
Viên hồ hởi với một chuyến tàu lên Tây Bắc; còn Nguyễn Khải lại thấy sự đổi thay của con
Người. Cũng trong đề tài đó, Nguyễn Tuân khám phá và phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên
và con người Tây Bắc như bản thể của núi rừng. Đó chính là thứ vàng mười mà nhà văn
đang tìm kiếm. Hình ảnh ông lái đò trong tác phẩm không được miêu tả chi tiết về hình
ảnh, cá tính mà phần lớn gợi lên qua vẻ đẹp của con Người lao động trí tuệ và tài hoa.
+ Vốn xuất thân từ núi rừng nên ông lái gắn bó chặt chẽ với cuộc sống nơi đây. Ông
sinh ra bên bờ sông Đà, dòng sông thác lũ đó là nguồn sống cho ông từ khi còn để chỏm.
Cho đến sau này, cuộc sống của ông vẫn là những hành trình leo thác, vượt sông nên khi


nghỉ đò nhưng ông vẫn nhớ về thác lũ và trận địa đá trên sông.
+ Bản lĩnh và trí dũng:
++ Cùng vượt hành trình với ông lái, nhà văn ghi chép và phát hiện được vẻ đẹp của cả
thiên nhiên, con người. Trong đó, thiên nhiên hùng vĩ, bí hiểm đến bất tận, còn người lái đò
thì bản lĩnh và trí tuệ phi thường. Mỗi khi con thuyền vượt thác và chiến đấu với dòng
sông, ông lão vẫn ghì chặt dây cương đưa con thuyền đến chiến thắng. Thậm chí, có lúc
ông như bị hạ gục bởi những đòn hiểm của dòng sông nhưng vượt qua đau đớn, ông lái vẫn

đưa con thuyền về phía hạ lưu.
++ Cả cuộc đời gắn bó với dòng sông, ông hiểu được quy luật của thần sông, thần đá,
cách bày binh bố trận nên ông có thể vượt qua được những thạch trận với nhiều cửa sinh,
cửa tử. Trong con mắt của Nguyễn Tuân, đó là vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ.
+ Người lao động bình dị:
Khác với cảm xúc của tác già thì việc vượt sông với ông lão chỉ là công việc lao động
bình thường. Ông đã quên ngay khi kết thúc (còn đối với tác giả đó là trải nghiệm vô cùng
thủ vị). Điều đó làm hiện lên vẻ đẹp đời thường, bình dị của con người Tây Bắc trong cuộc
chiến chinh phục thiên nhiên và núi rừng.
Như vậy, vẻ đẹp của ông lái không mang tính cá thể bởi vì ông không được gọi tên rõ
ràng mà đây chỉ là hình tượng tiêu biểu đại diện cho hình ảnh con người lao động ở núi
rừng.
- Những đặc sắc trong nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân
+ Tùy bút Sông Đà nói chung và Người lái đò sông Đà nói riêng một lần nữa chứng
minh cho sự tài hoa, uyên bác, sự cẩn trọng trong nghề của Nguyễn Tuân và cho những đặc
sắc của tác giả khi có những so sánh, liên tưởng táo bạo.
+ Uyên bác: tác phẩm ghi lại hành trình của dòng sông Đà, Nguyễn Tuân không chỉ vận
dụng những kiến thức văn hóa, lịch sử, địa lí mà tác giả còn khéo léo đưa vào đó những
hiểu biết của mình về các ngành nghệ thuật khác như: hội họa, điêu khắc, điện ảnh,...
+ Tài hoa: trong con mắt nhìn của nghệ sĩ, Nguyễn Tuân không khám phá dòng sông
như một thước phim kí sự mà miêu tả lại nó như một nhân vật có hồn, có cá tính, dòng
sông vừa hung bạo, dữ dằn lại vừa thơ mộng, trữ tình.
+ Những liên tưởng, so sánh táo bạo: trong tác phẩm này, Nguyễn Tuân đã sử dụng
những hình ảnh đồng điệu, so sánh táo bạo thậm chí liên tưởng đến những phạm vi mới lạ
để mang đến những cảm xúc, trải nghiệm mới mẻ cho con người.
1. Kết bài
Hình tượng sông Đà và ông lái đò đi vào văn học như những nét vẽ tài hoa, uyên bác
của Nguyễn Tuân. Thông qua việc xây dựng và gia công tỉ mỉ đến hoàn mĩ cho hai hình
tượng đó một lần nữa đã chứng minh thái độ cũng như tâm huyết của nhà văn với nghề những chuyến hành trình đi săn tìm Cái Đẹp.




×