Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

de minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 47 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.24 KB, 5 trang )

ĐỀ SỐ 47
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão.
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Thời gian chỉ là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Trích Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)
Câu 1: Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: Tình ta như hàng
cây/ Đã qua mùa gió bão/ Tình ta như dòng sông/ Đã yên ngày thác lũ.
Câu 3: Điệp khúc “Chỉ còn anh và em” được tác giả lặp lại hai lần trong đoạn thơ
mang ý nghĩa gì?
Câu 4: Anh/ chị hãy nhận xét quan niệm về tình yêu của tác giả qua những dòng
thơ: Thời gian như là gió/ Mùa đi cùng tháng năm/ Tuổi theo mùa đi mãi/ Chỉ còn anh
và em .../Cùng tình yêu ở lại. Trả lời trong khoảng 5-7dòng.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Trong một bộ phim Việt Nam mới công chiếu gần đây, một nhân vật đã nhắc nhở người
cháu của mình: Ta có thể nhặt được một gói tiền nhưng sẽ không có ai đánh rơi một gói
văn hóa cho ta nhặt.
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lời nhắc nhở trên.
Câu 2 (5 điểm):


Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Hồ
Chí Minh: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.
Hãy phân tích tác phẩm để làm rõ nhận định trên.
GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD)
Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm)
Câu 1: Thơ ngũ ngôn.
Câu 2: Trả lời đúng 3 biện pháp tu từ trong các biện pháp tu từ được sử dụng.
+ so sánh: Tình ta như hàng cây / Tình ta như dòng sông
+ ẩn dụ: mùa gió bão/ ngày thác lũ


+ điệp cấu trúc: Tình ta như.../Đã qua... Đã yên...
Câu 3: Điệp khúc “Chỉ còn anh và em” lặp lại hai lần trong đoạn thơ có ý nghĩa: khẳng
dinh tình yêu thủy chung, bền chặt, không thay đổi.
Câu 4:
Quan niệm về tình yêu của tác giả: Dù vạn vật có vận động, biến thiên nhưng có một
thứ bất biến, vĩnh hằng, đó chính là tình yêu. Tình yêu đích thực vượt qua thời gian và mọi
biến cải của cuộc đời. (Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết
phục).
-Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả: (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp,
… như thế nào?).
Câu hỏi mở. Giáo viên linh hoạt cho điểm.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích
Người ta có thể dễ dàng nhặt được một gói tiền, kiếm được vật chất, nhưng không phải

ai cũng có được văn hóa, có được nhân cách cao đẹp. Ý kiến trên đề cao vai trò chủ động
của con người trong việc trau dồi, tích lũy vốn văn hóa của bản thân.
- Phân tích, bình luận ý kiến
+ Tại sao nói: Ta có thể nhặt được một gói tiền nhưng sẽ không có ai đánh rơi một gói
văn hóa cho ta nhặt.
++ Tiền bạc hay mọi thứ vật chất khác đều là những thứ ở ngoài ta. Văn hóa là giá trị
tinh thần nên không thể đánh rơi, không thể nhặt được, vốn văn hóa có được do sự học hỏi,
tìm tòi, tích lũy của con người trong suốt cuộc đời.
++ Tiền bạc là những thứ tạm bợ, nhất thời, nhưng văn hóa là thứ có sức sống bền lâu,
nhưng vẫn có những người mải chạy theo tiền bạc mà không trau dồi văn hóa.
++ Giá trị thật sự của một con người không phải được đong đếm bằng số lượng của cải,
vật chất mà anh ta có được. Một con người có đầy đủ vật chất, giàu có về của cải cũng
không được người đời tôn trọng, yêu mến nếu người đó không có văn hóa. Ngược lại,
những con người sống có văn hóa, dù chỉ làm một công việc bình thường, vật chất thiếu
thốn nhưng vẫn được mọi người yêu quý, ngợi ca.
+ Làm thế nào để tích lũy văn hóa? Văn hóa của con người thể hiện trong nhiều mặt của
cuộc sống, bởi vậy, học tập, tích lũy văn hóa cũng phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt của
cuộc đời. Từ cách đi đứng, nói năng, cho đến cách suy nghĩ, đối nhân xử thế đều thể hiện
được tầm vóc văn hóa của mỗi con người. Học tập những cái hay, cái đẹp từ những người
xung quanh, đọc nhiều sách vở để bồi đắp tri thức, đó là những con đường nhanh chóng và
dễ dàng để tầm văn hóa của con người được nâng cao.


Bài học nhận thức và hành động
+ Văn hóa không chỉ thể hiện ở bằng cấp, trình độ học vấn mà còn thể hiện trong lối
sống, hành động, ứng xử hằng ngày của mỗi người.
+ Văn hóa là một thước đo giá trị con người rất quan trọng, để trở thành người có văn
hóa phải không ngừng học hỏi từ cuộc sống, sách vở và trau dồi rèn luyện trong sinh hoạt,
ứng xử... hằng ngày.
Câu 2 (5 điểm):

1. Mở bài:
Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến là một vị lãnh tụ tài ba, kiệt xuất của dân tộc Việt
Nam mà Người còn được biết đến với tư cách là một nhà văn, nhà thơ lớn của thế kỉ XX.
Người để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm lớn ở nhiều thể loại: truyện, kí, thơ, văn chính
luận... Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực, có lập luận chặt chẽ, lí lẽ
sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn, giàu giá trị của Hồ Chí Minh.
2. Thân bài
- Khái quát:
+ Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, là bản khai sinh
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là kết tinh của chủ nghĩa yêu nước, của khát vọng tự
do, hòa bình và tự chủ. Ngày 2 - 9 - 1945, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn này trước
hàng vạn đồng bào Thủ đô tại quảng trường Ba Đình, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc.
+ Tác phẩm không chỉ có giá trị lịch sử, mang tầm vóc lớn lao thể hiện tinh thần dân
tộc mà còn có giá trị văn học, là áng văn chính luận xuất sắc, kết tinh trí tuệ và tài hoa của
Hồ Chủ tịch, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Bác: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén,
ngôn ngữ hùng hồn..
- Hệ thống lập luận trong tác phẩm:
+ Trước hết, Người nêu lên cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn:
++ Người trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Pháp và Mĩ, đó là những lí lẽ
không ai có thể chối cãi được:
+++ Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776): Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình
đắng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền
ấy, có quyền được sống, quyền sung sướng và quyền mưu cầu hạnh phúc.
+++ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791): Người ta sinh ra tự do
và bình đăng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
+++ Việc trích dẫn trên mang lại một cách lập luận có tính chiến thuật sắc bén, khéo
léo. Đó chính là thành công của nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, dùng chính lời lẽ của
kẻ thù để đánh bại chúng. Hai từ thế mà đã chỉ rõ thực dân Pháp và để quốc Mỹ xâm lược
Việt Nam chính là chúng đã giẫm đạp lên những lời bất hủ của cha ông chúng, làm vấy bẩn
lá cờ nhân đạo và chính nghĩa mà cha ông chúng đã dựng nên.

+++ Từ việc trích dẫn Bác đã đi đến một lập luận sáng tạo: suy rộng ra Tất cả các dân
tộc trên thế giới đều sinh ra bình đăng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do. Như vậy từ quyền lợi của con người Bác đã nâng lên thành quyền
-


lợi của dân tộc. Nghĩa là bản Tuyên ngôn của Việt Nam còn cao hơn cả hai bản Tuyên
ngôn của Pháp và Mĩ.
+++ Cơ sở thực tế của bàn Tuyên ngôn: Hồ Chí Minh đã nêu lên lí lẽ và lập luận hết
sức thuyết phục về mặt pháp lý và thực tế nhằm bác bỏ luận điệu của bọn để quốc thực
dân. Để vạch trần luận điệu về công lao khai hóa của Pháp đối với Đông Dương, Bác đã
nêu rõ những hành động trái với nhân đạo và chính nghĩa của chúng trong 80 năm thống
trị nước ta về hai phương diện: chính trị và kinh tế.
Về chính trị: chúng lập ba chế độ khác nhau, lập nhà tù nhiều hơn trường học, chúng
thẳng tay chém giết những người yêu nước, ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu
dân, chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế: chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu, chúng đặt ra hàng trăm
thứ thuế vô lý, chúng bóc lột công nhân ta tàn nhẫn...
Cái tài của Hồ Chủ tịch là nghệ thuật lập luận: câu văn lặp cấu trúc, phép điệp liên hoàn
chúng tuyệt đối... chúng thi hành... chúng lập ra... chiíng tắm các cuộc khởi nghĩa... chúng
dùng thuốc phiện... chúng cướp không... tạo nên một liên hoàn lời, tố cáo mạnh mẽ, đanh
thép khiến chúng không thể chối cãi và trở tay không kịp. Mặt khác, Bác cũng khơi dậy
tình đoàn kết hữu ái giai cấp.
- Luận điệu “bảo hộ” của Pháp: Bác đã tố cáo tội ác của chúng trong 5 năm, bán nước
ta hai lần cho Nhật. Như vậy chúng đã phản bội đồng minh, không đáp ứng liên minh cùng
Việt Minh để chống Nhật, thậm chí thẳng tay giết tù chính trị. Đó là lời khai trừ dứt khoát
cái sứ mệnh bịp bợm của thực dân Pháp đối với nước ta ngót gần một thế kỉ.
+ Người nêu cao niềm tự hào dân tộc:
++ Ta luôn đứng trên lập trường chính nghĩa. Nếu thực dân Pháp bộc lộ tính cách để
hèn, tàn bạo thì nhân dân ta vẫn giữ thái độ khoan hồng và nhân đạo.

++ Nếu thực dân Pháp có tội phản bội Đồng minh, hai lần bán rẻ Đông Dương cho
Nhật thì dân tộc Việt Nam đại diện Đồng minh đứng lên chống Nhật cứu nước và cuối
cùng giành lại được chủ quyền.
+ Hồ Chí Minh phủ định chế độ thuộc địa của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc
lập, tự do của dân tộc:
++ Phủ định dứt khoát, triệt để: Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp,
xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cá mọi đặc quyền
của Pháp trên đất nước Việt Nam.
++ Bác đưa ra lời tuyên bố độc lập trước thế giới thể hiện lí lẽ đanh thép vững vàng về
quyền dân tộc đồng thời thể hiện khát vọng tự do của toàn dân tộc. Điều đó được khẳng
định qua giọng văn hùng hồn, mãnh liệt.
- Nghệ thuật:
+ Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.
+ Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm, giọng điệu linh hoạt.
3. Kết bài


Tuyên ngôn Độc lập chính là một bản anh hùng ca thời đại Hồ Chí Minh, nó được viết
bằng máu của hàng triệu người Việt Nam yêu nước đã hy sinh trong cuộc đấu tranh bền bỉ,
kiên cường ấy. Bản Tuyên ngôn có giá trị nhiều mặt: chấm dứt chế độ phong kiến, đánh đổ
xiềng xích thực dân, xây dựng một nước Việt Nam mới, mở ra kỉ nguyên độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội.



×