Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

de minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 48 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.8 KB, 5 trang )

ĐỀ SỐ 48
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cừu Dolly (5 tháng 7 năm 1996 -14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú đầu tiên
được nhân bản vô tính trên thế giới. Nó được tạo ra bởi lan Wilmut, Keith Campbell và
các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland.
Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng
trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một
tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn
chỉnh. Đặc biệt hơn, điều này chỉ ra, những tế bào soma đã biệt hóa và trưởng thành từ cơ
thể động vật dưới một số điều kiện nhất định có thể chuyển thành những dạng toàn năng
chưa biệt hóa và sau đó có thể phát triển thành những bộ phận của cơ thế con vật. Cái tên
Dolly bắt nguồn từ việc nó được tạo ra từ tuyến vú của một con cừu cái. Với việc nhân
giống vô tính thành công cừu Dolly đã đánh dấu một bước phát triển mới trong nền khoa
học thế giới, đồng thời giải quyết các bí ẩn tự nhiên.
(Cừu Dolly, theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt)
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là gì?
Câu 2: Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn văn trên.
Câu 3: Cừu Dolly là một động vật đặc biệt. Anh (chị) hãy chỉ ra những điểm đặc biệt
của nó thông qua việc tìm hiểu đoạn trích trên.
Câu 4: Chỉ ra các thuật ngữ sinh học có trong đoạn trích trên.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Bersot nói: Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tìm của người
mẹ.
Ý kiến của anh/chị về câu nói trên? Trình bày bằng đoạn văn khoảng 200 từ.
Câu 2 (5 điểm):
Trong Nét độc đáo của phong cách Nguyễn Minh Châu, Ngọc Huy viết: “Viết về
những người phụ nữ, những người đàn bà lam lũ khổ cực cả đời, Nguyễn Minh Châu
không chỉ kiếm tìm, tôn vinh vẻ đẹp, phẩm chất người phụ nữ mà nhà văn còn lí giải cội
nguồn vẻ đẹp ấy chính là lòng nhân hậu, đức hạnh, phẩm tiết bám sâu trong tâm hồn, tâm


linh con người. Tuy vậy, để hiểu được con người thật khó, đối với phụ nữ càng khó hon,
đặc biệt đối với những người có hoàn cảnh phức tạp, không cho phép ta nhìn nhận hời hợt
bên ngoài”.
Bằng việc phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, anh
(chị) hãy chứng minh nhận định trên.
GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD)
Phần I. Đọc - hiểu
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ khoa học.
Câu 2: Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích là:


Phép lặp: lặp các từ như Dolly, con vật
- Phép thế: thay thế Dolly bằng từ “nó”.
Câu 3: Cừu Dolly thể hiện những điểm đặc biệt như sau:
- Nó là động vật có vú nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới.
- Nó thể hiện sự phát triển vượt bậc của khoa học thế giới, giải quyết được các bí ẩn
trong tự nhiên.
Câu 4: Các từ ngữ sau là thuật ngữ của sinh học: động vật có vú, nhân bản vô tính,
tế bào, chuyên nhân, cơ thê, sona, biệt hóa, con vật, tuyến vú, nhân giống vô tính, khoa
học thế giới, tự nhiên.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích
Khi so sánh giữa kỳ quan vũ trụ và trái tim người mẹ, Bersot đã muốn nhấn mạnh sự
tuyệt vời, kỳ vĩ của tình mẹ. Câu nói là lời khẳng định tấm lòng của Người mẹ là vĩ đại
hơn, tuyệt vời hơn tất cả mọi kỳ quan mà thiên nhiên hay con người tạo ra.

- Phân tích, bình luận ý kiến
+ Tại sao nói trái tim người mẹ là kỳ quan tuyệt vời nhất?
++ Trong suốt cuộc đời mình, người mẹ đã phải hy sinh rất nhiều để mang đến cho con
những điều tốt đẹp nhất: mang nặng đẻ đau, chăm nuôi con khôn lớn, gần gũi chia sẻ
những buồn vui với con, lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời... Hy sinh cho con
tất cả mà không hề tính toán...
++ Sống với trái tim người mẹ, con người được sống trong sự đùm bọc yêu thương vô
bờ bến. Lòng mẹ là nơi con người xuất phát, cũng là nơi con người trở về. Đó là bến đỗ
bình yên trong cuộc đời của mỗi con người. Được sống trong tình yêu thương của mẹ là
điều tuyệt vời nhất, là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho con người.
+ Trái tim của người mẹ không phải là một cái gì vô hình mà được thể hiện trong
những điều nhỏ bé, bình dị, như ca từ của một bài hát “cơm con ăn tay mẹ nấu, nước con
uống tay mẹ đun, trời nóng bức gió từ tay mẹ”. Tất cả những điều nhỏ bé đó đều xuất phát
từ một lòng yêu thương vô điều kiện. Con cái cho dù mắc phải nhiều lỗi lầm nhưng đối với
người mẹ, đó vẫn là nơi người mẹ dành cho trọn vẹn yêu thương và hy sinh.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp của tình mẹ.
Thức tỉnh những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành ra mình...
+ Liên hệ bản thân: người viết tự' nhìn lại tình mẫu tử thiêng liêng từ chính cuộc sống
riêng của mình, từ đó định hướng một lối sống đúng đắn, hợp đạo lí.
Câu 2 (5 điểm):
-


1. Mở bài:
- Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt
Nam thời kì đổi mới. Ông quan niệm rằng “thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm
những hạt ngọc ấn giấu trong bể sâu tâm hồn con người”. Nếu trước năm 1975, nhà văn đi
tìm hạt ngọc ấy trong chất sử thi anh hùng thì sau năm 1975, nhà văn khám phá vẻ đẹp của
hạt ngọc ấy trong những con người đời thường lam lũ nhọc nhằn.

- Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất phong cách nghệ
thuật Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới. Đặc biệt là nhân vật người đàn bà hàng chài, tiêu
biểu cho nhận định của Ngọc Huy:
1. Thân bài:
- Khái quát:
+ Chiếc thuyền ngoài xa kể về tình huống của nghệ sĩ Phùng khi anh về chụp bức tranh
cảnh biển tại một bãi biển miền Trung. Tại đây anh phát hiện bức tranh thiên nhiên đẹp mà
trong cuộc đời cầm máy ảnh anh chưa bao giờ được thấy. Nhưng đằng sau bức tranh đẹp
ấy là cả một sự thật nghiệt ngã về cuộc sống một gia đình hàng chài. Cảnh Người chồng vì
đói nghèo thất học đã xem việc đánh vợ là phương thức giải tỏa những khổ đau cho mình.
Rồi ở tòa án huyện anh đã chứng kiến câu chuyện đầy cảm động của người đàn bà hàng
chài, giúp anh ngộ ra biết bao nhiêu điều về cách tiếp cận cuộc sống.
+ Nhân vật người đàn bà hàng chài đã chứng minh rằng không thể nhìn con người một
cách hời hợt bên ngoài, rằng đằng sau cái lam lũ khổ cực của cuộc sống cơm áo gạo tiền là
một tâm hồn, một phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng. Nguyễn Minh Châu đã phát hiện
ra tất cả những điều đó và thể hiện tấm lòng cảm thông, chia sẻ đối với nhân vật của mình.
- Nội dung:
+ Người đàn bà làng chài vô danh với ngoại hình xấu xí, thô kệch, toát ra sự lam lũ,
mệt mỏi, cam chịu, số phận éo le, bất hạnh, chị là nạn nhân của cái đói, cái nghèo và bạo
lực gia đình:
++ Người đàn bà trạc tuổi bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển,
cao lớn với những đường nét thô kệch. Khuôn mặt khó coi: rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau
một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Ở chị còn phơi lộ sự
nghèo đói, nhếch nhác: tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng.
++ Cuộc sống nghèo khổ, thuyền chật con đông, vì túng quẫn, đói nghèo, lạc hậu, lão
chồng của chị từ một anh con trai “hiền lành nhưng cục tính” đã trở thành một kẻ vũ phu.
Hấn đã lấy phương pháp đánh vợ để giải tỏa những bế tắc của cuộc sống. Lão chồng đã
hành hạ chị “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.
- Trận đòn cay nghiệt ấy không có gì kì lạ nhưng kì lạ ở thái độ người đàn bà. Kì lạ
thay, chị vẫn lặng im chịu đựng: “Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không

hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy”.
+ Câu chuyện người đàn bà ở tòa án huyện đã cho thấy “để hiểu được con người thật
khó, đối với phụ nữ càng khó hon, đặc biệt đối với những người có hoàn cành phức tạp,
không cho phép ta nhìn nhận hời hợt bên ngoài, từ đó “tôn vinh vẻ đẹp, phẩm chất người


phụ nữ, lí giải cội nguồn vẻ đẹp ấy chỉnh là lòng nhân, đức hạnh, phẩm tiết bám sâu trong
tâm hồn, tâm linh con người”:
++ Ở tòa án huyện, lúc đầu chị xuất hiện bằng hình ảnh rụt rè. Chị tìm đến góc công
đường để ngồi. Chị ngồi trong thế ngồi bị động, như một con thú xù lông để tự vệ mặc dù
đã được Phùng và Đẩu cảm thông, chia sẻ. Lúc đầu chị xưng hô “con — quý tòa”, sau khi
lấy lại sự thăng bằng thì chị đột ngột chuyển đổi cách xưng hô: “ Chị - các chú”. Nguyễn
Minh Châu đã nhấn mạnh sự thay đổi ngôn ngữ và thân thế người đàn bà với ý nghĩa: Giờ
đây chính chị là quan tòa đang phán xét Phùng và Đẩu, dạy cho Phùng và Đẩu một bài học
về cách nhìn đời, nhìn cuộc sống. Thật thế chăng?
++ Chị là một người phụ nữ rất thấu hiểu lẽ đời lại giàu lòng nhân hậu, vị tha, chị sẵn
sàng chấp nhận tất cả thua thiệt về mình:
+++ Chị chấp nhận phần thua thiệt về mình như một sự xám hối. Thuyền chật con đông
nên cuộc sống khốn khó, có lúc phải ăn xương rồng luộc chấm muối. Trong suốt câu
chuyện dài dằng dặc của cuộc đời mình, tuy khó khăn nhưng người đàn bà không tỏ ra oán
giận chồng, ngược lại còn bênh vực chồng, bởi với chị, chồng không xấu, bởi “trước kia là
một anh con trai hiền lành nhưng cục tính”. Từ ngày lấy chị, chỉ vì cuộc sống cực khổ, vất
vả nên lão chồng đã xem việc đánh vợ là một phương thức để giải tỏa những bí bách của
cuộc đời. Như vậy, chị là người rất hiểu chồng, thương chồng. Thực ra, chồng chị là nạn
nhân của sự đói nghèo thất học, hắn vừa đáng thương lại vừa đáng giận. Đáng giận vì hắn
gây biết bao đau đớn cho người thân, đáng thương vì hắn là nạn nhân của đói nghèo thất
học. Đó là sự thấu hiểu, cảm thông với chồng.
+++ Hơn hai lần trong câu chuyện của mình ở tòa án huyện, người đàn bà nói: “Quý
tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con phải bỏ hắn”. Đây là
câu nói khiến Phùng và Đẩu không chỉ ngạc nhiên mà còn vỡ lẽ ra rất nhiều điều. Người

đàn bà ấy, chị xin chấp nhân mọi hình phạt của pháp luật, kể cả khung hình phạt cao nhất
là bỏ tù, nhưng nhất định không chịu bỏ chồng. Bởi lão chồng ấy, đối với chị có hai cái ân:
ân huệ và ân nhân. Chị nói với Phùng và Đẩu: “Chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt.
Nhưng các chú đâu có phải người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của
người làm ăn lam lũ, khó nhọc... Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các
chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn
ông”. Hiểu được rằng Phùng và Đẩu muốn mình không còn phải chịu những trận đòn roi
nữa, nhưng sự sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời của chị đã lý giải cho họ: “đàn bà hàng chài ở
thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn
nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa”. Vậy nên nếu bỏ chồng, chị
và các con không những mất đi chỗ dựa mà trong bão to và song dữ, thử hỏi nếu không có
người đàn ông trên chiếc thuyền ấy thì số phận chiếc thuyền ấy sẽ ra sao? Cuộc sống của
người đàn bà hàng chài và những dứa con của chị sẽ ra sao?
+ Vượt lên trên sự cay đắng và cơ cực ấy, tình mẫu tử của chị tỏa sáng, đó chính là đức
hy sinh cao thượng của thiên chức làm mẹ:
++ Chị gồng mình lên để gánh chịu đòn roi của chồng là bởi vì những đứa con: ‘"Đàn


trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất
được!”. Chị hiểu rằng bất kì một cuộc hôn nhân nào tan vỡ thì những đứa con luôn là
người gánh chịu nỗi đau. Một gia đình hạnh phúc là gia đình có đầy đủ thành viên dù đâu
đó trong gia đình vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Vì thương con và để tránh sự tổn thương
cho con nên chị đã bảo lão chồng có đánh thì đưa chị lên bờ mà đánh. Tình mẫu tử thiêng
liêng, cao thượng đã chắp cánh cho chị đưa đàn con bay vút lên trên sự cơ cực, đói kém,
nhọc nhằn, lam lũ. Chị chắt chiu dành dụm từ những niềm vui nhỏ nhất “Vui nhất là được
nhìn đàn con chúng tôi được ăn no” để khỏa lấp những nỗi đau. Tấm lòng của người mẹ ấy
thật đáng trân trọng biết bao.
- Đánh giá:
+ Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, nhà văn muốn gửi tới người đọc thông điệp về
mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

++ Người nghệ sĩ trước khi biết rung động trước cái đẹp, hãy là con người biết yêu
ghét, vui buồn trước mọi lẽ thường, biết hành động để có được cuộc sống tốt đẹp, bởi nghệ
thuật luôn gắn liền với cuộc đời, nghệ thuật phải vì cuộc đời, đó là nghệ thuật “vị nhân
sinh”.
++ Cuộc sống muôn hình muôn vẻ, nếu chỉ nhìn từ một phía thì sẽ đánh giá lệch lạc,
phiến diện, cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để từ đó đưa nghệ thuật vươn tới
chiều sâu nhân bản: “Nghệ thuật phải gắn liền với đạo đức”.
+ Nghệ thuật:
++ Tình huống truyện mang tính khám phá, nhận thức, phát hiện đời sống.
++ Ngôn ngữ kể chuyện khách quan, giàu sức thuyết phục, mang đến cho người đọc
nhiều bất ngờ thú vị, thương xót và cảm phục.
++ Nhân vật được đặt trong những tình huống khác nhau, thể hiện cái nhìn đa diện, sinh
động.
2. Kết bài:
- Khẳng định nhận định của Ngọc Huy đúng với nhân vật người đàn bà hàng chài của
Nguyễn Minh Châu.
Qua hình tượng người đàn bà, tác giả chia sẻ, cảm thông với số phận của những con
người lao động vô danh, lên án cái xấu, cái ác vẫn còn tồn tại trong gia đình và phát
hiện, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ. Đồng thời ông cũng gửi gắm những quan
niệm nghệ thuật của mình.



×