Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

de minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 49 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.25 KB, 6 trang )

ĐỀ SỐ 49
Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa
đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ.
Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay
hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo
sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan;
một mỏ đá ư, tôi xem xét các khoáng sản. Bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy. He lúc
nào tôi thay chán, tôi bỏ đi luôn. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu
trạm. Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua
bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì mà con người có thể xem;
và, chỉ phụ thuộc vào bản thân tôi, tôi hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể
hưởng thụ. Nếu do thời tiết xấu không đi bộ được và thay chán rồi, lúc đó tôi đi ngựa.
(Đi bộ ngao du, trích Emin hay về giáo dục, Ru-xô, Pari, 1958)
Câu 1. Xác định ngôi kể và giá trị của nó trong việc biểu đạt nội dung chính của đoạn
trích.
Câu 2. Phép liên kết của đoạn trích là những phép liên kết gì?
Câu 3. Phân tích ngắn gọn tư tưởng chủ đạo của đoạn trích.
Câu 4. Trong khoảng 5-7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của việc tạo
lập thói quen tích cực đối với mỗi con người trong cuộc sống.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Trước thảm họa, số phận con người đều như nhau.
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề trách nhiệm
của mỗi con người trước thảm họa.
Câu 2 (5 điểm):
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Anh(chị) cảm nhận
được gì về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này.
GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD)
Phần I. Đọc — hiểu (3 điểm)


Câu 1. Đoạn trích được viết ở ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” và “ta”.
Giá trị của ngôi kể: Đoạn trích trở nên chân thực và đáng tin cậy hơn bởi Người trải
nghiệm là chính tác giả. Nhà văn như kể câu chuyện của mình, tâm sự một cách chân tình
và mộc mạc như chia sẻ chính trải nghiệm của bản thân về việc được kể.
Câu 2. Đoạn trích được sử dụng hai phép liên kết chính:
- Phép lặp: Từ “ta” và “tôi” được lặp đi lặp lại trong đoạn trích để liên kết nội dung của
đoạn trích là lời chia sẻ và tâm sự về sở thích đi bộ và những trải nghiệm thú vị từ việc đi
bộ ngao du của tác giả. về cụ thể những lần lặp lại như sau:
Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi
lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dùng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ. Ta


quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay;
ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông u: tôi đi men theo sông;
một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan; một
mỏ đá ư, tôi xem xét các khoáng sản. Bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy. Hễ lúc nào
tôi thấy chán, tôi bỏ đi luôn. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu
trạm. Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi
qua bất cứ nơi nào con người có thế đi qua; tôi xem tất cả những gì mà con người có
thể xem; và, chi phụ thuộc vào bản thân tôi, tôi hường thụ tất cả sự tự do mà con người
có thể hưởng thụ. Nếu do thời tiết xấu không đi bộ được và thấy chán rồi, lúc đó tôi đi
ngựa.
- Phép liên tưởng: Nhà văn sử dụng trường liên tưởng về thú đi bộ để liên kết nội dung
đoạn trích nói về điều này. (học sinh tự chỉ ra)
Câu 3. Đoạn trích là sự thể nghiệm của nhà văn về thú đi bộ ngao du — một cách ngao
du đầy phóng khoáng và tự do cho mỗi người. Đi bộ là cách mà con người được phép thoải
mái đến và đi ở bất cứ nơi đâu mà ít phụ thuộc nhất:
Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dìm lúc nào thì dìm, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào
là tuỳ. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy
hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men

theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham
quan; một mỏ đá ư, tôi xem xét các khoáng sản. Bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đay. Đi
bộ là cách để con người đến những địa điểm mình muốn mà không phụ thuộc vào bất cứ
một yếu tố nào, chính vì thế đem lại cho mỗi người sự thoải mái, không câu nệ hay phụ
thuộc. Tác giả khẳng định, nếu đi bộ thì hễ lúc nào tôi thấy chán, tôi bò đi luôn. Tôi chẳng
phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm. Tôi chẳng cần chọn những lối đi có săn
hay những con đưỏng thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi
xem tất cả những gì mà con người có thể xem; và, chỉ phụ thuộc vào bản thân tôi, tôi
hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ, điều đó có nghĩa là đi bộ là một
cách thức ngao du đầy thú vị cho những ai yêu thích trải nghiệm.
Nhà văn cũng nêu ra giả định trong trường hợp không thể đi bộ, con người vẫn có thể
lựa chọn các hình thức ngao du khác: Nếu do thời tiết xấu không đi bộ được và thấy chán
rồi, lúc đó tôi đi ngựa. Đi bộ chính vì thế là một cách ngao du đầy thú vị đối với mỗi
người.
Câu 4. Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài, chú ý hướng đến vấn đề vai trò
của việc lựa chọn thói quen tốt, nghĩa là vai trò của ý thức trong mỗi cá nhân trong việc
hình thành một thói quen nào đó cho mình. Không lan man, dài dòng về việc thói quen tốt
có vai trò như thế nào.
Giáo viên linh hoạt cho điểm
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Yêu cầu về nội dung:
Giải thích: Ý cả câu: con người cần có ý thức trách nhiệm trước các thảm họa cuộc
sống. Hiện nay thảm họa đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của tất cả mọi
người.



- Phân tích, bĩnh luận ý kiến
+ Thực trạng hiện nay:
++ Cuộc sống của con người đang phải đối mặt với nhiều thảm họa khác nhau: Thiên
tai, dịch bệnh, chiến tranh hạt nhân, tai nạn giao thông, khủng bố,...
++ Con người thường thờ ơ, chủ quan trước thảm họa. Họ thường cho rằng thảm họa
chỉ xẩy ra với người khác.
++ Con người thiếu ý thức trách nhiệm trước các thảm họa của nhân loại.
Dẫn chứng:
+ Nắng nóng kéo dài ở Ẩn Độ vào cuối tháng 5 đã khiến hơn 2000 người thiệt mạng.
Trong đó, 2 bằng ở miền nam là Andhra Pradesh và Telangana gánh chịu nặng nề nhất với
tổng cộng 1.979 trường hợp tử vong, bằng miền đông Orissa có 17 người chết và 9 nạn
nhân còn lại thuộc một số khu vực khác. Nhiệt độ ở nhiều khu vực của Ấn Độ trong hôm
qua ở mức khoảng 45 độ c. Trước đó có một số nơi nóng gần 50 độ c.
+ Tại ba khu vực Nam, Đông Nam và Đông Á, trong năm 2012 đã xảy ra 83 thảm họa
thiên tai khiến tổng cộng hơn 3.100 người thiệt mạng và gần 65 triệu người bị ảnh hưởng,
với tổng số thiệt hại về vật chất là hơn 15 tỷ USD. Lũ lụt và bão tố vẫn là những mối đe
dọa chính cho khu vực châu Á mà ví dụ mới nhất là siêu bão Bopha hoành hành ở
Philíppin làm hơn 500 người thiệt mạng. Siêu bão Soudelor hạ cấp xuống thành bão nhiệt
đới, gây thiệt hại lớn nhất ở hai tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang của Trung Quốc, làm 8
người chết và gây lũ quét. Bão cũng khiến hơn một triệu người ở trong tình trạng mất điện,
và giới chức cho biết 250.000 người đã phải sơ tán khỏi nhà...
+ Thảm họa kép động đất-sóng thần tại Nhật Bản hồi 11/3/2012 cùng với thảm họa
nhân tạo từ nhà máy hạt nhân Fukushima khiển cả thế giới chấn động. Trận động đất 9 độ
Richter kéo theo những con sóng thần cao từ 15- 40 m tràn vào vùng ven biển đông bắc
của Nhật Bản ngày 11/3/2011, để lại những cảnh tượng hoang tàn khắp khu vực này. Trận
động đất và sóng thần cách đây gần một năm làm hư hại các lò phản ứng của nhà máy điện
hạt nhân Fukushima I, dẫn tới thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới...
+ Dịch bệnh Ebola (2014), Hội chứng hô hấp Mers (2015)... khiến hàng triệu người
thiệt mạng. Sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ khiến cả thế giới chấn động khi phải đối mặt với
nguy cơ của nạn khủng bố...

+ Hậu quả có thể xảy ra:
++ Thảm họa có thể cướp đi tính mạng, tài sản của mỗi nguôi. Cho dù hoàn cảnh khác
nhau, địa vị khác nhau nhưng thảm họa có thể xẩy ra với bất cứ ai.
++ Thảm họa ngày càng phổ biến, ngày càng nghiêm trọng và càng nguy hiểm hơn.
++Thảm họa xảy ra có thể để lại những nỗi đau lâu dài. Từ những nỗi đau thể xác đến
nỗi đau tinh thần. Nỗi đau có thể xảy ra với cả người thân của họ.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Con người dang phải đối mặt với nhiều thảm họa nghiêm trọng.
+ Con người cần có ý thức bảo vệ mình và bảo vệ người khác trước các thảm họa có thể
xảy ra. Lên án, phê phán thái độ thờ ơ, chủ quan trước thảm họa. cổ vũ, hưởng ứng những
phong trào bảo vệ cuộc sống của con người trước các thảm họa.
+ Thường xuyên học tập, trau dồi tri thức để có hiếu biết đầy đủ về nguy cơ thảm họa
trong cuộc sống hiện nay.


Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài:
- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là một nhà thơ nữ xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, khao khát tình yêu,
biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc đời thường, bình dị.
- Sóng là một bài thơ đặc sắc rất tiêu biểu cho phong cách thơ tình yêu của Xuân
Quỳnh.
1. Thân bài:
- Khái quát:
+ Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác tại biển Diêm Điền năm 1967, sau được in
trong tập Hoa dọc chiến hào. Bài thơ mang âm hưởng của những con sóng biển và những
con sóng lòng đang khao khát tình yêu.
+ Bài thơ có hai hình tượng cùng song hành và hòa điệu, đó là “sóng” và “em”, trong đó
“sóng” là hình tượng trung tâm của bài thơ và là một hình tượng ẩn dụ. Cùng với hình
tượng em, sóng thể hiện những trạng thái, quy luật riêng của tình yêu cùng vẻ đẹp tâm hồn

người phụ nữ rất truyền thống mà vẫn ẩn chứa nét hiện đại.
- Phân tích:
+ Sóng có nhiều đối cực như tình yêu có nhiều cung bậc, trạng thái và như tâm hồn
người phụ nữ có những mặt mâu thuẫn mà thống nhất:
++ Hình tượng sóng trước hết được gợi ra từ âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng của bài thơ
với thể thơ năm chữ.
++ Hai câu thơ đầu với nghệ thuật đối: “dữ dội” - “dịu êm”, “ồn ào” - “lặng lẽ” đã
làm hiện lên vẻ đẹp của những con sóng biển ngàn đời đối cực. Những lúc biến động, bão
tố phong ba thì biển dữ dội, ồn ào. Sóng gió qua đi, biển lại trở lại dịu êm, lặng lẽ. Xuân
Quỳnh đã mượn nhịp sóng để thể hiện nhịp lòng của chính mình trong một tâm trạng bùng
cháy ngọn lửa mãnh liệt của tình yêu, không chịu yên định mà đầy biển động, khao khát.
+ Hành trình của sóng tìm đến biển khơi như hành trình của tình yêu hướng về cái
vô biên, tuyệt đích, như tâm hồn người phụ nữ không chịu chấp nhận sự chật hẹp, tù túng:
++ Ba hình ảnh “sông”, “sóng”, “bể” là những chi tiết bố sung cho nhau: sông và bể
làm nên đời sóng, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra với biển khơi mênh mang thăm
thẳm. Mạch sóng mạnh mẽ như bứt phá không gian chật hẹp, khao khát một không gian
bao la rộng lớn. Hành trình tìm ra tận bế chất chứa sức sống tiềm tàng, bền bỉ để vươn tới
giá trị tuyệt đích của chính mình, Sóng không cam chịu cuộc sống đời sông chật hẹp, tù
túng nên nó bắt đầu hành trình ra biển khơi để thỏa sức vẫy vùng.
++ Tình yêu của Xuân Quỳnh cũng không thể đứng yên trong một tình yêu nhỏ hẹp mà
phải vươn lên trên tất cả sự nhỏ hẹp tầm thường để được sống với những tình yêu cao cả,
rộng lớn, bao dung.
+ Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng giống điểm khỏi đầu và sự màu nhiệm, khó nắm bắt
của tình yêu:
++ Tình yêu là sóng, là gió, và qua sóng, gió ấy, nhà thơ đã nói lên thật dễ thương cái


nhu cầu tự nhận thức, tự phân tích, lí giải nhưng lại không thể cắt nghĩa nổi của tình yêu.
Người phụ nữ băn khoăn về khởi nguồn của tình yêu và bộc bạch một cách hồn nhiên,
chân thành sự bất lực không lí giải được câu hỏi muôn đời ấy trong tình yêu.

++ Lí giải được cội nguồn của sóng thì dễ nhưng để hiểu “gió bắt đầu từ đâu” thì nhà
thơ lại ấp úng “em cũng không biết nữa”. Đó như một cái lắc đầu nhẹ đầy bâng khuâng.
Nhưng cũng chính vì không thể lí giải rõ ngọn ngành nên tình yêu vì thế mà trở nên đẹp và
là cái đích để cho muôn người đi tìm và khám phá.
+ Sóng luôn vận động như tình yêu gắn liền với những khao khát, trăn trở không yên,
như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về một tình yêu vững
bền, chung thủy:
++ Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ. Sóng và em đan quyện vào nhau để thì thầm những
nỗi niềm, những tâm tư. Hai câu thơ “Con sóng... mặt nước” với hình thức lặp cấu trúc
quyện hòa cùng nghệ thuật đối tạo nên sự điệp trùng của những con sóng với nhiều dạng
thức khác nhau. Cũng như sóng, tâm hồn em cũng vô vàn những phức tạp khó hiểu. Lúc
lặng lẽ, êm đềm, khi nồng nàn, dữ dội, nhưng thế nào đi nữa, em vẫn mãi là em, vẫn mãi
ôm trong lòng một nồi nhớ thương không dứt.
++ Sóng muôn đời vẫn thế, có bao giờ thôi vỗ, có khi nào chẳng cồn cào, có khi nào
thôi ngừng hành trình đến với bờ dù muôn vời cách trở. Sóng chẳng còn là sóng nếu tĩnh
yên, lặng lê. Nhưng dù lặng yên dưới lòng biển hay dữ dội trên mặt đại dương thì ngàn đời
vẫn khao khát tìm về bến bờ tĩnh tại. Và nếu sóng nhớ bờ thì em nhớ anh. Nỗi nhớ không
chỉ có mặt trong thời gian được ý thức mà còn gắn với tiềm thức - thời gian trong mơ.
++ Thế giới của em và anh không giới hạn chiều dài bắc - nam, bởi nỗi nhớ tình yêu
luôn thường trực vĩnh viễn. Cách nói ngược “xuôi bắc, ngược nam” tưởng như là tình yêu
đã làm cho con người bị đảo lộn phương hướng, nhưng chính nó lại khẳng định thêm rằng:
có một phương mà em không thể nào lẫn lộn, không thể nào nguôi nhớ đó là phương anh.
Thực ra, “hướng về anh” thì có thể thay đổi nhưng lời khẳng định chắc nịch “một phương”
thì nơi em hướng về là bất di bất dịch. Anh trở thành “hệ quy chiếu” của đời em.
++ “Ở ngoài kia” như cánh tay đang chỉ về khơi xa nơi trăm ngàn con sóng ngày đêm
không biết mệt mỏi đang vượt qua giới hạn không gian muôn vời cách trở để hướng vào bờ
ôm ấp nỗi nhớ thương. Cũng như em muốn được gần anh, hòa nhịp với anh trong tình yêu.
Tình yêu cảu người con gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới
bờ, cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh
phúc trọn vẹn của lứa đôi. Lời thơ ít nhiều chứa đựng nỗi âu lo, nhưng thi nhân vẫn tin

tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thành của mình sẽ vượt qua tất cả.
+ Sóng là hiện tượng thiên nhiên vĩnh cửu như tình yêu là khát vọng muôn đời của con
người, của người phụ nữ muốn dâng hiển cả cuộc đời cho một tình yêu đích thực:
++ Yêu thương mãnh liệt nhưng cao thượng, vị tha. Nhân vật trữ tình khao khát hòa
tình yêu con sóng nhỏ của mình vào biển lớn tình yêu - tình yêu bao la rộng lớn - để sống
hết mình trong tình yêu, để tình yêu riêng hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.
Đúng vậy, tình yêu chỉ có thể vĩnh hằng khi tình yêu đó hòa vào bể lớn của tình yêu nhân


loại.
Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua hình tượng sóng:
+ Trước hết, hình tượng sóng cho ta thấy những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ
trong tình yêu: thật đằm thắm, dịu dàng, thật hồn hậu, chung thủy.
+ Hình tượng sóng cũng thể hiện những nét đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình
yêu: táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để gìn giữ hạnh phúc, dù có phấp
phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu.
2. Kết bài:
- Sóng là bài thơ tình thuộc loại hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ Việt Nam
hiện đại nói chung.
Khẳng định phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh cũng như cách khai thác hình
tượng mang sức chứa của ẩn dụ mới mẻ, độc đáo, có thể giãi bày được tình yêu dịu dàng
mà mãnh liệt, gần gũi, riêng tư mà rộng mở, phóng khoáng của Người phụ nữ.
-



×