Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

de minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 53 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.37 KB, 8 trang )

ĐỀ SỔ 53
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Thưa quý vị! Đã phải trãi qua những cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và đói
nghèo cùng cực nên khát vọng hòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi càng cháy
bỏng. Chúng tôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành
tinh của chúng ta. Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên
Hợp Quốc. Chúng tôi sẵn lòng đóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bẻ, như sự tri ân đối với
bạn bè quốc tế đã giúp chúng tôi giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói
nghèo. Việt Nam đã và sẽ mãi mãi là một đổi tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm
của cộng đồng quốc tế...
(Trích bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước phiên
thảo luận cấp cao của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68)
Câu 1: Hãy xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong bài phát biếu trên.
Câu 2: Theo anh (chị), nội dung của bài phát biểu là gì?
Câu 3: Bài phát biểu trên được thế hiện bằng phương thức biểu đạt nào?
Câu 4: Hiện nay, xu thế hòa nhập là một trong những xu thế phát triển không thể thiếu
đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển để có thể đứng vững trên trường
quốc tế. Theo anh (chị), Việt Nam đã hòa nhập trong cộng đồng quốc tế như thế nào? Trình
bày ngắn gọn trong khoảng 5-7 dòng.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được đặt ra trong câu nói sau: Người
ta lớn hon, vì biết cúi xuống.
Hãy trình bày suy nghĩ bằng đoạn văn khoảng 200 từ.
Câu 2 (5 điểm):
“Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những
mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ
xuống hai dòng nước mắt"
(Vợ nhặt - Kim Lân)
“Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người
đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng


nước mắt"
(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)
Trình bày cảm nhận của anh (chị) về chi tiết “dòng nước mắt” trong những câu văn trên.


GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD)
Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm)
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong bài phát biểu trên là phong cách ngôn
ngữ chính luận.
Câu 2: Nội dung chính của bài phát biểu là: Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạt
động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, sẵn lòng đóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé,
như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúp Việt Nam giành và giữ độc lập, thống nhất đất
nước, thoát khỏi đói nghèo và khẳng định Việt Nam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy,
một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Câu 3: Bài phát biểu được thể hiện bằng phương thức nghị luận.
Câu 4: Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo những ý sau đây:
- Có thể nói, hội nhập quốc tế ở nước ta là một quá trình với cơ hội và thách thức đan
xen tồn tại. Thực tế chứng tỏ việc kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,
hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá
các quan hệ quốc tế với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là sự lựa
chọn đúng đắn, tất yếu đối với nước ta trong bối cảnh toàn cầu hoá sôi động hiện nay.
-

Những thành tựu quan trọng giành được trong quá trình hội nhập quốc tế, trước hết là

hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở để đất nước ta vững bước trên đường hội nhập và phát
triển, sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, công nghiệp hoá, hiện dại hoá thành công,
hướng tới mục tiêu chiến lược dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):

Yêu cầu về hình thức:
-

Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.

-

Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...

Yêu cầu về nội dung:
-

Giải thích, nêu ý nghĩa câu nói:

+ Cúi xuống không phải là hành vi mà là một cách hành xử giữa người với người. Cúi
xuống không đồng nghĩa với sự nhẫn nhục hay luồn cúi, thấp hèn. Cái cúi xuống ở đây
chính là cái cúi đầu giản dị, khiêm nhường của những người có đạo đức, văn hóa trong xã
hội. Cúi xuống cũng là để hiểu rõ mình hơn, nhận ra giá tị, vị thế thực sự của mình.
+ Câu nói bởi vậy là sự khẳng định giá trị của lòng khiêm tốn, lối sống khiêm nhường,
khi biết sống khiêm nhường, giản dị, con người sẽ càng ngày càng nâng cao và khẳng định
được giá trị của bản thân.
-

Phân tích, lý giải:


+ Tại sao trong cuộc sống, con người lại cần phải biết cúi đầu?
++ Cuộc sống là một cuộc chiến, nếu chúng ta dừng lại với thành công của mình ở hiện
tại tức là đã chấp nhận thất bại ở tương lai, ở lại quá khứ làm kẻ thua cuộc. Con người có
tài cán bao nhiêu đi chăng nữa thì cái khôn ngoan hiện hữu ấy cũng không thể được quả

quyết là không ai hơn được. Người xưa có câu vỏ quýt dày có móng tay nhọn, người giỏi sẽ
có người giỏi hơn Cúi đầu chính là một biểu hiện của việc chấp nhận học tập, chấp nhận sự
bình thường, yếu kém của bản thân để học hỏi những người xung quanh.
++ Khi biết cúi xuống cũng là lúc con người nhận ra vị trí của bản thân. Biết cúi xuống,
nhìn lại chính mình, con người cũng sẽ học được nhiều điều ý nghĩa, nhận ra và hiểu được
chính bản thân mình, từ quá khứ.
++ Cúi xuống là để hiểu người hơn, là để nâng người khác lớn lên. Cúi xuống cũng là
để hiểu mình hơn, để tự nâng mình lên. Những người biết cúi mình là những người hiểu
mình, hiểu người. Sự hiểu mình, hiểu người ấy có một vai trò quan trọng giúp con người
tiến xa hơn, đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống.
-

Liên hệ - Tham gia bàn luận về thái độ sống

+ Câu nói trên không nhằm khuyến khích người ta chỉ biết cúi xuống mà nhằm nhắc
nhờ người ta biết cách ứng xử cần thiết để lớn hơn...
+ Liên hệ bản thân: người viết tự nhìn nhận đánh giá lại chính lối sống của bản thân
mình, từ đó đề ra một lối sống, lối ứng xử phù hợp.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài:
Văn học là cuốn biên niên sử ghi lại tâm hồn của con Người. Đến với một tác phẩm văn
chương, người đọc không chỉ thấy được ở đó những hiện thực nhiều màu của cuộc sống
mà còn thấy được những mảng hiện thực đa sắc diện khác của tâm hồn con người. Những
cung bậc tình cảm tế vi nhất, mỏng manh nhất của tâm trạng đều được câu chữ ghi lại một
cách chân thực, xúc động. Đây cũng chính là một thước đo để đánh giá sự thành công và
sức sống của một tác phẩm văn chương. Trong nền văn học Việt Nam, Kim Lân và Nguyễn
Minh Châu là những cây bút, đại diện cho hai giai đoạn sáng tác khác nhau, nhưng cả hai
đều gặp nhau trong cuộc hành trình ghi lại đời sống tâm hồn con người. Vợ Nhặt (Kim
Lân) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) là hai tác phẩm như vậy. Đặc biệt, chi
tiết “dòng nước mắt” mà người đọc bắt gặp trong cả hai tác phẩm đã thể hiện rõ nét những

nỗ lực trong việc khắc họa tâm trạng con người, đồng thời khẳng định tài năng và tấm lòng
của hai nhà văn, thuộc hai giai đoạn sáng tác khác nhau.
1. Thân bài:
-

Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm:Giới thiệu về nhà văn Kim Lân và truyện


ngắn Vợ nhặt, nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
+ Kim Lân rất am hiểu nông thôn và đời sống cúa nhân dân nên ông có những trang viết
sâu sắc, cảm động. Truyện Vợ nhặt rút từ tập Con chó xấu xí được coi là truyện ngắn xuất
sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm đã tái hiện lại bối cảnh ngày đói vô cùng thê thảm ở nông
thôn Việt Nam do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra năm 1945 . Ông đặc tả chân dung
người năm đói khuôn mặt hốc hác u tối, Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái
Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt dìu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và bóng
những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Nhưng quan trọng hơn, bên
cạnh mảng tối của bức tranh hiện thực buồn đau là mảng sáng của tình người , của một chủ
nghĩa nhân văn tha thiết, cảm động. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân bộc lộ một quan
điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động
trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên
cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai. Thể
hiện sâu sắc cho tư tưởng ấy là chân dung tính cách , tâm lý của bà cụ Tứ trước tình huống
bất ngờ: con trai mình đột ngột có vợ. Tâm lí ở cụ Tứ có phần phức tạp , với những nỗi
niềm trắc ẩn trong chiều sâu riêng của Người già từng trải và nhân hậu.
+ Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác năm 1983 là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh
Châu. Nội dung kể về chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh với những sự việc mà
anh bất ngờ được chứng kiến. Thông qua đó thể hiện cách nhìn của tác giả về hiện thực
cuộc sống, một cái nhìn thấu hiểu và trĩu nặng tình thương cùng sự băn khoăn về thân phận
con người. Truyện có ba nhân vật chính: chánh án Đẩu, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng và người
đàn bà hàng chài, trong đó nhân vật người đàn bà để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí

người đọc. Cuộc đời và số phận của chị giống như bao cuộc đời và số phận của những
người phụ nữ hàng chài khác: đông con, nghèo khổ... Là nạn nhân của bạo lực gia đình
nhưng chị rất mực thương chồng, thương con, nhẫn nhục cam chịu đòn roi của chồng vì
không muốn gia đình tan vỡ. Người đàn bà ấy có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư
tưởng chủ đề tác phẩm. Nhà văn đã khắc họa chân dung nhân vật này bằng thủ pháp nghệ
thuật tương phản để làm nổi bật sự khác biệt giữa hình thức bên ngoài và phẩm chất bên
trong, giữa tính cách và thân phận, vẻ đẹp đáng trân trọng ở người đàn bà hàng chài là đức
tính vị tha, hi sinh đến quên mình của một người vợ, người mẹ lam lũ, vất vả, chồng chất
trên vai gánh nặng mưu sinh. Phẩm chất ấy hiện lên qua từng chi tiết đầy kịch tính của
truyện mà cụ thể là chi tiết dòng nước mắt.
+ Hai nhà văn đều thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, nhân văn trong sự nghiệp văn học. Hai
tác phẩm khắc họa tình người, tình mẹ, trong đó chi tiết “dòng nước mắt” là một phương
tiện biếu hiện.


- Điểm tương đồng:
+ về nội dung:
++ Đều là những dòng lệ của người phụ nữ, của người mẹ trong hoàn cành nghèo đói
và khốn khổ.
Như những bà mẹ Việt Nam nghèo khổ khác trong thời kỳ cách mạng tháng tám, bà cụ
Tứ hiện lên là một người mẹ nghèo, bị cái đói làm cho cùng cực, suy nghĩ quá nhiều. Bà cụ
Tứ xuất hiện thật rõ nét qua lời kể tác giả Từ ngoài rặng tre, bà lọng khạng đi vào. Tính bà
vẫn thế, vừa đi vừa lẩm băm tính toán gì trong miệng. Nhưng hôm nay khác, thấy mẹ,
Tràng reo lên như một dứa trở và gọi ới vào trong nhà: u đã về đấy! Anh con trai lật đật
chạy ra đón mẹ từ ngoài công và trách sao bà về muộn. Một bà cụ dáng dấp đã không còn
nhanh nhẹn, tháo vát nữa mà phải “lọng khọng” đi vào nhà gợi nên một thảm cảnh thê
lương đến não lòng.
Về phần Người đàn bà làng chài, dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả
lên chị, xấu, nghèo khổ, lam lũ, lại phải thường xuyên chịu những trận đòn roi của người
chồng vũ phu tổn thương, đau xót cho các con phải nhìn cảnh bố đánh mẹ... Cái xấu đã đeo

đuổi chị như định mệnh, suốt từ khi còn nhỏ: có mang với một anh hàng chài đến mua bả
về đan lưới, rồi thành vợ chồng. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ,
bấp bênh. Gia đình nghèo lại còn đông con, thuyền thì chật,... Bị chồng thường xuyên đánh
đập, hành hạ thường xuyên cứ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cứ khi nào
lão chồng thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, như là để trút giận, như đánh một con thú
với lời lẽ cay độc “Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Quả
thực, người đàn bà hàng chài có cả một cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn, khốn khổ. Chị là nạn
nhân của sự nghèo đói, thất hậu và lạc hậu. Số phận, cuộc đời chị dần dần hiện ra rõ nét
khi chị đến toà án huyện, số phận đầy bi kịch ấy được tác giả tái hiện đầy cảm thông và
chia sẻ.
++ Những giọt nước mắt ất đều là “giọt châu của loài người”, giọt nước chan chứa tình
Người trào ra từ tâm hồn những bà mẹ giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
Đối với bà cụ Tứ, người mẹ nghèo một đời khốn khó không thể không ngạc nhiên khi
bà đã hiểu ra cơ sự. Bà thương mình, thương con và thương cho Người đàn bà lạ kia.
Thương con để rồi tủi phận mình. Chao ôi, người ta đựng vợ gả chồng cho con là trong
lúc nhà ăn nên làm nổi, còn mình thì... Đọc những dòng này, ta có cảm giác như trái tim
người mẹ trong cái thân hình còm cõi đang rung lên đau đớn, xót xa.
Sức chịu dựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài cũng làm cho người
đọc phải ngỡ ngàng. Vừa ở dưới thuyền lên đến bên chiếc xe rà phá mìn bị hỏng nằm trên
bờ cát, chị ta đã bị anh chồng rút chiếc thắt lung tía quất tới tấp vào người. Chị không hề


né tránh mà cắn răng cam chịu, không kêu rên, không chống trả và cũng không chạy trốn.
Chị chấp nhận những trận đòn hằng ngày như một phần cuộc đời mình, chẳng khác gì
người đánh cá phải đương đầu với sóng to, gió lớn khi biến động. Nhưng những đòn roi tàn
nhẫn ấy chỉ là những vết thương bên ngoài, không làm cho tâm hồn người phụ nữ tổn
thương. Hơn hết thảy, nỗi đau xót chỉ thực sự xuất hiện khi người phụ nữ ấy chứng kiến
cảnh thằng Phát - đứa con trai yêu quý của mình, vì muốn bảo vệ mình mà đã lao vào đánh
bố. Người đàn bà làng chài ấy đã quên đi tất cả những nỗi khổ mà mình phải gánh chịu mà
chỉ nghĩ cho con, nghĩ con có thể vì mẹ mà trở thành kẻ bất hiếu với cha.

++ Đều góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm: tấm lòng thương cảm đối với
bi kịch của con người và sự trân trọng vẻ đẹp tình đời, tình người của tác giả.
Qua Vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng thành công hình ảnh người mẹ nghèo trong trận đói
khủng khiếp 1945. Người mẹ nghèo tiền bạc nhưng giàu lòng yêu thương và hết mình vì
con - người mẹ Việt Nam truyền thống. Đằng sau bà cụ Tứ, ta thấy thấp thoáng những Lão
Hạc, chị Dậu, mẹ Dần... những người sống tận lòng cho những người thân yêu của họ.
Hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa đã thể
hiện tấm lòng trĩu nặng tình thương, nỗi lo âu cho số phận con người của nhà văn Nguyễn
Minh Châu, đồng thời cho thấy, tác giả đã có cái nhìn không hề đơn giản về cuộc sống. Nói
đến bạo lực trong gia đình người đàn bà hàng chài, tác giả đã khơi dậy trong lòng người
đọc nỗi xót thương pha lẫn lo âu trước tình trạng phụ nữ và trẻ em bị ngược đãi, về nguy
cơ trẻ em sẽ sớm nhiễm thói vũ phu, thô bạo do bị tổn thương tâm hồn, đánh mất niềm tin
vào cuộc sống. Nhà văn không chỉ lên án bạo lực, phê phán sự ngu muội, không chỉ bày tỏ
tình thương yêu với những con người nhỏ bé, bất hạnh, mà còn cảnh báo một nguy cơ đáng
sợ: Nếu không giải phóng con người ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo, tăm tối thì
không thể đẩy lùi được cái ác. Đó là chiều sâu tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.
+ Về nghệ thuật: Đều cho thấy ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc của hai
nhà văn.
- Điểm khác biệt:
+ Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết dòng nước mắt của hai người mẹ:
++ Trong truyện Vợ nhặt (Kim Lân): tình huống truyện, diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ mẹ Tràng, lí giải tình cảm người mẹ khi phải roi nước mắt.
++ Trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu): tình huống truyện, sự
xuất hiện của đứa con, nỗi đau của người mẹ.
+ về nội dung:
Chi tiết dòng nước mắt của bà cụ Tứ gắn với tình huống anh cu Tràng “nhặt” được vợ;
bà cụ cảm thấy ai oán, xót thương cho số kiếp đứa con mình và cũng xót tủi cho chính thân


phận mình: Tràng có vợ vào lúc cái đói, cái chết đang ráo riết truy đuổi con người. Giữa
cảnh chết chóc như ngả rạ, nạn đói hoành hành, cái ăn chẳng có, lại còn rước thêm người

như thế này bà không lo, không buồn sao được. Bà nghĩ đến cái cảnh người ta dựng vợ gả
chồng cho con cái trong lúc ăn nên làm ra, đằng này con trai bà lấy vợ trong cảnh bần hàn,
thiếu thốn đủ đường thế này. Bà thương mình bao nhiêu thì thương cho con gấp bội phần,
bà cảm thấy tủi nhục khi không thể mang lại ấm no và hạnh phúc cho đứa con trai tội
nghiệp. Bà thương cho người đàn bà héo hơn kia cũng vì đói, vì không còn gì nên mới theo
Tràng về làm vợ. Những suy nghĩ của bà cụ Tứ thật khiến người ta đau lòng, não nề, khiến
người ta xót thương nhưng chẳng biết cách nào có thể thương lấy bà, thương lấy những
con người trong thời đại này.
Còn dòng nước mắt của người đàn bà hàng chài chan chứa sau sự việc thằng Phác đánh
lại bó để bảo vệ mình; người phụ nữ vùng biển này thấy đau đớn, nhục nhã vì không thể
giấu được bi kịch gia đình, vì thương xót, lo lắng cho con. Người đàn bà ấy cũng rất tự
trọng. Sau khi biết hành động vũ phu của chồng mình đã bị đứa con trai và người khách lạ
(nghệ sĩ Phùng) chúng kiến, chị thấy đau đớn, vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã.
Chắc chắn đây không chỉ là sự đau đớn về thế xác. Giọt nước mắt đau khổ của người đàn
bà đã ứa ra. Đó là giọt nước mắt của nhọc nhằn và chịu đựng. Chị không muốn bất cứ ai
chúng kiến và thương xót cho tình cảnh trớ trêu của mình, kể cả thằng Phác, đứa con trai
mà chị quý nhất. Thân thế bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng người đàn bà ấy
không hề để ý, không hề bận tâm. Đúng là sự nhẫn nhục của một người có nhân cách, có
lòng tự trọng và thấu hiểu lẽ đời.
+ Về nghệ thuật thể hiện:
Để khắc họa chi tiết dòng nước mắt, Kim Lân sử dụng hình thức diễn đạt trực tiếp, giản
dị. Sau những miên man suy nghĩ, tủi hờn, xót thương, Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà ri
xuống hai dòng nước mắt.
Nguyễn Minh Châu dùng cách diễn đạt ví von, hình ảnh. Nỗi đau khi chứng kiến cảnh
con mình lao vào bố được Nguyễn Minh Châu khắc họa bằng phép so sánh: như một viên
đạn bẳn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ
xuống những dòng nước mất.
- Đánh giá chung
+ Khẳng định vẻ đẹp và sức mạnh của dòng nước mắt người mẹ.
+ Khẳng định giá trị nhân văn trong hai tác phẩm.

3. Kết bài:
Văn chương là sự không lặp lại, không trùng khít. Cùng viết về dòng nước mắt của hai
người mẹ nhưng mỗi tác phẩm lại để lại những dấu ấn riêng, những vẻ đẹp riêng, gửi đến


một thông điệp mới mẻ. Kim Lân và Nguyễn Minh Châu đã làm trọn vẹn thiên chức của
một người cầm bút: sáng tạo và nhìn đời băng con mắt dây cảm thông, thấu hiểu.



×