Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

de minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 57 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.32 KB, 6 trang )

ĐỀ SỐ 57
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Đâu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thăng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra ít nhất hai yếu tố là chất liệu văn hóa dân gian có trong đoạn thơ. Vì sao có
thể nói chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
Câu 3: Theo anh/chị, đoạn thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả?
Câu 4: Anh/chị thích nhất hình ảnh nào trong đoạn thơ trên? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm):
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng chợt râm. Mẹ bảo:
– Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố!
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
– Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ. Con ngỡ ngàng: Sao nắng, râm dều
phải vội ? Trời vẫn nắng, vẫn râm…
…Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời lúc nào cũng phải nhanh lên.


(Bóng nắng, bóng râm, Nguyễn Thiện Ý)
Điều người con hiểu ra trong câu chuyện gợi anh/chị suy nghĩ gì? Hãy trình bày những suy
nghĩ ấy bằng đoạn văn khoảng 200 từ.
Câu 2 (5 điểm)


Phân tích tấn bi kịch của hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng
thịt - Lưu Quang Vũ.
GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD)
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1. Thể thơ tự do
Câu 2.
-

Truyện cổ tích Tấm Cám/ Cây khế/ Người ta hoa đất/ Người ta là hoa của đất
Những gì thuộc về dân gian thường gợi ra sự quen thuộc, thân thương; cách diễn đạt

trong bài thơ không giống hoàn toàn như hình thức vốn có trong văn học, văn hóa; do vậy,
đoạn thơ gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ
Câu 3. Đoạn thơ thể hiện tình cảm của tác giả: yêu mến và tự hào về những đạo lí, phẩm
chất tốt đẹp của dân tộc (ờ hiền gặp lành, cần cù, chịu khó, quyết tâm, giàu niềm tin, thăng
thắn, trung thực...). Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.
Câu 4. Yêu cầu chỉ ra được hình ảnh thơ (có trích dẫn hoặc diễn xuôi) sau đó lí giải một
cách thuyết phục
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
-

Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.


-

Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...

Yêu cầu về nội dung:
-

Giải thích

+ Câu chuyện kể về cuộc hành trình của hai mẹ con khi về thăm nhà ngoại.
+ Câu chuyện nêu lên một bài học về cách sống đời lúc nào cũng phải nhanh lên. sống
nhanh, sống hết mình cả khi khó khăn, lẫn khi yên bình. Có như vậy, con người mới sống
được trọn vẹn cuộc đời mình.
-

Phân tích, bình luận ý kiến

+ Tại sao con người lại phải sống nhanh, sống hết mình ngay cả khi khó khăn lẫn khi
thuận lợi, yên bình?
++ Khó khăn, thử thách là những rào cản ngăn bước con người. Để vượt qua rào cản, con
người cần phải nỗ lực hết mình, phải dốc toàn bộ tâm sức để vượt qua. Không ai có thể chiến
thắng được khó khăn, khắc nghiệt của cuộc song mà chỉ im lặng, chờ đợi.
++ Cuộc sống luôn tiềm tàng nhiều biến cố nằm ngoài khả năng dự đoán của con người.
Hôm nay thành công nhưng ngày mai có thể lãnh nhận thất bại, hôm nay may mắn nhưng
ngày mai may mắn có thể chẳng mỉm cười, thậm chí, hôm nay còn được sống, ngày mai đã có


thể nằm trên giường bệnh hoặc vĩnh viễn không tỉnh dậy được nữa. Những yên bình, thuận lợi
mà ta có hôm nay không kéo dài mãi mãi. Bởi vậy, trong hoàn cảnh thuận lợi, con người càng

cần phải biết trân trọng từng giây từng phút, sống hết mình, chuẩn bị cho những biến cố bất
ngờ xảy đến.
++ Những lúc yên bình, thuận lợi là những điều kiện tốt nhất để con người nhanh chóng
đạt được mục tiêu. Càng trong hoàn cảnh thuận lợi, con người càng phải cố gắng, nỗ lực hết
mình. Hoàn cảnh thuận lợi cộng với sự nỗ lực hết sức của con người sẽ đưa con người đến
đích một cách dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.
+ Để sống tốt trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, con người cần phải ý thức được rõ ràng mục
tiêu mình đặt ra là gì, để đạt được mục tiêu ấy, con người phải bỏ ra những gì. Con người cần
phải biết trân trọng thời gian, tranh thủ từng phút giây mình đang có để làm những việc có
ích, phục vụ cho mục tiêu đặt ra của mình. Người xưa từng nói Việc hôm nay chớ để ngày
mai, cũng là có mục đích răn dạy như vậy.
-

Bài học nhận thức và hành động

+ Sống nhanh, sống hết mình, không đồng nghĩa với sống gấp, sống ẩu. sống nhanh, sống
hết mình là khi con người nhận thức được giá trị của từng giờ phút trôi qua, biết trân trọng
thời gian, trân trọng từng cơ hội đến với mình.
+ Liên hệ bản thân: người viết tự nhìn nhận, đánh giá lại “tốc độ sống” của bản thân mình,
từ đó định hướng một lối sống phù hợp.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài:
-

Lưu Quang Vũ là một trong những cây bút tài hoa để lại những dấu ấn trong nhiều thể

loại: thơ, văn xuôi và đặc biệt là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của
nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những
tác phẩm xuất sắc nhất, đánh dấu sự vượt trội trong sáng tác của Lưu Quang Vũ.
-


Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ hiện đại hoá dựa trên một

cốt truyện dân gian nhấn mạnh vào sự phản kháng của linh hồn nhân hậu, thanh cao chống lại
sự lấn át và chế ngụ- của thể xác thô lỗ, phàm tục. Vở kịch được viết vào năm 1981 và đến
1984 được công diễn. Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở
kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân
xác anh hàng thịt. Có thể nói, Hồn Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt là nhân vật trung
tâm gửi gắm nhiều suy tư của tác giả.
1. Thân bài:
-

Khái quát: Hồn Trương Ba là nhân vật chính, tập trung thể hiện tư tưởng, chủ đề tác

phẩm. Trương Ba là nhân vật bi kịch rất đáng thương nhưng có vẻ đẹp tâm hồn đáng trân


trọng. Qua đó, nhà văn Lưu Quang Vũ thể hiện tài năng khắc họa đời sống nội tâm nhân vật
tập trung qua những xung đột kịch căng thẳng.
-

Phân tích:

+ Có số phận bi kịch đáng thương:
++ Chịu cái chết oan uổng do sự tắc trách của quan trời: vốn là người hiền làm vườn khỏe
mạnh, chăm chỉ, hiền lành, yêu thương vợ con, sống có tâm hồn trong sạch. Nhưng do Nam
Tào vội đi dự tiệc nên đã bắt chết nhầm. Nhưng sự "sửa sai" của Nam Tào và Bắc Đẩu theo
lời khuyên của Để Thích nhằm trả lại công bằng cho Trương Ba lại đẩy Trương Ba vào một
nghịch cảnh vô lí hon: phải trú nhờ linh hồn mình trong thể xác của kẻ khác.
+ Bi kịch bị tha hóa:

++ Trước đây: Trước đây, Trương Ba là người làm vườn chăm chỉ, khéo léo. Trương Ba
nâng niu chăm sóc mầm cây, không nỡ làm gãy một cái cây. Điều đó được thể hiện qua lời cái
Gái: “Ông nội không bao giờ phũ phàng như vậy”, hay qua lời của người con dâu: “hiền hậu,
vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia”. Trương Ba xưa kia là người luôn quan tâm
tới vợ con, chăm sóc yêu chiều các cháu, hòa thuận tốt bụng với xóm làng. Bởi vậy mà trong
mắt vợ con, cháu chắt, ông là người mẫu mực, được yêu kính, quý trọng.
++ Bây giờ: Từ khi sống trong thể xác anh hàng thịt điểu khiển thô lỗ, phàm phu, Hồn
Trương Ba đành phải chiều theo một số nhu cầu hiến nhiên của xác thịt. Xác thịt âm u đui mù,
song vẫn có tiếng nói riêng, sức mạnh riêng. Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính ngay
thẳng của Trương Ba xưa kia, nay vì phải sống mượn, gá lắp, tạm bợ và lệ thuộc nên chẳng
những đã không sai khiến được xác thịt thô phàm của anh hàng thịt mà trái lại còn bị cái xác
thịt ấy điều khiển. Đáng sợ hơn, linh hồn Trương Ba dần dần bị nhiễm độc bởi cái tầm thường
của xác thịt anh đồ tể.
++ Cảm nhận của Trương Ba về sự thay đổi của chính mình: Trương Ba cảm nhận được sự
thay đổi của chính mình, dù không muốn thừa nhận. “Không! Ta vẫn có một đời sống riêng,
nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn...”. Ông cố bấu víu vào trò chơi tâm hồn, đổ lỗi cho xác: “
Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày”. Nhưng Trương Ba vẫn không thể phủ nhận
được một sự thật đau đớn là ông đang dần đánh mất mình và lấy làm đau đớn: “Mày đã thắng
thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta”
+ Bi kịch bị người thân xa lánh, hắt hủi:
++ Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đời bỏ đi. Nỗi
giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão
đồ tể, cút đi!". Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt nhưng nỗi buồn
đau trước tình cảnh gia đình "như sắp tan hoang ra cả" khiến chị cũng thốt thành lời cái nỗi
đau đó: "Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi,


con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần,
tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy
nữa...

++ Tâm trạng của Trương Ba: Gia đình là pháo đài trú ẩn cuối cùng, nơi cuối cùng có thể
tìm thấy sự yêu thương và niềm cảm thông nên khi bị từ chối bởi người thân Trương Ba vô
cùng đau khổ, tuyệt vọng.
+ Bi kịch bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo.
++ Bên trong: Thẳm sâu trong tâm hồn Trương Ba, ông luôn có những nhu cầu tinh thần
thanh cao: muốn gìn giữ danh dự, muốn sống có đạo đức và trách nhiệm, sống thanh thản
trong những nguồn vui giản dị. Trong xác anh hàng thịt, Trương Ba vẫn ngày ngày chăm sóc
cây, yêu thương con cháu, luôn muốn là bản thân mình trọn vẹn.
++ Bên ngoài: Tuy nhiên, do bị trói buộc trong một xác hàng thịt nên hồn Trương Ba giờ
đây lại gắn với nhu cầu của thể xác phàm tục như thèm ăn thịt, muốn thỏa mãn những dục
vọng tầm thường. Trương Ba trở thành kẻ vụng về, thô lỗ, bị mọi người xa lánh.
++ Mối quan hệ: Cuộc đối thoại giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba là cuộc đấu tranh
giữa thể xác và linh hồn cùng tồn tại trong một con Người. Thể xác và linh hồn có quan hệ
hữu cơ với nhau, cả hai gắn bó với nhau để cùng sống, cùng tồn tại. Thể xác có tính độc lập
tương đối của nó, có tiếng nói của nó, có khả năng tác động vào linh hồn, vì nó là nơi trú ngụ
của linh hồn. Khi thể xác tiêu tan thì linh hồn cũng mất. Khi linh hồn “bay đi” thì thế xác
cũng trở về cát bụi. Nhờ có linh hồn đấu tranh, chi phối với những ham muốn, những dục
vọng tầm thường của thể xác mà nhân cách được hoàn thiện, tâm hồn được trong sáng. Bởi
vậy, sự “lệch pha” giữa linh hồn và thể xác sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Trong
những cuộc đối thoại, Trương Ba không chỉ phải đấu tranh với xác hàng thịt âm u đui mù mà
lời nói lại chứa đựng những chân lí của cuộc sống mà còn phải đấu tranh với quan trời: Để
Thích, Tây Vương Mẫu, Ngọc Hoàng. Cuối cùng Trương Ba đã phải tìm đến cái chết mặc dù
lòng khát khao được sống rất mãnh liệt. Những dằn vặt, đớn đau của Trương Ba và quyết định
chọn lấy cái chết để giữ gìn những giá trị tốt đẹp của Hồn Trương Ba khiến người đọc không
khỏi xót xa, thương cảm.
+ Phẩm chất của nhân vật:
++ Thanh cao, nhân hậu.
++ Trung thực, ngay thẳng, dũng cảm.
++ Có quan niệm sống đúng đắn và sâu sắc.
- Đánh giá:

+ Bi kịch của Trương Ba khiến người đọc thương xót, chia sẻ bao nhiêu thì càng yêu mến,
cảm phục phẩm chất của nhân vật bấy nhiêu. Dù có lúc bị cái tầm thường và dung tục lấn át,


nhưng đến cuối cùng, khi đã trải qua những giằng xé dữ dội, Hồn Trương Ba đã quyết định
chọn cái chết để bảo toàn nhân cách.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
++ Tạo dựng xung đột kịch.
++ Khắc họa tâm lí nhân vật rất sinh động.
++ Ngôn ngữ đa thanh đa giọng.
++ Khắc họa nhân vật gắn liền hành động kịch và trên nhiều phương diện.
+ Vai trò, ý nghĩa trong tư tưởng, chủ đề:
++ Được sống là điều quý giá nhưng quan trọng hơn là phải sống như thế nào vì không thể
sống bằng mọi giá. Phải làm sao để sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình
vốn có và theo đuổi mới là điều quan trọng. Không chỉ thế, sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi
có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác, vật chất và tinh thần, nội dung và hình thức.
++ Nhà viết kịch đặt ra vấn đề cần phải có ý thức đấu tranh chống lại sự tha hóa, dung tục
chống lại sự giả tạo để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị cao quý.
++ Thêm vào đó, thói quan liêu tắc trách và lòng tốt hời hợt sẽ không thể mang tới những
giá trị tốt đẹp cho sự sống.
++ Vượt lên tất cả, vượt lên tất cả những nhọc nhằn, đớn đau của cõi nhân sinh, Lưu
Quang Vũ vẫn bộc lộ một niềm tin thấm đẫm chất nhân văn vào sự chiến thắng, của cái thiện,
cái đẹp.
2. Kết bài:
-

Nhiều thập kỉ đã trôi qua, bạn đọc ngày nay được sống trong sự đổi mới toàn diện, trong

khí thế vươn lên của đất nước và dân tộc, sẽ còn tìm thấy nhiều tầng ý nghĩa thú vị hàm ẩn
trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

Thông qua hình tượng hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã đặt ra những vấn đề tư tưởng
thấm đẫm chất nhân văn, không chỉ có ý nghĩa nhất thời mà có ý nghĩa muôn đời đối với tất
cả mọi người.



×