Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

de minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 58 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.49 KB, 10 trang )

ĐỀ SỐ 58
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Đã đến lúc, xã hội nên nhìn nhận những vụ tai nạn theo cách khác — đó chính là tội ác.
Hạy gọi những kẻ phóng nhanh vượt ấu là những kẻ đang “liều chết gây tội ác”. Hãy đưa vào
bộ Luật Giao thông một tội danh dành cho những kẻ phóng nhanh vượt ẩu: “Cố ý giết người gây hậu quả nghiêm trọng”. Những kẻ đó cần phải được trừng trị thẳng tay, phải bị xã hội lên
án, bị người đời khinh bỉ. Cần có những hình phạt xứng đáng cho những tội danh này. Ngoài
những năm tháng tù tội, những kẻ đó cần phải bị tước bằng lái xe vĩnh viễn. Để có ra tù chúng
cũng không có thêm cơ hội gây họa cho người khác được nữa. Xin đừng bao che cho tội ác, xin
đừng coi đó là những năm tháng bồng bột của tuổi trẻ hay vì muôn vàn các lí do nào khác. Hãy
để cho những kẻ trước khi có ý định phóng nhanh vượt ẩu ý thức được rằng mình đang có thể
giết một ai đó, làm thương tích một ai đó và làm tổn hại cả chính bản thân mình.
(Theo T.A, báo điện tử Vietnamnet ngày 14/11/2006)
Câu 1: Hãy chỉ ra cấu trúc của đoạn văn trên.
Câu 2: Tác giả đã đưa ra những biện pháp nào để trừng phạt những kẻ phóng nhanh vượt ẩu?
Câu 3: Anh (chị) có nhận xét gì về thái độ và giọng văn của người viết trong đoạn trích?
Câu 4: Là một người tham gia giao thông, anh (chị) có đồng ý với quan điểm của tác giả
trong đoạn trích hay không? Hãy trình bày suy nghĩ của mình trong khoảng từ 5-7 dòng.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm):
Nhờ rất nhiều số 0 đi theo mà số 1 trở thành khổng lồ. Thành khổng lồ, những sổ 0 vinh dự
và tự hào lắm, đi đâu cũng kể lể, vỗ ngực rằng: “Ta là khổng lồ”
(Niềm tự hào của số 0, Theo Ngụ ngôn chọn lọc — Nhà xuất bản Thanh niên 2003)
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh(chị) về bài học gợi ra từ câu
chuyện trên.
Câu 2 (5 điểm):
Bằng việc phân tích hai tác phẩm Vĩnh biệt Cửu trùng đài của Vũ Như Tô và Chiếc thuyền
ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh (chị) hãy trình bày về mối quan hệ giữa nghệ thuật và
cuộc sống.
GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD)



Phần I. Đọc hiếu (3 điểm)
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo kết cấu diễn dịch.
Câu 2: Tác giả đã đề ra một số biện pháp để giải quyết tình trạng phóng nhanh vượt ẩu:
-

Đưa vào bộ Luật Giao thông một tội danh dành cho những kẻ phóng nhanh vượt ẩu: “Cố ý

giết người — gây hậu quả nghiêm trọng”.
-

phải bị xã hội lên án, bị người đời khinh bỉ.

-

đó cần phải bị tước bằng lái xe vĩnh viễn

Câu 3: Tác giả của bài viết thể hiện thái độ căm phẫn trước hành vi phóng nhanh vượt ẩu của
một bộ phận người tham gia giao thông.
Giọng điệu của tác giả ở đây là giọng điệu phê phán, đả kích quyết liệt, gay gắt.
Câu 4: Học sinh tự triển khai theo suy nghĩ cá nhân. Tuy nhiên, cũng có thể tham khảo một
số gợi ý sau đây:
Là một người tham gia giao thông, ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ, đàm bảo an
toàn cho bản thân và những người xung quanh là điều quan trọng. Thái độ phê phán kịch liệt của
tác giả bài viết hoàn toàn không phải sai trái.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
-


Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.

-

Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...

Yêu cầu về nội dung:
-

Giải thích

+ Mỗi con số tùy vào vị trí đứng mà nó mang một giá trị, một ý nghĩa riêng.
+ Bài học mà con số 0 mang đến cho chúng ta là sự khiêm tốn, biết mình, biết người. Quá đề
cao giá trị bản thân sẽ dẫn đến sự kiêu căng, ngạo mạn. Lúc đó, con người sẽ giống như số 0 kia,
trống rỗng nhưng tự cao, tự đại.
-

Phân tích, bình luận ý kiến

+ Vì sao con người cần phải biết khiêm tốn, biết mình, biết người?
++ Trong cuộc sống, có nhiều con người có khả năng, năng lực cao hơn ta. Nhìn xuống, con
Người có thể nhìn thấy ít ai bằng mình, nhưng nhìn lên, còn rất nhiều người có những điều mà ta
cần phải học tập.


++ Không ai thành công một mình. Mọi thành quả mà con người đạt được ngày hôm nay luôn
có sự giúp sức của rất nhiều người khác, rất nhiều yếu tố khác. Con người không thể phù nhận
mọi giá trị mà mình đang sống
++ Khi biết khiêm tốn cũng đồng nghĩa với việc con người biết mình thực sự là ai, đang ở vị
trí nào. Sự nhận thức đúng đắn giá trị bản thân giúp con người định hướng tốt hơn con đường

phải đi, công việc phải làm
++ Chỉ khi biết khiêm tốn và nhận thức đúng giá trị bản thân, con người mới có thể tiến bộ.
Kẻ lúc nào cũng vỗ ngực mình là người vĩ đại là kẻ không cầu tiến, tự mãn với những gì mình
có. Mà cuộc sống giống như dòng sông, không bơi thì sẽ chìm. Ngừng học hỏi, ngừng vươn lên,
con người sẽ đánh mất cả những gì mình đang có.
-

Bài học nhận thức và hành động

Ảo tưởng về giá trị của bản thân, con Người cũng sẽ giống như con số 0 kia, ngạo mạn nhưng
trống rỗng. Nhận thức đúng giá trị của bản thân có một ý nghĩa quan trọng, quyết định đến thành
bại trong cuộc đời của mỗi con người. Chỉ có khiêm tốn, hiểu rõ mình thực sự là ai, khả năng của
mình thực sự đến đâu, con người mới có được thái độ sống đúng đắn, đạt được những điều mình
mong muốn.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài:
-

Nghệ thuật luôn đi lên từ cái nhìn chân chính. Đúng như thế, nói đến nghệ thuật ta không

thể không nhắc đến cuộc sống vì hai thứ ấy luôn gắn liền với nhau. Hai nhà văn Nguyễn Huy
Tưởng và Nguyễn Minh Châu tuy viết hai tác phẩm ở hai giai đoạn khác nhau nhưng họ cùng
hướng đến quan niệm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
-

Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống đó được chứng minh rất rõ qua hai tác phẩm Vĩnh

biệt Cừu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
1. Thân bài:
-


Giới thiệu chung:

+ Nguyễn Minh Châu được xem là một trong những nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi
mới văn học, văn của ông giản dị mà sâu sắc, thấm thía nhiều dư vị về cuộc đời, thấm đâm nghệ
thuật, cái mà ông luôn xem là bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Từ những năm 60 của thế kỷ
trước, công chúng đã biết đến Nguyễn Minh Châu qua những tiểu thuyết như: Cửa sông, Dấu
chân người lính... cùng khá nhiều truyện ngắn được đánh giá là những thành công của văn xuôi


chống Mĩ. Ở giai đoạn trước, ông là ngòi bút có khuynh hướng lãng mạn, sử thi. Ở thời kì sau,
ngòi bút của ông chuyển sang đề tài thế sự, quan tâm tới đời sống của con người trong đời
thường với những vấn đề về đạo đức, về triết lí nhân sinh. Những tác phẩm được viết từ sau 1975
và nhất là từ thời kỳ đổi mới của Nguyễn Minh Châu đã chứng tỏ ở ông vẫn còn một vốn viết rất
sung mãn. Ông đã đem đến cho văn đàn sau chiến tranh những khám mới về con người, những
suy tư về thế sự. Không phải vô cớ mà Nguyên Ngọc coi ông là "người mở đường tinh anh và tài
năng "thời kỳ đổi mới”. Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác năm 1983 là truyện ngắn xuất sắc nhất
của ông ở thời kì sau; nội dung kế về chuyển đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh, qua đó thế
hiện cách nhìn của tác giả về hiện thực cuộc sống, một cái nhìn thấu hiểu và thấm đẫm tình
thương cùng sự băn khoăn, day dứt về thân phận con người. Tác giả cùng gửi gắm trong truyện
ngắn này những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải luôn
luôn gắn bó với cuộc đời. Người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách hời hợt, giản đơn mà cần
phải nhìn nhận cuộc sống và con người bằng cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt của lí trí kết hợp với
rung động chân thành của trái tim nhân ái.
+ Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn, nhà viết kịch tài năng. Ông tham gia cách mạng rất
sớm, gia nhập tổ chức Văn hoá cứu quốc và sáng tác văn học phục vụ cách mạng. Ông là nhà
văn có thiên huớng khai thác đề tài lịch sử, ông có rất nhiều đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu
thuyết và kịch, một trong những vở kịch để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc là Vĩnh biệt
Cửu trùng đài mà thông qua nhân vật Vũ Như Tô ta càng thấy được mối quan hệ mật thiết giữa
nghệ thuật và cuộc sống.

- Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống trong Chiếc thuyền ngoài xa:
+ Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống (bức
tranh có con thuyền, có con người, có nhiều yếu tố thiên nhiên đẹp đẽ khác như sương mù, ánh
bình minh... nhưng thiếu hơi thở cuộc sống, nó chỉ là bức ảnh thế hiện vẻ đẹp bên ngoài của cuộc
sống). Nghệ thuật đích thực phải thể hiện được bản chất sâu xa, sự thật ẩn sâu của cuộc sống.
Ông đã từng khẳng định "Nhà văn không có quyền nhìn sự thật một cách đơn giản, nhà văn cần
phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử". Đó là một cái nhìn đa diện,
nhiều chiều, đi sâu khám phá sự thật của đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự để hiểu đúng bản
chất bên trong của hiện thục.
++ Bức ảnh mà Phùng chụp được sau nhiều ngày khổ công suy nghĩ, tìm kiếm thực sự chứa
đựng trong nó thế giới của cái đẹp mà nguôi nghệ sĩ hằng khao khát: sự dung dị, đơn giản, hài


hoà, hàm súc, gợi cảm xúc và suy tưởng sâu xa. Với bức ảnh ấy, người nghệ sĩ đã phát hiện ra
một bình diện cơ bản nhất, quan trọng nhất của thế giới: sự gắn kết hài hoà của sự sống, của con
người, thiên nhiên và cuộc sinh tồn trên một con thuyền lặng phắc trước bình minh. Toàn bộ
những hình ảnh ấy đều hàm chứa những ý nghĩa sâu xa, nhưng điều quan trọng là, trong tác
phẩm của Nguyễn Minh Châu, sau khoảnh khắc tuyệt vời của sáng tạo nghệ thuật, dường như
cuộc truy tìm chân lí, sự thật và cái đẹp vẫn chưa kết thúc. Tấm ảnh ấy không phải là sự lầm lẫn,
ngộ nhận, dối lừa, nhưng cái thế giới ẩn chứa sau nó, cái thế giới mà nó mở ra vẫn còn là điều bí
ẩn, với cả chính người nghệ sĩ. Đó là quan niệm nghệ thuật sâu sắc và độc đáo của Nguyễn Minh
Châu. Bức ảnh đã hoàn tất, nhưng sự thật đằng sau bức ảnh vẫn là điều cần khám phá. Từ trong
cảnh biến đẹp như mơ ấy lại xuất hiện những con người xấu xí. Đó là nguôi đàn bà cao lớn với
những đường nét thô kệch, rỗ mặt, dáng vẻ mệt mỏi, khuôn mặt tái ngắt. Đó là hình ảnh người
đàn ông với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, con mắt đầy vẻ độc dữ. Nếu trước
đó, cảnh chiếc thuyền ngoài xa yên tĩnh, thơ mộng thì cảnh bạo hành trong gia đình người dân
chài lại vô cùng tàn nhẫn, dã man. Hóa ra người đàn bà lặng lẽ theo chồng lên bờ là chỉ để hứng
chịu những trận đòn vô lí. Chứng kiến cảnh ấy Phùng đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Toàn
bộ cảnh bạo hành gia đình diễn ra trong một thời khắc ngắn ngủi " như trong một câu chuyện cổ
đầy quái đản". Nó tác động không nhỏ đến tâm lí hoài nghi của người nghệ sĩ.

++ Người nghệ sĩ không phải là người sở hữu toàn bộ sự thực, toàn bộ chân lí của cuộc sống.
Anh phải luôn kiếm tìm chân lí, sự thật trong quá trình sáng tạo. Khoảnh khắc mà người nghệ sĩ
nắm bắt được qua bức ảnh không phải là khoảnh khắc dối lừa, nhưng sự thật sau khoảnh khắc ấy
là cả một thế giới nhân sinh đầy nghịch lí. Để thấu hiểu được thế giới ấy, nguôi nghệ sĩ phải tiếp
tục khám phá cuộc sống, khám phá sự thật ấn sau cái khoảnh khắc mà anh ta đã thâu nhận được
đầy bất ngờ. Bởi vì cái đẹp đồng nhất với đạo đức, đồng nhất với sự thật, không chấp nhận thái
độ nửa vời, hời hợt.
+ Người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều về cuộc sống, phải thấu hiểu cuộc sống,
cảm nhận nỗi đau khổ của đồng loại, có tài năng và lòng dũng cảm trong quá trình phản ánh hiện
thực: Tài năng nhìn nhận, đánh giá cuộc sống và phải dũng cảm để chỉ ra những điều tốt đẹp lẫn
sự xấu xa, độc ác. Viết về "những vùng tối của hiện thực đời sống để góp phần hoàn thiện nhân
cách làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn".
++ Trong truyện, cả Đẩu và Phùng đều không ngờ rằng, người đàn bà từ chối một cách quyết
liệt thiện chí giúp đỡ của Phùng và Đẩu. Theo lời chị ta thì "quý tòa bắt tội con cũng được, phạt


tù con cũng được" nhưng "đừng bắt con bỏ nó". Nói thế nghĩa là chị ta chấp nhận những hình
phạt nặng nề của pháp luật, thà là kẻ có tội trước pháp luật, bị bắt tội, bị đi tù còn hơn là phải li
dị. Khi Phùng xuất hiện, chị ta nghĩ rằng, tòa án bố trí sẵn nhân chứng để buộc mình phải li dị thì
người đàn bà - như con gà mái bảo vệ đàn con - bấy giờ mới trút bỏ cái vẻ bề ngoài tỏ ra u mê,
nhút nhát. Sự biến đổi này bắt đầu bằng thái độ gai góc hẳn lên. Từ lối xưng hô với Đẩu "con quý tòa", chị ta bỗng chuyển sang lối xưng hô "chị - các chú". "Vị bao công phố huyện" cùng
nguôi bạn đồng ngũ của mình lúc đầu có ý định giảng giải cho chị ta lí do chính đáng để li dị
nhưng rồi chính chị ta lại dạy cho Đẩu và Phùng một bài học về cách nhìn cuộc sống. Đẩu và
Phùng không hiểu nổi những bí ẩn về người đàn bà này nhưng chị ta lại tỏ ra hiểu và thông cảm
khi cho rằng "lòng các chú tốt" nhưng "các chú đâu có hiểu được cái việc của các Người làm ăn
lam lũ, khó nhọc". Trái với vẻ nông nổi thiếu thực tế của Phùng và Đẩu, chị hiểu được vai trò của
người đàn ông trên thuyền để chống chọi với sóng gió, "dù hắn man rợ, tàn bạo". Người đàn bà
vùng biển này cũng như cô Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng, đều là kiểu "hạt ngọc ẩn" mà
Nguyễn Minh Châu cả đời tìm kiếm. Có điều, cô Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng là mẫu
hình lí tưởng chỉ để mơ ước, để ngắm nhìn chứ không có thực còn người đàn bà vùng biển trong

tác phẩm này thì hiện lên từ những lấm lem bụi đời. Chị ta là "hạt ngọc ẩn" bởi lẽ đằng sau cái
vẻ ngỡ như thô vụng, thậm chí u tối, người đàn bà này không phải không có những suy nghĩ sắc
sảo, sâu xa. Và "hạt ngọc ẩn" ấy chỉ thực sự hiển lộ khi buộc phải bộc lộ mình.
++ Hé mở dần bản chất của người đàn bà vùng biển, thiên truyện đã đặt ra những vấn đề có ý
nghĩa xã hội bức thiết. Ý nghĩa ấy trước hết được gửi vào Đẩu. Anh là chánh án tòa án thông
hiểu luật pháp lại sẵn có lòng hào hiệp cứu người nhưng lại thiếu hiểu biết thực tế. Trong suy
nghĩ đơn giản của Đẩu chỉ cần giúp người đàn bà li hôn, trừng phạt lão đàn ông vũ phu kia là sẽ
đem lại lẽ công bằng. Nhưng nếu giả sử buộc phải li hôn, người đàn bà sẽ sống như thế nào với
sóng gió biển cả và nhất là phải nhìn cảnh lũ con bị chia sẻ "có bố thì không có mẹ, có mẹ thì
không có bố". Bài học đặt ra từ mâu thuẫn này là: muốn cải tạo cuộc sống phải căn cứ vào thực
tế cuộc sống làm cho cuộc sống "dễ thở" hơn chứ không phải chỉ đem sách vở mà áp đặt vào
cuộc sống. Nếu chỉ biết đem sách vở mà áp vào cuộc sống thì chánh án Đẩu có khác nào một thứ
Rô-bốt, có khi vô tình trở thành kẻ hành động phản nhân văn mà chính mình không ý thức được.
Người đàn ông đánh vợ, về lí là có tội nhưng nếu xét từ hoàn cảnh sống thì chính anh ta cũng là
nạn nhân chứ không chỉ là phạm nhân. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả sáng tạo chi tiết Phùng
chúng kiến gã đàn ông đánh vợ bằng chiếc thắt lung của lính Ngụy, ở nơi có chiếc xe tăng hỏng


của Mĩ Ngụy. Phùng và Đẩu đều là những người lính trở về thời bình với vinh quang chiến
thắng. Ở tác phẩm này, có lẽ Nguyễn Minh Châu muốn kí thác một điều, không phải hễ cứ đánh
đuổi được ngoại xâm, thống nhất đất nước là có thể đem lại hạnh phúc cho con người. Tàn dư
của xã hội cũ còn đó trong nạn bạo hành gia đình khiến những người lính Trường Sơn năm xưa
vẫn chưa yên lòng với vinh quang của quá khứ. Câu chuyện để lại một kết thúc bỏ lửng. Chẳng
biết sau này, cuộc sống của gia đình làng chài ấy sẽ tiếp diễn ra sao, liệu rằng cái bãi xe tăng
hỏng của Mĩ Ngụy có còn là nơi diễn ra nạn bạo hành? Liệu cái thắt lưng da của lính ngụy có
còn tác quái với gia đình làng chài ấy không? Và thằng Phác - cái thằng bé giống bố như lột ấy
rồi đây sẽ trở thành con người như thế nào? Nếu cuộc sống này còn tiếp diễn thì ai dám chắc nó
sẽ không trở thành kẻ tha hóa điên rồ như cha mình. Kết thúc bỏ lửng ấy không chỉ tránh được
công thức mà quan trọng hơn, nó nhấn sâu hơn bức thông điệp khắc khoải đau đáu về số phận
con người: cuộc chiến đấu với đói nghèo, lạc hậu còn diễn ra dai dăng lâu dài. Nó cũng khốc liệt

chẳng kém gì cuộc chiến chống ngoại xâm vừa qua đi.
+ Nhà văn phải tự mình ý thức, phải đấu tranh để tự hoàn thiện mình vươn tới: Chân - Thiện Mỹ. Sự phát hiện những nghịch lí cuộc sống giúp Phùng nhận thức rõ hơn bản chất mối quan hệ
giữa nghệ thuật và cuộc đời. Chiếc thuyền trong sương sớm đẹp vì nó là viễn ảnh, được nhìn từ
xa. Nó có thể thanh lọc tâm hồn người nghệ sĩ nhưng vẫn vô nghĩa với những con người lam lũ ở
phía sau vẻ đẹp ấy, những con Người cơ cực bởi gánh nặng mưu sinh. Bức ảnh của Phùng được
trưởng phòng khen ngợi, có mặt trong nhiều gia đình "sành nghệ thuật" nhưng chính tác giả của
nó lại không bằng lòng vì đó là hình ảnh chỉ để ngắm nhìn, đó còn là sản phẩm của cái nhìn dễ
dãi về cuộc sống, chưa vươn tới được bản chất cuộc đời, chưa cất lên được tiếng nói của những
con người lam lũ nhọc nhằn. Sự phiến diện ấy bắt nguồn từ chính Phùng. Anh thiết tha với cái
đẹp, với nghệ thuật và cũng sẵn lòng hào hiệp của người lính Trường Sơn nhưng cũng như Đẩu,
Phùng còn thiếu hiểu biết thực tế thành ra vẫn hời hợt trong cách nhìn đời, lúng túng không giải
thích được những nghịch lí phức tạp của cuộc sống. Sự phiến diện ấy còn bởi Phùng chỉ sáng tạo
theo đơn đặt hàng. Nghĩa là theo sự giao việc của trưởng phòng - mà như thể không thể gọi là
sáng tạo. Bản thân từ sáng tạo đã bao hàm một cái gì của riêng mình, từ chính mình, là chống lại
công thức... Trong hoàn cảnh thời đại, khi cái nhìn giản đơn về con người và cuộc sống còn ngự
trị trong sáng tác văn học thì tác phẩm này đặt ra một vấn đề liên quan đến sự sống còn của nghệ
thuật Việt Nam sau chiến tranh. Đó là cách nhìn con người và cuộc đời. Người nghệ sĩ - theo nhà
văn - phải nhìn cuộc đời bằng đôi mắt toàn diện, phải thấy được những phức tạp của cuộc sống


chứ không thể nhìn cuộc sống một cách dễ dãi, xuôi chiều và phải đấu tranh để tự hoàn thiện
mình.
- Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài:
+ Vũ Như Tô được biết đến qua tác phẩm của ông là một kiến trúc sư thiên tài và đam mê
nghệ thuật, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui
chơi với các cung nữ. Nhưng ông là một nghệ sĩ có nhân cách và có lý tưởng nghệ thuật hết sức
cao đẹp, không phải là người ham sống sợ chết hay chỉ vì chút công danh mà phải bán thân mình
cho nghệ thuật. Lúc đầu, ông nhất định thà chết chứ không xây dựng Cửu Trùng Đài cho tên vua
bạo ngược, nhưng khi nhận ra giá trị nghệ thuật để lại cho đời thì ông lại quên mất một thực tế là
dân chúng đang đói khổ. Cửu Trùng Đài càng xây cao bao nhiêu thì mồ hôi, nước mắt và cả máu

xương của nhân dân ngày càng tăng lên bấy nhiêu. Vũ Như Tô càng quyết tâm xây dựng Cửu
Trùng Đài thì các mâu thuân ngày càng theo đó mà khó giải quyết và Đan Thiềm càng khuyến
khích Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài thì xung đột giữa người nông dân và con người nghệ thuật
ngày càng tăng cao. Có thể nói đó là một khát vọng hết sức chân chính nhưng nó được đặt không
đúng chỗ, không kịp thời, không tính đến giá trị cuộc sống thì nghiễm nhiên chính nó sẽ tự trở
thành tai họa. Trong việc xây dựng Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vừa là phạm nhân và cũng vừa là
nạn nhân. Diễn biến mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô và Đan Thiềm mặc dù được giải
quyết nhưng không được thỏa đáng. Vũ Như Tô bị giết mặc dù trong thâm tâm ông không hề có
ý định hại dân, khi chết ông vẫn chưa nhận ra được sai lầm của mình. Qua tấn bi kịch của Vũ
Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc và có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa
nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn đời với lợi ích
thiết thực và trực tiếp của nhân dân.
+ Cao trào của hồi kịch được tập trung ở ba lớp kịch cuối cùng, đó là cuộc đối đầu giữa Vũ
Như Tô và những người nổi dậy. Đan Thiềm và Như Tô là hai Người tri ân, tri kỉ, cùng có một
mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cuối cùng đều thất bại. Và cả Cửu Trùng Đài, tâm huyết của
hai người cũng bị phá huỷ. Đoạn đối thoại giữa Vũ và Ngô Hạch cùng đám quân sĩ thể hiện cao
trào của mâu thuẫn. Giữa họ không có tiếng nói chung. Sự thất bại của Vũ Như Tô đã nói lên
một điều rằng, khi nghệ thuật mâu thuẫn với cuộc sống, nghệ thuật khó tồn tại. Đồng thời, thái
độ của binh lính đối với Cửu Trùng Đài còn thể hiện những trăn trở của chính Nguyễn Huy
Tưởng về nghệ thuật, về văn hoá dân tộc. Không thể trách những người nổi dậy bởi hành động
đập phá của họ. Hành động đó là tất yếu. Nhưng nó vẫn gợi sự xót xa, tiếc nuối cho người đọc.


Việc đốt Cửu Trùng Đài với đám binh sĩ chỉ là một hành động trả thù bởi với họ Cửu Trùng Đài
là nguyên nhân của mọi nỗi khổ cực. Họ không hiểu gì về ý nghĩa lớn lao của công trinh kiến
trúc này. Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài là tất cả. Đoạn trích có đủ các yếu tố của một vở kịch:
biến cố, xung đột và giải quyết xung đột. Không khí, nhịp điệu của sự việc được diễn tả theo
chiều tăng tiến mức độ dồn dập đã thể hiện được tính chất gay gắt của mâu thuẫn và dần đẩy
xung đột kịch lên cao trào. Cửu Trùng Đài và Vũ Như Tô là cái nút của mâu thuẫn. Xung đột đã
được giải quyết bằng sự ra đi vĩnh viễn của cả hai. Đan Thiềm và Vũ Như Tô vừa đáng khen vừa

đáng trách. Đáng khen bởi họ là những người nghệ sĩ biêt tôn trọng tài năng và yêu nghệ thuật.
Họ là những người có khát vọng cao quý, đó là xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật
lớn. Nhưng họ cũng đáng trách bởi vì khi quan tâm đến nghệ thuật họ đã quên trách nhiệm đối
với nhân dân. Nghệ thuật là kết quả của lao động nghệ thuật nhưng nghệ thuật không thể là
nguyên nhân của lầm than, không thể được xây dựng bởi máu và nước mắt của Người lao động.
Với đoạn trích này, Nguyễn Huy Tưởng đã giải quyết mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
Nghệ thuật đích thực phải thống nhất với quyền lợi của con người. Nghệ thuật chân chính là
nghệ thuật vì con người. Người nghệ sĩ khi làm nghệ thuật phải chú ý đến điều đó. Nam Cao
từng nói: “Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” để khẳng
định nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống và vì cuộc sống, về một phương diện nào đó, với
kịch Vũ Như Tô, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện sự nhất trí với quan niệm của Nam
Cao.
- Đánh giá:
+ Cả hai tác phẩm này đều xây dựng lên một nhân vật hết lòng đam mê nghệ thuật nhưng chỉ
vì chưa thấy rõ sự đối lập mà dẫn đến những kết cục đáng buồn. Nghệ sĩ Phùng đã thấy được mặt
trái của sự việc và đã kịp thời sửa sai nhưng Vũ Như Tô phải lấy cả cái giá của nghệ thuật để đổi
bằng chính mạng sống của minh. Tuy được viết vào hai bối cảnh xã hội khác nhau, văn hóa mà
đối tượng tồn tại khác nhau và phong cách của hai nhà văn cũng hoàn toàn khác nhau, nhưng họ
đều có một điểm chung đã lật ra lá bài của nghệ thuật. Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống,
phục vụ cuộc sống, nếu nghệ thuật xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng thì chỉ đem lại bi kịch
thảm khốc như của Vũ Như Tô hay cái nhìn phiến diện về cuộc sống của nghệ sĩ Phùng. Tuy
rằng nghệ thuật là cái đẹp của cuộc sống nhưng không phải lúc nào nó cũng đẹp. Đằng sau của
tấm huy chương rạng rỡ luôn gồ gề và nhiều khuyết điểm. Ngoài ra, nghệ thuật chân chính là
nghệ thuật vì cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống, nghệ thuật xa rời cuộc sống chỉ là nghệ thuật


suông, không xứng đáng là nghệ thuật chân chính, điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải biết tìm tòi,
khám phá cuộc sống, hiểu nó trên nhiều phương diện. Nghệ sĩ chân chính cũng giống như nghệ
thuật chân chính và nghệ thuật luôn phải vì nhân sinh không chỉ bó hẹp nghệ thuật vì nghệ thuật.
Như Tố Hữu đã từng tâm sự:

Nhân dân là bê Văn nghệ là thuyền
Thuyền xô sóng dậy Sóng đây thuyền lên
+ Cả hai nhà văn đã cho ta nhận thức được cái đẹp của nghệ thuật như thế nào, con đường tìm
kiếm, đi đến và chinh phục nghệ thuật sẽ ra sao. Tuy không đem lại kết cục như mong đợi nhưng
hai nhà văn dường như đã bộc lộ hết vẻ tài tinh qua những lời văn của mình. Ngôn ngữ điêu
luyện, có tính tổng hợp cao, dùng ngôn từ và hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, đó
chính là cái tài mà không dễ ai có được.
2. Kết bài:
Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống, nghệ thuật xa rời
cuộc sống chỉ là nghệ thuật suông, không xứng đáng là nghệ thuật chân chính, đều đó đòi hỏi
Người nghệ sĩ phải biết tìm tòi, khám phá cuộc sống, hiểu nó trên nhiều phương diện. Nghệ sĩ
chân chính cũng giống như nghệ thuật chân chính và nghệ thuật luôn phải vì nhân sinh. Nguyễn
Minh Châu và Nguyễn Huy Tưởng đã đem đến cho chúng ta sự thấu hiểu những điều đó, để lại
trong chúng ta những dư âm về nghệ thuật, về cuộc sống vẫn còn đến muôn đời.



×