Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

de thi thu thptqg nam 2017 megabook de so 2 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.37 KB, 9 trang )

ĐỀ SỐ 2
Đề thi gồm 01 trang
★★★★★
Bộ ĐỂ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các Yêu cầu:
...(1) Nhưng tôi muốn các bạn ghi nhớ điều này. Chiến dịch của chúng tôi không bao giờ
chỉ xoay quanh một người hay một cuộc bầu cử. Chúng tôi hướng về đất nước chúng ta yêu
thương và xây dựng một nước Mỹ đầy hy vọng, rộng mở với mọi người và hào hiệp. Chúng
tôi đã thấy đất nước bị chia rẽ sâu sắc hơn chúng tôi nghĩ. Nhưng tôi vẫn tin vào nước Mỹ,
và tôi sẽ luôn như vậy.
(2) Và nếu các bạn cũng thế, thì chúng ta phải chấp nhận kết quả này và hướng về tương
lai. Donald Trump sẽ trở thành Tổng thống của chúng ta. Chúng ta nên mở lòng và cho ông
ấy cơ hội lãnh đạo. Nền dân chủ của chúng ta coi trọng việc chuyển giao quyền lực hòa bình.
(3) Chúng ta không chỉ tôn trọng mà còn trân trọng điểu đó. Việc này làm nổi bật sự tôn
trọng pháp trị; nguyên tắc mọi người đều bình đẳng về quyền lợi và vị thế; tự do sùng bái và
bày tỏ ý kiến. Chúng ta tôn trọng và trân trọng những giá trị này và chúng ta phải bảo vệ
chúng.
(4) Tôi muốn nói thêm rằng, nền dân chủ của chúng ta đòi hỏi sự tham gia của các bạn,
không chỉ mỗi 4 năm, mà là toàn bộ thời gian. Vì vậy, hãy làm tất cả những gì có thể để thúc
đẩy những mục tiêu và giá trị mà tất cả chúng ta trân trọng, đồng thời bảo vệ đất nước và
hành tinh. Hãy khiến nền kinh tế có lợi cho tất cả mọi người, không chỉ những người ở tầng
lớp thượng lưu...”
(Trích “Toàn văn phắt biểu sau bại trận của Hillary Clinton”, dẫn theo vnexpress.net)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn trích trên. Tìm chủ đề của đoạn
trích?
Câu 2. Nêu phép liên kết được sử dụng nối các cấu trong phần (2) của đoạn trích?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả lại nói: “Nền dân chủ của chúng ta coi trọng việc chuyển
giao quyền lực hòa bình”?


Câu 4. Anh/Chị có nhận xét gì về thái độ của người nói khi phát biểu những lời trên. Thông
điệp chính bà muốn gửi đến mọi người là gì?
II. LÀM VĂN (7 điểm)


Câu 1 (2 điểm)
Sau khi bà Hilary Clinton thất bại trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng, bà gọi điện chúc
mừng Tổng thống mới và hi vọng hợp tác làm việc. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
quan điểm của anh/chị về cách ứng xử của bà Hilary sau bầu cử.
Câu 2 (5 điểm)
Phân tích vẻ đẹp trữ tình của những con sông được khắc họa trong hai tùy bút “Người lái
đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc
Tường.


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu l

Phong cách ngốn ngữ chính luận.
Văn bản làm nổi bật chủ để: nền dân chủ Mỹ coi trọng việc chuyển giao quyền lực
hòa bình và mỗi người dân cần làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy những mục

Câu 2

tiêu và giá trị mà tất cả chúng ta trân trọng, đồng thời bảo vệ đất nước và hành tinh.
Các phép liên kết trong phần (2) là:
- Phép lặp: chúng ta
- Phép thế: ống ây thay thế cho Donal Trupm.
- Phép liên tưởng: sử dụng trường từ vựng về chính trị: tổng thống, lãnh đạo, nền


Câu 3

dân chủ, quyền lực.
Tác giả nói: “Nền dân chủ của chúng ta coi trọng việc chuyển giao quyền lực hòa
bình”, bởi vì:
- Việc nhắc lại Hiến pháp sẽ giúp mọi người tôn trọng một chế độ bầu cử tự do,
bình đẳng, tránh những động thái tiêu cực của người ủng hộ bà Hilary.
- Thể hiện thái độ hợp tác với tân tổng thống, chấp nhận kết quả kiểm phiếu và tất

Câu 4

cả vì lợi ích quốc gia.
Tác giả thể hiện giọng điệu hòa nhã, bình tĩnh, khiêm nhường nhưng cũng rất dứt
khoát và rõ ràng về quan điểm; thái độ phù hợp với cương vị của một ứng cử viên
tổng thống, cho dù bà đã thất bại, nhưng vẫn rất đáng để tôn trọng và cảm phục.
Thông điệp mà bà gửi tới mọi người là: bà chấp nhận kết quả bầu cử và tất cả người
dân Mỹ cần phải suy nghĩ và hành động vì một nước Mỹ pháp quyền, dân chủ, tự do,

công bằng, hòa bình và thịnh vượng.
III.LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
 Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:
-

Đảm bảo hình thức đầy đủ của đoạn văn: mở đoạn - thân đoạn - kết đoạn, dài khoảng

200 chữ. Câu mở đoạn cần dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận. Thân đoạn bố cục rõ ràng,
đi đúng trọng tâm, làm sáng rõ được yêu cầu của đề, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.

-

Trình bày sáng sủa, diễn đạt rõ ràng, chữ viết dễ nhìn, không sai chính tả.

-

Dùng từ chuẩn ngữ nghĩa, đặt câu chuẩn ngữ pháp.

-

Có những suy nghĩ, đánh giá của cá nhân, nhưng cần thuyết phục và hợp lí.

 Yêu cầu nội dung:
-

Biểu hiện cụ thể


Bà Hilary đã chủ động gọi điện cho vị tân Tổng thống nước Mỹ mà trước đó vài giờ vẫn
là người đối đầu với bà trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Điều đó thể hiện thái độ hợp tác,
tôn trọng pháp quyền và tính dân chủ của cuộc bầu cử.
Ngoài ra, bà cũng đã nói đến mong muốn được hợp tác trong việc lãnh đạo đất nước.
-

Lí giải

+ Vì đây là phép lịch sự trong mối quan hệ chính trị.
+ Vì Hilary hiểu và tôn trọng tính dân chủ của cuộc bầu cử, tránh các vết rạn vỡ, chia rẽ
dân tộc.
+ Vì bà là người lịch thiệp, cầu tiến, mong muốn được cùng góp phần lãnh đạo và phát

triển đất nước, tất cả vì lợi ích đất nước, đặt quyển lợi dân tộc trên tự tôn cá nhân.
-

Bàn luận

+ Đây là hành động đúng đắn, thuyết phục, đáng trân trọng nể phục.
+ Liên tưởng tới câu: thêm bạn bớt thù, dân tộc đoàn kết là do người lãnh đạo biết hàn
gắn các vết rạn nứt
+ So sánh: (học sinh chủ động bàn bạc) Bác Hồ thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam chính
là khi các tổ chức cách mạng trong nước bị chia rẽ, yêu cầu các bên cần bỏ qua tự ái cá nhân
mà tôn trọng quyền lợi dân tộc, cùng thực hiện một mục đích chung.
+ Phản biện: có người cho rằng đó là hành động mang tính hình thức, không chân thành,
vì tác giả mới bị tuột mất chức Tổng thống => cho dù thế nào thì đây vẫn là một hành động
đúng đắn và khôn ngoan.
-

Bài học:

+ Nhận thức: đề cao phép lịch sự trong giao tiếp và luôn vì lợi ích cộng đồng dân tộc mà
cần bỏ qua những lợi ích và cảm xúc cá nhân.
+ Hành động: chủ động tạo dựng các mối quan hệ trong cuộc sống.
-

Liên hệ bản thân.

Câu 2 (5 điểm)
 Yêu cầu chung:
-

Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập


văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân
tích, cảm thụ.
-

Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

 Yêu cầu cụ thể:
Phân tích vẻ đẹp trữ tình của những con sông được khắc họa trong hai tùy bút “Người lái
đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc


Tường.
-

Bình giải về khái niệm vẻ đẹp trữ tình.

-

Những điểm tương đồng trong xây dựng hình tượng mang vẻ đẹp trữ tình của hai

dòng sông.
-

Những nét đẹp, những dấu ấn riêng của hai dòng sông.

-

Lí giải sự khác biệt.
TIẾN TRÌNH BÀI LẦM




Kiến

Hệ thống ý

thức
chính
Kiến Giới thiệu
thức

tác giả, tác

chung phẩm

Phân tích chi tiết
Nguyễn Tuân và Người lái đò Sông Đà
- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại, có nhiều
những thành tựu nghệ thuật suất sắc. Ông tạo lập được cho mình được
một phong cách nghệ thuật độc đáo: văn chương tài hoa, uyên bác.
Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khám phá thế giới
ở bình diện văn hóa, thẩm mỹ, luôn miêu tả con người trong vẻ đẹp tài
hoa, nghệ sĩ.
- Người lái đò Sông Đà là một tùy bút xuất sắc được in trong tập
Sông Đà 1960, đó là thành quả của một chuyến đi gian khổ nhưng rất
hứng thú của nhà văn vào những nám 1958 - 1960. Chuyến đi đã thỏa
mãn niềm khát khao xê dịch, đi để tìm kiếm vẻ đẹp của thiên nhiên,
miền đất Tây Bắc, tìm ra thứ ‘Vàng mười” đã qua thử lửa trong vẻ đẹp
của con người miền Tây Bắc.

Hoàng Phủ Ngọc Tường và Ai đã đặt tên cho dòng sông?:
Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937) - sinh ra tại thành phố Huế. Ông là
một trí thức yêu nước gắn bó sâu sắc với quê hương. Ông là nhà văn có
sở trường về bút kí, tuỳ bút. Tác phẩm của ông luôn có sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình; giữa nghị luận sắc bén với
trình bày giàu chất thơ và sự vận dụng tổng hợp tri thức triết học, địa lí,
lịch sử, văn hoá... Lối hành văn trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc
Tường thường hướng nội, súc tích, mê đắm và rất mực tài hoa.
- Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? được Hoàng Phủ Ngọc
Tường viết năm 1981 bằng tình yêu, sự gắn bó hơn nửa cuộc đời với
mảnh đất, cảnh vật, con người xứ Huế. Tác phẩm được in trong tập bút
kí cùng tên năm 1986. Ban đầu, tác giả đặt tên là: Hương ơi, e phải


mày chẳng?
Như vậy, có thể thấy đươc rằng, hai hình tượng chính đều được vẽ
bằng những ngòi bút hết mực tài hoa và bằng cả niềm yêu mến dâng
đẩy.
Bình giải về Chất trữ tình trong thơ văn là những cảm xúc, rung động của nhà thơ,
khái niệm

nhà văn trước cái đẹp. Bởi vậy, vẻ đẹp trữ tình phải là một vẻ đẹp nên

vẻ đẹp trữ

thơ, lãng mạn. Một vẻ đẹp là xao xuyến lòng người, vẻ đẹp ấy khiến

tình

người chứng kiến ngân lên những rung động, xúc cảm diết da. Bằng

tình yêu và niềm ngưỡng mộ, cả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã làm bật lên được vẻ đẹp trữ tình của hai dòng sông, “hai kỳ
quan” tuyệt đẹp của đất nước.
 Vẻ đẹp trữ tình - một trong những yếu tố làm nên dấu ấn của hình
tượng sông Đà và sông Hương.


Kiến

Những

- Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như một

thức

điểm tương nhân vật trữ tình có tính cách, đặc biệt hơn là nổi bật qua vẻ đẹp. Cả hai

trọng

đồng

trong con sông đều được ví như những người con gái trẻ trung mang trong

tâm

xây

dựng mình những vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi Con Sông Đà tuôn dài tuôn

của


hình

tượng dài như một áng tóc trữ tình; đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mấy trời

bài

mang vẻ đẹp Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai. Với dòng sông Hương, ta
trữ tình của cảm nhận thấy dòng sông mang trong mình nó nét dẹp dịu dàng, đằm
hai
sông

dòng thắm, như người con gái xứ Huế kín đáo, e lệ, tinh tế vô cùng.
- Cả hai nhà văn đều khắc họa hình tượng dòng sông với vẻ đẹp,
dáng vẻ phong phú, đa dạng ở nhiều khoảng thời gian, không gian, với
điểm nhìn khác nhau.
+ Dòng sông Đà được nhìn ngắm qua những góc nhìn rất độc đáo,
góc nhìn từ trên cao, góc nhìn của một người thân quen lâu ngày không
gặp... Về thời gian, sông Đà được nhà văn chiêm ngưỡng ở cả bốn mùa:
xuân, hạ, thu, đông - mỗi mùa lại đem đến cho tác giả những xúc cảm,
ấn tượng riêng. Qua đó nhà văn muốn đưa đến cho người đọc một cái
nhìn đa dạng, toàn diện về vẻ đẹp của con sông yêu thương.
+ Với dòng sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thể hiện
thành công vẻ đẹp hoàn chỉnh về nhiều góc độ của nó. Nhà văn đã ghi
lại được vẻ đẹp phong phú của sông Hương trong cuộc hành trình từ
thượng nguồn đến xuôi về bể của nó. Và như vậy dường như vẫn chưa
đủ, ông còn mang đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ hơn về sông
Hương qua vẻ đẹp trong lịch sử, cuộc đời và thi ca. Có thể nói, cả hai
nhà văn đã tái hiện thật độc đáo và đa dạng vẻ đẹp của dòng sông gắn
bó tha thiết với mình qua nhiều phương diện khác nhau.

- Để độc giả được chiêm ngưỡng những hình tượng độc đáo, những
vẻ đẹp khó phai mờ đó, tất yếu đều phải nhờ đến ngòi bút tài năng lẩy
ra. Có thể nói rằng, những con sông đã được phơi “dáng ngọc” nhờ cái
thần của hai cây bút. Hai dòng sông không chỉ đơn thuần miêutả qua
dáng hình, mà được tập trung làm nổi bật trên phương diện văn hóa,
thẩm mĩ.


Những nét

Vẻ đẹp của sông Đà: Sông Đà là nơi hội tụ hai nét tiêu biểu, đặc trưng

đẹp, những của thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, uy nghiêm, dữ dội lại vừa trữ
dấu ấn

tình, thơ mộng. Con Sông Đà hùng vĩ dài trên năm trăm cây số, ở nơi

riêng

thượng nguồn nó mang một vẻ đẹp hào hùng và thách thức, vậy mà
vượt qua đoạn thượng nguồn dòng sông hoàn toàn mang bộ mặt khác:
thơ mộng, trữ tình, thanh bình, yên ả; nó giống như một cô thiếu nữ
xinh đẹp trút bỏ cái vẻ “đỏng đảnh” để trở về với vẻ đẹp dịu dàng lãng
mạn của mình.
Nguyễn Tuân đã gợi lên vẻ đẹp của sông Đà bằng hai từ “gợi cảm”. Và
quả thực, vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông khiến cho người ngoạn cảnh
gặp lại có cảm giác “đằm đằm ấm ấm”, gợi biết bao thi vị. Trong vẻ
đẹp của Sông Đà, họ phát hiện ra nó đẹp như một bức tranh đường thi
vẽ cảnh “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” của Lý Bạch, vẻ đẹp
như trang nghiêm trong mạch cổ Đường thi, vừa lắng đọng về một thời

Lí, Trần, Lê vừa bâng khuâng cảm giác về sự sống đâm chổi nảy lộc
Vẻ đẹp của sông Hương: Con Sông Hương là dòng sông của âm nhạc,
dòng sông của thơ ca, của lịch sử gắn liền với những nét đặc sắc về văn
hóa, với vẻ đẹp của người dân xứ Huế. Sông Hương chính là một khởi
nguồn, một sự bắt đầu của một không gian văn hóa - văn hóa Huế.
Dòng sông Hương, trước hết được hiện lên trong nét đẹp, trong sự gắn
bó cùng lịch sử, như chứng nhân từ quá khứ cho đến tận bây giờ. Từ
dòng sông biên thuỳ trong sách địa dư của Nguyễn Trãi; nhẹ nhàng soi
bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, hoà mình
với lịch sử bi tráng của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX hay là chứng
nhân cho bão táp Cách mạng tháng Tám, cuộc tổng tấn công Mậu Thân
1968. Thứ nhì, Sông Hương - con sông của thi ca và nhạc họa. vẻ đẹp
sông Hương ẩn trong chiều sâu linh hồn của sông Hương, nó chứa đựng
bản sắc rất đặc trưng và thật phong phú của một nền văn hoá cố đô, mà
dòng chảy của nó khảm bao tinh hoa văn hóa dân tộc suốt tự ngàn đời.
Sau cùng, sông Hương được nhìn nhận trong cuộc sống đời thường.
Nhìn ở lăng kính này, sông Hương nhẹ nhàng như vẻ đẹp người con gái
xứ Huế hay e lệ, dịu dàng và mộng mơ.


Lí giải sự

- Đặc điểm của hai con sông ngoài đời thực rất khác nhau: sông Đà

khác biệt

nước xiết bởi độ dốc cao, lại có một đoạn cua ngược từ Đông Nam lên
Tây Bắc nên gợi vẻ đẹp trữ tình nhưng vẫn hùng vĩ, có cái vẻ mặn mà,
đằm thắm, diễn tả vẻ trù phú, yên ả ven sông. Sông Hương chảy qua
kinh đô, xuôi một chiều và dòng chảy rất chậm nên có một vẻ đẹp e lệ,

dịu dàng đài các và đặc biệt đậm chất văn chương, nghệ thuật.
- Sự khác biệt của hai phong cách văn: Nguyễn Tuân ưa lối viết sáng
tạo và tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại thường đưa vào văn tri thức

Khái quát

với lối viết hàm súc.
- Có thể nói, thiên nhiên luôn là một nguồn cảm hứng vô tận bởi vẻ

chung

đẹp riêng, gần gũi mà cũng muôn đời bí ẩn. Những dòng sông cũng
nằm trong vẻ đẹp ngàn đời diệu kỳ, hấp dẫn ấy. Dòng sông với dòng
nước chảy, với lịch sử hình thành cũng như những đặc điểm độc đáo về
địa lý đã khơi gợi trong lòng các nhà văn những cảm xúc dạt dào nhất
khiến họ phải cầm bút và sáng tạo nghệ thuật. Người lái đò Sông Đà Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc
Tường được ra đời từ chính sự thôi thúc trước cái đẹp. Ở cả hai tác
phẩm đều tái hiện thành công vẻ đẹp trữ tình, đằm thắm của những
dòng sông quê hương.
- Qua vẻ đẹp tương đồng của hai dòng sông, ta bắt gặp sự tương
đồng độc đáo của hai tâm hồn có tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm
tự hào với vẻ đẹp của non sông đất nước. Đọc kỹ hơn, ta lại cảm nhận
bao nét đẹp ẩn chứa, bao cái riêng biệt thật độc đáo. Ta thêm yêu hơn
đất nước, những dòng sông, những miền đất trên khắp non sông này.



×