Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

de thi thu thptqg nam 2017 megabook de so 9 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.23 KB, 7 trang )

ĐỀ SỐ 9
Đề thi gồm 01 trang
★ ★★★★
Bộ ĐỂ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản saụ và thực hiện các yêu cầu:
“Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì
chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ
từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!”
Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy
những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào
nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh
khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:
-

Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá

đầy sẹo và vết cắt.
-

Mỗi vết cắt trong trải tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là

những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ,
thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng
những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu
tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo
ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ.
Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên
những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đắp qua lại. Dù những vết khuyết đó


thật đau đớn nhưng tối vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tối mẩu tim của
họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lân trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim
hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đẩy vết tích của cụ
trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nện một đường lởm
chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao
giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh...”
(Dẫn theo songdep.xitrum.net)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?


Câu 2. Nêu chủ đề của văn bản trên? Đặt nhan đề cho văn bản?
Câu 3. Trong cuộc sống, có phải lúc nào ước mong của cụ già về “một ngày nào đó họ sẽ
trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đây khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi” đều trở thành
hiện thực hay không?
Câu 4. Hãy nêu quan niệm riêng của anh/chị về một trái tim hoàn hảo?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Bằng đoạn văn khoảng 200 chữ, anh/chị hãy bình luận về ý kiến: Tình yêu đôi lúc chẳng
cần sự đền đáp qua lại.
Câu 2 (5 điểm)
Nêu cảm nhận về đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quàn mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thảm thẳm
Heo hút côn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luống mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng - SGK Ngữ văn 12, tập 1)


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu1

- Phương thức biểu đạt chính là tự sự. Vì văn bản kể lại một câu chuyện tương đối

Câu 2

hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.
- Chủ để của văn bản trên là: trái tim con người chỉ có thể đẹp nhất khi đó là trái tim
biết yêu thương và san sẻ yêu thương.

Câu 3

- Nhan đề cho văn bản: “Trái tim hoàn hảo”, “Trái tim đẹp nhất”.
Trong đời sống, không hẳn lúc nào ước muốn “một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho
tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi” của cụ già đều trở
thành hiện thực. Bởi lẽ, trái tim hoạt động theo cơ chế riêng của nó, không ai có thể

ép buộc hay khuyên nhủ, chỉ khi trái tim thấy yêu thương thì nó mới san sẻ.
Câu 4 Nếu quan niệm của bản thân và cơ sở của quan niệm đó.

Ví dụ: Theo tôi, một trái tim hạnh phúc là một trái tim biết yêu thương và được yêu
thương. Là khi trái tim ấy trao đi và nhận lại một phần tương ứng. Nhưng nếu không
được như vậy, một trái tim bao dung sẽ vẫn thấy hạnh phúc vì nó sẽ nhận lại được sự
bù đắp từ những trái tim nhân hậu và đồng cảm khác
III. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
 Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn
-

Đảm bảo hình thức đầy đủ của đoạn văn: mở đoạn - thân đoạn - kết đoạn, dài khoảng

200 chữ. Câu mở đoạn cần dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận. Thân đoạn bố cục rõ ràng,
đi đúng trọng tâm, làm sáng rõ được yêu cầu của đề, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.
-

Trình bày sáng sủa, diễn đạt rõ ràng, chữ viết dễ nhìn, không sai chính tả.

-

Dùng từ chuẩn ngữ nghĩa, đặt câu chuẩn ngữ pháp.

-

Có những suy nghĩ, đánh giá của cá nhân, nhưng cần thuyết phục và hợp lí.

-

Viết đúng chính tả, trình bày sáng rõ, mạch lạc. Lời văn sáng tạo, lôi cuốn.


 Yêu cầu về nội dung
-

Giải thích:

Tình yêu là bản chất của trái tim con người, tình yêu là sự trao và nhận yêu thương, sự
quan tâm, ân cần. Tình yêu có biết bao nhiêu cung bậc, nhưng thường thì khi trao tình yêu,
người ta mong được đáp lại. Nhưng tình yêu không hẳn lúc nào cũng công bằng như thế, có
người trao đi và không nhận lại gì. Nhưng người ta trao đi là chẳng cần được đáp lại.
-

Lí giải: Vì sao laijc ó người chỉ trao đi mà không cần nhận lại?

+ Vì trái tim hoạt động theo quy luật riêng của nó, không phụ thuộc vào lí trí, nên đôi khi


người trao biết kà không thể ép buộc sự đền đáp tình yêu
+ Vì có những tình yêu cao thượng, không trông chờ ở sự đáp lại
- Dẫn chứng:
+ Tình cảm yêu thương bố mẹ trao cho con cái
+ Tình cảm ân cần, sẻ chia dành cho những người có hoàn cảnh, điều kiện khó khăn
+ Tình cảm dành cho điều mình thực sự yêu thích và đam mê
+ Sự quan tâm chân thành: như sự san sẽ mà Cuba và Tổng thống Phidel Castro dành
cho Việt Nam trong lúc ta gặp khó khăn.
- Bàn luận:
Tuy vậy, tình cảm cần chân thành, phù hợp. Có những tình cảm cần từ hai phía như tình
yêu nam nữ, tình bạn. Nếu chỉ có một bên trao thì không thể có được một tình cảm đẹp
-

Biện pháp: Bồi dưỡng tâm hồn, trái tim để biết yêu thương, sẻ chi mà không phải lúc


nào cũng cần được đáp lại.
Câu 2 (5 điểm)
 Yêu cầu chung:
-

Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập

văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân
tích, cảm thụ.
- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả,từ ngữ, ngữ pháp.
 Yêu cầu nội dung
Cảm nhận về khổ thơ đầu của bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng
- Khởi nguồn của dòng cảm xúc - một nỗi nhớ chơi vơi
- Nhớ cuộc hành quân giữa rừng núi miền Tây hùng vĩ
- Hình ảnh người lính Tây Tiến
- Kỷ niệm tình quấn dân
- Phong cách và ngôn ngữ thơ Quang Dũng.


TIẾN TRÌNH BÀI LÀM
Kiến

Hệ thống

thức

ý chính

Phân tích chi tiết



Kiến

Giới thiệu

- Tác giả:

thức

vài nét về

Tiểu sử: nhắc đến Quang Dũng là nhắc đến một trong những thế hệ

chung

tác giả, tác nhà thơ được tôi luyện và trưởng thành trong bom lửa thời kỳ kháng
phẩm

chiến chống Pháp. Ông tên thật là Bùi Đình Diệm (1921-1988), quê ở
Hà Tây, nay thuộc về Hà Nội.
Về con người: là một người đa tài, có thể vẽ tranh, sáng tác nhạc,
nhưng vẫn nổi tiếng và được nhiều người biết đến với tư cách một nhà
thơ.
Phong cách: một hồn thơ phóng khoáng, hào hoa đầy lãng mạn, tha
thiết tình cảm dành cho bạn bè, cho quê hương xứ sở.
- Tác phẩm:
+ Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời trong một nỗi nhớ cụ thể: Nhớ về
đồng đội, những miền đất và binh đoàn xưa, nơi mà tác giả từng vào
sinh ra tử. Đoàn binh Tây Tiến, thành lập đầu năm 1947, với thành

phần là những người con của Thủ đố Hà Nội. Sau một thời gian hoạt
động, đơn vị giải thể. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyên sang đơn
vị khác. Tại Phù Lưu Chanh, ông viết bài Nhớ Tây Tiến.
+ Tập thơ:
Sau khi in trong tập Mây đầu ô, nhà thơ đổi lại thành Tây Tiến.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Kiến

2 câu thơ

thức

đầu:

trọng

Khởi

tâm

nguồn của dứt

Nhớ về rừng núi nhớ chơi; vơi.
- Vần ơi: tạo nên âm hưởng, tiếng gọi vang vọng, ngân dài không

dòng cảm

- Tác giả gọi tên con sông Mã đầu tiên bởi đây là con sông của miền


xúc - một

đất kỷ niệm, mà dòng chảy của nó từ quá khứ đang dội về. Từ xuất

nỗi nhớ

phát điểm này, nỗi nhớ được cụ thể hóa.

chơi vơi

- Nỗi nhớ chơi vơi: trạng thái trơ trọi, chới với trong khoảng không
gian rộng lớn. Có thể hiểu đó là nỗi nhớ miên man, không đậu cuối,
nỗi nhớ xuất hiện khi mãnh liệt, lúc dạt dào.


8 câu thơ

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

tiếp:

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Nhớ cuộc

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

hành quân

Heo hút cồn mấy súng ngửi trời


giữa rừng

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

núi miền

Nhà ai Pha Luồng mưa xa khơi

Tây hùng

Chiều chiều oai linh thác gầm thét



Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người.
- Hàng loạt các địa danh của vùng rừng núi nơi đoàn binh đi qua,
chứa trong đó những hiểm nguy và khốc liệt khôn lường: Sài Khao,
Mường Lát, Pha Luống, Mường Hịch.
Bằng biện pháp tương phản đối lập: ngàn thước lên cao - ngàn thước
xuống, ta thấy cái trúc trắc, cái dữ dội, hiểm nguy và bất trắc của thiên
nhiên ghi dấu trên chặng đường hành quân.
-

Nhưng những chặng đường hành quân không chỉ có gian khổ mà

còn có những vẻ đẹp đến nao lòng, đó là vẻ đẹp thiên nhiên: “hoa về'
trong đêm hơi”, “mưa xa khơi”, vẻ đẹp bồng bềnh, ẩn hiện trong làn
sương, ngỡ ngàng như xứ cổ tích.
2 câu tiếp:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Hình ảnh
người lính

Gục lên súng mũ bỏ quên đờiỉ
- Trên cái nền thiên nhiên kì vĩ, hoang dã ấy, nổi bật lên hình ảnh
người lính “gục lên súng mũ bỏ quên đời” giữa chặng đường hành
quân dãi dầu gian khổ. Câu thơ có thể hiểu theo hai nghĩa: Người lính
mệt mớỉ gục lên súng mũ ngủ quên hết thảy sự đời. Và cũng có thể
hiểu theo nghĩa thứ hai: Người lính chết trong tư thế lên đường, tư thế
hành quân. Hiểu theo cách này làm nổi bật hơn khí phách và chất bi
tráng của người lính.


2 câu thơ

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

khép lại:

Mai Châu mùa em thơm nếp xối.

Kỷ niệm

- Nhớ ôi: tình cảm dạt dào, câu thơ đậm đà nghĩa tình quân dân

tình quân

- Mùa em: một sáng tạo về ngôn ngữ, nó hàm chứa tình yêu thương


dân

và nỗi nhớ. Tạo nên sắc riêng biệt trong ký ức người lính về miền đất,
những con người mà các chiến sĩ đã đi qua, đã gặp gỡ.
- Cơm lên khói, thơm nếp xôi: dư vị nồng nàn ấm áp, hương vị núi

Khái quát

rừng Tây Bắc đậm đà. Tất cả tạo nên dấu ấn chẳng thể nào quên!
- Bài thơ Tây Tiến là cơn sóng của nỗi nhớ đổ về, ào ạt, mãnh liệt

chung

trong tâm hồn Quang Dũng, với bao nhiêu ký ức của một thời tuổi trẻ
đẹp nhất, với bao ấn tượng sâu đậm khắc cốt ghi tâm. Chính vì vậy,
mạch cảm xúc đi xuôi theo mạch ký ức. Mười bốn câu thơ đầu là khởi
điểm của mạch dòng: Những chặng đường hành quân gian khổ mà
đáng nhớ
- Từ nỗi nhớ và bằng nỗi nhớ, Quang Dũng đã vẽ nên bức tranh thật
đẹp, nhưng cũng thật gai góc về đời lính, về những người lính Tây
Tiến hào hoa, dũng mãnh. 14 câu đầu, chặng đường nỗi nhớ đã được
khơi lên đẩy mãnh liệt, đầy những nhớ thương về một thời mà ai đã
trải qua, chắc chẳng thể nào quên!



×