ĐỀ SỐ 10
Đề thi gồm 01 trang
★ ★★★★
Bộ ĐỂ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
... (1) Có thể sẽ có nhiều, rất nhiều người không tin. Làm sao để tin được bởi vì chữ
“nghề” được hiểu là công việc để kiếm sống, tức là có thu nhập để chăm lo cho cuộc sống
bản thân, gia đình. Nên nói làm từ thiện là “đi cho” chứ ai lại “cá kiếm” bao giờ.
(2) Chuyện tưởng nghe chừng vố lý, là khó xảy ra, nhưng nó lại là sự thật, thậm chí xuất
hiện nhan nhản cứ như “nấm mọc sau mưa” trên... mạng xã hội facebook. Mạng thì tưởng là
ảo, nhưng chuyện là thật và tiền là thật của trò kiếm sống bằng nghề “làm từ thiện” Online.
... (3) Ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm dành cho những số phận, những mảnh
đời kém may mắn là một trong những điều độc ác. Thế nên ai đang nghĩ, đang suy tính hay
đang lọc lừa bằng cách “lấy từ thiện làm nghề mưu sinh”, ắt hẳn chưa bao giờ có được một
giấc ngủ trọn vẹn. Họ mới chính là những người đáng thương hơn cả những người có số
phận không may, kém may mắn, phải không các bạn ?
(Theo Blog - Dantri.com.vn, 18/12/2015)
Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản? Theo anh/chị, văn bản có mục đích chính
là gì?
Câu 2. Giải thích nghĩa của cụm từ “nấm mọc sau mưa”? Cụm từ này là thành ngữ hay tục
ngữ? Vì sao?
Câu 3. Tìm và chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong phần (3) của văn bản?
Câu 4. Nêu cảm xúc của anh/chị khi đọc văn bản trên? (trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng).
II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm)
Bằng đoạn văn khoảng 200 chữ, hãy nêu quan điểm của anh/chị về hành động tự đứng ra
lập quỹ làm từ thiện của MC. Phan Anh và phản ứng của xã hội, chính quyền trước hành
động đó.
Câu 2 (5 điểm)
Tình cảm của tác giả đối với quê hương Việt Bắc trong đoạn thơ sau:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đấy ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.”
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1)
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1
- Nội dung chính của văn bản đề cập đến một hiện tượng có thật trong đời sống xã
hội hiện nay đó là có những kẻ đang tâm ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm
dành cho những số phận kém may mắn. (Hoặc diễn đạt theo cách khác là: hiện tượng
có những kẻ “lấy tiền từ thiện làm nghề mưu sinh”).
- Mục đích của văn bản là cung cấp thông tin về một thực trạng cho xã hội; phê
phán kịch liệt, mỉa mai sâu cay, đồng thời thức tỉnh lương tâm của những kẻ có hành
Câu 2
vi kiếm ăn, trục lợi trên hoàn cảnh khó khăn của người dân.
- Nấm mọc sau mưa: chỉ một sự vật, sự việc, hiện tượng xuất hiện rất nhiều sau một
biến cố, sự kiện nào đó.
- Đây là thành ngữ vì nó là một cụm từ cố định, ý nghĩa tương đương với một từ đó
Câu 3
là từ “nhiều” hoặc “nhan nhản”.
- Phép lặp: “số phận”, “kém may mắn”, “từ thiện”.
- Phép thế:
+ “lấy từ thiện làm nghề mưu sinh” thế cho “ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo
tâm dành cho những số phận, những mảnh đời kém may mắn”.
+ “Họ” thế cho “ai đang nghĩ, đang suy tính hay đang lừa lọc”.
- Phép nổi: từ “Thế nên” nối câu thứ nhất với câu thứ hai.
- Phép liên tưởng: trường liên tưởng về “làm từ thiện”: tiền từ thiện, nhà hảo tâm,
Câu 4
số phận không may, mảnh đời kém may mắn,...
- Đồng cảm sâu sắc với tác giả của bài viết: phê phán, lên án, mỉa mai những kẻ
“lấy từ thiện làm nghề mưu sinh”. Họ là những kẻ không chỉ lười lao động mà còn tàn
nhẫn và đánh mất lương tâm.
- Xót xa hơn cho những người có số phận bất hạnh vì bệnh tật, vì thiên tai... lại bị
chính đồng loại cướp mất cơ hội được giúp đỡ.
III.LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm)
•
-
Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:
Đảm bảo hình thức đầy đủ của đoạn văn: mở đoạn - thân đoạn - kết đoạn, dài khoảng
200 chữ. Câu mở đoạn cần dẫn dắt và nêu được vấn để nghị luận. Thân đoạn bố cục rõ ràng,
đi đúng trọng tâm, làm sáng rõ được yêu cầu của đề, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.
-
Trình bày sáng sủa, diễn đạt rõ ràng, chữ viết dễ nhìn, không sai chính tả.
-
Dùng từ chuẩn ngữ nghĩa, đặt câu chuẩn ngữ pháp.
-
Có những suy nghĩ, đánh giá của cá nhân, nhưng cần thuyết phục và hợp lí.
-
Viết đúng chính tả, trình bày sáng rõ, mạch lạc. Lời văn sáng tạo, lôi cuốn.
•
-
Yêu cầu nội dung:
Biểu hiện:
Tháng 10 năm 2016 vừa qua, MC. Phan Anh được biết đến là cá nhân có lời kêu gọi
những người yêu mến anh chung tay cứu giúp đồng bào miền Trung đang gặp lũ lụt. Điều
ngạc nhiên đã xảy ra: chỉ sau vài ngày, quỹ của Phan Anh đã quyên được 24 tỷ.
Sự kiện đầy bất ngờ này ngay lập tức đã được chính quyền vào cuộc với câu hỏi: “Làm từ
thiện với động cơ gì?” và Liệu Phan Anh có vi phạm luật không khi cá nhân không được tự ý
đứng ra kêu gọi, vận động, đóng góp tiền, hàng cứu trợ? Các câu hỏi đó đã được cộng đồng
những người ủng hộ Phan Anh trả lời thích đáng và động cơ ấy cũng được soi rõ từng chi tiết
khi Phan Anh công khai tài chính, cùng với nhiều người đi vào các vùng xa xôi nhất trao tận
tay nạn nhân và chia sẻ nỗi đau của họ.
Ngoài Phan Anh, cũng có rất nhiều người tình nguyện hoạt động từ thiện như: Đàm Vĩnh
Hưng, Mỹ Tâm,...
-
Lí giải: Vì sao quỹ từ thiện của MC. Phan Anh lại thu hút được nhiều sự đóng góp
như vậy? Và vì sao lại bị chính quyền cùng nhiều người phê phán, nghi ngờ?
+ Từ thiện vốn là một việc làm nhân ái, là truyền thống tốt đẹp nhường cơm sẻ áo, chia
ngọt sẻ bùi của người Việt. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người, nhiều tổ chức đã lợi dụng từ
thiện để kiếm ăn, trục lợi. Điểu đó đánh mất niềm tin của quần chúng vào ý nghĩa tốt đẹp của
từ thiện.
+ MC. Phan Anh là người có tầm ảnh hưởng nhất định trong xã hội và được công chúng
mến mộ.
+ Tuy vậy, MC. Phan Anh chỉ là một cá nhân, lại chưa đăng kí hay xin phép nên hành
động được coi như tự phát.
-
Bình luận:
+ Từ câu chuyện làm từ thiện của MC. Phan Anh, chúng ta suy ngẫm được nhiều điều về
lòng tốt và niềm tin của con người trong xã hội ngày nay. Lòng tốt ngày nay đã ít lại hay bị
nghi ngờ. Niềm tin của con người vào lòng tốt cũng bị eo hẹp hơn.
+ Rất không may, xã hội còn nhiều hoàn cảnh cần giúp đỡ. Khi đó ai sẽ là Phan Anh tiếp
nối vì hình như con đường mang tên niềm tin quá ngắn bởi định kiến quá nặng, sự nghi ngờ
thì quá nhiều.
-
Biện pháp: cần lập những tổ chức hoạt động từ thiện thiết thực và minh bạch. Chính
quyền cũng cần có những quy định cụ thể cho việc cá nhân làm từ thiện.
-
Bài học: bồi dưỡng tấm hồn để biết rung cảm trước những hành động thiện nguyện
cao đẹp đồng thời tỉnh táo và sáng suốt để tấm lòng từ thiện của mình đến được tận tay người
có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 2 (5 điểm)
•
-
Yêu cầu chung:
Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập
văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân
tích, cảm thụ.
-
Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
•
Yêu cầu nội dung:
Phân tích đoạn thơ để thấy được tình cảm của nhà thơ Tố Hữu với quê hương Việt Bắc
- Tình nghĩa thủy chung, sự gắn bó, ân tỉnh sâu sắc của nhà thơ với đồng bào và quê
hương Việt Bắc.
- Tình cảm ấy được thể hiện trong nghệ thuật thơ đặc sắc.
o
TIẾN TRÌNH BÀI LÀM
Kiến
thức
Chung
Phân tích chi tiết
Hệ thống ý chính
Khái quát vài nét
- Tiểu sử:
về tác giả
Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê gốc
ở tỉnh Thừa Thiên.
Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, trong thời kỳ đất
nước bị đô hộ, nhân dân lầm than. Tố Hữu sớm được giác ngộ
cách mạng và từ đó xem lý tưởng Đảng là lẽ sống cả cuộc đời
mình.
Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng
Việt Nam từ những năm 1940 cho đến sau này. Chặng đường thơ
Tố Hữu đồng thời song hành cùng những dấu mốc của lịch sử
dân tộc, chặng đường của cách mạng, có thể kể đến: Từ ây
(1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1971), Máu
và hoa (1977)...
- VỊ trí: Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là cánh chim đầu
đàn của thơ ca cách mạng.
- Về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
+ Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị thể hiện nồng nhiệt tự
hào lý tưởng cách mạng, đời sống cách mạng của nhân dân ta.
+ Thơ Tố Hữu chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn, màu sắc lịch sử được diễn tả bằng bút pháp lãng
mạn, hình tượng thơ kì vĩ, tráng lệ.
+ Nét đặc sắc trong thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng. Thớ
liền mạch, nhất khí tự nhiên, giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết.
+ Nghệ thuật thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Phối hợp tài
tình ca dao, dân ca các thể thơ dân tộc và “thơ mới”. Vận dụng
biến hoá cách nói, cách cảm, cách so sánh ví von rất gần gũi với
tâm hồn người. Phong phú vẩn điệu, câu thơ mượt mà, dễ thuộc
Vài nét về tác
dễ ngâm.
- Hoàn cảnh sáng tác: được viết nhân một sự kiện chính trị có
phẩm
ý nghĩa lịch sử. Tháng 10 - 1954, Trung ương Đảng và Chính
phủ rời Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội.
- Đặc điểm cấu tứ: hình thức đối thoại, thực chất là lời độc
thoại nội tâm. Chủ thể trữ tình tự phân thân. Mình và ta hai chiểu
Trọng
nỗi nhớ, tuy hai mà một.
1. Giới thiệu vị - Thể hiện nỗi lòng của kẻ ở người đi trong một cuộc biệt ly
tâm
trí đoạn thơ
lịch sử, Tố Hữu đã sử dụng nhuần nhuyễn hình thức đối đáp dân
kiến
gian. Sau những khúc tâm tình của người Việt Bắc, người về
thức
xuôi bùi ngùi, luyến nhớ:
Ta với mình, mình với ta...
... Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấynhiêu.
- Không chỉ khẳng định tình cảm trước sau như một của mình,
người về xuôi còn khéo léo thổ lộ nỗi lòng nhớ thương tha thiết
của mình qua 10 dòng thơ tiếp theo:
Nhớ gì như nhớ người yêu...
... Bát cơm sẻ nửa chần sui đắp cùng.
2. Phân tích tình - Nỗi nhớ thiết tha, sâu nặng, thể hiện tình cảm thủy chung, ân
cảm của tác giả nghĩa với quế hương Việt Bắc (điệp từ nhớ, từ nhớ từng được lặp
đối với quê hương lại nhiều lần, hình ảnh so sánh Nhớ gì như nhớ người yêu, giọng
Việt
Bắc
đoạn thơ
trong điệu khẳng định mạnh mẽ: “Ta đi ta nhớ”..)
- Cảm xúc say đắm trước vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc, bộc lộ
tình yêu thiết tha, trìu mến với đất nước và con người nơi đây.
+ Say đắm trước vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên (các địa danh
ngòi Ihia, sông Đáy, suối Lê; hình ảnh bản khói cùng sương,
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương, rừng nứa, bờ tre...)
=> Không gian núi rừng vừa thơ mộng, êm đềm, vừa rộng lớn,
mênh mông, hùng vĩ...
+ Say đắm trước vẻ đẹp của bức tranh sinh hoạt (Nhớ từng bản
khói cùng sương/ Sớm khuya bếp lửa người thương đi về)
=> Tái hiện được bức tranh sinh hoạt của đồng bào Việt Bắc rất
gần gũi, thân thuộc, giàu chất thơ.
- Niềm xúc động lớn lao và lòng biết ơn sâu sắc trước tình nghĩa
yêu thương, đồng cam cộng khổ của con người Việt Bắc (Ta đi ta
3. Khái quát
chung
nhớ những ngày... chăn sui đắp cùng.)
- Nghệ thuật thể hiện:
+ Thể thơ
+ Hình ảnh thơ gợi cảm, được chắt lọc từ cuộc sống sinh hoạt và
thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc.
+ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, gợi hình, gợi cảm.
+ Sử dụng thành công các biện pháp tu từ (so sánh, điệp, liệt
kê...).
+ Giọng điệu trữ tình vừa say mê vừa hoài niệm thiết tha.
-
Thế giới tình cảm phong phú, sâu nặng của tác giả gắn liền
với nghĩa tình cách mạng và kháng chiến, góp phần khơi dậy
trong lòng người đọc tình cảm với Việt Bắc nói riêng, với quê
hương đất nước nói chung.