Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thủ pháp nghệ thuật truyện ngắn Ohenry

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.05 KB, 6 trang )

MẤY THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN CỦA O.HENRY
O.Henry không có cái thâm trầm về mặt tư tưởng, khả năng khái quát xã hội
như A.Shekhov. Nhưng A.Shekhov lại không có cái hài hước, sảng khoái khi nhìn vào
đáy xã hội như O.Henry. O.Henry không phải là một nhà văn kinh điển của chủ nghĩa
hiện thực nhưng chủ nghĩa hiện thực cần O.Henry vì O.Henry là một bậc thầy của
nghệ thuật truyện ngắn.
O.Henry (1862 – 1910) hoặc là kết quả của sự chiêm nghiệm cuộc sống hoặc
là ngẫu nhiên, hay đơn giản chỉ là một kí hiệu để gọi đều dung chứa một tâm hồn biết
cảm thông, sẻ chia và tin yêu con người. Vào đời sớm, lăn lộn vất vả để kiếm sống, va
đập nhiều, những bất hạnh đã đẩy nhà văn Mĩ William Sydney Porter đến với những
người sống dưới đáy xã hội. Đọc truyện của ông, người ta chỉ tìm thấy đằng sau
những toà nhà trọc trời, những thành phố hoa lệ của nước Mĩ cuối thế kỉ 19 những
khu nhà ổ chuột, những con người sống với sáu đô một tuần nhưng đều gặp nhau ở
nhân cách đáng kính. Chuyện không lớn nhưng ý nghĩa hiện thực rung ngân được nhà
văn đan cài vào tác phẩm bằng những thủ pháp nghệ thuật giản đơn mà khó đặc sắc
nếu non tay.
1. Cốt truyện “nén đau không rên”
Mỗi con người trong truyện của O.Henry đều mang một số phận đáng thương.
Đối với nhà văn của người bình dân nghèo khổ này, sự cảm thông, sẻ chia với những
người bất hạnh ngoài đời ý nghĩa hơn những ám ảnh nghệ thuật.
Với chín trang trọn vẹn của Buồng tầng thượng, không một trang nào trọn vẹn
được mười dòng để miêu tả sự nghèo khó và tình cảnh đáng thương của Li-xơn. “Tình
trạng túi tiền” của một con “người đẹp và ngộ nghĩnh nhất xưa nay chưa từng thấy”
chỉ được “bố cáo cho thiên hạ biết” qua tiếng gọi Clare “réo lên như tiếng chuông báo
động”. Miếng bánh mì của cô cứ teo dần cũng chỉ co lại trong ba câu. Như một người
nhà quê vừa ra phố, thấy gì cũng chỉ chỉ, trỏ trỏ, tác giả miêu tả ngoại đề nhiều. Trong
truyện, bạn đọc sẽ ngỡ ngàng không biết tác giả định dẫn mình gặp ai vì mở đầu đã ưu
ái miêu tả bà chủ nhà trọ Pa-kơ. Còn sự tồi tàn của buồng tầng thượng với giá hai đô
như một dấu hiệu của chủ nhân chỉ được hé lộ: “Trong buồng có một cái giường sắt
nhỏ, một cái chậu và một cái ghế, một cái giá dùng làm chạn. Bốn bề tường trơ trụi
như ép lấy bạn chẳng khác gì những tấm ván quan tài”… Tác giả dừng lại nói nhiều


về cuộc sống bình dị mà vui vẻ của những người cùng thuê chung một mái nhà ổ
chuột. Những chi tiết không ăn nhập đến cốt truyện có thể cắt bỏ nhưng nếu cắt bỏ lại
là một sự tổn thất nghệ thuật. Chúng tạo ra một hiệu ứng cảm giác thoải mái tiếp nhận
cốt truyện, để bạn đọc tiếp nhận mọi sự kiện trong truyện như những mẩu tin vắn. Số
phận đáng thương của nhân vật được hạn chế tập trung miêu tả. Ở đây, như không có
ý hư cấu, hoàn cảnh của Li-xơn như một mảng hiện thực rơi vào ống kính tự do.
Chính việc làm cho cốt truyện bị mờ đi lại là cách làm cho xương sống truyện tăng
thêm sức nặng.
Đan-xi trong truyện Một câu chuyện dở dang là một con người vui trên niềm
đau. Đang háo hức chờ đợi cuộc hẹn hò đầu tiên của mình, chợt nhớ ra sự nghèo túng,
èo ọt của mình, cô đã bật khóc, tự xỉ vả mình, và không bao giờ hẹn hò nữa. Nhưng
cảnh tượng xót xa ấy chỉ diễn ra một lần duy nhất ở cuối truyện. Phần lớn dung lượng
1


của truyện dành khắc hoạ tinh thần lạc quan của nhân vật. Khác với những nhân vật
Li-xơn, tiểu sử của Đan-xi khá rõ. Không che đậy sự nghèo khổ của nhân vật, tác giả
gần như muốn phơi bày ra: “Đan-xi dừng lại ở một cửa hàng bán đồ rẻ tiền và mua
một cái cổ đăng ten giả với số tiền năm mươi xu của cô. Số tiền ấy đáng lẽ phải dùng
vào việc khác – mười lăm xu ăn bữa tối, mười xu ăn điểm tâm, mười xu ăn bữa trưa.
Lại còn phải bỏ thêm một hào vào tiền để dành và năm hào vào cái khoản hoang phí
chi cho kẹo cam thảo (…)”. “Cô đã đi chơi đảo Cô-ni hai lần và đã cưỡi ngựa gỗ. Phải
đếm những thú vui theo con số mùa hạ chứ không phải theo giờ, quả là đáng ngán”.
Cuộc sống eo hẹp như vậy dễ khiến con người rơi vào mặc cảm, giấu mình. Đan-xi lại
khác. Phải tính toán chi li để đủ trang trải cho cuộc sống lúc nào cũng nghèo túng
nhưng tâm hồn cô lúc nào cũng vui vẻ, yêu đời. “Trong giây lát, Đan-xi quên hết thẩy,
trừ một điều là mình đẹp và cuộc đời đang vén lên một bức màn bí mật cho cô được
ngắm những kì quan của nó. Trước đây, chưa hề có người đàn ông lịch sự nào mời cô
đi chơi. Giờ đây, chỉ một lát nữa thôi, cô sẽ bước vào dự cuộc trình diễn huy hoàng
vẫn được ca ngợi ấy”. Sự lạc quan của nhân vật khiến bạn đọc quên rằng mình đang

tìm hiểu một cư dân nghèo của nước Mĩ, đến lúc cay đắng vỡ oà cũng là lúc truyện đã
kết thúc. Chắc chắn, ngoài đời, Đan-xi đã nhiều lần khóc tủi thân, nhưng O.Henry
không muốn nói nhiều về điều đó. Nhà văn muốn mỗi truyện ngắn của mình, bạn đọc
sẽ thấy tin vào một điều gì đó để tiếp tục vươn lên.
Để có một cốt truyện kiềm nén được những thảng thốt của trái tim độc giả,
O.Henry còn dựa vào ngôn ngữ. Ngôn ngữ của truyện Tên cớm và bản thánh ca là
một ví dụ. Đây là một trong rất ít truyện mà O.Henry để cốt truyện có thể lật từng
trang tóm tắt lại, tuy nhiên, nỗi đau của nhân vật thì chỉ bật ra cuối truyện. Trong
truyện này, ngôn ngữ nhân vật, một yếu tố khắc hoạ tính cách rất ít xuất hiện. Ngôn
ngữ đối thoại rất mộc. Ngôn ngữ nội tâm đặc biệt quan trọng lại xuất hiện khiêm tốn ở
đầu và cuối truyện. Số phận nhân vật hiện lên chính yếu vẫn là ngôn ngữ của tác giả,
một thứ ngôn ngữ đầy vẻ biếm hoạ. “Xo-py nhận ra đã đến lúc phải lập ra uỷ ban một
người bàn biện pháp và phương tiện chống cái rét đang tới, chính vì thế mà anh ta cứ
trằn trọc mãi trên ghế”. O.Henry đã miêu tả sự lo lắng khi mùa đông sắp đến của Xopy như vậy. Trải ra toàn truyện là những ngôn từ tếu táo: tham vọng tránh rét, đôi
giày tố giác, chiếc quần lộ tẩy, cố nhấc từng khớp xương,… Một phần nhỏ vì Xo-py
đáng bị cười, còn phần lớn vì nhà văn không muốn bạn đọc sớm bị ám ảnh bởi số
phận cay đắng của nhân vật. Giữ một nụ cười để đến gần kết truyện bạn đọc bỗng giật
mình cay xé khi bi kịch của nhân vật trần trụi hiện ra: Chính trong giây phút Xo-py tự
thức tỉnh về nhân cách của mình, anh lại bị dìm xuống bùn. Đọc hết truyện, người đọc
phải dừng lại mấy phút rồi mới hỏi được “Cái gì thế này?”, “Vì sao?”, “Có thật như
thế không?”,… hay không ít người ít nhất phải thầm nói “Chúa ơi !”. Số phận dành
cho Xo-py hơn bi kịch. Cách O.Henry kiềm nén trái tim độc giả như thế đặt vào lòng
độc giả bao nghi vấn về tình đời, tình người bèo bọt.
Sự đối lập giữa những tâm hồn cao quí với một thoáng bi đát đời dành cho
mình nói nhiều hơn bất cứ cách nào về bi kịch của Li-xơn. Bi kịch của từng mảnh đời
trong truyện của O.Henry đi vào tâm hồn người đọc một cách nhẹ nhàng như những
mảng tường bong tróc hàng ngày vẫn thấy. Nó không làm người ta thao thức nhưng
nó làm người ta đặt câu hỏi vì sao và tìm câu trả lời. Con người cùng khổ thời nào

2



không có nhưng với những bậc thầy nghệ thuật, anh ta hơn những điển hình nghệ
thuật.
2. Tình huống truyện “ngẫu nhiên”
Trong số các tác phẩm của O.Henry, nhiều truyện đỉnh điểm mang tính chất
ngẫu nhiên. Ngày Bôp đến gặp người bạn Ô-en sau hai mươi năm xa cách là ngày
người bạn của anh đưa anh vào tù (Hai mươi năm sau). Vợ chồng Gim sung sướng
trong nước mắt khi cả hai đã giấu nhau, người bán tóc, kẻ bán kỉ vật để mua quà giáng
sinh tặng người bạn đời của mình (Món quà của các đạo sĩ). Đôi tình nhân nghệ sĩ
Giô và Đê-li-a cũng vỡ oà hạnh phúc khi cả hai cùng thầm lặng cùng đi làm công cho
một xưởng giặt để nuôi dưỡng tài năng người mình yêu (Một sự giúp đỡ của tình yêu).
Cuộc hội ngộ đớn đau của Bôp với Ô-en có thể là một sự hư cấu, nếu không
phải là tình huống không thể tin được trong cuộc sống. Cả hai cùng đến điểm hẹn
đúng ngày giờ nhưng trớ trêu Bôp đến tìm bạn, còn bạn đến tìm mình với tư cách một
nhà hành pháp đi bắt tội phạm. Chuyện nhà chức trách Ô-en bắt tên tội phạm miền
Tây không phải vấn đề, vấn đề là cách nhà chức trách này hành động. Trong trái tim
Bôp, Ô-en luôn là một người bạn tuyệt vời: “(…)Thằng bạn thân nhất của tôi, một tay
tốt bụng nhất trên đời. Nó với tôi cùng lớn lên ở Niu Yoc này như hai anh em.
(…)Trung hậu và thành thật nhất đời, nhất định nó sẽ không quên”. Anh rất trân trọng
tình bạn giữa hai người: “Tôi đã đi một nghìn dặm đến đứng ở cái cửa này đêm nay,
nhưng nếu thằng bạn cũ của tôi mà đến đây thì cũng thật bõ công”. Sự tin tưởng vào
tình cảm ấy đã làm anh rơi vào bẫy. Trái lại, trong mắt Ô-en, Bôp chỉ còn là một tên
tội phạm gã từng hẹn gặp cách đây hai mươi năm. Gã đã khai thác sự chân thành của
Bôp để tóm cổ anh. Chính trong giây phút Bôp hạnh phúc nhất thì gã thẳng chân đạp
bạn xuống vực. Tình huống dở khóc dở cười của Bôp gần giống với tình huống cùa
Minh (vở Tướng cướp Bạch Hải Đường). Minh không khóc khi bị bạn thân của mình
là ông cò Bằng đến bắt mà anh khóc vì bị chính vợ mình đi tố cáo. Bôp cũng cùng
tâm trạng như Minh: Khi đọc xong bức thư của Ô-en, tay anh “run run”. Nếu Ô-en
đến điểm hẹn rồi trực tiếp bắt anh, anh sẽ không đau đớn bằng việc O-en giẫm đạp lên

tình cảm của anh. Tình huống truyện làm bạn đọc không khỏi xót xa về sự phũ phàng
với tình bạn của những người máu lạnh.
Không nhất định phải hư cấu, hiện thực cuộc sống luôn tạo ra những tình
huống kì thú để nhà văn ghi nhận. Tình huống trong truyện Món quà của các đạo sĩ,
Một sự giúp đỡ của tình yêu là những tình huống không để lại dấu vân tay hư cấu.
Hoàn cảnh sống, tình yêu của các nhân vật dành cho nhau tự tạo ra tính chất ngẫu
nhiên cho tình huống truyện.
Sự nghèo khó làm tiền đề để Đê-la và Gim kẻ bán tóc, người bán kỉ vật để
mua quà giáng sinh tặng nhau. “Thời kì sung túc trước đây, khi chủ nó còn được trả
ba mươi đô một tuần, tấm danh thiếp “Đi-linh-gim” đã theo gió bay đi khắp nơi. Bây
giờ thu nhập co lại chỉ còn hai mươi đô thì những chữ “Đi-linh-gim”mờ đi như thể
muốn thu mình lại chỉ còn một chữ “Đ” khiêm tốn và nhũn nhặn”. Chắt mót, dành
dụm từng xu bao nhiêu tháng trời nhưng ngày Lễ Giáng sinh sắp đến mà Đê-la vẫn
chỉ có một đô tám hào bảy xu, không thể mua một món quà xứng đáng tặng Gim.
Nhưng hạt nhân làm động lực đưa đến quyết định của cả hai vợ chồng là tình yêu họ
dành cho nhau. Gim là tất cả với Đê-la: “Tóc trên đầu em hoạ chăng có thể đếm được,
nhưng không ai có thể đếm được tình yêu của em đối với anh”. Đê-la đã quyết định
3


bán tóc để mua quà tặng chồng mình. Bán đi bộ tóc mình yêu quí với Đê-li không
phải việc dễ dàng. “Cô ngập ngừng trong giây lát và đứng im, một hai giọt nước mắt
nhỏ xuống tấm thảm đỏ đã sờn”. Nhưng để Gim được hãnh diện, cô đã hi sinh bộ tóc
“gợn sóng và óng ả như một thác nước màu đen” của mình với giá hai mươi đô để
mua “một chiếc dây đồng hồ bằng bạch kim, kiểu giản dị và thanh nhã” xứng đáng
với chiếc đồng hồ vàng của Gim. Éo le thay, tình yêu của Gim dành cho Đê-la cũng
không hề kém: “Anh không hề có ý nghĩ cho rằng một kiểu cắt tóc, một kiểu cạo hay
một kiểu gội có thể làm anh bớt yêu em của anh đi một chút nào”. Trong đêm Nô-en,
Gim đã sững sờ khi thấy bộ tóc của Đê-la biến mất, vì anh đã mua một bộ lược cài
đầu mà Đê-la từng mơ ước. Anh bán đồng hồ để mua lược cho Đê-la thì Đê-la không

còn tóc, Đê-la bán tóc mua dây đeo đồng hồ cho Gim thì Gim không còn đồng hồ.
O.Henry đã cảm động viết những dòng tinh nghịch kết truyện Món quà của các đạo
sĩ: “(…)Tôi đã kể lại một cách vụng về cho các bạn nghe câu chuyện không lấy gì làm
li kì về hai đứa trẻ ngốc nghếch sống trong một căn buồng nhỏ, đã hi sinh cho nhau
một cách chẳng khôn ngoan tí nào những của cải quí giá nhất trong nhà”. Món quà
Gim và Đê-la tặng cho nhau cuối cùng quí giá hơn tất cả chính là tình yêu họ đã dành
cho nhau. Giô và Đê-li-a cũng đã thầm lặng hi sinh cho nhau như thế. Cuộc sống eo
hẹp dần đưa cả hai đến gần nhau hơn bao giờ hết. Đê-li-a thì dối rằng mình đi dạy
nhạc ở nhà đại tướng Pinkin, còn chàng Giô dối rằng mình bán tranh cho người ở Pêô-ri-a nhưng thực sự họ đã nuôi nhau, nương tựa nhau bằng những đồng tiền mặn
đắng vị mồ hôi. Chỉ khi Đê-li-a bị bỏng bàn là, Giô chuyển bông vụn và dầu sang
giúp nàng, anh mới phát hiện ra người yêu mình đang làm thợ là. Đến lúc đó, sự hi
sinh “bị vạch mặt” họ mới thực sự hiểu hết tình yêu mình dành cho nhau. Họ yêu
nhau chứ không phải họ yêu nghệ thuật. Đê-li-a nói đúng: “Chỉ cần người ta yêu thôi
là đủ”. Đúng là những sự ngẫu nhiên đầy ngọt ngào vị tình yêu.
Bằng cách này hay cách khác thì những tình huống truyện “ngẫu nhiên” trong
truyện của O.Henry đều đem đến cho bạn đọc những suy nghĩ thú vị về sức mạnh của
tình yêu chân chính, của tình người, kể cả những dối trá, phản bội, mưu tính hèn hạ.
3. Kết truyện “cải lương”
O.Henry để kết truyện phiêu lưu trên lằn ranh hiện thực – lãng mạn, không
giống ý thức của một nhà văn hiện thực
Giôn-xi đã thác mệnh mình vào chiếc lá thường xuân cuối cùng. Thế nhưng cô
đã không ra đi theo chiếc lá cuối cùng “nhuốm màu vàng úa” ấy, vì trong một đêm
mưa giông “khủng khiếp”, một chiếc lá cuối cùng bất tử đã ra đời. Bức hoạ “The last
leaf” của cụ Be-man đã giật Giôn-xi từ tay thần chết về cho Xiu-đi (Chiếc lá cuối
cùng). “Chuyên gia” mở két sắt không mời Gim-mi “Công tử” sau bao năm thám tử
Ben bí mật theo dõi đến phút cuối lại được “not problem” khi anh đưa tay tự thú (Một
sự cải tạo được cứu vãn). Hạ màn của truyện Một cơn gió nhẹ cũng không dễ tin. Pic
và Bâc, hai người tốn bao công sức lừa những chủ trại thừa tiền để được đặt chân lên
phố Uôn làm ông “trùm” tài chính nhưng đến phút còn có thể kịp cao chạy xa bay lại
hiện ra như Thiên Chúa.

Cách kết truyện của Chiếc lá cuối cùng đã “lừa” bạn đọc vào một trò chơi trốn
tìm: vui mừng vì cuối cùng Giôn-xi cũng hồi phục, lại nghi ngờ dược tính trong Chiếc
lá cuối cùng của cụ Be-man, phải đi tìm chân lí. Thực ra, Giôn-xi không cùng quê với
Hộ và bốn mươi năm múa bút không thể không dạy một người được gọi là hoạ sĩ kĩ
4


thuật để lá thường xuân bất tử, mấu chốt để bán được vé của vở Chiếc lá cuối cùng
không nằm ở Giôn-xi và Be-man, nằm ở chiếc lá cuối cùng. Chiếc là cuối cùng là cái
cớ để vẻ đẹp tâm hồn toả sáng. Cụ Be-man đã không ngại mưa giông làm cho lá
thường xuân cuối cùng không rơi mãi mãi đơn giản vì cụ biết “tội nghiệp con bé
Giôn-xi”. Chiếc lá cuối cùng là biểu tượng ấm áp về tình người. Thông qua hình
tượng Chiếc lá cuối cùng, nhà văn đã gửi đến chúng ta một thông điệp lớn muôn đời,
không được nhận ra trên bề mặt kết truyện. Nhà văn cố ý đánh lừa chú ý của bạn đọc
bằng sự nhập nhằng giữa hình tượng nhân vật chính quá nổi bật với hình tượng nhân
vật trung tâm rất mờ nhạt khiến bạn đọc ngộ nhận tinh thần cải lương của kết truyện.
Như một cuộc chơi chỉ khi tìm ra được thông điệp của tác phẩm bạn đọc mới vỡ ra cái
kết mình bắt đươc chỉ là cái kết ảo.
Theo một cách khác, truyện ngắn Một cơn gió dịu cũng có kết thúc “cải
lương”: Nhân vật chính đã không trở thành những ông trùm như họ mơ ước. Mất bao
công sức để cuối cùng “cốt khỉ vẫn huờn cốt khỉ” là điều khó tưởng nhưng thực tế ấy
được bắt nguồn từ chính tính cách của nhân vật. Pic và Bâc không phải là những con
người khốn cùng đến tha hoá, chỉ là những người bán hàng rong lương thiện, khi ế ẩm
thì làm những trò bịp vặt kiếm vài đô tiêu. Bâc khẳng định: “Chúng tôi đã chộp lấy từ
một đô trở đi, mỗi khi thấy có đồng nào có vẻ là dư thừa. Nhưng chúng tôi không bao
giờ săn lùng những đồng tiền ở tận cùng đầu ngón chân của chiếc tất giấu dưới hòn
gạch đã được cậy lên ở một xó bếp”. Xã hội thượng lưu có những qui ước của mình
thì xã hội của những người khốn cùng cũng có những qui ước của nó. Pic và Bâc, họ
lường gạt theo những qui ước của họ: “Chúng tôi không bao giờ đồng ý với việc lừa
gạt những cụ già ốm yếu và các cô gái lao động, và giật xu các em nhỏ. Theo đường

lối nghề nghiệp xoay sở của chúng tôi, chúng tôi chỉ lấy tiền của những người Trời
sinh ra để bị bịp”. Nghe Bâc nói, chúng tôi thấy vừa buồn cười vừa thấy họ đáng quí.
Trong tình tiết thứ hai, Bâc và Pic không hề biết những người họ lường gạt đều “là
những người dân nghèo”, những người khốn khổ mà “cương lĩnh” lường gạt của họ
đã liệt vào sách trắng. Do đó, họ đã trả lại tiền, một hành động như Bâc nói “anh
không thể hiểu được”. Về bản chất, Pic và Bâc là những người tốt, họ đã hành động
đúng với tích cách của mình. Họ trở lại với gánh hàng của mình, vì đối với họ “Dẫu
sau thì kiếm ăn một cách lương thiện vẫn hơn làm nghề phố Uôn”. Một kết truyện đẹp
như mơ nhưng lại rất thực và rất nhân văn diễn ra theo đúng tính cách nhân vật.
Sự hồi sinh của Giôn-xi là kết quả của tình người, hành động nghĩa hiệp của
Gim-mi đã cứu anh, tuy nhiên, so với tình huống của Be-man, tình huống của Ben
khó dễ đem đến cho truyện một kết thúc có hậu. Mối quan hệ giữa Giôn-xi với cụ Beman là mối quan hệ láng giềng, còn giữa Ben với Gim-mi là giữa người hành pháp
với kẻ phạm pháp. Thực tế không cho phép gã có thể “thong thả đi xuôi đường phố”
như kết quả một sự lầm lẫn. Thế nhưng, không ai thắc mắc về sự phi lí này. Nếu
O.Henry làm theo logic hà khắc của qui ước xã hội, bạn đọc sẽ thấy tiếc cho Gim-mi.
Một năm sau khi đến En-mo, Gim-mi đã lột xác thành ông Rap Xpen-xơ, chủ hiệu
giày phát đạt. “(…)Tớ bỏ nghề cũ đã được một năm nay rồi. Chỉ có thể sống như thế
thôi Bili ạ, sống ngay thẳng. Bây giờ dù có bạc triệu tớ cũng không đụng đến một đô
của người khác. Sau khi cưới vợ, tớ sẽ bán hết tất cả rồi đi về miền Tây, ở đó tránh
được nguy hiểm bị người ta vạch ra những chuyện cũ của mình.” Bạn đọc móc ngoéo
với nhau rằng Gim-mi phải được tự do. Trong tình thế khẩn cấp, Gim-mi đã không tẩu
5


táng mà dùng chính phương tiện phạm tội để cứu người. Hành động đó đáng được
hưởng sự khoan hồng. Hiện thực không cho nhà văn đất viết thì lãng mạn cho ngòi
bút tị nạn. Hành động của Ben hiện thân cho tấm lòng độ lượng dành cho những
người lầm lỗi phục thiện. Hai chữ cải lương phải viết như thế nào ở đây không có ý
nghĩa với Một sự cải tạo được cứu vãn. Truyện của O.Henry như một liệu pháp an
thần cho những người đang say sóng. Phải chăng kết truyện như vậy là một sự đồng

loã với tội phạm?
Truyện của O.Henry luôn có kết thúc ngọt ngào. Không thực tế có, vô lí có
nhưng chưa ai nói những kết truyện kiểu như vậy kiên cưỡng, kém cỏi, chỉ kết đẹp.
Nếu chỉ kết làm sao cho đẹp thì đã từ lâu truyện của O.Henry đã không còn ý nghĩa.
Truyện ngắn cuối cùng được O.Henry viết cách đây hơn một trăm năm nhưng
bạn đọc thế giới vẫn không giấu được sự xúc động sau những tiếng cười khi tác phẩm
khép lại. Ba thủ pháp nghệ thuật được phân tích trong bài viết chỉ là vài suy nghĩ của
chúng tôi về nét đặc sắc nghệ thuật của nhà văn. Nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry
không dừng lại là cách xếp đặt con chữ, nó là cả một kết quả của trái tim sẵn sàng
rung cảm trước những mảnh đời chông chênh, dễ vỡ trong xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1. Đặng Anh Đào (chủ biên, 2009), Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Kathryn VanSpanckeren, Phác thảo văn học Mĩ, tháng 8/2013
<URL: />3. O.Henry (2007), Chiếc lá cuối cùng, Nxb Văn học, Hà Nội.
4. Wikipedia, O.Henry, tháng 8/2013
<URL: />%E1%BB%B9>.

6



×