Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Hệ biểu tượng không gian và thời gian trong âm thanh và cuồng nộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.96 KB, 12 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

Văn học Mỹ tuy là nền văn học “sinh sau đẻ muộn” so với các nước trong khu vực
nhưng lại có những thành tựu, những bước phát triển vượt bật và trở thành một nền văn
học lớn trên thế giới. Với hàng loạt tác giả, tác phẩm tiêu biểu như: Hemingway với
“Ông già và biển cả” ; Kafka với “Lâu đài, vụ án, người thầy thuốc nông thôn” ; Marcel
Proust với “Đi tìm thời gian đã mất”;… Nhưng có lẽ trong vô vàn những tác giả tiêu biểu
cho văn học Mỹ thì hiện lên trên hết là William Faulkner – một nhà văn quan trọng nhất
thế kỉ XX. Ở Việt Nam việc tìm hiểu về con người ông cũng như đi sâu khám phá những
đặc trưng trong phong cách sáng tác của tác giả này vẫn còn rất hạn chế bởi muốn hiểu
được tác phẩm của nhà văn này đòi hỏi độc giả phải thật sáng suốt, không ngừng tư duy
thì mới có thể khám phá được cái đẹp ẩn dưới những trang văn của ông.
William Faulkner có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng, những tác phẩm ấy đã khẳng
định và làm nên tên tuổi cho ông, trong giới hạn của một bài tiểu luận khó có thể giới
thiệu hết các tác phẩm cũng như những đặc trưng tiêu biể trong sáng tác của ông. Chính
vì vậy tôi chọn lấy cuốn tiểu thuyết “Âm thanh và cuồn nộ” để đi khám phá và đào sâu
nghiên cứu. Tác phẩm này được nhiều người đọc đánh giá là một quyển tiểu thuyết nổi
tiếng nhất thế kỉ XX, qua thời gian quyển tiểu thuyết này đã trở thành một đề tài thách đố
không ít nhà nghiên cứu bởi thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, lối kể chuyện theo dòng ý thức,
biểu tượng nghệ thuật và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn thiên tài William Faulkner.
Xuất phát từ việc muốn đào sâu nghiên cứu một khía cạnh trong tác phẩm “Âm thanh và
cuồn nộ” để khám phá đặc sắc nghệ thuật của Faulkner. Tôi chọn cách khám phá tác
phẩm của ông qua không gian và thời gian nghệ thuật được biểu hiện dưới dạng thức các
biểu tượng, để từ đó có thể thấy được phong cách và những tư tưởng của William
Faulkner gửi gắm cho hậu thế, đó cũng chính là lí do để tôi chọn đề tài “Không gian và
thời gian nghệ thuật dưới dạng thức các biểu tượng nghệ thuật trong Âm thanh và
cuồng nộ” - William Faulkner.
2.



Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng mà tôi chọn nghiên cứu là quyển tiểu thuyết “Âm thanh và cuồng nộ”
việc chọn một tác phẩm cụ thể sẽ rất tiện lợi cho quá trình đào sâu nghiên cứu về William
Faulkner.
Phạm vi nghiên cứu tôi tiến hành là không gian và thời gian dưới dạng thức các biểu
tượng để thấy được đặc sắc trong phong cách cũng như nghệ thuật của William Faulkner.
3.

Lịch sử vấn đề

Quyển tiểu thuyết “Âm thanh và cuồng nộ” - William Faulkner khi ra đời không chỉ
thu hút những độc giả hiếu kì mà còn nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nếu chỉ tính riêng ở Việt Nam đã có “William Faulkner cuộc đời và tác phẩm” -Doãn
Quốc Sỹ và Nguyễn Văn Nha; “Phê Bình- lí luận văn học Anh Mỹ”- Lê Huy Bắc cũng có
đề cập đến quyển tiểu thuyết này; “Hành trình văn học Mỹ” - Nguyễn Đức Đàn;… Các
minh chứng trên chứng tỏ việc nghiên cứu về quyển tiểu thuyết này của William Faulkner


không phải là vấn đề hoàn toàn mới, cho dù quyển thiểu thuyết này đã được nhiều nhà
nghiên cứu tên tuổi khám phá, nhưng tin chắc mỗi người sẽ có một nhận định khác nhau
về quyển tiểu thuyết này. Bài tiểu luận này được viết trên tinh thần học hỏi, kế thừa các tư
liệu của các nhà nghiên cứu đi trước và cố gắn tìm tòi sáng tạo để có thể đi đúng tinh thần
của việc nghiên cứu khoa học đó là kế thừa và phát huy một cách sáng tạo.
4.

Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp đầu tiên được sử dụng để nghiên cứu về “Không gian và thời gian
nghệ thuật dưới dạng thức các biểu tượng nghệ thuật trong Âm thanh và cuồng nộ” William Faulkner là phương pháp hệ thống hóa vấn đề nghiên cứu bởi, để nhìn nhận
chính xác về không gian và thời gian nghệ thuật trong “Âm thanh và cuồng nộ” đòi hỏi
phải hệ thống lại các “biểu tượng” để có thể tái hiện một hệ biểu tượng thời gian và không
gian trong quyển tiểu thuyết thì phương pháp này không thể thiếu.
Việc nghiên cứu không gian và thời gian dưới dạng thức các biểu tượng đòi hỏi phải có sự
tích hợp với văn hóa, lịch sử bởi biểu tượng nghệ thuật có sự gắn kết chặt chẽ với Văn
hóa, xã hội,… vì vậy trong quyển tiểu luận này tôi đã sử dụng phương pháp liên ngành.
Sau cùng để xác định tần suất xuất hiện các biểu tượng thì không thể không sử dụng đến
phương pháp thống kê để góp phần chỉ ra ý nghĩ biểu trưng của các biểu tượng.
5.

Mục đích nghiên cứu

Chọn nghiên cứu đề tài “Không gian và thời gian nghệ thuật dưới dạng thức các
biểu tượng nghệ thuật trong Âm thanh và cuồng nộ” - William Faulkner nhằm tìm
hiểu, giả mã những điều bí ẩn về không gian và thời gian thông qua các biểu tượng, đồng
thời giúp đánh giá được phần nào về phong cách nghệ thuật của William Faulkner.
6.

Bố cục đề tài

Luận văn gồm bốn phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và phần tài
liệu tham khảo. Trong phần nội dung được phân làm 3 phần.
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Hệ biểu tượng không gian
Chương 3: Hệ biểu tượng thời gian


B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.

Khái niệm không gian và thời gian nghệ thuật

a. Không gian nghệ thuật
Có thể hiểu một cách đơn thuần nhất về không gian là môi trường tồn tại của con
người: dòng sông, cánh đồng, ngọn núi, đèo xa, biển cả... Không gian là nơi nhà văn triển
khai sự kiện, biến cố, là chỗ cho nhân vật hoạt động. Không gian trong văn học là không
gian nghệ thuật. Không gian đó không phải ngẫu nhiên như trong đời sống mà do nghệ sĩ
chọn để thể hiện ý đồ nghệ thuật. Không gian sẽ thể hiện cách sống riêng biệt của mỗi con
người:
- Không gian rộng lớn : người có chí lớn, khát vọng đạp đổ mọi khó khăn để tiến đến
thành công như trong Ông già và biển cả.
- Không gian nhỏ hẹp : diễn tả sự tù túng, ngột ngạt, ứng với mẫu người thích ngồi một
chỗ, thế giới tâm hồn nghèo nàn, không ước mơ, không muốn thay đổi, sống mòn như
truyện ngắn Buồng tầng thượng.
Vậy không gian nghệ thuật có tác động không nhỏ đến tính cách, số phận nhân vật, để
hiểu được khái niệm không gian nghệ thuật một cách cơ bản và khái quát nhất, tôi xin
được dẫn cách hiểu của Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian
nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của
nó” GS.Trần Đình Sử lí giải thêm: “không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế
giới nghệ thuật”.Ông còn khẳng định một cách hết sức chắc chắn: “không có hình tượng
nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật nào không nào không có một
nền cảnh nào đó”, và “không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm
biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống”.
Như vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ
thuật, không gian có ý nghĩa quyết định đối với hình tượng nhân vật, góp phần hình thành
nên tính cách và số phận của nhân vật trong tác phẩm văn học.
Tóm lại không gian nghệ thuật có ranh giới riêng của nó, nó không đồng nhất với không

gian vật chất bên ngoài bởi qua cái nhìn của người nghệ sĩ không gian ngoài thực tế đời
sống đi vào tác phẩm với vai trò là một không gian nghệ thuật khác hẳn với không gian
khách thể, nhưng ranh giới ấy không dễ thấy được như bức tranh có khung tranh và hình
ảnh, cũng có đôi lúc nó rạch ròi với hiện thực cuộc sống nhưng cũng có những lúc hiện
thực và nghệ thuật hòa làm một, lúc bấy giờ không gian thực và không gian nghệ thuật
như hòa làm một. Độc giả đọc tác phẩm như đang nhìn lại không gian sống hằng ngày, rất
quen thuộc và gần gũi, đó chính là điểm đặc sắc làm nên tính chất của không gian nghệ
thuật. Nó có thể làm con người trở nên hùng vĩ, nhưng cũng có thể biến họ trở nên nhỏ bé
điều đó phụ thuộc vào ngòi bút của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.


b. Thời gian nghệ thuật
Cùng với không gian nghệ thuật, Thời gian nghệ thuật là một phạm trù của hình
thức nghệ thuật thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật, nếu thế
giới thực tại tồn tại trong thời gian thì thế giới nghệ thuật cũng tồn tại nhưng là sự tồn tại
trong thời gian nghê thuật. Theo từ điển văn học thì thời gian nghệ thuật là “hình thức nội
tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” . Khác với thời gian thực
được đo bằng ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây,… thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược
quay về quá khứ, cũng có thể nhảy cóc đến tận tương lai, có thể dồn nén một khoảng thời
gian dài trong dung lượng vài trang giấy, lại có thể kéo dài chốc lát thành một khoảng thời
gian dài vô tận.
Thời gian nghệ thuật gắn liền với hình tượng nghệ thuật khi nào ngòi bút người nghệ sĩ
chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả thì thời gian
trôi chậm lại, có thời gian không tách rời cốt truyện, có thời gian đi liền với dòng ý thức
của nhân vật. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ của con người trong từng giai
đọn, khoảnh khắc,… đồng thời cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về sự tồn tại
của con người trong thời gian.
Tóm lại thời gian nghệ thuật dưới ngòi bút của người nghệ sĩ có thể linh hoạt biến hóa tùy
theo dụng ý nghệ thuật của tác giả, đôi khi nó gắn liền với thời gian thực và hòa là một,
nhưng cũng có lúc tách bạch rõ rang. Chính tất cả những điều đó đã làm cho thời gian

nghệ thuật trong tác phẩm nghệ thuật thu hút được nhiều nhà nghiên cứu tìm tòi, khám
phá.
2.

Biểu tượng nghệ thuật

Biểu tượng nghệ thuật là một mã thẩm mỹ mang tính chủ quan của người nghệ sĩ nhưng
chứa xúc cảm của người nghệ sĩ nhằm tác động vào tâm tư, tình cảm và trí tuệ của đối
tượng tiếp nhận vậy biểu tượng nghệ thuật bao hàm những dấu hiệu và phải được xúc cảm
cho người đọc.
Biểu tượng là sáng tạo độc đáo của nhà văn cho nên phải nhìn nó với cái nhìn cá thể hóa
nhưng sự ra đời của biểu tượng không phải là mới đây, hay chỉ tồn tại vỏn vẹn trong đôi
ba quyển tiểu thuyết hay truyện kể mà biểu tượng đã có nguồn gốc từ rất lâu đời từ khi
con người chưa có chữ viết, biểu tượng đã trở thành một “công cụ” đắc lực để con người
truyền đạt suy nghĩ, tâm tư tình cảm. Mỗi một biểu tượng đều có nguồn gốc và “câu
chuyện” riêng của nó.
Trong tư duy hình tượng mỗi một hình tượng nghệ thuật sẽ biểu đạt một ý nghĩa, nhưng
trong tư duy biểu tượng, sẽ biểu trưng cho vô số các ý nghĩa tùy thuộc vào cá thể cảm
nhận, chỉ những hình tượng nghệ thuật nào vươn đến mức độ điển hình hóa mới có thể trở
thành một biểu tượng nghệ thuật. Biểu tượng nghệ thuật có nguồn gốc sơ khai nhất là từ
văn hóa, nó tồn tại trong suốt quá trình tiến hóa của lịch sử loài người ( Biểu tượng ) và
chỉ khi nào nó thấm đẫm cảm xúc thẩm mỹ và phong cách cá nhân của nhà văn thì lúc đó
một biểu tượng văn hóa sẽ chính thức trở thành một biểu tượng nghệ thật
Tóm lại biểu tượng nghệ thuật khác với biểu tượng, có rất nhiều các biểu tượng nhưng
không phải biểu tượng nào cũng có thể trở thành biểu tượng nghệ thuật, chính vì vậy cần


phải nhìn nhận một cách đúng đắn về biểu tượng nghệ thuật để có thể đánh giá một cách
khách quan nhất vai trò của biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm nghệ thuật.
CHƯƠNG 2: HỆ BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ KHÔNG GIAN

1.

William Faulkner với “Âm thanh và cuồng nộ”

William Faulkner là nhà văn của thế kỉ XX - thế kỉ đầy sự biến động về chính trị,
văn hóa và xã hội. Ông trải qua rất nhiều thăng trầm cuộc sống. Faulkner sinh ra trong
một gia đình quí tộc ở miền Nam nước Mỹ. Miền Nam với bao câu chuyện huyền thoại
của người da đỏ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn, để lại những ấn tượng sâu
đậm, trở thành nguồn cảm hứng cho các câu chuyện của ông. Bản thân Faulkner cùng gia
đình mình đã trải qua rất nhiều biến cố, chính những biến cố ấy khiến tâm thức người
nghệ sĩ có những vết hằn kí ức rất sâu, có lẽ vì vậy mà các tiểu thuyết của Faulkner hiện
lên hình ảnh con người bất hạnh cùng những mảnh đời đầy bi kịch.
William Faulkner đã đến với nghệ thuật bằng một niềm tin mãnh liệt về con người, như
chính ông từng khẳng định: “Tôi khước từ chấp nhận sự tàn lụi của con người. Tôi tin
tưởng rằng con người sẽ chiến thắng. Nó bất tử không phải vì giữa muôn loài nó có một
tiếng nói không mệt mỏi mà là vì nó có một linh hồn, một tinh thần có khả năng trắc ẩn,
hy sinh và chịu đựng, nhiệm vụ của nhà văn là phải viết về những điều này. Đó là đặc
quyền của họ để giúp con người chịu đựng bằng cách nâng cao trái tim mình lên, bằng
cách nhắc nhở con người về lòng dũng cảm và danh dự, hy vọng và tự hào, trắc ẩn và hy
sinh những gì đã từng là vinh quang trong quá khứ của họ”.
Ông là tác giả của rất nhiều các tác phẩm nổi tiếng và đi vào lòng người đọc không ít
trong số đó đã trở thành những danh tác được nhiều người biết đến như: Con gấu, Bông
hồng cho Emily, Mặt trời chiều hôm ấy, nổi tiếng nhất là Âm thanh và cuồng nộ, Nắng
tháng tám, Absalom Absalom. Đặc biệt với quyển tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ ông
từng khẳng định rằng “nó là thất bại đau đớn tuyệt diệu nhất của đời tôi” để thể hiện sự
yêu thích của mình đối với quyển tiểu thuyết này.
Về tiểu thuyết “Âm thanh và cuồng nộ” Đây là tiểu thuyết được viết thứ tư của
Faulkner. Nó đánh dấu bước chuyển về tư duy sáng tác của nhà văn. Đó là lối viết theo
phong cách dòng ý thức cùng sự phân vai ngôi kể. Lúc mới ra đời, tác phẩm chưa được
người đọc hoan nghênh, nhưng theo thời gian nó đã tạo được tiếng vang lớn, đưa tên tuổi

của nhà văn đến người đọc trong nước và khắp thế giới. Đồng thời giúp ông đoạt giải
Nobel văn học năm 1949. Tiểu thuyết này được đề cao không chỉ bởi hình thức hết sức
độc đáo, mới lạ của nó mà còn vì thông điệp vô cùng nhân văn được người nghệ sĩ ẩn dấu
dưới các biểu tượng nghệ thuật.
Âm thanh và cuồng nộ là câu chuyện kể về cách sống của gia đình Compson ở miền Nam
nước Mỹ đang bị mất quyền lợi về kinh tế, chính trị. Họ có bốn người con, ba trai và một
gái, riêng đứa con út bị thiểu năng. Chung sống với họ có một người cậu tên Maury và
một gia đình giúp việc người da đen. Truyện được kể theo lối tự thuật với với bốn ngôi kể
khác nhau và trật tự thời gian tuyến tính bị đảo lộn.
Ba chương đầu là sự luân phiên ngôi kể của Benjy, Quentin và Jason. Đầu tiên là ngôi kể
của Benjy đứa con út bị thiểu năng của nhà Compson không có ý thức về không thời
gian, nhân vật này nhận thức thế giới và cuộc sống quanh mình thông qua cảm giác và


mùi vị. Benjy yêu thích ba thứ là lửa, đồng cỏ và người chị gái của mình là Caddy. Dưới
cái nhìn của Benjy, những sự kiện của ngôi nhà Comspon lần lượt được tái hiện qua các
mảng kí ức mờ mịt của một người thiểu năng.
Tiếp theo đó là giọng kể của Quentin, được kể với thời gian năm 1910. Quentin là người
anh cả của nhà Compson. Dưới lớp kí ức của Quentin, hình ảnh về gia đình đang suy sụp
và tình yêu loạn luân giữa anh và người em gái đã hiện lên. Những ám ảnh quá khứ về
Caddy khiến anh ta không thể vượt qua được nó và Queetin tự sát bằng cách tự trầm.
Sau cùng mạch chuyển được chuyển sang giọng kể của Jason, người anh thứ hai trong gia
đình. Phần này trở lại mốc thời gian hiện tại 1928, nếu giọng kể của Benjy đứt gãy theo
từng sự kiện, giọng Quentin chậm thì giọng của Jason lại nhanh với nhịp điệu khẩn
trương, hằn học pha lẫn sự trách móc đớn đau khi nhìn cảnh suy vi của gia đình. Sự phẫn
uất của anh ta hướng đến chị gái mình là Caddy và con gái của cô là Quentin.
Nhưng nếu câu chuyện dừng lại ở đây có lẽ vẫn còn thiếu sót gì đấy nên tác giả đã đứng
ra kể nốt câu chuyện ở chương 4, cũng chính là chương cuối cùng của quyển tiểu thuyết
này, để cố gắn kể lại chân thực nhất nhưng có lẽ cố gắn của ông cũng không mang đến
nhiều hiệu quả cho việc lí quả một trật tự bị xáo trộn đang diễn ra.

Đọc tác phẩm người đọc như đang đi vào một mê lộ, nơi đó đầy rẫy những thứ âm thanh
và sự cuồng nộ không phải của một nhân vật chính nào, bởi trong quyển tiểu thuyết này
không có nhân vật chính nhất nào, mà mỗi một nhân vật là một mảnh ghép của “bức tranh
xô bồ màu sắc” nhưng chính sự rối loạn, vô nghĩa ấy đã khơi gợi được sự tò mò của độc
giả tìm đến và khám phá, cố vén bức màn để tìm một lối đi sáng nhất cho quyển tiểu
thuyết này.
Tuy nhiên một trong những thành công của William Faulkner ngoài việc đảo ngược trật tự
thời gian và nghệ thuật kể chuyện theo dòng ý thức có lẽ là việc xây dựng một hệ thống
các biểu tượng nghệ thuật về để tạo nên một không gian nghệ thuật rất riêng cho tác phẩm
của mình.
Do vậy việc khám phá hệ biểu tượng nghệ thuật về không gian trong tác phẩm này sẽ
giúp thấy được một không gian nghệ thuật đặc sắc và góp phần vén bức màng đang che
đậy toàn bộ tác phẩm.
2. Hệ biểu tượng nghệ thuật về không gian
Trong Âm thanh và cuồng nộ hiện lên một không gian rất quen thuộc với tác giả,
đó là không gian của miền nam nước Mỹ. Không gian ấy là chất liệu và nguồn cảm hứng
sâu sắc để William Faulkner viết nên một thiên tiểu thuyết để đời. Có thể thấy không gian
trong quyển tiểu thuyết là một không gian kì ảo và tràn đầy những biểu tượng nghệ thuật,
chính vì vậy việc tìm hiểu không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ
phải được thực hiện dưới dạng thức đi tìm hiểu các hệ biểu tượng nghệ thuật về không
gian như: Biểu tượng hàng rào, ngọn cây, cửa sổ.
2.1. Cửa sổ - biểu tượng của sự tiếp nhận
Theo từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã đề cập đến biểu tượng cửa sổ là nơi
tiếp nhận ánh sáng chính vì vậy mà khi đề cập đến biểu tượng này người ta thường liên
tưởng đến sự tiếp nhận nhưng trong Âm thanh và cuồng nộ cửa sổ trong ngôi nhà


Compson dường như khép kín. Nó như một sự tuyệt giao với thế giới bên ngoài, nơi ấy
các nhân vật cố gắng mở nó để có thể tiếp nhận một không gian rộng lớn từ thế giới mênh
mông vô tận từ bên ngoài ngôi nhà của mình. Benjy luôn khóc thét mỗi khi bị nhốt trong

nhà và cách duy nhất để dỗ nín hắn ta chính là một cánh của sổ mở toanh để có thể ngắn
nhìn những cánh đồng bát ngát xanh mướt màu mạ non đang đâm chồi nảy lộc, từ đó có
thể cho thấy biểu tượng cửa sổ là nơi để các nhân vật có thể nhìn ra thế giới bên ngoài,
nơi duy nhất giúp họ giải tỏa cái tù túng, quanh quẩn bên trong ngôi nhà lạnh lẽo, u ám,
không có hơi ấm của tình yêu. Ánh sáng yếu ớt của nó khiến Benjy khi được ra ngoài hắn
luôn thấy những “hình thể tươi sáng và ấm áp”, không những của sổ là nơi để con người
bên trong nhìn ra thế giới mà cửa sổ còn là nơi để những người bên ngoài quán sát cuộc
sống đang diễn ra trong ngôi nhà của Compson. Caddy trèo lên ngọn cây để nhìn vào cửa
sổ như muốn khám phá những bí ẩn của cuộc sống mà gia đình mình đang cố che giấu,
khao khát khám phá luôn hiện hữu trong con người của Caddy và của sổ cũng chính là
nơi giúp Benjy nhìn vào hiện thực trong ngôi nhà mà chính anh đang sinh sống. Từ bên
trong cửa sổ là nơi giúp con người vượt thoát cô đơn nhưng nếu từ bên ngoài nhìn vào
quả thật biểu tượng cánh cửa sổ đã phơi bài hiện thực, cùng một cánh của sổ của nhà
Compson nhưng với từng nhân vật, cánh cửa ấy lại mang một ý nghĩa rất riêng. Với
Quentin cánh cửa đã vẽ nên hình ảnh Caddy “một thoáng em đứng trong khung cửa”, nó
gợi cho anh sự cô đơn khi Caddy lấy chồng, bóng khung cửa kính hiện ra đưa anh trở lại
Harvard gợi nhớ về thời gian thực tại.
Mỗi một nhân vật trong Âm thanh và cuồng nộ phải sống trong bóng tối, thứ bóng tối
quái ác ấy đã cầm tù ước mơ của những người trong nhà compson, ngăn cánh họ tiếp xúc
với thế giới bên ngoài – nơi đầy ấp những tiếng cười và niềm vui. Trong tác phẩm không
ít lần Caddy là Quentin đã leo qua cửa sổ để thoát khỏi ngôi nhà càng chứng minh rõ hơn
vai trò của biểu tượng cửa sổ trong quyển tiểu thuyết này. Nó là nơi giúp con người vượt
thoát và là biểu tượng của sự tiếp nhận. Với nhà Compson cửa sổ là nơi tràn ngập bóng
tối nhưng Trong đôi mắt Faulkner, biểu tượng Cửa sổ ngập tràn ánh sáng và chính thứ ánh
sáng ấy đã đối lập lại bóng tối bất hạnh mà những con người bên trong ngôi nhà ấy phải
gánh chịu.
Sau tất cả biểu tượng cửa sổ đã thể hiện một quan niệm của Faulkner về cuộc đời, về cách
nhìn cuộc sống đó là: Cuộc sống luôn đa diện nhiều chiều, có lúc từ một góc xa để nhìn
vào thực tế ta lại thấy hiện thực thật trần trụi, nhưng khi hòa lẫn vào nó con người lạ chẳn
nhận ra được nổi thống khổ mà bản thân đang gánh chịu, đấy là điểm đặt sắc trong sáng

tác của Faulkner. Ông đã xây dựng không gian cho chính tác phẩm của mình bằng một
cách rất riêng và điều đó làm ông không thể lẫn vào bất cứ nhà văn nào trong nền văn học
Mĩ thế kỉ XX.
2.2. Ngọn cây - nguồn gốc của sự khám phá
Trong quyển từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã đề cập đến biểu tượng ngọn
cây là biểu trưng cho sự khám quá, truy tìm về bản nguyên của cuộc sống, soi chiếu vào
tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ có lẽ biểu tượng này gắn bó rất mật thiết với một nhân
vật là “thất bại đau đớn tuyệt diệu” nhất cuộc đời ông – Caddy, Khi Caddy leo lên cây để
nhìn vào đám tang của bà Nội. Đó là khát vọng muốn tìm hiểu về ý nghĩa của cái chết thứ mà bất cứ ai dù muốn hay không vẫn phải đón nhận nó. Biểu tượng ngọn cây không


chỉ giúp Caddy khám phá bí mật về cái chết, nó còn giúp cô tìm hiểu đời sống nhục dục,
xác thân khi có lần cô đã cố leo qua ngọn cây để tìm đến người tình của mình.
Ngọn cây đã gợi ra một không gian cao với hiện thân của vẻ đẹp trong sạch, thánh thiện
và biểu tượng này đã gắn bó sâu sắc với Caddy trong giai đoạn cô vẫn còn ngây thơ trong
trắng cho đến khi một điềm báo xuất hiện khi có lần Caddy leo qua ngọn cây và chiếc váy
của cô đã dính bùn nhơ, có lẽ đây là cách Faulker tiên đoán về số phận của nhân vật được
ông ưu ái trong quyển tiểu thuyết này. Caddy với một cốt cách thanh cao, lương thiện và
là con người của sự che chở khi luôn cố gắn đùm bọc cho các em mình và luôn mang
trong mình một khát khao khám phá cuộc sống nhưng lại chịu những nổi đau đớn mà có
lẽ những người thiếu nữ cùng tuổi với cô không ai phải chịu nỗi thống khổ đến thế.
Biểu tượng nghệ thuật ngọn cây đã giúp ta hiểu thêm về ý nghĩa không gian trong Âm
thanh và cuồng nộ. Không gian trong tác phẩm này là không gia khám phá, nó rộng lớn
không chỉ bởi cuộc đời là vô hạn, vũ trụ là bao la mà còn là những chuyến đi. Nơi đó con
người thực hiện cuộc hành trình khám phá chính bản thân mình, trên con đường ấy, đớn
đau, vinh quang và tủi nhục luôn song hành.
2.3. Hàng rào - Biểu tượng của sự chia cắt
Nhắc đến biểu tượng hàng rào là nhắc đến dấu hiệu của sự chia cắt, từ xưa và
đến bây giờ cũng thế hàng rào giúp phân chia ranh giới giữa quốc gia này với quốc gia
kia, ngôi nhà này với ngôi nhà kia, chính vì thế mà khi biểu tượng này xuất hiện độc giả

rất dễ liên tưởng đến sự chia cắt nhưng với vai trò là một biểu tượng nghệ thuật nó không
chỉ mang một tầng nghĩa duy nhất mà sẽ mang rất nhiều thông điệp, trong đó có cả thông
điệp mà Faulkner đã gửi gấm vào đấy.
Thật vậy biểu tượng hàng rào xuất hiện khá sớm trong quyển tiểu thuyết, nó xuất hiện với
vai trò ngăn cách hiện tại và quá khứ trong tâm thức của Benjy, đồng thời cũng chính
hàng rào ấy đã ngăn cách gia đình của Benjy với cộng đồng bên ngoài. Hình ảnh Benjy
bám vào hàng rào và nhìn ra bên ngoài như sự ngăn trở cuộc sống của anh với khát vọng
muốn giao tiếp và hòa hợp với mọi người. Hàng rào đã ngăn cách đồng cỏ thời thơ ấu của
hắn, khi nhân vật cố vượt thoát khỏi nó thì kí ức về tuổi thơ chợt ùa về. Biểu tượng này đã
mở ra một khoảng không gian hoàn toàn khác, với Benjy nó đã đưa cậu trở về với thế giới
tuổi thơ, những hồi ức về chị, về gia đình và ngay cả những đau đớn cũng lần lượt trở lại.
Hàng rào hữu hình đã thế nhưng trong tác phẩm còn có một thứ hàng rào vô hình ngăn
cách chính những người trong gia đình Benjy, chia rẻ tình thân và ước mơ hạnh phúc của
họ. Caroline thì dựng cho mình một cái hàng rào đau ốm triền miên để không thực hiện
nghĩa vụ của mình với con cái, với chồng mình và với cả thế giới bên ngoài, Benjy thì vô
cùng yêu thương chị Caddy nhưng lại không thể diễn tả thành lời,… và khi tất cả những
con người cố vượt khỏi những cái hàng rào ngăn cách ấy. Họ lại rơi vào bế tắc khi không
thể thích nghi với không gian bên kia hàng rào. Benjy với hành trình đi tìm chị Caddy của
mình khi vượt thoát khỏi cánh cổng đã bị thiến vì nhầm tưởng những cô gái đi đường là
chị mình, Quentin không thể tồn tại và phải tìm đến cái chết khi hắn rời ngôi nhà của
mình và vào học tại Harvard. Khi con người sống quá lâu trong một không gian thì khi
bước sang một không gian mới, họ phải đối mặt với sự đổi thay của cuốc sống, cuộc sống
luôn thay đổi và con người phải luôn đổi thay để thích nghi với nó.


Xóa bỏ Hàng rào sẽ giúp con người thông cảm và hiểu nhau hơn. Khi không còn sự chia
cắt, tình yêu thương sẽ lấn át lòng thù hận, sự ti tiện, xóa đi những mặc cảm số phận trong
con người. Biểu tượng hàng rào với ý nghĩa vách ngăn đã mang một thông điệp khác
trong tác phẩm này. Biên giới của nó không chỉ là sự chia cắt của con người trong không
gian mà còn là sự biểu trưng cho nỗi đau không thể vượt thoát hiện thực cuộc sống của

chính nhân vật. Họ muốn tìm đến một không gian khác đó chính là khát vọng muốn trở
về tự nhiên, sống lại những tháng ngày tươi đẹp.
Tóm lại trong Âm thanh và cuồng nộ không gian nghệ thuật đã được xây dựng
dưới dạng thức hệ biểu tượng về không gian như: Cửa sổ, ngọn cây, hàng rào. Dưới các
biểu tượng đó, nhân vật bị cầm tù trong không gian và họ cố vượt thoát khỏi nó, nhưng
mọi cố gắng đều trở nên thất bại và chính những thất bại ấy đã tạo nên những âm thanh
khác nhau và đầy cuồng nộ. Hệ biểu tượng về không gian đã soi rọi bi kịch về sự suy tàn
của gia đình Compson và khắc họa nó một cách đầy đủ và chân thật nhất.


CHƯƠNG 3: HỆ BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ THỜI GIAN
Vấn đề sử lí thời gian nghệ thuật đã đặt ra một thách thức với nhà văn, phải làm
sao để thời gian nghệ thuật phải kích thích được sự đồng sáng tạo của độc giả và Faulkner
đã làm được điều đó và cho thấy tài năng độc đáo của mình khi câu chuyện về một gia
đình được ông ngưng đọng chỉ với bốn ngày nhưng đầy những biến cố và sự kiện, làm
được điều đó là do ông đã sử dụng một hệ biểu tượng thời gian trong tác phẩm của mình.
1. Đồng hồ - Sự cầm tù vĩnh cửu
Hình ảnh chiếc đồng hồ được nhà văn miêu tả tỉ mỉ và chi tiết trong phần hai của
văn bản. Khi Quentin học tại Harvard vào năm 1910, sau đám cưới em gái gần hai tháng,
nhân vật này đập nát chiếc đồng hồ của người cha trao cho với ý định trốn chạy khỏi cuộc
đời này, tìm đến một nơi không có khổ đau và bất hạnh. Mỗi tiếng ngân của chiếc đồng
hồ như biểu trưng cho sự cầm tù Quentin trong hiện thực đau thương.
Đồng hồ là một thứ thanh âm đưa con người đi sâu và khám phá nội tâm nhân vật.
Quentin sống trong sợ hãi và bất an. Mỗi thời khắc hắn nhìn Đồng hồ đều gợi lên nhịp
trôi cuộc sống, một đi không trở lại và mỗi giây trôi qua anh ta đang tiến dần đến cái chết.
Thời gian như ngưng đọng khi Quentin nhớ về kí ức với Caddy. Cô ta là nỗi đau đớn lớn
nhất dày vò trái tim Quentin: “Sao em không đưa anh ta vào nhà, Caddy ? Sao em làm
như một mụ đàn bà da đen ngoài đồng ngoài rãnh trong bụi trong bờ lẩn lút mơ cuồng nơi
rừng tối?”. Hiện thực đã không thể giải thoát cho anh ta và thế Quentin cố quay ngược
thời gian trở về quá khứ nhưng trở lại quá khứ hiện thực vẫn hiện hữu và những nổi đau

vẫn ngự trị trong con tim anh ta.
Thời gian đã cầm tù những nhân vật trong Âm thanh và cuồng nộ đặc biệt là Quentin.
Anh ta luôn bị ám ảnh bởi cảm thức về thời gian, mặc dù ranh giới thời gian rất mông
manh nhưng cảm thức bị giam cầm mà nó đem đến quả thật là rất lớn.
Các mốc thời gian là điểm tựa để các nhân vật tự nói về mình, cảm nhận cuộc sống đang
chảy trôi quanh mình. Mỗi nhân vật gia đình Compson và gia đình Dilsey có cách cảm
nhận thời gian riêng. Thời gian tồn tại với Compson phản ánh trang sử chói lọi và vinh
hoa của dòng tộc. Ông sống và bám víu vào quá khứ đó, với bà Compson, đó là mặc cảm
về thời gian quá khứ với sự thấp kém của dòng họ. Nó khiến bà luôn có một định kiến và
rơi vào trạng thái đau ốm, sống vật vờ không thể chăm lo và yêu thương con cái.
Một khoảng thời gian gần 30 năm nhưng lại được gói gọn trong vòng có ba ngày, biểu
tượng đồng hồ không chỉ có nhiệm vụ ghép các sự kiện lại với nhau mà còn gợi lên sự ám
ảnh và cảm thức bị giam cầm trong mê lộ thời gian.
Thời gian qua biểu tượng chiếc đồng hồ là thời gian để các nhân vật chiêm nghiệm về cái
tôi bị giam cầm trong chính bản thể của mình, các nhân vật bị cuống vào dòng chảy của
thời gian, nhưng cũng chính vì vậy mà họ phần nào ý thức được sự tồn tại của bản thân
Faulkner đã xử lí rất tinh tế và khéo léo. Ông để sự kiện tự bộc lộ thời gian của mình và
trong cảm nhận của từng nhân vật. Mỗi bước đi của thời gian là sự phai tàn và mất mát
của hiện thực đời sống.


2. Chiếc chuông - tiếng gọi tỉnh thức
Trong quyển tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ tiếng chuông xuất hiện như một
dấu hiệu, một biểu tượng quen thuộc, nó xuất hiện rất nhiều trong toàn văn bản với mỗi
nhân vật tiếng chuông lại có một ý nghĩa riêng với Benjy tiếng chuông báo hiệu bữa ăn,
Quentin đó là tiếng chuông đánh điểm danh của trường Harvard. Mỗi lần tiếng chuông
vang lên là một lần các nhân vật trong quyển tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ cảm nhận
được sự hiện hữu của cuộc sống thường nhật.
Với Quentin, thanh âm của tiếng chuông đưa hắn trở lại thực tại của đời sống, giúp anh ta
nhận thấy ra sự hiện hữu trong cõi đời không những tiếng chuông giúp Quentin nhận thấy

sự hiện hữu của cuộc đời đang trôi trãi bên anh ta mà tiếng chuông còn là biểu trưng cho
sự cứu rỗi linh hồn của em gái Caddy, nó chính là âm vang giúp Caddy suy tưởng về giá
trị của cuộc sống, triết lí tình thương.
Với âm thanh vang dội, tiếng chuông không chỉ giúp các nhân vật nhận thức về hiện thực
mà còn giúp gợi nhớ về quá khứ thanh bình yên ả ở quê nhà Jefferson. Tiếng chuông xuất
hiện lúc thì trầm bổng, lúc thì vang dội, mạnh mẽ đã tạo ra rất nhiều cung bật cảm xúc
cho các nhân vật, tiếng chuông còn biểu tượng cứu rỗi linh hồn cho các nhân vật nhà
Compson bởi sự đau thương và thất bại mà họ đã gánh trên vai. Do đó tiếng chuông nhà
thờ cùng với lời thuyết giảng của mục sư Shegog giúp thấy cái mở đầu và cái kết thúc của
bi kịch trong gia đình Compson, “tao đã thấy cái bắt đầu, và bây giờ tao thấy cái kết
thúc”.
Với những đặc tính của mình, thông điệp mỗi lần chuông rung đã tạo cho nhân vật những
xúc cảm riêng. Đưa người đọc xâm nhập sâu hơn vào đời sống nội tâm bên trong mỗi
hình tượng, mỗi cá nhân luôn có một quả chuông tình yêu sẵn sàng ngân reo và hòa điệu
với cuộc sống. Đó có lẽ là thông điệp mà nhà nghệ sĩ đã gửi gấm qua biểu tượng chiếc
chuông và hơn thế mỗi một lần ngân vang là một lần con người trở về với chính mình,
tỉnh thức trước cuộc sống tối tâm, đầy rẫy những âm thanh và cuồng nộ.
Tóm lại Đồng hồ và chiếc chuông đã cộng hưởng cùng nhau để làm nên những
thanh âm độc đáo trong văn bản, chúng kết nối các thanh âm lộn xộn giữa các hình tượng
nhân vật với nhau. Đồng thời thông qua nó, dấu ấn dòng ý thức hiện lên đậm nét. Thời
gian có thể tồn tại như một khoảnh khắc trong cuộc sống. Đó là thứ thời gian trong ý thức
của mỗi người chứ không là thời gian tuyến tính. Với Đồng hồ, ta thấy được một cảm
thức cầm tù rõ nét trong mỗi nhân vật. Còn chiếc Chuông lại gợi lên nhịp đập của cuộc
đời và đưa ta vào hành trình thức tỉnh các linh hồn đau khổ trong quyển tiểu thuyết Âm
thanh và cuồng nộ.
Thời gian nghệ thuật trong quyển tiểu thuyết đã ẩm mình dưới một hệ biểu tượng về thời
gian từ đó góp phần tạo nên điểm đặc sắc trong quyển tiểu thuyết và thu hút độc giả đến
gần với Âm thanh và cuồng nộ của FaulKner để cùng “sáng tác” với ông, thực hiện cuộc
hành trình khám phá, giải mã những bí ẩn đằng sau những lớp biểu tượng nghệ thuật vô
cùng đặc sắc này.





×