Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Múa rối nước ở thái bình từ khi đất nước thống nhất (1975) đến nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.89 KB, 27 trang )

VIỆN HẦN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Văn Định

MÚA RỐI NƯỚC Ở THÁI BÌNH
TỪ KHI ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT (1975)
ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Văn hóa dân gian
Mã số: 9 22 90 41

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2018


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHA HỌC XÁC HỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Nghị

Phản biện 1: GS.TS. Lê Thị Hoài Phương
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm
Phản biện 3: PGS.TS. Đặng Hữu Tuyền

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201...



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Múa rối nước dân gian là một đặc sản của người Việt. Trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945, người ta thấy nó tồn tại dưới dạng
phường hội tại các tỉnh từ Nghệ An trở ra Bắc. Không phải tỉnh nào
cũng có múa rối nước, nghệ thuật này có mặt đáng kể ở tỉnh Hà Đông
cũ, Sơn Tây cũ, ngoại thành Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải
Phòng, đặc biệt tập trung ở hai tỉnh Thái Bình và Nam Định. Về múa
rối nước Thái Bình, hầu hết các tài liệu nghiên cứu mà tiêu biểu là
công trình của tác giả Nguyễn Huy Hồng chủ yếu mới khảo sát từ
1975 trở về trước. Ngoài ra, từ sau năm 1975 đặc biệt là từ sau năm
1986, văn hóa nghệ thuật nước nhà có nhiều biến chuyển lớn, thời cơ,
thuận lợi không ít và thách thức cũng không nhỏ. Trong bối cảnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quốc tế hóa hiện nay, nhiều loại
hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, múa rối nước đều
đứng trước khó khăn bởi lượng khán giả ngày càng có xu hướng
giảm. Để tồn tại, những người có trách nhiệm và các nghệ nhân phải
làm gì? Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu là Múa rối nước ở Thái Bình từ khi đất nước thống nhất (1975)
đến nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và lý giải sự chuyển biến, vận động của múa rối
nước Thái Bình dưới sự tác động của bối cảnh kinh tế, chính trị và

văn hóa từ sau khi đất nước thống nhất đến nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1


- Nhận diện múa rối nước ở Thái Bình từ 1975 trở về trước.
- Trình bày múa rối nước ở Thái Bình qua hai phường rối làng
Nguyễn và làng Đống từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay.
- So sánh múa rối nước Thái Bình giữa hai giai đoạn trước và
sau ngày đất nước thống nhất.
- Giải thích nguyên nhân của sự biến chuyển vượt bậc của múa
rối nước Thái Bình từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay.
- Bàn luận về sự tồn tại đa dạng của múa rối nước, suy nghĩ về
hướng đi của múa rối nước Thái Bình.
- Nhận thức thêm đối với các lý thuyết về mối quan hệ giữa
văn hóa dân gian và văn hóa bác học, về biến đổi văn hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi là múa rối nước
tỉnh Thái Bình từ khi thống nhất đất nước đến nay. Tuy nhiên, rối
nước Thái Bình không tồn tại một cách chung chung mà hiện diện
với tư cách là những phường rối, gắn bó với làng quê. Trước kia Thái
Bình có đến bảy phường rối, song trong vòng bảy chục năm nay chỉ
có hai phường còn hoạt động. Bởi vậy, về thực chất chúng tôi sẽ
nghiên cứu kỹ hai phường rối làng Nguyễn và làng Đống từ sau năm
1975. Để có điều kiện hiểu sâu hơn đối tượng, chúng tôi còn dành sự
quan tâm nhất định đối với rối nước Thái Bình trước năm 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Không gian nghiên cứu
Không gian nghiên cứu là những làng có phường rối ở tỉnh Thái

Bình, cụ thể ở đây là làng Nguyễn và làng Đống. Cả hai làng này nay
đều thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Trong quá trình nghiên
2


cứu, chúng tôi sẽ đề cập đến một số làng khác nhằm làm rõ hơn các
nhận xét về hai làng nói trên.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu nghiên cứu múa rối nước Thái Bình từ sau
khi đất nước thống nhất (30/4/1975) đến nay. Để so sánh, đối chiếu,
chúng tôi cũng quan tâm đến múa rối nước Thái Bình trước năm 1975.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Tên đề tài luận án có cụm từ “rối nước tỉnh Thái Bình”. Nhưng
rối nước tỉnh Thái Bình không tồn tại một cách chung chung mà tồn
tại với tư cách là những phường hội của một làng quê cụ thể. Như
vậy, ở đây có mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Chúng tôi
xem rối nước Thái Bình là cái chung và rối nước làng Nguyễn, rối
nước làng Đống là cái riêng. Rối nước Thái Bình chỉ tồn tại trong rối
nước các làng quê, được thể hiện ra thông qua các phường rối. Rối
nước làng Nguyễn hay rối nước làng Đống chỉ tồn tại trong mối liên
hệ dẫn tới cái chung, có nghĩa là từng phường tồn tại độc lập nhưng
không phải là hoàn toàn tách biệt, cô lập với những phường rối khác.
Ngoài ra, khi nghiên cứu các phường rối, chúng tôi luôn luôn
xem chúng là một hệ thống, đặt chúng trong bối cảnh của làng và bối
cảnh rộng hơn là châu thổ Bắc Bộ; nhìn chúng trong sự vận động để
lý giải sự biến đổi, sự xuất hiện yếu tố mới, sự vắng bóng yếu tố cũ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận án, chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau: tập hợp tài liệu thứ cấp; điền dã, khảo sát,

phỏng vấn; phân tích và tổng hợp; so sánh. Các phương pháp này có
tác dụng hỗ trợ lẫn nhau và chúng tôi thường sử dụng xen kẽ.
3


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Trình bày một cách có hệ thống về múa rối nước Thái Bình
từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay; sau khi so sánh nó với múa
rối nước Thái Bình trước năm 1975, khẳng định sự chuyển biến vượt
bậc của nó.
- Lý giải sự chuyển biến vượt bậc của múa rối nước Thái Bình
từ sau khi đất nước thống nhất đến nay.
- Từ sự đa dạng của múa rối nước hiện nay, góp bàn về hướng
đi của múa rối nước Thái Bình.
- Khẳng định sự đúng đắn của các lý thuyết vận dụng, bàn
thêm về một số khía cạnh cụ thể trong các lý thuyết đó.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần vào việc làm rõ thêm mối quan hệ giữa văn hóa
dân gian và văn hóa bác học.
- Bàn cụ thể về lý thuyết biến đổi văn hóa ở cấp độ vi mô, nếu
xem sự biến đổi văn hóa tộc người là cấp vĩ mô.
- Làm rõ vai trò qua lại giữa các thành tố trong một hệ thống
với toàn bộ hệ thống, sự tương tác giữa các yếu tố trong một hệ thống
và tác động của những yếu tố ngoài hệ thống đối với hệ thống.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho
các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí, các cấp có thẩm quyền trong
việc bảo tồn văn hóa truyền thống, nhìn nhận, đánh giá đúng những
chuyển động văn hóa đang diễn ra.

- Bản luận án sẽ góp phần vào nhận thức của nhân dân ta nói
chung, của các thế hệ trẻ nói riêng trên con đường tìm hiểu nghệ
4


thuật truyền thống dân tộc.
7. Cơ cấu của luận án
Trong phần chính văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu
tham khảo, phụ lục, luận án được trình bày theo bốn chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý thuyết vận
dụng, địa bàn nghiên cứu;
Chương 2: Múa rối nước Thái Bình trước khi đất nước thống
nhất trong bối cảnh múa rối nước châu thổ Bắc Bộ;
Chương 3: Sự chuyển biến của múa rối nước Thái Bình từ sau
khi đất nước thống nhất (1975) đến nay;
Chương 4: Lý giải và bàn luận từ thực tế múa rối nước Thái
Bình nói riêng, múa rối nước châu thổ Bắc Bộ nói chung.
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
LÝ THUYẾT VẬN DỤNG, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Về việc nghiên cứu múa rối nước ở nước ta nói chung
Sau khi trình bày các công trình của Nguyễn Huy Hồng, Tô
Sanh, Hoàng Kim Dung, Nguyễn Thành Nhân, Lý Khắc Cung,
Hoàng Chương, Vũ Tú Quỳnh, Lê Thị Thu Hiền,… chúng tôi cho
rằng, cuốn sách Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam (1974) của
Nguyễn Huy Hồng và cuốn sách Nghệ thuật múa rối nước (1976) của
Tô Sanh có giá trị hơn cả. Từ năm 1995 trở lại đây có nhiều bài của
tác giả nước ngoài như Contreras Gloria, Robert Horwitt, Valerie
Hill, Thesdore Bale, Kathy Foliy,...viết về múa rối nước Việt Nam.
Đây chưa phải là những nghiên cứu chuyên sâu. Đáng kể nhất là bản

luận án tiến sĩ về múa rối nước Việt Nam, công bố năm 1996 của
5


Margot A.Jones.
1.1.2. Về việc nghiên cứu về múa rối nước Thái Bình
Sau khi đề cập đến những cuốn sách chỉ dành một phần viết về
múa rối nước Thái Bình, chúng tôi khẳng định Nghệ thuật múa rối
nước Thái Bình (1977) của Nguyễn Huy Hồng là chuyên khảo đầu
tiên về múa rối nước Thái Bình. Ngoài việc miêu thuật khá kỹ về sân
khấu, buồng trò, quân rối, máy điều khiển, nghệ nhân, phường hội,
nhân vật Tễu, cách thức biểu diễn, văn học, âm nhạc, giới thiệu rối
nước làng Nguyễn và rối nước làng Đống, tác giả còn viết về phường
rối nước làng Tuộc. Sau cuốn sách này, về múa rối nước Thái Bình,
đến nay đã có hai bản luận văn thạc sĩ đề cập đến.
Những công trình, những bài viết, những trang sách của các tác
giả đi trước đều là những thành quả lao động cần được trân trọng.
Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu, chưa có công trình nào tập trung
viết về múa rối nước Thái Bình từ sau năm 1975 đến nay.
1.2. Lý thuyết vận dụng
Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, chúng tôi vận dụng
hai lý thuyết. Đó là lý thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa dân gian
và văn hóa bác học; lý thuyết về biến đổi văn hóa. Trong lý thuyết
đầu, chúng tôi nhận thấy các cụm từ “văn hóa bác học”, “văn hóa
chuyên nghiệp”, “văn hóa cao nhã” (mà Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII của Đảng gọi chung là văn hóa bác học) được dùng để chỉ
những đối tượng cụ thể ở những thời gian khác nhau, đều có chung
một nghĩa là nhằm để chỉ dòng văn hóa không phải dân gian.
1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Tổng quan về tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh ở châu thổ sông Hồng, được thành lập từ
6


năm 1890. Diện tích hiện nay là 1543,9km2 gồm 1 thành phố và 7
huyện. Dân số năm 2006 là 1.860.387 người. Đất đai Thái Bình có
vùng hình thành sớm, có vùng hình thành muộn. Cho đến nay gần
90% dân số vẫn sống ở Thái Bình làm nghề nông. Người Thái Bình
có truyền thống thích ứng trước thiên tai, lụt bão và chiến đấu chống
giặc giã. Môi trường sống và quá trình ứng xử với môi trường đó
không chỉ tạo nên tính cộng đồng, cộng cảm, cộng mệnh mà còn làm
cho cư dân Thái Bình sớm hình thành và định hình truyền thống bất
khuất, sáng tạo, nhạy cảm với những biến động của lịch sử. Thái
Bình cũng là đất học mà tiêu biểu là nhà bác học Lê Quý Đôn ở thế
kỷ XVIII. Xưa kia Thái Bình có bảy phường rối. Từ bảy chục năm
nay chỉ còn hai phường rối ở làng Nguyễn và làng Đống hoạt động.
1.3.2. Tổng quan về làng Nguyễn
Làng Nguyên Xá với tên nôm là làng Nguyễn nằm giáp thị trấn
Đông Hưng, cách thành phố Thái Bình 12km, thuộc xã Nguyên Xá,
huyện Đông Hưng. Làng có đường quốc lộ 39A và quốc lộ 10 chạy
qua. Địa hình làng Nguyễn tương đối bằng phẳng, đất đai thuận lợi
cho việc trồng lúa. Ngoài ra, bà con còn trồng các loại cây ăn quả,
rau màu, còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao thả cá. Nếu chỉ làm
các nghề trên, do dân số quá đông, người làng Nguyễn sẽ không đủ
ăn. Bởi vậy, họ còn làm thêm những nghề khác và chạy chợ buôn
bán. Người làng Nguyễn làm ăn, buôn bán giỏi, có truyền thống đoàn
kết nội bộ khi đối phó với bên ngoài, đánh giặc giỏi và cũng rất tài
hoa. Nhắc đến làng Nguyễn là nhắc đến bánh cáy, kẹo lạc, gánh chèo
và phường rối nước.
1.3.3. Tổng quan về làng Đống

Làng Đống cách thành phố Thái Bình khoảng 10 km về phía
7


Đông, nằm sát quốc lộ 10 thuộc xã Đông Các, huyện Đông Hưng.
Làng Đống xưa, nay vẫn là một làng đa nghề ; xưa có nghề dệt vải,
dệt lụa, làm hàng mã,...; nay một số nghề truyền thống vẫn được bảo
tồn, phát triển như: mộc, xây, tạc tượng, sơn và chế biến nông sản...
Làng Đống nằm ven quốc lộ 10, là nơi có địa thế giao lưu thương
mại thuận lợi giữa thành phố Thái Bình và thành phố Hải Phòng.
Hiện nay, ngoài việc duy trì nghề trồng lúa đảm bảo lương thực cho
cuộc sống hằng ngày, người dân làng Đống vẫn đầu tư vào việc phát
triển các nghề thủ công, như nghề làm kính, nghề mộc. Làng Đống
còn là nơi hiếu học. Múa rối nước làng Đống có được bản sắc riêng
bên cạnh rối nước làng Nguyễn.
Tiểu kết chương 1
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người
Việt ở châu thổ Bắc Bộ. So với chèo sân đình, nó ít được nghiên cứu
hơn. Số sách chuyên viết về múa rối nước nói chung của nước ta còn
ít. Nhìn chung, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống về múa rối nước Thái Bình từ sau ngày đất nước thống nhất
đến nay. Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, nghiên cứu sinh
vận dụng lý thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn hóa
bác học; lý thuyết về biến đổi văn hóa. Thái Bình là một tỉnh ở châu
thổ sông Hồng, là một vùng đất đai trù phú với sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt, là nơi đất chật, người đông, là một tỉnh nông nghiệp từ
ngàn đời nay. Nói đến Thái Bình là nói đến văn hóa làng, trong đó
làng Nguyễn và làng Đống thuộc số những làng tiêu biểu. Đây là hai
làng đông đúc cư dân, ngoài nghề nông, họ còn làm thêm các nghề
phụ và rất năng động trong kinh doanh, buôn bán. Họ lại ở gần các

8


đường giao thông vì thế có điều kiện thuận lợi để giao lưu và tiếp thu
văn hóa của các cộng đồng khác. Đây là hai làng duy nhất của tỉnh
Thái Bình còn gìn giữ được nghề múa rối nước cổ truyền cho đến
ngày nay.
Chương 2: MÚA RỐI NƯỚC THÁI BÌNH
TRƯỚC KHI ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT
TRONG BỐI CẢNH MÚA RỐI NƯỚC CHÂU THỔ BẮC BỘ
2.1. Châu thổ Bắc Bộ và múa rối nước
2.1.1. Tổng quan về châu thổ Bắc Bộ
Sau khi trình bày về châu thổ Bắc Bộ và làng Việt nơi đây,
chúng tôi chú ý đến những hồ ao ở Hưng Yên, Hải Dương, Thái
Bình, Nam Định, Hà Nam và ngoại thành Hà Nội ngày nay. Đó là nơi
diễn ra các trò rối nước. Ở đó có buồng trò và sân khấu. Trên bờ là
những mô đất, những bậc xây, một số cây cổ thụ - những nơi người
xem tự phát “chiếm lĩnh” khi thưởng thức những trò rối.
2.1.2. Múa rối nước ở châu thổ Bắc Bộ
Theo địa giới hành chính hiện nay, trước ngày đất nước thống
nhất (1975), Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định
và Thái Bình đều có các phường múa rối. Ở đây, chúng tôi chỉ giới
thiệu múa rối nước ở các tỉnh, thành phố ngoài Thái Bình. Đó là các
phường rối Đào Thục, Phú Đa, Thạch Xá, Yên Thôn, Chàng Sơn, Tế
Tiêu, Đông Bình (Hà Nội); Đồng Ngư, Bùi Xá (Bắc Ninh), Bồ
Dương, Bùi Thượng, Lại Ốc, Thanh Hải (Hải Dương); Nam Chấn,
Nam Giang (Nam Định). Sau khi trình bày về các phường rối nước ở
châu thổ Bắc Bộ (trừ rối nước Thái Bình), chúng tôi rút ra những
điểm chung của chúng.
9



2.2. Múa rối nước Thái Bình trước khi đất nước thống nhất
(1975)
2.2.1. Sự thất truyền của nhiều phường rối nước
Đến năm 1954, các phường rối nước làng Tuộc, Nụ Phong, Kỳ
Hội đã thất truyền; trên đất Thái Bình chỉ còn rối nước ở làng
Nguyễn và làng Đống.
2.2.2. Múa rối nước làng Nguyễn
2.2.2.1. Múa rối nước làng Nguyễn trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945
Rối nước làng Nguyễn sở trường về máy dây, có nhiều nghệ
nhân nổi tiếng, thường mỗi người giỏi về một phương diện. Có người
có biệt tài về tạo tác quân rối. Có người nổi tiếng về việc nghĩ ra một
trò lạ và điều khiển con rối thực hiện trò này. Có người viết lời giáo
trò hay nhất. Nhiều trùm phường tài giỏi, mưu trí, bình tĩnh khi gặp
những biến cố, thử thách. Tuy tiết mục phong phú, có những trùm
phường nhiều kinh nghiệm, giàu uy tín, nhiều nghệ nhân tài giỏi, tuy
không ít lần nhận được tiền thưởng hậu hĩnh nhưng chưa bao giờ
phường rối coi việc diễn rối làm kế sinh nhai. Họ hoạt động vì yêu
nghề, vì muốn làm vui cho bản thân và đem cái vui đến cho những
người khác. Vả lại, số lần biểu diễn được nhận tiền thưởng hậu hĩnh
ít hơn rất nhiều so với số lần không có tiền thưởng.
2.2.2.2. Múa rối nước làng Nguyễn trong thời gian kháng
chiến chống Pháp
Cho đến trước ngày Cách mạng tháng Tám, hai phường Tây
trong và Tây ngoài tan rã, chỉ còn phường Bắc Lạng tồn tại đến năm
1951 thì tạm ngừng hoạt động. Giặc càn đi quét lại nhiều lần. Giặc
kéo đến, người làng Nguyễn tổ chức chiến đấu và trở thành làng
10



kháng chiến kiểu mẫu. Các nghệ nhân của phường rối như cụ Lục, cụ
Phong, cụ Cẩn, ông Thế,… trở thành những du kích gan dạ.
2.2.2.3. Múa rối nước làng Nguyễn trong thời gian 1955-1975
Sau khi hòa bình được lập lại, các nghệ nhân lại tiền đóng gạo
góp, mua gỗ sung đục quân, sắm sửa đạo cụ. Các nghệ nhân của
những ngày đầu khôi phục là cụ Nguyễn Bá Lục (trưởng phường), cụ
Nguyễn Hữu Ngữ (sinh năm 1929). Sau khi đổi tên thành đội rối
nước Nguyên Xá, các nghệ nhân đã tham gia Hội diễn nghệ thuật
toàn miền Bắc năm 1958, tham gia Liên hoan múa rối toàn miền Bắc
năm 1962. Sau khi được thành lập (1957), Đội múa rối chuyên
nghiệp trung ương đã đi thâm nhập thực tế để sưu tầm vốn cổ ở các
phường rối nước, trong đó có Nguyên Xá. Từ cuối những năm 50 cho
đến đầu những năm 70, bên cạnh các trò truyền thống, phường sáng
tác những tiết mục mới. Những thành viên đóng góp tích cực và có
hiệu quả là các ông Nguyễn Trọng Đường, Hoàng Duy Luyến,
Nguyễn Mộng Bòng, Nguyễn Bá Thắng.
2.2.3. Múa rối nước làng Đống
2.2.3.1. Múa rối nước làng Đống trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945
Cũng như nhiều phường rối khác, phường Đống có lúc thăng
lúc trầm. Chiến tranh, hỏa hoạn, lũ lụt đã tàn phá hết chứng cứ tài
liệu. Lần khôi phục sớm nhất mà người dân còn nhớ được là vào năm
1931. Cũng có tài liệu cho rằng thời điểm khôi phục đó là vào năm
1930. So với nhiều phường khác, phường Đống có những trò đặc sắc
về kỹ xảo, về nghệ thuật điều khiển như “Trò đu”, “Chém Tá rơi đầu,
Tá xách đầu chạy”, “Cá nhảy ra xa”, “Tào Tháo cắt tu phế bào (Tào
Tháo cắt râu quẳng áo)”, “Sư tử hí cầu”. Để điều khiển quân rối,
11



phường Đống dùng nhiều máy sào. Máy sào của họ khá tinh xảo.
Phường Đống còn có sáng tạo là làm thùng diễn rối thay cho ao hồ.
2.2.3.2. Múa rối nước làng Đống trong thời gian kháng chiến
chống Pháp
Có rất ít tài liệu viết về phường Đống trong thời gian này. Chỉ
biết rằng, có lần phường rối đã được điều lên Ngọc Động biểu diễn
phục vụ cho Đại hội khai thác văn nghệ cổ điển ở Liên khu 3.
2.2.3.3. Múa rối nước làng Đống trong thời gian 1955-1975
Sau ngày lập lại hòa bình ở miền Bắc, ngoài những trò truyền
thống, phường còn sáng tác thêm các trò mới, tạo tác quân rối mới.
Tháng 12 năm 1965, phường rối Đống được về Hà Nội biểu diễn
phục vụ khách quốc tế. Tháng 10 năm 1974, phường lại có dịp về Hà
Nội phục vụ đồng bào thủ đô. Năm 1975, số quân rối của phường
gồm có trên 100 con.
2.2.4. Cái chung và cái riêng của múa rối nước Thái Bình
Sau khi phân tích những điểm chung, chúng tôi phân tích cái
riêng của múa rối nước Thái Bình. Đó là múa rối nước làng Nguyễn
được xếp vào một trong số ba phường ra đời sớm nhất: Nguyễn
(Nguyên Xá), Rạch (Nam Chấn), Ra (Phú Đa). Riêng ở phường
Nguyễn, từ năm 1945 đã có nữ nghệ nhân Nguyễn Thị Gái tham gia.
Trong lúc tất cả các phường rối nước đều biểu diễn ở ao hồ, phường
Đống đã có sáng tạo dùng thùng gỗ. Rối nước Thái Bình nổi tiếng về
trình độ nghề nghiệp cao.
Tiểu kết chương 2
Châu thổ Bắc Bộ có lịch sử lâu đời, cư dân đông đúc, có truyền
thống canh tác lúa nước và nhiều nghề phụ, có truyền thống khoa cử
12



và luôn luôn cởi mở tiếp nhận các văn hóa ngoại nhập. Nơi đây cũng
là cái nôi của hàng chục phường múa rối nước. Trước cách mạng
tháng Tám năm 1945, Thái Bình có nhiều phường rối nước, sau năm
1954 chỉ còn hai phường Nguyên Xá (Nguyễn) và Đông Các (Đống).
Phường Nguyễn giỏi về máy dây, phường Đống giỏi về máy sào. So
với các phường rối nước khác ở châu thổ Bắc Bộ, múa rối nước Thái
Bình có nhiều điểm chung và cả những điểm riêng.
Chương 3: SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA MÚA RỐI NƯỚC
THÁI BÌNH TỪ SAU KHI ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT (1975)
ĐẾN NAY
3.1. Múa rối nước Thái Bình sau khi đất nước thống nhất
Trong 42 năm gần đây, ở Thái Bình vẫn chỉ có hai phường rối
nước là Nguyên Xá và Đông Các hoạt động.
3.1.1. Sự chuyển biến của phường rối nước làng Nguyễn
3.1.1.1. Phường rối nước làng Nguyễn trước năm 2000
Từ năm 1975 cho đến năm 1999, hoạt động của phường không
phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái. Đã có lúc trầm, thậm chí có nguy
cơ tan rã nhưng rồi lại được vực dậy. Trong hai năm 1984-1985, nội bộ
phường có những bất đồng nho nhỏ. Từ năm 1987 trở đi, phường
ngừng hoạt động. Cuối năm 1990, được sự hỗ trợ kinh phí của Sở Văn
hóa thông tin Thái Bình và sự quyết tâm của nghệ nhân, phường được
vực dậy và được kiện toàn. Từ tháng 3 năm 1991 cho đến năm 1999,
phường vững bước đi lên. Không chỉ biểu diễn tại làng, phường còn đi
biểu diễn một số nơi khác trong và ngoài tỉnh.
3.1.1.2. Phường rối nước làng Nguyễn từ năm 2000 đến nay
Trong các năm 2000-2003, với số kinh phí do Sở Văn hóa
13



thông tin cấp, do Quỹ Ford tài trợ, nhân dân và nghệ nhân làng
Nguyễn đã xây dựng hồ diễn rối 500m2, thủy đình. Phường còn tự túc
làm được một ngôi nhà để trưng bày quân rối và lưu giữ truyền thống
của phường. Công trình này được xây dựng trong khuôn viên của hồ
diễn rối. Sau 11 năm, cơ ngơi này xuống cấp nghiêm trọng, lại thêm
sự tàn phá của cơn bão số 1 năm 2016. Thật là kịp thời, trước đó,
tháng 2 năm 2016, UBND huyện Đông Hưng và UBND xã Nguyên
Xá đã đầu tư 450 triệu đồng. Nhờ vậy, bên cạnh nhà, kho xuống cấp
vừa nêu, là một ngôi nhà mái bằng khang trang, có phòng khách để
phường rối tiếp khách, có nơi trưng bày truyền thống của phường.
Mới đây nhất, đầu tháng 11 năm 2017, tỉnh Thái Bình cấp cho
Nguyên Xá, Đông Các, mỗi phường 90 triệu đồng để bổ sung, làm
mới quân rối. Năm 2002, Cục Nghệ thuật (Bộ Văn hóa) và Quỹ Ford
đào tạo cho làng Nguyễn 15 người tuổi đời từ 15 đến 25 về việc biểu
diễn rối nước. Trong số được đào tạo này, hiện nay có hai người theo
nghề ở những mức độ khác nhau. Trưởng phường hiện nay là ông
Nguyễn Đình Bảy. Ông có sáng kiến chống lún sân khấu, biết nhiều
trò, trong đó có trò “Ngũ phương” (còn gọi là trò “Sư chạy đàn”).
Hiện nay, ngoài vợ chồng ông, con trai và con gái ông đều là thành
viên của phường.
Trong khoảng 17 năm nay, ngoài việc diễn tại quê hương,
phường rối đã diễn tại thị xã Thái Bình (năm 2000); diễn tại Công
viên nước Hồ Tây, Hà Nội (tháng 5/2001); diễn tại Khu du lịch quốc
tế Tuần Châu, Quảng Ninh (năm 2002-2003); diễn tại Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam (từ năm 2002 đến nay). Năm 2006, 17 nghệ nhân
làng Nguyễn đã sang biểu diễn ở Đài Loan. Tại sao rối nước dân gian
ít có dịp ra nước ngoài biểu diễn? Thực ra, thay cho rối nước dân
14



gian, rối nước chuyên nghiệp đã ra nước ngoài biểu diễn nhiều lần.
Khoảng 16 năm gần đây, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã đóng
vai trò quan trọng trong việc đem rối nước dân gian đến với công
chúng thủ đô và khách du lịch trong, ngoài nước. Bắt đầu từ năm
2017, Công ty Long Link Việt Nam điều hành việc trình diễn rối
nước dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, sau khi đã ký kết
hợp đồng với Bảo tàng và các phường rối. Phường nào đảm bảo chất
lượng chuyên môn và có đủ số nghệ nhân cần thiết, công ty mới ký
hợp đồng. Trong số 18 phường, công ty chỉ ký hợp đồng với 11
phường. Các phường còn lại nếu khắc phục được các hạn chế, nhược
điểm, năm sau công ty sẽ khảo sát và sẽ ký hợp đồng nếu đạt yêu
cầu. Như vậy công ty đảm bảo sự cạnh tranh công bằng. Phường
Nguyên Xá được xếp thứ năm, chưa phải là phường xếp thứ nhất, thứ
nhì. Nếu thời gian trình diễn do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sắp
xếp từ năm 2016 trở về trước chỉ vào các ngày thứ bảy, chủ nhật thì
từ năm 2017, với sự điều phối của Công ty Long Link Việt Nam
ngày nào ở bảo tàng này cũng có diễn rối.
3.1.2. Sự chuyển biến của phường rối nước làng Đống
3.1.2.1. Phường rối nước làng Đống trước năm 1994
Từ năm 1976 đến năm 1981, phường có nguy cơ tan rã, con rối
bị thất lạc nhiều. Một số nghệ nhân khôi phục phường rối; mỗi người
trong phường góp 30 đồng, dựng lại trò “Cu Tý đánh Tây”. Từ năm
1986 đến năm 1993, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển
nền kinh tế thị trường, nhiều người làng Đống rời làng đi làm ăn xa,
phường rối nước gặp khó khăn về kinh phí nên hầu như không hoạt
động được.
3.1.2.2. Phường rối nước làng Đống từ năm 1994 đến nay
15



Năm 1994, phường rối lại được khôi phục. Từ năm 1995 đến
năm 2005, với sự hỗ trợ kinh phí của các quỹ quốc tế, của tỉnh,
phường đã xây dựng nhà thủy đình cố định, trang bị máy tăng âm và
hệ thống chiếu sáng. Về quân rối, năm 2007, phường lưu giữ khoảng
gần 100 quân, đều là những quân rối được tạo tác trong thời gian gần
đây. Năm 2014, phường có 127 quân rối các loại. Số nghệ nhân
thường khoảng 17 người, không có một ai là phụ nữ. Trước nguy cơ
các nghệ nhân già lần lượt ra đi, năm 2001, Quỹ Ford đã tài trợ kinh
phí để đào tạo 15 nghệ nhân trẻ. Hiện nay có hai nghệ nhân còn tham
gia biểu diễn là những người được quỹ này đào tạo.
Thu nhập của nghề rối không đem lại sự sung túc. Trước kia đã
vậy, và hiện nay cũng như vậy. Trong các năm 2014-2015, một đại
gia vốn là người địa phương hiện sinh sống ở miền Nam đã đầu tư
nhiều tỉ đồng để đón phường rối vào Phú Quốc biểu diễn liên tục
hằng ngày như một đội rối chuyên nghiệp. Sau một thời gian dài xa
quê, các nghệ nhân lại trở về với làng quê Thái Bình bởi ít người
xem. So với phường Nguyên Xá, rối nước Đông Các ít có dịp trình
diễn ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
3.1.3. Sự chuyển biến của múa rối nước Thái Bình trong bối
cảnh chung của múa rối nước châu thổ Bắc Bộ
Sau năm 1975, đặc biệt là sau khi nhà nước ta bắt đầu quá trình
đổi mới (tháng 12 năm 1986) hai phường múa rối nước Nguyên Xá
và Đông Các ở Thái Bình có những chuyển biến vượt bậc do đường
lối và chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước, do kinh tế phát
triển, do sự đầu tư của các quỹ nước ngoài,… Những yếu tố thuận lợi
này không chỉ đem đến sự chuyển biến vượt bậc đối với múa rối
nước Thái Bình, mà còn tác động rất tích cực đến đối với nhiều
16



phường múa rối nước khác ở châu thổ Bắc Bộ. Quỹ Ford phối hợp
với Cục Nghệ thuật của Bộ Văn hóa đào tạo nghệ nhân trẻ cho ba
phường ở Hải Dương và một phường ở Hải Phòng. Quỹ này đầu tư
kinh phí cho các phường Đào Thục, Chàng Sơn xây dựng thủy đình
vào các năm 2001, 2004. Tỉnh Hải Dương đầu tư kinh phí cho
phường Hồng Phong cải tạo, nâng cấp khu vực biểu diễn. Huyện
Đông Anh (Hà Nội) cấp kinh phí cho phường Đào Thục để xây dựng
khán đài có mái che,… Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tạo điều
kiện cho nhiều phường rối dân gian đến biểu diễn. Chàng Sơn, Đào
Thục, Tế Tiêu (Hà Nội); Đồng Ngư (Bắc Ninh); Hồng Phong, Thanh
Hải, Bùi Thượng (Hải Dương); Nam Chấn, Nam Giang (Nam
Định);… Không chỉ ở Nguyên Xá, Đông Các mới có khách quốc tế
đến xem. Ở các phường khác cũng vậy. Thí dụ, Đào Thục có nhiều
hợp đồng biểu diễn cho khách du lịch, mỗi tháng phường có ít nhất
10 xuất diễn ngay tại làng. Vào những tháng cao điểm, phường diễn
đủ 30 ngày, thậm chí còn chia làm hai đội để vừa diễn tại làng, vừa
diễn lưu động. Không chỉ ở Nguyên Xá có sự gia nhập ngày càng
đáng kể các nghệ nhân nữ, ở phường Nghĩa Hưng, Đào Thục cũng
vậy. Tất nhiên, việc kết nạp nữ của phường Nguyễn không phải là
độc nhất vô nhị.
Trong nền cảnh kinh tế, chính trị, xã hội và sự chuyển biến
chung, rối nước Thái Bình vẫn bộc lộ nét riêng. Đó là việc Nguyên
Xá sáng tạo, chủ động trong việc làm thủy đình là Nguyên Xá và
Đông Các thường đứng đầu các phường rối giỏi nghề.

17


3.2. So sánh hai giai đoạn múa rối nước Thái Bình từ trước
và sau năm 1975

3.2.1. Sự giống nhau
Trong cả hai giai đoạn, múa rối nước đều tồn tại ở trạng thái
không liên tục. Sự tổ chức và vận hành của rối nước cả hai giai đoạn
đều cho thấy vai trò của gia đình và dòng họ. Trong quá trình tồn tại,
rối nước ở cả hai giai đoạn đều phải sáng tạo thêm những tiết mục
mới, tích trò mới bên cạnh việc tiếp tục trình diễn những tiết mục cổ
truyền đặc sắc. Các phường rối không chỉ mua vui, gây sự hứng thú
cho người xem mà còn chú ý đến tính giáo huấn. Ở cả hai giai đoạn
đều nổi bật nên vai trò của một số cá nhân. Chính những người này
làm cho phường rối nổi đình đám, vực dậy khi phường lâm vào tình
trạng tan rã, đóng góp những trò hay, bí quyết tạo nên nét riêng của
mỗi phường. Trong cả hai giai đoạn, các phường rối đều nhận được
sự quan tâm của chính quyền.
3.2.2. Sự khác nhau
So với giai đoạn trước năm 1975, giai đoạn sau năm 1975 múa
rối nước Thái Bình được đầu tư vượt bậc về tài chính và nhận được
sự ghi nhận xứng đáng hơn trước rất nhiều. Cũng chỉ ở giai đoạn sau
năm 1975, yếu tố quốc tế đã nổi lên hết sức ấn tượng khi chúng ta
quan sát hai phường rối nước Thái Bình. Múa rối nước Thái Bình sau
năm 1975, càng ngày càng được quảng bá rộng hơn, sâu sắc hơn. Ở
giai đoạn sau năm 1975, tính bí truyền ngày một giảm, nhiều bí mật
của rối nước Thái Bình được khám phá. Vai trò của phụ nữ ngày
càng được khẳng định trong các phường rối.
3.2.3. Nhận xét
Trước Cách mạng tháng Tám, nghệ nhân phường Nguyễn tự
18


tạo tác được quân rối, sau năm 1975, họ phải thuê người nơi khác
làm hoặc đi mua của phường khác. Về điểm này, đây là một bước

thụt lùi. Song xét về tổng thể từ cơ sở vật chất đến số lần biểu diễn,
địa điểm lưu diễn, số lượng khách quốc tế và nội địa, sự nổi tiếng của
phường, sự hỗ trợ ngày càng đắc lực của các phương tiện kỹ thuật, sự
tự quảng bá thương hiệu, tất cả các yếu tố này của rối nước Thái Bình
từ sau năm 1975 đến năm 2016 đều vượt trội, hơn hẳn so với rối
nước Thái Bình giai đoạn trước năm 1975. Nhìn chung, sau năm
1975 trở đi, múa rối nước Thái Bình thay đổi nhanh chóng và có
bước phát triển vượt bậc so với thời gian trước năm 1975.
Tiểu kết chương 3
Trong khoảng 42 năm gần đây (1975-2017), phường rối
Nguyễn và phường rối Đống làm nên bộ mặt của múa rối nước dân
gian Thái Bình. Trong bối cảnh đất nước thống nhất và nhìn chung
được hoạt động trong thời bình, các phường đều có những lúc thăng
trầm, song nhìn chung họ đã khắc phục khó khăn và có bước phát
triển hơn trước. Tuy có những bước chuyển rất rõ rệt và những thành
tựu đáng khích lệ, song múa rối nước Thái Bình (nhất là phường
Đông Các) nói riêng, múa rối nước châu thổ Bắc Bộ nói chung vẫn
cần phải vượt qua những thách thức, những khó khăn đang đặt ra.

19


Chương 4: LÝ GIẢI VÀ BÀN LUẬN TỪ THỰC TẾ
MÚA RỐI NƯỚC THÁI BÌNH NÓI RIÊNG,
MÚA RỐI NƯỚC CHÂU THỔ BẮC BỘ NÓI CHUNG
4.1. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi, phát triển của múa
rối nước Thái Bình từ sau khi đất nước thống nhất (1975) đến nay
Ở tiểu mục này, chúng tôi phân tích ba nguyên nhân. Đó là
đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước. Đó là vai trò của
hội nhập quốc tế. Đó là kinh tế phát triển và lòng yêu nghề, sự năng

động, ý thức công dân của nghệ nhân.
4.2. Sự tồn tại đa dạng của múa rối nước và tương lai của
múa rối nước Thái Bình
Ở nước ta hiện nay có ba loại múa rối nước sau đây:
1) Múa rối nước chuyên nghiệp ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh,…
2) Múa rối nước dân gian, tồn tại dưới dạng phường rối như
phường Nguyễn, Đống (Thái Bình), Nam Chấn (Nam Định), Phú Đa,
Chàng Sơn, Đào Thục (Hà Nội),…
3) Múa rối nước mini của nghệ nhân Phan Thanh Liêm (Hà Nội).
Múa rối nước chuyên nghiệp ở Hà Nội thường xuyên có khán
giả, trong đó chiếm đại đa số là khách du lịch, trong số khách du lịch
đa số là khách nước ngoài. Múa rối nước mini của Phan Thanh Liêm
tuy không có cái hấp dẫn trong việc gây bất ngờ cho người xem về
cách điều khiển quân rối, nhưng có ưu thế gọn nhẹ, có thể vào tận
phòng bệnh biểu diễn cho bệnh nhân. Từ năm 2012, nghệ nhân bắt
đầu biểu diễn tại nhà, mỗi ngày ba ca cho những nhóm khách quốc
tế. Gia đình nghệ nhân có thu nhập tốt do nghề này đem lại. Các
20


phường rối dân gian, trong đó có rối nước Thái Bình, nếu chỉ diễn ở
địa phương thường không quá 10 lần/1 năm. Các nghệ nhân cao niên
và trung niên rất yêu nghề, có thể chịu đựng được gian khổ. Nhiều
người mất đi đem theo cả vốn quý. Hiện nay, cả nước chỉ có nghệ
nhân Nguyễn Hữu Ngữ (sinh năm 1929, phường Nguyên Xá) nắm
được trò “Rồng leo cột đình”. Thanh niên không hiểu kỹ về nghề, ít
có lòng say mê. Thu nhập và quang vinh của nghề rối không đủ sức
hấp dẫn họ bằng thu nhập của những nghề khác. Nếu giữ rối dân gian
thì cần phải lưu giữ cả bối cảnh, trong khi đó nông thôn Việt Nam

đổi thay đến chóng mặt. Ngay cả đối với những người còn làm nghề
nông, dần dần máy móc, tự động hóa cũng thay thế lao động thủ
công. Cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,… dần dần sẽ đi vào dĩ
vãng. Để có thu nhập, các phường rối phải có khán giả. Hiếm có
phường nào có điều kiện thuận lợi để có thể diễn được 100 ngày/năm
như phường Đào Thục. Vì vậy, nhà nước cần kịp thời hỗ trợ, thậm
chí bao cấp cho một số ít phường như nước Nhật đã bao cấp để gìn
giữ sân khấu nô.
4.3. Từ thực tế múa rối nước Thái Bình nói riêng, múa rối
nước châu thổ Bắc Bộ nói chung, bàn luận về các lý thuyết vận dụng
Lý thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác
học, chuyên nghiệp cho thấy ở nước ta có một ngoại lệ khi văn học viết
(thành văn) hình thành từ tác động của văn học thành văn nước ngoài,
không phải trên nền tảng dân gian. Thực tế mối quan hệ giữa múa rối
chuyên nghiệp và rối nước dân gian (trong đó có rối nước Thái Bình)
là một thí dụ nữa bổ sung cho điều ngoại lệ ấy. Trong lý thuyết về biến
đổi văn hóa, các tác giả đi trước có nhiều đúc kết ở tầm vĩ mô, còn ở
tầm vi mô nên bổ sung thêm một vài khía cạnh.
21


Tiểu kết chương 4
Từ sau năm 1975, đặc biệt là từ cuối năm 1986 (thời điểm bắt
đầu của quá trình đổi mới đất nước) đến nay, múa rối nước Thái Bình
có những thay đổi to lớn, nhìn chung là theo chiều hướng tích cực.
Sở dĩ có được kết quả đó là nhờ nhiều yếu tố tác động. Trong sự tồn
tại đa dạng hiện nay, hai phường rối nước Thái Bình về cơ bản vẫn
mang những đặc trưng của văn hóa, văn nghệ dân gian, thu nhập từ
nghề rối không đáng kể so với những thu nhập khác của nghệ nhân.
Hiện tại, múa rối nước Thái Bình không có điều kiện thuận lợi để

phục vụ khách du lịch như múa rối nước Đào Thục (Hà Nội), cần có
sự hỗ trợ của Nhà nước và các mạnh thường quân để rối Nguyễn và
rối Đống không bị mai một. Trong quá trình vận dụng lý thuyết về
mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học, lý thuyết về
biến đổi văn hóa nghiên cứu sinh nhận thấy tính đúng đắn của các lý
thuyết này và có bàn bạc thêm một vài khía cạnh.
KẾT LUẬN
1. Châu thổ Bắc Bộ, đặc biệt là châu thổ sông Hồng là nơi đất
đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và đời sống
của con người. Chính vì vậy, nơi đây đã tồn tại sớm và lâu dài những
làng Việc cư dân đông đúc, đất chật người đông, nghề nông phát
triển. Bên cạnh nghề nông, cư dân nơi đây còn làm các nghề phụ như
đan lát, mộc, nghề buôn bán nhỏ,... Một cư dân như vậy tất nhiên là
chủ nhân của nhiều tài sản văn hóa, văn nghệ phong phú, đặc sắc,
trong đó có chèo sân đình và múa rối nước. Khác với chèo sân đình,
22


múa rối nước cần có ao làng, ao chùa, là nghệ thuật tạo tác quân rối
và kỹ thuật điều khiển quân rối đem đến cho người xem trong các dịp
hội hè đình đám những trò lạ, độc đáo, phản ánh đời sống cư dân
nông nghiệp. Múa rối nước tồn tại ở các phường rối tại làng quê.
Thái Bình, là một trong số tỉnh có các phường rối nổi tiếng với những
trò hay được các nghệ nhân của Bắc Bộ thừa nhận.
2. Từ chỗ có bảy phường rối, đến sau năm 1954, Thái Bình chỉ
còn phường rối làng Nguyễn (Nguyên Xá) và làng Đống (Đông Các)
hoạt động. Tuy là hai phường rối ở cạnh nhau, nhưng rối Nguyễn và
rối Đống đã tạo nên những cái riêng độc đáo. Phường rối Nguyễn
giỏi về máy dây có sử dụng pháo, là ngọn cờ đầu trong các phường
rối ở châu thổ Bắc Bộ. Phường Đống nổi tiếng với máy sào, có sáng

kiến làm bể nhân tạo thay hồ nước, có những trò độc đáo không đâu
làm được, và không sử dụng pháo. Từ trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945 đến năm 1975, nghệ nhân múa rối nước Thái Bình hầu hết
là những người nông dân. Nghề rối là nghề nghiệp dư, chưa bao giờ
là nghề kiếm sống chính của họ.
3. Sau năm 1975, đặc biệt là từ khi bắt đầu đổi mới đến nay,
đường lối đúng đắn của Đảng, chính sách thông thoáng, cởi mở và sự
đầu tư kinh phí đáng kể của nhà nước và chính quyền địa phương, sự
tài trợ hiệu quả của các tổ chức quốc tế, sự gia tăng theo cấp số
nhân của khách du lịch quốc tế, kinh tế đất nước đi lên, sự năng
động, yêu nghề của các nghệ nhân là các nhân tố tạo nên sự thay đổi
vượt bậc của các phường rối ở Bắc Bộ, trong đó tiêu biểu là hai
phường rối Nguyễn và rối Đống. Thủy đình được đầu xây dựng cố
định trên hồ nước có bậc ngồi xem trên bờ, diễn viên trẻ được đào
tạo, số lần biểu diễn tăng hơn trước, địa điểm phục vụ được mở rộng,
23


×