Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

sáng kiến kinh nghiệm tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn ứng cử và việc chọn vấn đề tồn đọng, phức tạp, kéo dài để giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.95 KB, 13 trang )

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ HĐND TỈNH CÀ MAU

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

VĂN PHÒNG

BÁO CÁO
NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN

- Họ và tên: Trương Minh Hoàng.
- Đơn vị công tác: Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau.
1. Tên sáng kiến: Tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn ứng cử và việc chọn vấn đề tồn đọng, phức
tạp, kéo dài để giải quyết.
2. Sự cần thiết:
Tại Điều 97 Hiến pháp 1992 được sửa đổi năm 2013 tại Khoản 1, Điều 79 quy định: Đại
biểu Quốc hội (ĐBQH) “là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu ra
mình và của nhân dân cả nước” nhưng từ trước đến nay chưa ĐBQH nào trong cả nước tổ chức
tiếp xúc cử tri (TXCT) ngoài đơn vị bầu ra mình vì vậy: việc triển khai tiếp xúc cử tri không chỉ nơi
bầu ra đại biểu mà còn tiếp xúc cử tri ngoài đơn vị ĐBQH ứng cử để trở thành thường xuyên hơn
theo luật định, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa đại biểu dân cử và cử tri, nhằm vào việc thực
hiện cho được hiến định “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhân dân thực hiện quyền lực
nhà nước bằng nhiều hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và
thông qua các cơ quan của nhà nước”.
Trong thực tế ở mỗi địa phương trên cả nước đều có những vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo
dài ở tỉnh Cà Mau cũng không ngoại lệ, vì vậy rất cần sự cộng đồng trách nhiệm của mỗi lãnh đạo
có trọng trách trong tỉnh, từng cương vị tham gia tác động đến Bộ, ngành Trung ương để sớm giải


quyết. Điều đó không chỉ là sự mong đợi, kỳ vọng của tập thể lãnh đạo mà còn là sự kỳ vọng lớn
của nhân dân; vừa chất vấn, vừa thuyết phục lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương dành thơi gian để giải


quyết cụ thể một số vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài của địa phương điều đó cũng để nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, góp phần bảo đảm cho Hiến pháp, Luật, Nghị quyết
của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQT được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Để làm tròn trọng trách của mình mỗi đại biểu Quốc hội sử dụng các hình thức,
cách thức tiến hành cũng như phương tiện, công cụ của mình để tìm hiểu xem chính sách,
pháp luật do Quốc hội ban hành được thực thi như thế nào và các cơ quan Nhà nước thực
hiện các chức năng luật định ra sao qua nhiều kênh thông tin, mà đặc biệt là sự phản ánh
chân tình, trách nhiệm, tâm huyết của cử tri. Trên cơ sở đó mà bảo vệ lợi ích công và lợi
ích của cử tri. Việc tiến hành TXCT, cũng như chất vấn là một trong chuỗi công việc thực
hiện chức trách nhiệm vụ cũng như chức năng của Quốc hội, HĐND và mỗi đại biểu dân
cử phải thể hiện bản lĩnh làm tròn trọng trách của mình.
Trên thực tế tỉnh Cà Mau nói riêng, toàn quốc nói chung từ trước tới nay việc thực
hiện TXCT chủ yếu được diễn ra trước và sau kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân cũng
như chất vấn được thực hiện khá tích cực; tuy nhiên, việc đa dạng hóa các hình thức
TXCT, việc phối hợp cùng đại biểu Hội đồng nhân dân TXCT trên địa bàn tỉnh nói chung,
đại biểu Quốc hội ứng cử ngoài đơn vị tỉnh nói riêng cũng như việc mà một đại biểu tại
mỗi kỳ họp Quốc hội để chọn đúng vấn đề tồn đọng kéo dài của địa phương trực tiếp đăng
ký bàn phương pháp với Bộ, ngành Trung ương tìm ra hướng giải pháp tốt nhất, cũng như
việc đeo bám chất vấn, truy vấn đến cùng vừa thuyết phục lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương
vừa dành thời gian để giải quyết cụ thể một số công việc tồn đọng, kéo dài ở địa phương.
Đây là một cố gắng lớn không phải ĐBQH nào cũng làm được.
Thực tế trong nhiều nội dung thực thi nhiệm vụ của một số cơ quan, cá nhân được
phân công chưa đi sâu, đầy đủ bản chất của chất vấn để làm được, chưa làm được; những
yếu tố, nguyên nhân khách quan, chủ quan… Những vấn đề đó qua mỗi cuộc TXCT không
dưới 10 lượt ý kiến ẩn chứa bức xúc, trăn trở về nguyện vọng chính đáng của cử tri… mà
cần chất vấn kiến nghị làm rõ; có giải pháp làm sáng tỏa vấn đề để thực hiện hướng đi hiệu

quả, cùng xây dựng quê hương đất nước tốt hơn, đảm bảo pháp luật, các chính sách, nghị
quyết được đi vào cuộc sống.
2


3. Nội dung mô tả sáng kiến
3.1. Về việc tiếp xúc cử tri:
- Bố trí TXCT ngoài địa bàn ứng cử, TXCT theo nhóm chuyên đề, theo giới, ngành
ở thời điểm trước và sau kỳ họp cũng như giữa hai kỳ họp Quốc hội ở đơn vị trong tỉnh
ĐBQH ứng cử nói chung; ngoài đơn vị tỉnh ĐBQH nói riêng cụ thể:
+ Trong năm 2013 bố trí 03 cuộc TXCT ngoài đơn vị tỉnh ĐBQH ứng cử và duy trì
mỗi năm gần 10 cuộc TXCT theo nhóm chuyên đề, theo giới. Để làm được điều đó bản
thân đã chủ dộng lập kế hoạch nêu trọng tâm yêu cầu đối tượng cần tiếp xúc; sau đó làm
việc trực tiếp với Mặt trân Tổ quốc huyện, xã (nếu cử tri địa bàn dân cư); làm việc trực
tiếp với cấp ủy, thủ trưởng đơn vị, chủ tịch công đoàn của cơ quan, đơn vị (nếu đối tượng
đó là công chức, viên chức, văn nghệ sĩ, sinh viên…)
+ Phối hợp giữa ĐBQH ứng cử trong tỉnh, ngoài tỉnh tổ chức TXCT hoặc trực tiếp
đi ra ngoài tỉnh để TXCT để lắng nghe ý kiến tâm tư nguyện vọng của một số đối tượng cử
tri tại địa phương ĐBQH không có, hoặc có mà ít, còn đơn lẽ cụ thể một số ĐBQH sống
vùng núi đến vùng sông nước TXCT; ĐBQH sống trong vùng không đông đồng bào dân
tộc thiểu số, không có khoán sản, thủy điện… không có trường đại học, cần đi đến những
vùng có đông đối tượng trên để tiếp xúc, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị cử tri,
có như vậy người ĐBQH mới thật sự làm tròn hết trọng trách của mình không chỉ ở đơn vị
bầu ra mình mà còn đối với cử tri cả nước.
- Các bước tiến hành tạo sự thuận lợi cho đông đảo cử tri tham gia, tránh hạn chế đã
qua tiếp xúc cử tri “đại diện”; cử tri “truyền thống” Cụ thể là phối hợp với cơ sở, cơ quan,
đơn vị, đại biểu đến trực tiếp nơi bố trí cho cử tri đến dự thuận lợi.
- Tiếp xúc cử tri cụm dân cư, đi trực tiếp xuống địa bàn vùng sâu, vùng khó khăn
ven biển “theo cuộc hẹn”, đối tượng và con cử tri có cùng hoàn cảnh khó khăn, bà con tiểu
thương, nghề biển, giới nữ, văn nghệ sĩ, y bác sĩ, sinh viên, thủ lĩnh thành niên, bệnh nhân

phong…

3


- Tiếp xúc cử tri kết hợp giữa đại biểu Quốc hội với đại HĐND cùng một thời điểm:
thông thường kết thúc sau kỳ họp Quốc hội, kỳ họp HĐND tỉnh trùng vào một thời điểm.
Nếu bố trí sau kỳ họp Quốc hội một thời gian nhất định (còn thời gian Luật cho phép); sau
kỳ họp HĐND cấp tỉnh khẩn trương tổ chức TXCT ngay; đã tiến hành được 5 đợt phối
hợp, thực tế đã giảm bớt được số lượng cán bộ, lãnh đạo Sở, ngành, huyện, cơ sở phải
phân công tham gia TXCT nếu bố trí nhiều thì thường phân công không đúng thành phần
gặp khó khăn trong giải thích những kiến nghị, đề xuất của cử tri tại buổi TXCT.
- Phối hợp giữa đại biểu Quốc hội cùng đại biểu HĐND tỉnh (tổ đại biểu HĐND
tỉnh) tiếp xúc gặp gỡ cử tri ngành trước và sau kỳ họp cũng như chuyên đề, cụm dân cư,
giảm bớt cuộc TXCT ở cùng một đơn vị. Được nhiều lãnh đạo sở, ngành, nhiều cấp cùng
tham gia, nhiều kiến nghị của cử tri cũng được giải đáp thỏa đáng tại buổi tiếp xúc, giảm
được kinh phí.
3.2. Chọn vấn đề tồn động, phức tạp, kéo dài ở địa phương để chất vấn-Truy vấn,
kiến nghị thuyết phục giải quyết:
- Tại các kỳ họp Quốc hội khóa XIII tôi chọn một số vụ việc phức tạp, khó khăn kéo
dài tại địa phương, tôi gửi văn bản đăng ký làm việc hoặc chất vấn. Đã được chấp thuận
của Bộ, ngành Trung ương bố trí giải quyết; chuyển biến tích cực; cụ thể tại kỳ họp thứ
Năm, trước khi khai mạc kỳ họp, tôi đã làm việc một số ngành tỉnh chọn gần một chục vụ
việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài của tỉnh, trực tiếp đạt vấn đề với Chánh án Tòa án nhân
dân Tối cao, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp và một số Bộ, ngành Trung ương. Qua đó, ngay trong
kỳ họp đã được Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp và một số Bộ, ngành
Trung ương mời giải quyết; sau đó cử Đoàn trực tiếp xuống Cà Mau khảo sát thu thập
thông tin, bàn biện pháp giải quyết. Đến nay nhiều vụ việc đã có kết luận; đặc biệt có việc
được trực tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì giải quyết, kết luận và nhiều việc được
Tòa án nhân dân Tố cao giải quyết cuối cùng.

- Thực tế tại mỗi kỳ họp của Quốc hội có trung bình 03 câu chất vấn bằng văn bản
và 02 câu chất vấn trực tiếp tại hội trường. Riêng kỳ họp thứ Sáu đã chất vấn 10 câu đến
các thành viên của Chính phủ.
4


- Tham dự chương trình họp trực tuyến, truyền hình phát thanh trực tiếp của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội ở 03 phiên tôi có 03 câu chất vấn bằng văn bản và 05 câu chất vấn
trực tiếp đối với Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Y tế, Thống đốc Ngân hàng,
Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
- Tham dự một số phiên giải trình của Ủy ban của Quốc hội: Ủy ban Quốc phòng an ninh, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Tôi đã chất vấn Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng về biển, đảo, biên giới biển, ngư dân trên biển và 02 câu chất vấn
bằng văn bản. Tất cả những câu chất vấn – truy chất vấn của tôi đều bám sát trọng tâm,
yêu cầu nội dung chương trình đặt ra, đặc biệt là những vấn đề bức xúc, nỗi cộm trong xã
hội nói chung, của địa bàn nói riêng.
4. Phạm vi áp dụng:
- Đã được Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mời báo cáo tham luận
trong hội nghị toàn quốc về “Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân
nguyện” được tổ chức tại 02 khu vực tỉnh Nghệ An và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, về “kinh
nghiệm tổ chức TXCT ngoài địa bàn đại biểu ứng cử”. Được báo cáo về kinh nghiệm “kỹ
năng TXCT của đại biểu dân cử” tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về nội dung chọn vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài để giải quyết sẽ được áp
dụng, tham khảo rộng rãi cho đại biểu Quốc hội cũng như đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ
vận dụng phát huy toàn khóa.
- Trong thực hiện hoạt động tiếp xúc cử tri và thực hiện chức năng giám sát theo
Luật định. Riêng việc bố trí TXCT ngoài địa bàn đại biểu Quốc hội ứng cử, Đoàn đại biểu
Quốc hội tỉnh Cà Mau tổ chức đầu tiên nay có rất nhiều Đoàn ủng hộ và đã triển khai thực
hiện.
5. Hiệu quả đạt được:
5.1. Tiếp xúc cử tri:

- Được báo cáo kinh nghiệm tại hội thảo “về kỹ năng TXCT của đại biểu dân cử”
của Ban Công tác đại biểu đầu tháng 01 năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh.
5


- Được báo cáo kinh nghiệm chuyên đề tại Hội tỉnh Nghệ An ngày 20/12/2013, tại
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 26/12/2013.
- Được Đài VOV xây dựng phóng sự hơn 16 phút 15 giây về “Trương Minh Hoàng người đại biểu gần dân” được phát sóng trong tháng 9 và tháng 11 năm 2013… trên đài
nhiều kỳ.
- Thực tế được lắng nghe, tiếp thu, giải thích trực tiếp, nhiều người, nhiều ý kiến
bức xúc chân tình, thẳng thắn, trung thực của bà con cử tri; ở nhiều đối tượng, lĩnh vực,
địa phương, vùng miền khác nhau để đại biểu Quốc hội có thêm cách nhìn tổng quát để
trong tham gia đóng góp, phát biểu sẽ sát đáng, phù hợp hơn ở mọi vấn đề, giảm được sự
đi lại tốn kém của cử tri và bà con nhân dân. Nhiều vấn đề được giải thích làm rỏ tại buổi
tiếp xúc cử tri, đã giải tỏa được nghiều bức xúc trong bà con cử tri, cũng đã sở rở phần nào
vướng mắc ở cơ sở, bên cạnh đó cũng giải thích, tuyên truyền về Hiến pháp, pháp luật, chủ
trương, chính sách, Nghị quyết đến với nhân dân. Tạo dựng cũng cố thêm lòng tin của
nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
- Giảm được cuộc tổ chức cho ĐBQH và đại biểu HĐND tỉnh và việc bố trí cán bộ
lãnh đạo sở, ngành tỉnh, lãnh đạo huyện phải tham dự nhiều cuộc; vì vậy đôi khi phân
công cán bộ sở, ban, ngành tỉnh, huyện không đảm bảo thẩm quyền tham dự, để giải thích,
trả lời tại cuộc TXCT.
- Đặc biệt là địa bàn xa xôi, hẻo lánh, vùng sâu vùng xa cũng có dịp gặp gỡ, tiếp xúc
trực tiếp những vị ĐBQH hiện đang giữ vị trí quan trọng, đầu ngành của Trung ương, trực
tiếp đề bạc kiến nghị nguyện vọng của mình.
- Các vấn đề đặt ra chất vấn đều được các thành viên của Chính phủ, ngành Trung
ương tiếp thu, giải trình có những vấn đề người được chất vấn trả lời chưa rõ tôi tiếp tục
truy chất vấn, đã được trả lời thỏa đáng để mọi người cùng nghe và báo cáo kết quả về cho
cử tri.
- Thực hiện phối hợp tiếp xúc cử tri giữa đại biểu Quốc hội với Hội đồng nhân dân

tỉnh cùng một thời điểm, nguồn kinh phí chi giảm xấp xỉ 50% cho việc chi mỗi điểm bố trí
về số lượt (thực tế mỗi điểm tiếp xúc phải chi 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng/điểm).
6


Mặt khác có cán bộ lãnh đạo sở, ban, ngành, đại phương tham gia đủ, đúng đối tượng,
nhiều nội dung bà con cử tri đặt ra có liên quan được giải quyết thỏa đáng tại buổi tiếp xúc
cử tri. Đây là cách làm thỏa đáng mà trước nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cũng như nhiều
nơi ít tổ chức thực hiện.
5.2 Chọn vấn đề tồn đọng, phức tạp, kéo dài giải quyết:
- Về việc nắm, tổng hợp vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài ở địa phương để làm
việc trực tiếp một số bộ, ngành Trung ương trong năm 2013 nhiều vụ việc tại tỉnh Cà Mau
đã được trả lời, kết luận rõ, làm giảm áp lực, tính bức xúc trong xã hội và bà con cử tri,
những kỳ họp tiếp sau sẽ đưa vào chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH.
- Có việc trực tiếp được Thủ tương Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì giải quyết
và kết luận, một số vụ việc được Thủ trưởng bộ, ngành Trung ương chủ trì giải quyết kết
luận thông báo về địa phương.
6. Kiến nghị, đề xuất:
- Việc TXCT ngoài đơn vị (tỉnh, thành phố) ĐBQH ứng cử cần nghiên cứu đưa vào
điều khoản trong sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội để trở thành luật định thực hiện thường
xuyên.
- Cần sớm tạo thêm kênh thông tin, để kịp thời thông tin kết quả giải quyết ý kiến
kiến nghị của cử tri đến cử tri một cách nhanh chóng, không dừng lại ở mức giải đáp, trả
lời trong buổi TXCT.
- Cần tăng cường đa dạng phương pháp, hình thức gặp gỡ tiếp xúc cử tri của đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân để thật sự lắng nghe, nắm bắt kịp thời tâm tư,
nguyện vọng thiết thực, chính đáng, phù hợp pháp luật của cư tri từ đó đại biểu Quốc hội,
đại biểu Hội đồng nhân dân làm tròn trọng trách thật sự là người đại biểu của nhân dân.
- Mỗi đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bắt buộc dành thời gian và số
lần tiếp xúc cử tri theo nhóm chuyên đề, đối tượng, giới ngoài những cuộc tiếp xúc cử tri

trước và sau mỗi kỳ họp.

7


- Thực tế một số vị được chọn để trả lời chất vấn còn giải trình chưa thật sự thẳng
vấn đề để tìm giải pháp khắc phục, phần nhiều đổ lổi cho khách quan, cần sớm khắc phục
tình trạng trên.
- Cần dành thời gian thỏa đáng cho người được chọn để trả lời chất rõ thêm vấn đề,
giúp tìm thêm nhiều giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề tồn tại, bất cập.
- Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cần tăng
cường thêm việc truyền hình và phát thanh trực tiếp, cũng như dành thời gian chất vấn, trả
lời chất vấn, các phiên giải trình và điều trần để đông đảo bà con cử tri theo dõi.
- Tại mỗi kỳ họp Quốc hội, thường thời gian một tháng có mặt tại Hà Nội, thường
xuyên làm việc gặp gỡ trao đổi với Thủ trưởng các bộ, ngành Trung ương, vì vậy mỗi kỳ
họp Quốc hội từng Đoàn ĐBQH nên nghiên cứu một vài vụ việc tồ đọng phức tạp, kéo dài
của địa phương, để cùng trao đổi biện pháp giải quyết, có làm được việc như vậy tính chất
nhiều vụ việc được giải quyết, sẽ giảm bớt được mằm móng phát sinh những mâu thuẩn,
những điểm nóng.
Trên đây là một số nội dung hiệu quả sáng kiến trong những sáng kiến của tôi trong
thời gian qua, kính trình kèm theo bảng thành tích đề nghị tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua
toàn quốc mong Hội đồng thi đua các cấp xem xét.

Cà Mau, ngày 31 tháng 12 năm 2013
Người báo cáo

Trương Minh Hoàng
8



ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ HĐND TỈNH CÀ MAU

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

VĂN PHÒNG

BÁO CÁO TÓM TẮT
NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: Tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn đại biểu Quốc hội ứng cử và chọn vấn đề tồn
đọng, phức tạp, kéo dài để giải quyết.
- Thời gian triển khai thực hiện: Từ ngày: 01/01/2013 đến ngày 15/12/2013
9


1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
1.1. Sự cần thiết:
Để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Quốc hội, hoạt động tiếp xúc cử tri ngoài
địa bàn ứng cử cần trở thành thường xuyên hơn theo luật định, góp phần tăng cường mối quan hệ
giữa đại biểu dân cử và cử tri, không chỉ nơi bầu đại biểu mà nhằm vào thực hiện cho được theo
Hiến định, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng
các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông
qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Tiếp xúc cử tri là một kênh quan trọng để đại biểu Quốc hội thực hiện tốt vai trò của mình,
vừa là trách nhiệm đối với mỗi đại biểu Quốc. Về cơ sở pháp lý, mối quan hệ giữa đại biểu Quốc

hội với cử tri, về công tác tiếp xúc cử tri được đánh giá là khá đồng bộ và đầy đủ.
Ở từng địa phương đều có những việc phức tạp tồn đọng kéo dài chưa được giải quyết dứt
điểm là địa biểu dân cử cần có cách làm góp phần thêm tiếng nói tác động trực tiếp đến Bộ, ngành
Trung ương sớm giải quyết là một tất yếu cần phải làm.
1.2 Mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
- Làm rõ vấn đề dư luận, xã hội quan tâm, những vấn đề còn vướng mắc, khó khăn của
ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước, khu vực, của địa phương, tìm ra giải pháp thích hợp cùng
thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ.
- Giúp rèn luyện khả năng đại biểu, khả năng của người được chọn trả lời chất vấn và trả lời
chất vấn.
- Góp phần giúp nhiều cấp, ngành, địa phương và đông đảo cử tri nắm được vấn đề được đề
cập và đúng vấn đề mình quan tâm.
- Cùng tham gia với địa phương góp phần đề xuất Bộ, Ngành TW giải quyết những vụ việc
tồn động, phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh.
2. Phạm vị triển khai thực hiện:
10


Trong tỉnh và rút kinh nghiệm trong toàn quốc và tiền đề kinh nghiệm các kỳ họp Quốc hội
tiếp theo.
3. Mô tả sáng kiến:
3.1. Về việc tiếp xúc cử tri:
Chương trình, phần chuẩn bị gần giống như cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp. ở đây
có điểm mới thực hiện theo Hiến pháp quy định “đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí,
nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước” gì vậy:
- Người đại biểu Quốc hội đi tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn ứng cử cần chuẩn bị những nội
dung, phải bám vào nội dung chuẩn bị của kỳ họp liền kề. Căn cứ vào chương trình làm luật, tùy
thời điểm của kỳ họp giữa năm hay cuối năm, để xác định phần chuẩn bị nội dung phát biểu trước
cử tri vừa là một báo cáo vừa là đề dẫn gợi ý, khích lệ để cử tri làm căn cứ trình tự tích cực phát
biểu.

- Những nội dung, hình thức phải phù hợp với tính bức xúc, thời sự nhất, xác thực tế đối với
đối tượng cử tri cần tiếp xúc.
- Những điểm đại biểu Quốc hội tiếp xúc ngoài địa bàn ứng cử đều chủ động nêu những vấn
đề mà mình quan tâm tìm hiểu để trao đổi, lấy ý kiến, kiến nghị của cử tri.
- Tóm lại trong năm qua tôi đều chủ động tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn tôi ứng cử, đồng thời
cũng đã tổ chức cho đại biểu Quốc hội không phải ứng cử tại tỉnh Cà Mau đến tỉnh Cà Mau tiếp
xúc cử tri. Qua đó nhầm có diệp để cử tri tỉnh Cà Mau gặp gỡ, kiến nghị các vị đại biểu Quốc hội
có chức vụ cao ở Trung ương.
3.2. Chọn vấn đề tồn động, phức tạp, kéo dài ở địa phương để chất vấn-Truy vấn,
kiến nghị thuyết phục giải quyết:
Để chuẩn bị về tham dự các kỳ họp Quốc hội bản thân đã gặp trực tiếp Thi hành án của tỉnh
Cà Mau nắm bắt từ 2 đến 5 vụ tồn đọng, phức tạp kéo dài; tùy vào thời điểm nghiên cứu kỹ từng
vụ, trực tiếp đăng ký làm việc với Thủ trưởng Bộ, ngành Trung ương để nghiên cứu, bàn biện pháp
giải quyết.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
11


- Đã được Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mời đi báo cáo kinh nghiệm, hai
hội nghị cấp quốc gia về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao, chất lượng, hiệu quả công tác Dân nguyện”
tại tỉnh Nghệ An và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; báo cáo điển hình tại Hội Hội thảo Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Nhiều vụ việc đã được Bộ, ngành Trung ương giải quyết; cá biệt có vụ được Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp chủ trì giải quyết và kết luận.
5. Đánh giá về phạm vị ảnh hưởng của sáng kiến:
- Qua hoạt động tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn ứng cử: Đã được mới báo cáo chuyên đề điển
hình 2 Hội nghị toàn quốc và tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động này thật sự đã mang lại hiệu
quả cao, nhất là trong việc giúp cho đại biểu Quốc hội và cử tri ngoài địa bàn ứng cử đến gần với
nhau hơn, đại biểu Quốc hội có điều kiện tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của cử tri ngoài
địa bàn ứng cử và những vấn đề đặc trưng liên quan trong địa bàn. Tạo lòng tin trong nhân dân đối

với cơ quan dân cử. Quan trọng nhất là các cuộc tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn ứng cử mang lại cho
đại biểu Quốc hội các nguồn thông tin quý giá giúp cho đại biểu Quốc hội tham gia đóng góp vào
những vấn đề trọng đại của đất nước.
- Việc chọn vấn đề tồn đọng, bức xúc, kéo dài, nắm chắc vụ việc tại mỗi kỳ họp gặp gỡ Bộ,
ngành Trung ương giải quyết cần được duy trì tiếp tục thực hiện các kỳ họp tiếp theo; không riêng
Đoàn Cà Mau mà các Đoàn ĐBQH của các tỉnh khác cần tham khảo.
6. Kiến nghị, đề xuất:
- Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp, tham
mưu đề xuất với Ủy Ban Thường vụ Quốc hội đề nghị mỗi Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc
hội tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc cử tri ngoài điạ bàn ứng cử từ đó trở thành điều luật khi tiến hành
sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội, tạo cơ sở pháp lý cao hơn trong những hoạt động cơ bản,
thường xuyên của đại biểu Quốc hội.
- Mỗi kỳ họp Quốc hội, mỗi Đoàn ĐBQH nên chọm vài vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài
ở địa phương nghiên cứu kỹ, đăng ký với thủ trưởng Bộ, ngành Trung ương tìm cách giải quyết.

12


Cà Mau, ngày 31 tháng 12 năm 2013
Người báo cáo tóm tắt

Trương Minh Hoàng

13



×