Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

lich su triet hoc phuong dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.67 KB, 18 trang )

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
A . TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

1.

2.

TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ - PHÁP GIA
Trình bày tư tưởng pháp trị của Pháp gia. Đánh giá và rút ra bài học lịch sử của nó đối với sự
nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
I. Những cơ sở và tiền đề của tư tưởng Pháp trị của Pháp gia:
Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, trong cùng một quốc gia, cùng giải đáp 1
nhiệm vụ lịch sử vậy mà Nho gia lại chủ trương “Chính danh”, Mặc gia lấy “Kiêm ái” để trị
nước, Đạo gia thì theo “Vô vi nhi trị”, còn Pháp gia lại đề cao pháp luật trong phép trị nước.
Việc Pháp gia chủ trương “Pháp trị” xuất phát từ 3 căn cứ:
1. Căn cứ vào các học thuyết:
Trong khi vận dụng các thuyết “Đạo” và “Lý” vào phép trị nước các đại biểu của Pháp
gia đã đứng trên lập trường duy vật kiên quyết phản đối mê tín và bói toán, phê phán chủ
nghĩa phong kiến cổ trong phép trị nước của Nho gia, Mặc gia và Lão giáo. Họ cho rằng ngày
nay cái “Lý”(thời thế, hoàn cảnh) đã thay đổi thì phép trị nước không thể viên dẫn theo “đạo
đức” của Nho gia hay “kiêm ái” của Mặc gia mà trong hoàn cảnh hiện tại phải dùng Pháp trị .
2. Xuất phát từ việc nghiên cứu bản tính con người:
Cho rằng bản chất con người là “ích kỷ”, vị lợi là bản tính tự nhiên của con người. Nên
tất cả các quan hệ xã hội đều được xây dựng trên cơ sở tính toán lợi hại cá nhân. Vậy muốn
trị dân, muốn nước mạnh không thể lấy giáo dục, lễ nghĩa làm trọng mà phải đề cao pháp
luật. Hơn nữa, nếu dùng nhân nghĩa để phán xét sẽ rơi vào tình trạng dùng tâm lý cá nhân để
định nặng, nhẹ, thiếu công minh. Vì vậy, phép trị nước công bằng, hữu hiệu hơn cả là dùng
luật pháp.
3. Xuất phát từ quan điểm tiến hóa về lịch sử:
Lịch sử xã hội luôn trong quá trình tiến hóa không ngừng, Pháp gia chia lịch sử xã hội


loài người thành 4 thời kỳ(cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại). Trong mỗi thời kỳ có những
đặc điểm, dấu ấn riêng vì vậy mà phương pháp cai trị phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể,
phương pháp cai trị sẽ thay đổi khi hoàn cảnh thay đổi
Pháp gia quan niệm lợi ích xã hội như là cơ sở của các quan hệ xã hội và hành vi của
con người trong thời hiện đại, người nhiều mà của cải ít, mọi người phải lao động vất vả mà
không đủ ăn tất sẽ sinh ra cướp giật, đấu tranh. Trong điều kiện này cần phải dùng luật pháp
để lập lại trật tự xã hội, thưởng người làm việc thiện, phạt người làm điều ác.
II. Khái lược tư tưởng Hình pháp trong lịch sử Trung Quốc:
Tư tưởng về “Hình pháp” ở Trung Quốc xuất hiện từ cuối nhà Thương, đầu nhà Chu
và phát triển đạt đến đỉnh cao ở cuối thời xuân thu chiến quốc.
Theo sử sách để lại học thuyết Pháp trị được đề xuất, xây dựng và phát triển qua
nhiều thời kỳ bởi các tác giả xuất sắc như Quản Trọng, Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương
Ưởng và nó được Hàn Phi phát triển, hoàn thiện.
Quản Trọng(TK VI TCN):
Là thủy tổ của Pháp gia, đồng thời là cầu nối của Nho gia với Pháp gia. Ông là người
biết trọng nhân nghĩa, lễ tín, cũng biết vận dụng luật pháp vào thực tiễn cuộc sống để trị
quốc, bình thiên hạ.
Thân Bất Hại(401-337TCN):
Chủ trương li khai đạo đức, chống “lễ”, đề cao “Thuật” trong phép trị nước.


Theo ông, “thuật” là phương pháp, thủ đoạn trị nước của nhà cầm quyền, là cái “bí hiểm”,
không lộ ra cho bề tôi biết về nhà vua vì sợ bề tôi sẽ đề phòng, nói dối, lừa gạt bề trên.
Thuật còn có nghĩa là 1 người giữ chức danh nào đó phải làm cho đúng với bổn phận của
mình, ngoài chức trách, bổn phận này thì cái gì biết cũng không được nói.
3.
Thận Đáo(370-290TCN):
Chủ trương trị nước bằng pháp luật, theo ông pháp luật phải khách quan như vật vô vi, điều
đó sẽ loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tư của người cầm quyền.
Trong phép trị nước ông đặc biệt đề cao “Thế” trị nước, “Thế” là địa vị, quyền hành của

người cai trị, sức mạnh của đất nước.
4.
Thương Ưởng: ông đề cao “Pháp” trong phép trị nước. Theo ông pháp luật phải nghiêm,
ban bố rộng rãi cho mọi người phải thi hành, ai có tội nặng thì phải phạt nặng.
5.
Hàn Phi(280-233TCN):
- Đảm nhận việc phát triển lý luận “thế”, “thuật”, “pháp” và thống nhất chúng trong học thuyết
duy nhất là Pháp trị.
- Ông đã làm cuộc tổng hợp tư tưởng Pháp trị, khái quát tư tưởng Pháp trị thành hệ thống chặt
chẽ gọi là triết học chính trị. Trong đó triết học chính trị còn là sự kế thừa những tư tưởng của
Nho, Lão, được nâng lên 1 trình độ mới thành một học thuyết, hệ thống chặt chẽ. Nếu như tư
tưởng Pháp trị là một ngôi nhà độc đáo thì tư tưởng “Nho giáo” là vật liệu xây dựng, tư tưởng
của “Pháp” là bản thể, tư tưởng của “Lão” chính là kỹ thuật thi công của ngôi nhà độc đáo đó.
Như vậy, tư tưởng Pháp trị là sự kết hợp của tư tưởng Nho, Lão, Pháp.
- Ông đã hiện thực hóa tư tưởng Pháp trị vào Trung Quốc cổ đại, vận dụng vào nhà Tần, giúp
Tần Thủy Hoàng xây dựng nhà nước trung ương tập quyền, thống nhất đất nước Trung Hoa.
III.
Nội dung tư tưởng Pháp trị: Được thể hiện qua 3 phạm trù: Pháp, Thế, Thuật
1. Pháp:
- Trong tư tưởng Trung Quốc cổ đại “Pháp” là một phạm trù được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa
rộng pháp là thể chế quốc gia, chế độ chính trị-xã hội của đất nước. Theo nghĩa hẹp là điều
luật, luật lệ, những quy định mang tính nguyên tắc và khuôn mẫu.
- Pháp được Nho gia dùng theo nghĩa phép tắc, lễ giáo còn Pháp gia để chỉ luật lệ của đất
nước.
- Theo quan điểm của Hàn Phi:
Pháp gồm: những điều luật, luật lệ, quy định mang tính nguyên tắc, được biên soạn rõ ràng,
minh bạch như khuôn mẫu, được chép trong đồ thư và ban bố rộng rãi cho dân chúng biết
việc gì được làm và việc gì không được làm.
Nội dung chủ yếu của pháp luật đó là thưởng và phạt, chủ trương thưởng thật hậu và phạt thật
nặng.

Mục đích thực hiện Pháp là cứu loạn cho dân chúng, trừ loạn cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh
không lấn át kẻ yếu, biên giới không bị xâm phạm.
 Vậy với nội dung như trên, Pháp xứng đáng là tiêu chuẩn khách quan để phân định danh
phận, hình pháp, phán xét phải trái, tốt xấu, thiện ác... nếu luật pháp rõ ràng, thưỏng phạt
nghiêm minh sẽ làm cho nhân tâm và vạn sự đều quy về một mối, trăm chế độ đều lấy Pháp
làm chuẩn. Vì vậy Pháp trở thành cái gốc của thiên hạ, có tác dụng khuyến khích điều thiện,
trừng trị, ngăn đe và phòng ngừa điều ác. ở đây pháp có ý nghĩa giáo dục đạo đức nhất định.
2. Thế:
- Là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể. Địa vi này độc tôn, mọi người phải
tuân theo.
- Là sức mạnh của dân, của đất nước và xu thế lịch sử.


3.
-

-

-

IV.
1.
a.
-

-

b.
-


2.
-

Là yếu tố không thể thiếu, có vị trí quan trọng đến mức có thể thay thế được hiền nhân. Nhờ
Thế mà vua đặt ra và ban bố luật pháp, chọn các bề tôi để giao nhiệm vụ thực hiện luật pháp.
Thuật: Vấn đề đặt ra là làm sao để vua có thể điều khiển được bộ máy quan lại và dân khắp
nước. Đó chính là nhờ “Thuật”
“Thuật” là cách thức, phương pháp, mưu lược, thủ đoạn trong việc tuyển người, dùng người,
giao việc, xét đoán sự vật, sự việc.. mà nhờ nó pháp luật được thực hiện và vua có thể “trị
quốc, bình thiên hạ”.
Nhiệm vụ chủ yếu của thuật cai trị là phân loại, thử năng lực và kiểm tra công trạng của
những quan lại nhằm tăng cường bộ máy cai trị trên cơ sở luật pháp và chế độ chuyên chế.
Thuật còn thể hiện trong:
+ Thuật trừ gian: nhằm ngăn chặn bọn xu nịnh, gian dối.
+ Thuật dùng người: nguyên tắc cơ bản là “chính danh”, “hình danh”, và “thực danh”. Vì vậy
mọi người trong xã hội phải nhất nhất làm tròn bổn phận, chức vụ của mình, không ai dám
làm trái danh phận đã định.
Dùng thuật trong chọn người: người không có đủ tài đức dẫu có tham danh vọng cũng không
dám đảm nhận chức vụ, vì vậy vua sẽ chọn người đủ tài đức để trao quyền hành, công việc,
thực hiện thưởng phạt cho hợp lý.
Trong phép dùng thuật, vua không được yêu riêng ai, đừng tin một ai cả mà mất nước, khi
trao cho ai làm việc gì phải kiểm tra lại.
Đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam hiện nay:
Đánh giá:
Tích cực:
Pháp gia chủ trương dùng hình pháp để duy trì ổn định xã hội là 1 sự đóng góp, 1 bước phát
triển trong tư duy triết học, tư duy lý luận ở Trung Quốc nói riêng, phương đông nói chung,
thể hiện quan điểm tiến bộ hơn tư tưởng trong xã hội cổ truyền.
Mở đầu cho thời kỳ thay thế chế độ huyết thống, thế tục, mệnh lệnh bằng pháp luật.

Tư tưởng chính trị Pháp gia là ngọn cờ, giá đỡ tư tưởng cho giai cấp quý tộc mới, quý tộc của
chế độ phong kiến tập quyền đấu tranh xóa bỏ những tàn dư của chế độ cũ(thần quyền, thế
tục) để thiết lập một chế độ xã hội mới, 1 nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, trong
đó nhà tần là một đại diện.
Tạo ra sự thống nhất về chính trị và tư tưởng ở Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc.
Hạn chế:
Quá thiên lệch về hình pháp, coi nhẹ về giáo lý đạo đức, từ đó dẫn đến sự thiên lệch thái quá.
Tư tưởng Pháp trị không được lòng dân, vì vậy mà nhà Tần đã có công lớn nhưng chỉ tồn tại
được 15 năm do sự thiên lệch của tư tưởng Pháp trị. Từ đó đòi hỏi các triều đại phong kiến
sau này sử dụng cả đức trị và pháp trị(dương nho và âm pháp) trong mỗi thời kỳ phong kiến.
Thực chất là công cụ của giai cấp thống trị dùng để nô dịch, thống trị nhân dân lao động, đây
cũng chính là bản chất giai cấp, xã hội của pháp luật của nhà nước phong kiến.
Bài học lịch sử: Từ việc tìm hiểu tư tưởng Pháp trị của Pháp gia đã giúp cho việc rút ra
những bài học sâu sắc cho sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Từ quan điểm “Thời biến, Pháp biến” đặt ra yêu cầu chúng ta phải tôn trọng quan điểm lịch
sử - cụ thể. Mỗi thời kỳ phát triển khác nhau nên luật pháp phải khác nhau, luật pháp ở từng
giai đoạn phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của hiện thực. “Khi hoàn cảnh thay đổi, luật
pháp phải thay đổi”, “Không có thứ luật pháp nào luôn đúng”, “Không có luật pháp bất biến
vĩnh cửu”.


-

-

Tiến hành tổ chức, quản lý nhà nước bằng pháp luật phải có tinh thần thượng tôn pháp luật,
đồng thời có thái độ luôn bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật để phù hợp với yêu cầu
đòi hỏi của cuộc sống.
Chủ trương mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, tôn trọng và thi hành pháp luật 1 cách
nghiêm minh, thực hiện thưởng phạt nghiêm túc, không thiên lệch.

Phải đào tạo, sử dụng và tuyển chọn người có thực đức, tài. Công chính, liêm minh trong hệ
thống pháp luật, phải có chính sách tuyển dụng tốt, kiểm tra và giám sát tốt, chọn người thực
tâm, thực tài phục vụ cho pháp luật. Thưởng phạt phải thật sự nghiêm khắc, đúng người,
đúng tội.

HỌC THUYẾT “CHÍNH DANH” TRONG TƯ TƯỞNG
CỦA KHỔNG TỬ
- Khổng Tử(551-479TCN) tên là Khâu, tự Trọng Ni. Ông là người đã hệ thống hóa những tư
tưởng và tri thức trước thời kỳ mình sống thành học thuyết gọi là phái Nho gia. Ông được coi
là người sáng lập nên trường phái này. Nho giáo còn được gọi là Khổng giáo cơ bản là một
học thuyết về đạo xử thế của người quân tử: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
- Trong triết học của mình Khổng Tử thể hiện nhiều quan điểm về thế giới, về chính trị-xã hội,
về luân lý đạo đức, về cuộc sống con người. Trong đó ông đi sâu nghiên cứu về đạo đức,
chính trị-xã hội.
1. Những tiền đề của tư tưởng “Chính danh”:
Việc Khổng Tử và Nho gia chọn tư tưởng “Chính danh” trong phương pháp trị nước và giáo
hóa đạo đức, ổn định xã hội xuất phát từ 2 tiền đề: điều kiện lịch sử xã hội và tiền đề lý luận.
1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội của Trung Hoa trong thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc:
Sự phát triển của triết học Trung Quốc cổ đại cũng là lúc xã hội TH bước vào thời kỳ Xuân
Thu – Chiến Quốc, thời kì tan rã của chế độ CHNL và chế độ PK sơ kỳ đang lên. Đây là thời
kỳ xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực.
Về kinh tế: nền kinh tế dựa trên chế độ tỉnh điền, sau đó xuất hiện chế độ sở hữu ruộng đất
hình thành giai cấp địa chủ phong kiến.
Về CT – XH: nếu thời kỳ Tây Chu, chế độ tông pháp “phong hầu kiến địa” vùa có ý nghĩa
ràng buộc về kinh tế (KT chịu sự chi phối của nhà Chu), vừa có ý nghĩa ràn buộc về mặt
chính trị (về chính trị, về thể chế tất cả phải nhận mệnh lệnh nhà Chu), ràng buộc về huyết
thống có tác dụng tích cực làm cho nhà Chu giữ một thời gian dài hưng thịnh, đến thời kì
Xuân Thu – Chiến Quốc chế độ tông pháp nhà Chu không còn được tôn trọng, trong thời kỳ
này lễ nghĩa nhà Chu bị băng hoại. Nhiều nước chư hầu mượn tiếng khôi phục lại tông chủ,
đề ra khẩu hiệu “tôn vương, bài Di”, đua nhau động binh để mở rộng thế lực và đất đai, thôn

tính các nước nhỏ giành địa vị bá chủ thiên hạ dẫn đến các cuộc chiến tranh giữa các nước
chư hầu diễn ra liên miên. Thời Xuân Thu có khoảng 242 năm xảy ra 483 cuộc chiến tranh
lớn nhỏ. Đầu thời Tây Chu có hàng ngàn nước đến cuối thời kỳ Xuân Thu chỉ còn hơn 100
nước. Trong đó có những nước hùng mạnh nhất thời bấy giờ thay nhau làm bá chủ thiên hạ là
Tề, Tấn, Sở, Tống, Ngô, Việt, Tần. Do đó tạo nên sự xáo trộn trong trật tự thể chế, trật tự xã
hội đảo lộn, danh thực đảo lộn, quan hệ vua – tôi, cha – con bị xáo trộn, do đó Nho gia trong
đó Khổng Tử chủ trương chính danh định phận.
1.2. Tiền đề về lý luận:
Triết lý Nho gia, trong đó Khổng Tử quan niệm bản tính con người là tốt đẹp, đức nhân của
con người là bản tính cao quý của con người được biểu hiện: vua huệ, tôi trung, cha từ, con
hiếu…


Nhưng trong thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, Khổng Tử cho rằng lễ nghĩa đó đã bị băng
hoại “lễ băng nhạc hoại”, sự hỗn loạn của quan niệm danh phận, đẳng cấp, sự sa sút uy tín
của thiên tử, sự suy nhược của các chư hầu địa phương, sự nghênh ngang của các quan đại
phu và chư hầu lần lượt vượt quyền thiên tử, đại phu lấn quyền chư hầu, “thứ dân” thì mặc
sức bàn chính trị. Quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử.
Tất cả những tình trạng đó không chỉ phá hoại trật tự xã hội, mà còn là mối nguy cơ chính trị
rất lớn thời bấy giờ nên phải khôi phục đạo lý, khôi phục đức nhân, khôi phục lại trật tự xã
hội để cho vua ở địa vị của vua, thần ở địa vị của thần, dân ở địa vị của dân, như vậy thì “vật
nào ở địa vị chính tự nhiên của vật ấy”. Đây chính là học thuyết chính danh của Khổng Tử.
2. Nội dung học thuyết chính danh:
2.1. Thế nào là chính danh:
Từ quan điểm vạn vật đều chung nguồn gốc, cái phức tạp biến sinh từ cái giản dị. Khổng Tử
cho rằng sự thay đổi xã hội làm thiên hạ rối ren không phải là nguyên nhân một sớm một
chiều mà là một quá trình bắt nguồn từ sự sa đọa của các thế lực cầm quyền, làm cho danh
không được chính, tức danh không phù hợp với thực. Vì vậy, để khôi phục trật tự xã hội,
Khổng Tử chủ trương thực hiện chính danh.
Vậy thế nào là chính danh?

Ông cho rằng: trong XH, mỗi vật, mỗi người đều có một công dụng nhất định, một thực chất,
một khả năng nhất định gọi là thực. Ứng với mỗi khả năng, công dụng có một tên gọi nhất
định là danh. Thực nào phải đi đôi với danh đó. Danh nào thì phải chỉ thực đó. Danh và thực
hợp nhau gọi là chính danh. Danh và thực không hợp nhau gọi là loạn chính danh.
2. Sự thể hiện “Chính danh” trong quan hệ xã hội và trong các chuẩn mực đạo đức:
a. Trong các mối quan hệ xã hội: Khổng Tử đã xác định 5 mối quan hệ cơ bản gọi là “Ngũ
luân” gồm quan hệ: vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bè bạn. Trong Ngũ luân có 3 quan
hệ cơ bản gọi là Tam cương.
Trong các mối quan hệ xã hội Khổng Tử nhấn mạnh đến quan hệ vua-tôi, cha-con.
* Quan hệ vua-tôi:
- Chống lại việc duy trì ngôi vua theo kiểu cha truyền con nối, phong chức tước theo huyết
thống và dòng dõi.
- Khổng Tử cho rằng: người cầm quyền phải có đức, có tài mà không cần đến đẳng cấp xuất
thân của họ. Nêu ra yêu cầu đối với người đứng đầu của một quốc gia là phải đạt được cả
nhân đạo và thiên đạo.
- Nêu ra yêu cầu cụ thể của vua đối với dân và ngược lại:
+ Vua đối với dân:
Vua phải đảm bảo cho dân được no ấm, xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu, phải
chiếm được lòng tin của dân.
Phải làm cho dân giàu, giáo hóa dân.
Phải biết trọng dụng người đức độ, phải có năng lực và biết rộng lượng với cộng sự.
+ Yêu cầu của dân đối với vua: dân phải coi vua như cha mẹ mình, phải trung với vua, tức là
đòi hỏi sự hết lòng, thật ý trong quan hệ.
*Quan hệ cha con: Khổng Tử đề cập đến phạm trù “Hiếu”
“Tâm” để đánh giá lòng hiếu thảo. Hiếu của con cái đối với cha mẹ không chỉ phụng dưỡng
người đã sinh ra mình mà trước hết là lòng thành kính với cha mẹ.
Quan niệm hiếu không một chiều theo kiểu con cái nhất nhất phải nghe theo lời cha mẹ mà
ông thường dạy rằng: phận làm con thấy cha mẹ làm lỗi phải can gián một cách nhẹ nhàng,
đồng thời cũng đòi hỏi cha mẹ phải đối xử với con cái cho đúng đạo của mình.



 Như vậy Khổng Tử không chủ trương ngu trung, ngu hiếu, không bắt buộc con người phải
phục tùng bề trên vô điều kiện. Đối với Khổng Tử “Chính danh” là quan hệ hai chiều, để thực
hiện hai chiều này là đạo đức xã hội.
b. Trong chuẩn mực đạo đức:
Học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử còn được thể hiện trong các chuẩn mực đạo đức,
trong đó Khổng Tử đề cập đến các phạm trù đạo đức căn bản: nhân, hiếu, lễ, trí, dũng.
- Nhân: cách cư xử với mình và với người
- Hiếu: là vô vi, vô cải. Là sự phục tùng vô điều kiện, sự chở che vô điều kiện của con cái đối
với cha mẹ.
- Lễ: là cái định ra sự phân minh trong trật tự xã hội, gia đình..
- Trí: là sự minh mẫn nói chung, phân biệt, đánh giá con người và tình huống, qua đó tự xác
định cho mình cách ứng xử cho phải đạo.
- Dũng: là lòng can tâm, sức mạnh để làm chủ tình thế của con người.
3. Cách thực hiện “Chính danh”:
- Lấy lễ để thực hiện “Chính danh”: lễ là công cụ hữu hiệu nhất.
Với những quy định của lễ và việc truyền bá vừa có tính chất khuyên răn, vừa có tính chất
cưỡng bức con người thực hiện, lễ đã từng ngày, từng giờ tạo ra thói quen của cá nhân, của
toàn xã hội.
Lễ như phương tiện: muốn thực hiện nhân nghĩa, giữ quan hệ vua-tôi, cha-con phải dùng lễ.
Nho gia chủ trương: “không xem, không nghe, không nói, không làm những gì không hợp
với lễ”.
- Thông qua trí để thực hiện “Chính danh”. Khổng Tử còn dùng thi, thư, nhạc, dùng việc giáo
hóa đạo đức nhằm dạy cho con người biết trật tự, lễ nghĩa trong xã hội.
4. Đánh giá học thuyết “Chính danh”:
a. Tích cực:
- Góp phần vào duy trì, ổn định trật tự xã hội, duy trì đạo đức trong xã hội.
- Xác định được vị trí, nghĩa vụ, vai trò, trách nhiệm của mỗi một con người trong các mối
quan hệ xã hội, giúp cho mỗi người làm tròn chức năng và nhiệm vụ của mình trong xã hội.
b. Hạn chế:

- Thuyết “Chính danh” của Khổng Tử nhằm duy trì trật tự đẳng cấp xã hội, danh phận xã hội.
(làm những gì vượt quá quy định là không “Chính danh” nên không ai dám làm quá).
- Trói buộc con người vào trật tự lễ giáo phong kiến, kìm hãm sự phát triển của xã hội, giảm đi
sự sáng tạo, không phát triển tư tưởng tiến bộ xã hội..
- Kết luận chung:
Đặc điểm tình hình nước ta hiện nay: tình trạng chồng chéo về chức năng, chuyên môn
nghiệp vụ, sử dụng người không đúng việc, vị trí...
 Học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử có ý nghĩa to lớn trong vấn đề đạo đức và quản lý xã
hội.
 Cung cấp bài học bổ ích trong việc tuyển dụng, đào tạo, và phát huy sức mạnh, tài năng, trách
nhiệm và bổn phận của mỗi người.
 Có ý nghĩa với công cuộc cải cách hành chính hiện nay.
 Phát huy vai trò trong việc tìm kiếm người tài để giao trách nhiệm cho phù hợp.
ĐỌC THÊM: Ảnh hưởng của Nho giáo đến nước ta: Nho giáo được truyền vào nước ta từ rất
sớm và từ TK 13 trở đi trở thành quốc giáo.
2 tác động:
Mặt tích cực:


-

-

-

-

-

-


Góp phần xây dựng các triều đại phong kiến vững mạnh, củng cố ý thức tự cường với công
việc bảo vệ chủ quyền dân tộc, đào tạo các tầng lớp nho sĩ Việt Nam, có những nhân tài kiệt
xuất như Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm...
Hướng nhân dân vào con đường ham học, tu dưỡng đạo đức theo: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Duy trì trật tự kỷ cương, tôn ti từ trong gia đình ra ngoài xã hội, với một lối ứng xử cộng
đồng bền chặt.
Ảnh hưởng mạnh trong tầng lớp bình dân: củng cố tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Người Việt Nam tiếp thu tư tưởng trung quân của Nho giáo trên cơ sở tinh thần yêu nước và
tinh thần dân tộc sẵn có, trung quân gắn với ái quốc(ở nước ta).
Mặt hạn chế:
Góp phần vào việc duy trì quá lâu chế độ phong kiến, nhất là khi nó không còn tiến bộ nữa.
Coi nhẹ thương nghiệp, coi trọng nông nghiệp(trọng nông, ức thương).
Tạo tâm lý an phận, dựa dẫm, thiếu năng động sáng tạo, không thúc đẩy khoa học tự nhiên
phát triển...
B. TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Ấn Độ là một quốc gia có nhiều chủng tộc với nền văn hóa nhiều màu sắc, đó là sự thống
nhất trong đa dạng. Xã hội Ấn Độ cổ đại thấm đượm màu sắc tâm linh làm cho các trường
phái triết học nhích lại gần nhau. Ấn Độ là một dân tộc mộ đạo và trọng triết học vào bậc
nhất thế giới.
Là một bán đảo địa hình phức tạp.
Xã hội mang tính chất công xã nông thôn với sự phân chia đẳng cấp rất nghiệt ngã.
(1). Tăng lữ(Brahman)(Bàlamôn): sinh xuất từ miệng của Purusha(thần ngã nguyên thủy), là
đẳng cấp cao quý nhất, nắm trong tay mọi quyền lực tôn giáo, có quyền giảng kinh Véda, tiến
hành nghi thức tôn giáo..
(2).Vương công, chiến binh(Ksatrya)(đẳng cấp quý tộc): sinh xuất từ tay của Purusha(thần
ngã nguyên thủy), nắm quyền lực chính trị(vương công, khanh tướng). Có nhiệm vụ bảo vệ
vua chúa, lãnh thổ, mùa màng, được học kinh Véda, tham dự các buổi tế lễ.
(3). Nông dân, thương nhân(Vaisya)(đẳng cấp bình dân tự do hoặc nông thương): sinh xuất từ

đùi của Purusha(thần ngã nguyên thủy), nằm quyền lực kinh tế. Làm nông nghiệp, thủ công
nghiệp, buôn bán, họ được học kinh Véda và tham gia các buổi tế lễ.
(4) những người tôi tớ cho các đẳng cấp khác(Sudra)(đẳng cấp cùng đinh, nô lệ): sinh xuất từ
chân của Purusha(thần ngã nguyên thủy). Không được hưởng đặc quyền, đặc lợi gì, địa vị
hèn kém, phải phục vụ các đẳng cấp trên.
>sự phân chia đẳng cấp có tính giáo điều thần thành, không có cơ sở kinh tế - xã hội làm cho
mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt, cản trở bước tiến của sản xuất, nhiều tư tưởng nhân đạo,
vô thần trỗi dậy để chống lại ảnh hưởng của đạo Bà la môn.
- Lịch sử xã hội Ấn Độ chia làm 3 thời kỳ:
+Thời kỳ văn minh sông Ấn(Indus)
+Thời kỳ xâm nhập của người Aryan: bắt đầu vào thế kỷ 15 TCN. Chế độ công xã thị tộc
được thay bằng công xã nông thôn, sinh hoạt kinh tế, văn hóa-xã hội phát triển mạnh nhờ sử
dụng đồ sắt. Đặc trưng văn hóa thời kỳ này được thể hiện thông qua các truyền thuyết, qua
các tác phẩm như bộ kinh Véda và 2 tác phẩm anh hùng ca: Mahabharata, Ramayana.
+Thời kỳ từ TK6-4 TCN: Hình thành và cạnh tranh giữa các quốc gia Ấn Độ, việc thôn tính
lẫn nhau lập ra giữa các quốc gia lớn, thúc đẩy kinh tế, thương mại, văn hóa phát triển. Ba tư,
Hy lạp nối liền Ấn Độ cổ với thế giới địa trung hải phương tây, du nhập văn hóa Hy lạp.


Thời kỳ này tri thức khoa học tự nhiên phát triển mạnh(làm lịch, đếm chữ số, toán học, y học
phát triển, biết trái đất tròn..), trình độ tư duy trừu tượng phát triển, là một trong những tiền
đề của triết học Ấn Độ cổ đại, đặc biệt với triết học duy vật.
- Và do chế độ phân biệt đẳng cấp nghiệt ngã và nỗi khổ cực của người dân, đã làm cho hệ
thống triết học, tôn giáo ra đời, đấu tranh với nhau, đưa ra những cách lý giải khác nhau và
những phương thức giải thoát cho cuộc sống đầy khổ ải, bất công của xã hội.
- Những đặc điểm triết học cơ bản:
(1). Hệ thống triết học Ấn Độ được nảy sinh từ rất sớm, sự phát triển sau đó chỉ là sự phát
triển những quan điểm triết học đã có. Các nhà triết học không tạo ra triết học mới mà ủng hộ
một hệ thống đã có, bảo vệ và hoàn thiện nó.
(2). Triết học Ấn Độ phong phú, đa dạng nhưng vận động chậm chạp do sự lạc hậu, trì trệ của

xã hội Ấn Độ cổ đại quy định.
(3). Vấn đề được đặt ra trong triết học Ấn Độ cổ đại là: vũ trụ vạn vật do đâu mà có, chúng ta
sẽ đi về đâu, ý nghĩa thực sự của sự tồn tại của con người, các vấn đề tự nhiên, xã hội và con
người... được đặt ra một cách toàn bộ, có hệ thống trong mối quan hệ lẫn nhau và trong một
quá trình chuyển biến.
(4). Mỗi hệ thống triết học có một tác phẩm cơ bản gọi là Sutra(kinh). Các tác phẩm triết học
cũng có thể được trình bày bằng thơ gọi là Karika. Khó xác định được thời đại, tiểu sử chính
xác của các nhà triết học.
(5). Phong cách phổ biến trong các tác phẩm: trước khi trình bày quan điểm của mình tác giả
tóm tắt ý kiến của phái đối lập, phê phán, rồi sau đó mới đưa ra kết luận của mình.
(6). Các luận thuyết triết học rất chú ý tới vấn đề nhân bản – đó là vấn đề nhân sinh quan và
con đường giải thoát.
(7). Giữa triết học và tôn giáo, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình thường có sự đan
xen vào nhau tạo nên một màu sắc riêng của triết học Ấn Độ cổ đại.
.....................................................
UPANISHAD VÀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
Khi người Aryan xâm chiếm Ấn Độ, phân chia đẳng cấp, đây là thời kỳ góp phần
hình thành triết học Ấn Độ cổ đại. Thời kỳ này có những cuộc đấu tranh tư tưởng trong kinh
Véda, trong sử thi Mahabharata, Ramayana; sự xuất hiện của những tư tưởng nhân đạo giải
phóng con người trong đạo Phật, đạo Jaina, triết học Lokayata chống ảnh hưởng Bàlamôn và
kỳ thị đẳng cấp mà đỉnh cao của nó là vào TK4 TCN, sau đó các trường phái tôn giáo, triết
học đua nhau xuất hiện.
1. Thời kỳ Véda(khoảng 1500 -800năm TCN)
Kinh Véda là bộ kinh cổ nhất Ấn Độ, Véda là tri thức, sự hiểu biết.
Kinh Véda chia làm 4 bộ gọi là Tứ vệ đà(Catur-Véda) gồm 10.562 câu thơ ca tụng các thần
linh, quy định về tế lễ, những khúc ca cầu nguyện, những câu phù chú ma thuật.
3 tác phẩm xuất hiện muộn hơn của kinh Véda là:
+Kinh bàlamôn: ca tụng các thần, lý giải các nghi lễ Véda
+Kinh Aranyaka(kinh rừng).
+Kinh Upanishad: gồm những bài bình giảng tôn giáo triết học sâu xa, huyền ảo nhất về bản

thể vũ trụ, về linh hồn, sự sống, sự chết. Đây là sự giải phóng đầu tiên của ý thức tư biện khỏi
nghi lễ ma thuật, đánh dấu 1 bước tiến bộ, cố gắng tách khỏi tư duy thần thánh, tôn giáo để lý
giải mọi vấn đề thuộc về nhận thức luận.
2. Thời kỳ cổ đại(khoảng 400 năm TCN- TK 5).


Tư tưởng triết học thời kỳ này thể hiện cuộc đấu tranh giữa kinh Véda, Upanishad và những
tư tưởng ngoại đạo khác như đạo Phật.
Ấn Độ cổ đại có 9 hệ thống triết học, và được chia làm hai loại: chính thống(6 hệ thống)
(Astika) và tà giáo(3 hệ thống)(Nastika).
Astika: người tin vào thế giới bên kia, thừa nhận tính đúng đắn tuyệt đối của Véda.
Nastika: người làm ô nhục Véda > phật giáo, jaina giáo, có kinh điển riêng, bị coi là tà giáo.
6 hệ thống chính thống: triết học Mimànsa, Vedànta, Sàmkhya, Yoga, Nyaya, Váiseska
3 hệ thống không chính thống: đạo Lokayata, Jaina, triết học Phật giáo.
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA UPANISHAD
- Nguồn gốc, Kết cấu, quá trình hình thành và phát triển
- Nội dung
- Đánh giá
I. Hoàn cảnh và nguồn gốc ra đời, kết cấu của Upanishad:
- Upanishad là một trong những kinh quan trọng nhất của thánh kinh Vêda. Nó là những lời
bình chú triết học về các lẽ thiết yếu và ý nghĩa triết lý sâu xa của các bài kinh cũng như các
bản thần thoại Veda.
- Sự xuất hiện của Upanishad đánh dấu bước chuyển từ TGQ thần thoại tôn giáo sang TGQ
triết học. Nó là tác phẩm triết lý và tâm lý cổ xưa, đặc sắc nhất của nhân loại.
- Trong khi các kinh Vêda thiên trọng về con đường thờ phụng cầu xin sự phù hộ và ban
phước lành của các đấng thần linh, biểu thị cho sức mạnh của thiên nhiên được nhân hình hóa
hoặc tìm cách thể nhập với các đấng tối cao vũ trụ, thì kinh Upanishad không phải là tác
phẩm triết học có tính hệ thống triết lý mạch lạc, vì nó tập hợp tư tưởng của nhiều triết gia,
đạo sĩ trong những hoàn cảnh và thời gian khác nhau. Nó không có sự phân biệt rạch ròi giữa
triết lý và tôn giáo. Nó cố gắng đi tìm bản chất sâu kín của vũ trụ, chìm sâu sau cái bề mặt

thiên hình vạn trạng của thế giới, rồi thành kính thể nhập vào cái bản thể tuyệt đối đó. Do vậy
trong Upanishad có nhiều chỗ vô lý, mâu thuẫn nhưng cũng có nhiều chỗ ẩn giấu những tư
tưởng sâu sắc nhất trong lịch sử triết lý.
- Upanishad xuất hiện và phát triển vào khoảng TK8 – TK5 TCN. Đây là thời kì đặc biệt
được gọi là “thời kì Đại trục” của lịch sử loài người, tức là thời kì với sự biến đổi của đời
sống xã hội và phát triển của nhận thức một số nước cổ đại như Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ
đã đồng thời từ bỏ tư duy thần thoại tôn giáo để tiến bước mạnh mẽ sang tư duy triết học, với
nhiều nhà tư tưởng triết gia vĩ đại như: Platon, Arixtot, Khổng Tử, Lão Tử, Phật Thích Ca và
các tác giả của Upanishad.
- Upanishad gồm 200 bài kinh. Người ta cho 13 kinh đầu là cổ và đặc biệt nhất.
II. Nội dung.
Tư tưởng Upanishad không trôi theo dòng biến dịch của vũ trụ, không còn mãi mê
cầu nguyện, ca ngợi tự nhiên mà họ đã ngẫn đầu lên tự đạt ra những câu hỏi về bản chất và ý
nghĩa cuộc sống, suy nghĩ về sự tồn tại của mình trong sự trường tồn của vũ trụ.
Nội dung và mục đích căn bản của Upanishad nhằm vạch ra nguyên lý tối cao tuyệt
đối, bất diệt là bản thể của vũ trụ vạn vật, lý giải về thực chất bản tính con người và mối quan
hệ giữa đời sống tinh thần của con người với nguồn sống bất tiệt của vũ trụ, từ đó chỉ ra con
đường, cách thức giải thoát con người khỏi sự ràng buộc của thế giới sự vật, hiện tượng hữu
hình, hữu hạn như ảo giác phù du.


Chính sự phong phú và sâu sắc của Upanishad nó đã trở thành nguồn triết lý cho hầu
như tất cả các hệ thống triết học, tôn giáo Ấn Độ, là cơ sở lý luận cho đạo Blamôn cũng như
đạo Hindu sau này.
1. Quan niệm về bản thể:
1.1. Brahman:
- Trả lời cho câu hỏi “Cái gì là thực tại đầu tiên, tối cao duy nhất, là căn nguyên của vũ trụ”.
Upanishad chỉ ra đó là “Tinh thần vũ trụ tối cao – Brahman. Brahman cũng chính là Atman
(Atman có nghĩa là hơi thở linh hồn).
- Brahman là thực tại tước nhất, tuyệt đối, tối cao, vĩnh viễn, vô hình, vô danh, vô sắc, là bản

chất của tất cả, ở ngoài giói hạn của khôn gian và thời gian. Theo Upanishad cái tồn tại là duy
nhất và từ cái không tồn tại cái tồn tại được sinh ra đó là Brahman.
- Brahman có nghĩa là toàn tri toàn năng, là nguyên lý cấu tạo và chi phối vũ trụ, là nguyên
nhân của hết thẩy mọi sự sống. Nó là “Cái do đó mà mọi vật sinh ra, cái nhờ đó mà mọi vật
sinh trưởng, cái trong đó mọi vật nhập vào sau khi tiêu tan” – cái đó chính là Brahman.
“Brahman là nguồn sáng của mọi ánh sáng. Brahman là cái ở đằng trước, là cái ở đằng sau, là
cái ở bên trái, là cái ở bên phải, ở chót vót lên cao và ở tận cùng đáy sâu”.
- Brahman là cái không lớn, không nhỏ, không ngắn, không dài, không rực rỡ, không tối tăm,
không mùi, không vị, không mắt, không tai,….
- Brahman là cái vô hình không thể nắm không thể lấy gi, và không màu sắc, lại không mắt,
không tay, không chân nhưng hằng hữu, cái không chỗ nào, không thấu ở khắp nơi và là cái
không thể sờ đụng, cái không ở đâu không có nó.
- Brahman là tinh thần vũ trụ tuyệt đối tối cao, là linh hồn của thế giới, là nguồn sống của tất
cả. Nó là bản chất nội tại của tất cả, là bản nguyên của tất cả, không phải là một cái gì đó cụ
thể cảm tính, và cũng không phải là cái gì đó tuyệt đối hư vô. Mọi sự vật, hiện tượng có hình
tướng, danh sắc, thiên hình vạn trạng, luôn biến đổi từ dạng này sang dạng khác, kể cả con
người đều toát ra từ “Tinh thần vũ trụ tối cao”, là sự thể hiện khác nhau của “Tinh thần vũ trụ
tối cao” và hòa nhập về nó sau khi tiêu tan.
- Cái do đó mọi vật sinh ra, cái nhờ đó mọi vật tồn tại, cái ở đó mọi vật trở về sau khi sinh ra
chính là Brahman.
1.2. Atman và mối quan hệ giữa Atman và Brahman:
Tinh thần vũ trụ tối cao Brahman biểu hiện trong con người và chứng sinh là linh hồn tối cao
bất diệt Atman. Cơ thể, nhục thể chỉ là nơi hiện thân của linh hồn bất tử. Nói cách khác, linh
hồn cá nhân bất diệt chỉ là bộ phận của cái toàn bộ, tuyệt đối Brahman.
Brahman là cái ngã vũ trụ đại đồng, còn Atman là cái ngã cá nhân. Nhưng vì Atman chỉ là
một bộ phận của Brahman, Atman chỉ là sự thể hiện khác nhau của Brahman trong sự vật
hiện tượng. Cho nên về bản chất Atman và Brahman chỉ là một.
Brahman tựa như đại dương mênh mông, còn tự thể Atman của con người hay hết thẩy chúng
sinh tựa như những đợt sóng của biển cả. Tất cả những con sóng chỉ khác nhau về hình thức
biểu hiện, còn về thực chất chúng là một thể duy nhất, tối hậu là nước của đai dương mênh

mông.
Brahman là thực thể siêu việt khách quan, nhưng cũng là cái bản chất nội tại và tiềm ẩn trong
tâm linh mọi cá nhân làm cho mọi cá nhân có linh hồn sống động. “Toàn thể vũ trụ tiềm ẩn
trong ta, đó là Brahman. Brahman là bất diệt tối cao vô thượng, Atman là bản thể chính yếu
trong con người. Hoạt động là năng lực sáng tạo khiến cho phù sinh hiện hữu”.


Tự ngã Atman không sinh ra, không chết, nhỏ hơn cái nhỏ nhất, lớn hơn cái lớn nhất là cái
tiềm ẩn trong lòng chúng sinh. Nó tự sinh ra, tồn tại mãi mãi, trường tồn và cổ xưa, không bị
giết chết khi thân xác bị giết chết.
Vì Atman đồng nhất với Brahman nên về bản chất linh hồn cũng tồn tại vĩnh viễn tuyệt đối,
bất diệt như tinh thần vũ trụ tối cao.
Muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòng nghiệp báo và luân hồi, đưa cái tiểu ngã trở về
đồng nhất với đại ngã siêu việt con người phải toàn tâm toàn ý dốc lòng tu luyện.
2. Về đạo đức nhân sinh:
- Upanishad cũng như phần lớn triết lý Ấn Độ là hướng con người tới sự giải thoát, mọi đau
khổ bất hạnh, thoát khỏi luân hồi nghiệp báo.
- Để giải thoát linh hồn bất tử, đưa linh hồn cá biệt về đồng nhất với linh hồn tối cao,
Upanishad đưa ra hai con đường: Tu luyện về mặt đạo đức và tu luyện về mặt trí tuệ:
+ Tu luyện về đạo đức: Là hành động đúng bổn phận tự nhiệ, không toan tính vụ lợi, diệt mọi
dục vọng, vượt qua sự ràng buộc của thế giới vật tục, biến đổi vô thường.
+ Tu luyện về trí tuệ là dày công thiền định, dốc lòng suy tư, chiêm nghiệm nội tâm, “thực
nghiệm tâm linh” – là một năng lực nhận thức đặc biệt, trực tiếp nắm bắt chân lý , nhờ linh
báo mới đạt được chân lý tối thượng hòa nhập với bản thể vũ trụ tuyệt đối. Vượt qua cảm
giác và kinh nghiệm, vì nó chỉ lôi kéo conn người sa vào sự mê hoặc của thế giới vật dục.
Cả hai phương pháp đều là những phương pháp nhận thức để đạt tới sự giác ngộ và giải thoát,
chúng thống nhất với nhau, tùy điều kiện hoàn cảnh khác nhau mà con người tu luyện và sử
dụng những cách khác nhau để đạt tới mục đích tối cao là giải thoát.
Giải thoát là sự vượt ra ngoài, sự chi phối của thời gian và khôngt gian biểu hiện sự tồn tại
của sự vật hiện tượng.

Giải thoát là trạng thái chân như, vượt qua tất cả mọi giả tưởng, ảo ảnh, nhận thức được bản
thể vũ trụ tuyệt đối tối cao và chân bản tính của con người. Giải thoát là trạng thái tự do tuyệt
đối, là thể nhập với bản thể vũ trụ tuyệt đối, tối cao bất diệt, vượt qua mọi quan niệm sống
chết, thoát khỏi sự chi phối của quy luật nghiệp báo và luân hồi.
3. Về lý luận nhận thức:
Để nhận thức được bản thể tuyệt đối tối cao của vũ trụ, Upanishad chia nhận thức con
người thành hai trình độ hiểu biết khác nhau: Trình độ nhận thức ở bậc hạ trí và trình độ nhận
thức ở bậc thượng trí “Minh giác, siêu việt”.
Theo Upanishad, chỉ ở trình độ thượng trí mới có thể nhận thức được tinh thần vũ trụ
tuyệt đối tối cao Brahman. Còn hạ trí là tri thức phản ánh thế giới sự vật hiện tượng cụ thể
hữu hạn,hữu hạn, thường biến của thế giới hiện thực, mà về tực chất là sự biểu hiện khác
nhau của tinh thần vũ trụ tối cao Brahman, như những đợt sóng khác nhau của cùng một thực
thể duy nhất.
Thượng trí là trình độ nhận thức vượt qua hầu hết thế giới sự vật hiện tượng hữu hình,
hữu hạn để nhận thức một thực tai chân thực, tuyệt đối tối cao duy nhất. Thượng trí là cái biêt
để nhờ đó biết dược cái khác.
Tuy nhiên, hạ trí cũng có vai trò và công dụng của nó. Nó là phương tiện cần thiết để
đưa người ta đến trình độ nhận thức ở bậc thượng trí. Khi đã hiểu biết được thực tại tuyệt đối
tối cao, nhận thức được thực tướng của vạn vật và chân tính mình, con người có thể đạt tới
giác ngộ và giải thoát.
III. Đánh giá Upanishad:


- Sự xuất hiện của Upanishad đánh dấu bước chuyển từ tư duy thần thoại tôn giáo sang tư
duy triết học được biểu hiện ở chỗ nếu nhu kinh Veda và những tư tưởng triết lý trước đó giải
thích thế giới bằng biểu tượng của các vị thần mang tính chất trực qua, cảm tính, biểu tượng
thì sự xuất hiện của Upanishad là phủ định thế giới quan đó bằng cách giải thích thế giới
bằng một bản nguyên, nguyên lý gọi là Brahman (linh hồn vũ trụ tối cao, sức sống vũ trụ).
Điều đó có nghĩa là tư duy triết học của người Ấn Độ đã chuyển từ nhận thức riêng lẻ đến cái
chung, từ hiện tượng đi vào bản chất, quy luật.

Các nhà nghiên cứu đã nói rằng Upanishad xuất hiện cùng thời với sự xuất hiện của Platon,
Arixtot của Hy Lạp và Khổng Tử, Lão Tử của Trung Hoa tạo nên thời đại trục, như có sự gặp
gỡ tất yếu của các nền văn minh nhân loại, đã đồng thời từ bỏ tư duy thần thoại tôn giáo sang
tư duy triết học.
- Triết lý Veda cùng với triết lý của Upanishad trở thành triết lý của thời đại, là cơ sở lý luận
cho đạo Brahman, hình thái thứ hai của Ấn Độ giáo.
- Triết lý Veda, đặc biệt là triết lý Upanishad là cơ sở triết học cho hầu hết các trường phái
triết học, đặc biệt là trường phái triết học chính thống – thừa nhận ưu thế tối cao của
Upanishad, tức là thừa nhận uy thế tối cao của Brahman sáng tạo chi phối và tạo ra thế giới.
- Trong kinh của Upanishad đã tiếp thu, kế thừa, phát triển các tư tưởng triết lý trước đó, đặc
biệt là kinh Veda. Để hình thành nên nhữn phạm trù khá sâu sắc và phong phú cả về bản thể
luận, về nhận thức luận và cả về triết lý đạo đức tôn giáo như: nghiệp báo, luân hồi, niết bàn;
các phạm trù đạo đức như tốt, xấu, thiện, ác, khen thưởng, trừng phạt. Đặc biệt là các phạm
trù tự do, bình đẳng, siêu thoát, giải thoát mà sau này các trào lưu triết học khác kế thừa.

TRIẾT LÝ ĐẠO ĐỨC NHÂN SINH CỦA PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ NGUYÊN THỦY
Phật giáo là một trào lưu tư tưởng lớn ở Ấn Độ cổ đại xuất hiện vào khoảng TK VI
TCN, Phật giáo đã nhanh chóng phổ biến và trở thành quốc giáo ở Ấn Độ. Trải qua những
thăng trầm lịch sử, Phật giáo trở thành một tôn giáo thế giới và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến
đời sống văn hóa, tinh thần của nhiều dân tộc phương Đông. Xét về mặt triết học, Phật giáo
được coi là “triết lý thâm trầm về vũ trụ về con người”. Với mục đích nhằm giải phóng con
người khỏi mọi khổ đau bằng chính cuộc sống đức độ của con người, Phật giáo đã nhanh
chóng chiếm được tình cảm và niềm tin của đông đảo QCND. Nó trở thành biểu tượng của
lòng từ bi, bác ái trong đạo đức truyền thống của các dân tộc châu Á.
1. Khái quát về hoàn cảnh ra đời của Phật giáo – vai trò ngọn cờ tư tưởng và bình đẳng
xã hội:
Sự xuất hiện tư tưởng Phật giáo gắn liền với điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử- chính trị
xã hội của Ấn Độ cổ đại.
- Về điều kiện tự nhiên: nhìn chung điều kiện tự nhiên của Ấn Độ rất phức tạp. Địa hình vừa
có núi non trùng điệp, vừa có nhiều sông ngòi với những đồng bằng trù phú, có vùng khí hậu

nóng ẩm, mưa nhiều, có vùng quanh năm tuyết phủ, lại có vùng sa mạc khô khan nóng nực.
Sự hiểm trở của núi non ở nơi đây đã ngăn cách mối liên hệ của Ấn Độ với thế giới bên
ngoài.


Như vậy tính đa dạng và khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và khí hậu ở Ấn Độ luôn là
những thế lực đè nặng lên đời sống và ghi dấu ấn đậm nét trong tâm trí của người Ấn Độ cổ
đại.
-Về kinh tế - chính trị xã hội:
Đây là thời kỳ ở Ấn Độ cổ đại xuất hiện chế độ nô lệ mang tính chất gia trưởng, kìm hãm bởi
chế độ công xã nông thôn- Mác gọi là phương thức sản xuất Châu Á, đặc trưng của nền kinh
tế trong thời kỳ này là tổ chức phân công lao động nông nghiệp, và thủ công mang tính chất
gia đình, nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp.
Trong thời kỳ này đã xuất hiện sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt và nhà nước quân chủ
chuyên chế trung ương tập quyền, là sở hữu tối cao về ruộng đất và thần dân.
Về mặt tư tưởng đời sống tinh thần xã hội lúc bấy giờ bị thống trị bởi quan điểm duy tâm, tôn
giáo trong thánh kinh Veda và đạo Bàlamôn.
Đạo Bàlamôn cho rằng chế độ đẳng cấp đó là sự an bài tự nhiên của một trật có sẵn theo tinh
thần luật lệ của thần thánh (thần quyền). hơn thế nữa việc phân chia dân cư ra làm 4 đẳng cấp
ở Ấn Độ cổ đại lại được pháp luật quy định và pháp luật đó luôn bảo vệ quyền lợi của các
đẳng cấp trên.
Đứng đầu là đẳng cấp Brahmana(là những lễ sư, tăng lữ Bàlamôn).
Thứ hai là đẳng cấp Kshatriya(gồm vương công, vua chúa, võ sĩ).
Thứ ba là đẳng cấp Vaishya(gồm đa số những người bình dân aryan, thương nhân và điền
chủ).
Thứ tư là đẳng cấp shudra(là những tầng lớp tiện dân, nô lệ): phải phục vụ ba đẳng cấp trên,
phải chịu mọi cực khổ…
Như vậy sự thống trị khắc nghiệt về mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng trên đã làm nảy sinh
những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội, và tất yếu dẫn tới sự phản kháng của quần chúng lao
động đòi hỏi một sự tự do, công bằng xã hội. Chính vì vậy vấn đề chủ yếu của triết học Ấn

Độ là tư tưởng giải thoát.
Xuất phát từ những nhu cầu của hiện thực lịch sử làm xuất hiện các trường phái tư tưởng
mới ở Ấn Độ trong thời kỳ này. Phật giáo là một trong những trường phái triết học không
chính thống ở đông ấn, là một trong những ngọn cờ trong phong trào đòi tự do trong tư tưởng
và bình đẳng xã hội Ấn Độ đương thời. Phật giáo xuất hiện như là một sự đáp ứng nhu cầu xã
hội đương thời, phản kháng xã hội; một mặt nó phản ánh nỗi bất hạnh, đau khổ thực tế của
nhân dân Ấn Độ, mặt khác nó phản ánh chế độ đẳng cấp nghiệt ngã, chống lại sự áp bức, bình
đẳng giữa con người. Nó công khai chống lại giáo lý truyền thống của kinh Veda và đạo
Bàlamôn, bác bỏ uy quyền thần thánh, xây dựng niềm tin vào chính con người.
Đạo phật được xây dựng trên cơ sở cuộc đời và tư tưởng triết lý của Thích ca mâu ni.
Kinh điển của Phật giáo được tổ chức thành Tam tạng gồm:
-Tạng luật: giới luật của năm bộ phái phật giáo.
-Tạng kinh: ghi lại toàn bộ nội dung tư tưởng giáo lý của đức phật ở thời kỳ đầu.
-Tạng luận: là bộ kinh được sáng chế ra trong quá trình bình chú, giải thích giáo pháp của đức
phật mà có.
Nội dung và mục đích cơ bản của Phật giáo:
Giải thoát là mục đích tối cao, là vấn đề trung tâm của triết lý Phật giáo. Nó vừa mang ý
nghĩa đạo đức, vừa mang ý nghĩa tôn giáo.
2. Nội dung:


2.1. Quan niệm về thế giới:
Trái với tư tưởng trong kinh Vêda và Upanishad cũng như trong giáo lý đao Bàlamôn
thừa nhận sự tồn tại của thực thể siêu nhiên sáng tạo và chi phối vũ trụ vạn vật đó là
Brahman, thượng đế, thì Phật giáo cho rằng thế giới về bản chất chỉ là một dòng biến ảo vô
thường, không do một vị thần nào sáng tạo ra cả.
Theo Phật giáo, trong thế giới không hề có vật, không có cái ngã, không có thực thể nào tồn
tại thường định và vĩnh viễn. Theo Phật giáo, sở dĩ vũ trụ vạn vật biến hóa vô thường chính là
do vạn vật trong vũ trụ chịu chi phối bởi luật nhân quả. Cái nhân nhờ có duyên mà trở thành
quả, quả lại là nhân mới, nhờ có duyên trợ giúp mà thành quả mới. Cứ như vậy, TG sự vật,

hiện tượng cứ sinh hóa, biến hiện không ngừng theo quá trình: sinh, trụ, di, diệt, không có bất
kì một thực thể nào vĩnh hằng không sinh diệt – Phật giáo khái quát thành khái niệm vô
thường.
Theo triết lý Phật giáo, tất cả các sự vật, hiện tượng trong TG từ cái vô cùng nhỏ đến cái vô
cùng lớn, từ cái đơn giản đến cái phức tạp đều chịu sự chi phối của luật nhân quả mà tồn tại
và biến hiện. Cái gì phát động ra ở vật làm cho nó biến đổi, gây ra nhiều kết quả gọi là nhân.
Cái gì được kết tập lại do một hay nhiều nhân gọi là quả. Duyên là điều kiện, là mối liên hệ
trợ giúp cho nhân(ở trạng thái khả năng) biến thành quả (ở trạng thái hiện thực). Như thế,
duyên không phải là cái gì đó cụ thể, xác định mà còn là điều kiện, sự tương hợp, tương sinh
nói chung giúp cho vạn pháp sinh thành và biến đổi.
Còn nhân cũng do nhân duyên tạo ra bởi hai thành phần: phần cái tôi sinh lý - tức thể xác,
hình chất gọi là “sắc” (vật chất) và cái tôi tâm lý tinh thần, không có hình chất gọi là “danh”
tinh thần. Danh và sắc tạo nên con người được chia thành 5 yếu tố (ngũ uẩn) gồm:
- Sắc: Vật chất (gồm: địa, thủy, hỏa, phong)
- Thụ: những cảm giác, cảm thụ về sự khổ hay sướng đưa đến sự xúc cảm.
- Tưởng: suy nghĩ và tư tưởng.
- Hành: do ý muốn thúc đẩy hành động.
- Thức: nhận thức, ý thức về ta.
Hai thành phần tạo nên ngũ uẩn, do nhân duyên hợp thành, mỗi sự vật cụ thể do danh và sắc.
Duyên hợp thành ngũ uẩn thì là ta, duyên tan ngũ uẩn ra thì không còn ta là diệt. Quá trình
tan hợp, hợp tan của ngũ uẩn do duyên tác động là vô cùng. Ngay các yếu tố của ngũ uẩn
cũng biến hóa theo luật nhân quả không ngừng, không nghỉ, cho nên mọi sự vật chỉ tồn tại
tương đối trong một khoảnh khắc của dòng biến chuyển vô thường, vô định, vụt mất, không
có sự vật riêng biệt, không có cái tôi thường định, cái tôi hôm nay không còn là cái tôi hôm
qua (vô ngã).
Vì không nhận thức được cái biến ảo vô thường, vô định của thế giới mới là chân thực, không
nhận thức được cái vô ngã của vạn pháp, nghĩa là không thấy được cái gốc của sự biến hóa
vô cùng, vô tận của vạn vật và chúng sinh là ở nhân duyên, nên con người ta lầm tưởng, ngộ
nhận rằng cái gì cũng thường định, ta tồn tại mãi mãi, cái gì cũng của ta, do ta, vì vậy con
người cứ khát ái, tham dục dẫn đến hành động chiếm đoạt, tạo nên những quả gây nên nghiệp

báo, mắc vào bể khổ triền miên không dứt trong tam giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới)
và lục đạo (trời, nhân gian, súc sinh, atula, ngả quỷ, địa ngục) gọi là luân hồi (Samsara) trong
triết lý đạo đức và nhân sinh của Phật giáo.
Như vậy, nghiệp theo Phật giáo được hiểu như thế nào?


Nghiệp: tư tưởng, lời nói, việc làm đều do ý muốn làm động cơ. Phật giáo gọi ý muốn hay ý
chí ấy là tác ý. Vậy nghiệp, cái do hành động thiện hay bất thiện, cố ý hay không cố ý, qua
thân, khẩu ý của ta đê thỏa mãn những ham muốn của tầm thành. Do nghiệp chi phối theo
luật nhân quả nên vạn vật chúng sinh mất đi ở nơi này, thời gian này là để sinh ra ở chỗ khác,
thời gian khác. Đó chính là quá trình tái sinh luân hồi. Trong cuộc đời, mỗi người phải gánh
chịu hậu quả của nghiệp ở kiếp sống này và từ các kiếp trước sang kiếp sống sau. Do vậy,
nghiệp báo trong cuộc đời là sự tổng hợp các kết quả của nghiệp gây ra trong hiện tại cùng
với các nghiệp gây ra trong quá khứ và nó quyết định đời sau tốt hay xấu, làm điều tốt, điều
thiện thì có nghiệp tốt, ứng báo điều tốt, điều thiện cho đời sau tái sinh. Gây ra điều ác, điều
xấu thì có nghiệp xấu ứng báo điều ác, điều xấu cho đời sau tái sinh.
Theo triết lý Phật giáo, theo sự báo ứng của nghiệp do tác ý tạo nên, tâm là yếu tố quan
trọng, là yếu tố khởi đầu và trung tâm của nghiệp. Bởi tất cả những hành động, lời nói và tư
tưởng đều khởi phát từ tâm, đều do tâm vọng động hay thanh tịnh tạo ra.
Nhưng nghiệp lại đi đôi với quả như bóng với hình của mỗi vật. Hành động và kết quả của
hành động ấy đề do tâm tạo ra. Vì nghiệp có thể tốt hay xấu cho nên quả có thể lành hay dữ.
Tóm lại, đã tạo nghiệp, đã gieo nhân tất phải gặt quả, có thể ở lúc này, nơi này hay lúc khác
nơi khác, ở kiếp hiện tại hay tương lai
2.2. Về triết lý đạo đức nhân sinh:
Từ thế giới quan nhân duyên sinh, triết lý Phật giáo đã vạch ra nguồn gốc nỗi khổ của con
người và còn đường dẫn đến sự diệt khổ nhằm giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ cuộc đời
bằng “Tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân duyên” và “Bát chánh đạo”. Đây là tư tưởng triết lý đạo
đức nhân sinh cơ bản nhất của Phật giáo.
- Tứ diệu đế là bốn chân lý cao thượng, chắc chắn, hiển nhiên gồm:
+ Khổ đế: Đây là chân lý chỉ ra những nỗi khổ của chúng sinh. Theo triết lý Phật giáo tất cả

loài vật dù hữu hình hay vô hình trong thế giới đều trong khổ não, đời là bể khổ.
Phật giáo chia thành 8 nỗi khổ:
Sinh: sinh là khổ
Lão: lão là khổ
Bệnh: bệnh là khổ
Tử: tử là khổ
Ái biệt ly khổ: nỗi khổ do sự yêu thương mà phải chia xa.
Cầu bất đắc khổ: muốn mà không được toại nguyện.
Oán tăng hội khổ: nỗi khổ được hình thành từ chỗ ghét nhau mà phải chung sống với nhau.
Ngũ uẩn thịnh khổ: khổ do thân xác con người tạo nên(sắc, thụ, tưởng, hành, thức).
Nhưng nguyên nhân nỗi khổ mà chúng sinh phải chịu đựng đó là gi? Để lý giải điều đó, Phật
giáo đã đưa ra chân lý lớn thứ hai là tập đế (nhân đế)
+ Tập đế: theo Phật giáo sự khổ của kiếp người do 12 nguyên nhân tạo nên gọi là thập nhị
nhân duyên.
Vô minh: sự mông muội, mờ tối, không sáng tỏ.
Hành: hành động thiện hay bất thiện trong quá khứ.
Thức: ý thức, biết ta là ai.
Danh sắc: tên và hình
Lục nhập (lục căn): sáu giác quan của con người để tiếp xúc.
Xúc: là điểm giao hợp liên quan của 3 yếu tố.


Thụ: tiếp thụ, thu nhận các tác động của đối tượng vào mình.
Ái: luyến ái, khao khát, yêu thích, mong muốn.
Thủ: giữ lấy, cố bám lấy vật mà mình ham
Hữu: có tồn tại, hiện hữu hành động tạo nghiệp
Sinh: hiện hữu là ta sinh ra ở thế gian..
Lão, bệnh, tử.
Trong 12 nguyên nhân theo triết lý Phật giáo, nguyên nhân căn bản mọi đau khổ của chúng
sinh là do vô minh.

Nguyên nhân trực tiếp là do ái dục, chính ái dục làm cho ta đeo níu cuộc sống dưới mọi hình
thức và vì thế dẫn dắt, lôi kéo con người mãi mãi phiêu bạt trong vòng luân hồi, lòng dục
vọng của con người có căn nguyên sâu xa từ sự vô minh. Con người không hiểu được do
nhân duyên chi phối, khiến cho “chủ hành đều vô thường”, “vạn pháp đều vô ngã” nên người
ta lầm tưởng rằng cái gì cũng thường định, cái gì cũng của ta, có ta, chấp ngã, vị kỉ, tham dục,
hành động chiếm đoạt, tạo ra những nỗi khổ triền miên từ kiếp này sang kiếp khác.
Như vậy cội nguồn của mọi sự đau khổ là ái dục, luyến ái, bám víu và vô minh.
Muốn thoat khỏi khổ não, phải tận diệt ái dục, xóa vô minh. Đó là chân lý lớn thứ ba mà đức
Phật đưa ra.
+ Diệt đế: là giải thoát luận và cũng là lý luận của Phật giáo là phương pháp diệt trừ từ gốc
đến ngọn (từ quả cho đến nhân) nổi khổ giải thoát con người khỏi nghiệp chướng, luân hồi.
Muốn vậy phải tận diệt mọi ái dục, dứt bỏ vô minh, đạt tới sự sáng tỏ bản nhiên trong tâm
con người đưa chúng sinh đến niết bàn thường trụ.
Trạng thái niết bàn là trạng thái tịch tịnh, tịch diệt, là hạnh phúc tối thượng, là trạng thái diệt
được mọi dục vọng, chấm dứt mọi phiền não, luân hồi, nghiệp báo tái sinh, không phải ở một
cõi nào khác mà ở ngay trên thế gian này, ở chính tâm mình – một trạng thái thanh thản tâm
linh, nhờ sự nỗ lực nghiêm túc.
Để diệt nỗi khổ, đạt tới niết bàn, Phật giáo đưa ra con đường, cách thức, phương pháp nhất
định là đạo đế.
+ Đạo đế là cách thức, con đường để giải thoát khỏi nỗi khổ. Con đường đó không phải bằng
cách tu luyện khổ hạnh ép xác, cũng không phải là chìm đắm trong dục lạc, thấp hèn, thô bỉ
mà. Đó là hai thái cực không thể đưa đến sự giải thoát. Con đường để diệt dục vọng, xóa vô
minh, giác ngộ và giải thoát theo Phật là con đương ở giữa hai thái cực kia, là con đường tu
luyện đạo đức theo giới luật và tu luyện tri thức, trí tuệ bằng “tực nghiệm tâm linh”, “tri
giác”.
Từ hai con đường đó, Phật giáo vạch ra 8 con đường cụ thể gọi là “Bát chánh đạo” gồm:
1. Chánh kiến: nhận thức đúng, nhìn nhận rõ phâỉ trái.
2. Chánh tư duy: sự suy nghĩ đúng đắn để đạt đén chân lý và giác ngộ.
3. Chánh nghiệp: hành động làm việc đúng đắn, không làm điều gian dối, điều xấu.
4. Chánh ngữ: nói điều đúng, phải, tốt không nói điều gian dối, điều ác, điều xấu.

5. Chánh mệnh: sống đúng đắn, trung thực, nhân nghĩ, không tham lam, gian tà, vụ lợi.
6. Chánh tịnh tiến: nỗ lực, sáng suốt, nâng lên một cách đúng đắn.
7. Chánh niệm: phải luôn tâm niệm và suy nghĩ đến đạo lý chân chính, đến điều tốt, không
được nghĩ đến điều xấu xa, bạo ngược và tà đạo.
8. Chánh định: kiên định, tập trung tư tưởng, tâm trí vào con đường đạo lý chân chính, không
để bất cứ điều gì làm lay chuyển tâm trí, đạt đến giác ngộ.


Trong 8 con đường đó thì chính kiến, chính tư duy thuộc về môn tu luyện trí tuệ; chánh ngữ,
chánh nghiệp, chánh mệnh thuộc về môn tu luyện đạo đức theo giới luật; chánh tinh tiến,
chánh niệm, chánh định thuộc môn tu thiền định. Triết học Phật giáo khái quát 3 phương
pháp tu tập đó là tam học: giới, định và tuệ. Như vậy tư tưởng về đạo đế chính là đạo đức
luận và tri thức luận của Phật giáo.
Cùng với Bát Chánh đạo, Phật giáo còn đưa ra phép tu tổng quát cho tất cả các hàng phật tử
để ngăn ngừa gây ra những điều ác, thi hành những điều thiện, điều tốt cho người và cho
mình, đó là ngũ giới và lục độ.
+ Ngũ giới (5 điều răn) gồm:
1. Bất sát sinh.
2. Bất đạo tặc.
3. Bất dâm dục
4. Bất vọng ngữ
5. Bất ẩm tửu.
+ Lục độ (6 phép tu) gồm:
1. Bố thí
2. Trì giới
3. Nhẫn nhục
4. Tinh tiến
5. Thiền định
6. Bát nhã.
3. Đánh giá:

* Giá trị: - Phật giáo là một trong những trường phái triết học không chính thống đấu tranh
chống lại tư tưởng hữu thần. Triết lý Phật giáo chứa đựng những yếu tố duy vật chất phác và
tư tưởng biện chứng tự phát . Tư duy biện chứng tự phát là đặc điểm chung của Phật giáo sơ
kì cũng như của Hy Lạp cổ đại.
- Phật giáo có những đóng góp tích cực, là tiếng nói tiến bộ trong làn sóng phủ nhận uy thế
kinh Vêda, Upanishad và giáo lý Bàlamôn, là ngọn cờ đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội,
lên án chế độ đòi phân biệt đẳng cấp xã hội. Trên cơ sở đó, Phật giáo đưa ra cách giải thích
mới về thế giới, phê phán cái gọi là thế giới bên kia, đưa ra phương pháp rèn luyện, hoàn
thiện con người (cá nhân) về mặt giá trị đạo đức, tinh thần, góp phần cải biến xã hội, hướng
con người tới sự giải thoát.
- Phật giáo đưa ra những phương pháp cải cách xã hội, giáo hóa đạo đức, khuyên con người
sống từ bi hỉ xả, bác ái, bình đẳng, phê phán xã hội đẳng cấp. Do vậy triết lý Phật giáo mang
tính nhân văn, nhân bản sâu sắc.
- Phật giáo đã hoàn thiện hệ thống các khái niệm, phạm trù chyển từ tư duy thần thoại sang tư
duy triết học
* Hạn chế:
Do chưa giải thích đúng đắn bản chất các hiện tượng lịch sử xã hội, chưa tìm nguyên nhân
đích thực của nỗi khổ, nên Phật giáo chưa đưa ra được con đường và biện pháp cải tạo xã hội
đúng đắn, hiệu quả để xóa bỏ tận gốc sự đau khổ và bất công xã hội. Do vậy, sự giải phóng
con người như lí tưởng, chỉ dừng lại ở tâm linh, tinh thần, đạo đức.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×