Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh gái hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý theo hướng phát triển bền vững tại xã nam trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 70 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƢỜNG

TRẦN THỊ PHƢƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÍ THEO
HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI XÃ NAM TRẠCH,
HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƢỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÍ THEO
HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI XÃ NAM TRẠCH,
HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Họ tên sinh viên:

TRẦN THỊ PHƢƠNG LAN

Mã số sinh viên:


DQB 05130054

Chuyên ngành:

Quản lý tài nguyên và môi trƣờng K55

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Đinh Thị Thanh Trà

QUẢNG BÌNH, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tối xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn

Trần Thị Phƣơng Lan

Xác nhận của giảng viên hƣớng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này trƣớc hết em xin gửi đến
quý thầy, cô giáo trong khoa Nông - Lâm – Ngƣ, trƣờng Đại học Quảng Bình lời
cảm ơn chân thành. Các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy kiến thức trong bốn năm

trên ghế giảng đƣờng, với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học tập không
chỉ là nền tảng cho thời gian thực tập mà còn là hành trang quý báu để em bƣớc vào
đời một cách vững chắc và tự tin.
Đặc biệt, em xin gửi đến cô giáo TS. Đinh Thị Thanh Trà, ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc
nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Văn Phòng đăng kí quyền sử dụng đất huyện Bố
Trạch vì đã tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho em đƣợc tìm hiểu thực tiễn trong
suốt thời gian thực tập tại Văn phòng.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình hoàn thiện khóa luận này
em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp từ
quý thầy cô cũng nhƣ quý cơ quan.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hoàn Lão, tháng 3 năm 2017

Trần Thị Phƣơng Lan


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................... 8
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ 9
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................. 2
1.3. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................. 2
PHẦN II NỘI DUNG..................................................................................................... 3
Chƣơng I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU .............................................. 3

1.1. Tổng quan về đất và đánh giá hiện trạng sử dụng đất ....................................... 3
1.1.1. Khái niệm về đất............................................................................................. 3
1.1.2. Khái niệm về đất nông nghiệp........................................................................ 4
1.1.3. Khái niệm về đánh giá đất đai ........................................................................ 4
1.1.4. Khái niệm về loại hình sử dụng đất ................................................................ 5
1.2. Tổng quan về quy trình đánh giá đất ................................................................. 5
1.2.1. Các nguyên tắc đánh giá đất ........................................................................... 5
1.2.2. Nội dung đánh giá đất .................................................................................... 5
1.2.3. Các công đoạn của việc đánh giá đất ............................................................. 5
1.2.4. Ý nghĩa của các công đoạn đánh giá hiện trạng sử dụng đất ......................... 7
1.3. Tổng quan về đánh giá hiện trạng sử dụng đất .................................................. 8
1.3.1. Đánh giá loại hình sử dụng đất đai ................................................................. 8
1.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai ................................................................. 8
1.3.3 Đánh giá hiệu quả sản xuất đất đai .................................................................. 8
1.3.4. Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất đai ............................................... 9
1.3.5. Đánh giá mức độ thích hợp sử dụng đất đai................................................. 10
1.4. Tổng quan về cơ sở thực tiễn........................................................................... 10
1.4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội xã Nam Trạch .................. 10
1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 10
1.4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 12
1.4.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ............................ 16


1.4.2. Hiện trạng tài nguyên đất nông nghiệp tại Việt Nam ................................... 18
1.4.3. Hiện trạng tài nguyên đất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Bình........................ 18
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................................. 20
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 20
2.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 20
2.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 20

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 20
2.4.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu ............................................. 20
2.4.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa .................................................................... 21
2.4.3. Phƣơng pháp đánh giá tính bền vững ........................................................... 21
2.4.4. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp và đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả sử
dụng các loại hình sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu ........................................... 21
2.4.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lí số liệu ........................................................ 23
Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 24
3.1. Tình hình sản xuất và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Nam Trạch 24
3.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ................................................................... 24
3.1.2. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn .................................... 29
3.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Nam Trạch ..................................... 31
3.2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng về mặt kinh tế ................................................... 31
3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng về mặt xã hội .................................................... 38
3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng về môi trƣờng ................................................... 41
3.2.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong hiện trạng sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn ................................................................................................. 45
3.3. Đề xuất các loại hình sử dụng đất triển vọng cho xã Nam Trạch ................... 46
3.3.1 Cơ sở đề xuất các loại hình triển vọng tại địa phƣơng .................................. 46
3.3.2. Đề xuất các loại hình có triển vọng tại địa phƣơng...................................... 47
3.4. Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lí theo hƣớng phát triển bền vững tại xã
Nam Trạch ..................................................................................................................... 49
3.4.1 Chiến lƣợc sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững ......................... 49
3.4.2. Giải pháp về chính sách................................................................................ 49
3.4.3. Giải pháp về mặt kinh tế............................................................................... 49
3.4.4. Giải pháp kỹ thuật ........................................................................................ 51


PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 53
3.1. Kết luận .................................................................................................................. 53

3.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 55
PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ .................................................................................... 56


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Cụm từ đầy đủ

Chữ cái viết tắt/Ký
hiệu
FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên
Hiệp Quốc

LUT

Loại hình sử dụng đất

LMUs

Đơn vị bản đồ đất

SDD

Sử dụng đất

GO

Tổng giá trị sản xuất


IC

Chi phí trung gian

VA

Giá trị gia tăng

QL1A

Quốc lộ 1A

VNĐ

Việt Nam đồng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Tình hình phát triển kinh tế xã Nam Trạch năm 2013-2015 ........................... 15
Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Nam Trạch ......................................... 26
Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Trạch .................... 28
Bảng 4. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của xã ...................................... 30
Bảng 5. Năng suất sản lƣợng của một số cây trồng chính ............................................ 31
Bảng 6. Giá trị sản xuất của một số cây trồng chính (Triệu đồng/ha/vụ) ................... 33
Bảng 7. Chi phí trung gian sản xuất cây lúa trên một ha trong một vụ ........................ 33
Bảng 8. Chi phí trung gian trong sản xuất mía trên một ha trong một vụ .................... 34
Bảng 9. Chi phí trung gian sản xuất dƣa hấu trên một ha trong một vụ ....................... 34
Bảng 10. Chi phí trung gian sản xuất sắn trên một ha trong một vụ ............................ 35
Bảng 11. Giá trị gia tăng của một số cây trồng chính ................................................... 35

Bảng 12. Giá trị gia tăng của các cây trồng chính qua các năm ................................... 36
Bảng 13. Giá trị tỉ suất hoàn vốn và các chi phí bỏ ra trên một ha ............................... 37
Bảng 14. Hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất tiêu biểu ............................... 37
Bảng 15. Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo của xã qua các năm.......................................... 39
Bảng 16. Tình hình lao động và thu nhập qua các năm ................................................ 40
Bảng 17. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt môi trƣờng .............................................. 42
Bảng 18. Lƣợng đầu tƣ phân bón cho các cây trồng chính ........................................... 43
Bảng 19. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một số cây trồng........................... 44


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã Nam Trạch .......................................... 24
Biểu đồ 2. So sánh mức bình quân canh tác của xã Nam Trạch ................................... 27
Biểu đồ 3. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Trạch ..................... 29
Biểu đồ 4. So sánh bình quân năng suất của một số cây trồng chính của xã Nam
Trạch so với năng suất của huyện Bố Trạch và tỉnh Quảng Bình năm 2015............... 32
Biểu đồ 5. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch và
tỉnh Quảng Bình qua các năm ....................................................................................... 41


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề
xuất giải pháp sử dụng hợp lí theo hƣớng phát triển bền vững tại xã Nam Trạch,
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” đã đƣợc thực hiện từ tháng 1/2017 đến tháng
5/2017. Phƣơng pháp tiếp cận đề tài là thu thập, điều tra số liệu, tài liệu, khảo sát
thực địa cùng các phƣơng pháp đánh giá đất thông qua các chỉ tiêu, hạng mục. Nội
dung đề tài cần nghiên cứu các vấn đề sau:
- Tổng quan về các quy trình đánh giá đất đai, hiện trạng sử dụng đất đai
- Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Nam
Trạch.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Nam Trạch.
Sau quá trình thực hiện đề tài đã thu đƣợc một số kết quả sau:
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Nam Trạch
- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Nam Trạch
- Đề xuất các loại hình sử dụng đất triển vọng cho xã Nam Trạch.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho phát triển
nông nghiệp bền vững tại xã Nam Trạch.
Với các kết quả đã đạt đƣợc có thể nhận thấy Nam Trach là một xã có nền
nông nghiệp đang dần phát triển hơn. Tuy nhiên trên đà phát triển đó thì hiện trạng
sử dụng đất nông nghiệp đang còn nhiều điểm tồn tại. Ngƣời dân chƣa tận dụng hợp
lý quỹ đất của xã và khả năng sản xuất của đất. Bên cạnh đó việc sản xuất nông
nghiệp còn gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng đất gây suy thoái đất. Từ đó khóa luận
này đã đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng đất hợp lý theo hƣớng phát triển bền
vững.


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
con ngƣời. Đất đai là nền tảng để con ngƣời định cƣ và tổ chức các hoạt động kinh
tế xã hội, nó không chỉ là đối tƣợng lao động mà còn là tƣ liệu sản xuất không thể
thay thế đƣợc, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp, đất là yếu tố đầu vào
có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản suất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi
trƣờng duy nhất để sản xuất ra lƣơng thực, thực phẩm nuôi sống con ngƣời. Việc sử
dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc
gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai trong hiện tại và tƣơng lai.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng
về lƣơng thực và thực phẩm, chỗ ở cũng nhƣ các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con
ngƣời đang tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày
càng tăng đó. Nhƣ vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích

nhƣng lại có nguy cơ bị suy thoái dƣới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức
của con ngƣời trong quá trình sản xuất. Đó còn chƣa kể đến sự suy giảm về diện
tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả
năng khai hoang đất mới còn rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiện trạng sử dụng
hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang đƣợc các nƣớc và các
địa phƣơng quan tâm [1].
Xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có nền kinh tế chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp, với các loại cây nông nghiệp nhƣ lúa, ngô, lạc, sắn
và các loại cây hoa màu khác cung cấp đầy đủ cho nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm
cho ngƣời dân của xã, bên cạnh đó sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho quá trình
xuất khẩu đem lại lợi nhuận lớn cho ngƣời dân ở đây. Nhƣng do sự gia tăng dân số
ngày một nhanh dẫn đến nhu cầu về cơ sở hạ tầng, chỗ ở và các nhu cầu về văn hóa
- xã hội cần đƣợc đáp ứng do đó diện tích đất nông nghiệp trên toàn xã dần bị thu
hẹp. Mặt khác, do ý thức sử dụng đất của ngƣời dân trên địa bàn xã chƣa cao dẫn
đến đất có nguy cơ bạc màu, suy thoái nghiêm trọng, đặc biệt là đất nông nghiệp. Vì
vậy trong quá trình khai thác và sử dụng, ngƣời dân sẽ không tránh khỏi tình trạng
sử dụng đất không hợp lý, không mang lại hiệu quả. Do đó việc đánh giá hiện trạng
sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã để có những phƣơng pháp sử dụng đất hợp
lý và hiệu quả nhất là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện
trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí theo hướng
phát triển bền vững tại xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”.

1


1.2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu các loại hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nhằm đánh giá
việc sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp, các phƣơng pháp canh tác đất nông
nghiệp trên địa bàn xã.

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Nam Trạch, huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình góp phần xây dựng, làm cơ sở để phục vụ cho công tác
phân bổ quỹ đất.
- Đề xuất hƣớng sử dụng đất có hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững trên địa
bàn toàn xã.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đúng, khách quan trung thực, toàn diện hiện trạng sử dụng đất
nông nghiệp
- Thu thập chính xác và đầy đủ và khoa học về số liệu của các loại hình sử
dụng đất trên địa bàn xã.
- Bƣớc đầu đề xuất các giải pháp để sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả,
bền vững, có tính khả thi cao.

2


PHẦN II NỘI DUNG
Chƣơng I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU
1.1. Tổng quan về đất và đánh giá hiện trạng sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm về đất
Đất là một phần của vỏ Trái Đất, là lớp thực địa, bên dƣới là đá và khoáng
sinh ra đất, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp bề mặt tơi xốp của lục
địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ nhƣỡng, là thổ
quyển, là một phần tự nhiên, là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là
thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn
quyển trên và thổ quyển có tính thƣờng xuyên và cơ bản.
Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm:
Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhƣỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích
mặt nƣớc, tài nguyên nƣớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất. Theo chiều nằm

ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhƣỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật
với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối
với hoạt động sản xuất cũng nhƣ cuộc sống xã hội của con ngƣời [2].
Luật đất đai hiện hành khẳng định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các công trình kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”[4]. Nhƣ vậy, đất đai là điều kiện chung nhất
đối với mọi hoạt động sản xuất và hoạt động của con ngƣời. Nói cách khác, không
có đất sẽ không có sản xuất cũng nhƣ không có sự tồn tại của con ngƣời.
Đối với ngành phi nông nghiệp, đất đai giữ vai trò thụ động chức năng là cơ
sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng lƣu trữ trong
lòng đất. Đối với ngành này sản xuất và sản phẩm đƣợc tạo ra không phụ thuộc vào
đặc điểm, độ phì nhiêu của đất cũng nhƣ chất lƣợng thảm thực vật và tính chất tự
nhiên có sẵn trong đất.
Đối với ngành nông lâm nghiệp đất đai có vai trò vô cùng quan trọng. Đất
đai không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại mà
còn là yếu tố tích cực của các quá trình sản xuất. Điều này thể hiện ở chỗ, đất luôn
chịu tác động nhƣ: cày, bừa, làm đất, nhƣng cũng đồng thời là công cụ sử dụng để
trồng trọt và chăn nuôi, do đó nó là đối tƣợng lao động nhƣng cũng lại là công cụ
hay phƣơng tiện lao động.

3


Quá trình sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ với đất và các
sản phẩm làm ra luôn đƣợc phụ thuộc vào đặc điểm của đất, mà cụ thể là độ phì
nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Tuy nhiên độ phì nhiêu của đất không phải là vĩnh viễn và cố định, mà luôn
thay đổi trong quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên. Ngoài ra, trong quá
trình sản xuất, dƣới tác động của con ngƣời thì độ phì nhiêu ngày càng có sự biến

động rất lớn. Nếu tác động của con nguời có sáng tạo và khoa học thì độ phì nhiêu
của đất ngày càng đƣợc nâng cao, vì thế, ngoài nhân tố tự nhiên còn có xã hội tham
gia vào quá trình hình thành và phát triển của đất đai [1].
1.1.2. Khái niệm về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo
vệ, phát triển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác (Bộ Tài nguyên và
môi Trƣờng) [1].
1.1.3. Khái niệm về đánh giá đất đai
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về đánh giá đất:
+ Đánh giá đất đai là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh
đất dựa vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất.
Theo Sobolev: Đánh giá đất đai là học thuyết về đánh giá có tính chất so
sánh chất lƣợng đất của các vùng đất khác nhau mà ở đó thực vật sinh trƣởng và
phát triển.
+ Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất của
đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, hệ
động thực vật tự nhiên,...) và thuộc tính chính của đất đai tạo nên.
+ Đánh giá đất đai chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực một vùng có điều kiện tự
nhiên (trừ yếu tố đất), điều kiện kinh tế xã hội nhƣ nhau.
+ Theo FAO (1976), đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những
tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá, với tính chất đất đai mà loại hình
sử dụng đất yêu cầu.
Trong sản xuất nông nghiệp, việc đánh giá đất nông nghiệp đƣợc dựa theo
các yếu tố đánh giá đất với những mức độ khác nhau. Mức độ khác nhau của các
yếu tố đánh giá đất đƣợc tính toán dựa trên những cơ sở khách quan, phản ánh các
thuộc tính của đất và mối tƣơng quan giữa chúng với năng suất cây trồng trong
nhiều năm. Nói cách khác đánh giá đất đai trong sản xuất nông nghiệp thƣờng dựa vào
4



chất lƣợng (độ phì nhiêu, độ phì hữu hiệu) của đất với mức sản phẩm và độ phì tạo
nên [2].
1.1.4. Khái niệm về loại hình sử dụng đất
LUT (LUT - Land Use anh Transportation) là loại hình đặc biệt của sử dụng
đất đƣợc mô tả theo các thuộc tính nhất định. LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử
dụng đất của một vùng đất với những phƣơng thức quản lý sản xuất trong các điều
kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật đƣợc xác định. Trong sản xuất nông nghiệp, loại
hình sử dụng đất đƣợc hiểu khái quát là hình thức sử dụng đất đai để sản xuất hoặc
phát triển một nhóm cây trồng, vật nuôi trong một chu kỳ hoặc chu kỳ nhiều năm.
Ngoài ra, LUT còn có nghĩa là kiểu sử dụng đất [2].
1.2. Tổng quan về quy trình đánh giá đất
1.2.1. Các nguyên tắc đánh giá đất
- Đánh giá đất tập trung cho một số cây trồng chính: Lúa và các loại cây
lƣơng thực khác, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả…
- Đánh giá đất dựa vào điều kiện tự nhiên của đất và không đề cập đến đặc
điểm kinh tế - xã hội.
- Đánh giá đất trên một số loại đất chính. Ở mỗi loại đất chính trên mỗi loại
cây trồng tiến hành xây dựng 3 khung đánh giá đất cho 3 trình độ thâm canh ( cao,
trung bình, thấp) [2].
1.2.2. Nội dung đánh giá đất
- Xác định các yếu tố đánh giá đất.
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá đất.
- Xây dựng bản đồ đất (thể hiện các yếu tố đánh giá đất).
- Xây dựng bản đồ đánh giá đất [2].
1.2.3. Các công đoạn của việc đánh giá đất
1.2.3.1. Bước chuẩn bị
- Xác định mục tiêu, địa bàn, ranh giới, mức độ cần thiết điều tra và tỷ lệ bản
đồ và xây dựng đề cƣơng chi tiết.

- Thu thập tài liệu về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội.
- Chuẩn bị công cụ, vật tƣ kỹ thuật và kinh phí.
- Phác thảo tài liệu ban đầu nhƣ các bản đồ cơ sở: Bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thủy lợi...
- Dự kiến nội dung điều tra, chỉnh lý và bổ sung trên thực địa.
5


- Tổ chức lực lƣợng tham gia [2].
1.2.3.2. Bước điều tra dã ngoại
- Điều tra bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện các số liệu về tình hình cơ bản về các
loại bản đồ chuyên đề nhƣ hiện trạng sử dụng đất, thủy lợi, giao thông...
- Điều tra đất, đào phẫu diện đất, mô tả, chỉnh lý ranh giới, chụp ảnh hình
thái phẫu diện đất, cảnh quan theo các hệ thống sử dụng đất tại các điểm đã dự kiến.
- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp nông dân và cán bộ địa phƣơng về hiệu quả
kinh tế sử dụng đất đai theo mẫu phiếu điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế
nông nghiệp.
- Xem xét các tác động ảnh hƣởng tới môi trƣờng, mức độ và nguyên nhân
gây thoái hóa và ô nhiễm môi trƣờng trong khu vực điều tra, thu thập các số liệu
ảnh hƣởng đã có. Nếu cần thiết thì lấy mẫu đất, mẫu nƣớc hoặc nông sản để phân
tích theo quy định chuyên ngành.
- Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra dã ngoại với cơ sở để tranh thủ sự tham gia
góp ý của cán bộ, nông dân địa phƣơng [2].
1.2.3.3. Bước nội nghiệp (tổng hợp, xây dựng tài liệu chính thức)
- Xác định và lựa chọn loại hình sử dụng đất đai (LUTs).
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (LMUs).
- Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội trong sử dụng đất đai :
+ Các chỉ tiêu kinh tế cần phân tích: Đầu tƣ cơ bản, tổng thu nhập, thu nhập
thuần, giá trị ngày công lao động, hiệu suất đồng vốn.
+ Các chỉ tiêu xã hội cần phân tích: Đảm bảo an toàn lƣơng thực, gia tăng lợi

ích của ngƣời nông dân; đáp ứng mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế của vùng;
thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; góp phần định
canh, định cƣ và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; tăng cƣờng
sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.
+ Các chỉ tiêu phân tích đƣợc đánh giá định lƣợng.
- Phân tích tác động môi trƣờng: Phân tích tác động môi trƣờng là yêu cầu
bắt buộc trong đánh giá và sử dụng đất đai. Đó là việc xem xét thực trạng và nguyên
nhân xảy ra sự suy thoái môi trƣờng, nhằm loại trừ các loại sử dụng có khả năng
gây ra thảm họa về môi trƣờng sinh thái trong và ngoài vùng.
- Phân hạng mức độ thích hợp đất đai.
+ Tổng hợp kết quả phân hạng đất đai.

6


+ Tổ hợp các kiểu thích hợp đất đai.
+ Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai.
+ Xây dựng bản đồ phân hạng theo kiểu thích hợp đất đai.
+ Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai tƣơng lai.
* Quan điểm trong đề xuất sử dụng đất đai:
- Bảo đảm sự phù hợp giữ mục tiêu phát triển của nhà nƣớc, của địa phƣơng
và mục tiêu của ngƣời sử dụng đất đai.
- Có đủ điều kiện và khả năng phát triền trƣớc mắt và lâu dài.
- Gia tăng lợi ích cho ngƣời sử dụng đất đai.
- Không gây tác động xấu tới môi trƣờng.
- Đáp ứng đƣợc các yêu cầu về xã hội: thu hút lao động, định canh, định
cƣ...
* Cơ sở khoa học để đề xuất sử dụng đất đai:
- Kết quả đánh giá, phác họa sự thích hợp đất đai hiện tai và tƣơng lai.
- Hiện trạng sử dụng đất đai và phƣơng hƣớng phát triển.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý.
- Có đủ các giải pháp kỹ thuật đi kèm để khắc phục các hạn chế.
* Lựa chọn loại hình sử dụng đất đai thích hợp nhất.
- Loại trừ trƣớc phần diện tích đất đã quy hoạch sử dụng cho mục tiêu khác
- Dựa vào các kiểu thích hợp đất đai lựa chọn mỗi kiểu một loại sử dụng đất
đai có mức độ thích hợp cao nhất.
- Tổng hợp diện tích của từng loại hình sử dụng đất đai đã chọn.
- Xác định hệ số sử dụng đất để quy đổi ra diện tích sử dụng đất thực tế.
- Điều chỉnh sự lựa chọn: đối chiếu diện tích của các loại sử dụng đất đai đã
chọn với hiện trạng và khả năng, phƣơng hƣớng phát triển để điều chỉnh.
- Chính thức đề xuất sử dụng đất đai.
- Viết báo cáo đánh giá phân hạng đất đai [2].
1.2.4. Ý nghĩa của các công đoạn đánh giá hiện trạng sử dụng đất
- Công đoạn đánh giá đất đai giúp chúng ta biết đƣợc một cách tổng quát
toàn bộ tính chất của một loại hình nào đó về đất để sử dụng tốt cho cây trồng và
các ngành kinh tế quốc dân nói chung.
7


- Công đoạn đánh giá đất đai là gắn liền đánh giá đất đai và quy hoạch sử
dụng đất đai, coi đánh giá đất đai là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất
đai.
- Công đoạn đánh giá đất đai có ý nghĩa khoa học là kết quả nghiên cứu góp
phần về cơ sở lý luận cho phƣơng pháp đánh giá đât theo FAO ứng dụng vào điều
kiện cấp xã của nƣớc ta nhằm phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất hợp lý.
- Công đoạn đánh giá đất đai có ý nghĩa thực tiễn là kết quả nghiên cứu của
đề tài phản ánh mức độ thích hợp của một đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử
dụng đất đai hiện tại, từ đó có hƣớng khai thác sử dụng hợp lý trong tƣơng lai.
1.3. Tổng quan về đánh giá hiện trạng sử dụng đất
1.3.1. Đánh giá loại hình sử dụng đất đai

Loại hình sử dụng đất đai đƣợc xác định thống nhất trong cả nƣớc. Sau khi
điều tra phân loại thực trạng sử dụng đất đai, tùy thuộc vào các loại hình sử dụng
đất sẽ đánh giá các chỉ tiêu:
- Tỷ lệ (%) diện tích so với toàn bộ quỹ đất, tổng diện tích đang sử dụng và
diện tích của các loại đất chính.
- Đặc điểm phân bố các loại đất trên địa bàn lãnh thỗ.
- Bình quân diện tích các loại đất trên đầu ngƣời [5].
1.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai
Hiệu quả sử dụng đất đai biểu thị mức độ khái thác sử dụng đất đai và
thƣờng đƣợc đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:


* Tỷ lệ SDD (%) =
* Tỷ lệ SD loại đất (%) =

×100%
×100%

* Hệ số SDĐ (lần) =
* Độ che phủ (%) =
[5].
1.3.3 Đánh giá hiệu quả sản xuất đất đai
Hiệu quả sản xuất của đất đai biểu thị năng lực sản xuất hiện tại của việc sử
dụng đất. Các chỉ tiêu thƣờng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai là:

8


* Sản lƣợng của đơn vị diện tích cây trồng =
* Giá trị tổng sản lƣợng của đơn vị diện tích đất nông nghiệp

=
* Sản lƣợng của đơn vị diện tích đất nuôi trồng thủy sản
=

[5].

1.3.4. Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất đai
* Bền vững về kinh tế: là chỉ tiêu mô tả mối quan hệ giữa lợi ích mà ngƣời
sử dụng đất nhận đƣợc và chi phí bỏ ra để nhận đƣợc lợi nhuận đó. Đối với những
hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì hiệu quả kinh tế là một nhân tố để thúc
đẩy sản xuất phát triển. Bền vững về kinh tế đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu
sau:
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ
đƣợc tạo ra trong sản xuất trong một thời gian nhất định thƣờng là một năm.
- Chi phí trung gian (IC): bao gồm các chi phí vật chất và dịch vụ đƣợc sử
dụng trong quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): là kết quả cuối cùng sau khi trừ đi chi phí trung gian
của hoạt động sản xuất, kinh doanh nào đó. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
hiệu quả sản xuất ( VA=GO-IC).
* Bền vững về mặt xã hội: Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất, ngoài việc xác
định hiệu quả kinh tế mang lại thì cần xác định hiệu quả xã hội về việc giải quyết
công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, khả năng thu hút lao động.
* Bề vững về mặt môi trƣờng: Trong quá trình sản xuất để nâng cao năng
suất tìm sản phẩm thì con ngƣời mọi cách tác động một cách không hợp lý và đất
gây ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng. Để đánh giá bền vững về mặt môi
trƣờng, chúng tôi tiến hành đánh giá trên các khía cạnh tác động tích cực và tác
động tiêu cực:
- Đánh giá khả năng giải quyết việc làm, thu nhập từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp.
- Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hƣởng đến môi trƣờng.

- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững [5].

9


1.3.5. Đánh giá mức độ thích hợp sử dụng đất đai
Mức độ thích hợp sử dụng đất đai biểu thị sự phù hợp của các thuộc tính của
đất đai với mục đích đang sử dụng. Đất đai có nhiều công dụng khác nhau, tuy
nhiên khi sử dụng cần căn cứ vào các thuộc tính của đất đai để lựa chọn mục chọn
mục đích sử dụng là tốt nhất và có ích nhất. Để đánh giá mức độ thích hợp sẽ dựa
vào kết quả đánh giá mức độ thích nghi của đất đai .
1.4. Tổng quan về cơ sở thực tiễn
1.4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội xã Nam Trạch
1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Nam Trạch là một xã nằm ở phía Nam huyện Bố Trạch cách trung tâm
huyện lỵ 4 km có diện tích tự nhiên chừng 1.915,52 ha. Đất đai chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp và lâm nghiệp. Có vị trí địa lý nhƣ sau:
+ Phía Bắc giáp với xã Đại Trạch;
+ Phía Đông giáp với xã Nhân Trạch và Lý Trạch;
+ Phía Tây giáp với xã Hòa Trạch;
+ Phía Nam giáp với Thị Trấn Nông Trƣờng Việt Trung và xã Thuận Đức
thành phố Đồng Hới.
b) Khí hậu thủy văn
Địa bàn xã Nam Trạch mang đậm đặc trƣng khí hậu nhiệt đới gió mùa của
vùng ven biển miền Bắc Trung Bộ. Hàng năm, thƣờng chịu ảnh hƣởng của ba luồng
gió chính. Gió mùa Đông Bắc thổi từ Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ trong thời gian từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Ben Gan tràn qua lục
địa, luồn qua các các dãy núi phía Tây, đặc biệt là dãy Trƣờng Sơn thổi qua. Từ
tháng 6 đến tháng 7 trung bình mỗi năm có 18 đến 20 ngày gió mùa Tây Nam rất

khô và nóng, nhân dân thƣờng gọi là “gió Lào”. Mùa gió Đông Nam mát mẻ thổi
vào từ biển Thái Bình Dƣơng (thƣờng gọi là gió nồm).
- Nhiệt độ trung bình năm là: 24,4°C.
- Nhiệt độ trung bình cao nhất là: 33,8 - 34,3°C.
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất 16,8 - 17,8°C.
- Biên độ ngày đêm là 5 - 8°C
- Số giờ nắng trung bình trong ngày là 5,9 giờ.

10


Lƣợng mƣa trung bình năm là 2100 - 2300 mm, phân bố không đều theo
mùa. Mùa khô ít lƣợng mƣa chiếm 20-25% lƣợng mƣa cả năm, mùa mƣa lƣợng
mƣa lớn chiếm 75 - 80% lƣợng mƣa cả năm, lủ thƣờng xảy ra trên diện rộng vào
mùa này.
Độ ẩm không khí trung bình tháng là 70%, riêng những tháng có gió Tây
Nam độ ẩm lại tƣơng đối thấp.
Xã Nam Trạch cũng nhƣ vùng ven biển phía Bắc miền Trung khí hậu đƣợc
chia làm 2 mùa rõ rệt, đó là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5
đến tháng 10. Mùa lạnh thƣờng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm
của mùa này là hanh khô và lạnh. Trong các tháng mùa lạnh, các điều kiện thời tiết
nhƣ sƣơng mù, hoặc bầu trời u ám nặng, kèm theo mƣa phùn nhẹ là phổ biến và có
thể kéo dài đến đến nhiều ngày liên tục.
Trung bình hàng năm có khoảng 4 - 5 trận bão tác động đến địa phận xã Nam
Trạch. Sức gió của những cơn bão thƣờng có cƣờng độ từ cấp 7 đến cấp 9, thậm chí
có những trận bão lên đến cấp 12 hoặc 13. Nam Trạch là một xã ven biển, nên
thƣờng phải chịu sự phá hoại nặng nề của những trận bão lớn, gây sạt lở các cửa
sông. Các cơn bão này thƣờng kèm theo mƣa lớn và hay gây ra ngập úng trên địa
phận xã.
c) Tài nguyên đất đai

Trên địa bàn xã có tất cả 1917,8 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu
gồm 2 loại đất chính:
- Đất thịt cát nhẹ: Đây là loại đất mà có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời
rạc thích hợp cho việc bố trí các loại cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây
lâm nghiệp.
- Đất phù sa: Chiếm diện tích nhỏ, đƣợc phân bố chủ yếu dọc theo dọc bờ
sông Dinh.
Ngoài ra trên địa bàn còn có nhiều loại đất khác, nhƣng chiếm diện tích
không đáng kể nhƣ: đất xám bạc màu,...
d) Địa hình địa mạo
Địa hình diện mạo xã Nam Trạch không bằng phẳng, với phần lớn diện tích
đất là đất sản xuất nông nghiệp và đất trồng rừng, nên có thế mạnh để khai thác tiềm
năng nông - lâm nghiệp của xã. Với địa hình của xã rất thích hợp để sản xuất nông
nghiệp trồng.
Xã Nam Trạch có diên tích tự nhiên 1917,8 ha chủ yếu là loại đất phù sa có
hàm lƣợng dinh dƣỡng không cao, thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, thuận lợi
11


cho phát triển cây màu nhƣ: Lúa, ngô, khoai, sắn, rau màu, đậu đỏ, và các cây công
nghiệp nhƣ: Cao su, thông nhựa,...
e) Cảnh quan môi trường
Do đặc điểm nền kinh tế Nam Trạch là một nền kinh tế mang đặc thù của sản
xuất nông nghiệp là chủ đạo, mà sản xuất nông nghiệp còn ở mức độ trung bình,
nên các tác nhân gây ô nhiễm không khí, đất, nƣớc chƣa đáng kể.
Ngoài ra dọc khu vực bờ sông Dinh thƣờng xảy ra hiện tƣợng sạt lở, nhƣng
xa vị trí khu dân cƣ nên ít ảnh hƣởng đến cuộc sống ngƣời dân trong xã.
g) Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn có tài nguyên cát đƣợc lấy từ sông Dinh là nguyên liệu đƣợc
dùng làm vật liệu xây dựng.

1.4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tình hình kinh tế
Trong những năm qua dƣới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa
phƣơng với sự nỗ lực của toàn thể nhân dân về đầu tƣ các nguồn giống có năng suất
và chất lƣợng vào sản xuất, đầu tƣ vào lĩnh vực có khả năng lợi thế của địa phƣơng
nhƣ cao su, sắn, mía, ớt. Đẩy mạnh chăn nuôi phát triển kinh tế gò đồi, trang trại,
đàn gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Nhờ vậy mà thu nhập bình quân đầu
ngƣời năm sau cao hơn năm trƣớc.
- Tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 600 - 650 tấn.
- Thu nhập bình quân đâu ngƣời 30 triệu/năm. Tổng thu nhập 94 tỉ đồng vƣợt
kế hoạch là 14 tỉ đồng.
- Tổng thu nhân sách trên địa bàn (đến 30/11/2015) đạt 1.643.068.730 đạt
57% kế hoạch đƣợc giao.
* Ngành nông nghiệp:
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân là 6.5%. Trong những năm qua
giá trị diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã có giảm do chuyển sang mục đích
khác nhƣ đất ở, đất chuyên dùng (cụ thể trong năm 2015 là giảm 0,08% so với năm
2014) nhƣng giá trị công nghiệp vẫn tăng, nguyên nhân là có sự cố gắng của các cấp
và toàn thể nhân dân trong xã đã nắm bắt áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các
giống cây trồng vật nuôi có giá trị và năng suất cao, phù hợp với đồng ruộng và
điều kiện tự nhiên tại vùng.
- Về trồng trọt:

12


Năm 2015, sản xuất nông nghiệp đƣợc mùa khá toàn diện trên tất cả các loại
cây trồng. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đƣợc nhân dân hƣởng ứng nhiệt tình.
Nhân dân đã chủ động gieo trồng đúng thời vụ, diện tích gieo trồng đạt 98% kế
hoạch. Công tác phòng trừ sâu bệnh đƣợc kiểm tra kịp thời, năng suất cây trồng cao

hơn năm 2014. Một số cây trồng nhƣ mía, kê, dƣa hấu đƣợc giá. Bên cạnh đó, giá
thu mua mủ cao su, giá ớt giảm nhiều so với những năm trƣớc, làm giảm thu nhập
của ngƣời nông dân.
Sắn là cây trồng chủ lực của xã, tổng diện tích trồng năm 2015 là 557ha năng
suất 30 tấn/ha sản lƣợng 17.000 tấn. Ƣớc lƣợng thu nhập 27,2 tỉ đồng.
Trong thời gian gần đây xã đã tổ chức sản xuất theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào
thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Biện pháp thâm canh đồng bộ, đồng thời
đã tiến hành công tác dồn điền đổi thửa, nhằm tránh tình trạng manh mún ruộng đất
và chuyển đổi một số diện tích đất sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả, sang
cây trồng khác phù hợp với địa phƣơng đem lại hiệu quả cao hơn.
Những hình thức xen canh đƣợc đẩy mạnh áp dụng, nhờ đó các loại cây nhƣ
khoai, lạc rau đậu các loại đƣợc đƣa vào sản xuất với hình thức hợp lý, nên đạt diện
tích là 7 ha. Góp phần cải thiện cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã.
- Chăn nuôi:
Chăn nuôi phát triển cũng khá ổn định, năm 2015 giá trị chăn nuôi chiếm tỉ
trọng lớn trong giá trị sản xuất nông nghiệp tạo công ăn việc làm nhân dân lúc nhàn
rỗi và góp phần ổn định trên địa bàn và cung cấp cho thị trƣờng trong huyện và
trong tỉnh. Ban thú y xã đã tăng cƣờng tiêm phòng, phun tiêu độc, khử trùng cho
đàn gia cầm, nên trong năm không có ổ dịch lớn xảy ra, tỉ lệ tiêm phòng và tiêu độc
khử trùng là 95%. Tuy nhiên, trong những năm qua sau đợt rét đậm rét hại đã xảy ra
các loại bệnh, nhƣ lở mồm lông móng ở trâu bò, dịch lợn tai xanh ở lợn,... đã làm
giảm số lƣợng gia súc, gia cầm đáng kể. Kết quả tổng đàn lợn đạt 940 con, tổng đàn
gia súc 1.150 con tăng 232 con so với năm ngoái, đàn gia cầm có khoảng 12.500
con, trong đó có đàn chăn nuôi gia cầm với quy mô 2.000 con ở thôn Đông Thành.
Khuyến nông xã đã kết hợp với trạm khuyến nông và thú y để nhân giống và
cho ra đời 87 con bê lai, ngoài ra còn hỗ trợ trồng cỏ chăn nuôi 54.750 m² với số
tiền 21.900.000 đồng.
* Ngành lâm nghiệp:
Hiện tại toàn xã có khoảng 400ha trồng cây cao su, 14,6ha trồng cây hồ tiêu.
Hiện toàn xã có 4,2ha rừng nguyên sinh ở thôn Đông Thành đang đƣợc chăm sóc và

bảo vệ tốt. Tuy nhiên, thiệt hại do bão của năm trƣớc, nên cây cao su đã mất sức,
13


diện tích khai thác giảm nhiều, giá mủ xuống thấp, do đó thu nhập từ cây cao su
mang lại không đáng kể. Ƣớc lƣợng thu nhập 6,5 tỷ đồng.
* Ngành thủy sản:
Nhìn chung mô hình nuôi cá nƣớc ngọt tại địa phƣơng phát triển còn chậm,
diện tích nuôi các nƣớc ngọt vẫn ở mức 20,8 ha, gồm 48 hộ nuôi. Song ngƣời dân ít
quan tâm đầu tƣ chƣa đúng mức, nên năng suất và hiệu quả kinh tế mang lại chƣa
đƣợc cao. Trên cơ sở đó, UBND xã đã khuyến khích các hộ đầu tƣ thâm canh để
tăng năng suất, hạn chế việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang nuôi cá làm
ảnh hƣởng đến an ninh lƣơng thực.
* Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Hiện nay trên địa bàn xã có hƣớng phát triển các ngành nghề nhƣ mộc dân
dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, xay xát, may đo và chế biến một số hàng hóa thủ
công khác,... đến nay trên địa bàn xã có 2 nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, 1
công ty sản xuất tinh dầu tràm,... giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động
trên địa phƣơng.
* Ngành thƣơng mại, dịch vụ:
Hàng hóa trên thị trƣờng có sự phong phú, tốc độ tăng trƣởng kinh tế hộ gia
đình có sự chuyển biến tích cực, việc sử dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp
ngày càng đƣợc quan tâm. Hiện phƣơng tiện vận tải, máy cày, máy bừa, máy kéo,
mộc, nề phát triển mạnh lĩnh vực này phát triển trong những năm tới.
Lĩnh vực buôn bán cũng phát triển mạnh, đặc biệt là dịch vụ bán hàng thực
phẩm phục vụ tiêu dùng gia đình tỏ ra khá hiệu quả, giảm thiểu đƣợc những chi phí
không cần thiết đƣợc nhân dân hƣởng ứng tốt. Tuy nhiên, lĩnh vực này gây khó
khăn cho việc quản lý của UBND xã về thu phí dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ. Vấn đề đặt
ra là phải thiết lập lại địa điểm mua bán thuận tiện tập trung trên cơ sở phải có quy
hoạch điểm chợ trung tâm, nhằm đảm bảo tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và

nguồn phí vào ngân sách của xã.
* Xuất khẩu lao động.
Công tác xuất khẩu lao động có chiều hƣớng phát triển tốt, ngƣời lao động đã
xác định đƣợc thị trƣờng lao động nƣớc ngoài là nơi có việc làm ổn định có ngƣồn
thu nhập tƣơng đối để góp phần cho việc giảm nghèo. Hiện có khoảng 281 ngƣời đi
lao động tại các nƣớc, thu nhập về xuất khẩu lao động ƣớc tính đạt 28 tỷ đồng. Song
song với việc thực hiện các chính sách về xuất khẩu lao động thì việc vận động
tuyên truyền về nƣớc đúng thời hạn đƣợc quan tâm chỉ đạo.

14


×