Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận liên chiểu, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƢỜNG

TRƢƠNG THU HUYỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƢỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Họ tên sinh viên: Trƣơng Thu Huyền
Mã số sinh viên: DQB05130049
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng
Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Võ Thị Nho

QUẢNG BÌNH, 2017



LỜI CAM ĐOAN
Ðề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng”
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết
và tham khảo các tài liệu liên quan. Đề tài này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.
Sinh viên

Trƣơng Thu Huyền

Xác nhận của giảng viên hƣớng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)

Th.S Võ Thị Nho


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân
sâu sắc đối với các thầy cô của Trƣờng Đại học Quảng Bình, đặc biệt là các thầy cô
khoa Nông - Lâm - Ngƣ đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để bản thân em có thể hoàn
thành tốt khóa luận này. Và em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo Võ Thị Nho đã
nhiệt tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo cùng sự giúp đỡ
nhiệt tình của các anh chị Chuyên viên tại Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng Quận
Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt
thời gian thực tập tại Phòng.
Trong quá trình thực tập cũng nhƣ trong quá trình làm báo cáo khóa luận khó
tránh khỏi những sai sót mong quý thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận
cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo không thể không

tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của thầy, cô và
các anh chị trong cơ quan để em rút ra đƣợc nhiều kinh nghiệm hơn cho bản thân và
sẽ áp dụng vào để hoàn thành tốt hơn cho những bài báo cáo sau này.
Sau cùng, em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng thời, kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Phòng Tài nguyên
và Môi trƣờng quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng luôn dồi dào sức khỏe và đạt
đƣợc nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Trƣơng Thu Huyền


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
PHẦN I. MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 1
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 1
1.4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
1.5. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................. 2
1.6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
1.6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết .............................................................................. 2
1.6.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa .................................................................................... 3

1.6.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu.......................................................................... 3
1.6.4. Phƣơng pháp tính toán phát thải khí Methane ............................................................. 3
1.6.5. Phƣơng pháp đánh giá, phân tích, dự báo .................................................................... 6
PHẦN II. NỘI DUNG ........................................................................................................... 7
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT .................................................... 7
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................ 7
1.1.2. Phƣơng pháp xác định đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt .............................................. 7
1.1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .................................................................... 7
1.1.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ........................................................................... 7
1.1.2.3. Xác định thành phần của chất thải rắn sinh hoạt ...................................................... 9
1.2. THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ........................... 11
1.2.1. Các hình thức thu gom ............................................................................................... 11
1.2.2. Các kiểu thu gom ....................................................................................................... 11


1.2.2.1. Kiểu thu gom ở lề đƣờng ........................................................................................ 11
1.2.2.2. Kiểu container di động (Hauled container systems – HCS) ................................... 11
1.2.2.3. Dịch vụ thu gom kiểu container cố định (Stationary container systems – SCS) .... 12
1.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ............................. 12
1.3.1. Chôn lấp ..................................................................................................................... 12
1.3.2. Ủ phân compost ......................................................................................................... 12
1.4. SỰ HÌNH THÀNH VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA KHÍ METHANE TỪ BÃI CHÔN LẤP
CHẤT THẢI RẮN............................................................................................................... 13
1.4.1. Quá trình hình thành khí Methane từ bãi chôn lấp chất thải rắn................................ 13
1.4.2. Ảnh hƣởng của Methane đến biến đổi khí hậu .......................................................... 15
1.4.3. Kiểm soát khí thải trong quản lý chất thải rắn nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi
khí hậu.................................................................................................................................. 15
1.5. KHÁI QUÁT VỀ QUẬN LIÊN CHIỂU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƢƠNG
TRÌNH QUẬN “CÔNG NGHỆ XANH” ............................................................................ 18

1.5.1. Khái quát về Quận Liên Chiểu .................................................................................. 18
1.5.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................. 18
1.5.1.2. Lịch sử hình thành .................................................................................................. 19
1.5.1.3. Tài nguyên .............................................................................................................. 19
1.5.1.4. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................................... 20
1.5.1.5. Hành chính .............................................................................................................. 20
1.5.1.6. Giáo dục .................................................................................................................. 20
1.5.1.7. Kinh tế..................................................................................................................... 21
1.5.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quận Liên Chiểu đến năm 2020 ...... 21
1.5.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................. 21
1.5.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 22
1.5.3. Giải pháp thực hiện chƣơng trình quận “công nghệ xanh”........................................ 22
CHƢƠNG II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 23
2.1. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG .................................................................................................................. 23
2.1.1. Khối lƣợng phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Liên
Chiểu .................................................................................................................................... 23
2.1.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ............................................................................ 24


2.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................................................... 26
2.2.1. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận
Liên Chiểu [8], [11], [15]..................................................................................................... 26
2.2.1.1. Hình thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên ðịa bàn quận ................................. 26
2.2.1.2. Các kiểu thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận ................................... 26
2.2.1.3. Tần suất thu gom..................................................................................................... 30
2.2.1.4. Trang thiết bị thu gom, vận chuyển ........................................................................ 30
2.2.2. Bãi chôn lấp chất thải rắn .......................................................................................... 31
2.2.2.1. Tổng quan về Bãi rác Khánh Sơn ........................................................................... 31

2.2.2.2. Hiện trạng các hạng mục xử lý tại Bãi rác Khánh Sơn ........................................... 31
2.2.2.3. Nguyên tắc vận hành và quy trình xử lý chất thải rắn tại Bãi rác Khánh Sơn ........ 32
2.2.3. Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng ..................................................................................................................................... 36
2.2.3.1. Ƣu điểm .................................................................................................................. 36
2.2.3.2. Nhƣợc điểm ............................................................................................................ 38
2.3. TÍNH TOÁN TẢI LƢỢNG PHÁT THẢI KHÍ METHANE TỪ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU ....................................................... 39
2.3.1. Tính toán lƣợng phát thải khí Methane năm 2016 tại quận Liên Chiểu .................... 39
2.3.1.1. Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt thu gom trong giai đoạn 2013 – 2016 ............. 39
2.3.1.2. Xác định các thông số đầu vào của mô hình........................................................... 39
2.3.1.3.Tính toán tải lƣợng phát thải khí Methane đến năm 2016 ....................................... 39
2.3.2. Dự báo phát thải khí Methane tại quận Liên Chiểu đến năm 2020 ........................... 42
2.3.2.1. Dự báo về sự gia tăng dân số .................................................................................. 42
2.3.2.2. Dự báo về sự gia tăng lƣợng chất thải rắn sinh hoạt............................................... 42
2.3.2.3. Dự báo khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt đƣợc thu gom trên địa bàn quận Liên
Chiểu đến năm 2020 ............................................................................................................ 43
2.3.2.4. Ƣớc tính tải lƣợng phát thải khí Methane đến năm 2020 ....................................... 44
2.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........... 45
2.4.1. Giải pháp cơ chế, chính sách ..................................................................................... 45
2.4.2. Giải pháp kỹ thuật, công nghệ ................................................................................... 46
2.4.2.1. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ............................................................. 46


2.4.2.2. Xây dựng khu xử lý chất thải rắn liên hợp ............................................................. 48
2.4.3. Giải pháp kinh tế [13] ................................................................................................ 49
2.4.3.1. Thu hồi sử dụng khí bãi chôn lấp theo cơ chế phát triển sạch (CDM) ................... 49
2.4.3.2. Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ lên men Methane kết hợp phát điện ............... 50
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 52

3.1. KẾT LUẬN................................................................................................................... 52
3.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 52
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 54


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCL: Bãi chôn lấp;
BVMT: Bảo vệ môi trƣờng;
CHC: Chất hữu cơ;
CTR: Chất thải rắn;
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt;
EM: Effective Microorganisms – Tập hợp các loại vi sinh vật có ích;
FOD: First Order Decay – Mô hình phân hủy bậc 1;
IPCC: Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban Liên Chính phủ về
Biến đổi khí hậu;
KDC: Khu dân cƣ;
QĐ: Quyết định;
QLĐTh: Quản lý Đô thị;
TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên;
TN&MT: Tài nguyên và Môi trƣờng;
TP: Thành phố;
UBND: Ủy ban nhân dân;
VSV: Vi sinh vật.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Hệ số tƣơng quan hiệu chỉnh Methane MCF của từng loại bãi chôn lấp ...... 5
chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................................. 5
Bảng 2. Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt ........................................ 7

Bảng 3. Thành phần chất thải rắn ở các nƣớc có thu nhập khác nhau ........................ 8
Bảng 4. Thành phần chất thải ở một số đô thị ở Việt Nam (% trọng lƣợng) .............. 9
Bảng 5. Thành phần khí bãi chôn lấp đặc trƣng ....................................................... 15
Bảng 6. Bảng thống kê về số liệu của 5 phƣờng thuộc quận Liên Chiểu năm 2015 20
Bảng 7. Tình hình phát sinh và thu gom chất thải rắn sinh hoạt trong ngày từ năm
2013 đến năm 2016 trên địa bàn quận Liên Chiểu ................................................... 23
Bảng 8. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại quận Liên Chiểu năm 2016 ............ 24
Bảng 9. Thống kê trang thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Xí
nghiệp Môi trƣờng Liên Chiểu.................................................................................. 30
Bảng 10. Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt trong giai đoạn 2013 – 2016 trên
địa bàn quận Liên Chiểu ........................................................................................... 39
Bảng 11. Khối lƣợng Carbon hữu cơ có trong chất thải qua ba năm 2014-2016 ..... 40
Bảng 12. Khối lƣợng Carbon hữu cơ phân hủy trong bãi chôn lấp trong giai đoạn
2014-2016.................................................................................................................. 40
Bảng 13. Lƣợng CH4 tạo ra trong quá trình chôn lấp qua ba năm 2014-2016 ......... 41
Bảng 14. Tổng dân số ƣớc tính của quận Liên Chiểu đến năm 2020 ....................... 42
Bảng 15. Dự báo khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh gia tăng của quận Liên
Chiểu đến năm 2020.................................................................................................. 42
Bảng 16. Dự báo khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt thu gom của quận Liên Chiểu
đến năm 2020 ............................................................................................................ 43
Bảng 17. Ƣớc tính các số liệu đầu vào để ƣớc tính lƣợng phát thải CH4 đến năm
2020 của chất thải rắn sinh hoạt tại quận Liên Chiểu ............................................... 44


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1. Bản đồ quận Liên Chiểu trên Google map ................................................... 19
Hình 2. Tình hình phát sinh và thu gom chất thải rắn sinh hoạt trong ngày từ năm
2013 đến năm 2016 trên địa bàn quận Liên Chiểu ................................................... 23
Hình 3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại quận Liên Chiểu năm 2016 ............. 25
Hình 4. Sơ đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trực tiếp bằng xe cuốn ép ................ 26

Hình 5. Công nhân của Xí nghiệp Môi trƣờng Liên Chiểu đang thu gom chất thải
rắn sinh hoạt trực tiếp bằng xe cuốn ép tại điểm Trƣờng Tiểu học Âu Cơ, phƣờng
Hòa Khánh Bắc ......................................................................................................... 27
Hình 6. Sơ đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trực tiếp bằng thùng đặt trên xe ...... 27
Hình 7. Một điểm tập kết cố định chất thải rắn sinh hoạt trên tuyến đƣờng
Nguyễn Sinh Sắc ....................................................................................................... 28
Hình 8. Công nhân của Xí nghiệp Môi trƣờng Liên Chiểu đang nâng các thùng rác
tại điểm tập kết cố định chất thải rắn sinh hoạt trên đƣờng Hoàng Thị Loan lên xe
để vận chuyển đến Bãi rác Khánh Sơn xử lý ............................................................ 28
Hình 9. Sơ đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động quét, duy trì vệ sinh
đƣờng phố.................................................................................................................. 29
Hình 10. Công nhân Xí nghiệp Môi trƣờng Liên Chiểu đang thực hiện công tác .... 29
Hình 11. Sơ đồ quy trình chôn lấp chất thải rắn ....................................................... 33
Hình 12. Lớp phủ HDPE của học chôn lấp ............................................................... 34
Hình 13. Bình chứa chế phẩm vi sinh ....................................................................... 35
Hình 14. Sơ đồ quy trình xử lý chất thải rắn nguy hại .............................................. 36
Hình 15. Lƣợng khí Methane phát thải từ chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận
Liên Chiểu giai đoạn 2013-2016 ............................................................................... 41
Hình 16. Biểu đồ về dự báo dân số và lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ........ 43
Hình 17. Dự báo lƣợng Methane phát thải từ chất thải rắn sinh hoạt tại quận ......... 44
Liên Chiểu từ năm 2017 đến năm 2020 .................................................................... 44
Hình 18. Sơ đồ về quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt có
phân loại tại nguồn .................................................................................................... 47
Hình 19. Quy trình vận hành khu xử lý chất thải rắn liên hợp ................................. 48
Hình 20. Sơ đồ dây chuyền và công nghệ thu hồi và sử dụng .................................. 49
Hình 21. Công nghệ lên men kỵ khí kết hợp phát điện............................................. 51


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
- Sinh viên thực hiện: Trƣơng Thu Huyền
- Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Võ Thị Nho
2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng;
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, thu
gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng.
3. Kết quả nghiên cứu
- Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại
quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đang thực hiện khá ổn định, góp phần đảm
bảo công tác vệ sinh môi trƣờng, mỹ quan của một quận thuộc đô thị loại I trực
thuộc Trung ƣơng.
- Dựa trên quy mô dân số, dự báo lƣợng CTRSH phát sinh thì lƣợng khí CH4
phát thải tại bãi rác Khánh Sơn của quận Liên Chiểu dự tính theo nghiên cứu là
460,45 tấn/năm và dự báo đến năm 2020 có thể lên đến mức khoảng 771 tấn/năm,
đây là một dữ liệu quan trọng đóng góp vào việc cân bằng phát thải Carbon cho
thành phố nhƣng đồng thời đây cũng là con số đáng báo động cho các nhà quản lý
môi trƣờng cần nghiên cứu tìm ra giải pháp xử lý CTRSH phù hợp nhằm giảm thiểu
ảnh hƣởng của sự phát thải này.
4. Tính mới và sáng tạo
Việc xác định lƣợng phát thải khí Methane từ bãi chôn lấp chất thải rắn tại
quận Liên Chiểu dựa vào mô hình FOD do IPCC (2006) đề xuất đã đánh giá đƣợc
trữ lƣợng khí Methane hình thành làm căn cứ đề xuất các biện pháp kỹ thuật và
quản lý vận hành đồng thời thu hồi sử dụng khí theo cơ chế phát triển sạch phù hợp
với định hƣớng phát thiểu phát thải Carbon, bảo vệ môi trƣờng.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài

5.1. Về mặt khoa học
- Đánh giá đƣợc đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt tại địa phƣơng;
- Xác định đƣợc mức độ phát thải khí Methane từ quá trình chôn lấp chất thải
rắn sinh hoạt tại quận Liên Chiểu.
5.2. Về mặt thực tiễn


- Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất biện pháp quản lý phát sinh khí thải từ
bãi chôn lấp;
- Là cơ sở phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên ngành Quản
lý Tài nguyên và Môi trƣờng.
.


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì vấn đề quản lý và
xử lý chất thải rắn là một trong những nội dung đƣợc quan tâm hàng đầu của các cơ
quan nhà nƣớc và của toàn xã hội. Đặc biệt là ở các đô thị lớn nhƣ Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,… thì việc quản lý chất thải rắn nhƣ thế nào
để mang lại hiệu quả cao về cả hai khía cạnh môi trƣờng và kinh tế đang là bài toán
khó đối với các nhà quản lý.
Tại khu vực miền Trung, thành phố Đà Nẵng là một trung tâm kinh tế trọng
điểm của vùng. Cùng với cả nƣớc, Đà Nẵng đang trong quá trình đô thị hóa và công
nghiệp hóa. Quá trình này đã và đang góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của
thành phố về tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên bên cạnh
những tác động tích cực thì các quá trình này đang gây ra những sức ép không nhỏ
cho công tác quản lý môi trƣờng, đặc biệt là công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
của thành phố.
Quận Liên Chiểu là một quận thuộc thành phố Đà Nẵng, là nơi có ƣu thế về vị

trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thuận lợi phát triển giao thông vận tải, du lịch và là nơi
tập trung hai khu công nghiệp lớn của thành phố. Ngoài ra, trên địa bàn quận có 03
trƣờng Đại học, 04 trƣờng Cao đẳng, 05 trƣờng Trung học chuyên nghiệp đã thu hút
số lƣợng lớn sinh viên theo học. Điều này đã gây ra một sức ép không nhỏ trong
công tác quản lý môi trƣờng, đặc biệt là công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt của quận.
Từ những lý do đó mà em lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố
Đà Nẵng” để tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn quận Liên
Chiểu. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế để
nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận
Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng;
Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Xác định thành phần, khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt;

1


Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành
phố Đà Nẵng;
Ƣớc tính phát thải khí Methane từ chất thải rắn sinh hoạt tại quận Liên Chiểu,
thành phố Đà Nẵng;
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
1.4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Chất thải rắn sinh hoạt tại quận Liên Chiểu;

Quy trình quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH;
1.5. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu: Thời gian thu thập số liệu (từ năm 2013 đến năm 2016);
Phạm vi nghiên cứu: Quận Liên Chiểu.
1.6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các phƣơng pháp xác định
thành phần và khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận, mô hình FOD
tính toán phát thải khí Methane từ chất thải rắn sinh hoạt do IPCC (2006) đề xuất.
Cụ thể:
- Phƣơng pháp xác định khối lƣợng dựa theo dân số và hệ số phát sinh CTRSH trên
địa bàn quận.
Tổng lƣợng CTRSH thu gom đƣợc trên địa bàn quận Liên Chiểu đƣợc xác
định:
W = k. Gsh.N.365/1000 (tấn/năm)
Trong đó:
+ k: Tỷ lệ thu gom;
+ Gsh: Hệ số phát sinh CTRSH, kg/ngƣời/ngày đêm;
+ N: Dân số, ngƣời;
+ W: Lƣợng CTR thu gom, tấn/năm.
- Phƣơng pháp xác định thành phần CTRSH trên địa bàn quận.
Để xác định thành phần CTRSH trên địa bàn quận ta áp dụng phƣơng pháp
“một phần tƣ”.
2


Trình tự tiến hành nhƣ sau:
+ Mẫu CTR ban đầu đƣợc lấy từ khu vực nghiên cứu có khối lƣợng khoảng 100250 kg. Đổ đống rác tại một nơi độc lập riêng biệt, xáo trộn đều bằng cách vun
thành đống hình côn nhiều lần. Khi mẫu đã trộn đều đồng nhất chia hình côn làm 4
phần bằng nhau.

+ Kết hợp 2 phần chéo nhau và tiếp tục trộn đều thành 1 đống hình côn. Tiếp tục
thực hiện bƣớc trên cho đến khi đạt đƣợc mẫu thí nghiệm có khối lƣợng khoảng 2030 kg để phân tích thành phần.
+ Mẫu rác sẽ đƣợc phân loại thủ công bằng tay. Mỗi thành phần sẽ đƣợc đặt vào
mỗi khay tƣơng tứng. Sau đó đem cân các khay và ghi khối lƣợng của các thành
phần. Để có số liệu các thành phần chính xác, các mẫu thu thập nên theo từng mùa
trong năm.
- Tài liệu để tính toán lƣợng Methane phát thải từ CTRSH là: Mô hình FOD nằm ở
Chƣơng 3 – Phần 5, IPCC (2006).
1.6.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn quận Liên Chiểu;
Khảo sát thực địa bãi chôn lấp chất thải rắn của quận Liên Chiểu – Bãi rác
Khánh Sơn.
1.6.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu
Tiến hành thu thập số liệu về hệ số phát thải chất thải rắn sinh hoạt, tỷ lệ thu
gom, khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh cũng nhƣ khối lƣợng thu gom trên
địa bàn quận Liên Chiểu từ Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng Quận Liên Chiểu và
Xí nghiệp Môi trƣờng Liên Chiểu.
1.6.4. Phƣơng pháp tính toán phát thải khí Methane
Tính toán phát thải khí Methane từ bãi chôn lấp (BCL) chất thải theo tài liệu
hƣớng dẫn của IPCC (2006).
Mô hình ƣớc tính phát thải khí Methane từ chất thải rắn sinh hoạt của IPCC –
mô hình phân hủy bậc 1 (First Order Decay_FOD) là mô hình đƣợc sử dụng để ƣớc
tính khí Methane dựa trên giả thuyết rằng quá trình phân hủy của các thành phần
hữu cơ trong chất thải xảy ra chậm, trong quá trình đó CH4 và CO2 đƣợc sinh ra.
Nếu ở điều kiện không đổi, tốc độ CH4 sinh ra phụ thuộc vào lƣợng hữu cơ còn lại
trong chất thải, do đó lƣợng CH4 sinh ra rất lớn vào những năm đầu tiên sau khi
đƣợc chôn lấp, sau đó giảm dần. Các thành phần có thể phân hủy sinh học trong
chất thải sinh hoạtchuyển hóa thành CH4 và CO2 theo các chuỗi phản ứng cũng nhƣ
3



là các phản ứng song song. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
chứng minh đƣợc rằng quá trình phân hủy tổng quát có thể đƣợc mô tả bằng phản
ứng bậc 1. Thời gian bán phân hủy của các thành phần khác nhau trong chất thải rắn
thay đổi từ vài năm cho đến vài thập kỷ. Do đó, để ƣớc tính chính xác, mô hình
FOD đòi hỏi dữ liệu phát thải trong lịch sử ít nhất là 3-5 năm (IPCC, 2006). [5]
Quy trình tính toán phát thải khí Methane từ bãi chôn lấp chất thải rắn theo mô
hình FOD do IPCC (2006) đề xuất gồm 7 bƣớc, cụ thể nhƣ sau: [5]
- Bƣớc 1: Ƣớc tính khối lƣợng CTRSH thu gom, W (tấn/năm);
- Bƣớc 2: Xác định đƣợc phần trăm thành phần chất thải rắn (CTR) hữu cơ có trong
CTRSH. Trên cơ sở đó tính toán đƣợc phần trăm Carbon hữu cơ có thể phân hủy
trong CTR (DOC- Degradable Organic Carbon) dựa trên công thức:
DOC = 0,4.A + 0,2.B + 0,15.C + 0,43.D + 0,24.E + 0,39.G
Trong đó:
+ A: Thành phần giấy trong CTR (%);
+ B: Thành phần rác thải vƣờn trong CTR (%);
+ C: Thành phần rác thực phẩm trong CTR (%);
+ D: Thành phần gỗ, rơm rạ và rác công viên trong CTR (%);
+ E: Thành phần sản phẩm dệt may trong CTR (%);
+ G: Thành phần cao su và da trong CTR (%).
Các hệ số 0,4; 0,2; 0,15; 0,43; 0,24; 0,39 thể hiện tỷ lệ Carbon trên tổng khối lƣợng
của từng thành phần CTR khác nhau là giá trị mặc định do IPCC (2006) đề xuất.
- Bƣớc 3: Xác định dữ liệu các thông số mô hình nhƣ MCF (Methane Corection
Factor), DOCf (fraction of Degradable Organic Carbon), F (fraction of CH4).
+ Hệ số tƣơng quan hiệu chỉnh Methane MCF

4



Bảng 1. Hệ số tƣơng quan hiệu chỉnh Methane MCF của từng loại bãi chôn lấp
chất thải rắn sinh hoạt
Loại bãi
chôn lấp

Quản lý kỵ khí

Quản lý –
bán hiếu
khí

Hệ số MCF

1,0

0,5

Không quản Không quản
lý – sâu
lý – nông
( 5m)
( 5m)
0,8

0,4

Bãi chôn
lấp không
phân loại
0,6


+ Hệ số phân hủy Carbon hữu cơ trong bãi chôn lấp: DOCf
Giá trị mặc định của mô hình do IPCC (2006) đề xuất: DOCf = 0,5.
+ Hệ số phát sinh khí CH4 trong ô chôn lấp: F
Giá trị mặc định của mô hình do IPCC (2006) đề xuất: F = 0,5.
- Bƣớc 4: Xác định lƣợng Carbon hữu cơ có trong chất thải DDOCm (mass of
decomposable Degradable Organic Carbon).
DDOCm = WT . DOC. DOCf . MCF
Trong đó:
+ DDOCm: Khối lƣợng các chất hữu cơ đem chôn năm thứ T (tấn/năm);
+ WT: Khối lƣợng CTR đƣợc đƣa đến bãi chôn lấp năm thứ T (tấn/năm);
- Bƣớc 5: Xác định lƣợng Carbon hữu cơ phân hủy DDOCmd (mass of
decomposable Degradable Organic Carbon deposited).
DDOCmd = DDOCma, T .( 1 – e-k)
DDOCma, T = DDOCm + DDOCma, T – 1 .e-k
Trong đó:
+ DDOCmd: Khối lƣợng Carbon hữu cơ phân hủy trong bãi chôn lấp (tấn/năm);
+ DDOCma, T: Khối lƣợng Carbon hữu cơ có trong CTR tích lũy tại BCL
(tấn/năm);
+ DDOCma, T – 1: Khối lƣợng Carbon hữu cơ có trong CTR tích lũy cuối năm T-1;
+ k: hệ số tốc độ phân hủy, (năm-1).
- Bƣớc 6: Xác định lƣợng CH4 tạo ra trong quá trình chôn lấp: CH4G (CH4
Generated)
CH4G = DDOCmd . F. 16/12
Trong đó:
+ CH4G : Lƣợng khí CH4 đƣợc tạo thành (tấn/năm);
+ 16/12: Tỷ lệ trọng lƣợng phân tử CH4/C.
- Bƣớc 7: Tính toán tổng tải lƣợng khí CH4 từ CTRSH: CH4E,T (CH4 Emissions).
CH4E,T = [ ∑
4G,T - RT].(1 – OXT)

Trong đó:
+ CH4E,T: Tải lƣợng khí CH4 phát thải vào năm T (tấn/năm);
+ RT (Recovered): Lƣợng khí CH4 đƣợc thu hồi vào năm T (tấn/năm);
+ OXT (Oxidation factor): Tỷ lệ Oxy hóa.
5


1.6.5. Phƣơng pháp đánh giá, phân tích, dự báo
Từ kết quả tính toán đƣợc, tiến hành việc đánh giá, phân tích và dự báo từ đó
đƣa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu.
Trong khóa luận này, em sẽ tiến hành sử dụng phƣơng pháp “Dự báo theo quy
mô dân số”, để dự báo lƣợng CTRSH phát sinh đến năm 2020.

6


PHẦN II. NỘI DUNG
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là những chất thải rắn phát sinh trong sinh
hoạt của các cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. CTRSH có thành phần bao gồm
kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dƣ
thừa, hoặc quá hạn sử dụng, xƣơng động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm rạ,
xác động vật, vỏ rau quả, … [14]
1.1.2. Phƣơng pháp xác định đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt
1.1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Các nguồn chủ yếu phát sinh CTRSH bao gồm:
- Chất thải rắn sinh ra từ các khu nhà ở (hộ gia đình riêng lẻ, chung cƣ, biệt thự,

…);
- Chất thải rắn sinh ra từ các khu thƣơng mại, dịch vụ (cửa hàng, chợ, siêu thị, quán
ăn, nhà hàng, khách sạn, …);
- Chất thải rắn sinh ra từ các khu cơ quan, công sở (trƣờng học, cơ quan hành chính
nhà nƣớc, văn phòng công ty, …);
- Chất thải rắn sinh ra từ các hoạt động dịch vụ công cộng (quét dọn và vệ sinh
đƣờng phố, công viên, khu giải trí, tỉa cây xanh,…).
1.1.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Bảng 2. Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt [4]
Định nghĩa

Thành phần

Ví dụ

1. Các chất cháy được
a. Giấy

Các vật liệu làm từ giấy bột và Các túi giấy, mảnh bìa,
giấy.
giấy vệ sinh, …

b. Hàng dệt

Có nguồn gốc từ các sợi.

Vải, len, …

c. Thực phẩm


Các chất thải từ thực phẩm.

Vỏ rau quả, thân cây, lõi
ngô, …

d. Cỏ, gỗ củi, rơm Các vật liệu và sản phẩm đƣợc chế Đồ dùng bằng gỗ đã
rạ
tạo từ gỗ, tre, rơm, …
hỏng nhƣ bàn, ghế, đồ
7


chơi, …
e. Chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm đƣợc chế Chai nhựa, túi chất dẻo,
tạo từ chất dẻo.


f. Da và cao su

Các vật liệu và sản phẩm đƣợc chế Bóng, giày, vỏ bánh xe,
tạo từ da và cao su.


2. Các chất không cháy được
a. Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm đƣợc chế Vỏ hộp, nắp lọ, hàng
tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút.
rào, …
b. Các kim loại Các vật liệu không bị nam châm Vỏ nhôm, giấy bao gói,

phi sắt
hút.
đồ đựng, …
c. Thủy tinh

Các vật liệu và sản phẩm đƣợc chế Chai, lọ thủy tinh, bóng
tạo bằng thủy tinh.
đèn, …

d. Đá, sành sứ

Bất kỳ các loại vật liệu không cháy Gạch đá, gốm, …
khác ngoài kim loại và thủy tinh.
3. Các chất hỗn Tất cả các loại vật liệu khác không Đá cuội, đất, cát, tóc, …
phân loại trong bảng này. Loại này
hợp
có thể chia thành 2 phần: kích
thƣớc lớn hơn 5 mm và nhỏ hơn 5
mm.
Thành phần lý, hóa học của CTRSH rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa
phƣơng, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.
Bảng 3. Thành phần chất thải rắn ở các nƣớc có thu nhập khác nhau [14]
Các thông số

Các nƣớc thu
nhập thấp

Các nƣớc thu
nhập trung bình


Các nƣớc
thu nhập cao

Lƣợng rác (kg/ngƣời/ngày)

0,4-0,6

0,5-0,9

0,7-1,8

Chất thải thực phẩm (%)

40-85

20-65

20-50

Giấy (%)

1-10

15-40

15-40

Plastic (%)

1-5


2-6

2-10

Kim loại (%)

1-5

1-5

3-13

Thủy tinh (%)

1-10

1-10

4-10

Cao su (%)

1-5

1-5

2-10

Độ ẩm (%)


40-80

40-60

20-30

250-500

170-330

100-170

Khối lƣợng riêng (%)

Nguồn: World Bank [2004]

8


Bảng 4. Thành phần chất thải ở một số đô thị ở Việt Nam (% trọng lƣợng) [14]
STT

Thành phần

Hà Nội

Đà Nẵng

Huế


Pleiku

1

Chất hữu cơ

53,80

66,0

55,0

60,49

2

Plastic

3,42

4,0

5,2

12,77

3

Giấy, bìa carton


4,2

3,1

4,4

9,65

4

Kim loại

1,4

4,9

7,0

1,16

5

Thủy tinh

1,0

0,9

1,8


0,13

6

Các chất trơ

28,18

16,4

23,0

12,6

7

Cao su

4,9

1,6

1,5

2,8

8

Vải vụn


1,7

2,3

3,0

0

9

Chất nguy hại

1,4

0,8

0,8

0,4

Tổng

100

100

100

100


Vật liệu có thể tái chế

16,62

16,80

22,90

26,51

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm (2011-2014) các địa phương, 2015

1.1.2.3. Xác định thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
a. Xác định thành phần lý học
- Khối lƣợng riêng [14]
Khối lƣợng riêng của chất thải rắn đƣợc định nghĩa là trọng lƣợng của một
đơn vị vật chất tính trên một đơn vị thể tích chất thải (kg/m3). Bởi vì khối lƣợng
riêng của chất thải rắn thay đổi tùy thuộc vào những trạng thái của chúng nhƣ: xốp,
chứa trong các thùng chứa container, không nén, nén, … nên khi báo cáo dữ liệu về
khối lƣợng hay thể tích chất thải rắn, giá trị khối lƣợng riêng phải chú thích trạng
thái (khối lƣợng riêng) của các mẫu rác một cách rõ ràng vì dữ liệu khối lƣợng riêng
rất cần thiết đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng tổng khối lƣợng và thể tích rác cần phải
quản lý.
Cần phải thận trọng khi lựa chọn thiết kế. Khối lƣợng riêng của chất thải đô
thị dao động trong khoảng 180-400 kg/m3, điển hình khoảng 300 kg/m3.
Phƣơng pháp xác định khối lƣợng riêng của chất thải rắn:
Mẫu chất thải rắn đƣợc sử dụng để xác định khối lƣợng riêng có thể tích
khoảng 500 lít sau khi xáo trộn đều bằng kỹ thuật “một phần tƣ”. Các bƣớc tiến
hành nhƣ sau:

9


Bƣớc 1: Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào thùng thí nghiệm có thể tích đã biết (tốt
nhất là thùng có thể tích 100 lít) cho đến khi chất thải đầy đến miệng thùng.
Bƣớc 2: Nâng thùng lên cách mặt sàn khoảng 30 cm và thả rơi tự do xuống 4
lần.
Bƣớc 3: Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào thùng thí nghiệm để bù vào chất thải đã
nén xuống.
Bƣớc 4: Cân và ghi khối lƣợng của cả vỏ thùng thí nghiệm và chất thải rắn.
Bƣớc 5: Trừ khối lƣợng cân đƣợc ở trên cho khối lƣợng của vỏ thùng thí
nghiệm thu đƣợc khối lƣợng của chất thải rắn thí nghiệm.
Bƣớc 6: Chia khối lƣợng chất thải rắn cho thể tích của thùng thí nghiệm thu
đƣợc khối lƣợng riêng của chất thải rắn.
Bƣớc 7: Lập lại thí nghiệm ít nhất 2 lần và lấy giá trị khối lƣợng riêng trung
bình.
- Độ ẩm [14]
Độ ẩm của chất thải rắn đƣợc biểu diễn bằng một trong hai phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp khối lƣợng ƣớt và phƣơng pháp khối lƣợng khô.
+ Theo phƣơng pháp khối lƣợng ƣớt: độ ẩm tính theo khối lƣợng ƣớt của vật
liệu là phần trăm khối lƣợng ƣớt của vật liệu;
+ Theo phƣơng pháp khối lƣợng khô: độ ẩm tính theo khối lƣợng khô của vật
liệu là phần trăm khối lƣợng khô của vật liệu.
Phƣơng pháp khối lƣợng ƣớt đƣợc sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý
chất thải rắn. Độ ẩm theo phƣơng pháp khối lƣợng ƣớt đƣợc tính nhƣ sau:
a = {(w-d)/w} x 100
Trong đó:
+ a: độ ẩm, % khối lƣợng;
+ w: khối lƣợng mẫu ban đầu, kg;
+ d: khối lƣợng mẫu sau khi sấy khô ở 1050C, kg.

b. Xác định thành phần hóa học
- Chất hữu cơ: lấy mẫu, nung ở 9500C. Phần bay hơi đi là chất hữu cơ, thông
thƣờng chất hữu cơ dao động trong khoảng 40-60%.
- Chất tro: phần còn lại sau khi nung tức là chất trõ dý hay chất vô cõ.

10


- Hàm lýợng Carbon cố định: là hàm lƣợng Carbon còn lại sau khi đã loại các
chất vô cơ khác không phải Carbon trong tro, hàm lƣợng này thƣờng chiếm khoảng
5-12%. Các chất vô cơ khác trong tro gồm: thủy tinh, kim loại, …
- Nhiệt trị: giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. [14]
1.2. THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Thu gom CTRSH bao gồm các hoạt động thu nhặt, tập kết và vận chuyển đến
nơi xử lý/trạm trung chuyển. Cấu trúc chính của một hệ thống thu gom CTRSH bao
gồm: nhân lực, phƣơng tiện và phƣơng án thu gom (vạch tuyến, phƣơng pháp, …).
Có 2 hình thức thu gom CTRSH (phân loại và chƣa phân loại) và có nhiều
kiểu thu gom.
1.2.1. Các hình thức thu gom
- Hình thức thu gom CTRSH chƣa phân loại tại nguồn:
Đây là hình thức phổ biến, CTRSH đƣợc bỏ chung vào cùng một thiết bị chứa
từ thùng đựng ở nơi phát sinh, tập kết, trung chuyển và vận chuyển. CTRSH thƣờng
đƣợc thu gom và vận chuyển đến một địa điểm cố định (bãi chôn lấp hoặc địa điểm
xử lý).
- Hình thức thu gom CTRSH đã phân loại tại nguồn:
Thu gom riêng biệt các loại CTRSH đã phân loại bằng các thiết bị chứa thích
hợp và vận chuyển từ nơi tiếp nhận đến nơi tái chế, xử lý hoặc thải bỏ. [14]
1.2.2. Các kiểu thu gom
1.2.2.1. Kiểu thu gom ở lề đường
Chủ nhà chịu trách nhiệm đặt các thùng CTR đã đầy ở lề đƣờng (hẻm) vào

ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang các thùng rỗng về. [14]
1.2.2.2. Kiểu container di động (Hauled container systems – HCS)
a. Container di động cổ điển
Đây là kiểu dịch vụ kiểu mang đi – trả về, các container CTR đƣợc mang đi đổ
ở nơi tiếp nhận và sau đó mang trả lại ở vị trí cũ. [14]
b. Container di động trao đổi
Xe thu gom chở một container rỗng đến địa điểm đặt container đã chứa đầy
CTR, đổi container và vận chuyển CTR đến địa điểm tiếp nhận và nhận container
rỗng đi đến các điểm tiếp theo. [14]

11


1.2.2.3. Dịch vụ thu gom kiểu container cố định (Stationary container systems –
SCS)
Xe thu gom đi đến điểm đặt container (hoặc thùng CTR), lấy và đổ CTR lên
xe và trả thùng CTR về chỗ cũ. [14]
1.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.3.1. Chôn lấp
Trong các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn (CTR), chôn lấp là phƣơng pháp
phổ biến và đơn giản nhất. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng rộng rãi ở hầu hết các
nƣớc trên Thế giới. Về thực chất, chôn lấp là phƣơng pháp lƣu giữ chất thải trong
một bãi và có phủ đất lên trên.
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phƣơng pháp kiểm soát sự phân hủy của CTR khi
chúng đƣợc chôn nén và phủ lấp bề mặt. CTR trong bãi chôn lấp sẽ bị phân hủy nhờ
quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu
dinh dƣỡng nhƣ acid hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí nhƣ CO2, CH4.
Nhƣ vậy, về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh CTR đô thị vừa là phƣơng pháp tiêu
hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lƣợng môi trƣờng trong
quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp. [14]

1.3.2. Ủ phân compost
Ủ sinh học (compost) có thể đƣợc coi nhƣ là quá trình ổn định sinh hóa các
chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách
khoa học, tạo môi trƣờng tối ƣu đối với quá trình.
Quá trình ủ hữu cơ từ CTRSH hữu cơ là một phƣơng pháp truyền thống, đƣợc
áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và ở Việt Nam. Phƣơng pháp này
đƣợc áp dụng rất có hiệu quả. Những đống lá hoặc đống phân có thể để hàng năm
và thành chất hữu cơ rồi thành phân ủ ổn định, nhƣng quá trình có thể tăng nhanh
trong vòng một tuần hoặc ít hơn.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ rất phức tạp theo nhiều giai đoạn và sản phẩm
trung gian. Sự phân hủy chất hữu cơ trong đống ủ trải qua 2 quá trình là quá trình
khoáng hóa và quá trình mùn hóa.
- Quá trình khoáng hóa: là quá trình phân hủy chất hữu cơ thành chất khoáng đơn
giản.
+ Nếu diễn ra trong điều kiện hiếu khí, sản phẩm tạo thành là CO2, H2O,
,
,…
Chất hữu cơ + O2 + VSV hiếu khí CO2 + H2O +
+ sản phẩm khác
+ Nếu diễn ra trong điều kiện kỵ khí, sản phẩm tạo thành là CO2, H2O, NH3,
CH4, H2S, …
Chất hữu cơ + VSV kỵ khí CO2 + H2O + NH3 + CH4 +H2S + sản phẩm khác
12


×