Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.59 KB, 78 trang )

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Phúc Thọ, thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp phù hợp.

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận, trước hết em xin chân thành cảm ơn các quý
thầy, cô hiện đang công tác và giảng dạy tại khoa Môi trường, trường đại học tài
nguyên và môi trường Hà Nội đã tận tâm chỉ bảo và truyền đạt những kiến thức quý
báu cho em trong suốt quá trình học tập.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS.Dương Ngọc Bách hiện
đang công tác tại trung tâm nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường,
trường đại học Khoa học tự nhiên, đại học quốc gia Hà Nội đã tận tình tạo điều kiện
và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn các cán bộ phòng tài nguyên và môi trường huyện
Phúc Thọ, công ty môi trường đô thị Sơn Tây đã giúp đỡ và cung cấp cho em một
số tài liệu để hỗ trợ quá trình thực hiện khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới
các ông, bà, cô, chú, cùng toàn thể các cán bộ môi trường…… đang sinh sống và
làm việc trên địa bàn huyện Phúc Thọ, đã nhiệt tình giúp đỡ em trả lời các câu hỏi
trong phiếu điều tra tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đề tài khóa luận.
Bên cạnh đó em muốn chuyển lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè
đã luôn động viên và giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi
đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu, tiếp cận với thực tế cũng như hạn chế về
kiến thức và kinh nghiệm nên trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài cũng
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân em chứ thấy được. Em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu từ các thầy cô để khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

1



MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đã và đang vào thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Kinh tế xã hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu lợi ích của con người song
cũng dẫn tới những vấn đề nan giải như gây ô nhiễm môi trường ngày càng tăng
cao. Lượng rác thải từ sinh hoạt cũng như từ các hoạt động sản xuất của con người
ngày càng nhiều, mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ở nhiều vùng
khác nhau. Một trong những nguồn ô nhiễm rất lớn đến môi trường sống hiện nay là
chất thải rắn sinh hoạt.
Phúc Thọ là một trong nhiều huyện của thành phố Hà Nội có điều kiện phát
triển kinh tế thuận lợi và đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế xã hội. Đi đôi với
sự phát triển đó là nhu cầu cuộc sống của người dân cũng ngày một tăng cao đã làm
nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe
cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ hoạt động của con người ngày một
nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và đa dạng hơn về tính chất. Tuy nhiên việc
xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện chưa có quy hoạch tổng thể và hợp vệ sinh,
công tác thu gom, vận chuyển còn mang tính tự phát, chưa triệt để, chưa đúng quy
trình và kĩ thuật. Do đó, môi trường ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện ngày
một bị ô nhiễm và có thể lan rộng.
Hiện tại huyện Phúc Thọ chưa có một giải pháp cụ thể nào về việc phân loại
và xử lý các nguồn rác thải phát sinh. Rác thải được thu gom tập trung ở một số khu
đất trống và không được tiến hành xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng, phát sinh mùi
hôi thối làm mất vệ sinh công cộng. Thậm chí còn là nguy cơ gây bệnh dịch nguy
hại đến người dân.
Nhận thấy vấn đề rác thải trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn và còn nhiều
bất cập nên em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp phù

2



hợp” để tìm hiểu tình hình cụ thể về hiện trạng cũng như là công tác quản lý chất
thải rắn tại huyện, từ đó đề xuất giải pháp quản lý phù hợp.
2. Mục tiêu đồ án
- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phúc
Thọ
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn huyện Phúc Thọ góp phần nâng cao đời sống người dân và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường do chất thải gây ra

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các
hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất,các hoạt động sống
và duy trì sự tồn tại của cộng đồng,…). Trong đó quan trọng nhất là chất thải sinh ra
từ hoạt động sản xuất và các hoạt động sống.
1.1.2. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
Chât thải rắn sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến hoạt động sống của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại.
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh,
gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng,
xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả…..
1.1.3. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con người, chúng
được thải ra từ khắp mọi nơi trong phạm vi thành phố hoặc khu dân cư, từ các hộ

gia đình, khu thương mại, các viện nghiên cứu cơ quan trường học, các công trình
công cộng, từ các dịch vụ đô thị sân bay, các trạm xử lý nước thải, từ các khu công
nghiệp.

4


Các hoạt động kinh tế xã hội của con người
Các quá trình phi sản xuất
Hoạt động sống và tái sản sinh của con người
Các hoạt động quản lý
Các hoạt động giao tiếp và đối ngoại
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

5


Hình 1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
(Nguồn: [10])

Bảng 1.1. Các loại chất thải đặc trưng từ một số nguồn thải
Nguồn thải
Khu dân cư và thương mại

Thành phần
Chất thải thực phẩm, giấy, bìa carton,
nhựa, thủy tinh, vải, cao su, rác vườn,
gỗ, nhôm, kim loại, các loại khác (tã lót,
giấy vệ sinh…)
Chất thải thể tích lớn, đồ điện gia dụng,

hàng hóa, pin, dầu, lốp xe….
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa….
Rửa đường và hẻm phố: Bụi, rác, xác
động vật, xe máy hỏng, cỏ, mẫu cây
thừa, các ống kim loại, nhựa cũ, chất thải
thực phẩm, giấy báo, carton, giấy loại
hỗn hợp, chai nước giải khát, can sữa và
nước uống, nhựa hỗn hợp, vải, giẻ
rách…

Chât thải đặc biệt
Chất thải từ viện nghiên cứu công sở
Chất thải từ dịch vụ

(N
guồn: [7])
1.1.4. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh,
gạch ngói vỡ, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, vỏ hoa quả, thủy
tinh….v…v. Về phương diện khoa học có thể phân loại chất thải rắn sinh hoạt như
sau:
a. Phân loại theo mức độ nguy hại
Chất thải nguy hại: Là chất thải chứa các hợp chất có một trong những đặc
tính sau: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các
đặc tính nguy hại khác
6


Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và hợp
chất có một trong các đặc tính nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.

b. Phân loại theo nguồn thải
Chất thải sinh hoạt: Là chất thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia
đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải sinh hoạt
Chất thải công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là
chất thải công nghiệp
Chất thải nông nghiệp: Là lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động như:
trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, chăn nuôi các sản phẩm thải ra từ chế biến
sữa, các lò giết mổ… được gọi chung là chất thải nông nghiệp.
Chất thải xây dựng: Là các phế thải như: đất, cát, gạch, ngói, bê tông vỡ do
các hoạt động tháo dỡ, xây dựng công trình… được gọi chung là chất thải xây dựng.
Chất thải y tế: Chất thải phát sinh từ hoạt động y tế như: khám bệnh, bào chế,
sản xuất, đào tạo, nghiên cứu, thú y… sinh ra từ các bệnh viện, các trung tâm điều
dưỡng, cơ sở y tế dự phòng. Bao gồm:
+ Chất thải y tế thông thường (sinh hoạt) bao gồm: bìa, bao hộp đóng gói,
khăn giấy lau tay, thức ăn bỏ đi…
+ Chất thải y tế có nguy cơ gây lây nhiễm như: bông, băng thấm dịch hoặc
máu, các hộp thuốc quá hạn, kim tiêm…
Chất thải từ các nguồn khác như: thương mại, dịch vụ…
Để tiện cho việc quản lý còn có cách phân loại khác
c. Cách phân loại khác
Chất thải sinh hoạt hữu cơ: Là chất thải trong sinh hoạt hàng ngày có nguồn
từ động vật hoặc thực vật, thường là các gốc rau quả, thức ăn, rơm rạ, xương ruột
gà… các loại chất thải này có tính chất dễ phân hủy sinh học, quá trình phân hủy
tạo ra các mùi khó chịu, đặc biệt là trong thời tiết nóng, ẩm.
Chất thải sinh hoạt vô cơ: Là các chất nilon, nhựa, cao su, vải sợi… được thải
ra trong sinh hoạt hàng ngày, đây là chất thải có thành phần tái chế được.

7



Các chất trơ: thủy tinh, đá, kim loại, sành sứ, đất sét.
1.1.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe con
người
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng
dân số, phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển về trình độ và tính chất tiêu dùng
trong các cộng đồng dân cư. Lượng rác thải này nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ
dẫn tới các tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người. (Hình 1.2).
a. Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường đất

Các chất hữu cơ còn phân hủy được trong môi trường đất tương đối nhanh
chóng trong điều kiện yếm khí và háo khí, khi có độ ẩm thích hợp qua hàng loạt sản
phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các khoáng chất đơn giản như nước, khí cacbonic.
Nếu trong điều kiện yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4, H 2O, CO2 gây
ngộ độc cho môi trường đất.
Khi thải ra môi trường một lượng rác thải sinh hoạt quá nhiều làm cho môi
trường đất quá tải, không kịp làm sạch và tiêu hủy các chất thải sẽ gây ra tình trạng
ô nhiễm, sự ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước
trong đất chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước
mặt trong đất.
b. Ảnh hưởngcủa chất thải rắn đối với môi trường nước

Các loại rác thải sinh hoạt nếu là rác hữu cơ trong môi trường nước sẽ được
phân hủy một cách nhanh chóng. Phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng
hóa chất hữu cơ để tạo ra sản phẩm trung gian, sau đó là những sản phẩm cuối cùng
là chất khoáng và nước.
Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp
chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH 4, H2S, H2O, CO2. Tất
cả các chất trung gian đều gây mùi hôi thối và độc nhất. Bên cạnh đó còn bao nhiêu
là vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.


8


Các loại rác thải sinh hoạt phân hủy tạo ra các yếu tố độc hại ngấm dần vào
trong đất và chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước quan trọng này.
Nếu rác thải là các chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn môi trường
nước. Sau đó quá trình oxy hóa có oxy và không có ôxy xuất hiện gây nhiễm bẩn
cho môi trường nước. Những loại rác thải độc hại như Hg, Pb, hoặc các chất phóng
xạ còn nguy hiểm hơn.
c. Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường không khí

Các loại rác thải sinh hoạt thường có bộ phận bay hơi và mang theo mùi làm ô
nhiễm môi trường không khí. Cũng có những loại rác thải có khả năng thăng hoa
phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác thải trong điều kiện
nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (35oC và độ ẩm 70 – 80 %) sẽ có quá trình biến đổi nhờ
hoạt động của vi sinh vật làn ô nhiễm môi trường không khí. Các chất thải phát ra
thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
d. Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với sức khỏe con người

Trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt, chất thải hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn.
Loại này dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối, tồn đọng trong không khí, lâu
ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe những người dân sống ở các khu vực lân cận.
Chẳng hạn như những người tiếp xúc thường xuyên với rác, những người làm công
việc thu nhặt phế liệu từ bãi rác dễ mắc căn bệnh viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt
mũi, các bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa. Hàng năm theo tổ chứ y tế thế giới, trên thế
giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc bệnh có liên quan đến rác
thải. Nhiều tài liệu trong và ngoài nước cho thấy, trong mùi hôi thối từ xác động vật
bị thối rữa có chứa chất amin và các dẫn xuất của Sunfua Hidro (H 2S) làm kích
thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu

đối với những người mắc bệnh tim mạch.
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng, trong các bãi thải, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15
ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng gây bệnh
thật sự phát huy khi có những vật chủ gây bệnh cho con người và gia súc. Một số

9


bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như : chuột truyền bệnh dịch hạch,
bệnh sốt vàng da do xoắn trùng ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hóa, muỗi truyền
bệnh sốt xuất huyết, sốt rét.
e. Ảnh hưởng của chất thải rắn tới mỹ quan đô thị
Chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,
hoặc thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ
thiên… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến
mỹ quan đường phố, thôn xóm.
Một nguyên nhân nữa là do ý thức của người dân chưa cao, tình trạng người
dân đổ rác bữa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là
ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành
chặt chẽ cũng làm ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị. [4].
Bụi, CH4,

Chất thải rắn sinh hoạt

NH3,

Chất thải rắn + nước rỉ rác

VOC5

Môi trường
không khí
Qua hô hấp

Môi trường
nước

Môi trường
đất

Ăn uống, tiếp xúc qua da
Mỹ quan đô thị, du lịch

Qua chuỗi thức ăn

Con người

Hình 1.2. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người
(Nguồn: [10])
1.2. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam

10


1.2.1. Hiện trạng chất thải sinh hoạt trên thế giới
a. Sự phát sinh chất thải sinh hoạt của một số nước trên thế giới
Nhìn chung lượng chất thải sinh hoạt ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau,
phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân
nước đó. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo
đầu người. Tỷ lệ phát sinh chất thải sinh hoạt tính theo đầu người ở một số thành

phố trên thế giới như sau: Băng Cốc (Thái Lan) là 1,6kg/người/ngày; Singapo là
2kg/người/ngày;

Hồng

Kông



2,2kg/người/ngày;

NewYork

(Mỹ)



2,65kg/người/ngày.
Tỷ lệ chất thải sinh hoạt trong dòng chất thải rắn đô thị rất khác nhau giữa các
nước. Theo ước tính tỷ lệ này chiếm 60 – 70% ở Trung Quốc (Gao et al.2002);
chiếm 78% ở Hồng Kông; 48% ở Philipin; 37% ở Nhật Bản; và chiếm 80% ở Việt
Nam. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, các nước có thu nhập cao chỉ khoảng
25 – 35% chất thải sinh hoạt trong toàn bộ dòng chất thải rắn đô thị.
b. Thành phần chất thải sinh hoạt của một số nước trên thế giới
Thành phần rác ở các nước trên thế giới là khác nhau tùy thuộc vào thu nhập
và mức sống của mỗi nước. Đối với các nước có nền công nghiệp phát triển thì
thành phần các chất vô cơ trong chất thải phát sinh chiếm đa số và lượng rác này sẽ
là nguyên liệu cho ngành công nghiệp tái chế.

11



Bảng 1.2. Thành phần chất thải sinh hoạt đặc trưng của một số nước
(
Đơn vị: %)
Thành phần
Chất thải thực
phẩm
Giấy
Carton
Chất dẻo
Sợi, vải
Cao su
Da
Chất thải vườn
Gỗ
Thủy tinh
Vỏ hộp kim loại
Nhôm
Đất cát, tro bụi…

Các nước thu nhập
thấp

Các nước thu nhập
trung bình

Các nước thu nhập
cao


40 – 85

20 – 65

6 – 30

1 – 10

8 – 30

1–5
1–5
1–5

2–6
2 – 10

1–5

1 – 10

1 – 10

1 – 10

1-5

1–5

1–4


1- 40

1 - 30

20 – 45
5 – 15
2–8
2–6
0–2
0–2
10 – 20
1–4
4 – 12
2–8
0–1
0 - 10

(Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 199)
Số liệu của bảng cho thấy hàm lượng chất thải hữu cơ dao động giảm, chất
thải vô cơ thì dao động tăng theo các nước có thu nhập thấp, thu nhập trung bình và
tiếp theo là thu nhập cao. Một trong những nguyên nhân điển hình là do: Sự phát
triển kinh tế theo các hướng khác nhau, mức sông khác nhau tạo nhu cầu khác nhau,
và do thói que sinh hoạt của các nước là khác nhau.
1.2.2. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
a. Sự phát sinh chất thải sinh hoạt một số vùng ở Việt Nam
Theo báo cáo môi trường quốc gia 2011, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh tại các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10 – 16% mỗi năm, chiếm
khoảng 60 – 70% tổng lượng chất thải rắn đô thị và tại một số đô thị tỉ lệ chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh chiếm đến 90% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Chất thải rắn

sinh hoạt đô thị phát sinh với khối lượng lớn tại hai đô thị đặc biệt là thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chiếm tới 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị. Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân
12


trên đầu người ở mức độ cao từ 0,9 –1,38kg/người/ ngày ở thành phố Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh và ở một số đô thị phát triển về du lịch như: thành phố Hạ Long,
thành phố Đà Lạt, thành phố Hội An… chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình
quân trên đầu người thấp nhất ở thành phố Đồng Hới, thành phố Kon Tum, thị xã
Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắc Nông, thành phố Cao Bằng từ 0,31 – 0,38kg/người/ngày.
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc năm 2014 khoảng
23 triệu tấn, tương đương với khoảng 63.000 tấn/ ngày. Trong đó chất thải rắn sinh
hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày. Chỉ riêng tại thành phố Hà Nội khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt là 6.420 tấn/ngày và thành phố Hồ Chí Minh là 6.739
kg/ngày.
b. Thành phần chất thải sinh hoạt một số vùng tại Việt Nam
Thành phần của rác thải rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, tính
chất tiêu dùng, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thông thường thành
phần của chất thải sinh hoạt bao gồm: chất thải thực phẩm, giấy, carton, vải vụn, sản
phẩm vườn, gỗ, thủy tinh, nhựa, tro, cát đá, gạch vụn…
Bảng 1.3. Thành phần CTSH một số vùng đô thị miền Bắc
STT Thành phần
1
2
3
4
5
6
7

8
9

Các chất dễ cháy
Các chất hữu cơ
Plastic
Giấy vụn, catton
Giẻ vụn
Cao su
Các chất không cháy
Kim loại
Thủy tinh
Chất trơ
Thành phần nguy hại

Hà Nội

Hải phòng

Nam Định

69,9
51,9
7,3
4,5
3,7
2,5
29,6
7,0
5,1

17,6
0,5

52,0
40,5
3,1
6,4
1,1
1,1
46,3
5,5
5,6
35,0
1,7

80,5
65,0
7,0
4,0
2,3
2,2
18,3
3,0
2,0
13,3
1,2

Thái
Nguyên
71,3

62,0
6,0
5,0
1,2
0,5
27,9
2,1
2,2
20,7
0,8

(Báo cáo kết quả khảo sát của CEETIA, 2004)
Thành phần chất thải sinh hoạt ở các đô thị đều có đặc điểm là tỷ lệ phần trăm
các chất có trong rác thải không ổn định, biến động theo từng đô thị. Theo kết quả
khảo sát bảng () thấy các chất hữu cơ của một số thành phố điển hình ở miền Bắc
13


chiếm tỷ lệ khá cao dao động từ 40 – 65% tổng lượng chất thải, trong đó cao nhất là
thành phố Nam Định với 65,0%; các chất cháy được chiếm trung bình 68%, các phế
liệu có thể thu hồi tái chế chiếm từ 10% - 18% tùy thuộc vào hoạt động tái chế của
từng đô thị.
1.3. Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới ngày càng được quan
tâm hơn. Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được tiến hành rất chặt chẽ,
từ ý thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình phân loại tại nguồn, thu gom, vận
chuyển theo từng loại rác.

Nguồn thải


Lưu giữ

Vận chuyển

Xử lý

Tái chế

Tiêu hủy

Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải rắn của các nước trên thế giới
(Nguồn: Nguyễn Đức Khiển, Quản lý chất thải nguy hại, 2003)
 Tại Singapore

Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mô hình chính quyền 1 cấp.
Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường của quốc gia.
Hệ thống quản lý xuyên suốt chịu sự quản lý của Chính phủ.
Bộ môi trường và tài nguyên nước
Sở Môi trường
Sở Tài nguyên

14


Phòng sức khỏe MT
Phòng khí
Phòng bảo vệ MT
Bộ phận kiểm soát ô nhiễm
Trung tâm KH bảo vệ phóng xạ và hạt nhân

jj

Bộ phận bảo tồn tài nguyên
Bộ phận quản lý chất thải

Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải tại Singapore
15


Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch , phát triển và quản lý
chất thải phát sinh. Cấp phép cho lực lượng thu gom chất thải, ban hành những quy
định trong việc thu gom chất thải hộ gia đình và chất thải thương mại trong 9 khu
và xử lý những hành vi vứt rác không đúng nơi quy định. Xúc tiến thực hiện 3R (tái
chế, tái sử dụng và làm giảm sự phát sinh chất thải) để bảo tồn tài nguyên.
Tại singapore , nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu
quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty
trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn
7 năm.
Singapore có 9 khu thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực
bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “ từ cửa đến cửa” , rác thải
tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình tái chế Quốc gia. Trong số các nhà
thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore, có bốn nhà thầu thuộc khu vực công, còn
lại thuộc khu vực tư nhân. Các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp quan trọng
trong việc thu gom rác thải, khoảng 50% lượng rác thải phát sinh do tư nhân thu
gom, chủ yếu là rác của cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng. Chấtt hải của
khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày.
Nhà nước quản lý các hoạt động theo luật pháp. Cụ thể từ năm 1989, Chính
phủ ban hành các quy định về y tế công cộng và môi trường để kiểm soát các nhà
đầu tư tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép. Theo quy định các nhà đầu tư tư
nhân phải sử dụng các thiết bị không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân,

phải tuân thủ các quy định về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng
rác tại bãi chôn lấp. Quy định các xí nghiệp công nghiệp và thương mại chỉ được
thuê mướn các dịch vụ từ nhà thầu cấp phép.
Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng internet công khai để
người dân có thể theo dõi. Bộ môi trường quy định các khoản phí về thu gom rác và
đổ rác với mức 6 – 15$ singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ ( 15$
đối với dịch vụ thu gom trực tiếp, 6$ đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua
thùng chứa rác công cộng ở các chung cư). Đối với các nguồn thải không phải hộ

16


gia đình, phí thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh có các mức 30 –
70 - 175 – 235 $ singapore mỗi tháng. Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân
hàng PUB đại diện cho bộ Môi trường thực hiện.
Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường
dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát triển và xử lý kịp
thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.
 Tại Nhật Bản

Chính quyền địa phương ở Nhật Bản bắt đầu hình thành từ thời kì Minh Trị
Duy Tân gồm 2 cấp, chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp hạt.
Bộ Môi trường

Sở quản lý chất thải và tái chế

Phòng hoạch định
chính sách

Đơn vị quản lý chất

thải

Phòng quản lý chất
thải công nghiệp

Hình 1.5. Cơ cấu quản lý chất thải rắn của Nhật Bản
Bộ môi trường có nhiều phòng ban, trong đó có sở quản lý chất thải và tái
chế có nhiệm vụ quản lý sự phát sinh chất thải, đẩy mạnh việc tái sử dụng, tái chế
và sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo một cách thích hợp với quan điểm là
bảo tồn môi trường sống và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
Ngoài ra có tổng cộng 7 văn phòng môi trường đặt tại các địa phương của đất
nước. Những văn phòng này như chi nhánh của bộ môi trường có nhiệm vụ như
sau:

17


-

Quản lý chất thải và tái chế địa phương
Quản lý hoạt động bảo tồn môi trường
Bảo tồn và phát triển môi trường tự nhiên
Bảo vệ và quản lý đời sống hoang dã
Tại Nhật, khung pháp lý quốc gia hướng tới tìm hiểu chất thải rắn nhằm xây
dựng một xã hội tái chế bao gồm hệ thống luật và quy định của nhà nước.

-

Luật quản lý rác và giữ gìn vệ sinh công cộng (1970)

Luật quản lý rác thải (1992)
Luật thúc đẩy các nguồn tài nguyên có thể tái chế (1991)
Luật tái chế vỏ hộp và bao bì (1996)
Luật tái chế thiết bị điện (1998)
Theo đó, Nhật chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng
nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu theo
mô hình 3R (reduce, reuse, recycle).
Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, các hộ gia đình được yêu cầu phân chia
thành 3 loại: rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy và rác có
thể tái chế và rác có thể tái chế. Rác hữu cơ được thu gom hàng ngày để đưa đến
nhà sản xuất phân compost, loại rác khó tái chế hoặc hiệu quả tái chế không cao
nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng; rác có thể tái chế
thì đưa vào các nhà máy tái chế. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong
những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra các điểm tập kết
của các cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện khu dân cư.
Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tô đến đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào
không phân loại rác, để lẫn lộn vào túi thì ban giám sát sẽ báo cáo lại với công ty và
ngay hôm sau gia đình đó sẽ bị công ty gửi giấy báo phạt tiền, với các loại rác cồng
kềnh như tivi, tủ lạnh,… thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng
đợi ô tô đến chở đi, không được tùy tiện bỏ những thứ đó vào hè phố.
Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa các loại rác cháy
vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy được
cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu dưới lòng đất. Cách xử lý rác thải như vậy
vừa tận dụng được rác vừa chống lại ô nhiễm môi trường. Túi đựng rác là do gia
đình bỏ tiền mua ở cửa hàng.
18


Theo số liệu của bộ môi trường, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn
rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn. Trong tổng số các loại

rác trên, chỉ có 5% rác thải phải đến bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến nhà máy
tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác

19


 Đối với các nước Châu Á

Chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp phổ biến để xử lý chất thải vì chi phí
rẻ, các bãi chôn lấp chất thải được chia làm 3 loại: bãi lộ thiên, bãi chôn lấp bán vệ
sinh, bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Chất lượng của bãi chôn lấp liên quan mật thiết với
GDP, các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường thấy ở các nước thu nhập cao, trong khi
đó các bãi lộ thiên thường thấy ở các nước đang phát triển.
Bảng 1.4. Hoạt động thu gom chất thải tại một số thành phố ở Châu Á
Thành phố
Bombay
Bangkok
Manila
Jakarta
Seoul

Dân số (triệu
người)
8,5
5,6
7,6
7,9
10,3

Số trạm trung

chuyển
2
65
776
630

Số chuyến vận
chuyển trong ngày
2
1,8
2
3
3,4

(Nguồn: Trung tâm quốc gia về phát triển khu vực của Nhật Bản,2004)
 Đối với các nước Châu Á

Chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp phổ biến để xử lý chất thải vì chi phí
rẻ, các bãi chôn lấp chất thải được chia làm 3 loại: bãi lộ thiên, bãi chôn lấp bán vệ
sinh, bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Chất lượng của bãi chôn lấp liên quan mật thiết với
GDP, các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường thấy ở các nước thu nhập cao, trong khi
đó các bãi lộ thiên thường thấy ở các nước đang phát triển.
1.3.2. Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
 Tình hình phát sinh:

Theo báo cáo môi trường quốc gia 2011, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh tại các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10 – 16% mỗi năm, chiếm
khoảng 60 – 70% tổng lượng chất thải rắn đô thị và tại một số đô thị tỉ lệ chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh chiếm đến 90% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Chất thải rắn
sinh hoạt đô thị phát sinh với khối lượng lớn tại hai đô thị đặc biệt là thành phố Hà

Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chiếm tới 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị. Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân
trên đầu người ở mức độ cao từ 0,9 –1,38kg/người/ ngày ở thành phố Hà Nội, thành

20


phố Hồ Chí Minh và ở một số đô thị phát triển về du lịch như: thành phố Hạ Long,
thành phố Đà Lạt, thành phố Hội An… chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình
quân trên đầu người thấp nhất ở thành phố Đồng Hới, thành phố Kon Tum, thị xã
Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắc Nông, thành phố Cao Bằng từ 0,31 – 0,38kg/người/ngày.
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc năm 2014 khoảng
23 triệu tấn, tương đương với khoảng 63.000 tấn/ ngày. Trong đó chất thải rắn sinh
hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày. Chỉ riêng tại thành phố Hà Nội khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt là 6.420 tấn/ngày và thành phố Hồ Chí Minh là 6.739
kg/ngày.
 Tình hình thu gom, vận chuyển

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện nay tại khu vực nội thành của các
đô thi trung bình đạt khoảng 85% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và
tại khu vực ngoại thành của các đô thị trung bình đạt khoảng 60% so với lượng chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nông thôn còn
thấp, trung bình đạt khoảng 40 – 55% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh,
tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn ven đô thị hoặc các thị
trấn, thị tứ cao hơn tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng sâu, vùng xa.
Tại các đô thị, việc thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt do công ty môi
trường đô thị hoặc công ty công trình thực hiện. Bên cạnh đó trong thời gian qua
với chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực Nhà nước bù đắp một phần từ nguồn thu
phí vệ sinh trên địa bàn. Mức thu phí vệ sinh hiện nay từ 4000 – 6000
đồng/người/ngày hoặc 10.000 – 30.000 đồng/ hộ/tháng tùy theo mỗi địa phương.

Mức thu tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ từ 120.000 – 200.000 đồng/cơ sở/tháng tùy
theo quy mô địa phương.
Tại khu vực nông thôn, việc thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phần
lớn do các hợp tác xã, tổ đội thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận với
người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Mức thu và cách
thu tùy thuộc vào từng địa phương, từ 10.000 – 20.000 đồng/hộ/tháng và do thành
viên hợp tác xã, tổ đội trực tiếp đi thu. Hiện có khoảng 40% số thôn, xã hình thành

21


các tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt tự quản, công cụ phục vụ công tác thu
gom, vận chuyển hầu hết cho tổ đội tự trang bị. Tuy nhiên, trên thực tế tại khu vực
nông thôn không thuận tiện về giao thông dân cư không tập trung còn tồn tại hiện
tượng người dân vứt bừa bãi chất thải ra sông suối hoặc đổ thải tại khu vực đất
trống mà không có sự quản lý của chính quyền địa phương.
 Tình hình xử lý

Nhìn chung chất thải rắn sinh hoạt được xử lý chủ yếu bằng hình thức chôn
lấp, sản xuất phân hữu cơ và đốt.
Tính đến quý 1 năm 2014, trong chương trình xử lý chất thải rắn giai đoạn
2011 – 2020 đã có 26 cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung được đầu tư xây dựng theo
hoạch xử lý chất thải rắn của các địa phương. Trong số 26 cơ sở xử lý chất thải rắn
có 3 cơ sở sử dụng công nghệ đốt, 11 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân
hữu cơ, 11 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ kết hợp với đốt, 1
cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất viên nhiên liệu. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt
động của 26 cơ sở chưa được đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện; chưa lựa chọn
được mô hình xử lý chất thải rắn hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kĩ thuật,
kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo thống kê tính đến năm 2013 có khoảng 458 bãi chôn lấp chất thải rắn có

quy mô trên 1ha, ngoài ra còn có các bãi chôn lấp quy mô nhỏ ở các xã chưa được
thống kê đầy đủ. Trong số 458 bãi chôn lấp có 121 bãi chôn lấp hợp vệ sinh và 337
bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần lớn là bãi
rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, đang là nguồn gây ô
nhiễm môi trường.
Một số cơ sở xử lý bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh hiện đang hoạt động
như: Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước thuộc công ty TNHH xử lý chất thải
rắn Việt Nam; khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi thuộc công ty
TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội…Trên thực tế, tại nhiều cơ sở xử lý chất
thải rắn bằng hình thức chôn lấp nào tận thu được nguồn năng lượng từ khí thải thu
hồi từ bãi chôn lấp chất thải, gây lãng phí nguồn tài nguyên.

22


Hiện nay cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ sử dụng công
nghệ ủ hiếu khí, một số cơ sở xử lý đang hoạt động: Nhà máy xử lý chất thải rắn
sinh hoạt Nam Bình Dương thuộc công ty TNHH MTV cấp thoát nước và môi
trường Bình Dương; nhà máy xử lý và chế biến chât thải Cẩm Xuyên Hà Tĩnh thuộc
công ty TNHH MTV quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh; nhà máy xử lý rác Tràng
Cát thuộc công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hải Phòng; nhà máy xử lý chất
thải rắn Nam Thành, Ninh Thuận thuộc công ty TNHH MTV xây dựng thương mại
và sản xuất Nam Thành;… Hệ thống thiết bị trong dây chuyền công nghệ xử lý
được thiết kế chế tạo trong nước hoặc cải tiến từ công nghệ nước ngoài. Một số
công nghệ mới được nghiên cứu và áp dụng trong nước đáp ứng được tiêu chế hạn
chế chôn lấp nhưng việc hoàn thiện công nghệ và triển khai nhân rộng còn gặp
nhiều gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế;
tính đồng bộ, hiện đại, mức độ tự động hóa của hệ thống thiết bị trong dây chuyền
công nghệ chưa cao; các công nghệ xử lý chất thải rắn chưa được sản xuất ở quy mô
công nghiệp. Một số địa phương sử dụng nguồn vốn ODA để nhập khẩu từ nước

ngoài các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ nhưng công
nghệ xử lý chưa đạt được hiệu quả xử lý như mong muốn: dây chuyền xử lý chất
thải rắn sinh hoạt chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam, tỷ lệ chất thải rắn được
đem chôn lấp hoặc đốt sau xử lý rất lớn từ 35 – 80%, chi phí vận hành và bảo
dưỡng cao….Ngoài ra sản phẩm phân hữu cơ sản xuất ra hiện nay khó tiêu thụ, chỉ
phù hợp với 1 số cây công nghiệp.
Tại Việt Nam hiện đang có xu hướng đầu tư đại trà lò đốt chất thải rắn sinh
hoạt ở tuyến huyện, xã. Do vậy đang tồn tại tình trạng mỗi huyện, xã tự đầu tư lò
đốt công suất nhỏ để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn. Theo báo
cáo của các địa phương, trên cả nước có khoảng 50 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, đa
số là các lò đốt cỡ nhỏ, công suất xử lý dưới 500kg/giờ, các thông số chi tiết về tính
năng kĩ thuật khác của lò đốt chất thải chưa được thống kê đầy đủ. Trong đó khoảng
2/3 lò đốt được sản xuất, lắp ráp trong nước.

23


Một số cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng công nghệ đốt công suất
lớn, hiện đang hoạt động: Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây thuộc công ty cổ phần
dịch vụ môi trường Thăng Long; xí nghiệp xử lý chất thải rắn và sản xuất phân bón
tại cụm công nghiệp Phong phú thuộc công ty TNHH MTV môi trường đô thị Thái
Bình…
Việc đầu tư lò đốt công suất nhỏ là giải pháp tình thế, góp phần giải quyết
nhanh chóng vấn đề chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn, đặc biệt với khu
vực nông thôn. Tuy nhiên, một số lò đốt công suất nhỏ không có hệ thống xử lý khí
thải và trên ống khói không có điểm lấy mẫu khí thải; không có thiết kế, hồ sơ giấy
tờ liên quan đến lò đốt. Nhiều lò đốt công suất nhỏ được đầu tư xây dựng trên địa
bàn dẫn tới việc xử lý chất thải phân tán, khó kiểm soát việc phát thải ô nhiễm thứ
cấp vào môi trường không khí. Ngay cả với một số lò đốt công suất lớn thì hiện còn
tồn tại các vấn đề: phân loại, nạp liệu chưa tối ưu; chưa thu hồi được năng lượng từ

quá trình xử lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm chưa đảm bảo; chưa có hệ thống thu hồi
nước rác; không có hệ thống thu hồi nước rỉ rác; xử lý mùi; côn trùng chưa triệt để.
Qua khảo sát thực tế cho thấy nhiều lò đốt xử lý hiệu quả chưa cao, khí thải
phát sinh chưa được kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ phát sinh khí Dioxin, Furan, là
nguồn ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phúc Thọ
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Phúc Thọ là huyện đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên bờ hữu ngạn của cả hai con
sông, sông Hồng và sông Đáy của hệ thống sông Hồng.
Trung tâm huyện là thị trấn Phúc Thọ cách trung tâm thành phố Hà Nội
khoảng 35 km về phía Tây và tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
-

Phía Tây giáp với thị xã Sơn Tây
Phía Nam giáp huyện Thạch Thất
Phía đông nam (lần lượt từ Đông lên Nam) giáp các huyện Quốc Oai và Hoài Đức
Phía Đông giáp huyện Đan Phượng

24


Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 11.705,65 ha. Phúc Thọ có thuận lợi
cơ bản là nằm cách thị xã Sơn Tây 6 km về phía tây, trên trục đường quốc lộ 32,
cách khu du lịch Đồng Mô và khu làng văn hóa các dân tộc 20 km về phía tây có
quốc lộ 46 đi Thạch Thất – Quốc Oai và quốc lộ 82 đi khu công nghệ cao Hòa Lạc
nên có cơ hội giao lưu với thị trường bên ngoài, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kĩ
thuật. Phúc Thọ được bao bọc bởi 2 dòng sông là sông Hồng và sông Đáy là nguồn
cung cấp nước tưới phù sa cho đồng ruộng, đồng thời dòng sông Hồng là tuyến giao
thông thủy rất thuận lợi

b. Địa hình, địa mạo
Phúc Thọ là huyện thuộc đồng bằng sông Hồng, địa hình bằng phẳng, độ cao
giữa các vùng chênh lệch không đáng kể. Địa hình có hướng thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam.
Phần lớn diện tích canh tác của huyện Phúc Thọ nằm ở địa hình bằng phẳng,
thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực,
cây công nghiệp ngắn ngày. Trong huyện chỉ có huyện Trạch Mỹ Lộc và Tích Giang
là có một số đồi thấp.
c. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa với
2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông khô lạnh và mưa ít.
Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,30C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 7 là
28,80C), tháng thấp nhất (tháng giêng 15,9 0C), nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận là
410C, nhiệt độ thấp nhất là 4,50C.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1839 mm, chủ yếu tập trung vào các
tháng 6,7,8,9 chiếm 75% lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất là 335,9 mm vào
tháng 8, lượng mưa thấp nhất là 17,8 mm vào tháng 12.
Độ ẩm không khí hàng năm là 84%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 87%,
độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 81%.
Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.617 giờ, thuộc mức tương đối cao, có
điều kiện thích hợp canh tác 3 vụ trong năm.

25


×