Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ỨNG HOÀ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÙ HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐẶNG KỲ DUYÊN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ỨNG HOÀ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP PHÙ HỢP

HÀ NỘI, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐẶNG KỲ DUYÊN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ỨNG HOÀ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
PHÙ HỢP

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành: D850101

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S NGUYỄN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI, 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết quả
nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận của các tác giả khác đã được tôi xin ý
kiến sử dụng và được chấp nhận. Các số liệu trong khóa luận là kết quả khảo sát
thực tế từ đơn vị thực tập. Tôi xin cam kết về tính trung thực của những luận điểm
trong khóa luận này.
Tác giả khóa luận
(Ký tên)

Đặng Kỳ Duyên


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến Th.s Nguyễn Thị Thu Hà, giảng viên trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khoá luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường ĐH Tài nguyên và
Môi trường nói chung, các thầy cô trong khoa Môi trường nói riêng đã dạy dỗ cho
em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em có
được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 8 tháng 9 năm 2016
Sinh viên thực hiện



MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCL

Bãi chôn lấp

Bộ TNMT

Bộ Tài nguyên và môi trường

BLĐTBXH

Bộ lao động thương binh xã hội

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

Chi cục BVMT

Chi cục bảo vệ môi trường

HTX


Hợp tác xã

XLR

Xử lý rác



Quyết định

UBND

Ủy ban nhân dân

URENCO

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
môi trường đô thị Hà Nội

VSMT

Vệ sinh môi trường

TP

Thành phố

TNMT

Tài nguyên môi trường



DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH ẢNH


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với sự
hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng
hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng,... làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã giúp cho
chúng ta đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tuy nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt vấn đề chất thải rắn như
chất thải sinh hoạt. Hiện nay, Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên toàn quốc
chiếm khoảng 23 triệu tấn, tương đương với 63.000 tấn/ngày. Riêng tại thành phố
Hà Nội, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lên tới 6.500 tấn/ngày .Việc thu
gom, xử lý chất thải rắn không triệt để gây ra các tác động xấu tới môi trường sống:
ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm
đất, nguồn bệnh, phát tán dịch bệnh và gây mất mỹ quan.
Riêng với huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội trong xu thế phát triển kinh tế,
có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhưng cũng có những vấn đề bức xúc nảy
sinh trong đó có chất thải rắn sinh hoạt, là một trong những vấn đề đáng quan tâm.
Hiện nay, mỗi ngày huyện Ứng Hòa thải ra 97 tấn chất thải rắn sinh hoạt , tương
đương với khoảng 35.405 tấn/năm với lượng chất thải thải ra tương đối lớn đòi hỏi
phải có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp, nhằm giảm ô nhiễm môi trường và cải
thiện môi trường sống, lao động sản xuất của nhân dân trong huyện, giúp cho huyện
hòa nhập với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của thành phố Hà Nội, giữ gìn cảnh
quan môi trường luôn sạch đẹp.
Từ thực tiễn trên và việc tồn tại những yếu điểm trên địa bàn em tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà
Nội.

8


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ứng
-

Hoà.
Đề xuất một số giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải

rắn, góp phần cải thiện và bảo vệ môi trường tại địa phương.
3. Nội dung nghiên cứu
Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Ứng Hoà
- Nguồn phát sinh chất thải rắn
- Thành phần chất thải rắn
- Lượng phát sinh chất thải rắn
Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Ứng Hoà
-

Tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn: tần suất, thời gian gom, các điểm tập

-

kết
Tình hình xử lý chất thải rắn trên địa bàn
Dự báo sự gia tăng chất thải rắn trong thời gian tới

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn

-

tại huyện Ứng Hoà
Giải pháp về cơ chế chính sách
Giải pháp về quản lý.

9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm cơ bản về chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn là toàn bộ loại vật chất do con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động
sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Theo quan niệm mới, Chất thải sinh
hoạt bao gồm tất cả các nguồn không phải là nguồn từ công nghiệp, bệnh viện, công
trình xử lý chất thải rắn hay nói cách khác là những chất thải liên quan đến hoạt
động của con người. Nguồn hoạt động tạo thành chủ yếu là các khu dân cư, các cơ
quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải sinh hoạt có thành
phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo,
thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre gỗ, giấy, rơm rạ, xác
động vật.
Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn đưa ra định nghĩa về chất thải, chất thải sinh hoạt và các hoạt động
-

liên quan đến việc xử lý chất thải cụ thể như sau:
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn

-

thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi

-

chung là chất thải rắn sinh hoạt.
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư
xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu

-

những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời
chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước

-

có thẩm quyền chấp thuận.
Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, thu
gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp
cuối cùng.

10



-

Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm,
loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu

-

hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.
Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu

của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau có thể phát sinh trong các
hoạt động cá nhân cũng như trong các hoạt động xã hội từ các khu dân cư, chợ, nhà
hàng, văn phòng và từ các hoạt động của cơ quan, trường học, nông nghiệp, hoạt
động xử lý rác thải, nơi vui chơi, giải trí, bệnh viện,cơ sở y tế, khu công nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp, dịch vụ, thương mại, xe, nhà ga, giao thông, xây dựng.
Các nguồn phát sinh chất thải

Các trung
Khu dân
tâmcưthương
Các công
mại,
sở,nhà
trường
hàng,
Cáchọc,
hoạt
sâncông

bây
động
trình
trong
công
lĩnh
cộng
Các
vựchoạt
nôngđộng
nghiệp
xây
Các
dựng
khu công nghiệp

Chất thải rắn sinh hoạt

Hình 1.1. Sơ đồ nguốn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Theo số liệu thống kê hiện nay tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
ước tín h khoảng 12,8triệu tấn /1năm, trong đó khu vực đô thị là 6,9 triệu tấn/1năm
(chiếm 54% ) lượng chất thải rắn còn lại tập trung tại các huyện lỵ, thị xã thị trấn.

11


Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2020 sẽ là khoảng 22triệu
tấn/1năm.
1.1.3. Phân loại
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:

+ Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinh hoạt
được phát sinh từ các hộ gia đình.
+ Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại là những chất
-

thải phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí.
Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: theo cách này người ta chia chất thải
dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất

-

dẻo, thủy tinh, giấy, bìa…
Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất thải độc hại,
chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho

việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả
1.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc vào
từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.
Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái chế, tái sinh.
Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân cư và
thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy, carton,
nhựa, vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm...; Chất thải từ dịch vụ như rửa đường và hẻm
phố chứa bụi, rác, xác động vật, xe máy hỏng..., chất thải thực phẩm như can sữa,
nhựa hỗn hợp ( bảng 1.1):

12



Bảng 1.1. Định nghĩa thành phần của CTRSH
Thành phần
Định nghĩa
1.Các chất cháy được
a.Giấy
Các vật liệu làm từ giấy bột và
giấy
b.Hàng dệt
Các nguồn gốc từ các sợi
c.Thực phẩm
Các chất thải từ đồ ăn thực
phẩm
d.Cỏ, gỗ, củi, rơm Các sản phẩm và vật liệu được
rạ
chế tạo từ tre, gỗ, rơm...

Ví dụ

Các túi giấy, mảnh bìa,
giấy vệ sinh
Vải, len, nilon...
Cọng rau, vỏ quả, thân
cây, lõi ngô...
Đồ dùng bằng gỗ như
bàn, ghế, đồ chơi, vỏ
dừa...
e.Chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩm được Phim cuộn, túi chất
chế tạo từ chất dẻo
dẻo, chai, lọ. Chất dẻo,

đầu vòi, dây điện...
f.Da và cao su
Các vật liệu và sản phẩm được Bóng, giày, ví, băng
chế tạo từ da và cao su
cao su...
2.Các chất không cháy
a.Các kim loại sắt
Các vật liệu và sản phẩm được Vỏ hộp, dây điện,
chế tạo từ sắt mà dễ bị nam hàng rào, dao, nắp lọ...
châm hút
b.Các kim loại phi Các vật liệu không bị nam châm Vỏ nhôm, giấy bao
sắt
hút
gói, đồ đựng...
c.Thủy tinh
Các vật liệu và sản phẩm được Chai lọ, đồ đựng bằng
chế tạo từ thủy tinh
thủy tinh, bóng đèn...
d.Đá và sành sứ
Bất cứ các vật liệu không cháy Vỏ chai, ốc, xương,
ngoài kim loại và thủy tinh
gạch, đá, gốm...
3.Các chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không Đá cuội, cát, đất, tóc
phân loại trong bảng này. Loại
này có thể chưa thành hai phần:
kích thước lớn hơn 5 mm và loại
nhỏ hơn 5 mm
(Nguồn: Chi cục BVMT Hà Nội, 2015)

13



1.1.5. Các phương pháp xử lý CTRSH
 Phương pháp chôn lấp:
- Phương pháp chôn lấp an toàn: Với chất thải sinh hoạt, ít độc hại thường được thu
gom, vận chuyển đến các bãi chứa sau đó được chôn lấp. Đây là phương pháp đơn
giản nhất rẻ tiền nhưng lại không hợp vệ sinh và dễ gây ô nhiễm các nguồn nước
-

ngầm, tồn diện tích bãi chứa rác.
Phương pháp chôn lấp có xử lý:
+ Bãi thấm, lọc : Nguyên lý hoạt động của bãi rác kiểu này là để nước thải tự
thấm hoặc lọc qua đất hoặc cát, phần nước thải chưa thấm hết được đưa qua trạm xử
lý, phương pháp này rẻ, đơn giản, tuy nhiên yêu cầu cần phải có địa điểm rộng và vị
trí đặt bãi phải xa đô thị, khu dân cư.
+ Phương pháp chôn lấp có phân loại và xử lý: Rác thải thu gom về được
phân chia ra thành rác vô cơ và rác hữu cơ đối với rác vô cơ được mang đi chôn lấp
còn rác hữu cơ đem đi nghiền ủ làm phân bón.
+ Ưu, nhược điểm
Ưu điểm : Phương pháp này chi phỉ rẻ nhất, bình quân ở các khu vực Đông
Nam Á là 1-2 USD/tấn, phương pháp này phù hợp với các nước đang phát triển.
Nhược điểm: Tốn diện tích, thường có mùi khó chịu gây ảnh hưởng tới các
khu vực dân cư gần bãi chôn lấp.

 Phương pháp thiêu hủy:
- Đốt tự nhiên: Đổ chất thải vào thung lũng giữa hai dãy núi rồi đốt, phương pháp này
không thích hợp ở các khu dân cư vì khói của quá trình đốt rác dễ gây ô nhiễm
-

không khí.

Lò thiêu hủy: Rác trước khi được đưa vào lò đốt được phân loại ra là rác hữu cơ và
PVC để loại bỏ hoặc tái chế rác vô cơ rắn, còn lại đưa vào lò đốt duy trì ở nhiệt độ
1000 – 1100oC. Phương pháp này sử dụng để thiêu hủy rác thải hữu cơ, rác thải

-

công nghiệp, bệnh viện... Đây là phương pháp sạch nhưng chi phí xử lý cao.
Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm: Chu kì xử lý chất thải ngắn, thường chỉ từ 2-3 ngày, xử lý triệt để
được các chất thải của bệnh viện và nông nghiệp, diện tích sử dụng nhỏ hơn nhiều
so với các phương pháp khác.
Nhược điểm: Phương pháp này chi phí cao, thông thường là từ 20-30 USD/1

tấn nên thường chỉ được áp dụng ở các nước phát triển.
 Phương pháp sinh học:
- Phương pháp phân hủy vi sinh: Rác thải được phân loại, rác hữu cơ được tách li,
nghiền nhỏ, ủ háo khí với 1 tập hợp các loại men vi sinh vật tạo ra một loại phân vi
14


sinh cho sản xuất nông nghiệp. Phương pháp sinh học phù hợp với khí hậu nước ta
với những ưu điểm nổi bật là xử lý triệt để khí thải gây ô nhiễm môi trường nên có
thể đặt gần thành phố để giảm chi phí vận chuyển, tiêu diệt các loại vi khuẩn và các
-

vi sinh vật gây bệnh. Sản phẩm phân bón hữu cơ là phân bón sạch.
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm: Phương pháp này chi phí thông thường từ 8-10 USD/tấn. Thành
phẩm thu được sử dụng cho nông nghiệp, vừa có tác dụng cải tạo đất vừa thu được
sản phẩm không bị nhiễm hóa chất dư tồn trong quá trình sinh trưởng. Thành phần

này được đánh giá cao ở các nước phát triển.
Nhược điểm: Quá trình xử lý kéo dài, trung bình từ 2-3 tháng, tồn diện tích.
Một nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ chất thải rắn công suất xử lý 100.000 tấn
rác/năm cần diện tích 6 ha.

1.2.

-

Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải rắn
Hiện nay Quốc hội, Chính phủ cũng như UBND thành phố Hà Nội đã ban
hành các văn bản trong lĩnh vực quản lý chất thải rắns sinh hoạt như:
Luật bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua và ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ

-

ngày 1 tháng 1 năm 2015 : (Điều 95-98 mục 3: Quản lý chất thải rắn thông thường).
Nghị định số 174/2007/ NĐ – CP ngày 29/11/2007 của chính phủ quy định về phí

-

bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn
Nghị định số 04/ 2009/ NĐ – CP ngày 14/01/2009 của chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ

-

hoạt động bảo vệ môi trường.
Nghị định số 179/2013/ NĐ – CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính


-

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Thông tư số 39/2008/TT – BTC ngày 19/5/2008 của bộ tài chính hướng dẫn thực
hiện nghị định số 174/2007/ NĐ – CP ngày 29/11/2007 của chính phủ quy định về

-

phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
Thông tư số 121/2008/TT – BTC ngày 12/12/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn cơ

-

chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý CTR.
Quyết định 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt

-

chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 – 2020
Quyết định số 44/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 về việc thu phí vệ sinh đối với
chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội

15


-

Quyết định 7936/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 về việc quy định mức thu dịch vụ vệ
sinh đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường trên đại bàn thành phố Hà Nội.


1.3. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội
1.3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội
Theo báo cáo tóm tắt “Quy hoạch xử lý CTR thành phố Hà Nội đến năm
-

2030, tầm nhìn năm 2050” :
CTR khu vực nội thành Hà Nội phát sinh từ 12 quận. Các nguồn chất thải thường là
khu thương mại, khu dân cư và chợ. CTR khu vực ngoại thành Hà Nội chủ yếu phát
sinh từ các 17 huyện, 1 thị xã thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội. Chất thải dạng
này có nguồn gốc phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau: từ các hộ gia đình, các khu
chợ và khu kinh doanh, từ trường học… CTR tại các trường học ở nông thôn, trong
đó chủ yếu là các loại giấy học sinh, đồ dùng học sinh đã bị hỏng, phấn, giấy kẹo,

-

đồ chơi hỏng…
Tổng khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Tp. Hà Nội là 6.500 tấn/ngày,
trong đó, địa bàn Hà Nội cũ khoảng 3.500 tấn/ngày, còn lại là khối lượng phát sinh
ở khu vực Hà Tây cũ (khoảng 3.000 tấn/ngày). Khối lượng phát thải trung bình giai
đoạn hiện nay là 0,6 kg.người/ngày và tỷ lệ gia tăng khối lượng hàng năm là 10% .
Khối lượng chất thải phát sinh tại khu vực ngoại thành Hà Nội trung bình khoảng
0,5 -0,7 kg/người.ngày, bằng khoảng 54% CTR sinh hoạt của người dân sống trong

-

khu vực nội thành Hà Nội
Trong thành phần CTRSH đô thị thành phố Hà Nội có CTRSH hữu cơ chiếm
68,4%, trong đó 50% là CTRSH hữu cơ dễ phân huỷ, khó phân huỷ là 36 18,4% và
CTRSH loại vô cơ là 31,6%. Nói cách khác, Trong thành phần CTRSH đô thị thành

phố Hà Nội có CTRSH hữu cơ dễ phân huỷ chiếm tỷ lệ 50%, tái chế 26,6% và
CTRSH loại vô cơ chiếm tỷ lệ 26,6%

1.3.2. Hiện trạng công tác quản lý CTRSH trên địa bàn TP Hà Nội
Tổ chức hoạt động thu gom, phân loại rác sinh hoạt trên địa bàn TP. Hà
-

Nội:
Công ty MT Đô thị Hà Nội là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý chất thải
của TP. Hà Nội.
Công tác quản lý chất thải của Công ty gồm các giai đoạn sau:
+ Công tác thu gom: thu gom từ các nhà dân, tại các thùng rác vụn, quét và
nhặt rác trên đường phố chứa trong các xe gom.

16


+ Công tác vận chuyển: chất thải sinh hoạt đã được thu gom sẽ được chuyển
từ nội thành Hà Nội lên bãi chôn lấp chất thải cách Hà Nội 50 km ở Nam Sơn (Sóc
Sơn) bằng xe chuyên dùng.
+ Công tác xử lý: 100% chất thải sinh hoạt thu gom hiện tại được xử lý bằng
phương pháp chôn lấp tại BCL theo quy trình công nghệ chôn lấp được ấn định.
+ Công tác phân loại: đang diễn ra tự phát và chỉ đối với những chất thải có
khả năng tái chế. Công việc phân loại này do những công nhân thu gom rác, những
người bới nhặt phế liệu tiến hành.
+ Ngoài lực lượng chính là Công ty MT đô thị, Hà nội cũng đã có một số mô
hình XHH thu gom rác thải, cụ thể HTX Thành Công bắt đầu hoạt động từ năm
2002, phạm vi hoạt động trên địa bàn phường Hạ Đình - quận Thanh Xuân. Đến nay
đã mở rộng hoạt động ra 12 phường xã thuộc các quận huyện khác. HTX đã tạo ra
thu nhập và giải quyết việc làm cho 547 xã viên, ngoài ra còn được hưởng BHXH,

BHYT và bảo hiểm thân thể. HTX đứng ra đầu tư trang thiết bị, đến nay tổng vốn
đầu tư lên đến 24 tỷ đồng. Đội xe của HTX có 60 chiếc, trong đó có 20 xe ép rác
chuyên dùng, 15 xe vận tải, còn lại là xe tưới nước, rửa đường. Bình quân mỗi ngày
HTX thu gom, vận chuyển khoảng 320 tấn rác sinh hoạt và 115 tấn phế thải xây
dựng. Ưu điểm của mô hình hoạt động này là có sự góp vốn của các xãviên để đầu
tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chung của HTX. Với phương châm tiết
kiệm, HTX đã có điều kiện tích lũy để đầu tư thêm phương tiện và mở rộng qui mô
hoạt động. Với điều kiện có đầy đủ phương tiện, HTX đảm nhận cả khâu thu gom
và vận chuyển rác trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp giữa
hai khâu trong một qui trình hoạt động, đảm bảo vệ sinh MT.
Hiện nay khối lượng chất thải sinh hoạt được URENCO thu gom vào
khoảng 3.500 tấn/ngày, xấp xỉ 95% tổng lượng chất thải sinh hoạt và đường phố
phát sinh ở các khu vực nội thành và 50% -70% chất thải ở các khu vực ngoại thành
Hà Nội cũ. Khối lượng rác sinh hoạt được thu gom trong toàn địa phận Hà Nội phần
mở rộng đạt gần 1.300 tấn trong khoảng 3000 tấn tổng luợng chất thải rắn phát sinh
(đạt khoảng 43%). Trong đó, riêng Quận Hà Đông khoảng 150 tấn rác/ngày và thị
xã Sơn Tây khoảng 110 tấn/ngày. Chỉ khoảng 70% số rác thải của Hà Đông và Sơn
Tây được xử lý, còn các huyện phần lớn tập trung tại các bãi rác tự phát. Phương
thức thu gom như sau:

17


Trên các tuyến phố nội thành và ven đô: Công tác duy trì vệ sinh MT được
thực hiện với các hạng mục: Nhặt rác ngày bằng thủ công, nhặt rác ngày bằng xe tải
1,5 tấn, quét gom rác, tua vỉa, quét dải phân cách, phun rửa đường, quét hút bụi
bằng xe cơ giới; Công tác duy trì vệ sinh MT được kết hợp thu gom rác với xe quét
hút, tưới rửa bằng thiết bị hiện đại trên các tuyến phố chính; Các thùng thu chứa rác
được đặt trên đường phố để thu gom rác của người dân đi đường.
Nhìn chung công tác duy trì vệ sinh MT trên các tuyến phố nội thành đã đi

vào nề nếp, người dân Thu đô đã có nhận thức rõ về việc giữ gìn vệ sinh MT chung,
các đơn vị được giao nhiệm vụ đã thực hiện tốt quy trình công nghệ, đáp ứng được
yêu cầu của nhân dân và nhiệm vụ của Thành phố giao.
Các đơn vị vệ sinh MT ngoại thành thực hiện công tác thu gom, vận chuyển
rác về bãi của Thành phố ( bãi Nam Sơn): Công ty cổ phẩn dịch vụ môi trường đô
thị Từ Liêm thực hiện duy trì vệ sinh MT trên địa bàn 2 quận Bắc Từ Liêm và quận
Nam Từ Liêm, hàng ngày thu gom và vận chuyển khoảng 80-100 tấn rác/ ngày; Xí
nghiệp MT đô thị Gia Lâm thực hiện duy trì vệ sinh trên địa bàn quận Long và
huyện gia Lâm Biên, thu gom và vậnchuyển khoảng 150 tấn/ ngày; Xí nghiệp MT
đô thị thanh Trì thực hiện công tác duy trì vệ sinh MT trên địa bàn huyện Thanh Trì
và 6 phường thuộc quận Hoàng Mai, hàng này thu gom và vận chuyển được khoảng
160-180 tấn rác/ ngày; Xí nghiệp MT Đông Anh thực hiện duy trì vệ sinh MT trên
địa bàn huyện Đông Anh, thu gom và vận chuyển được khoảng 120 tấn rác/ ngày;
Xí nghiệp MT đô thị Sóc Sơn thực hiện duy trì vệ sinh MT trên địa bàn huyện Sóc
Sơn, thu gom và vận chuyển được 140 tấn/ ngày; Công ty cổ phần môi trường đô thị
Hà Đông thực hiện duy trì vệ sinh trên địa bàn quận Hà Đông và một số xã lân cận,
hàng ngày thu gom và vận chuyển 180 tấn rác/ ngày; Công ty cổ phần MT & công
trình đô thị Sơn Tây thực hiện duy trì vệ sinh MT trên địa bàn thị xã Sơn Tây, huyện
Ba Vì và một số địabàn lân cận, thu gom và vận chuyển được 120 tấn/ngày; Công ty
cổ phần đầu tư phát triển rau sạch Sông Hồng duy trì vệ sinh trên địa bàn huyện Mê
Linh, thu gom và vận chuyển được 100 tấn/ngày; Công ty MT đô thị Xuân Mai thu
gom rác trên địa bàn huyện Chương mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thanh Oai (hiện nay
tạm thời chưa thực hiện duy trì do bãi rác Núi Thoong chưa hoạt động được). ước
tính hiện nay các đơn vị duy trì vệ sinh môi trường ngoại thành thu gom và vận

18


chuyển rác đến bãi Nam Sơn khoảng 2.000 tấn/ ngày, các quận nội thành và ven đô
khoảng 1.500-1.800 tấn/ ngày.

Đối với rác thải sinh hoạt vùng nông thôn: Phần lớn trên địa bàn các huyện
chưa có địa điểm chôn lấp thông thường, chủ yếu là thu gom, vận chuyển về các
thùng hố đấu, một số huyện có điểm tập kết rác nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu
về vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm mạch nước ngầm vì môt số lý do:
UBND huyện ký hợp đồng với cá nhân quản lý địa điểm tập kết rác không
có chuyên môn, tiếp nhận rác thành đống, không thực hiện quy trình công nghệ duy
trì vận hành bãi rác theo quy định, rác thải không được phủ đất, không phun thuốc
diệt côn trùng, thuốc khử mùi, nên ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước mặt
và người ngầm.
Trên địa bàn các huyện phần lớn là các điểm rác tự phát, ý thức người dân
chưa cao, nên vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định.
Kinh phí dành cho công tác thu gom và vận chuyển rác rất hạn chế, chủ yếu
là thu kinh phí từ phí vệ sinh ( 3000 đồng/ người/ tháng) và một phần được UBND
huyện hỗ trợ ( kinh phí vận chuyển, không hỗ trợ kinh phí thu gom).
Các công nghệ xử lý CTR đã được áp dụng tính đến nay:
-

Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh: công suất từ 200-3.000 tấn/ ngày ( trong đó có bãi
công suất 200 -300 tấn và bãi 1.500 đến 3.000 tấn/ ngày)
Công nghệ đốt (chủ yếu là đốt rác y tế ): công suất 2 tấn / ngày.
Công nghệ xử lý rác sinh hoạt thành mùn hữu cơ: công suất 150 tấn/ ngày.
Các công trình xử lý chất thải rắn được đầu tư tính đến nay:
Công nghệ đốt plasma: 300 tấn/ ngày.
Công nghệ xử lý 2000 tấn/ ngày bao gồm: sản phẩm là phân compost, vật liệu tái
chế và kè bờ.
Danh mục cơ sở xử lý và chôn lấp rác thải sinh hoạt ở Hà nội được thể hiện ở bảng 1.2

19



Bảng 1.2. Danh mục cơ sở xử lý và chôn lấp chất thải rắn ở Hà Nội
TT

Cơ sở

1

KLHXLCT Nam
Sơn

2
3

1

Cơ quan thực
hiện
BCL
URENCO

Vùng dịch vụ

XNMTĐT Gia
Lâm
CTCPDVMT
Thăng Long

Rác Hữu cơ
huyện Gia Lâm
1 số huyện


Hiện trạng

12 quận và 4 - Tiếp nhân: 3.000huyện ngoại
3.500 tấn/ ngày.
thành
Bãi chôn lấp Kiêu
XNMTĐT Gia
địa bàn Gia
- Tiếp nhận 100
Kỵ
Lâm
Lâm
tấn/ ngày
Bãi chôn lấp Xuân CTCPMT& ĐT thị xã Sơn Tây, - Tiếp nhận 200Sơn
Sơn Tây
Ba Vì
300 tấn/ ngày.
Nhà máy XLR: thành phân hữu cơ
Nhà máy XLR
URENCO
Rác hữu cơ của - Tiếp nhận 50 tấn/
Cầu Diễn
các chợ thuộc
ngày.
4 quận nội
- SP: 8 tấn/ ngày.
thành

2


Nhà máy Kiêu Kỵ

3

Nhà máy Seraphin

- Tiếp nhận: 40
tấn/ ngày
- Tiếp nhận 300
tấn/ ngày.
(Nguồn: Chi cục BVMT Hà Nội, 2015)

Đánh giá chung:
Dựa trên “Báo cáo công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn Tp Hà Nội” và
“Báo cáo công tác vận chuyển CTRSH trên địa bàn Tp Hà Nội” của Sở TNMT Hà
Nội có thể đưa ra một số đánh giá như nhau:
-

Tỷ lệ thu gom, xử lý CTR còn thấp so với chiến lược quản lý CTR; tỷ lệ CTR được
tái chế ở các cơ sở tập trung ngày càng tăng nhưng khối lượng đạt được vẫn còn

-

thấp so với yêu cầu.
Việc phân loại CTR tại nguồn có hiệu quả nhưng phạm vi áp dụng còn nhỏ và chưa

-

đồng bộ (thiếu phương tiện, kinh phí), cần mở rộng ra các quận và các đô thị.

Quản lý CTR sinh hoạt được các cấp chính quyền địa phương quan tâm tuy nhiên tổ

-

chức quản lý Nhà nước chưa thống nhất, dẫn đến nhiều đầu mối quản lý.
Bước đầu đã thực hiện được việc xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý
CTR tuy nhiên vẫn còn thiếu các cơ chế động viên, khuyến khích.

20


-

Một số công nghệ xử lý CTR trong nước đã được áp dụng (Serafin ở Sơn Tây) tuy
nhiên cần thêm thời gian để đánh giá hiệu quả và nhân rộng cho các địa phương

-

khác.
Về văn bản pháp quy, nhà nước vẫn còn thiếu các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức chi

-

phí cho công tác lập quy hoạch quản lý CTR.
Mức thu phí thu gom và xử lý CTR còn thấp, chưa đủ cho quản lý.
Mức xử phạt vi phạm về quản lý CTR chưa đủ sức thuyết phục.
Ý thức của người dân trong quản lý CTR còn thấp.

1.4. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ứng Hoà
1.4.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Hình 1.2 : Sơ đồ huyện Ứng Hoà – Thành phố Hà Nội
Huyện Ứng Hoà nằm ở phía Nam của TP. Hà Nội, có toạ độ địa lý: 20 038’
đến 20043’ vĩ độ Bắc và từ 105 0 54’ đến 1050 49’ kinh độ Đông. Tổng diện tích đất
tự nhiên của huyện là 186,37 km2, có đường ranh giới giáp với các địa phương:
- Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ và Thanh Oai.
- Phía Đông giáp huyện Phú Xuyên.
21


- Phía Nam giáp huyện Kim Bảng (Tỉnh Hà Nam).
- Phía Tây giáp huyện Mỹ Đức.
Toàn huyện có 28 xã và 01 thị trấn Vân Đình. Ứng Hoà có vị trí thuận lợi là
nằm trên đường 21B, cách Quận Hà Đông 30 km về phía Bắc và cách khu du lịch
Chùa Hương 20km về phía Nam. Huyện có tỉnh lộ 428, tỉnh lộ 78 đi qua và các đường liên huyện, liên xã tạo cơ hội để giao lưu với thị trường bên ngoài tiếp cận với
tiến bộ khoa học kỹ thuật. Có hai con sông chảy qua huyện: sông Đáy ở phía Tây
Nam và sông Nhuệ ở phía Đông Nam cùng với kênh Ngoại Độ là nguồn cung cấp
nước chủ yếu để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, hiệu quả và bền vững
b. Địa hình
Địa hình thuộc dạng địa hình đồng bằng, có độ dốc từ phía Bắc xuống phía
Nam, từ phía Tây sang phía Đông. Độ cao so với mực nước biển trung bình đạt
1,6m. Theo đặc điểm địa hình, lãnh thổ huyện Ứng Hoà có thể được chia thành 2
vùng:
- Vùng ven sông Đáy gồm 13 xã: Viên An, Viên Nội, Cao Thành, Sơn Công,
Đồng Tiến, thị trấn Vân Đình, Vạn Thái, Hoà Xá, Hoà Nam, Hoà Phú, Phù Lưu,
Lưu Hoàng, Hồng Quang. Các xã vùng ven sông Đáy thường trồng cây công nghiệp
ngắn ngày phía ngoài đê và trồng lúa phía trong đê.
- Vùng nội đồng gồm 16 xã: Hoa Sơn, Trường Thịnh, Quảng Phú Cầu, Liên
Bạt, Phương Tú, Tảo Dương Văn, Trung Tú, Đồng Tân, Minh Đức, Kim Đường,

Hoà Lâm, Trầm Lộng, Đại Hùng, Đại Cường, Đông Lỗ, Đội Bình. Do điều kiện địa
hình thấp và trũng, không được phù sa bồi đắp hàng năm nên đất đai có độ chua
cao, trồng trọt thường là 2 vụ lúa và 1 vụ đông.

c. Khí hậu
Huyện Ứng Hoà chịu ảnh hưởng hoàn toàn khí hậu miền Bắc nhiệt đới gió
mùa nên hình thành 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân, hè thì ẩm ướt,
nắng nóng và mưa nhiều, thu đông khí hậu khô hanh, rét lạnh và ít mưa.

22


- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm dao động từ 16,0 đến
29,00C (trạm Ba Thá). Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh và
khô. Tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10,
nhiệt độ trung bình tháng thường trên 230C, tháng nóng nhất là tháng 7.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình từ 83% - 86%. Tháng có độ ẩm
trung bình cao nhất là tháng 3 và tháng 4 độ ẩm lên tới 88%, các tháng có độ ẩm
trung bình thấp nhất là tháng 11, tháng 12 (80 - 81%).
- Chế độ gió: Gió theo mùa, mùa đông thường là gió Đông Bắc. Mùa hè thường là Đông Nam. Bão úng thường xảy ra vào tháng 5 đến tháng 9 trong năm.
- Chế độ bức xạ: Nằm trong vùng mang tính chất chung của vùng đồng bằng
Bắc Bộ, hàng năm có từ 120 - 140 ngày nắng. Số giờ nắng trong năm từ 1.163 giờ
đến 1.867 giờ. Số giờ nắng thường xuất hiện nhiều đợt không có nắng kéo dài 2 - 5
ngày. Tháng 2, 4 có số giờ nắng thấp nhất, độ ẩm cao sẽ làm phát sinh nhiều dịch
bệnh cho cây trồng, vật nuôi.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm 1.900mm, cá biệt năm mưa nhiều
nhất đạt 2.200mm (1997) năm ít mưa nhất 1.124mm (1998). Tuy nhiên lượng mưa
phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Do hoạt động của gió mùa
đã phân hoá chế độ mưa thành 2 mùa:
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình 1.200mm,

chiếm 70 - 80% tổng lượng mưa năm. Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7,
8 với lượng mưa xấp xỉ 300mm/tháng.
+ Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa mùa này khoảng 300
- 500mm, chiếm 20 - 30% lượng mưa năm. Các tháng có lượng mưa ít nhất thường
là tháng 12, 1 và 2.
Trung bình mỗi năm có từ 1 đến 3 cơn bão đổ bộ vào thời gian từ cuối tháng 6
đến hết tháng 9 và gây úng lụt. Tần suất xuất hiện mưa úng lớn khoảng 10 năm
(1984 -1985 rồi đến 1994-1995 đều có mưa úng lớn).
Đánh giá chung:
Huyện Ứng Hoà có địa hình bằng phẳng, dân cư phân bố khá đồng đều.
Với những đặc điểm về thời tiết, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để
vi khuẩn phát triển, thúc đẩy qua trình phân hủy chất hữu cơ trong rác thải sinh
hoạt gây ra mùi khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường.
23


1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Tình hình phát triển kinh tế
 Nông nghiệp
 Vụ đông:
Toàn huyện đã gieo trồng được 3.434 ha, đạt 55,9% kế hoạch, tăng 900 ha so
với cùng kỳ năm trước. Trong đó cây đậu tương đạt 2700ha, ngô 261ha, khoai lang
63ha, rau các loại 326ha, các cây khác 84ha.
 Vụ xuân:
Tổng diện tích toàn huyện gieo trồng 10.947 ha. So với kế hoạch tăng 105 ha,
so với cùng kỳ giảm 299 ha, trong đó: diện tích sản xuất lúa 10.420 ha đạt 98,83%
kế hoạch, giảm 220 ha so với cùng kỳ. Cơ cấu lúa: Lúa lai 39,8%, lúa thuần Trung
Quốc chiếm 50,8%, lúa khác 9,4 %. Lúa chất lượng cao đạt 33,2%, giảm 4% so với
cùng kỳ. Năng suất lúa xuân ước đạt 63,2 tạ/ha giảm 1,79 tạ/ha so với cùng kỳ năm
trước, sản lượng ước tính đạt 65,854 tấn so với cùng kỳ năm trước giảm 3.295 tấn.

Diện tích cây màu xuân: 527 ha, giảm 79 ha so cùng kỳ.
 Về chăn nuôi:
Theo thống kê hết quý 1 năm 2014 toàn huyện có 544 con trâu (tăng 60% so
với cùng kỳ), 4049 con bò (giảm 6,1%), 104546 con lợn (tăng 5,4%), 1541200 con
gia cầm (tăng 13% so với cùng kỳ). Trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 11.705 tấn
so với cùng kỳ năm trước tăng 13%; Trọng lượng thịt hơi gia cầm xuất chuồng
1.830 tấn so với cùng kỳ năm trước tăng 6,2%; Sản lượng trứng gia cầm 72,6 triệu
quả so với cùng kỳ năm trước tăng 2%.
 Về nuôi trồng thủy sản:
Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 2380 ha, sản lượng ước
đạt 5950 tấn so với cùng kỳ năm trước tăng 12,5%.
 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 475,5 tỷ đồng,
tăng 2,47% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: giá trị sản xuất của doanh nghiệp
ước đạt 146,2 tỷ đồng, tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước, giá trị sản xuất của hộ
cá thể ước đạt 329,3 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.
 Thương mại, dịch vụ:
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 1284 tỷ đồng,
trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 360 tỷ đồng tăng 7,3% so với cùng kỳ năm
24


trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 19,5 triệu USD, tăng 28,7% so với cùng
kỳ năm trước (Chủ yếu xuất khẩu hàng dệt may).
b. Điều kiện văn hóa xã hội
 Dân số
Theo số liệu thống kê, năm 2013 dân số của Ứng Hoà là 190.679 người, chiếm
khoảng 3,0% tổng dân số của Thủ đô Hà Nội.
Cơ cấu dân số theo giới tính, kể từ năm 2009 đến nay, tỷ lệ nam luôn thấp hơn
tỷ lệ nữ, tỷ lệ nam luôn ở mức từ 48 - 48,23% trên tổng số dân số. Một trong những

nguyên nhân là nhiều nam thanh niên đi học tập và lao động ở các tỉnh và huyện
khác. Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn, tỷ trọng dân số thành thị tăng
nhanh kể từ năm 2010 đến nay.
 Công tác giáo dục - đào tạo
Duy trì và đẩy mạnh công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và
học, các hoạt động thanh tra toàn diện và thanh tra chuyên ngành tại các trường học
theo kế hoạch.
Tổ chức thành công các cuộc thi về chuyên môn cho giáo viên, nhân viên nuôi
dưỡng cấp huyện như: Hội thi giáo viên dạy giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi khối
mầm non, thi giáo viên dạy giỏi khối tiểu học, THCS, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi
và tổng phụ trách giỏi, thi nghi thức đội. Huyện đã chọn cử 06 giáo viên tham gia
thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Kết quả 02 giáo viên đạt giải của Thành phố.
Thành lập BCĐ và triển khai kế hoạch chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm học
2015 – 2016, tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2015 – 2016.

 Công tác chính sách xã hội
Chỉ đạo ngành LĐTB&XH tổ chức giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện công tác
lao động TBXH cho các xã, thị trấn năm 2016.
UBND huyện đã xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch về công tác
thương binh liệt sỹ, người có công, công tác bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo,
công tác phòng chống tệ nạn xã hội…

25


×