Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiểu luận cao học môn lí thuyết truyền thông vai trò định hướng thông tin trên mạng xã hội của báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.2 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬN
Môn: Lí Thuyết Truyền Thông
Đề tài:

Vai trò định hướng thông tin trên mạng xã hội
của báo chí.

HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC:
Nội dung
Phần:

Trang

I.Phần mở đầu......................................................................................3
II.Phần A : Những khái niệm chung...................................................5
1.Mạng xã hội..................................................................................5
2.Định hướng thông tin...................................................................6
1.Mối quan hệ giữa mạng xã hội và báo chí...................................7
III.Phần B : Vai trò của báo chí trong việc định hướng thông tin trên
mạng xã hội..........................................................................................8
IV. Phần C : Báo chí với hiệu quả trong việc định hướng thông tin
trên mạng xã hội trong những năm gần đây.....................................13
1.Tích cực......................................................................................13
2.Hạn chế và giải pháp..................................................................13
V.Kết luận..........................................................................................15
VI.Tài liệu tham khảo........................................................................16

-2-




I. Phần mở đầu.
Bước vào thời kì toàn cầu hóa, thế giới có những sự thay đổi mạnh mẽ
và toàn diện về mọi mặt đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa,......Đặc
biệt là sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật, từ đó kéo theo sự phát triển của
nhiều lĩnh vực, trong đó có công nghệ thông tin. Công nghệ phát triển, mối
quan hệ giao tiếp của con người ngày càng được mở rộng và trở nên gần gũi
thông qua điện thoại, phát thanh, truyền hình,...v.v.....mà điển hình trong đời
sống hiện nay là thông qua các trang mạng xã hội.
Ngày nay, mỗi người dù là ai, ở bất kì đâu đều chỉ cần vài giây để
truyền tải thông điệp của mình tới bạn bè trên khắp thế giới thông qua 1 click
chuột.
Sự tiện lợi này đem lại cho mọi người cảm giác gần gũi hơn, cởi mở
hơn...Nhưng bên cạnh đó nó cũng đem lại 1 số ảnh hưởng tiêu cực. Bởi thông
tin có thể truyền tải 1 cách quá dễ dàng và mở rộng dẫn đến sự mất kiểm soát
tính xác thực của thông tin.
Do đó báo chí luôn đóng 1 vai trò quan trọng trong việc kiểm soát
thông tin. Những tờ báo chân chính là cơ quan ngôn luận thiết yếu để những
thông tin trên các trang mạng xã hội đi đúng hướng.
Báo chí phải không ngừng đổi mới, phải năng động sáng tạo hơn trong
tác nghiệp, bám sát đời sống xã hội, thông tin nhanh chóng các tin tức thời sự,
các chính sách của đảng nhà nước tới đông đảo quần chúng nhân dân góp
phần bảo vệ tổ quốc.
Báo chí đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn những nhân tố
tích cực và nhiều điển hình tiên tiến trong sản xuất và chiến đấu, góp phần
đưa kinh tế đất nước phát triển cùng với sự phát triển chung của thế giới.
Báo chí là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và nhà quản lý, hoạch
định chính sách giúp nhà nước điều chỉnh những chủ trương, đường lối cho
phù hợp với thực tiễn. Báo chí còn tham gia một cách dòng cảm trên mặt trận

đấu tranh tham nhũng, chống tiêu cực và tệ nạn xã hội. Với số lượng báo ngày
-3-


càng tăng và chất lượng báo ngày càng tốt đã tạo niềm tin và tạo thành một
nhu cầu cần thiết cho nhân dân.
Với ý nghĩa đó, đề tài “vai trò định hướng thông tin trên mạng xã hội
của báo chí” là 1 trong những đề tài được đông đảo quần chúng nhân dân
quan tâm trong thời đại ngày nay.
Do những hạn chế về tri thức và thời gian nên bài tiểu luận còn nhiều
hạn chế và thiếu sót, em rất mong nhận
cô để tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

-4-

được sự đóng góp của thầy,


II. Phần A : Những khái niệm chung.
1. Mạng xã hội.
“Mạng xã hội trực tuyến là dịch dụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi
người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với
nhau trong môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn(forum),
trò truyện trực tuyến(chat), và các hình thức tương tự khác.” (Nghị định
97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin
điện tử trên Internet.)

Hình ảnh minh họa về mạng xã hội.
Ngày nay, mạng xã hội đã trở thành 1 phần tất yếu trong cuộc sống của

hàng trăm triệu người trên khắp thế giới.
Hiện nay có hàng trăm loại mạng xã hội khác nhau.

-5-


Trang Royal Pingdom đã đưa ra 1 số tổng kết về mạng xã hội năm
2012.
Đối với mạng xã hội với Facebook tính đến hết tháng 10/2012:
có khoảng 1 tỷ tài khoản Facebook.
2,7 tỉ số lượt nhấn nút ‘like’ mỗi ngày.
24,3% trong số 10.000 website hàng đầu có tích hợp Facebook.
Đối với Twitter đến tháng 12/2012:
200 triệu người dùng Twitter có đăng nhập sử dụng mỗi tháng.
327,452 lượt tweet mỗi phút trên Twitter mỗi phút khi ông Barack
Obama tái đắc cử tổng thống Mỹ.
9,66 triệu lượt ‘tweet’ trong thời gian diễn ra lễ khai mạc Thế vận hội
thế giới 2012 diễn ra tại London, Anh.
123 nguyên thủ quốc gia có tài khoản Twitter.
Ngoài ra còn có 1 số mạng xã hội lớn như: Linkedln (tính đến tháng
9/2012 có 187 triệu người sử dụng Linkedln), Google + (135 người sử dụng
google + mỗi tháng, 5 tỷ lượt bấm nút “+ 1” trên google + mỗi ngày)
2. Định hướng thông tin.
Định hướng thông tin trên mạng xã hội tức là các nhà báo, cơ quan báo
chí nắm bắt và cung cấp thông tin về những vấn đề sự kiên đang được xã hội
quan tâm giúp người đọc thấy được bản chất vấn đề từ đó nó sẽ tạo được lòng
tin, sự quan tâm của cộng đồng mạng, giúp tạo ra làn sóng thông tin lan tỏa
trong xã hội. Từ đó báo chí tạo dựng được vai trò trong định hướng thông tin
trên mạng xã hội.
Việc định hướng đúng thông tin trên mạng của báo chí là rất quan

trọng. Vì nó giúp khẳng định tin đồn đó là đúng hay

sai và giúp nhân dân

hiểu về vấn đề. Nếu báo chí định hướng đúng sẽ tạo ra sức ép không nhỏ tới
các cá nhân hay tổ chức gây ra vụ việc đó, ổn định lòng tin của nhân dân.

-6-


1. Mối quan hệ giữa mạng xã hội và báo chí.
Báo chí luôn có 1 vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đối với báo
chí mạng xã hội cung cấp 1 cách rộng rãi các thông tin, đề tài cho các nhà
báo. Mới đây 1 chuyên gia nước ngoài đã thống kê có tới 75% phóng viên
thấy blog hữu ích để phát triển ý tưởng, giúp họ nhìn nhận đa chiều và sâu sắc
hơn, 21% trong số họ bỏ ra 1 tiếng mỗi ngày để đọc blog và 16% trong số họ
có trang blog riêng.
Thông qua mạng xã hội thông tin trong báo chí được quảng bá 1 cách
rộng rãi đến quần chúng nhân dân. Chính nhờ đặc trưng này mà ngày càng
nhiều các cơ quan báo chí, nhà báo khai thác để xây dựng thương hiệu của
mình.
Bên cạch đó mạng xã hội còn là kênh tương tác giữa báo chí và độc giả,
đối thoại trực tiếp với người đọc. đây là nét mới so với cách làm báo truyền
thống.
Đối với mạng xã hội, báo chí là cầu nối giúp tiếp nhận, lựa chọn và
kiểm chứng những thông tin trên mạng xã hội. Thực tế những nội dung trên
mạng xã hội hoàn toàn mang tính cá nhân, thông tin dàn trải. Thông tin trên
mạng lại thiếu kiểm chứng, không kiểm soát được người đưa tin và lượng tin
được đua lên. Do vậy, đối với mạng xã hội báo chí càng đóng vai trò quan
trọng trong việc định hướng thông tin, lựa chon, kiểm chứng 1 cách chính xác

những thông tin đưa tới độc giả. Đó cũng là trách nhiệm của nhà báo khi sử
dung thông tin trên mạng xã hội, có như thế mới tạo dựng được lòng tin của
quần chúng nhân dân với báo chí.

-7-


III. Phần B : Vai trò của báo chí trong việc định hướng
thông tin trên mạng xã hội.
Trong những năm gần đây với sự bùng nổ của mạng xã hội, số lượng
các trang mạng xã hội và lượng người tham gia tăng lên 1 cách nhanh chóng.

Phương tiện thông tin phổ biến tại Việt Nam( năm 2011).
(tính theo triệu người)
Cùng với đó là những thông tin, sự kiện, vấn đề nảy sinh trong đời sống
xã hội được cộng đồng mạng nắm bắt 1 cách nhanh nhạy và có tính lan truyền
mạnh mẽ. Nhưng những thông tin lại thiếu sự kiểm chứng. Do đó báo chí có
vai trò quan trọng trong việc định hướng thông tin trên mạng xã hội. Để làm
được điều đó nhà báo và các cơ quan báo chí cần:
1. Cần nắm bắt thông tin 1 cách nhanh nhạy, kịp thời.
Thực tế mạng xã hội là 1 môi trường tự do, ai cũng có thể cung cấp
thông tin và tiếp nhận thông tin. Thông tin trên mạng có nhiều dạng khác
nhau: có dạng bài trung thực, tích cực, nhưng bên cạnh đó cũng có những

-8-


dạng bài phản ánh 1 chiều, chủ quan, thậm chí có những bài xuyên tạc, bôi
nhọ của các thế lực thù địch nhằm làm xói mòn lòng tin của nhân dân với
đảng, chính quyền. Do đó các cơ quan báo chí, nhà báo phải nhanh nhạy nắm

bắt và cung cấp thông tin về những sự việc vấn đề đang được xã hội quan tâm
giúp người đọc thấy được bản chất vấn đề, sự thật vụ việc. Dựa vào tính chất
nhanh nhạy, lan tỏa của mạng xã hội thì chắc chắn nó sẽ được cộng đồng
mạng tiếp nhận, truyền bá và thảo luận. Từ đó sẽ tạo được làn sóng thông tin
mà báo chí là nguồn, lan tỏa nhanh chóng trong xã hội. Vì thế, báo chí góp
phần định hướng thông tin, vấn đề được thảo luận, chia sẻ trên mạng xã hội.
Đối với những thông tin trên mạng báo chí phải kịp thời biểu dương, cổ
vũ những thông tin đúng, phê phán lên án những thông tin sai và giải tỏa bằng
những thông tin chính xác.
Trước thềm kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay thông qua
mạng xã hội 1 số cá nhân đã tung tin về 6 môn thi tốt nghiệp là ngoài 3 môn
bắt buộc: toán, văn, ngoại ngữ là 3 môn thể dục, giáo dục công dân, công
nghệ và nhiều thông tin sai lệch khác. Các cơ quan báo chí đã tìm hiểu 1 cách
nhanh chóng, kịp thời, thông qua báo chí Thứ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo
Phạm Mạnh Hùng, người phát ngôn của bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng
định đây là những thông tin không chính xác. Giúp làm trấn áp tinh thần của
các em học sinh và phụ huynh.
Thực tế không ít người đã trở thành nạn nhân của những không tin
thiếu chính xác. Nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng bị nhiều trang mạng
đăng những thông tin không đúng sự thật, những thông tin bịa đặt, xuyên tạc
gây dư luận xấu đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bên cạnh đó cũng có nhiều thông tin trên mạng xã hội phản ánh đúng,
tích cực, góp phần tạo nên 1 cộng đồng rộng mở, gắn kết. Như hình ảnh 1 số
cảnh sát giao thông nhận tiền hối lộ được 1 số cộng đồng mạng đưa lên, góp
phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên trong ngành nói riêng, toàn
Đảng nói chung.
-9-


2. Tìm hiểu và lí giải vấn đề 1 cách thấu đáo, khách quan với cái

nhìn sắc nét và biện chứng.
Trước mọi vấn đề xã hội, báo chí phải kịp thời vào cuộc, nhìn nhận
đánh giá vấn đề hết sức khách quan như bản chất vốn có của nó. Nhà báo
trước khi phản ánh thông tin phải xem xét vấn đề 1 cách thấu đáo, tìm hiểu rõ
nguyên nhân hiện tượng, sự việc không được nóng vội, dựa theo cảm giác chủ
quan mà phải có cái nhìn toàn thể, đặt lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc lên
trên lợi ích cá nhân. Thông tin phải được chọn lọc và phản ánh vấn đề đúng
sự thật khách quan. Richard Sambrook , giám đốc bộ phận tin tức toàn cầu
của tổ hợp truyền thông Anh BBC nói: “Thông tin không phải là báo chí. Bạn
nhận được vô số thông tin khi truy cập vào Twitter mỗi sáng nhưng đó không
phải là báo chí. Báo chí cần tính kỉ luật, phân tích, giải thích và bối
cảnh.....giá trị của báo chí được tăng thêm là sự đánh giá, phân tích và giải
thích-và điều đó làm nên sự khác biệt.” Có như thế mới tạo được lòng tin đối
với độc giả và từ đó báo chí mới có khả năng định hướng thông tin trên mạng
xã hội.
Thông tin trên mạng xã hội tràn lan, thiếu kiểm soát. Nhiều vấn đề, sự
kiện được nhiều người đưa lên với vô số ý kiến trái chiều, điều này khiến
người sử dụng mạng xã hội hoang mang. Do đó báo chí giữ vai trò quan trọng
là “người gác cổng thông tin” giúp người đọc có định hướng đúng về luồng
thông tin trên mạng xã hội.
Đặc biệt trong cuộc sống ngày nay mạng xã hội ngày càng trở nên phổ
biến, thu hút đông đảo người sử dụng từ giới công nhân viên chức, học sinh,
sinh viên, các bà nội trợ.Theo báo cáo khảo sát về mạng xã hội tháng 6/2011
của công ty Vinalink media (thực hiện từ 5000 mẫu điều tra trong 2 tháng
theo phương pháp online) thì 54,3% người sử dụng internet của Việt Nam có
xem, tra cứu thông tin trên mạng xã hội và người sử dụng Internet phần lớn
họ là những người trẻ tuổi.

- 10 -



Người sử dụng internet 15-54 tuổi ở 4 thành phố lớn
(khảo sát năm 2011)
Đây là độ tuổi tương đối trẻ rất dễ nhạy cảm với các thông tin, chưa có
đủ sự hiểu biết sâu rộng để nhìn nhận, đánh giá vấn đề, nhất là đối với lứa
tuổi học sinh, sinh viên- lực lượng tham gia mạng xã hội đông đảo nhất. Nếu
không nhận thức đúng vấn đề họ có thể có những cái nhìn nhận sai lầm, lệch
lạc. Vì vậy, báo chí có nhiệm vụ tìm hiểu thông tin 1 cách nhanh nhạy, kịp
thời, nhìn nhận 1 cách khách quan, sâu sắc giúp người đọc có cái nhìn đúng
đắn. Như trong Sứ điệp ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 43 Đức Thánh
Cha Bênêđictô XVI có nói: “Nếu các công nghệ kỹ thuật mới phải phục vụ
cho thiện ích của các cá nhân và xã hội, thì những người sử dụng chúng phải
tránh sự chia sẻ những lời nói và hình ảnh làm mất phẩm giá con người, và
như thế loại trừ những gì đang nuôi dưỡng lòng hận thù và sự bất bao dung,
những gì làm giảm giá vẻ đẹp và sự sâu kín của giới tính con người, những gì
khai thác những người yếu đuối và những người dễ bị thương tổn.”

- 11 -


Để người đọc nhận thức và thực hiện được điều đó không thể thiếu sự
định hướng của báo chí.
Mạng xã hội có tính cởi mở cao. Do đó người tham gia mạng xã hội có
đủ mọi tầng lớp khác nhau: học sinh, sinh viên, giáo viên, giáo sư, hay công
nhân, nông dân,..........Ở mọi lứa tuổi khác nhau: thiếu niên, thanh niên, trung
niên, thậm chí là lão niên. Mỗi tầng lớp, mỗi lứa tuổi, cá nhân có 1 sự hiểu
biết khác nhau. Dẫn đến có sự chênh lệch rất lớn về nhận thức. Nhiều người
không ý thức được sức ảnh hưởng của nguồn thông tin mình đưa lên.
Trong trường hợp này báo chí có vai trò hết sức quan trọng giúp người
đưa thông tin lên mạng xã hội nâng cao được nhận thức của mình. Từ đó giúp

họ xây dựng ý thức tốt trước khi đưa ra 1 thông tin nào đó. Tránh tình trạng
lan truyền những thông tin sai lệch, thậm chí bôi nhọ các cá nhân, tổ
chức,....làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín người khác, thậm chí bôi nhọ
Đảng, Nhà nước.
Nhất là trong giai đoạn hiện nay, mạng xã hội xuất hiện các hình thức
nhóm, 1 nhóm người có thể tham gia vào 1 nhóm nhỏ để chia sẻ những sở
thích chung, ví dụ như: Hội những người yêu học viện báo chí tuyên truyền,
Hội yêu ca hát,.......hay các nhóm Confession( lời thú nhận). Mỗi nhóm đều
có những người quản lí riêng chịu trách nhiệm đăng những thông tin,bài bình
luận của các thành viên trong nhóm. Thiết nghĩ đây cũng có có thể được coi là
1 lợi thế để báo chí phát huy vai trò của mình, bằng cách định hướng thông
tin, nâng cao nhận thức cho những người quản lí nhóm. Từ đó thông tin sẽ dễ
kiểm soát hơn, lượng thông tin sai lệch nhờ đó mà giảm đi. báo chí phải để
những người đưa thông tin lên mạng phải nhận thức và thấy rõ: Trung thực là
đạo đức, hành vi đúng đắn là thước đo nhân cách của chủ thể hành vi trong
cộng đồng, và chỉ có như vậy họ mới tồn tại lành mạnh, bền vững trong xã
hội.

- 12 -


IV. Phần C : Báo chí với hiệu quả trong việc định hướng
thông tin trên mạng xã hội trong những năm gần đây.
1. Tích cực.
Nhiều nhà báo luôn tích cực nắm bắt thông tin 1 cách nhanh nhạy, kiểm
chứng chặt chẽ và đưa ra thông tin chính xác với những lí lẽ và chứng cớ
thuyết phục, làm tăng lòng tin của người dân vào báo chí, tăng vai trò của báo
chí trong việc định hướng thông tin trên mạng xã hội.
2. Hạn chế và giải pháp.
Hạn chế:

Một số nhà báo, cơ quan báo chí vì nóng vội, muốn có thông tin mới,
nhanh đã sử dụng thông tin 1 cách thiếu chọn lọc, thiếu kiểm chứng dẫn đến
thông tin thiếu chính xác làm mất niềm tin ở độc giả. Ví dụ như 1 số cơ qua
báo chí đã đưa thông tin sai “ăn nhiều bưởi có nguy cơ gây ung thư vú”.
Thông tin này đã gây thiệt hại lớn về vật chất cho những nông dân trồng bưởi
trong nước.
Thậm chí 1 số nhà báo vì vụ lợi cá nhân mà cố tình viết sai sự thật gây
ra sự hiểu lầm lớn cho người đọc, ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, viết sai
lệch định hướng của Đảng, Nhà nước.
Giải pháp:
Để báo chí giữ vững được vai trò của mình trong định hướng thông tin
cần phải đặt ra những yêu cầu, quy định cụ thể đối với từng đối tượng.
Đối với các nhà báo:
 Cần nắm bắt thông tin 1 cách nhanh nhạy, kịp thời. Nhìn nhận đánh
giá vấn đề 1 cách thấu đáo, khách quan.
 Mỗi phóng viên cần có “trái tim nóng và cái đầu lạnh”, phải có đạo
đức nhà báo, gạt bỏ được những cám dỗ vì lợi ích cá nhân.

- 13 -


 Phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ, trau dồi vốn tri thức
để có kiến thức toàn diện về mọi lĩnh vực trong đời sống.
Đối với người sử dụng mạng xã hội:
 Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của người sử dụng mạng
xã hội giúp họ thích ứng với môi trường mạng, từ đó họ biết sàng lọc thông
tin xấu, sử dụng thông tin hữu ích.
 Đưa ra các đạo luật, quy định chặt chẽ mang tính pháp lí đối với
những tổ chức, cá nhân cố tình đưa ra những thông tin sai lệch trên mạng xã
hội.


- 14 -


V. Kết luận.
Mạng xã hội ngày 1 phát triển, đó là sự phát triển tất yếu của xã hội.
Tác động của nó ngày càng to lớn đối với xã hôi, nhất là với báo chí. Nếu sử
dụng hiệu quả nó có thể trở thành 1 nguồn cung cấp thông tin rộng lớn cho
báo chí, ngoài ra nó còn là cầu nối giữa báo chí với độc giả. Nhưng mạng xã
hội không phải là phương tiện thông tin đại chúng, không phải là nguồn thông
tin chính thống, nó có tính 2 mặt của nó và chưa có gì đảm bảo cho tính chính
xác của nó.
Vì vậy, báo chí luôn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng
thông tin trên mạng xã hội, báo chí không bao giờ mất đi vai trò “người gác
cổng thông tin” của mình. Điều đó đòi hỏi báo chí cần phải phát triển hơn nữa
để có thể bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội.

- 15 -


VI. Tài liệu tham khảo.
1.

2. />
- 16 -



×