Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiết TIỂU sử tóm tắt và LUYỆN tập VIẾT TIỂU sử tóm tắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.56 KB, 8 trang )

Tiết 94:
TÓM TẮT

TIỂU SỬ TÓM TẮT VÀ LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nắm được mục đích, đặc điểm và yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
- Biết cách thức viết tiểu sử tóm tắt
2. Kĩ năng
- Viết tiểu sử tóm tắt ngắn gọn, chính xác, khách quan nhưng đầy

đủ thông tin.
- Vận dụng vào trong việc học các tác gia và các văn bản văn học
3. Thái độ
- Có ý thức tìm kiếm, tra cứu tư liệu và tạo được thói quen kĩ lưỡng,
chính xác khi viết văn bản tiểu sử tóm tắt.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học
Kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp diễn giảng
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp phát vấn
2. Phương tiện dạy học
- Ngữ văn (lớp 11, tập 2), Ngữ văn (sách giáo viên- lớp 11, tập 2).
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức , kĩ năng Ngữ văn lớp 11,
một số tài liệu khác.
C.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới


Dẫn nhập: Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường bắt gặp những văn bản tiểu sử tóm
tắt về cuộc đời, sự nghiệp của một nhà văn, nhà thơ, hay của một người được giới
thiệu vào các cơ quan lãnh đạo nhà nước…Vậy tiểu sử tóm tắt là gì? Yêu cầu của một
bản tiểu sử tóm tắt ra sao? Làm cách nào để viết được một bản tiểu sử tóm tắt? Chúng
ta sẽ trả lời được tất cả những câu hỏi đó qua bài học hôm nay "Tiểu sử tóm tắt và
luyện tập viết tiểu sử tóm tắt".

1


Hoạt động của giáo viên và
Nội dung bài học
học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn học I.Mục đích, yêu cầu của tiểu
sinh tìm hiểu mục đích, yêu sử tóm tắt
cầu của tiểu sử tóm tắt
Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái
niệm
GV: Ở mỗi phần đọc văn chúng ta đều
được tìm hiểu về tác giả, ví dụ như ở bài
Đây thôn Vĩ Dạ chúng ta biết đến tác giả
Hàn Mặc Tử, một bản tiểu sử tóm tắt
viết về ông trong phần tiểu dẫn của bài.
Vậy qua bản tiểu sử tóm tắt trong bài về
Hàn Mặc Tử em nắm được điều gì về
Hàn Mặc Tử? Bản tiểu sử về Hàn Mặc
Tử được trình bày như thế nào?
HS suy nghĩ và trả lời
+ Bản tiểu sử trên cung cấp thông tin về
cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hàn

Mặc Tử
+ Bản tiểu sử được trình bày: ngắn gọn
GV: Vậy em hiểu thế nào là tiểu sử tóm
tắt?
GV nhận xét và chốt ý: Tiểu sử tóm tắt:
là văn bản thông tin một cách khách
quan, trung thực những nét cơ bản về
cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân.
Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu
mục đích của văn bản tóm tắt
Gv: Khi học về một tác phẩm, thì ta
thường tìm hiểu về tiểu sử của tác giả.

1.Mục đích

Vậy mục đích của việc tìm hiểu đó là gì?
- Giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, cống

2


Để ta biết được những vấn đề gì?

hiến của người được nói tới.

Hs trả lời.(biết về cuộc đời, sự nghiệp
của tác giả)
Gv nhận xét: Vậy mục đích đầu tiên của
tiểu sử tóm tắt chính là giới thiệu về
cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của

người được nói tới.
Gv: bản tiểu sử tóm tắt cho ta biết về
cuộc đời của một nhà thơ. Vậy thì điều
đó giúp ích gì cho việc cảm nhận những - Có thêm cơ sở hiểu đúng, hiểu sâu hơn
tác phẩm, sáng tác của nhà văn nhà thơ những sáng tác của nhà văn.
đó?
Hs trả lời.
Gv nhận xét và chốt ý: Vậy khi có tiểu
sử tóm tắt của một người giúp ta có cơ
sở hiểu đúng, hiểu sâu hơn những sáng
tác của nhà văn.
Gv: Không chỉ có các tác phẩm văn học
mới có những văn bản tiểu sử tóm tắt mà - Giúp các nhà quản lí tìm hiểu, theo dõi
trong cuộc sống thường ngày cũng có và sắp xếp, phân công công việc hợp lí,
những văn bản tiểu sử tóm tắt. Trong hiệu quả
quản lý nhân sự, tuyển chọn cán bộ lãnh - Giúp chúng ta trong việc lựa chọn bạn
đạo, tìm hiểu bạn bè, … tiểu sử tóm tắt bè, giới thiệu cán bộ lãnh đạo.
được viết ra nhằm mục đích gì?
HS suy nghĩ và trả lời
GV nhận xét và chốt ý.
Thao tác 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu
cầu của tiểu sử tóm tắt

2. Yêu cầu

GV: Vẫn với bản tiểu sử tóm tắt về Hàn
Mặc Tử trong bài Đây thôn Vĩ Dạ. Em
có nhận xét gì về thông tin, nội dung, độ

3



dài, văn phong của bản tiểu sử tóm tắt về
nhà thơ Hàn Mặc Tử.
HS suy nghĩ và trả lời
+ Thông tin khách quan, chính xác




Hàn Mặc Tử (1912- 1940)
Có 2 năm học TH ở Huế
1936 mắc bệnh phong

+ Nội dung: ngắn gọn, phù hợp cho việc
tìm hiểu các sáng tác của HMT
+ Văn phong: cô đọng, trong sáng,
không sử dụng biện pháp tu từ.
GV: Từ phân tích trên, theo em, một bản
tiểu sử tóm tắt cần đáp ứng những yêu
cầu nào?
HS suy nghĩ và trả lời
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý

- Thông tin khách quan, cụ thể chính xác
về người được nói tới (số liệu, mốc thời
gian, thành tích,…)
- Nội dung và độ dài của văn bản cần
phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm
tắt.

- Văn phong: cô đọng, trong sáng, không

sử dụng các biện pháp tu từ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học II.Cách viết tiểu sử tóm tắt
sinh cách viết tiểu sử tóm
tắt
1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt
Thao tác 1: Hướng dẫn HS chọn tài liệu
để viết tiểu sử tóm tắt
GV: Gọi HS đọc ngữ liệu trong SGK/54
HS đọc
GV: Dựa vào nguồn ngữ liệu, em hãy kể
lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhà
bác học Lương Thế Vinh
HS suy nghĩ và trả lời
Gv nhận xét:
+ Lương Thế Vinh (1442-?) tự Cảnh
Nghi, hiệu Thụy Hiên, dân gian gọi là
Trạng Lười, quê Bình Định

4


+ Từ nhỏ nổi tiếng thông minh
+ Chưa đầy 20 tuổi tiếng tăm đã nổi
khắp vùng
+ Năm 21 tuổi, thi đỗ Trạng nguyên
+ Được phong chức Sái phu trọng Hội
Tao đàn
+ Là con người tài hoa, danh vọng vượt

bậc
GV: Đây là bản tiểu sử tóm tắt về cuộc
đời Lương Thế Vinh. Yêu cầu của một
bản tiểu sử là cần phải có thông tin chính
xác, khách quan cụ thể, điều đó được thể
hiện qua cách ta chọn tài liệu. Vậy
những tài liệu đó cần được lấy từ đâu?
Những tài liêu đó cần như thế nào?
HS suy nghĩ và trả lời
+ Nguồn tài liệu: sách, báo, tạp chí....
- Đó là những tài liệu chính xác, có - Nguồn tài liệu: sách, báo, tạp chí…
nguồn gốc rõ ràng không được lấy ở - Yêu cầu: chính xác, rõ ràng, có cơ sở,
những trang mạng internet không có cơ đáp ứng đúng mục đích của tiểu sử tóm
sở, đáp ứng mục đích của tiểu sử tóm tắt. tắt.
Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu
cách viết tiểu sử tóm tắt

2. Viết tiểu sử tóm tắt

GV: Văn bản trên viết nội dung gì về
Lương Thế Vinh? Những nội dung đó
được sắp xếp ra sao?
HS suy nghĩ và trả lời
GV nhận xét và bổ sung
Các vấn đề được nói đến trong văn bản
Lương Thế Vinh:
+ Nhân thân (tên tuổi, quê quán, gia

5



đình…)
+ Sự nghiệp, học vấn của ông: học giỏi,
đỗ Trạng nguyên, có tài ngoại giao.
+Những đóng góp: có nhiều công trình
toán học, đóng góp nhiều về văn
chương, nghệ thuật.
+ Đánh giá chung: là người có thực học.
=> Sắp xếp mạch lạc, chặt chẽ, triển
khai vấn đề rất logic.
GV: Từ những câu hỏi nội dung vừa tìm
hiểu thì các em thấy một bài tiểu sử tóm - Một bản tiểu sử tóm tắt thường có các
tắt cần có những phần nào? Bố cục ra phần:
sao?

+ Giới thiệu khái quát về nhân thân (họ

HS suy nghĩ và trả lời

tên, năm sinh, quên quán, gia đình, học

- Bố cục của tiểu sử tóm tắt:

vấn…) của người được giới thiệu.

+ Giới thiệu khái quát về nhân thân (họ + Hoạt động xã hội của người được giới
tên, năm sinh, quên quán, gia đình, học thiệu: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với
vấn…) của người được giới thiệu.

mọi người,…


+ Hoạt động xã hội của người được giới + Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu.
thiệu: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với + Đánh giá chung.
mọi người,…
+ Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu.
+ Đánh giá chung.
Gv: Một điều các em cần lưu ý là khi
viết phần đánh giá cần đánh giá một
cách chính xác, khách quan và trung
thực.
Hoạt động 3:Hướng dẫn học
sinh luyện tập viết tiểu sử
tóm tắt.
Thao tác 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
1 (SGK/55)
GV: Chọn những trường hợp cần viết

III.Luyện tập viết tiểu sử tóm
tắt
1.Bài tập 1 trang 55:
Chọn câu c và câu d.

6


tiểu sử tóm tắt?
HS suy nghĩ và trả lời
- Những trường hợp cần viết tiểu sử tóm
tắt:
c. Giới thiệu người ứng cử vào một chức

vụ nào đó trong các cơ quan Nhà nước
hoặc đoàn thể.
d. Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của
nước ngoài sang thăm nước ta.
- Các trường hợp còn lại:
a. Thuyết minh về các danh nhân =>
dùng văn bản thuyết minh.
b. Tự ứng cử vào một chức vụ nào đó
trong các cơ quan nhà nước hoặc đoàn
thể => Sơ yếu lý lịch.
e. Khi một vị lãnh đạo từ trần => Điếu
văn.
Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh làm
phần luyện viết tiểu sử tóm tắt, bài 1 2.Bài tập trang 63
trong SGK/ 63
Chi đoàn anh (chị) sẽ giới thiệu một
đoàn viên ưu tú tham gia ứng cử vào
Ban Chấp hành Hội liên hiệp Thanh niên
của tỉnh (thành phố). Anh (chị) hãy viết
tiểu sử tóm tắt của đoàn viên đó
GV: Em hãy xác định mục đích và yêu
cầu viết tiểu sử tóm tắt?
HS suy nghĩ và trả lời
+ Mục đích: Giới thiệu một đoàn viên ưu
tú tham gia ứng cử vào Ban Chấp hành
Hội liên hiệp Thanh niên của tỉnh (thành

7



phố).
+ Yêu cầu:



Phải khách quan, chính xác
Thành tích đóng góp của đoàn
viên phải cụ thể về thời gian và số

liệu
• Bản tiểu sử ngắn gọn
• Văn phong: Trong sáng, cô đọng,
không sử dụng yếu tố biểu cảm,
biện pháp tu từ.
GV: Xác định nội dung trình bày trong
bản tiểu sử tóm tắt
HS suy nghĩ và trả lời
+ Giới thiệu khái quát về đoàn viên (Họ
và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Trình độ
học vấn; Quê quán)
+ Các năng lực và kết quả học tập của
ứng viên, những đóng góp của ứng viên.
+ Đánh giá, nhận xét chung về ứng viên
đó
GV: Dựa vào bố cục đã xác định ở trên,
hãy viết hoàn chỉnh tiểu sử tóm tắt về
đoàn viên đó.
HS hoàn thành bài tập
GV yêu cầu 1 HS trình bày bài trước
lớp. Gọi HS khác nêu nhận xét và góp ý.

GV nhận xét và bổ sung.
4.Củng cố:
5.Dặn dò:
Nắm vững cách viết tiểu sử tóm tắt.
Soạn bài “Từ ấy” của Tố Hữu.

8



×