Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Chuyên đề toán rèn luyện kĩ nẵng ứng dụng toán vào thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.08 KB, 10 trang )

CHUYÊN ĐỀ :

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 VẬN DỤNG TỐT KIẾN
THỨC HÌNH HỌC VÀO THỰC TẾ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:

Hiện nay thế giới đã đạt được những thành tựu lớn về khoa học và công
nghệ. Trong tình hình đó, giáo dục với chức năng chuẩn bị lực lượng lao động cho
xã hội cũng phải chuyển biến để đáp ứng tình hình. Giáo dục Việt Nam trong
những năm gần đây đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ,
hiện đại, bắt kịp xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong
những mục tiêu lớn của giáo dục nước ta hiện nay là hoạt động giáo dục phải gắn
liền với thực tiễn. Điều này được cụ thể hóa và qui định trong luật giáo dục nước ta
(năm 2005) tại chương I, điều 3, khoản 2 : “ Hoạt động giáo dục phải thực hiện
theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất , lí luận
gắn liền với thực tiễn , giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo
dục xã hội.” Chính vì vậy dạy học nói chung và dạy học bộ môn Toán nói riêng,
vai trò của việc vận dụng kiến thức vào thực tế là cấp thiết và mang tính thời sự.
Ở trường Trung học cơ sở, kiến thức toán học được áp dụng rất nhiều vào
cuộc sống như: việc tính toán tiền bạc, đo đạc ruộng đất, dựng hình,…Vì vậy
nhiệm vụ của giáo viên dạy Toán chúng ta là phải đưa Toán học vào cuộc sống, gắn
chúng với những hình ảnh thực tế xung quanh học sinh để góp phần giảm bớt sự
khô khan, trừu tượng của môn toán và giúp học sinh thấy được ý nghĩa thiết thực
của môn toán đối với cuộc sống.
Trong những năm gần đây, toàn ngành đã chủ trương tăng cường giáo dục và
rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức toán học để giải quyết các vấn
đề thực tế thông qua việc triển khai và áp dụng chuyên đề:"Dạy học dựa trên giải
quyết vấn đề" và "Dạy học theo chủ đề tích hợp". Điều này rất thiết thực và có vai
trò quan trọng trong hoàn cảnh giáo dục của nước ta hiện nay.
Trong chương trình Toán ở bậc trung học cơ sở thì hình học lớp sáu cung cấp


những kiến thức cơ bản của hình học phẳng, học sinh được tiếp cận bằng mô tả trực
quan với sự hỗ trợ của trực giác, tưởng tượng là chủ yếu. Vì thế, giáo viên cần cho
học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm giúp các em nắm vững kiến thức,
1


giảm bớt sự trừu tượng và thấy được ý nghĩa thiết thực của môn hình học. Từ đó,
nâng cao hứng thú học tập môn hình nói riêng, môn Toán nói chung ở học sinh
nhằm thúc đẩy phong trào học tập trong lớp, trong trường, khắc phục tình trạng học
vẹt, học đối phó như hiện nay.
Chính vì vậy, nhóm Toán trường trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ nghiên cứu
và áp dụng đề tài “Biện pháp giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức hình học lớp
sáu vào thực tế” .
2. Thực trạng:
Hiện nay một thực tế trong dạy học môn Toán là những ứng dụng của Toán
học vào thực tiễn chưa được quan tâm một cách đúng mức và thường xuyên. Vì
nhiều lí do khác nhau, giáo viên Toán thường tập trung vào những vấn đề, những
bài toán trong nội bộ toán học mà chưa chú ý nhiều đến những nội dung liên môn
và thực tế. Học sinh thường chỉ thấy được ứng dụng của môn Toán với các phép
tính cộng, trừ, nhân, chia, ngoài ra học sinh không biết “học Toán để làm gì”. Đặc
biệt là đối với phân môn hình học, đa số học sinh dường như có tâm lí “né tránh,
chán nản” mà không thấy được những ứng dụng rộng rãi của nó.Từ thực trạng trên,
chúng tôi – nhóm Toán trường THCS Hoàng Văn Thụ - đã nghiên cứu và đưa ra
các kiến thức toán học có thể vận dụng vào thực tiễn.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài:
* Phạm vi đề tài : chương I hình học lớp 6.
Kiến thức được vận dụng vào thực tế là:
+ Ba điểm thẳng hàng; đường thẳng đi qua hai điểm.
+ Khi nào thì AM + MB = AB
+ Trung điểm của đoạn tuhẳng.

* Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6 trường THCS Hoàng Văn Thụ.
4. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn:
a. Cơ sở lí luận
Luật giáo dục năm 2005, điều 28 đã ghi: “Phương pháp dạy học phổ thông
phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp
2


với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh”.
Trong cuốn “Học tập - một kho báu tìm ẩn” do Hội đồng quốc tế về giáo dục
xuất bản năm 1996 đã viết:“Học tập phải dựa trên bốn trụ cột là: Học để biết; học
để làm; học để chung sống với nhau; học để làm người. Trong đó, học để làm
không chỉ liên quan đến việc nắm được những kỹ năng mà còn đến việc ứng dụng
kiến thức. Học để làm nhằm làm cho người học nắm được không những một nghề
mà còn có khả năng đối mặt với nhiều tình huống và biết làm việc đồng đội”.
Hiện nay, trong phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện học sinh
tích cực” thì giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học là một nội
dung quan trọng không thể thiếu. Với môn toán thì việc giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tốt nhất là thông qua việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng ứng dụng thực
tiễn.
Chương trình hình học lớp sáu được trình bày theo kiểu tiếp cận qui nạp, từ
thử nghiệm, đo, vẽ, nêu nhận xét đi dần đến kiến thức mới. Do đó, giáo viên cần
cho học sinh áp dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm khắc sâu kiến thức bài học và
bước đầu hình thành ý thức áp dụng kiến thức hình học vào thực tế cho học sinh
đầu cấp trung học cơ sở. Thông qua đây, thể hiện được phương pháp dạy học trực
quan, dạy học giải quyết vấn đề mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học.
b. Cơ sở thực tiễn.

Hiện nay, chúng tôi nhận thấy rằng trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường
chỉ tập trung vào các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong bài để phục vụ cho kiểm
tra, thi cử mà chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
toán học vào thực tiễn cho học sinh. Cụ thể là trong quá trình hình thành kiến thức
mới, chúng ta chưa thường xuyên đưa ra các bài tập, các tình huống có vấn đề gắn
liền với thực tiễn để học sinh liên tưởng và áp dụng. Để chuẩn bị cho bài mới, chúng
ta chỉ yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập
mà chưa chú ý vào việc giao nhiệm vụ cho các em về nhà tìm hiểu cuộc sống, môi
trường xung quanh về các vấn đề có liên quan đến kiến thức trong bài học kế tiếp
để học sinh có tâm thế vào bài mới một cách hứng thú hơn. Và cũng theo đó chúng
3


ta chưa chú ý dành thời gian để học sinh đưa ra những khúc mắc và giải đáp về
những hiện tượng mà các em quan sát được trong đời sống.
Trong các giờ học nói chung, các em thường thụ động nghe giảng bài rồi tư
duy để làm bài tập, hay giải quyết những vấn đề mang tính lí luận, việc liên hệ giữa
lí luận và thực tiễn còn hạn chế. Hơn nữa, tiết thực hành ở phân phối chương trình
còn ít; ngoài ra, trong các đề kiểm tra, đề thi ít có những bài tập mang nội dung
thực tế nên HS không chú tâm đến việc rèn luyện kỹ năng vận dụng. Chính vì vậy,
mà học sinh vẫn chưa được hình thành thói quen liên hệ giữa những kiến thức lý
thuyết học được với thực tế xung quanh. Nên dù là một học sinh giỏi ở trường nhưng
khi về nhà gặp những tình huống cần phải sử dụng kiến thức toán học để giải quyết thì
các em lại rất lúng túng, có khi còn không biết làm thế nào....
Trong những năm gần đây, toàn ngành đã và đang triển khai thực hiện
chuyên đề: “Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề" và "Dạy học theo chủ đề tích
hợp", đồng thời tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn
học... Điều đó đã khẳng định được sự chú trọng vận dụng kiến thức vào thực tế.
Đối với trường THCS Hoàng Văn Thụ, một xã miền núi còn nhiều khó khăn,
điều kiện học tập hạn chế thì việc rèn cho học sinh kĩ năng ứng dụng các kiến thức

hình học vào thực tế là điều cần thiết, nhằm thúc đẩy niềm say mê học tập môn
Toán ở các em, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục .
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức hình học 6 vào thực tế, chúng tôi đã
tiến hành các biện pháp sau:
1. Minh họa kiến thức bằng các ví dụ thực tế:
Trong quá trình dạy học, giáo viên phải thường xuyên minh họa các kiến
thức bằng các ví dụ thực tế nhằm giúp học sinh thấy được sự liên hệ chặt chẽ giữa
toán học và thực tế, từ đó hình thành ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Giáo
viên có thể dùng tranh, ảnh, vật thật để minh họa, ưu tiên những hình ảnh gần gũi,
những hình ảnh mà các em yêu thích.
Ví dụ 1: Để minh họa cho kiến thức điểm thuộc hay không thuộc đường
thẳng, giáo viên đưa hình ảnh quả bóng nằm trên hay nằm ngoài đường kẻ trên sân
bóng.
4


Ví dụ 2:
-

Hình ảnh đường thẳng: dây điện được kéo dài vô tận về hai đầu.

- Hình ảnh đoạn thẳng: một cây thước thẳng các em có.
- Hình ảnh tia: Tay cầm một đầu sợi chỉ trên cuộn chỉ, tay kia cầm cuộn chỉ kéo
ra .
Ví dụ 3: Để minh họa cho trung điểm của đoạn thẳng, giáo viên dùng hình ảnh cầu
bập bênh.

2. Bổ sung các bài toán có nội dung thực tế:
Ở sách giáo khoa Toán 6 tập một đã có hai bài toán thực tế rất hay như bài 48

?trang 125 nhưng số lượng bài toán dạng này còn ít, giáo viên
trang 121, bài tập
cần bổ sung thêm bằng cách phát biểu lại đề bài toán sách giáo khoa dưới dạng một
vấn đề thực tế cần giải quyết hay bổ sung thêm một số câu hỏi, bài toán thực tế.
a) Phát biểu bài toán dưới dạng một vấn đề thực tế cần giải quyết

5


Ví dụ: Bài toán ban đầu: (bài ví dụ trang 120) Cho điểm M là điểm nằm giữa A và
B. Biết AM = 3cm, AB = 8cm. Tính MB.
Bài toán mới: Nhà Lan nằm giữa nhà Hoa và nhà Mai (ba nhà nằm trên một đường
thẳng). Biết khoảng cách từ nhà Lan đến nhà Hoa bằng 20m, khoảng cách từ nhà
Lan đến nhà Mai bằng 89m. Tính khoảng cách từ nhà Hoa đến nhà Mai.
b) Bổ sung một số câu hỏi, bài toán thực tế
* Ví dụ 1:
- Làm thế nào để căng một sợi dây ?
- Làm thế nào để chôn các trụ thẳng hàng để làm một bờ rào?
- Làm thế nào để các em xếp hàng vào lớp sao cho mỗi hàng là một đường thẳng?
- Làm thế nào để đo chiều dài của lớp học chỉ bằng thước cuộn hay thước có giới
hạn đo 1m?
* Ví dụ 2: Ba em muốn đóng một cái bàn cho em. Ba em có một thanh gỗ dài vừa
đủ để cắt 4 cái chân bàn, nhưng nhà mình lại không có thước đo. Vậy em làm như
thế nào để giúp Ba em chia được thanh gỗ đó theo ý muốn?
(Bài này phát triển từ bài ? trang 125)
3. Phân tích kiến thức áp dụng khi giải các tình huống, bài toán thực tế:
Giáo viên cho học sinh chỉ ra các kiến thức được áp dụng khi giải các tình
huống, bài toán thực tế, đồng thời sữa chữa các sai lầm của các em (nếu có).
* Ví dụ 1:
- Làm thế nào để căng một sợi dây ?

+ Cách làm: Dùng hai người hay hai cọc hay một cọc và một người để căng một
sợi dây.
+ Kiến thức vận dụng: “Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm.”
Trong đó : Sợi dây là đường thẳng, hai điểm là hai người hay hai cọc hay một cọc
và một người.
6


- Làm thế nào để chôn các trụ thẳng hàng để làm một bờ rào?
+ Cách làm:
Cách 1: Căng một sợi dây, hai đầu dây trồng hai trụ thẳng đứng với mặt đất,
các trụ còn lại nằm trên đường dây.
+ Kiến thức vận dụng: “ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng thuộc một đường
thẳng”.
Ở đây: sợi dây là đường thẳng, các điểm là các trụ, các trụ muốn thẳng hàng thì
phải nằm trên sợi dây.
Cách 2: Như sách giáo khoa Toán 6 – tập một, trang 110 và 111.
+ Kiến thức vận dụng: “ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng thuộc một đường
thẳng”.
Ở cách này thì đường ngắm trụ A che hai trụ B,C tức là tạo ra ba điểm A,B,C thẳng
hàng vì cùng thuộc một đường ngắm.
- Làm thế nào đo được chiều dài của mép bàn, chân bàn học,... chỉ bằng thước
thẳng có giới hạn đo là 20cm hoặc 30cm?
+ Cách làm:
Đặt đầu thước ở đầu mép bàn, đánh dấu đuôi thước trên mép bàn. Tiếp tục đặt đầu
thước chỗ vừa đánh dấu, lại đánh dấu đuôi thước trên mép bàn. Tiếp tục lặp lại quá
trình trên cho đến cuối mép bàn. Độ dài mép bàn bằng độ dài thước nhân với số lần
đo và cộng thêm phần lẻ của thước (nếu có).
+ Kiến thức vận dụng: “Khi điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB =
AB”

Ở đây, mép bàn là một đường thẳng. Các điểm đánh dấu là các điểm (M) nằm giữa
đầu và đuôi mép bàn (hai điểm A và B). Vì thế tổng các lần đo chính bằng độ dài
mép bàn.
* Ví dụ 2: Ba em muốn đóng một cái bàn cho em. Ba em có một thanh gỗ thẳng
dài vừa đủ để cắt 4 cái chân bàn, nhưng nhà mình lại không có thước đo. Vậy em
làm như thế nào để giúp Ba em chia được thanh gỗ đó theo ý muốn?
7


+ Kiến thức vận dụng: “Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa và cách
đều hai đầu mút của đoạn thẳng”
+ Cách làm: Chia đôi thanh gỗ ba lần bằng sợi dây.
- Lần 1: dùng dây căng bằng thanh gỗ cần chia rồi gấp đôi lại. Làm như vậy ta sẽ
chia được thanh gỗ thành hai đoạn bằng nhau.
- Lần 2; 3: Tiếp tục chia đôi mỗi thanh gỗ trên thành hai thanh bằng nhau như lần 1.
Học sinh có thể sẽ dùng cách gang tay để chia, giáo viên cần lưu ý với các em đây
là cách làm tương đối, không chính xác tuyệt đối vì độ mở của gang tay không đều.
4. Rèn thói quen tính nhẩm, ước lượng:
Giáo viên cần rèn cho học sinh cách tính nhẩm, tính hợp lí; cách ước lượng
độ dài đoạn thẳng bằng mắt rồi sau đó kiểm tra lại bằng dụng cụ để rèn kĩ năng ước
lượng , một kĩ năng không thể thiếu trong thực tế đời sống.
5. Dạy tiết thực hành một cách nghiêm túc:
Học sinh rất thích học những tiết thực hành bởi các em được phần nào giải
phóng khỏi những buổi học toán nặng nề lí thuyết và không khí lớp học vui vẻ hơn.
Chúng ta cần tổ chức tốt tiết học thực hành, tránh biến nó thành một tiết luyện tập,
cho điểm những em thực hành tốt. Thông qua tiết thực hành, học sinh khắc sâu,nhớ
lâu kiến thức và thấy được áp dụng của toán học vào thực tế.
6. Ra đề kiểm tra có câu hỏi liên hệ thực tế:
Trong các bài kiểm tra 15 phút hay một tiết có thể lồng các câu hỏi, bài tập
yêu cầu vận dụng kiến thức giải quyết tình huống.

Bài toán 1: Bạn An tính chiều dài của lớp học bằng cách đếm số viên gạch lót nền,
theo em bạn làm như vậy có đúng không? Em hãy giải thích cách làm đó.
Bài toán 2: Tính số viên gạch dùng để lót một căn phòng hình vuông có diện tích
100m2, biết viên gạch hình vuông có cạnh bằng 5dm.
7. Làm đồ chơi bằng vật liệu dễ tìm:

8


Giáo viên tìm hiểu một số đồ chơi dân gian có vận dụng kiến thức hình học,
cho học sinh tự làm và yêu cầu nêu kiến thức được áp dụng khi làm. Chẳng hạn
như: chong chóng tre, ná bắn đá,…

III. KẾT LUẬN:
Sau một thời gian học tập hầu hết các em đều có thói quen vận dụng, giờ đây
có thể nói tất cả các đồ dùng trong phòng học, nhìn đâu các em cũng thấy toán học.
Nhờ đó mà khả năng tư duy của các em cũng phát triển hơn, sự nhanh nhẹn, sáng
tạo và hiểu biết hơn về cuộc sống được thể hiện rất rõ qua cách giải quyết các vấn
đề giáo viên đặt ra và những vấn đề các em đưa ra. Mỗi tiết học thật sự rất sôi nổi
và hấp dẫn.
Tuy nhiên, một mặt do học sinh chưa quen với cách học này mặt khác thời
lượng của một tiết học có hạn mà việc truyền thụ kiến thức mới chiếm phần lớn
thời gian nên việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của bài học
vào thức tế gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, một số kiến thức Toán học khác còn
mang tính nội bộ chưa được trực tiếp áp dụng vào thực tế, do đó gây khó khăn cho
giáo viên khi muốn thực hiện chuyên đề này.
Mặc dù tổ toán của chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu,
trình bày nội dung để hoàn thành đề tài này nhưng do kinh nghiệm giảng dạy chưa
nhiều, năng lực còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
9



nhận được những góp ý chân thành của các thầy cô và đồng nghiệp để đề tài được
hoàn thiện hơn.
ngày 19 tháng 11 năm 2015
Nhóm Toán trường THCS

10



×