Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.79 MB, 117 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................... I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................... V
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................. VI
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.............................................................................. VIII
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN........................................................................................................ IX
THESIS EXTRACT................................................................................................................. XI
PHẦN 1. MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................................ 3
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................................... 3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................................................................................................. 3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................... 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................. 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................. 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................... 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................... 4
1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................................................... 4

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.........................................................................5
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................................................. 5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................................................ 5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................................................ 5
2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cho đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở..................................6
2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cho đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở..................................6
2.1.3. Các yêu cầu về năng lực của Khuyến nông viên cơ sở.................................................................8
2.1.3. Các yêu cầu về năng lực của Khuyến nông viên cơ sở.................................................................8
2.1.4. Các phương pháp đánh giá năng lực Khuyến nông viên cơ sở...................................................12


2.1.4. Các phương pháp đánh giá năng lực Khuyến nông viên cơ sở...................................................12
2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực Khuyến nông viên cơ sở..............................................14
2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực Khuyến nông viên cơ sở..............................................14

i


2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN....................................................................................................................... 16
2.2.1. Hệ thống khuyến nông Việt Nam.............................................................................................. 16
2.2.1. Hệ thống khuyến nông Việt Nam.............................................................................................. 16
2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cho đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở ở một số địa phương trong
nước và thế giới................................................................................................................................. 19
2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cho đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở ở một số địa phương trong
nước và thế giới................................................................................................................................. 19
2.2.3. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến nông.........................................25
2.2.3. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến nông.........................................25
2.2.4. Bài học kinh nghiệm................................................................................................................. 26
2.2.4. Bài học kinh nghiệm................................................................................................................. 26

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................27
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU........................................................................................27
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................................................... 27
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................................................... 27
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương (2016)............................................................................29
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................................................... 31
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................................................... 31
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương (2016)............................................................................32
Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT (2017).............................................................................................. 36
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương (2016)............................................................................39
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn từ phân tích địa bàn...................................................................40

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn từ phân tích địa bàn...................................................................40
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 41
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu.............................................................................................................. 41
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu.............................................................................................................. 41
3.2.2. Thu thập thông tin.................................................................................................................... 41
3.2.2. Thu thập thông tin.................................................................................................................... 41
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu..................................................................................... 43
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu..................................................................................... 43
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích....................................................................................................... 44
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích....................................................................................................... 44

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................................45
4.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG KHUYẾN NÔNG TỈNH HẢI DƯƠNG.......................................................45
4.1.1. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................................................... 45
4.1.1. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................................................... 45
4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ................................................................................................................ 46
4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ................................................................................................................ 46
4.1.3. Cơ chế hoạt động và quản lý phối hợp...................................................................................... 47
4.1.3. Cơ chế hoạt động và quản lý phối hợp...................................................................................... 47
4.1.4. Một số kết quả hoạt động......................................................................................................... 48
4.1.4. Một số kết quả hoạt động......................................................................................................... 48
4.1.5. Đánh giá chung hoạt động hệ thống khuyến nông tỉnh Hải Dương...........................................51
4.1.5. Đánh giá chung hoạt động hệ thống khuyến nông tỉnh Hải Dương...........................................51
4.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI
DƯƠNG............................................................................................................................................. 52
4.2.1. Năng lực về chuyên môn, đào tạo............................................................................................. 52

ii



4.2.1. Năng lực về chuyên môn, đào tạo............................................................................................. 52
4.2.2. Kỹ năng khuyến nông của đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương..........57
4.2.2. Kỹ năng khuyến nông của đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương..........57
4.2.3. Phẩm chất đạo đức của đội ngũ khuyến nông viên cơ sở..........................................................64
4.2.3. Phẩm chất đạo đức của đội ngũ khuyến nông viên cơ sở..........................................................64
4.2.4. Đánh giá của cán bộ Khuyến nông và nông dân về năng lực trong hoạt động khuyến nông của
khuyến nông viên cơ sở...................................................................................................................... 67
4.2.4. Đánh giá của cán bộ Khuyến nông và nông dân về năng lực trong hoạt động khuyến nông của
khuyến nông viên cơ sở...................................................................................................................... 67
4.2.5. Kết quả và hiệu quả trong hoạt động khuyến nông của khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh
Hải Dương.......................................................................................................................................... 69
4.2.5. Kết quả và hiệu quả trong hoạt động khuyến nông của khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh
Hải Dương.......................................................................................................................................... 69
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƯƠNG.............................................................................................................................. 77
4.3.1. Bản thân khuyến nông viên cơ sở............................................................................................. 77
4.3.1. Bản thân khuyến nông viên cơ sở............................................................................................. 77
4.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội........................................................................................... 79
4.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội........................................................................................... 79
4.3.3. Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc............................................................................................. 79
4.3.3. Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc............................................................................................. 79
4.3.4. Chế độ chính sách..................................................................................................................... 80
4.3.4. Chế độ chính sách..................................................................................................................... 80
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)............................................................................................................ 81
4.3.5. Nhu cầu thị trường và yêu cầu sản xuất.................................................................................... 82
4.3.5. Nhu cầu thị trường và yêu cầu sản xuất.................................................................................... 82
4.3.6. Sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương.........................................................82
4.3.6. Sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương.........................................................82
4.3.7. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho khuyến nông viên cơ sở...................82
4.3.7. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho khuyến nông viên cơ sở...................82

4.3.8. Công tác quy hoạch, tuyển chọn và hoàn thiện hệ thống khuyến nông viên và cộng tác viên cơ
sở....................................................................................................................................................... 83
4.3.8. Công tác quy hoạch, tuyển chọn và hoàn thiện hệ thống khuyến nông viên và cộng tác viên cơ
sở....................................................................................................................................................... 83
4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ KHUYẾN NÔNG VIÊN
CƠ SỞ TỈNH HẢI DƯƠNG................................................................................................................... 83
4.4.1. Các căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ
sở....................................................................................................................................................... 83
4.4.1. Các căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ
sở....................................................................................................................................................... 83
4.4.2. Định hướng.............................................................................................................................. 85
4.4.2. Định hướng.............................................................................................................................. 85
4.4.3. Các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực khuyến nông viên cơ sở tỉnh Hải Dương....................86
4.4.3. Các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực khuyến nông viên cơ sở tỉnh Hải Dương....................86

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................100
5.1. KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 100
5.2. KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................................... 102
5.2.1. Đối với nhà nước.................................................................................................................... 102
5.2.1. Đối với nhà nước.................................................................................................................... 102

iii


5.2.2. Đối với tỉnh Hải Dương........................................................................................................... 102
5.2.2. Đối với tỉnh Hải Dương........................................................................................................... 102
5.2.3. Đối với cấp huyện................................................................................................................... 103
5.2.3. Đối với cấp huyện................................................................................................................... 103
5.2.4. Đối với cấp xã......................................................................................................................... 103
5.2.4. Đối với cấp xã......................................................................................................................... 103

5.2.5. Đối với KNVCS......................................................................................................................... 103
5.2.5. Đối với KNVCS......................................................................................................................... 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 104

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ATSH
BVTV
CBKN
CC
CNH
CLBKN
CN-XD
CTV
KHCN
KHKT
KNV
KNVCS
HĐH
HTX DVNN
MHTD
NĐ-CP
NN-PTNT
SL
TBKT
TM-DV

TTKN
UBND

Nghĩa tiếng Việt
An toàn sinh học
Bảo vệ thực vật
Cán bộ khuyến nông
Cơ cấu
Công nghiệp hóa
Câu lạc bộ Khuyến nông
Công nghiệp – Xây dựng
Cộng tác viên
Khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật
Khuyến nông viên
Khuyến nông viên cơ sở
Hiện đại hóa
Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp
Mô hình trình diễn
Nghị định – Chính phủ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số lượng
Tiến bộ kỹ thuật
Thương mại – Dịch vụ
Trung tâm Khuyến nông
Ủy ban nhân dân

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng đất đai của tỉnh Hải Dương giai đoạn (2014 – 2016)...............................................
Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của tỉnh Hải Dương trong 3 năm (2014 – 2016)...................
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất một số cây trồng chính của tỉnh Hải Dương...................................................
Bảng 3.4. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong 3 năm (2014 – 2016)..........................
Bảng 3.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của tỉnh Hải Dương 3 năm (2014 - 2016)....................................
Bảng 3.6. Đối tượng, số mẫu, phương pháp và nội dung khảo sát...........................................................
Bảng 4.1. Một số kết quả hoạt động chủ yếu của hệ thống khuyến nông Hải Dương..............................
Bảng 4.2. Trình độ đào tạo của đội ngũ KNVCS tỉnh Hải Dương...............................................................
Bảng 4.3. Chuyên ngành đào tạo của đội ngũ KNVCS tỉnh Hải Dương......................................................
Bảng 4.4. Phân loại KNVCS theo kinh nghiệm công tác............................................................................
Bảng 4.5. Tình hình nắm bắt thông tin chính sách nông nghiệp của KNVCS.............................................
Bảng 4.6. Đào tạo về tin học...................................................................................................................
Bảng 4.7. Tần suất sử dụng máy vi tính để làm việc.................................................................................
Bảng 4.8. Đào tạo về nghiệp vụ khuyến nông..........................................................................................
Bảng 4.9. Việc nắm bắt và sử dụng phương pháp giáo dục người lớn tuổi..............................................
Bảng 4.10. Hoạt động tổ chức và lập kế hoạch của KNVCS......................................................................
Bảng 4.11. Tự đánh giá kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch của KNVCS.......................................................
Bảng 4.12. Hoạt động truyền đạt thông tin, nói trước đám đông............................................................
Bảng 4.13. Cảm nhận của KNVCS về hoạt động thuyết trình...................................................................
Bảng 4.14. Tự đánh giá kỹ năng truyền đạt thông tin của KNVCS.............................................................
Bảng 4.15. Đào tạo kỹ năng phân tích đánh giá cho KNVCS.....................................................................
Bảng 4.16. Tự đánh giá kỹ năng phân tích đánh giá của KNVCS...............................................................
Bảng 4.17. Tần suất viết báo cáo của KNVCS...........................................................................................
Bảng 4.18. Tự đánh giá kỹ năng viết báo cáo của KNVCS.........................................................................
Bảng 4.19. Đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ Khuyến nông cấp trên..............................................
Bảng 4.20. Cán bộ Khuyến nông đánh giá về năng lực của KNVCS...........................................................
Bảng 4.21. Nhu cầu về các hoạt động khuyến nông của hộ.....................................................................
Bảng 4.22. Đánh giá của nông dân về năng lực KNVCS............................................................................
Bảng 4.23. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn của KNVCS...................................................................

Bảng 4.24. Công tác xây dựng mô hình trình diễn của KNVCS..................................................................
Bảng 4.25. Công tác tập huấn nông dân của KNVCS................................................................................
Bảng 4.26. Công tác thông tin – tuyên truyền của KNVCS........................................................................
Bảng 4.27. Công tác tư vấn, dịch vụ cho nông dân của KNVCS.................................................................
Bảng 4.28. Giới tính của khuyến nông viên.............................................................................................

vi


Bảng 4.29. Cơ cấu và độ tuổi bình quân của KNVCS................................................................................
Bảng 4.30. Đánh giá của KNVCS về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc.....................................................
Bảng 4.31. Đánh giá về sự phù hợp của yếu tố chế độ chính sách...........................................................
Bảng 4.32. Bảng phân tích SWOT về năng lực KNVCS tỉnh Hải Dương.....................................................
Bảng 4.33. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ KNVCS..................................................................

vii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ vị trí tỉnh Hải Dương..............................................................................27
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông Hải Dương.......................................46
Biểu đồ 4.1. Năng lực kiến thức, chuyên môn của KNVCS.....................................................56
Biểu đồ 4.2. Yêu cầu và năng lực chuyên môn thực tế của KNVCS.........................................57
Biểu đồ 4.3. KNVCS phối hợp với các bên liên đới................................................................62
Biểu đồ 4.4. Đánh giá năng lực KNVCS qua các kỹ năng khuyến nông..................................63
Biểu đồ 4.5. Yêu cầu và kỹ năng khuyến nông thực tế của KNVCS.........................................64
Biểu đồ 4.6. Mức độ bằng lòng với công việc của KNVCS......................................................65
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ KNVCS tham gia xây dựng các loại MHTD..................................................70
Biểu đồ 4.8. Các mức năng lực xây dựng MHTD của KNVCS..................................................72
Biểu đồ 4.9. Các mức năng lực tập huấn của KNVCS.............................................................74

Biểu đồ 4.10. Các mức năng lực truyền thông của KNVCS....................................................75
Biểu đồ 4.11. Các mức năng lực tư vấn, dịch vụ của KNVCS.................................................77

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Hiếu
Tên luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở
trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 24170687

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nội dung bản trích yếu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nhằm đánh giá thực trạng năng lực, các giải
pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải
Dương những năm qua, nghiên cứu đề xuất định hướng và một số giải pháp phù hợp
nhằm nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh
Hải Dương trong những năm tiếp theo.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
+ Phương pháp chọn mẫu khảo sát: Chọn cán bộ Khuyến nông tỉnh (20 mẫu),
Khuyến nông huyện (11 mẫu) và khuyến nông viên cơ sở (30 mẫu), chọn huyện đại diện
(3 huyện), chọn hộ đại diện (60 mẫu). Trên các kết quả thu thập được từ cán bộ khuyến
nông và hộ nông dân, nghiên cứu tiến hành phân tích và xử lý số liệu đưa ra nhận định
và đánh giá về thực trạng năng lực của khuyến nông viên cơ sở, đề xuất một số giải
pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải
Dương.
+ Phương pháp thu thập số liệu:

Dữ liệu thứ thứ cấp phục vụ nghiên cứu này gồm: Các thông tin về điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội, cũng như tình hình dân số lao động; Kết quả sản xuất nông nghiệp;
Kết quả tổ chức các hoạt động khuyến nông của KNVCS được lấy từ báo cáo các năm;
Các chủ trương, chính sách của Nhà nước và tỉnh Hải Dương về hoạt động khuyến nông,
được lấy từ các báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông qua các năm của Trung tâm
Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện, Niên giám thống kê, Internet, sách,…
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghiên cứu gồm: Số liệu mới được tiến hành
thu thập qua điều tra, phỏng vấn đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp và hộ nông dân ở
các huyện đã được chọn làm điểm nghiên cứu. Các hình thức thu thập sử dụng trong
nghiên cứu bao gồm: phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra, thảo luận nhóm và hội
thảo có sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau.
+ Phương pháp phân tích thông tin: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp

ix


so sánh, phương pháp chuyên khảo, phương pháp phân tích SWOT.
- Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:
+ Nghiên cứu đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn chung nhất
về giải pháp nâng cao năng lực cho KNVCS: Một số khái niệm cơ bản về khuyến nông,
KNVCS, năng lực KNVCS. Làm rõ vai trò của KNVCS, sự cần thiết phải nâng cao
năng lực cho KNVCS. Nêu ra những kinh nghiệm nâng cao năng lực cho đội ngũ
KNVCS của một số nước trên thế giới và Việt Nam. Các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về công tác khuyến nông.
+ Thực trạng khuyến nông viên cơ sở tỉnh Hải Dương trong thời gian qua:
KNVCS đã tổ chức được nhiều hoạt động, cung cấp được nhiều dịch vụ cho nông dân,
góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương phát triển, giúp nông dân
xoá đói giảm nghèo. Kiến thức chuyên môn của KNVCS tương đối tốt, tuy nhiên các kỹ
năng cá nhân như: tổ chức và lập kế hoạch; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng viết báo cáo,
tin bài; kỹ năng tiếp cận và làm việc với lãnh đạo địa phương còn chưa đạt tiêu chuẩn,

không đồng đều giữa các vùng.
Đa phần KNVCS tỉnh Hải Dương có phẩm chất đạo đức tốt. KNVCS được lựa
chọn một cách kỹ càng theo các tiêu chí quy định. KNVCS có lối sống giản dị, hòa
đồng, hòa nhã với mọi người xung quanh.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực KNVCS: Các yếu tố tích cực như:
Độ tuổi, sức khỏe và kinh nghiệm; sự quan tâm của chính quyền địa phương; cơ chế đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Tuy nhiên cũng
nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực như: Yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh
Hải Dương tương đối khó khăn; Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của KNVCS chưa
được đầu tư thuận lợi; Công tác quy hoạch, tuyển dụng KNVCS của đơn vị quản lý; Cơ
chế chính sách, chế độ đãi ngộ dành cho KNVCS.
+ Từ những kết quả, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về
năng lực của KNVCS, các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đã đề xuất định hướng và một
số giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ KNVCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trong
thời gian tới Trung tâm Khuyến nông Hải Dương, Trạm Khuyến nông huyện và các đơn
vị liên quan cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Chuẩn hóa cán bộ, hoàn thiện
hệ thống KNVCS; Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; Đầu tư trang thiết bị
phục vụ hoạt động khuyến nông; Tăng cường hoạt động khuyến nông cộng đồng và xã
hội hóa công tác khuyến nông; Hoàn thiện thể chế chính sách dành cho hoạt động
khuyến nông và KNVCS.

x


THESIS EXTRACT
Author Name: Nguyen Van Hieu
Thesis title: Measures for enhancing the capability of agricultural extention workers
at grassroot level in Hai Duong province
Major: Rural Development
Code: 24170687

Training facility name: Vietnam National University Of Agricultural
Contents of the thesis
- Research purpose of the thesis: Aims to assess the real situation the capacity of
extension staff on the basis of Hai Duong Province in the past year, research oriented to
suggest some suitable solution in order to enhance the capacity to work for agricultural
extension personnel team Department of Hai Duong Province in the following year.
- The research methods were used:
+ Survey sampling method: Selected provincial agricultural extension officers (20
samples), district agricultural extension (11 samples) and agricultural extension staff basis
(61 samples), select district representatives (3 district), chosen households represented (60
samples). On the results gathered from agricultural extension officers and farmers,
conducted research and analysis data processing given identification and evaluation on
status of agricultural extension staff capacity basis, Proposed some advanced solutions for
agricultural extension personnel team Department of Hai Duong Province.
+ Method collection data:
Secondary data for research include: Information on natural conditions, as well as
the economic and social situation of the population of labour; results of agricultural
production; The result of the organized agricultural extension activities of agriculture
member base is taken from the report of the year; The advocates, the policy of the State
and province of Hai Duong on agricultural extension activities, are taken from the
report of the agricultural extension activity through the year of the agricultural
extension Center, agricultural extension Station district, statistical Almanac, The
Internet, books,...
Primary data for research include: new data are collected through the conduct of
the investigation, interviewing the agricultural extension staff and farmers in the District
have been selected as the point of the study. These forms collect used in the study
include: direct interviews using survey, discussion groups and workshops have the
participation of the different target groups.
+ Information-analytical methods: Method of descriptive statistics, comparative method,
monographic approach, method of SWOT analysis.


xi


- The research results were achieved:
+ The study has codified some of the most common theoretical and practical issues
of capacity building solutions for grassroots extension workers. Some basic concepts of
extension, extension, basic farmer, capacity agricultural extension worker. To clarify the
role of grassroots extensionist, the need to improve the capacity of grassroots
extensionists. List the experiences of capacity building for the grassroots extension staff
of some countries in the world and in Vietnam. Guidelines and policies of the Party and
the State on agricultural extension.
+ Situation of extension staff in Hai Duong province in recent years: grassroots
extensionists have organized many activities, provided many services to farmers,
contributing to promote agricultural production of Hai Duong province. Develop, help
farmers reduce poverty. The professional knowledge of grassroots extension workers is
relatively good, but individual skills such as organization and planning; presentation
skills; Report writing skills, stories; The skills of approaching and working with local
leaders are not up to standard yet uneven across regions.
Most of Hai Duong extension workers have good moral qualities. Extension
agents are carefully selected according to regulatory criteria. Basic agricultural
extension staff have a simple lifestyle, harmony, gentle with people around.
+ Analyzing the factors that affect the capacity of grassroots extension workers:
Positive factors such as age, health and experience; the concern of the local
government; The training and professional training mechanism of the Provincial
Agricultural Extension Center. However, many negative factors such as: factors of
natural, socio-economic conditions in Hai Duong province are difficult; The material
facilities and working conditions of grassroots extensionists are not well invested; The
planning and recruitment of basic agricultural extension staff of the management unit;
Policy mechanism, preferential treatment for grassroots extensionists.

+ From the results, to analyze the strengths, weaknesses, opportunities and
challenges of the capacity of grassroots extensionists, influencing factors, and research.
Power for grassroots extension staff in Hai Duong province. In the coming time Hai
Duong Agricultural Extension Center, District Extension Station and related units
should focus on the following main contents: Standardization of staff, improvement of
the system of agricultural extension staff base; Enhance training, retraining and training;
Investment in equipment for agricultural extension; Strengthening of community
extension and socialization of agricultural extension; Complete the policy institutions
for grassroots extension and extension workers.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khuyến nông được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của
sản xuất nông nghiệp. Việt Nam là một nước nông nghiệp có nền văn minh lúa
nước phát triển tương đối sớm, trải qua các thời kỳ lịch sử của các triều đại. Nhà
nước Việt Nam đều có những chủ trương, chính sách về phát triển nông lâm
nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân. Những chủ trương, chính sách và biện pháp
đó chính là các hoạt động công tác khuyến nông (Nguyễn Thị Mai Lan, 2016).
“Hoạt động khuyến nông bám sát vào mục tiêu định hướng của Trung
ương, của tỉnh góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị trên một đơn
vị diện tích canh tác, tạo khối lượng hàng hoá phục vụ chế biến và xuất khẩu giải
quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nông dân, phát triển hộ nông
dân sản xuất giỏi” (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2014).
Sau nhiều năm hoạt động công tác khuyến nông ngày càng phát triển cả về
tổ chức và nội dung, khuyến nông đã góp phần đáng kể vào thành tựu sản xuất
nông lâm ngư nghiệp. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đã được

áp dụng vào sản xuất làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi cơ cấu
sản xuất theo hướng hàng hóa và có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người lao động góp phần xóa đói
giảm nghèo ở nông thôn. Khuyến nông đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nhà
nông (Nguyễn Thị Mai Lan, 2016).
Hiện nay Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế
giới, nông sản của Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình. Đời
sống của đại bộ phận nông dân ngày càng được cải thiện. Có được những thành
tựu này là nhờ sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, sự nỗ lực của hàng chục triệu
hộ nông dân và đóng góp to lớn của tất cả các ban, ngành từ Trung ương đến địa
phương, trong đó có hệ thống Khuyến nông Việt Nam nói chung, Khuyến nông
Hải Dương nói riêng. Khuyến nông Hải Dương đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy
của nhà nông, là người thầy, người bạn thân thiết với nông dân, giúp nguời nông
dân phát triển sản xuất, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Không chỉ
nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống kinh tế của người nông dân cùng

1


gặp gỡ, chia sẻ kiến thức và hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển cộng đồng, góp phần
tạo nên một diện mạo mới cho phát triển nông nghiệp (Trần Văn Hạnh, 2005).
Đóng góp vào sự thành công của hệ thống khuyến nông không thể thiếu đội
ngũ KNVCS. KNVCS là một bộ phận của hệ thống khuyến nông, bao gồm người
làm công tác khuyến nông ở các xã, thôn bản và các cộng tác viên khuyến nông.
Đây là đội ngũ cán bộ khuyến nông có vai trò, nhiệm vụ chính là chuyển giao
TBKT trực tiếp cho bà con nông dân, người sản xuất, thực hiện các hoạt động từ
nghiên cứu địa bàn, đánh giá nhu cầu, cho đến tổ chức các hoạt động, cung cấp
dịch vụ, hỗ trợ kỹ thuật giúp bà con nông dân sản xuất hiệu quả (Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia, 2013).
Đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động khuyến nông như: Hệ thống tổ chức,

dịch vụ khuyến nông, các hoạt động khuyến nông cho người nghèo, phương pháp
tiếp cận, các phương pháp đào tạo, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân,… do
các tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện. Qua đó các cơ quan, tổ chức đã có
những đề xuất, kiến nghị nhằm giúp cho hoạt động khuyến nông hiệu quả, thiết
thực hơn đối với bà con nông dân. Tuy nhiên đến nay chưa có một nghiên cứu
nào đề cập, xem xét một cách có hệ thống về nâng cao năng lực cho KNVCS trên
địa bàn tỉnh Hải Dương (Trung tâm Khuyến nông Hải Dương, 2017).
Tỉnh Hải Dương có 265 xã, phường, thị trấn, trong đó có 257 xã, phường,
thị trấn có sản xuất nông nghiệp. Hệ thống tổ chức khuyến nông tỉnh Hải Dương
được hình thành từ năm 1993 và đang trong quá trình phát triển. Toàn tỉnh có 294
cán bộ khuyến nông, trong đó KNVCS là 232 người (chiếm 78,91%) trình độ từ
Trung cấp trở lên. KNVCS tỉnh Hải Dương nhiệt tình, tận tâm với công việc, tuy
nhiên còn yếu về nghiệp vụ, kỹ năng, điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn, do
đó chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của
sản xuất (Trung tâm Khuyến nông Hải Dương, 2017).
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của KNVCS trên địa bàn
tỉnh Hải Dương, yêu cầu đặt ra là phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá đúng thực
trạng năng lực KNVCS, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó xây dựng những giải pháp phù hợp để nâng cao
năng lực hệ thống KNVCS. Nhằm góp phần giải quyết vấn đề này, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ Khuyến nông
viên cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực của Khuyến nông viên cơ sở trên
địa bàn tỉnh Hải Dương những năm qua, nghiên cứu định hướng, đề xuất một số

giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ Khuyến nông
viên cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm tiếp theo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực của đội ngũ
KNVCS trong tổ chức và quản lý các hoạt động khuyến nông;
- Đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ KNVCS trên địa bàn tỉnh Hải
Dương trong những năm qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của đội ngũ KNVCS trong
hoạt động khuyến nông ở Hải Dương;
- Định hướng, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực
của đội ngũ KNVCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ Khuyến
nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương” chúng tôi đặt ra một số câu hỏi
định hướng nghiên cứu như sau:
(1) Năng lực KNVCS bao gồm những nội dung gì?
(2) Chính phủ có những chính sách gì để khuyến khích nâng cao năng lực
đội ngũ KNVCS?
(3) Thực trạng năng lực làm việc của đội ngũ KNVCS trên địa bàn tỉnh Hải
Dương hiện nay như thế nào?
(4) Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đội ngũ KNVCS tỉnh Hải Dương
trong quá trình hoạt động khuyến nông?
(5) Giải pháp nào để nâng cao năng lực cho đội ngũ KNVCS trên địa bàn
tỉnh Hải Dương?

3


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến việc đánh giá năng lực
KNVCS và các giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ KNVCS trên địa bàn
tỉnh Hải Dương; điều kiện làm việc của KNVCS; các hoạt động khuyến nông có
sự tham gia của KNVCS; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
nâng cao năng lực KNVCS.
Đối tượng khảo sát: Cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, huyện, KNVCS xã,
phường, thị trấn, đối tượng hưởng lợi các hoạt động, các chương trình khuyến
nông (hộ nông dân, nhóm hộ).
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung chủ yếu đánh giá năng lực
KNVCS trong triển khai các hoạt động khuyến nông và hỗ trợ cán bộ khuyến
nông các cấp về quản lý, giám sát các hoạt động khuyến nông. Đánh giá các giải
pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ KNVCS. Nghiên cứu một số giải pháp khả
thi nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ KNVCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương
trong những năm tới.
Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Một số nội dung chuyên sâu khảo sát tại ba huyện, thị xã: huyện Kinh Môn;
huyện Kim Thành và thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.
Về thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 10/2016 đến tháng 10/2017. Đề tài
tập trung nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ KNVCS trên địa
bàn tỉnh trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016 và một số thông tin
từ các năm trước để phục vụ cho việc so sánh, đánh giá.
1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Nâng cao năng lực cho đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở là vấn đề được
Trung tâm Khuyến nông, Sở Nông nghiệp & PTNT Hải Dương đặt lên hàng đầu.
Khi ngành nông nghiệp ngày càng ảnh hưởng sâu sắc bởi tiến trình hội nhập,
nâng cao năng lực cho đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh là con
đường dẫn tới thành công của hoạt động khuyến nông nói riêng và ngành nông
nghiệp của tỉnh nói chung. Chính vì vậy, đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực
cho đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương” được thực

hiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khuyến nông
Khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác bởi
khuyến nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, phục vụ nhiều mục đích
rộng rãi, do đó có nhiều quan niệm và định nghĩa về khuyến nông, mỗi cán bộ
khuyến nông đều có những ý niệm riêng dựa trên kinh nghiệm và tính chất công
việc của mình. Dưới đây là một số định nghĩa có tính chính xác về khuyến nông.
“Khuyến nông là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nông dân
hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn” (A.W.Van Den
Ban và H.S Hawkins, 1988).
“Khuyến nông được xem như một tiến trình của việc hoà nhập các kiến
thức khoa học kỹ thuật hiện đại, các quan điểm, kỹ năng để quyết định cái gì cần
làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sử dụng các nguồn tài
nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để có khả năng vượt qua các trở ngại
gặp phải” (D.Sim và H.A.Hilmi, 1987).
“Khuyến nông là làm việc với nông dân, lắng nghe những khó khăn, các
nhu cầu và giúp họ tự quyết định giải quyết vấn đề chính của họ” ( Jackson.W.J,
Malla.Y.B, Ingles.A.W, Singh.H.B and Bond.D.A, 1996).

Ở Việt Nam, khuyến nông được định nghĩa là một hệ thống các biện pháp
giáo dục cho nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao
đời sống vật chất tinh thần cho nông dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Hiểu theo nghĩa hẹp, khuyến nông là một tiến trình giáo dục người nông

dân một cách không chính thức. Nó đem đến cho người nông dân những thông
tin và lời khuyên để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Khuyến nông là sử
dụng các cơ quan, các trung tâm khoa học nông nghiệp để phổ biến, mở rộng các
kết quả nghiên cứu tới người nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ áp
dụng nhằm thu được hiệu quả tốt hơn (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2007).
Hiểu theo nghĩa rộng, khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả những
hoạt động hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn như hướng dẫn tiến bộ kĩ
thuật, định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giúp người nông dân hiểu biết
chính sách, pháp luật nhà nước, phát triển khả năng tự quản lý, điều hành và tổ

5


chức các hoạt động xã hội, tăng cường liên kết cộng đồng nông thôn (Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia, 2007).
Tóm lại, khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân,
đồng thời giúp họ hiểu được chủ trương, chính sách về nông nghiêp, những kiến
thức về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, những thông tin thị trường, để họ có đủ
khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy
mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát
triển nông thôn.
2.1.1.2. Khuyến nông viên cơ sở
KNVCS là những người trực tiếp làm công tác khuyến nông ở địa bàn cơ sở
(xã, thôn, bản, ấp). Đây là những người trực tiếp tiếp cận với nông dân và tổ chức
triển khai các hoạt động khuyến nông cho nông dân (Phạm Thị Anh, 2014).
Ở nước ta, KNVCS bao gồm: Khuyến nông viên cấp xã; thôn, bản gọi cộng
tác viên khuyến nông. Hệ thống KNVCS rất đa dạng, tuỳ thuộc vào điều kiện đặc
thù của từng địa phương mà có cách tổ chức khác nhau (Phạm Thị Anh, 2014).
Trong nghiên cứu này KNVCS được hiểu là những người giúp nông dân
tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới, những người này làm việc tại xã.

2.1.1.3. Năng lực Khuyến nông viên cơ sở
a. Khái niệm năng lực
Năng lực được định nghĩa là tập hợp của kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của
một cá nhân được thể hiện thông qua những hành vi cụ thể nhằm đạt được hiệu
quả cao trong công việc mà cá nhân đó đảm nhiệm, phụ trách (Lê Quân, Hồ Như
Hải, Tạ Huy Hùng, 2016).
b. Năng lực của KNVCS
Năng lực của KNVCS là tập hợp những kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái
độ mà KNVCS tích lũy được, có được thông qua quá trình học tập, rèn luyện,
hoạt động khuyến nông thực tế tại cơ sở và biết vận dụng nó vào công việc để
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (Phạm Văn Long, 2006).
2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cho đội ngũ
Khuyến nông viên cơ sở
Khuyến nông là cầu nối giữa khoa học và sản xuất, là nhân tố quan trọng để
tạo ra mối quan hệ liên kết giữa 4 nhà (nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp
và nhà nông), qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

6


Tăng cường năng lực KNVCS cũng chính là tăng cường sự liên kết giữa sản
xuất, lưu thông và tiêu dùng, góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển.
Trình độ sản xuất nông nghiệp của nông dân nước ta chưa cao, kỹ thuật
canh tác chưa đổi mới nhiều, năng suất hiệu quả chưa cao. Để ngành nông nghiệp
tăng trưởng và phát triển nhanh, bền vững cần phải nhanh chóng đưa TBKT vào
sản xuất, áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đó là nhiệm vụ của công
tác khuyến nông, trong đó KNVCS là lực lượng chủ đạo, trực tiếp và quyết định
đến kết quả và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống khuyến nông.
Nghị quyết VII khóa X của Đảng về nông nghiệp - nông dân - nông thôn đã
khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò, vị trí chiến lược trong

quá trình CNH-HĐH đất nước, đảm bảo nền kinh tế - xã hội phát triển ổn định,
bền vững. Một trong những nhiệm vụ trong thời gian tới là phát triển nhanh
nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ để HĐH nông nghiệp,
CNH nông thôn. Để làm được như vậy một trong những giải pháp đặt ra là phải
tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.
Do vậy, trong thời kỳ hiện nay vai trò, nhiệm vụ của công tác khuyến nông
được mở rộng, đa dạng hơn. Hoạt động khuyến nông không chỉ là thúc đẩy sản
xuất phát trền mà còn đan xen cả các yếu tố, văn hóa. Hệ thống khuyến nông cơ
sở cần được củng cố và tăng cường cả về mặt kỹ thuật và cũng như các mặt kinh
tế - xã hội để có đủ năng lực đáp ứng nhu vầu sản xuất và đời sống.
Khuyến nông viên cơ sở do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tuyển dụng, giao cho
Trạm Khuyến nông huyện và UBND xã quản lý, KNVCS chịu trách nhiệm tham
mưu cho UBND xã về công tác khuyến nông, đồng thời chịu sự quản lý về nghiệp
vụ khuyến nông của Trạm Khuyến nông huyện và Trung tâm Khuyến nông tỉnh
(Chính phủ, 2010).
Khuyến nông viên cơ sở có các vai trò sau (Bùi Văn Long, 2006):
- Hướng dẫn, cung cấp thông tin đến người sản xuất, tuyên truyền chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ kỹ thuật và công
nghệ mới, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình trong sản xuất nông
lâm ngư nghiệp;
- Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao
kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế;
- Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập cho người sản xuất;

7


- Xây dựng và triển khai các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học công
nghệ phù hợp với địa phương, nhu cầu của người sản xuất và chuyển giao kết
quả từ mô hình trình diễn ra diện rộng;

- Tiếp thu và phản ánh lên cấp có thẩm quyền nguyện vọng của nông dân về
KHCN, cơ chế chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật thị trường, khoa học công nghệ, áp
dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn;
- Tư vấn phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm
sản, thuỷ sản;
- Tư vấn, hỗ trợ cải tiến, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của tổ
chức kinh tế tập thể và tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi
và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã;
- Cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực pháp luật, tập huấn, thông tin, chuyển
giao công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, giá cả, xây dựng dự án, cung
cấp kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp và phát
triển nông thôn theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác do
Trạm Khuyến nông huyện và UBND xã giao.
2.1.3. Các yêu cầu về năng lực của Khuyến nông viên cơ sở
Năng lực là những kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ mà KNVCS có
được, tích lũy thông qua quá trình học tập, rèn luyện hoạt động khuyến nông thực
tế tại cơ sở và biết vận dụng vào công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
(Phạm Thị Anh, 2014).
2.1.3.1. Yêu cầu về kiến thức
Yêu cầu về kiến thức đối với KNVCS tương đối nhiều lĩnh vực như kiến
thức về mặt kỹ thuật, kiến thức về kinh tế xã hội, kiến thức về cơ chế chính sách
và lưu ý về kiến thức đào tạo người lớn tuổi do đối tượng chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật của cán bộ KNVCS rất đa dạng về lứa tuổi.
Kiến thức về mặt kỹ thuật: Do hoạt động ở nông thôn gồm nhiều ngành như
trồng trọt, chăn nuôi - thú y, thủy sản, lâm nghiệp,… KNVCS cần được đào tạo
về nhiều chuyên ngành, nếu chỉ đào tạo một chuyên ngành sẽ không làm tốt chức
năng, nhiệm vụ của mình.


8


Kiến thức về kinh tế - xã hội: Kiến thức này giúp KNVCS tư vấn đúng cho
người dân “trồng cây gì”, “nuôi con gì” là phù hợp nhất. Chính vì lẽ đó mà
KNVCS cần hiểu biết về kinh tế của hộ nông dân ở địa phương, phong tục tập
quán của về sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó KNVCS cũng cần có những kiến
thức cơ bản về kinh tế để có thể hỗ trợ người dân nhiều hơn như: lập kế hoạch
sản xuất, kinh doanh, hạch toán kinh tế, hợp đồng kinh tế, lập dự án đầu tư,…
Kiến thức về các quy định, chính sách Nhà nước về nông nghiệp và khuyến
nông: KNVCS phải nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về sản xuất nông nghiệp, khuyến nông, đặc biệt là các chính sách cụ thể áp dụng
đối với địa phương mình phụ trách.
Kiến thức về giáo dục người lớn tuổi: Đặc điểm của vùng nông thôn là đối
tượng lao động có nhiều lứa tuổi, thành phần, mà chủ yếu là người lớn tuổi và
phụ nữ. Những người này lại có trình độ không cao nên cần KNVCS áp dụng
linh hoạt từ cách tiếp cận và phương pháp phù hợp để chuyển giao kỹ thuật vừa
lôi cuốn nhiều người tham gia vừa vận động được người dân làm theo cái mới.
2.1.3.2. Yêu cầu về kỹ năng cá nhân
Để là một KNVCS giỏi không chỉ yêu cầu về mặt kiến thức sâu, rộng mà
còn phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của KNVCS. Những kỹ năng hình thành không
chỉ do quá trình học tập mà còn được rèn luyện qua thực tiễn công tác của mỗi
người. Những kỹ năng này yêu cầu KNVCS áp dụng thành thạo, khéo léo trong
quá trình làm việc hay tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
Kỹ năng lãnh đạo: Thể hiện khả năng tập hợp người dân tham gia tập huấn,
đào tạo các kiến thức kỹ năng mới. Thể hiện cán bộ KNVCS có khả năng chỉ
đạo, hướng dẫn người dân làm mô hình, mở rộng sản xuất từ mô hình giúp thực
hiện thành công các hoạt động khuyến nông. Do đó KNVCS cần tự tin vào năng
lực của mình để thực hiện được tốt hơn.
Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch: Khi làm việc có kế hoạch sẽ tránh được

những nhược điểm, hạn chế khả năng thất bại của công việc. Do đó cán bộ
KNVCS cần có khả năng lập kế hoạch cho các hoạt động khuyến nông, hướng
dẫn nông dân thực hiện đúng theo những kế hoạch đó.
Kỹ năng phân tích và đánh giá: Khi xây dựng mô hình hay tổ chức các hoạt
động khuyến nông luôn luôn xuất hiện nhiều tình huống mà trong kịch bản
không có. KNVCS phải có năng lực phân tích, đánh giá và giải quyết kịp thời,

9


đúng lúc. Do đó có thể nhận thức và hiểu rõ được các vấn đề để có thể đề xuất
được các giải pháp hợp lý cho nông dân.
Kỹ năng thuyết trình: Đây là kỹ năng thể hiện việc giao tiếp thường xuyên
giữa KNVCS với người dân. KNVCS cần có khả năng nói trước đám đông,
truyền tải thông tin dễ hiểu, dễ áp dụng. Để có thể thuyết phục người dân
KNVCS cần phải rèn luyện kỹ năng viết và nói.
Kỹ năng dân vận: Kỹ năng vận động quần chúng và xử lý những tình huống
dân vận trong công tác khuyến nông. Vận động nông dân tham gia các chương
trình khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi,…
Kỹ năng phối hợp làm việc với các bên liên đới: KNVCS không chỉ tiếp xúc
với người dân mà cần phải tiếp xúc với cán bộ địa phương. Một mặt tranh thủ sự
ủng hộ của địa phương cho các hoạt động khuyến nông, một phần khuyến khích
hình thành mạng lưới cộng tác viên khuyến nông từ các lãnh đạo địa phương.
Đây là nhóm người được dân tín nhiệm nên việc họ làm, lời họ nói sẽ có trọng
lượng lớn đối với người dân địa phương. Để xây dựng được mạng lưới cộng tác
viên này KNVCS cần có kỹ năng tiếp cận và làm việc với lãnh đạo địa phương.
Kỹ năng viết báo cáo, tin bài: Là kỹ năng cần thiết giúp cán bộ KNVCS báo
cáo nhiệm vụ đã hoàn thành với cấp trên, cũng như việc giúp người dân thể hiện
những khó khăn mà họ đang gặp phải với lãnh đạo. Việc viết báo cáo còn thể
hiện khả năng viết tin, bài về nông nghiệp, hoạt động khuyến nông của KNVCS.

Đây là kỹ năng cần thiết mà KNVCS phải rèn luyện, tu dưỡng để từ những báo
cáo, tin bài sẽ truyền tải kiến thức kỹ thuật mới cho người nông dân cũng như
phản ánh thực tiễn đến nhà quản lý.
2.1.3.3. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức
Công tác khuyến nông là một hoạt động mang tính xã hội, lợi ích gắn liền
với cộng đồng, xã hội. Do đó để có thể hoàn thành tốt công việc KNVCS cần
phải có phẩm chất đạo đức tốt, đó là:
Một là: Chịu đựng gian khổ, sẵn sàng làm việc ở những vùng nông thôn,
miền núi xa xôi hẻo lánh, điều kiện khó khăn với tinh thần vì nhân dân.
Hai là: Thật thà, thẳng thắn, nhiệt tình, là niềm tin, chỗ dựa cho người nông
dân trong sản xuất cũng như trong đời sống. KNVCS không những chỉ được cán
bộ cấp trên tín nhiệm mà còn được nông dân tin tưởng áp dụng vào sản xuất khi
đưa ra những lời khuyên.

10


Ba là: Hòa nhã, cần cù, giản dị, khiêm tốn. KNVCS cần là tấm gương tốt
trong sản xuất cũng như trong đời sống để người dân noi theo.
Bốn là: Có lòng nhân đạo, tình cảm yêu mến đối với bà con nông dân và
tính hài hước nhẹ nhàng trong công việc. KNVCS cần biết thông cảm với những
ước muốn và tình cảm của người dân, đồng thời khi làm việc cũng phải biết tôn
trọng và lắng nghe ý kiến của họ.
Năm là: Công tác khuyến nông cơ sở thường là hoạt động độc lập, không
có sự giám sát của cấp trên. Do đó để làm tốt công tác của mình ngoài sự quyết
tâm cần có sự tin tưởng vào bản thân là có thể giúp đỡ được người nông dân
trong phạm vi năng lực của mình.
Vai trò và mối quan hệ của KNVCS với nông dân có ảnh hưởng quan trọng
đến kết quả và hiệu quả của các hoạt động khuyến nông. Kinh nghiệm hoạt động
khuyến nông cho thấy, để đáp ứng được yêu cầu sản xuất của nông dân, KNVCS

cần phải đáp ứng được 4 yêu cầu sau:
Thứ nhất: Phải biết dành thời gian rèn luyện những kỹ năng cho mình để
giúp đỡ nông dân có hiệu quả hơn chứ không phải chỉ biết tập trung toàn bộ vào
việc đạt được những mục tiêu cụ thể của chương trình, dự án khuyến nông.
Thứ hai: Do hoạt động khuyến nông là sự trao đổi giữa cán bộ khuyến nông
và người nông dân, KNVCS phải thường xuyên đến với nông dân, tìm hiểu nhu
cầu của nông dân, chủ động giúp đỡ nông dân chứ không nên chỉ đợi người nông
dân tìm đến mình. Phải thường xuyên tìm hiểu hoạt động sản xuất thực tiễn của
nông dân, cầm tay chỉ việc cho nông dân chứ không phải lúc nào cũng ngồi ở văn
phòng như một nhân viên hành chính.
Thứ ba: Để nhân rộng mô hình KNVCS cần khuyến khích nông dân học tập
và làm theo kỹ thuật mới. Khuyến khích nông dân phát huy sáng kiến, phát huy tinh
thần tự lực cánh sinh chứ không phải áp đặt cho nông dân cách làm ăn theo sách vở.
Thứ tư: Phải khuyến khích người nông dân, cùng nông dân hướng tới sự
phát triển bền vững và lâu dài chứ không phải chỉ tìm kiếm những thành công
nhất thời, cái lợi trước mắt.
Có 5 yêu cầu mà các tổ chức thường đặt ra khi tuyển chọn KNVCS:
Một là: Có trình độ từ trung cấp trở lên, được đào tạo một trong những
chuyên ngành như: trồng trọt, BVTV, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản,… Nắm
vững những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong hoạt động khuyến nông.

11


Hai là: Có sức khoẻ tốt, có khả năng vận động, tập hợp quần chúng tổ chức
các hoạt động khuyến nông tại địa phương.
Ba là: Được đào tạo về phương pháp tiếp cận, đánh giá nhu cầu của nông dân.
Bốn là: Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.
Năm là: Có khả năng và sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ về chỉ đạo sản
xuất, theo dõi nắm bắt tình hình sản xuất ở địa phương, tham gia công tác quản lý

nhà nước về nông nghiệp, nông thôn.
2.1.4. Các phương pháp đánh giá năng lực Khuyến nông viên cơ
sở
Để đánh giá năng lực của cán bộ có nhiều cách khác nhau như phương pháp
phân loại cán bộ thành các nhóm: Nhóm có năng lực xuất sắc, nhóm có năng lực
trung bình và nhóm năng lực yếu. Tuy nhiên nếu sử dụng phương pháp này dễ
“đánh đồng” các nhân viên với nhau, làm cho họ không thấy được điểm mạnh
của mình hoặc những diểm yếu cần khắc phục, chỉnh sửa.
Hiện nay ở các nước trên thế giới, các tổ chức, công ty đang quan tâm đến
phương pháp đánh giá 360 độ. Phương pháp này cho phép người đánh giá cũng
như người được đánh giá có cái nhìn đa chiều về vị trí, kết quả công việc của bản
thân trong mắt những người xung quanh. Tuy nhiên qua kiểm nghiệm thực tế,
phương pháp này chỉ đạt kết quả cao khi xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp và
áp dụng cho các tổ chức có quy mô nhỏ.
Ngoài ra còn có nhiều phương pháp đánh giá năng lực cán bộ như: phương
pháp đánh giá cho điểm (xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá và thang điểm
cho từng tiêu chí để đánh giá); phương pháp đánh giá chéo (chia cán bộ thành
các cặp, các nhóm để tự đánh giá lẫn nhau); phương pháp đánh giá mô tả (người
được đánh giá mô tả năng lực của mình theo mẫu đã được xây dựng, trong đó có
những tiêu chí cụ thể, có những tiêu chí theo hướng mở để họ tự đánh giá về bản
thân); phương pháp đánh giá theo kết quả (căn cứ theo kết quả công việc thực tế
để đánh giá năng lực của cán bộ);…
Nhìn chung mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Do đó, các tổ chức khi đánh giá năng lực cán bộ thường kết hợp một số phương
pháp với nhau để có thể thu một kết quả chính xác nhất. Việc sử dụng phương
pháp phù hợp sẽ quyết định đến kết quả đánh giá năng lực cán bộ.

12



Đối với đánh giá năng lực KNVCS, thông thường người ra sử dụng 05
phương pháp sau:
Phương pháp chuyên gia: Thuê các chuyên gia có kinh nghiệm đánh giá.
Chuyên gia sẽ làm việc với các KNVCS và các cá nhân, tổ chức liên quan để
xem xét, đánh giá năng lực của KNVCS. Các dự án quốc tế thường sử dụng
phương pháp này. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này thường tốn kém chi phí
và kết quả phụ thuộc nhiều vào trình độ, quan điểm, góc nhìn của chuyên gia.
Phương pháp tự đánh giá: KNVCS tự đánh giá ưu điểm, nhược điểm,
những vấn đề tồn tại theo các tiêu chí sẵn có. Các tiêu chí đánh giá theo hướng
mở, do đó cán bộ khuyến nông dễ đánh giá, không theo khuôn mẫu cứng nhắc.
Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện và chi phí thấp. Tuy nhiên công tác
tổng hợp, phân loại, đánh giá gặp những khó khăn do mỗi KNVCS hoạt động ở
địa bàn khác nhau, với những đặc điểm, điều kiện khác nhau nên khó phân tích.
Ngoài ra để KNVCS tự đánh giá nên họ không phát hiện ra những vấn đề tồn tại
của bản thân và thường che dấu những khuyết điểm, tồn tại. Do đó kết quả đánh
giá thường không chính xác.
Phương pháp đánh giá theo nhiệm vụ và kết quả công việc: Căn cứ vào
chức năng nhiệm vụ và kết quả làm việc thực tế để đánh giá năng lực của
KNVCS. Người nào làm việc đạt hiệu quả cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ là người
đó có năng lực cao. Phương pháp này thường được các cơ quan quản lý KNVCS
sử dụng, kết hợp giữa đánh giá kết quả công việc với đánh giá năng lực và bình
xét các hình thức thi đua khen thưởng hàng năm. Tuy nhiên phương pháp này có
nhược điểm là các KNVCS làm việc ở những địa bàn khác nhau, có những khó
khăn thuận lợi khác nhau, do đó kết quả đạt được cũng khác nhau. Như vậy đánh
giá sẽ không công bằng, mặt khác kết quả công việc chỉ nói lên một phần nào
năng lực của mỗi KNVCS.
Phương pháp nông dân đánh giá năng lực KNVCS: Nông dân là khách
hàng (cầu), còn KNVCS với vai trò là người cung cấp (cung) chuyển giao các
TBKT cho nông dân. Sản phẩm mà KNVCS chuyển giao phải đáp ứng nhu cầu
của người nông dân thì người nông dân mới chấp nhận. Người nông dân khi

tham gia các hoạt động khuyến nông, có điều kiện tiếp xúc với KNVCS nên họ
sẽ biết được KNVCS này có ưu điểm gì, nhược điểm gì, đã giúp họ giải quyết
vấn đề gì và những vấn đề nào còn tồn tại chưa đáp ứng được nhu cầu của họ.
Tuy nhiên sử dụng phương pháp này có nhược điểm là trình độ dân trí của nông

13


×