Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện vũ thư, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.15 KB, 111 trang )

MỤC LỤC
Lờı cam đoan.....................................................................................................................i
Lờı cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................................iii
Danh mục bảng...............................................................................................................vi
Danh mục hộp...............................................................................................................viii
Danh mục hình................................................................................................................ix
Danh mục sơ đồ..............................................................................................................ix
Danh mục chữ vıết tắt.....................................................................................................x
Trích yếu luận văn..........................................................................................................xi
Thesıs abstract...............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết........................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu...............................................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát...............................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................2



1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3

1.5.

Đóng góp của đề tài..............................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tıễn về đánh gıá thực hıện tıêu chí môı trường
trong xây dựng NTM............................................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận về đánh giá thực hiện tiêu chí mới trường trong xây dựng
NTM....................................................................................................................4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản.....................................................................................4

2.1.2.

Nguyên tắc, mục tiêu xây dựng nông thôn mới..................................................5

2.1.3.

Nội dung và đặc điểm về tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nội dung tiêu
chí môi trường.....................................................................................................7

2.1.4.


Nội dung đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây
dựng nông thôn mới............................................................................................9

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong
xây dựng nông thôn mới....................................................................................12

i


2.2.

Cơ sở thực tiễn....................................................................................................14

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nước về phát triển nông thôn với bảo vệ môi
trường................................................................................................................14

2.2.2.

Chương trình phát triển nông thôn của Việt Nam gắn với bảo vệ MT..............22

2.3.

Bài học rút ra từ việc xây dựng nông thôn mới ở các nước trên thế giới và
các địa phương trong nước..................................................................................26


Phần 3. Phương pháp nghıên cứu..................................................................................28
3.1.

Đặc điểm địa bàn huyện Vũ Thư.........................................................................28

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.............................................................................................28

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội.....................................................................................31

3.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Vũ Thư...............33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................34

3.2.1.

Lựa chọn địa bàn nghiên cứu............................................................................34

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................34

3.2.3.


Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................36

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu..........................................................................36

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................36

Phần 4. Kết quả nghıên cứu và thảo luận......................................................................38
4.1.

Khái quát kết quả thực hiện chương trình ntm trên địa bàn huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình.....................................................................................................38

4.1.1.

Khái quát chung về tình hình thực hiện nông thôn mới của huyện Vũ Thư
...........................................................................................................................38

4.1.2.

Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường............................................................41

4.2.

Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện vũ thư, tỉnh Thái Bình...................................................................42


4.2.1.

Đánh giá tình hình thực hiện sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh..........................42

4.2.2.

Đánh giá tình hình thực hiện bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất
kinh doanh.........................................................................................................47

4.2.3.

Đánh giá thực hiện thu gom xử lý chất thải,bảo vệ môi trường........................53

4.2.4.

Đánh giá thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường.............................................65

4.2.5.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch quản lý nghĩa trang huyện Vũ Thư...........66

4.2.6.

Đánh giá chung về kết quả thực hiện tiêu chí môi trường.................................69

ii


4.2.7.


Đánh giá hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện tiêu chí môi trường..............71

4.3.

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng ntm trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh Thái Bình............................73

4.3.1.

Người dân..........................................................................................................73

4.3.2.

Về kinh phí sự nghiệp môi trường.....................................................................75

4.3.3.

Cơ chế chính sách..............................................................................................76

4.3.4.

Năng lực cán bộ.................................................................................................76

4.3.5.

Công tác kiểm tra...............................................................................................77

4.4.


Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới huyện vũ thư, tỉnh Thái Bình..............................77

4.4.1.

Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân..........................77

4.4.2.

Tăng cường công tác quản lý về BVMT...........................................................78

4.4.3.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm ảnh hưởng đến môi trường
...........................................................................................................................79

4.4.4.

Hoạt động thu gom xử lý chất thải....................................................................79

4.4.4.

Cơ chế chính sách về BVMT............................................................................79

PHẦN 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...............................................................................81
5.1.

Kết luận..............................................................................................................81

5.2.


Kiến nghị............................................................................................................83

5.2.1.

Đối với Nhà nước..............................................................................................83

5.2.2.

Đối với tỉnh Thái Bình.......................................................................................83

5.2.3.

Đối với cấp huyện..............................................................................................83

5.2.4.

Đối với các xã....................................................................................................84

5.2.5.

Đối với người dân..............................................................................................84

Tàı lıệu tham khảo.............................................................................................................85
Phụ lục ...............................................................................................................................88

iii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Nội dung thực hiện tiêu chí 17 (môi trường) trong xây dựng NTM............8

Bảng 2.2 .

Quy định đánh giá và xét công nhận xã đạt tiêu chí môi trường trên
địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2015- 2020..............................................9

Bảng 3.1.

Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Vũ Thư.........................30

Bảng 3.2.

Cơ cấu lao động trong các ngành nghề ở huyện Vũ Thư năm 2016..........31

Bảng 3.3.

Tổng sản phẩm trên địa bàn của huyện Vũ Thư.........................................32

Bảng 3.4.

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp......................................................35

Bảng 4.1.

Kế hoạch thực hiện các tiêu chí trong nông thôn mới................................39

Bảng 4.2.


Kết quả tổng hợp thực hiện tiêu chí môi trường năm 2016........................41

Bảng 4.3.

Hiện trạng và kế hoạch cung cấp nước sạch HVS cho các hộ dân trên
địa bàn huyện giai đoạn 2010-2020...........................................................42

Bảng 4.4. Kết quả sử dụng nước sạch hợp vệ sinh huyện Vũ Thư
và các xã nghiên cứu.........................................................................43
Bảng 4.5.

Tình hình sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của hộ............................44

Bảng 4.6.

Bảng ý kiến đánh giá của cán bộ về việc cung cấp và chất lượng sử
dụng nước sạch, hợp vệ sinh năm 2016.....................................................45

Bảng 4.7.

Bảng ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng sử dụng nước
sạch, hợp vệ sinh năm 2016.......................................................................46

Bảng 4.8.

Bảng hiện trạng và kế hoạch thực hiện các CSSXKD đạt tiêu chuẩn
môi trường của huyện Vũ Thư giai đoạn 2010-2020................................47

Bảng 4.9.


Kết quả thực hiện các CSSXKD đạt tiêu chuẩn môi trường của
huyện Vũ Thư giai đoạn 2010-2020...........................................................49

Bảng 4.10. Kết quả các CSSXKD trong BVMT tại các xã nghiên cứu......................50
Bảng 4.11. Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã thu từ 2011 – 2014
trên địa bàn huyện Vũ Thư.........................................................................52
Bảng 4.12. Kế hoạch thực hiện thu gom xử lý chất thải, bảo vệ môi trường
huyện Vũ Thư.............................................................................................53
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện thu gom rác thải, bảo vệ môi trường giai đoạn
2011-2015, định hướng 2020.....................................................................54
Bảng 4.14.

Tình hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của hộ dân............................57

iv


Bảng 4.15. Tình hình thu gom, xử lý rác thải sản xuất nông nghiệp của hộ dân
....................................................................................................................59
Bảng 4.16. Hình thức quy hoạch và xử lý bãi rác trên địa bàn xã................................60
Bảng 4.17.

Hình thức xử lý rác trên địa bàn xã...........................................................60

Bảng 4.18. Các hình thức xử lý nước thải tại các xã nghiên cứu.................................63
Bảng 4.19. Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các CCN năm 2015........................64
Bảng 4.20. Ý thức tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường thôn xóm tại các
xã nghiên cứu.............................................................................................65
Bảng 4.21. Kết quả các hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn huyện Vũ

Thư và các xã nghiên cứu năm 2016.........................................................66
Bảng 4.22. Hiện trạng xây dựng và quản lý nghĩa trang, nghĩa địa.............................67
Bảng 4.23. Tình hình quy hoạch và quản lý nghĩa trang..............................................68
Bảng 4.24. Đánh giá của người dân về thực hiện tiêu chí MT.....................................69
Bảng 4.25. Tình hình giám sát của người dân..............................................................71
Bảng 4.26. Tình hình kiểm tra của các cấp..................................................................72
Bảng 4.27. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện tiêu chí môi trường...............................74
Bảng 4.28. Tình trạng nguồn kinh phí cho sự nghiệp BVMT......................................76

v


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Hệ thống xử lý nước thải không đáp ứng được với công suất
sản xuất của cơ sở.......................................................................51
Hộp 4.2. Tận dụng chất thải của vật nuôi cho đỡ tốn kém..........................52
Hộp 4.3. Đốt rơm rạ một công đôi việc.......................................................60
Hộp 4.4: Ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh.........................70
Hộp 4.5: Xã phân công công việc thì tôi phải làm thôi...............................77

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Hình ảnh thu gom rác thải tại thôn Mễ Châu, xã Hoà Bình............................58
Hình 4.2: Bãi rác tập trung trên địa bàn xã Việt Thuận...................................................61
Hình 4.3: Lò đốt rác trên địa bàn xã Dũng Nghĩa...........................................................62

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1: Tỷ lệ nguồn phát sinh rác thải........................................................................56


vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

CTR


Chất thải rắn

CSSXKD

Cơ sở sản xuất kinh doanh

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

HTXDVNN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

HVS

Hợp vệ sinh

MT

Môi trường


TC

Tiêu chí

NS-VSMT

Nước sạch-vệ sinh môi trường

NT

Nông thôn

NTM

Nông thôn mới

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TNMT

Tài nguyên môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

XHH


Xã hội hoá

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Tên Luận văn: Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 60.62.01.16

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường và đề
xuất những giải pháp góp phần hoàn thành các nội dung đánh giá trong tiêu chí này trên
địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Phương pháp nghiên cứu
Thời điểm hiện tại, Vũ Thư có 19/29 xã đạt xã nông thôn mới. Để đánh giá tình
hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tôi tiến
hành phân chia các xã thành 2 nhóm: xã đã hoàn thành tiêu chí môi trường và xã chưa hoàn
thành tiêu chí môi trường. Việc thu thập và phân tích tài liệu dựa trên các nguồn số liệu thứ
cấp và sơ cấp. Trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp xử lý số liệu, phân tích số liệu bằng
các phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh dựa trên các nhóm chỉ tiêu về tuyên
truyền, nhóm chỉ tiêu về kết quả thực hiện tiêu chí môi trường, nhóm chỉ tiêu về giám sát,
đánh giá.
Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu cho thấy, tính đến thời điểm 12/2016, huyện Vũ Thư có 19/29 xã

đạt tiêu chí môi trường chiếm 65,5%. Ngoài ra các xã chưa hoàn thiện tiêu chí số 17 nhưng
đã có một số chỉ tiêu đã và đang thực hiện, cụ thể như sau: người dân Vũ Thư đã được sử
dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 100%, Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi
trường đạt 72,4%, Hoạt động thu gom xử lý chất thải, bảo vệ môi trường đạt 79,3%, Nghĩa
trang được xây dựng theo quy hoạch đạt 82,7%.
Các yếu tố: cơ chế chính sách; nhận thức của người dân, sự tham gia của người dân
và các đoàn thể, năng lực cán bộ,nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, công tác kiểm tra ảnh
hưởng đến tình hình thực hiện môi trường địa phương.
Từ quá trình khảo sát, nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy
nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí môi trường tại địa bàn nghiên cứu.

ix


THESIS ABSTRACT
1. Author name: Nguyen Thi Thanh Huyen
2. Thesis title: "Evaluating the implementation of environmental criteria in new rural
construction in Vu Thu district, Thai Binh province"
3. Specialization: Rural development

Code: 60.62.01.16

4. Training facility: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
5. Research purposes
The purpose of the project is to evaluate the implementation of environmental
criteria and propose solutions to fulfill the criteria in this criterion in Vu Thu district,
Thai Binh province.
6. Research Methods
At present, Vu Thu has 19/29 communes reaching new rural communes. To
assess the implementation of environmental criteria in new rural construction in the

district, I divide the communes into two groups: the commune has completed
environmental criteria and the commune has not fulfilled environmental criteria.
Documentation and analysis are based on primary and secondary data sources. On that
basis, using methods of data processing, analysis of data by means of descriptive
statistics, comparative analysis based on groups of indicators on propaganda and groups
of indicators on results of implementation of criteria Environment, group of indicators
on monitoring and evaluation.
7. The main results and conclusions
According to the study, up to 12/2016, Vu Thu district has 19/29 communes
meeting the environmental criteria occupied 65.5%. In addition, the communes have not
completed the criteria No. 17 but some indicators have been implemented, specifically as
follows: the people of Vu Thu have access to clean water, hygienic 100%, facilities
Business activities reached environmental standards of 72.4%, Waste collection and
environmental protection 79.3%, Cemetery built according to the planning reached 82.7%.
Factors: mechanisms and policies; People's awareness, people's participation and
mass organizations, staff capacity, environmental funding sources, and inspection work
affect local environmental performance.
From the survey, the study also proposed some measures to accelerate the
completion of environmental criteria in the study area.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan
trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn. Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Mục tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới là tập trung phát triển
kinh tế nông thôn, tăng nhanh thu nhập của người dân, đầu tư xây dựng và nâng
cấp kết cấu hạ tầng nhất là giao thông, thuỷ lợi, trường học, các công trình phúc
lợi xã hội, nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho người dân, bảo vệ môi
trường sinh thái. Coi việc xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, yêu cầu
của phát triển bền vững vừa là nhiệm vụ cấp bách và là chủ trương có tầm chiến
lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc
của Đảng và Nhà nước ta. Theo Quyết định số 491/QĐ- TTg ngày 16/4/2009 của
Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nhằm xây dựng nông thôn mới gồm
19 tiêu chí, trong đó tiêu chí thứ 17 là tiêu chí về môi trường, bao gồm: Tỷ lệ hộ
được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia; Các cơ sở SX-KD
đạt tiêu chuẩn về môi trường; Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường
và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; Nghĩa trang được xây
dựng theo quy hoạch; Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
Có thể nói đây là một tiêu chí khó với nhiều chỉ tiêu cần thực hiện để đạt
theo yêu cầu đề ra khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn đang là vấn đề
bức xúc của toàn xã hội, đặc biệt đối với cộng đồng người dân sống ở khu vực
nông thôn. Hằng ngày, người dân nông thôn phải đối mặt với nhiều loại chất thải
khác nhau, nhưng việc đầu tư xử lý, giảm ô nhiễm môi trường bị "bỏ ngỏ". Do
việc phân loại chất thải nông thôn hiện nay vẫn còn hạn chế, cho nên các chất
thải sinh hoạt không được phân loại tại nguồn, bị vứt bừa bãi ra đường làng, ngõ
xóm. Một số nơi không quy định bãi tập trung rác, không có nhân viên thu gom
rác, dẫn tới lượng rác tồn đọng tại các kênh, mương, khe, suối rất lớn, dẫn đến ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.Vì vậy, bảo vệ môi trường trong xây dựng nông
thôn mới trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết (Thanh Bình, 2015).

1



Hiện nay, cùng với cả nước triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới” tỉnh Thái Bình nói chung, huyện Vũ Thư nói riêng
cũng đang chung tay xây dựng nông thôn mới. Theo báo cáo của BCĐ
chương trình XDNTM huyện Vũ Thư thì đến 12/2016 cả huyện có 19 xã trên
tổng số 29 xã đạt chỉ tiêu về môi trường (chiếm 65,5%). Để có thể đưa ra các giải
pháp hữu hiệu đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình nói chung và thực hiện
tiêu chí môi trường nói riêng cần thiết phải có đánh giá thực trạng việc thực
hiện, xác định những thuận lợi, khó khăn và thách thức cụ thể trong công tác này
(Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vũ Thư, 2016).
Xuất phát từ thực tiễn trên đề tài:“Đánh giá thực hiện tiêu chí môi
trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”.
được thực hiện.
1.2. MỤC TIÊU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Nghiên cứu quá trình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông
thôn mới tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, tìm ra những thuận lợi khó khăn
trong quá trình thực hiện từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần
giúp địa phương thực hiện tốt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM trên địa bàn
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện tiêu chí môi
trường trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Đưa ra một số đề xuất nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí môi
trường trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, một số câu hỏi nghiên cứu được đưa ra là:
- Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh

Thái Bình như thế nào?

2


- Giải pháp nào nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí môi trường
trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Vũ Thư.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Một số xã trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
+ Về thời gian:
Số liệu thứ cấp: từ năm 2011 đến năm 2015
Số liệu sơ cấp: năm 2016
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực hiện tiêu chí môi trường trong
dân cư nông thôn và môi trường trong sản xuất nông nghiệp, tình hình cấp và sử dụng
nước sạch, tình hình thu gom và xử lý rác thải.
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Về mặt khoa học
- Đây là cơ sở khoa học có thể áp dụng cho việc xây dựng mô hình xây
dựng nông thôn mới.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Về mặt thực tiễn
- Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của người
dân về bảo vệ môi trường.

3



PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN
TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NTM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MỚI
TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NTM
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về đánh giá, đánh giá thực hiện
- Đánh giá: Theo Yumi Sera và Susan Beaudry(2007), nêu rõ ”đánh giá là
quá trình đánh giá một cách có hệ thống và khách quan một dự án, chương trình
hoặc một chính sách đang được thực hiện hoặc đã hoàn thành từ giai đoạn thiết
kế đến triển khai và kết quả đạt được. Mục đích của việc đánh giá là để xác định
tính phù hợp và mức độ hoàn thành các mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính
bền vững. Quá trình đánh giá cần cung cấp thông tin đáng tin cậy và hữu ích, cho
phép lồng ghép những kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định của các nhà tài
trợ và của đối tượng tiếp nhận tài trợ”.
- Đánh giá thực hiện: thường được hiểu là đánh giá có hệ thống và chính
thức tình hình thực hiện công việc trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã
được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó.
2.1.1.2. Khái niệm về môi trường, tiêu chí môi trường
- Môi trường: Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 của Việt Nam:
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
- Tiêu chuẩn môi trường: Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014:
“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các
yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố
dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”.
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền

vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa
học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và

4


tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển.
- Tiêu chí môi trường: Là các yếu tố dùng để đo lường hoặc kiểm tra,
giám sát mức độ yêu cầu cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn
về môi trường. Tiêu chí thiết lập một danh mục cần kiểm tra về việc tuân thủ
hoặc không tuân thủ; đáp ứng hoặc không đáp ứng; đạt hoặc không đạt. Quá trình
đo lường, kiểm tra, giám sát này có thể đưa đến kết luận một tiêu chuẩn đã đạt
hoặc chưa đạt.
- Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường: là quá trình đánh giá thực
hiện công việc về môi trường được so sánh với các tiêu chí đã được xây dựng và
thảo luận về sự đánh giá đó.
2.1.1.3. Khái niệm về nông thôn, nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới
- Nông thôn: Có nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn nhưng theo
quan niệm phổ biến thì nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong
đó có nhiều nông dân với sản xuất nông nghiêp chiếm tỷ trọng lớn. Sự khác biệt
về công tác quản lý giữa nông thôn và thành thị trên thực tế, nông thôn
với cấp quản lý xã, thôn, bản; còn thành thị với cấp quản lý phường, thị trấn.
- Nông thôn mới: Theo nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban
chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các tiêu
chí đánh giá nông thôn mới của Chính phủ thì nông thôn mới được hiểu là: nông
thôn có kinh tế phát triển toàn diện, có nếp sống văn hóa, văn minh, đời sống vật
chất tinh thần và trình độ dân trí của cư dân nông thôn được nâng cao;cơ sở hạ
tầng, kinh tế xã hội hiện đại, đồng bộ; môi trường sinh thái được bảo vệ, bản sắc
văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy, an ninh được bảo đảm, chất lượng hệ
thống chính trị được nâng cao theo 19 tiêu chí đánh giá quy định tại quyết định

số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 của Thủ
tướng Chính phủ
- Xây dựng nông thôn mới: là quá trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, môi trường nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người
dân nông thôn, phát triển hài hòa, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông
thôn. Quá trình xây dựng với vai trò chủ thể là người dân nông thôn và có sự hỗ
trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác.
2.1.2. Nguyên tắc, mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới:

5


Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới phải
hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai
trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn ở
ấp, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
- Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ các
mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.
- Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện
các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự
án của Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của
người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây

dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể
trong xây dựng nông thôn mới (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011).
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày
càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến;
- Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch;
gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bước thực hiện công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
- Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống
vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (Bộ

6


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011).

7


2.1.3. Nội dung và đặc điểm về tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nội dung
tiêu chí môi trường
Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã bàn hành Quyết định số
491/QĐ-TTG về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới gồm 19
tiêu chí. Bộ tiêu chí căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn
mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kiểm tra, đánh giá

công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới.
Các nhóm tiêu chí: Gồm 5 nhóm
- Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí)
- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí)
- Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí)
- Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí)
- Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí)
Đặc điểm của các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí
quốc gia quy định trước tuy có tính đến sự phù hợp cho từng vùng miền nhưng
lại lấy địa bàn cấp xã để thực hiện nên gây khó khăn trong việc thực hiện cũng
như áp dụng các tiêu chuẩn để xét công nhận xã đạt tiêu chí nông thôn mới đối
với mỗi xã của các vùng, miền khác nhau;
- Cộng đồng dân cư được xác định là chủ thể của xây dựng nông thôn
mới, không phải ai làm hộ, người nông dân tự xây dựng là chính, nhà nước chỉ
hỗ trợ một phần;
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương
trình khung trong đó lại bao gồm 15 chương trình mục tiêu quốc gia và 13
chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, 2011).
Đối với tiêu chí môi trường:
Tiêu chí môi trường là một trong 19 tiêu chí nông thôn mới theo Quyết
định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Mục tiêu chung của tiêu chí môi trường là : Bảo vệ môi trường, sinh thái,
cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường khu vực nông thôn thông qua các hoạt
động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức và đi đến hành động cụ thể của

8



các cấp, các ngành và cả cộng đồng nhân dân.
Mục tiêu cụ thể tiêu chí môi trường: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ
tiêu chí quốc gia nông thôn mới; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và
hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công
cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa
bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn.
(Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 4/6/2010).
Nội dung tiêu chí môi trường:
Bảng 2.1: Nội dung thực hiện tiêu chí 17 (môi trường) trong xây dựng NTM
Chỉ
tiêu

Nội dung tiêu chí môi trường

1

Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch HVS theo quy chuẩn Quốc gia

2

Tỷ lệ số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường

3

Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển
môi trường xanh, sạch, đẹp

4


Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

5

Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
Nguồn: Quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009

Nhiệm vụ của tiêu chí môi trường
Nhiệm vụ chung
Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã,
thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước
trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh
trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư,
phát triển cây xanh ở các công trình công cộng (Quyết định số 800/QĐ - TTg
ngày 4/6/2010).
Nhiệm vụ cụ thể
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách
nhiệm bảo vệ môi trường cho mọi người.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp,
chăn nuôi gia súc gia cầm.
- Triển khai thực hiện tốt phân loại chất thải rắn tại nguồn kết hợp với việc
cải tiến toàn bộ hệ thống thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải rắn.

9


- Phát triển các hệ thống cung cấp nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh
môi trường nông thôn.
- Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang.
- Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây

xanh ở các công trình công cộng (Phạm Thị Vui, 2016).
2.1.4. Nội dung đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây
dựng nông thôn mới
Hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh Thái Bình. Ban chỉ đạo XDNT của tỉnh đã hướng dẫn các huyện thực
hiện theo Thông tư số 41/2013/TT - BNNPTNT, ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó đã thống nhất nội dung, cách hiểu,
cách tính toán và các quy chuẩn áp dụng đối với các tiêu chí nông thôn mới. Theo
quyết định số 04/ 2015/ QĐ- UBND ngày 15 tháng 4 năm 2015 của tỉnh Thái Bình
ban hành “ Quy định đánh giá và xét công nhận xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới
trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2015 – 2020”, tiêu chí về môi trường đã được
hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo cho việc đánh giá, cụ thể :
Bảng 2.2 : Quy định đánh giá và xét công nhận xã đạt tiêu chí môi trường
trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2015- 2020
Mục

Nội dung đánh giá

Chỉ tiêu đánh giá

1

Sử dụng nước sạch

2

Cơ sở sản xuất, kinh 90% các cơ sở, sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi
doanh
trường ( 10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục)


3

-Có hệ thống thu gom, tiêu thoát nước đảm bảo vệ sinh môi
trường trong khu dân cư.
-Có khu xử lý rác thải hợp vệ sinh; có quy chế tổ đội thu
gom, xử lý rác thải của xã duy trì thường xuyên hoạt động
thu gom, vận chuyển, xử lý đạt 95% rác thải trở lên.
-Có phong trào vệ sinh môi trường, trồng và bảo vệ cây xanh
nơi công cộng, trong khu dân cư của xã ; các đợt tổng vệ sinh
nơi công cộng, khu dân cư duy trì tần suất tối thiểu 03 lần/
tháng, hoạt động trồng cây xanh và bảo vệ cây xanh nơi công
cộng, khu dân cư tối thiểu 01 lần/ năm.
-Không có việc xả chất thải, nước thải sai quy định

Có các hoạt động thu
gom xử lý chất thải, bảo
vệ môi trường và không
có các hoạt động gây suy
giảm môi trường
4

Nghĩa trang

Tỷ lệ hộ được sử dụng nước vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia
đạt 90% trở lên

Nghĩa trang được xây theo quy hoạch

Nguồn: Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2015 của tỉnh Thái
Bình về “Quy định đánh giá và xét công nhận xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới trên

địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2015-2020”.

10


Xã được công nhận tiêu chí số 17 về môi trường phải đạt đủ các nội dung
tại Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 4 của Bảng điểm chuẩn
2.1.4.1. Đánh giá tình hình thực hiện sử dụng nước sạch
Một xã được đánh giá đạt nội dung sử dụng nước sạch bao gồm hai tiểu
mục đánh giá bao gồm hộ được sử dụng nước vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia
và tỷ lệ hộ được sử dụng đạt 90% trở lên.
Nước sạch theo quy chuẩn Quốc gia là nước đáp ứng các tiêu chí theo
quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN: 02:2009/BYT) về chất lượng nước sinh
hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày
17/6/2009.
Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thảo mãn các yêu
cầu chất lượng: Không màu,không mùi,không vị lạ,không chứa thành phần gây
ảnh hưởng đến sức khỏe con người,có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.
Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước theo Quy chuẩn Quốc gia đạt
trên 90% (Phòng TN và MT huyện Vũ Thư, 2015).
2.1.4.2. Đánh giá tình hình thực hiện bảo vệ môi trường của các cơ sở sản
xuất kinh doanh
Với nội dung đánh giá này, theo quy định đánh giá và xét công nhận xã,
huyện đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2015- 2020, các xã có các
CSSXKD phải đạt tối thiểu 90% đạt quy chuẩn về môi trường (10% còn lại có vi
phạm nhưng đã và đang khắc phục):
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động cần đảm bảo các quy định
của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư 46/2011/TT-BTNMT ngày
26/12/2011 quy định về bảo vệ môi trường làng nghề và Thông tư 47/2011/TTBTNMT ngày 28/12/2011 ban hành các Quy chuẩn về môi trường. Đó là các
CSSXKD phải có đề án BVMT giản đơn, có biện pháp khắc phục tiếng ồn, bụi,

nước thải, phân loại, thu gom và quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại (nếu có)
theo quy định ..., có cam kết tuân thủ các quy định đóng góp về tài chính cho
hoạt động bảo vệ môi trường.
Đối với các trang trại chăn nuôi phải đáp ứng các yêu cầu: Nằm cách biệt
với nhà ở, thu gom xử lý chất thải chăn nuôi không để chảy tràn trên mặt đất,
không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh, thường xuyên triển
khai công tác vệ sinh chung, đồng thời phải áp dụng các biện pháp giảm mùi hôi

11


thối…(Phòng TN và MT huyện Vũ Thư, 2015).
2.1.4.3. Đánh giá tình hình thực hiện thu gom xử lý chất thải, bảo vệ môi
trường
Nội dung này bao gồm các tiểu mục đánh giá:
- Có hệ thống thu gom, tiêu thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu
dân cư. Đối với hộ gia đình phải xây dựng nhà vệ sinh dội nước có bể tự hoại
hoặc xây dựng hố xí hai ngăn, nhà tắm có đường dẫn nước thải ra hệ thống
thoát nước chung. Đường thoát nước xây dựng kiên cố hoặc sử dụng ống nhựa
kích thước tối thiểu 110mm, độ dốc 0.3%; Đối với khu dân cư tập trung có các
mương rãnh thoát nước, kết cấu rãnh xây lòng rộng tối thiểu 40cm, sâu tối thiểu
50cm, độ dốc tối thiểu 0,3%.
-Có khu xử lý rác thải hợp vệ sinh; có quy chế tổ đội thu gom, xử lý rác thải
của xã duy trì thường xuyên hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý đạt 95% rác
thải trở lên.
-Có phong trào vệ sinh môi trường, trồng và bảo vệ cây xanh nơi công cộng,
trong khu dân cư của xã ; các đợt tổng vệ sinh nơi công cộng, khu dân cư duy trì tần
suất tối thiểu 03 lần/ tháng, hoạt động trồng cây xanh và bảo vệ cây xanh nơi công
cộng, khu dân cư tối thiểu 01 lần/ năm.
-Không có việc xả chất thải, nước thải sai quy định: Hộ gia đình có nhà vệ

sinh,nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định,có hệ thống tiêu thoát (nước thải,chất thải
sinh hoạt) đảm bảo vệ sinh không gây ô nhiễm không khí và nguồn nước xung
quanh; Mỗi khu dân cư tập trung của thôn,xã phải có hệ thống tiêu thoát nước
thải thông thoáng,hợp vệ sinh; Thôn, xã có tổ dịch vụ gom rác thải và xử lý tại
bãi rác tập trung (Phòng TN và MT huyện Vũ Thư, 2015).
2.1.4.4. Đánh giá thực hiện quy hoạch nghĩa trang
-Cụ thể: Mỗi thôn hoặc liên thôn, xã hoặc liên xã có quy hoạch đất làm
nghĩa trang lâu dài phù hợp với tập quán của địa phương( trừ nơi có tập quán an
táng không có nghĩa trang);
Có quy chế quản lý nghĩa trang; việc táng người chết phải được thực hiện
phù hợp với tín ngưỡng,phong tục tập quán tốt,truyền thống văn hóa và nếp sống
văn minh hiện đại (Phòng TN và MT huyện Vũ Thư, 2015).

12


2.1.4.5. Đánh giá thực hiện việc giám sát, kiểm tra thực hiện tiêu chí môi
trường
Tiêu chí về môi trường trong Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM nhằm hướng
đến mục tiêu bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường sinh thái ở khu vực
nông thôn.
Để đạt được tiêu chí này, các xã phải đạt được các nội dung nhỏ, gồm: Tỷ
lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia; các cơ sở
sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây
suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp;
nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. Qua thực tiễn triển khai, hầu hết các
xã đều đánh giá môi trường là một trong những tiêu chí khó đạt nhất. Vì vậy
trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường cần tăng cường việc giám sát, kiểm
tra việc triển khai thực hiện. Để từ đó các cấp quản lý tìm ra các vướng mắc, tháo
gỡ những khó khăn trong việc thực hiện cũng như đưa ra các kế hoạch thực hiện

từng chỉ tiêu của môi trường sao cho phù hợp với từng địa phương.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới
2.1.5.1. Người dân
a, Ý thức tự giác chấp hành của các cơ sở sản xuất, người dân
Ý thức của người dân, ý thức của các cơ sở sản xuất là các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình thực hiện tiêu chí bảo vệ môi trường trong nông thôn. Với
những khu dân cư có trình độ dân trí cao, ý thức cộng đồng tốt sẽ là các nhân tố
thúc đẩy trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường. Công tác BVMT đang
phải đối mặt với các mẫu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về môi trường
giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội, giữa người này với người khác và
ngay cả trong bản thân một con người. Để quản lý môi trường có hiệu quả, trước
hết ý thức của mỗi người dân cần phải được nâng lên, bên cạnh đó các cơ sở sản
xuất cũng cần phải nâng cao trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống xung
quanh và bảo vệ môi trường nói chung (Sở TN và MT tỉnh Vĩnh Phúc, 2007).
b, Sự tham gia của người dân và các tổ chức đoàn thể xã hội
Để quản lý môi trường có hiệu quả, trước hết cần dựa vào sự tham gia của
người dân và các tổ chức đoàn thể xã hội. Các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi
trường phải là thể thống nhất, hài hoà và có sự tham gia của tất cả các cá nhân
cũng như các tổ chức trong việc chăm sóc môi trường ở cơ sở để đáp ứng nhu

13


cầu của cuộc sống. Bảo vệ môi trường ở cơ sở xã, phường, thị trấn là một vấn đề
còn mới mẻ, nhưng rất bức bách và gắn liền với lợi ích của cộng đồng. Sự tham
gia của người dân vào bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp quan
trọng của công tác quản lý, bảo vệ môi trường ở địa phương, vì qua các cấp quản
lý hành chính (từ trung ương đến cơ sở) thì càng xuống cấp thấp hơn, vai trò của
người dân càng trở nên quan trọng. Sự tham gia của người dân và các tổ chức

đoàn thể xã hội vào bảo vệ môi trường không chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho
sự nghiệp bảo vệ môi trường, mà còn là lực lượng giám sát môi trường nhanh và
hiệu quả, giúp cho các cơ quan quản lý môi trường giải quyết kịp thời ô nhiễm
môi trường ngay từ khi mới xuất hiện. Có thể thấy, ở đâu đó hiện nay xuất hiện
tình trạng “doanh nghiệp thì cố tình vi phạm, chính quyền thì vô cảm và đoàn thể
thì thờ ơ” trước tình trạng bức xúc của người dân về vấn đề môi trường. Nếu chỉ
sử dụng những công cụ pháp lý hiện hành thì người dân, cộng đồng dân cư khó
có thể thực hiện được quyền được sống trong môi trường trong lành. Bởi vậy
việc giải quyết những vấn đề môi trường sẽ tốt hơn khi chúng ta huy động được
sức mạnh của người dân và các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc thực hiện
những dịch vụ môi trường (Minh Phúc, 2012).
2.1.5.2. Đội ngũ cán bộ
a, Công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật về môi trường
Việc kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về môi trường
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà
nước. Hiện nay, ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, xảy ra nhiều sự cố gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân
dân. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức, ý thức trách nhiệm của các
ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân còn hạn chế, một bộ phận công chức
còn thiếu trách nhiệm, có biểu hiện tiêu cực. Vì vậy việc kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về môi trường cần được nâng cao hơn bao giờ hết.
b, Năng lực của cán bộ
Đội ngũ cán bộ là khâu quan trọng đóng vai trò quyết định đến chất
lượng, hiệu quả của công tác thực hiện tiêu chí môi trường. “Cán bộ là gốc của
mọi việc”, do đó trình độ, năng lực quản lý, điều hành thực hiện tiêu chí môi
trường cũng như năng lực chuyên môn của từng cán bộ cơ sở ảnh hưởng tới mức
độ hoàn thiện của tiêu chí môi trường.

14



Một số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân có nhận thức chưa đầy
đủ về Chương trình xây dựng nông thôn mới. Họ cho rằng xây dựng nông thôn
mới là trách nhiệm của Nhà nước phải làm cho dân nên nảy sinh tâm lý trông
chờ, thụ động, ỷ lại vì vậy cán bộ có năng lực tốt, chuyên môn giỏi cùng với kinh
nghiệm thực hiện chương trình XDNTM sẽ giải thích, tuyên truyền tới người dân
đưa ra được các mục tiêu, nội dung thực hiện phù hợp, tạo động lực phấn đấu
hoàn thiện tiêu chí môi trường cũng như các tiêu chí khác trong chương trình.
2.1.5.3. Nguồn lực tài chính
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hầu hết các tiêu chí trong xây
dựng nông thôn mới, ngoài nguồn tài chính được nhà nước đầu tư thì cần phải có
nguồn tài chính huy động từ các nguồn khác nhau để đảm bảo cho xây dựng các
công trình nước sạch, nghĩa trang, điểm thu gom xử lý rác thải.
2.1.5.4. Cơ chế chính sách
Chính sách môi trường cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường (trong nước)
và các Công ước quốc tế về môi trường. Mỗi cấp quản lý hành chính đều có
những chính sách môi trường riêng. Nó vừa cụ thể hoá luật pháp và những chính
sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Sự đúng đắn và thành
công của chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự
thành công của chính sách cấp Trung ương.
Cơ chế chính sách có ảnh hưởng đến cả quá trình thực hiện tiêu chí môi
trường, nó quyết định đến việc thành lập hệ thống quản lý thực hiện, việc ban
hành các văn bản triển khai xuống cơ sở, ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền
thực hiện tiêu chí, cơ chế chính sách giúp định hướng và đưa ra giải pháp để huy
động mọi nguồn lực thực hiện tiêu chí.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển nông thôn với bảo vệ môi
trường
2.2.1.1. Kinh nghiệm về công tác giáo dục bảo vệ môi trường, quản lý nước
sạch và vệ sinh môi trường tại Trung Quốc

Công tác giáo dục về BVMT ở Trung Quốc

15


×