Tải bản đầy đủ (.docx) (140 trang)

Liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 140 trang )

MỤC LỤC

Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................v
Danh mục bảng.................................................................................................................vi
Danh mục sơ đồ, hình......................................................................................................vii
Trích yếu luận văn..........................................................................................................viii
Thesis abstract..................................................................................................................ix
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung....................................................................................................3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................4


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................4

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................4

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................4

1.5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................6
2.1.

Cơ sở lý luận về liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống......................................6

2.1.1.

Những khái niệm cơ bản.....................................................................................6

2.1.2.

Vai trò của liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống.............................................12

2.1.3.


Đặc điểm của liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống........................................14

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu liên kếtsản xuất và tiêu thụ lúa giống.............................16

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống....................21

2.2.

Cơ sở thực tiễn..................................................................................................26

2.2.1.

Kinh nghiệm về liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản của một số nước
trên thế giới.......................................................................................................26

2.2.2.

Kinh nghiệm về liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở Việt Nam.................42

1


2.2.3.

Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.............................................................45


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................48
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................48

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.............................................................................................48

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................................51

3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................53

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.................................................................53

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................53

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................55


3.2.4.

Phương pháp phân tích......................................................................................55

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................57

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.....................................................................58
4.1.

Thực trạng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện Quỳnh Phụ...........58

4.1.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện Quỳnh Phụ..........................58

4.1.2.

Đặc điểm của các chủ thể tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống
ở huyện Quỳnh Phụ...........................................................................................62

4.1.3.

Các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện Quỳnh Phụ
...........................................................................................................................68

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện

Quỳnh Phụ.........................................................................................................81

4.2.1.

Yếu tố khách quan.............................................................................................81

4.2.2.

Yếu tố chủ quan.................................................................................................82

4.3.

Định hướng và các giải pháp tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa
giống ở huyện Quỳnh Phụ.................................................................................86

4.3.1.

Định hướng........................................................................................................86

4.3.2.

Giải pháp...........................................................................................................88

Phần 5. Kết luận, kiến nghị.............................................................................................96
5.1.

Kết luận.............................................................................................................96

5.2.


Kiến nghị...........................................................................................................97

Tài liệu tham khảo.........................................................................................................100
Phụ lục .........................................................................................................................103

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
BQ
CC
CNH - HĐH
DN
DT
ĐVT
GTSX
GTSXNN
HTX
HTX DVNN

LĐNN
LKKT
NL
NS
SL
SXNN
UBND
XHCN


Nghĩa tiếng Việt
Bình quân
Cơ cấu
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Doanh nghiệp
Diện tích
Đơn vị tính
Giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất nông nghiệp
Hợp tác xã
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Lao động
Lao động nông nghiệp
Liên kết kinh tế
Nguyên liệu
Năng suất
Sản lượng
Sản xuất nông nghiệp
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC BẢN

3


Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Quỳnh Phụ năm 2014 - 2016................50


Bảng 3.2.

Kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ giai đoạn
2013-2016..................................................................................................52

Bảng 4.1.

Diện tích gieo trồng lúa huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2014-2016..............58

Bảng 4.2.

Biến động diện tích lúa giống tại khu vực điều tra giai đoạn
2014-2016..................................................................................................60

Bảng 4.3.

Năng suất lúa giống giai đoạn 2014-2016 tại khu vực điều tra..................61

Bảng 4.4.

So sánh năng suất lúa thường với lúa giống...............................................61

Bảng 4.5.

Thông tin chung về nông dân tham gia liên kết.........................................63

Bảng 4.6.

So sánh mức độ hiểu biết về vấn đề liên kết của nhóm hộ liên kết và
không liên kết.............................................................................................64


Bảng 4.7.

Nội dung liên kết và trách nhiệm của HTX và nông dân...........................69

Bảng 4.8.

Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng đầu vào hỗ trợ từ mối liên kết........................70

Bảng 4.9.

Tình hình liên kết trong cung ứng dịch vụ của nông dân với HTX...........71

Bảng 4.10. Hình thức thanh toán các hộ với HTX trong liên kết.................................71
Bảng 4.11.

Tình hình thu mua lúa giống của doanh nghiệp.........................................72

Bảng 4.12. Nội dung liên kết và trách nhiệm thực hiện của Hợp tác xã và Công
ty giống.......................................................................................................75
Bảng 4.13. Kết quả chuyển giao kỹ thuật của DN.......................................................76
Bảng 4.14. Kết quả chuyển giao kỹ thuật của Công ty................................................77
Bảng 4.15. Tình hình liên kết chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất lúa giống tại
huyện Quỳnh Phụ.......................................................................................78
Bảng 4.16. Tình hình chuyển giao kỹ thuật cho hộ sản xuất lúa giống........................80
Bảng 4.17. Tình hình tập huấn hỗ trợ kĩ thuật giai đoạn 2014-2016............................80
Bảng 4.18. Mức độ đáp ứng nhu cầu chuyển giao kĩ thuật của hộ liên kết..................81
Bảng 4.19. Nhận xét của hộ đối với các yếu tố hỗ trợ phát triển các mối liên kết
kinh tế trong sản xuất lúa giống.................................................................85


4


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ 2.1. Tăng trưởng hợp đồng tiêu thụ nông sản ở Mỹ giai đoạn 1969 - 2005
......................................................................................................................26
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ lúa huyện Quỳnh Phụ.............................................................59
Sơ đồ 4.2. Mối liên kết giữa HTX với hộ nông dân......................................................72
Sơ đồ 4.3. Sơ đồ liên kết giữa Hợp tác xã và doanh nghiệp..........................................73
Sơ đồ 4.4. Mức độ hài lòng của người dân với kết quả cung ứng đầu vào của
Công ty cổ phần Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình..........................76
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Quỳnh Phụ..........................................................48

5


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Huy Tùng
Tên luận văn: Liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
Mã số: 60.62.01.16

Chuyên ngành: Phát triển nông thôn

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống.
- Đánh giá thực trạngvà phân tích các yếu tố ảnh hưởng liên kết sản xuất và tiêu
thụ lúa giống ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa

giống tại huyện Quỳnh Phụ trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu;
Phương pháp thu thập số liệu; Phương pháp xử lý số liệu; Phương pháp phân tích; Hệ
thống chỉ tiêu nghiên cứu
Kết quả chính và kết luận
Liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống đã mở ra hướng đi mới cho nhà nông trên
địa huyện về sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, việc thực hiện mô
hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở Quỳnh Phụ còn một số bất cập, thiếu chặt
chẽ, nhất là việc ký kết và thực hiện hợp đồng sản xuất, tiêu thụ lúa giống giữa doanh
nghiệp với nông hộ. Liên kết có tác động tích cực đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các tác nhân tham gia.
Có nhiều yếu tố hưởng đến kết quả và hiệu quả liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa
giống ở địa bàn nghiên cứu, bao gồm cả yếu tố vĩ mô, yếu tố vi mô, yếu tố bên ngoài và
yếu tố nội tại của mối quan hệ liên kết.
Nghiên cứu đề xuất một số nhóm giải pháp trọng tâm để tăng cường hoạt động liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình như: Hoàn thiện
các chính sách cho liên kết; Tăng cường phổ biến hoạt động liên kết ở địa phương;
Thường xuyên hỗ trợ kĩ thuật cho liên kết; Tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực các tác
nhân tham gia liên kết; Tổ chức tiêu thụ sản phẩm theo hướng tập trung.
Để thực hiện được các giải pháp đó, Nhà nước cần ban hành các chủ trương, chính

6


sách tạo hành lang pháp lý hỗ trợ các hoạt động liên kết diễn ra hiệu quả.

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Huy Tung

Thesis title: Link of production and consumption rice seedin Quynh Phu district, Thai
Binh province.
Code: 60.62.01.16

Major: Rural development

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
To systematize theory and practice about link of production and consumption
rice seed.
To evalute the situation and analyze the factors that affect to the link of production
and consumption rice seed in Quynh Phu district, Thai Binh province.
To propose some directions and solutions to promote the link of production and
consumption rice seed in Quynh Phu district in the coming time.
Materials and Methods
Methods were used in the study: Method of study site selection; Method of data
collection; Method of data processing; Method of analysis; Systematizationresearch
targets.
Main findings and conclusions
Link of production and consumption rice seed has opened a new direction for
farmers in the district on agricultural production towards commodity.However, the
implementation the link model of production and consumption rice seed in Quynh Phu
district has some inadequacies, lack of tightness, especially the signing and performance
of production contracts, consumption rice seeds between enterprises and households.
Links have a positive effect on results ofproduction,business of the actors involved.
There are many factors that affect to results, efficiency of the link of production
and consumption rice seedin the study area, including macro factors, micro factors,
external factors and the internal factors of the bonding relationship.
The study proposed some focus solutions groups to strengthen links of
production and consumption agricultural products in Quynh Phu district, Thai Binh


7


province such as: Perfecting policies for linking; Enhance propagating link activities in
the local; Regular support technicality for links; Continue to support enhancing
capacityaffiliated actorsjoin the link; Organize product consumption in the direction of
concentration. To implement these solutions,the State should promulgate guidelines and
policies,create a juridicalcorridor to support the link activities work well.

8


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam khi tham gia vào quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới thì nền
kinh tế của chúng ta phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các
mặt hàng trong nước với nhau mà còn với các mặt hàng ngoại nhập. Với một nền
kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như Việt Nam để có đủ sức mạnh cạnh tranh thì
vai trò của liên kết cần được đặt lên hàng đầu.
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và quyết định nhằm khuyến
khích phát triển các mối liên kết kinh tế nói chung và liên kết trong lĩnh vực nông
nghiệp nói riêng như Quyết định số 38-HĐBT ngày 10/4/1989 của Hội đồng Bộ
trưởng “Về liên kết kinh tế trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ”, Nghị quyết số 06
NQ-TW “Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn”. Tuy nhiên
hiện nay vấn đề liên kết của chúng ta hiện nay vẫn còn nhiều việc đáng bàn nhất
là tình trạng liên kết còn diễn ra lỏng lẻo.
Sản xuất và kinh doanh hàng nông sản của nước ta còn thấp vẫn mang nặng
tính tự phát, sức cạnh tranh của nông nghiệp thấp, giá thành cao, chất lượng chưa
phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, sự liên kết giữa sản xuất - chế

biến – tiêu thụ chưa phát triển mạnh. Nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền nông
nghiệp hàng hoá hiện đại tạo điều kiện cho người sản xuất yên tâm đầu tư, tăng
chất lượng và năng suất sản phẩm, hạ giá thành tăng sức cạnh tranh của hàng
nông sản Việt nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
80/2002/QĐTTG, ngày 24 tháng 6 năm 2002 về “Chính sách khuyến khích tiêu
thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Ngân hàng nhà nước Việt nam và Bộ Tài Chính đã ban hành những Thông
tư hướng dẫn thi hành quyết định này. Thực hiện chính sách trên nhiều doanh
nghiệp đã ký kết hợp đồng sản xuất nông, lâm, thuỷ hải sản với nông dân và đã
thành công.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện còn có những hạn chế, tồn tại:
nhiều địa phương chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện quyết
định của Thủ tướng Chính phủ; doanh nghiệp, hộ nông dân chưa thực sự gắn bó
và thực hiện đúng cam kết đã ký; tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông
qua hợp đồng còn rất thấp; doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư tới vùng nguyên


liệu, chưa điều chỉnh kịp thời hợp đồng bảo đảm hài hòa lợi ích của nông dân khi
có biến động về giá cả; trong một số trường hợp, nông dân không bán hoặc giao
nông sản cho doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký; xử lý vi phạm hợp đồng không
kịp thời và chưa triệt để; tình trạng tranh mua, tranh bán vẫn xảy ra khi đã có hợp
đồng. Các bên tham gia hợp đồng đang thiếu sự hỗ trợ của các ngành liên quan
như Viện nghiên cứu, Trung tâm khuyến nông, Ngân hàng, các ngành tài chính
và thương mại khác... Do vậy hiệu quả kinh tế của hình thức hợp đồng còn nhiều
hạn chế vì thế chưa đủ điều kiện tạo ra động lực thúc đẩy các doanh nghiệp và
nông dân hăng hái tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản phẩm.
Để khắc phục tình trạng này, ngày 25/8/2008 Thủ tướng Chính phủ ký ban
hành Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg về việc Tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản
qua hợp đồng.
Việt Nam một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay.

Trong đó ngành trồng lúa là một trong những ngành sản xuất lương thực vô cùng
quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước
xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Vì vậy, cây lúa giữ vai trò to lớn trong đời
sống kinh tế, xã hội của Việt Nam, việc tăng năng suất cho cây lúa có một ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Ngày nay giống vẫn được xem là một trong những yếu
tố hàng đầu trong việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Các nhà khoa
học ước tính khoảng 30 - 50% mức tăng năng suất hạt của các cây lương thực
trên thế giới là nhờ việc đưa vào sản xuất những giống tốt mới (Nguyễn Văn
Hòa, 2006).
Những năm 60, ở nước ta hầu như chỉ có những cánh đồng lúa 1 vụ với
những giống lúa địa phương cao cây, dài ngày, tuy chất lượng khá nhưng năng
suất thấp. Trong thời gian 20 năm trở lại đây, nhiều cơ quan nghiên cứu đã cho ra
đời nhiều giống lúa cao sản ngắn ngày, có phẩm chất tốt, đảm bảo đủ tiêu chuẩn
xuất khẩu, cho phép tạo ra những cánh đồng lúa 2 - 3 vụ với năng suất có thể đạt
6 - 7 tấn lúa/ha/vụ, đã thay thế hầu hết những cánh đồng lúa 1 vụ dùng giống lúa
địa phương, năng suất thấp, phẩm chất kém. Thực tiễn sản xuất đang đòi hỏi cấp
bách phải nghiên cứu tìm ra những giống lúa có năng suất cao, chất lượng đảm
bảo xuất khẩu, nhưng đồng thời phải kháng sâu bệnh, tạo ra hạt giống lúa khỏe
phục vụ sản xuất, có như vậy mới tạo cho sản xuất lúa an toàn, bền vững lâu dài,
giữ vững an toàn lương thực, đảm bảo xuất khẩu, từng bước nâng cao đời sống
người nông dân (Nguyễn Văn Hiển, 1992).


Tỉnh Thái Bình được xem là một trong những vùng canh tác lúa trọng điểm
của cả nước, năng suất lúa cao, sản lượng lớn nhưng thực tế nông dân Thái Bình
vẫn còn nghèo. Sản xuất lúa của nông dân còn mang tính manh mún, nhỏ lẻ và
chưa thiết lập được mối quan hệ cung cầu vững chắc, dẫn đến sự không ổn định
về giá cả. Đó là một trong những rào cản lớn để nền nông nghiệp Việt Nam nói
chung và Thái Bình nói riêng phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Huyện Quỳnh Phụ là một huyện thuần nông của tỉnh Thái Bình, dân cư

sống tập trung ở nông thôn và sống chủ yếu bằng nông nghiệp trồng lúa. Thực
hiện chủ trương của Chính phủ, huyện Quỳnh Phụ đã có nhiều giải pháp nhằm
thúc đẩy việc liên kết sản xuất và tiêu thụlúa giống thông qua hợp đồng, trong
đó chú trọng phát triển các mô hình kinh tếtập thể trong tất cả các lĩnh vực,
đặc biệt là lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, nhằm liên kết các hộ nông dân sản
xuất nhỏ lẻ lại với nhau, cùng sản xuất một loại lúa giống với quy mô lớn làm
cơ sở để liên kết với các doanh nghiệp trong việc ký kết các hợp đồng tiêu thụ
lúa giống. Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn có một số bất cập chưa được giải
quyết, dẫn đến người nông dân không gắn bó với đồng ruộng, diện tích ruộng
bỏ hoang có chiều hướng gia tăng.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Liên kết
sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện Quỳnh
Phụ, tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở phân tích thực trạng đề xuất các giải pháp tăng
cường liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết sản xuất và tiêu thụ
lúa giống.
- Đánh giá thực trạng,và phân tích các yếu tố ảnh hưởng liên kết sản xuất
và tiêu thụ lúa giống ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu
thụ lúa giống tại huyện Quỳnh Phụ trong thời gian tới.


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống:
- Các tác nhân tham gia vào các mối liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống

ở huyện Quỳnh Phụ như hộ nông dân, Hợp tác xã , các công ty giống…
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các mối liên kết sản xuất và tiêu thụ
lúa giống ở huyện Quỳnh Phụ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: Nghiên cứu hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm lúa giống, với các chủ thể liên kết chính là người sản xuất (hộ nông dân);
các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp; các công ty giống.
+ Không gian: Huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
+ Thời gian: Tổng quan tài liệu được sử dụng số liệu của những năm trước,
và khảo sát thực trạng hoạt động liên kết tại huyện Quỳnh Phụ.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống?
Thực trạng thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống hiện nay ra sao?
Những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại là gì?
Những giải pháp đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện
Quỳnh Phụ trong thời gian tới là gì?
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về liên kết, sản xuất,
tiêu thụ lúa giống. Luận văn đã tổng hợp các bài học kinh nghiệm liên kết sản
xuất và tiêu thụ lúa giống ở trên thế giới và một số địa phương của Việt Nam,
làm bài học cho vùng nghiên cứu.
Luận văn đã đánh giá được thực trạng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa
giốngở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; đã tiến hành phân tích những tiềm
năng, lợi thế, làm căn cứ đề xuất cácgiải pháp tăng cường liên kết.
Luận văn cũng tiến hành phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến liên kết sản
xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.


Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, luận
văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa

giống ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
LÚA GIỐNG
2.1.1. Những khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về liên kết
- Liên kết: Khái niệm liên kết xuất phát từ tiếng Anh “integration”mà
trong hệ thống thuật ngữ kinh tế có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp
nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể. Trước đây khái niệm này được biết
đến với tên gọi là nhất thể hoá và gần đây mới gọi là liên kết.
Còn theo từ điển ngôn ngữ học (1992) thì “liên kết” là kết lại với nhau từ
nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ.Liên kết đề cập đến hai hay từ nhiều đối
tượng có tính độc lập tương đối với nhau cùng thực hiện một công việc khi một
cá nhân không thực hiện được hoặc cùng thực hiện để mang lại lợi ích tốt hơn
hoặc chia sẻ rủi ro.
- Liên kết kinh tế:
Liên kết kinh tế là một trong những hình thức hợp tác ở trình độ cao của
con người trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Liên kết kinh tế đã xuất hiện từ
lâu, xã hội càng phát triển, trình độ hợp tác của con người trong xã hội cũng ngày
càng được nâng cao và chuyển hoá thành các hình thức liên kết phong phú và đa
dạng. Chính các mối quan hệ liên kết đã đưa đến cho con người những cơ hội để
nhận được những lợi ích lớn hơn, an toàn hơn và nhân văn hơn.
Theo từ điển Thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên cứu và phổ biến tri
thức bách khoa thì: liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các
đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước. Mục tiêu là tạo ra
mối liên kết kinh tế ổn định thông qua các hoạt động kinh tế hoặc các quy chế hoạt
động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị

tham gia liên kết để tạo ra thị trường tiêu thụ chung, bảo vệ lợi ích cho nhau.
Tác giả Trần Văn Hiếu (Trường Đại học Cần Thơ, 2005) cho rằng liên kết
kinh tế là quá trình xâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của
các chủ thể kinh tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh


theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế để
khai thác tốt các tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có
thể tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc giữa các
ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vị khu vực và quốc tế.
David. W.Pearce (1999) trong từ điển Kinh tế học hiện đại cho rằng “Liên
kết kinh tế chỉ là tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế
thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một
cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển.
Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”.
Theo Hồ Quế Hậu (2008) thì liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách
quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan
hệ phân công và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung.
Theo Quyết định số 38-HĐBT ngày 10/4/1989 thì “Liên kết kinh tế là
những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng
nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản
xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất”. Sau
khi bàn bạc thống nhất, các đơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng
nhau ký hợp đồng về những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động của mình để
thực hiện.
Tóm lại, liên kết kinh tế là sự hợp tác tự nguyện giữa các đơn vị kinh tế,
giữa các khu vực khác nhau để giúp nhau cùng phát triển, đem lại lại ích cho các
bên tham gia liên kết. Liên kết kinh tế thể hiện dưới các văn bản hợp đồng hoặc
dưới dạng thỏa thuận bằng miệng nhưng quá trình hoạt động đó thực hiện thường

xuyên, liên tục và trong thời gian dài.
- Liên kết dọc: Là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá
trình sản xuất kinh doanh (Theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết theo
chiều dọc là toàn diện nhất bao gồm các giai đoạn từ sản xuất, chế biến nguyên
liệu đến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này thông thường mỗi tác
nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân trước đó đồng thời bán
sản phẩm cho tác nhân tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả của
liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể làm
giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian.


- Liên kết ngang: Là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tổ chức hay cá
nhân tham gia là một đơn vị hoạt động độc lập nhưng có quan hệ với nhau thông
qua một bộ máy kiểm soát chung. Trong liên kết này mỗi thành viên tham gia có
sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh nhau nhưng họ liên kết lại để nâng cao khả
năng cạnh tranh cho từng thành viên nhờ phát huy tính lợi ích kinh tế theo quy
mô của tổ chức liên kết. Kết quả của liên kết theo chiều ngang hình thành nên
những tổ chức liên kết như Hợp tác xã , liên minh, hiệp hội... và có thể dẫn đến
độc quyền trong một thị trường nhất định.
Như vậy liên kết kinh tế có thể diễn ra trong mọi ngành sản xuất kinh
doanh, thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu của mọi
thành phần kinh tế và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý.
2.1.1.2. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng,
hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề
chính sau: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản
xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần
thiết làm ra sản phẩm (Viện Khoa học thống kê, 2012).
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào để tạo ra sản

phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra (Mai Ngọc Cường, 1997). Nếu giả thiết sản
xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng các đầu vào hợp lý,
người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm số sản xuất:
Q = f(X1,X2,X3…..,Xn)
Trong đó: Q là số lượng một loại sản phẩm nhất định;
X1,X2,X3…..,Xn là lượng của một số yếu tố đầu vào.
2.1.1.3. Khái niệm về tiêu thụ
Theo Từ điển tiếng Việt nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình
chuyểnsang hình thái giá trị của sản phẩm. Sản phẩm được coi là tiêu thụ khi
khách hàng chấp nhận thanh toán. Theo quan điểm này, quá trình tiêu thụ sản
phẩm bắt đầu từ khi đưa sản phẩm vào lưu thông và kết thúc khi bán hàng xong.
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiềukhâu
từ việc tổ chức nghiên cứu thị trường, định hướng tổ chức sản xuất ra sản phẩm,
tạo ra sản phẩm hàng hóa và đưa ra thị trường tiêu thụ.


Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hàng
hóa. Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa chuyển dịch từ hình thái hiện vật sang
hình thái giá trị và vòng chuyển vốn được hình thành.
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất
kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng
như người sản xuất (Trần Đình Đằng, Nguyễn Hữu Ngoan, 2003).
Tiêu thụ là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của các chủ thể tái
hoạt động sản xuất kinh doanh của DN bởi tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá
trình sản xuất kinh doanh của DN, có tiêu thụ được sản phẩm thì DN mới có thể
thu hồi vốn để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, mặt khác trong cơ chế thị
trường tiêu thụ sản phẩm còn quyết định toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh
của một cơ sở hay một DN kể từ khi bắt đầu quá trình sản xuất cho đến khi bán
được sản phẩm và thu hồi vốn.
2.1.1.4. Khái niệm về lúa giống

Thuật ngữ giống (tiếng Latin: varietas; tiếng Anh: variety) dùng để chỉ
một quần thể các sinh vật cùng loài do con người chọn tạo ra và có các đặc điểm
di truyền xác định. Tất cả các cá thể của cùng một giống đều có các tính trạng
hay thường được gọi là các đặc tính về hình thái - giải phẫu, sinh lý - sinh hoá,
năng suất v.v. hầu như giống nhau và ổn định trong những điều kiện sinh thái và
kỹ thuật sản xuất phù hợp.
Lúa giống nói chung là hạt lúa được chọn lọc, giữ lại, bảo quản phục vụ
cho công tác sản xuất vụ sau.
2.1.1.5. Khái niệm về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
Ở mỗi ngành hàng đều gồm có nhiều công đoạn và mỗi công đoạn đều
được thực hiện bởi những chủ thể nhất định. Mỗi chủ thể đều có thể là các pháp
nhân độc lập hoặc các bộ phận phụ thuộc lẫn nhau về mặt pháp lý nhưng đều được
thực hiện và hoàn thành một số chức năng và tạo ra những sản phẩm nhất định.
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ giữa các chủ thể liên kết là những pháp
nhân độc lập rất đa dạng với những nội dung chủ yếu như sau:
- Sự thoả thuận hay cam kết giữa các bên trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. Các cam kết này phải được công nhận là sự hợp tác giữa các bên tham gia
chứ không phải là quan hệ cạnh tranh hay bóc lột giữa bên này với bên kia.
- Cam kết phải có các điều kiện ưu đãi: Ưu đãi phải được xây dựng trên


quan hệ cung cầu thị trường, hay nói cách khác các bên đều được hưởng lợi từ
cam kết.
- Trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện cam kết: Các bên có trách nhiệm
thực hiện đúng, đủ và nghiêm túc theo cam kết.
Mối liên kết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các tác
nhân là những pháp nhân độc lập rất đa dạng và bao gồm cả liên kết dọc và liên
kết ngang đan xen nhau.
Các thoả thuận, cam kết phải thể hiện trách nhiệm của mỗi bên khi thực
hiện cam kết và các hình thức phạt nếu một bên không thực hiện đúng, đủ theo

thoả thuận, cam kết. Các mối liên kết này thể hiện thông qua các hình thức liên
kết như sau:
- Mua bán tự do trên thị trường: Là hình thức giao dịch trực tiếp giữa
người mua và người bán. Người mua thấy được số lượng, chất lượng hàng hóa
mình cần, người bán sau khi thỏa thuận được giácả sẽ bán và thu được tiền mặt
đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống. Việc mua bán được thực hiện trên thị
trường theo quan hệ cung cầu. Bất kì bên mua hoặc bên bán hàng nào, nếu thỏa
thuận được với nhau thì hoạt động giao dịch được diễn ra. Thị trường có vai trò
là người định giá.
Thị trường tự do phản ánh quan hệ cung cầu của thị trường, do đó trong
một số trường hợp thương mại thị trường tự do không cho hiệu quả khi nó gây ra
các khó khăn trong điều hành hoạt động của thị trường và giữa các tác nhân.
Những nhu cầu về sự khác biệt sản phẩm từ cấp độ sản xuất đã đặt áp lực
lên các mối quan hệ thị trường tự do và có thể dẫn tới hình thức liên kết dạng hợp
đồng giữa các giai đoạn chủ chốt trong hệ thống thị trường hoặc hình thức hợp
nhất dọc (Barry, 1992).
- Hợp đồng bằng văn bản: Theo Eaton and Shepherd (2001), hợp đồng là
sự thoả thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ nông sản về việc
tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với mức giá đặt trước. Liên kết theo
hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong
việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm.
Theo Michael Boland (2002), liên kết dạng hợp đồng là hình thức một công
ty mua hàng hoá từ một nhà sản xuất với một mức giá được xác định trước khi
mua. Mối quan hệ hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà chế biến chỉ sự điều chỉnh


của những văn bản thoả thuận cá nhân mang tính pháp lý, những giao dịch này có
thể là giá mua bán, thị trường, chất lượng và số lượng nguyên vật liệu đầu vào, các
dịch vụ kỹ thuật, cung cấp tài chính… được thoả thuận trước khi bán. Liên kết hợp
đồng tạo ra sự linh hoạt trong việc chia sẻ rủi ro và quyền kiểm soát giữa các chủ

thể tham giahợp đồng. Hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức,
ngân hàng, tín dụng, trung tâm khoa học kỹ thuật và hộ theo các hình thức:
+ Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệvà mua lại nông sản
hàng hoá;
+ Bán vật tư, mua lại sản phẩm;
+ Trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, thuê mướn tư vấn kỹ thuật, mua vật tư, thiết
bị, nguyên liệu đầu vào, vay vốn...;
+ Liên kết sản xuất bằng việc góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết với các
doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất, diện tích mặt nước, sau đó hộ
được sản xuất trên diện tích đó hoặc cho thuê và bán lại sản phẩm cho doanh
nghiệp tạo sự gắn kết bền vững giữa hộ và doanh nghiệp.
- Hợp đồng miệng (thoả thuận miệng): Là các thoả thuận không được thể
hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt
động, công việc nào đó.
Hợp đồng miệng cũng được hai bên thống nhất về số lượng, chất lượng,
giá cả, thời hạn và địa điểm. Cơ sở của hợp đồng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách
nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng. Hợp đồng miệng
thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, anh em
ruột thịt, bạn bè,…) hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản
xuất kinh doanh với nhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện nguồn lực
tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm, giữ chữ tín với các đối tác.
Tuy nhiên, hợp đồng miệng thường chỉ là các thoả thuận trên nguyên tắc
về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng. Hợp đồng miệng cũng có thể hoặc
không có đầu tư ứng trước về tiền vốn, vật tư, cũng như các hỗ trợ giám sát kỹ
thuật.So với hợp đồng văn bản thì hợp đồng miệng lỏng lẻo và có tính chất pháp
lýthấp hơn.
- Hiệp hội với liên kết tiêu thụ sản phẩm: Trong quá trình phát triển và hội
nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ giữa các hộ, cơ sở và doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh là sự đan xen giữa hợp tác và cạnh tranh. Các đơn vị này một mặt liên



kết với nhau để cùng phát triển, nhưng mặt khác cũng cạnh tranh lẫn nhau nhằm
tạo ra những ưu thế độc chiếm thị trường và thu nhiều lợi nhuận. Để điều chỉnh
các mối quan hệ nhằm đảm bảo lợi ích giữa các tác nhân trước các đối tác khác
nhau, một số tác nhân đã tiến hành liên kết với nhau hình thành các hiệp hội.
Hiệp hội là một loại hình liên kết, hợp tác mang tính cộng đồng hỗ trợ
phát triển và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các cơ sở, đồng thời là cầu nối giữa
các cơ quan chính quyền với cơ sở. Hiệp hội với những lợi thế trong tổ chức liên
kết, hợp tác và sự kết nối các hoạt động sẽ giảm được chi phí, tiết kiệm nguồn
nhân lực, tạo năng lực nội sinh mới trên nhiều phương diện: thời gian, khoảng
cách, chi phí, tốc độ và tính ổn định cho các giao dịch trên thị trường.
Các hoạt động hỗ trợ thị trường được nhiều hiệp hội doanh nghiệp thực
hiện nhằm khắc phục một số khiếm khuyết của thị trường như tăng cường các
hoạt động phối hợp giữa các doanh nghiệp, cơ sở tiêu thụ và hộ nông dân qua đó
dung hòa các mối quan hệ trong sản xuất và ra quyết định đầu tư.
2.1.1.6. Khái niệm về liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống
Từ những khái niệm trên ta có thể đưa ra khái niệm về liên kết sản xuất và
tiêu thụ lúa giống: liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống là sự hợp tác và phân
công lao động trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa giống trong các đơn vị kinh
tế, các thành phần kinh tế trên cơ sở tự nguyện nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất
kinh doanh theo hướng có lợi nhất.
2.1.2. Vai trò của liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 100 nước trồng lúa nước. Trong những
năm gần đây, lúa gạo đã có mức tăng trưởng đáng kể, góp phần tích cực hơn vào
nhu cầu về lương thực của con người. Để đạt những thành tựu như vậy đã có
phần đóng góp không nhỏ của hoạt động sản xuất và tiêu thụ lúa giống.
Việt Nam được biết đến từ lâu như là một trong những cái nôi của nghề
trồng lúa nước và là một nước đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn trong
việc xuất khẩu gạo. Từ một nước thiếu ăn đến nay Việt Nam đã vươn lên thành
nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên trong thời gian qua Việt

Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún nhỏ lẻ. Vì vậy lượng lúa
giống sản xuất ra trong nước vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nông
dân. Đặc biệt là các giống lúa lai, hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu một
lượng tương đối lớn thóc lúa lai từ Trung Quốc. Những năm gần đây, khi nền


kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, điểm đánh
dấu quan trọng trong quá trình hội nhập của nước ta là việc chúng ta gia nhập tổ
chức thương mại quốc tế WTO, điều này đem lại cơ hội lớn cho ngành nông
nghiệp Việt Nam nói chung và ngành sản xuất lúa giống nói riêng tuy nhiên nó
cũng là một thách thức to lớn. Để có đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường và
giảm thiểu những rủi ro tránh gây ra những thiệt hại to lớn thì đòi hỏi phải có sự
liên kết chặt chẽ giữa tất cả các tác nhân tham gia trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ lúa giống. Nếu thực hiện tốt việc liên kết này thì các doanh nghiệp sản xuất
lúa giống không chỉ đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn góp phần tạo
dựng thương hiệu của mình trên thị trường, người nông dân sẽ có những sản
phẩm lúa giống có chất lượng cao góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời
sống, các tác nhân khác cũng đều thu được những lợi ích mong muốn khi tham
gia hợp tác.
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam. Thu nhập từ
trồng lúa là nguồn kinh tế chính của 10 triệu hộ nông dân chiếm 70% tổng số
hộ làm nông nghiệp. Đất lúa đạt 4 triệu ha chiếm 44% trong tổng số đất trồng
trọt (tổng cục thống kê, 2009). Phần lớn đất lúa được trồng hai vụ trong năm với
tổng diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 7,4 triệu ha. Như vậy mỗi năm nước
ta có nhu cầu khoảng 900.000 tấn lúa giống/năm (7,4 triệu ha lúa, trung bình sử
dụng 120 kg/ha.. Có thể thấy nhu cầu về lúa giống phục vụ cho trong sản xuất rất
cao. Đảng và nhà nước rất quan tâm đến việc mở rộng và phát triển trong lĩnh
vực giống cây trồng nói chung và lúa giống nói riêng. Cho đến nay có rất nhiều
văn bản quy phạm pháp luật của nhiều cấp ban hành (Quốc hội, Chính phủ, Bộ
ngành … ) như: luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, quyết định, hướng dẫn ...

nhằm quy định, hướng dẫn thực hiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên
cứu chọn tạo, sản xuất kinh doanh, và các đơn vị chức năng quản lý nhà nước về
các vấn đề có liên quan đến giống cây trồng. Văn bản quan trọng nhất là: “Pháp
lệnh giống cây trồng” do Quốc hội ban hành vào ngày 24/3/2004. Nội dung căn
bản của pháp lệnh này là: bảo tồn nguồn gen cây trồng, nghiên cứu chọn tạo
giống cây trồng, bảo hộ giống cây trồng mới, sản xuất kinh doanh giống cây
trồng, quản lý chất lượng.
Trên thực tế, hệ thống sản xuất và cung ứng lúa giống của nước ta hiện
nay nhìn chung chưa hiệu quả và chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của bà con
nông dân. Việc phân phối lúa giống vẫn chưa được quản lý chặt chẽ. Hiện nay


nước ta vẫn tồn tại hai hệ thống giống song song nhau, đó là hệ thống chính
thống và hệ thống không chính thống. Giống cung cấp từ hệ thống chính thống
đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng cao của giống. Đối với giống từ hệ thống
không chính thống thông thường được phân phối hạt giống và giống cây trồng
trong cộng đồng, trình diễn các giống mới trong vụ gieo trồng, phục vụ nhu cầu
sản xuất của địa phương, chất lượng giống tuỳ thuộc vào uy tín cá nhân của
người sản xuất giống. Nghiên cứu về sản xuất và phân phối lúa giống ở nước ta
năm 2007, PGS.TS Dương Văn Chín đã viết:
“Năm 2007, lượng hạt giống lúa được sản xuất, kinh doanh một cách chính
thống (có kiểm soát) là 132.000 tấn, bao gồm 89.000 tấn có thống kê riêng và
khoảng 43.000 tấn được tách ra từ thống kê chung với các cây trồng khác. Như
vậy lượng giống này mới đáp ứng được khoảng 15%, còn lại nông dân sử dụng
giống không chính thống hoặc tự để giống. Trong khi đó theo kết quả nghiên cứu
tại Philippines và Bangladesh, sử dụng giống lúa xác nhận có chứng chỉ chất
lượng cao sẽ giúp gia tăng năng suất từ 8-10%”.
Trong việc nghiên cứu phát triển sản xuất lúa giống chất lượng cao cũng
đang là nhu cầu bức thiết, không chỉ đáp ứng nhu cầu về lúa giống đưa vào sản
xuất hàng hóa ở từng địa phương nói riêng, của cả nước nói chung mà còn đáp

ứng nhu cầu tiêu dùng lúa gạo ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước.
Mặt khác, ở nước ta việc cung ứng lúa giống hiệu quả và giá thành hợp lý vẫn
chưa nhiều.
Như vậy liên kết kinh tế là một xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập
và phát triển của ngành sản xuất lúa giống, xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát
triển của mỗi tác nhân tham gia để nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng
được đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường trong bối cảnh hội nhập.
2.1.3. Đặc điểm của liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống
Trong ngành trồng trọt, đặc biệt là hoạt động sản xuất lúa gạo thì sản phẩm
lúa giống giữ vai trò vô cùng quan trọng:
Sản phẩm lúa giống là nguồn đầu vào của quá trình sản xuất lúa gạo (trồng
lúa., là yếu tố quyết định đến chất lượng và năng suất của sản phẩm lúa gạo, là cơ
sở để xác định phương thức trồng trọt của các hộ nông dân.
Lúa giống nói chung là hạt lúa được chọn lọc, giữ lại, bảo quản phục vụ cho
công tác sản xuất vụ sau.


Sản phẩm lúa giống là những hạt lúa giống các loại được tạo ra từ kết quả
của việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác nghiên cứu, chọn lọc, lai
tạo, được tiêu thụ trên thị trường nhằm phục vụ cho hoạt động canh tác, trồng trọt.
Sản phẩm lúa giống không giống các sản phẩm công nghiệp. Nó rất đặc thù
và khác biệt về đời sống và chất lượng. Nó phụ thuộc vào sản xuất, chế biến,
kiểm định, bảo quản và tiêu thụ trao đổi trên thị trường. Vì vậy, việc sản xuất sản
phẩm lúa giống đòi hỏi một hệ thống và những người sản xuất cần xác định và
thực hiện tốt từng khâu trong toàn bộ tiến trình để có thể duy trì và cải thiện chất
lượng hạt giống. Kỹ thuật hạt giống là một chuỗi các hoạt động từ lúc lúa chín
cho đến khi gieo trồng ở vụ kế tiếp.
Sản phẩm lúa giống bao gồm rất nhiều loại khác nhau nhưng tập trung lại
có các sản phẩm chính sau đó là giống lúa lai và giống lúa thuần.
Thời gian bảo quản sản phẩm lúa giống là hữu hạn. Lúa giống để lâu sẽ bị

giảm sút chất lượng làm giảm và mất khả năng nảy mầm của hạt giống. Vì vậy
các nhà sản xuất sản phẩm lúa giống quy định đối với thời gian sử dụng sản
phẩm lúa giống là một vụ sản xuất.
Liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ xuất
phát từ những lợi ích kinh tế khác nhau của những chủ thể kinh tế cũng như quá
trình vận động và phát triển theo tự nhiên của lực lượng sản xuất, xuất phát từ
trình độ và phạm vi của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất
kinh doanh.
Liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống là những quan hệ kinh tế đạt tới
trình độ gắn bó chặt chẽ, ổn định, thường xuyên, lâu dài thông qua những thỏa
thuận, hợp đồng từ trước giữa doanh nghiệp với các đối tác tham gia liên kết.
Liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống là một quá trình làm xích lại gần
nhau và ngày càng cố kết với nhau, trên tinh thần tự nguyện giữa các bên tham
gia liên kết.
Liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống là những hình thức
hoặc biểu hiện của sự hành động giữa chủ thể liên kết thông qua những thỏa
thuận, những giao kèo, hợp đồng, điều lệ… nhằm thực hiện những mục tiêu nhất
định trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
lúa giống của doanh nghiệp và các đối tác tham gia trong liên kết.
- Chủ thể tham gia liên kết


Trong sản xuất nông nghiệp, lúa giống là một loại sản phẩm mang tính
hàng hóa cao. Khi sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển, nhu cầu dịch vụ
đảm bảo cho quá trình sản xuất ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Tham
gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa giống có các công ty giống, các Hợp tác
xã, các đại lý, các hộ nông dân. Các đơn vị sản xuất kinh doanh lúa giống khi
tham gia liên kết kinh tế đã tạo thành một hệ thống có tổ chức và có các mối liên
kết hợp tác khá đầy đủ.
2.1.4. Nội dung nghiên cứu liên kếtsản xuất và tiêu thụ lúa giống

Liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống là nội dung liên kết giữa thương
lái, HTX và DN với hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống. Nội dung
liên kết này có thể thực hiện trực tiếp giữa DN và hộ nông dân thông qua hợp
đồng tiêu thụ hoặc liên kết giữa các cá nhân, tổ chức trung gian như thương lái,
HTX, cơ sở thu gom. Thực hiện mối liên kết chặt chẽ tạo ra nguồn nghiên liệu ổn
định cho chế biến và tiêu thụ. Tác nhân tiêu thụ sản phẩm là DN, HTX đóng vai
trò trung tâm của liên kết như hướng dẫn, hỗ trợ người sản xuất trong cung ứng
vật tư, vay vốn và bao tiêu sản phẩm.
2.1.4.1. Các hình thức và phương thức liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống
a. Liên kết nông dân với doanh nghiệp
Doanh nghiệp và nông dân là 2 tác nhân chính của các mối liên kết trong
sản xuất nông nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp là "đầu tàu", là động cơ của mối
liên kết. (Chi Mai, 2017)
b. Liên kết giữa hộ nông dân và HTX
HTX đóng vai trò là trung gian trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và
nhà nông. Thực hiện hợp đồng liên kết mà HTX đã đại diện ký kết với doanh
nghiệp, HTX thông qua ban quản lý khu dân cư là thôn trưởng các thôn có diện
tích trồng lúa giống vận động người trồng lúa đăng ký tham gia vào dự án trồng
lúa giống của các xã. Như vậy, HTX liên kết trực tiếp với người dân theo hình
thức liên kết theo nhóm ở các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa giống.
(Chi Mai, 2017)
c. Liên kết giữa nông dân và nhà khoa học
Các nhà khoa học vừa có vai trò quan trọng trong mối liên kết sản xuất và
tiêu thụ lúa giống. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của đội ngũ khoa học như
trạm khuyến nông huyện, chi cục BVTV địa phương trong suốt quá trình thực


hiện sản xuất tập trung, chuyển giao quy trình kỹ thuật cho nông dân trồng lúa
giống, tập huấn chuyển giao thông tin về thị trường lúa giống.
Tác nhân nhà khoa học và nông dân vừa liên kết trực tiếp và vừa liên kết

gián tiếp thông qua doanh nghiệp và HTX trong chuyển giao kỹ thuật sản xuất
lúa giống. (Chi Mai, 2017)
d. Liên kết giữa nông dân và nông dân
Các hộ nông dân với nhau liên kết bằng việc trao đổi kinh nghiệm sản
xuất, lịch gieo cấy, thời vụ do HTX thông báo.
e. Liên kết thông qua các tổ chức trung gian
Liên kết thông qua các tổ chức trung gian (như: HTX, hiệp hội) hiện nay
khá phổ biến trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa. Các hộ nông dân có
đủ điều kiện về sản xuất sẽ được tham gia vào Hiệp hội và được hỗ trợ về giống,
phân bón và quy trình thâm canh sản xuất để đạt được năng suất cao nhất. Đồng
thời, sản phẩm nông sản mà các hộ nông dân tham gia vào Hiệp hội sản xuất ra
sẽ được Hiệp hội kí hợp đồng tiêu thụ để đảm bảo lợi ích cao nhất cho người
nông dân. Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, với xu thế liên kết từ quá
trình sản xuất đến quá trình tiêu thụ sản phẩm thì các Hiệp hội ra đời không
những góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp mà còn bảo vệ lợi ích cho người
nông dân khi tham gia Hiệp hội. (Nguyễn Thị Châm, 2014)
g. Các phương thức liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống
* Liên kết theo ký kết hợp đồng
Đây là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong
sản xuất và tiêu thụ lúa giống. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa nông dân sản xuất
lúa giống và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ lúa giống về việc tiêu thụ sản phẩm
trong tương lai và thường với giá đặt trước hoặc thoả thuận cung ứng đầu vào trả
chậm. Đây là hình thức kinh tế hợp tác trực tiếp, quan hệ giữa hai bên nên bị ràng
buộc bởi bản hợp đồng, do đó nó có tính ổn định hơn. Quan hệ hợp tác trên cơ sở
hợp đồng được thực hiện dưới hai hình thức:
- Hợp đồng trên cơ sở cá nhân
Là quan hệ trực tiếp giữa người trồng lúa (như nông hộ, trang trại) với cơ
sở chế biến/doanh nghiệp được thực hiện thông qua hợp đồng ký kết với hai bên.
Các chủ thể có trách nhiệm giao nộp sản phẩm đúng thời hạn, địa điểm, số và



×