Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NHÂN SỰ TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY I THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.74 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
**********

BÙI THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO
NHÂN SỰ TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY I THUỘC TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
**********

BÙI THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO
NHÂN SỰ TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY I THUỘC TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. TRẦN MINH HUY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên Cứu về Vấn
Đề Tuyển Dụng và Đào Tạo Nhân Sự tại Xí Nghiệp Giày I thuộc Tổng Công Ty
Cổ Phần Thanh Bình” do Bùi Thị Hằng, sinh viên khóa 34, chuyên ngành QUẢN
TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày________________________

TRẦN MINH HUY
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012

tháng

năm 2012


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Con xin chân thành gửi đến cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc nhất,những người đã sinh
ra con,nuôi dưỡng và chấp cánh cho những ước mơ hoài bão của con.
Tôi xin cảm ơn tất cả các thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức cơ
bản về chuyên ngành, những kinh nghiệm quý báo từ các thầy cô khoa Kinh Tế đã
giúp tôi có được nền tảng kiến thức vững chắc để hoàn thành khoá luận, chìa khoá
giúp tôi có đầy đủ tự tin, chuyên môn để áp dụng vào thực tế.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của
Thầy Trần Minh Huy, thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn để giúp tôi hoàn thành
khóa luận.
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ
công nhân viên Xí nghiệp Giày I, giám đốc nhân sự những người đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận những hoạt động thực tế của
công ty, nhất là những hoạt động quản trị nhân sự. Kính chúc xí nghiệp gặt hái nhiều
thành công trong sản xuất kinh doanh và ngày mở rộng hoạt động của mình không chỉ
ở trong nước và trên thế giới.
Bằng nỗ lực của bản thân, với mong muốn đề tài đạt được kết quả tốt nhưng
cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận được những lời hướng
dẫn, chỉ bảo của các thầy các cô để đề tài hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin chúc toàn thể quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm luôn dồi

dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp giáo dục và hoạt động
nghiên cứu của mình.
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Bùi Thị Hằng


NỘI DUNG TÓM TẮT
BÙI THỊ HẰNG. Tháng 06 năm 2012. “Nghiên Cứu về Vấn Đề Tuyển Dụng
và Đào Tạo Nhân Sự tại Xí Nghiệp Giày I thuộc Tổng Công Ty Cổ Phần Thanh
Bình”.
BUI THI HANG. June 2012. “Researching About Recruitment And
Training Employees At Shoes Enterprise No.1 of Thanh Binh Joint Stock
Company”.
Khi đất nước bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, hoạt
động tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực đang trở thành một trong những yếu tố
quan trọng nhất góp phần thúc đẩy sự thành công của doanh nghiệp.
Vì vậy, khóa luận tập trung nghiên cứu đặc điểm, thực trạng công tác tuyển
dụng và đào tạo nhân sự tại Xí Nghiệp Giày I. Cụ thể khóa luận đi sâu vào nghiên cứu
các mặt sau: Thực trạng tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực, nhận diện các yếu tố
ảnh hưởng tới hoạt động này tại công ty. Khóa luận cũng đã đánh giá về hoạt động
tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực, qua đó phản ánh một cách khách quan về công
tác tuyển dụng và đào tạo, những mặt đã đạt được, những điểm hạn chế… và đề xuất
một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo của Xí nghiệp
ngày một tốt hơn.
Khóa luận đã sử dụng kết quả bảng câu hỏi điều tra 140 nhân viên và nguồn số
liệu thứ cấp tại các phòng ban công ty. Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như thống kê mô tả, so sánh, phân tích tổng hợp…Qua khoá luận nhận thấy được
những gì nhân viên hài lòng hay không hài lòng, liên quan tới vấn đề tuyển dụng và
đào tạo nhân sự đuoạc thực hiện trong công ty từ đó có biện pháp giải quyết cụ thể.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii 

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix 

DANH MỤC PHỤ LỤC



CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài




1.3. Phạm vi nghiên cứu



1.3.1. Phạm vi không gian



1.3.2. Phạm vi thời gian



1.4. Cấu trúc của khóa luận



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN



2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu



2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu




2.2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ Phần Thanh Bình



2.2.2. Giới thiệu tổng quan về Xí nghiệp Giày I



CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

13 
13 

3.1.1. Khái niệm về tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực

13 

3.1.2. Ý nghĩa hoạt động tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực

13 

3.1.3. Mối quan hệ giữa tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực

14 

3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực15 
3.1.5. Các nguồn và phương pháp tuyển dụng

17 


3.1.6. Đối tượng và phương pháp đào tạo

18 

3.1.7. Qui trình tuyển dụng và đào tạo

18 

3.2. Phương pháp nghiên cứu

20 

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

20 

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

20 

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

20 
v


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

22 


4.1. Tình hình nhân sự của xí nghiệp trong thời gian qua

22 

4.1.1. Tình hình lao động qua các năm

22 

4.1.2. Tình hình biến động lao động qua 2 năm 2010 – 2011

23 

4.2. Thực trạng công tác tuyển dụng tại xí nghiệp Giày I

27 

4.2.1. Nội dung, trình tự tuyển dụng tại xí nghiệp.

27 

4.2.2. Đánh giá tình hình tuyển dụng nhân sự hiện nay của xí nghiệp

32 

4.2.3. Ý kiến của người lao động về công tác tuyển dụng tại xí nghiệp

34 

4.2.4.  Nhận xét đưa ra những ưu nhược điểm của Xí Nghiệp về tình hình tuyển

dụng nhân sự

36 

4.3. Thực trạng công tác đào tạo tại xí nghiệp Giày I

39 

4.3.1. Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo của xí nghiệp

39 

4.3.2. Đánh giá tình hình đào tạo nhân sự hiện nay của xí nghiệp

42 

4.4.3. Ý kiến của người lao động đối với công tác đào tạo tại Xí nghiệp

46 

4.3.4. Nhận xét đưa ra những ưu nhược điểm của Xí nghiệp về công tác đào tạo50 
4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của
Xí nghiệp

51 

4.4.1. Các nhân tố bên ngoài

51 


4.4.2. Các yếu tố bên trong

53 

4.5. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo tại Xí nghiệp55 
4.5.1. Định hướng phát triển của xí nghiệp

55 

4.5.2.  Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực

55 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

62 

5.1. Kết luận

62 

5.2. Kiến nghị

63 

5.2.1. Đối với Công Đoàn Việt Nam

63 

5.2.2. Đối với xí nghiệp


64 

5.2.3. Đối với nhà nước

65 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67 

PHỤ LỤC 

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ

An toàn lao động

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT


Bảo hiểm y tế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CP

Cổ phần

ĐT-TC

Đoàn thể- tổ chức

HCQS

Hành chính quân sự

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

HĐTV

Hợp đồng thời vụ




Lao động

NNL

Nguồn nhân lực

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PGS.TS

Phó giáo sư, tiến sĩ

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TBXH

Thương binh xã hội

TC-HC

Tổ chức-hành chính

TCSX


Tính chất sản xuất

TH.S

Thạc sĩ

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VP & KT

Văn phòng và kỹ thuật

XN

Xí nghiệp

XNK

Xuất nhập khẩu

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Tỷ Lệ Mẫu Ngẫu Nhiên


20 

Bảng 4.1. Tình Hình Biến Động Lao Động Qua 2 Năm 2010 – 2011

23 

Bảng 4.2. Kết Cấu Lao Động của Xí Nghiệp Năm 2010-2011

24 

Bảng 4.3. Số Lượng Nhân Viên Tuyển Dụng từ Các Nguồn Năm 2010-2011

32 

Bảng 4.4. Tình Hình Nghỉ Việc Nhân Viên Mới Năm 2011

34 

Bảng 4.5. Mức Độ Hài Lòng của Nhân Viên Mới Về Công Việc Được Giao tại Xí
Nghiệp.

36 

Bảng 4.6. Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quyết Định Làm Việc tại Xí Nghiệp của Người
Lao Động

36 

Bảng 4.7. Tình Hình Đào Tạo CBCNV Trong Năm 2010-2011 của Xí Nghiệp


43 

Bảng 4.8. Tình Hình Đào Tạo Nâng Bậc Thợ của Công Nhân Năm 2010-2011

44 

Bảng 4.9. Số Khóa Học Dự Kiến và Thực Hiện Được qua 2 Năm 2010-2011

45 

Bảng 4.10. Các Hình Thức Đào Tạo của Xí Nghiệp

47 

Bảng 4.11. Nhu Cầu Cần Được Đào Tạo của Công Nhân Viên

47 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Xí nghiệp Giày I



Hình 3.1. Qui Trình Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực

19 


Hình 3.2. Qui Trình Đào Tạo Nguồn Nhân Lực

19 

Hình 4.1. Biểu Đồ Số Lượng Lao Động Qua Các Năm của Xí Nghiệp.

22 

Hình 4.2. Quy Trình Tuyển Dụng của Xí Nghiệp Giày I Năm 2011

27 

Hình 4.3. Tỷ Lệ Hồ Sơ Đáp Ứng Yêu Cầu Tuyển Dụng Năm 2011

33 

Hình 4.4. Nguồn Tuyển Dụng của Xí Nghiệp

35 

Hình 4.5. Cách Thức Nhận Hồ Sơ Xin Việc của Xí Nghiệp

35 

Hình 4.6. Sơ Đồ Quy Trình Xây Dựng Kế Hoạch Đào Tạo của Xí Nghiệp

40 

Hình 4.7. Số Lượng CBCNV Được Cử Đi Đào Tạo Năm 2010 – 2011


43 

Hình 4.8. Sự Cần Thiết Tổ Chức Thi Nâng Bậc

45 

Hình 4.9. Tỷ Lệ Công Nhân Viên Đã Tham Gia Các Khóa Đào Tạo tại Xí nghiệp

46 

Hình 4.10. Các Hình Thức Đào Tạo

47 

Hình 4.11. Nhu Cầu Cần Được Đào Tạo của Công Nhân Viên

48 

Hình 4.12. Đánh Giá Về Cách Truyền Đạt của Người Đào Tạo

48 

Hình 4.13. Đánh Giá của Công Nhân Viên Về Công Tác Đào Tạo tại Xí Nghiệp

49 

Hình 4.14. Đánh Giá của Công Nhân Viên Về Mức Độ Hữu Ích của Công Tác Đào
Tạo tại Xí Nghiệp


50 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu Hợp Đồng Lao Động
Phụ lục 2: Bảng Câu Hỏi Điều Tra

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong thời buổi kinh tế quốc tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, khi mà khoa học
kỹ thuật có những thay đổi chóng mặt, sự phân công lao động xã hội diễn ra ngày càng
sâu sắc, liên tiếp những xu hướng, những cơ hội và thách thức mới diễn ra hàng ngày,
hàng giờ, thì bất kỳ một doanh nghiệp, công ty, tổ chức nào trên thế giới cũng phải
linh hoạt thích ứng để không bị loại trừ.
Không nằm ngoài xu hướng ấy, các doanh nghiệp Việt Nam như những chồi
non trước gió cũng luôn phải vươn mình, phát huy mọi nguồn lực để có thể đứng vững
và phát triển mạnh mẽ. Như chúng ta đã biết, trong thời đại kinh tế trí thức, nhân lực,
thông tin, và thương hiệu là ba loại tài sản có ý nghĩa quyết định việc thành bại của bất
kỳ tổ chức nào. Bill Gate từng nói : “Một công ty muốn phát triển được nhanh thì phải
giỏi trong việc tìm ra nhân tài, đặc biệt là những nhân tài thông minh”. Thật vậy, một
doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh, nhưng nếu thiếu yếu tố con người, hoặc yếu tố
con người không đủ mạnh thì doanh nghiệp đó cũng không thể tồn tại và phát triển lâu
bền được. Chỉ có con người mới có thể biến các máy móc, thiết bị…hoạt động đúng

chức năng của nó và mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy chuẩn bị một lực lượng lao
động có đủ trình độ để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu trong công việc là một trong
những chìa khóa then chốt giúp mở cánh cửa thành công cho doanh nghiệp. Dưới cách
nhìn ấy thì việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp là hết sức
quan trọng: tuyển đúng người, đúng việc tạo tiền đề cho sự phát triển của doanh
nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai; đào tạo - một mặt hỗ trợ nâng cao hiệu quả
của tuyển dụng, một mặt trợ giúp việc giải quyết các vấn đề kinh doanh trực tiếp thông
qua các giải pháp đề xuất của người học. Hơn nữa, quá trình tuyển dụng và đào tạo

1


được thực hiện một cách khoa học sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí, đồng thời
nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thành lập năm 1995, trải qua 17 năm hình thành và phát triển, xí nghiệp Giày I
đang ngày một phát triển vững mạnh trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh giày dép
gia công... Với tầm nhìn hướng đến vị trí dẫn đầu tại Việt Nam và vươn xa trên thị
trường thế giới, bên cạnh thế mạnh về tài chính, đòi hỏi xí nghiệp phải sở hữu đội ngũ
nhân viên có năng lực chuyên môn cao, giàu lòng đam mê và nhiệt huyết. Do đó công
tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề cấp thiết cần được xí nghiệp đặc
biệt chú trọng.
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa then chốt của công tác tuyển dụng và đào tạo
nguồn nhân lực nói chung và đối với bản thân xí nghiệp nói riêng trong giai đoạn hiện
nay. Được sự cho phép của ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm
cùng ban lãnh đạo Công ty, tôi xin lựa chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên Cứu về Vấn
Đề Tuyển Dụng và Đào Tạo Nhân Sự tại Xí Nghiệp Giày I Thuộc Tổng Công Ty
Cổ Phần Thanh Bình” để làm luận văn tốt nghiệp. Với mong muốn giúp xí nghiệp có
cái nhìn tổng quát về thực trạng công tác quản trị nhân sự hiện tại, từ đó đề ra một số
biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát
triển của xí nghiệp trong thời gian tới.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của khóa luận: “Tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động
tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho Xí Nghiệp Giày I”, trên cơ sở đó đề ra một
số giải pháp nhằm hạn chế những mặt tiêu cực giúp xí nghiệp có cái nhìn tổng quát về
tình hình tuyển dụng và đào tạo nhân sự trên thực tế của mình để có những hướng đi
đúng đắn hơn trong tương lai, với các mục tiêu cụ thể sau đây:
1) Nghiên cứu hoạt động tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại Công. Xí
nghiệp Giày I thuộc Tổng Công Ty Cổ Phần Thanh Bình.
2) Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự tại Xí nghiệp
qua 2 năm 2010, 2011.
3) Đánh giá công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân sự tại xí nghiệp.
4) Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn
nhân sự
2


5) Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác tuyển dụng
và đào tạo nhân sự tại Xí nghiệp Giày I thuộc Tổng Công Ty Cổ Phần Thanh Bình.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Xí nghiệp Giày I
Địa chỉ: 14 Phan Văn Trị, Gò Vấp, TP HCM
1.3.2. Phạm vi thời gian
Các số liệu phân tích trong khóa luận được tiến hành thu thập trong 2 năm
2010-2011.
Thời gian thực hiện khóa luận từ 03/2012 đến 05/2012
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương: Chương 1: Mở Đầu: Đặt vấn đề nêu ra sự cần thiết
của đề tài, mục đích, phạm vi không gian, thời gian và cấu trúc nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan về công ty xí nghiệp Giày I, bao gồm: Khái quát chung về các

hoạt động của xí nghiệp, lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình
hoạt động của các phòng ban, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tầm nhìn và sứ
mệnh của xí nghiệp. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: (1) Tìm hiểu về
khái niệm, vai trò, quá trình phát triển nguồn nhân lực. (2) Vận dụng kiến thức, vận
dụng lý luận và nêu ra phương pháp nghiên cứu cụ thể, từ đó áp dụng những lý thuyết
này để nghiên cứu tình hình tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại xí nghiệp Giày
I. Chương 4: Nói đến kết quả nghiên cứu và thảo luận, trong chương này chủ yếu đề
cập đến công tác tuyển dụng và đào tạo của xí nghiệp qua việc tìm hiểu thực tế và các
số liệu thống kê, từ đó nêu ra một số giải pháp và đề xuất để giúp công tác quản trị
nhân sự trong xí nghiệp ngày càng hoàn thiện. Chương 5: Kết luận và Kiến nghị:(1)
Kết luận: Trình bày ngắn gọn các kết quả chính mà khóa luận đạt được sau quá trình
thực hiện nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề, mục tiêu của khóa luận. (2) Kiến nghị:
Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề mà mục tiêu của khóa luận đã đề ra.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu này, đề tài có tham khảo một số luận văn, bài giảng,
nghiên cứu khoa học có liên quan.
Dựa trên số liệu từ 19,000 công ty lớn nhỏ trên khắp thế giới, Đại học Harvard
trong một báo cáo (tháng 5/2010) về Quản lý nhân sự đã nêu : hoạt động tuyển dụng,
đào tạo và phát triển nhân sự bổ sung một giá trị tối quan trọng cho các công ty, và giá
trị này mạnh hơn bao giờ hết khi các quyết định về chiến lược phát triển luôn gắn chặt
với các chiến lược về nhân sự (nguồn : Diễn đàn Kinh Tế Việt Nam : Vef.vn).
Kết quả nghiên cứu về công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của các
doanh nghiệp Công nghiệp Việt Nam của Th.S Trần Minh Tân- đại học Kinh Tế- 2009

cho thấy, trong những năm gần đây do việc thiếu nhân lực giỏi, có kiến thức và kỹ
năng chuyên nghiệp đã khiến các công ty Việt Nam chú trọng hơn trong công tác
tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực. Bởi trong tình huống khan hiếm nhân tài, kẻ
chiến thắng chính là những doanh nghiệp biết vạch ra cho mình bước đi đúng đắn để
thu hút nhân tài và giữ chân họ. Các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam có xu hướng đầu
tư tuyển dụng trực tuyến hơn là các phương pháp tuyển dụng truyền thống. Họ ưu tiên
tuyển dụng nhân lực phù hợp với công việc, sau đó tiến hành đào tạo nâng cao kiến
thức. Chu trình, kế hoạch đào tạo yêu cầu phải được vạch ra bài bản, có nguyên tắc, và
sát sao với từng dự án, hoạt động của công ty.
Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng nhiều tài liệu tham khảo có liên quan từ các
website, các số liệu của các phòng ban trong Xí nghiệp Giày I.

4


2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ Phần Thanh Bình
a) Lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty CP Thanh Bình
Địa chỉ: 02 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TPHCM.
Điện thoại: 088441732 – 88944212
Fax: 088941813.
Công ty Thanh Bình là doanh nghiệp nhà nước.
- Từ năm 1975-1987: Công ty CP Thanh Bình là văn phòng thường trực cục hậu cần
Tổng Công ty Kỹ Thuật – Bộ Quốc Phòng.
- Năm 1978 Tổng cục Kỹ Thuật chia thành 2 tổng cục:
+ Tổng cục kỹ thuật
+ Tổng cục Công nghiệp quốc phòng kinh tế.
- Từ 1987-1989: Công ty CP Thanh Bình là chi nhánh công ty Đời sống thuộc Tổng
công ty CNQP-KT.

- Ngày 14/06/1989 Thành lập công ty sản xuất dịch vụ tổng hợp II thuộc Tổng công ty
CNQP-KT.
- Ngày 27/07/1993 Thành lập doanh nghiệp nhà nước lấy tên là Công ty Thanh Bình.
Do xu hướng phát triển của thị trường hiện nay ngày càng tăng nên công ty đã cổ phần
hóa.
- Ngày 01/09/2005 Công ty cổ phần hóa và lấy tên là Công ty CP Thanh Bình.
Số tài khoản: 4321.01.000.1236 tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi
nhánh TPHCM.
Ngày 11/06/2008, Công ty CP Thanh Bình tiến hành đại hội cổ đông. Đai hội
thông qua Nghị quyết tăng vốn điều lệ từ 8 tỷ lên 27 tỷ. Phần vốn của Nhà nước trong
công ty còn 15%.
Ngành nghề hoạt động: Công ty CP Thanh Bình sản xuất rất đa dạng từ giày da,
túi nilon, phân bón và các xưởng cơ khí…
Thị trường tiêu thụ: Thị trường trong nước và xuất khẩu nước ngoài.
b) Các bộ phận sản xuất của Công ty CP Thanh Bình.
+ Xí nghiệp phân bón hóa sinh:
5


Trụ sở: Thị trấn Củ Chi.
Sản phẩm: Sản xuất phân bón NPK, tiêu thụ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tây
Nguyên,Miền Trung.
+ Xí nghiệp xây dựng:
Trụ sở: 141 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3,TPHCM
Sản phẩm: Thi công đấu thầu các sản phẩm xây dựng trong Bộ Quốc Phòng.
+ Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung:
Trụ sở: Hội chợ Quang Trung, Quận 12.
Sản phẩm: Sản xuất cơ khí nông nghiệp cơ khí cao su
+ Xí nghiệp Giày XK I:
Trụ sở: 14 Phan Văn Trị, Gò Vấp, TP HCM

Lao động: 891 công nhân
Sản phẩm: Gia công giày XK
+ Xí nghiệp Giày XK II:
Trụ sở: 206 Hoàng Văn Thụ,Tân Bình, TP HCM
Lao động: 800 công nhân
Sản phẩm: Gia công giày XK
+ Xưởng túi xốp:
Trụ sở: 206 Hoàng Văn Thụ, Tân Bình, TP HCM
Lao động: 250 công nhân
Sản phẩm: Gia công túi xốp
+ Xưởng áo mưa:
Trụ sở: 206 Hoàng Văn Thụ, Tân Bình, TP. HCM
Lao động: 600 công nhân
Sản phẩm: Gia công áo mưa.
2.2.2. Giới thiệu tổng quan về Xí nghiệp Giày I
a) Lịch sử hình thành và phát triển xí nghiệp Giày I
Tên gọi: Xí nghiệp Giày I
Địa chỉ: 14 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TPHCM.
Điện thoại: 08.38944212.
Fax: 38941813.
6


Xí nghiệp được thành lập từ ngày 01/05/1995. Từ tháng 06/1995 đến 10/1995:
quy mô một chuyền sản xuất với 320 lao động với đối tác Tín Kiều. Một nhà xưởng
sản lượng đạt được khoảng 500 000 đôi/năm.
Từ 10/1995 đến 10/1996: quy mô hai chuyền sản xuất với 650 lao động, đối tác
Tín Kiều liên doanh Đế Vương. 3 nhà xưởng với sản lượng đạt được 1000 000 đôi/
năm.
Từ 10/1996 đến 12/1997: quy mô 03 chuyền sản xuất với 1200 lao động, đối tác

Đế Vương.
Từ 1998 đến 2006 : quy mô 04 chuyền sản xuất với 2000 lao động, đối tác Đế
Vương. 4 nhà xưởng với sản lượng đạt được khoảng 2 triệu đến 2,5 triệu đôi/ năm.
Từ tháng 09/2006 đến nay, quy mô 03 chuyền sản xuất với 1200 lao động, đối tác
Long Chinh.
b) Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp
Chức năng:
Sản xuất chính của xí nghiệp hiện nay chỉ sản xuất một mặt hàng duy nhất là giày
xuất khẩu, chuyên gia công cho các công ty nước ngoài theo đơn đặt hàng nhưng gia
công giày nữ cho Đài Loan là chủ yếu.
Nhiệm vụ:
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
Đảm bảo các yêu cầu và mục tiêu vạch ra.
Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và lập báo cáo tài chính
trung thực, chính xác.
Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo
quy định pháp luật.
Bảo đảm chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ các mặt hoạt động của mình, tuân thủ
quy định của pháp luật về sử dụng lao động.

7


c) Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng phòng ban trong xí nghiệp.
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Xí nghiệp Giày I
Giám đốc
XN

PGĐ


Nghiệp

Công
tác
ĐTTC

Bộ
Phận
LĐTL

Bộ
Phận
HCQ
S

Xưởng
Pha Cắt

Tổ
May
Thủ
Công
A

Bộ
Phận
XNK

Bộ

Phận
ATLĐ
PCCC

Bộ
Phận
Nhà
Ăn

Tổ
Bán
Thành
Phẩm

Bọc
Gót
A

Bộ
Phận
Kho
Vật


Tổ
Kiểm
Phẩm

Tổ
Bảo

Vệ

Tổ
Kỹ
Thuật

Xưởng Gò
Ráp

Xưởng
Bọc Gót

Xưởng
May

Tổ
May
Thủ
Công
E

Tổ

Điện

Bộ
Phận
Kế
Toán


Bọc
Gót
G


Ráp
A


Ráp
D

Tổ
Bao


Nguồn: Phòng TC-HC
8


 Chức năng của các phòng ban
Ban giám đốc
Giám đốc: Là người đại diện cho toàn bộ các cán bộ công nhân viên về việc điều
hành sản xuất và quản lý toàn xí nghiệp. Mọi vấn đề phát sinh trong xí nghiệp và biện
pháp giải quyết đều được thông qua giám đốc hoặc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám
đốc. Đồng thời giám đốc cũng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động của
xí nghiệp trước cấp trên.
Phó giám đốc: Là người có trách nhiệm hỗ trợ giúp cho giám đốc hoàn thành
những gì liên quan tới công việc được giao.
Bộ phận xuất nhập khẩu

-

Làm thủ tục nhập vật tư hàng hóa, xuất khẩu thành phẩm cho khách hàng

-

Thuê phương tiện vận chuyển hàng ra bến cảng, sân bay.

-

Thuê phương tiện vận chuyển( tàu biển, máy bay…).

-

Theo dõi hàng hóa trên đường đi.

-

Khai các tờ khai thuế hải quan.

-

Nhập thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

-

Tham mưu cho giám đốc về công tác XNK.
Bộ phận kế toán

-


Theo dõi thu chi nội bộ

-

Quyết toán tài chính với công ty.

-

Lưu các chứng từ kế toán.
Bộ phận kho vật tư:

-

Theo dõi xuất nhập vật tư

-

Viết phiếu xuất vật tư.

-

Theo dõi các hợp đồng gia công chuyển tiếp.

-

Quyết toán vật tư tồn tới hải quan.

-


Kiểm kê đối chiếu vật tư định kỳ.
Bộ phận bảo vệ:

-

Kiểm tra hàng hóa, phương tiện người ra ngoài cổng.

-

Theo dõi công tác trực
9


-

Làm công tác bảo vệ nội bộ
Bộ phận Lao Động – Tiền Lương:

- Tuyển dụng, đào tạo
- Ban hành các quy chế nội bộ
- Theo dõi ngày công
- Tính đơn giá định mức
- Thanh toán lương.
- Theo dõi thu chi BHXH
- Theo dõi công tác BHYT.
Bộ phận Tổ chức- Đoàn thể:
-

Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, tổ
chức Đảng


-

Làm công tác hành chính đoàn thể.

-

Theo dõi thu chi tài chính đoàn thể.

-

Tham mưu các chính sách khuyến khích cán bộ.

-

Theo dõi công tác xử lý kỷ luật.
Bộ phận hành chính- quản trị:

-

Lưu trữ văn thư.

-

Đánh máy phát hành văn bản, thông báo.

-

Tổ chức công tác lễ tân.


-

Theo dõi việc mua sắm, sữa chữa các trang thiết bị phục vụ văn phòng.

-

Theo dõi cấp phát văn phòng phẩm.

-

Theo dõi, sửa chữa các công trình phụ ( cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, nhà
xưởng, nhà vệ sinh).

-

Theo dõi điều động ô tô.
Bộ phận ATLĐ – PCCC

- Ban hành các quy định về ATLĐ, PCCC.
- Theo dõi mua sắm, trang bị, cấp phát bảo hộ lao động, PCCC.
- Tổ chức học tập, huấn luyện về ATLĐ, PCCC.
- Xử lý các tai nạn lao động.
- Theo dõi các hoạt động y tế của xí nghiệp.
10


-

Kiểm tra công tác phòng dịch, khám sức khỏe định kỳ.
Nhà ăn xí nghiệp.


-

Tổ chức bữa ăn phục vụ cho công nhân.
Tổ cơ điện.

-

Theo dõi thiết bị, hệ thống diện toàn xí nghiệp.

-

Sửa chữa, bảo trì thiết bị.

-

Tham mưu việc mua sắm thiết bị.

-

Theo dõi an toàn thiế bị, an toàn điện.
Tổ kiểm phẩm

- Kiểm tra chất lượng toàn xí nghiệp
Tổ kỹ thuật
- Triển khai công nghệ toàn xí nghiệp.
- Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tổ chức sản xuất thử.
- Tổ chức làm mẫu mã mới theo đơn đặt hàng.
- Xử lý các sự cố kỹ thuật.

Xưởng pha cắt
-

Sản xuất bán thành phẩm cho xưởng may, xưởng bọc gót.
Xưởng may

-

Sản xuất bán thành phẩm là mũ giày.
Xưởng bọc gót

-

Sản xuất bán thành phẩm là gót giày, đế trong, đế ngoài.
Xưởng gò ráp

-

Sản xuất giày thành phẩm và đóng thùng.
d) Xu hướng phát triển của xí nghiệp.
Trong các năm tới, các xí nghiệp sản xuất giày vẫn lấy hình thức gia công là

chính. Xí nghiệp phải tạo nhiều uy tín với khách hàng để có thể hoạt động hiệu quả
như: nâng cao năng suất lao động, quản lý tốt công nghệ và chất lượng. Để giữ chân
khách hàng, xí nghiệp phải tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, tạo nhiều thuận lợi để
khách hàng kinh doanh có hiệu quả tại thị trường Việt Nam.

11



Ngoài ra, xí nghiệp đang xem xét khả năng tự sản xuất giày để tiêu thụ trong
nước. Muốn làm được điều này, xí nghiệp đã chuẩn bị các bước sau:
+ Chuẩn bị vật tư nguyên liệu, mẫu mã phù hợp với thị trường Việt Nam trên cơ sở
các tài nguyên sẵn có của đối tác nước ngoài.
+ Sản xuất thử, thăm dò thị trường trong nước.
+ Khi có thị trường, đầu tư mở xưởng sản xuất giày nội địa dần dần chiếm lĩnh thị
trường.

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
- Nguồn nhân lực: được hiểu là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước
hay một địa phương sẵn sàng tham gia vào công việc nào đó. (Phạm Minh Hạc,
Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa –
2001).
Nguồn nhân lực là tất cả các thành viên đang tham gia hoạt động cho tổ chức.
(PGS.TS. Đồng Thị Thanh Phương, THS. Nguyễn Thị Ngọc An, Quản trị nguồn nhân
lực).
- Tuyển dụng: Tuyển dụng nguồn nhân lực là quá trình tìm kiếm, thu hút
những người được coi là có đủ năng lực tình nguyện ứng tuyển vào làm việc cho tổ
chức đến việc phân loại, đánh giá ứng viên để chọn ra những người có xác suất thành
công cao nhất trong công việc cần tuyển để đưa ra quyết định nhận vào làm việc trong
tổ chức.
- Đào tạo: Đào tạo nguồn nhân lực là hoạt động nhằm trang bị kiến thức, kỹ
năng mới, thay đổi các quan điểm, hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc

của người lao động.
3.1.2. Ý nghĩa hoạt động tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
Đối với công ty
Quản trị nguồn nhân lực có ý nghĩa trực tiếp đến doanh nghiệp, bởi nó tác động
lớn đến nguồn lao động, quá trình sản xuất kinh doanh, và chất lượng sản phẩm.
Tuyển dụng là khâu đầu tiên của công tác quản trị nguồn nhân lực, tạo tiền đề
cho các hoạt động về sau đạt hiệu quả. Thực hiện tuyển dụng tốt cung cấp cho doanh
13


nghiệp đội ngũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù
hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đào tạo là bước tiếp theo, xuyên suốt quá trình sử dụng nhân lực. Giúp cải thiện
thói quen, thái độ và hành vi thực hiện công việc của nhân viên, tạo môi trường làm
việc tốt hơn, một mặt giúp nhân viên phát triển, một mặt nâng cao hình ảnh của công
ty. Ngoài ra đào tạo giúp rút ngắn thời gian học hỏi và giám sát, làm tăng niềm tin và
động lực làm việc của nhân viên, giảm các vấn đề với khách hàng và nhà cung cấp.
Không chỉ vậy, đào tạo giúp nhân viên thích nghi nhanh chóng với những thay đổi
trong hoạt động của công ty.
Tóm lại, tuyển dụng và đào tạo là yếu tố quyết định đến chất lượng, năng lực,
trình độ của cán bộ công nhân viên, là chiến lược đầu tư quan trọng về con người giúp
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đối với xã hội
Bên cạnh ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, công tác tuyển dụng và đào
tạo nguồn nhân lực cũng góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Đó là giúp
người lao động có việc làm, tăng thêm thu nhập, giảm bớt gánh nặng xã hội như nghèo
đói, thất nghiệp, tệ nạn... Đồng thời nâng cao hiểu biết chuyên môn, trình độ của người
lao động nói riêng, và đất nước nói chung. Mặt khác, tuyển dụng và đào tạo còn giúp
cho việc sử dụng nguồn lực xã hội một cách hữu ích nhất, tạo điều kiện cạnh tranh để
phát triển chất lượng nguồn lực lao động.

3.1.3. Mối quan hệ giữa tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
Tuyển dụng và đào tạo là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhất trong công
tác quản trị nhân sự của một tổ chức. Hai hoạt động này có mối quan hệ mật thiết, gắn
liền và bổ sung cho nhau.
Đào tạo được coi là tiêu chuẩn cơ bản trong công việc tìm kiếm nhân viên. Mặt
khác, một nhân viên sau khi được tuyển vào doanh nghiệp cần được phân loại đào tạo
cho phù hợp với vị trí, để từ đó xây dựng một quy tắc nghề nghiệp và năng lực nghề
nghiệp tương ứng. Vì vậy có thể thấy rằng nhân viên được tuyển dụng là đối tượng
đầu tiên của đào tạo, hay phải tiến hành đào tạo cho nhân viên trước khi họ bước vào
cương vị mới.

14


×