Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

RỦI RO LÃI SUẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á CHI NHÁNH HỐ NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THỊ TƯỜNG VY

RỦI RO LÃI SUẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ
RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẠI Á CHI NHÁNH HỐ NAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THỊ TƯỜNG VY

RỦI RO LÃI SUẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ
RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẠI Á CHI NHÁNH HỐ NAI

Giáo viên hướng dẫn
TS. PHẠM THANH BÌNH



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
 
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Rủi ro lãi suất và một
số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Hố
Nai” do Đặng Thị Tường Vy, sinh viên khóa 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh,
chuyên ngành Quản Trị Tài Chính, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
.

TS. PHẠM THANH BÌNH
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày


Tháng

Năm

 
 

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học
Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. Hôm nay, với những kiến thức đã học được ở trường và
những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập tại Ngân Hàng TMCP Đại Á chi
nhánh Hố Nai em đã hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp của mình. Nhân quyển luận
văn này, em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến:
Quý Thầy Cô Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt là các
Thầy Cô Khoa Kinh tế - QTKD, đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em trong suốt
bốn năm học tập tại trường. Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn đến Tiến sĩ PHẠM
THANH BÌNH, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành
luận văn này.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, các
anh chị của Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Hố Nai đã tạo điều kiện cho em thực
tập tại Ngân hàng giúp em có điều kiện hoàn thành Luận văn của mình.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian thực tập có hạn nên chắc chắn
luận văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong được sự đóng góp ý
kiến của Quý Ngân hàng cùng Quý Thầy Cô để luận văn này hoàn thiện hơn và có ý

nghĩa thực tế hơn.
Cuối lời, em kính chúc quý Thầy Cô Khoa KT-QTKD cùng Quý Cô Chú, Anh
Chị tại Ngân Hàng TMCP Đại Á chi nhánh Hố Nai được dồi dào sức khỏe, công tác
tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc.
Trân trọng kính chào!
TP.Hồ Chí Minh, Tháng 06 Năm 2012
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Tường Vy
 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG THỊ TƯỜNG VY. Tháng 06/2012. “ Rủi Ro Lãi Suất Và Một Số Giải
Pháp Hạn Chế Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng TMCP Đại Á Chi Nhánh Hố
Nai”.
ĐẶNG THỊ TƯỜNG VY. June 2012. “ Interest rate risk and the measures
to reduce the Interest rate risk at Daiabank, Ho Nai branch”.
Ngân hàng là trung gian tài chính, là nơi chuyển giao rủi ro giữa người mua
vốn và người bán vốn, nên hoạt động của ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro và chấp nhận
rủi ro được xem như một phần trong hoạt động của ngân hàng. Trong môi trường tài
chính hiện đại thì công tác quản lý rủi ro hiệu quả là một trong những nhân tố quan
trọng để đảm bảo trở thành một thể chế tài chính vững mạnh.
Trong những năm gần đây hoạt động hoạt động quản lý rủi ro được các ngân
hàng đánh giá đúng mức và đẩy mạnh thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
trong điều kiện mở cửa hội nhập ngành ngân hàng. Đặc biệt là trong điều kiện nền
kinh tế biến động, lãi suất thị trường giao động với biên độ lớn trong thời gian ngắn
thì tiềm ẩn thiệt hại lớn đến nguồn vốn và lợi nhuận của ngân hàng, do đó các ngân
hàng đang quan tâm đến rủi ro lãi suất như là rủi ro chính trong hoạt động của mình

chỉ sau rủi ro tín dụng.
Đề tài: “Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân
Hàng TMCP Đại Á chi nhánh Hố Nai” ra đời trong bối cảnh sự canh tranh gay gắt
giữa các ngân hàng thương mại và trong điều kiện lãi suất thị trường biến động nhanh
chóng trong thời gian qua. Mục đích đề tài nhằm đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất tại
Ngân Hàng TMCP Đại Á chi nhánh Hố Nai (Daiabank Hố Nai) trong những năm gần
đây đã dần hoàn thiện về qui chế, nội dung và ngày càng khẳng định được thương
hiệu nhưng bên cạnh đó các biện pháp thực thiện vẫn còn cứng nhắc và chưa cụ thể.
Từ đó đề suất một số giải pháp và một số công cụ hiện đại đã được các ngân hàng lớn
trên thế giới sử dụng phổ biến trong hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất như: mô
 
 


hình thời lượng (Duration), hợp đồng hoán đổi lãi suất (Swaps lãi suất), các nhóm giải
pháp và những nguyên tắc để quản lý và giám sát rủi ro lãi suất tại ngân hàng để hỗ
trợ ngân hàng quản lý rủi ro lãi suất có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Tuy nhiên trong điều kiện hiện tại của các ngân hàng Việt Nam nói chung và
các ngân hàng trên địa bàn Hố Nai nói riêng thì việc áp dụng các giải pháp nêu trên
còn nhiều hạn chế do những hạn chế về công nghệ, nguồn nhân lực và mô trường kinh
tế vĩ mô. Nên hiện tại đề tài là nguồn thông tin cơ bản cho hoạt động quản lý rủi ro lãi
suất tại Daiabank Hố Nai, là cơ sở để ngân hàng đề xuất với hội sở Daiabank thực
hiện trong thời gian tới để gớp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng.

 
 


 


MỤC LỤC
 

Trang

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................x
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... xii
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................ xiii
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.1.1.Sự cần thiết của việc nghiên cứu....................................................................1
1.1.2.Căn cứ vào khoa học và thực tiễn ..................................................................2
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................3
1.3.Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.4.Cấu trúc luận văn ...................................................................................................3
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN .......................................................................................5
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đại Á .........................6
2.2. Khái quát về ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Hố Nai ....................................6
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đại Á chi ............6
nhánh Hố Nai: .........................................................................................................6
2.2.2 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu .....................................................................7
2.2.3. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự ...........................................................10
2.3. Những thuận lợi, khó khăn, định hướng và mục tiêu khi gia nhập kinh tế ........16
2.3.1. Thuận lợi .....................................................................................................16
2.3.2. Khó khăn .....................................................................................................16
vi
 



2.3.3. Định hướng..................................................................................................16
2.3.4. Mục tiêu.......................................................................................................17
CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................20
3.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................20
3.1.1. Lãi suất ........................................................................................................20
3.1.2. Rủi ro lãi suất ..............................................................................................29
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................42
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................42
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................43
3.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy ..................................................................43
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................44
4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Á CN Hố Nai......44
4.1.1.Nguồn vốn ....................................................................................................44
4.1.2. Tình hình huy động vốn ..............................................................................45
4.1.3. Sử dụng vốn ................................................................................................47
4.1.4.Kết quả kinh doanh ......................................................................................52
4.2. Diễn biến lãi suất thị trường trong năm 2010-2011 ...........................................53
4.2.1. Trên thế giới ................................................................................................53
4.2.2. Ở Việt Nam .................................................................................................54
4.3. Chính sách lãi suất của Daiabank trong năm 2011 ............................................55
4.3.1. Lãi suất huy động ........................................................................................55
4.3.2. Lãi suất cho vay...........................................................................................56
4.4. thực trạng quản lý rủi ro lãi suất một số NHTM Việt Nam ...............................58
4.5. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Daiabank CN Hố Nai...............................59
vii
 



4.6. Đánh giá rủi ro lãi suất tại Daiabank CN Hố Nai...............................................60
4.6.1. Ý nghĩa mô hình thời lượng ........................................................................60
4.6.2. Mô hình thời lượng được xây dựng trên các giả định .................................61
4.6.3. Xác định các yếu tố đầu vào .......................................................................61
4.6.4. Thời lượng 2 vế bảng cân đối kế toán .........................................................62
4.6.5. Hạn chế của mô hình thời lượng .................................................................64
4.7. Ứng dụng nghiệp vụ hoán đổi lãi suất (Swap) trong phòng chống rủi ro lãi suất
tại Daiabank ...............................................................................................................64
4.7.1. Các nguyên lý cơ bản cho nghiệp vụ Swap ................................................64
4.7.2. Ứng dụng nghiệp vụ hoán đổi lãi suất (Swap) trong phòng chóng rủi ro lãi
suất tại Daiabank ...................................................................................................67
4.8. Những giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Đại Á CN Hố Nai
...................................................................................................................................68
4.8.1. Nhóm giải pháp về xây dựng chính sách quản lý rủi ro lãi suất .................69
4.8.2. Nhóm giải pháp về xây dựng qui trình quản lý rủi ro lãi suất ....................69
4.8.3. Nhóm giải pháp về hoạch định nguồn lực để phục vụ công tác quản trị rủi
ro lãi suất ...............................................................................................................69
4.8.4. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện quản lý rủi ro lãi suất ......................70
4.8.5. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả giám sát của ban giám đốc đối với
công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng .......................................................71
4.8.6.Nhóm giải pháp về ứng dụng các công cụ quản lý rủi ro lãi suất ................71
4.8.7. Nguyên tắc về quản lý và giám sát rủi ro lãi suất đối với các NHTM của
Uỷ ban Basel về Giám sát ngân hàng....................................................................72
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................76
5.1. Kết luận ..............................................................................................................76
viii
 


5.2. Kiến nghị ............................................................................................................78

5.2.1. Đối với Daiabank CN Hố Nai .....................................................................78
5.2.2. Đối với NHNN Việt Nam ...........................................................................78
5.2.3. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương ............................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................80
PHỤ LỤC
 

ix
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALCO

Ủy ban quản lý tài sản có và tài sản nợ.

CN

Chi Nhánh.

DAIABANK

Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á

DAIABANK HỐ NAI

Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á chi nhánh Hố Nai

DN


Doanh Nghiệp.

DSCV

Doanh Số Cho Vay.

DSTN

Doanh Số Thu Nợ.

EURIBOR

Lãi suất liên ngân hàng Châu Âu.

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội.

LSVC

Lãi Suất Cho Vay.

LSTT

Lãi Suất Thị Trường.

LIBOR

Lãi suất liên ngân hàng London.


NHTM

Ngân Hàng Thương Mại.

NHTMNN

Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước.

NHNN

Ngân Hàng Nhà Nước.

NHTW

Ngân Hàng Trung Ương.

PGD

Phòng giao dịch.



Quy Định.

SIBOR

Lãi suất liên ngân hàng Singapore.

TCTD


Tổ chức tín dụng.

TMCP

Thương mại cổ phần.

Trđ

Triệu đồng.

VNIBOR:

Lãi suất liên ngân hàng Việt Nam.

XS

Sản Xuất.

x
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1a : Lãi Suất SIBOR Cho Vay Ngắn Hạn Bằng Đồng USD Tháng 4/2012 ........ 22
Bảng 3.1b : Lãi Suất LIBOR Cho Vay Ngắn Hạn Bằng Đồng USD Tháng 4/2012........ 22
Bảng 3.1c : Lãi Suất EURIBOR Cho Vay Ngắn Hạn Bằng Đồng USD
Tháng 4/2012 .................................................................................................................. 23
Bảng 3.1d : Lãi Suất VNIBOR Cho Vay Ngắn Hạn Bằng Việt Nam Đồng 4/2012 ........ 23
Bảng 3.1e : Lãi Lỗ Từ Hợp Đồng Quyền Chọn Trái Phiếu ............................................. 34

Bảng 4.1a : Tình Hình Nguồn Vốn Tại Ngân Hàng Qua 2 Năm 2010-2011 ................... 42
Bảng 4.1b : Tình Hình Huy Động Vốn Trong 2 Năm 2010-2011 ................................... 43
Bảng 4.1c : Tình Hình Sử Dụng Vốn Của Ngân Hàng Trong 2 Năm 2010-2011 ........... 45
Bảng 4.1d : Tình Hình Dư Nợ Tại Ngân Hàng Qua 2 Năm 2010-2011 .......................... 46
Bảng 4.1e : Tình Hình Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Qua 2 Năm 2010-2011 ......................... 49
Bảng 4.1f : Kết Quả Kinh Doanh của Ngân Hàng Trong 2 Năm 2010-2011 .................. 49
Bảng 4.3a : Lãi Suất Huy Động Vốn của Daiabank Hố Nai Tháng 12/2011................... 52
Bảng 4.3b : Lãi Suất Cho Vay Cá Nhân Bằng VND của Daiabank 2011 ...................... 53
Bảng 4.3c : Lãi Suất Cho Vay Cá Nhân Bằng USD của Daiabank 2011 ....................... 54
Bảng 4.3d : Lãi Suất Cho Vay Doanh Nghiệp Bằng VND của Daiabank 2011 .............. 54
Bảng 4.6a : Thời Lượng của Từng Mục Tài Sản Nợ của Daiabank Hố Nai 2011 ........... 59
Bảng 4.6b : Thời Lượng của Từng Mục Tài Sản Có của Daiabank Hố Nai 2011 ........... 59
Bảng 4.6c : Giá Trị Thiệt Hại Tiềm Năng của Daiabank Hố Nai Khi Lãi Suất
Biến Động ......................................................................................................................... 60
bảng 4.7 : Dòng Tiền Từ Hợp Đồng Swap Lãi Suất của Daiabank ................................. 65

xi
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.2a : Cơ Cấu Tổ Chức Và Tình Hình Nhân Sự Của Daiabank Hố Nai ................. 10
Hình 2.2b: Sơ Đồ Định Biên Nhân Sự của Daiabank Hố Nai ......................................... 14
Hình 4.1a : Biểu Đồ Cơ Cấu Nguồn Vốn của Ngân Hàng Daiabank Hố Nai Qua 2
Năm 2010-2011 ................................................................................................................ 43
Hình 4.1a : Biểu Đồ Biểu Hiện Tình Hình Huy Động Vốn của Daiabank Hố Nai
Qua 2 Năm 2010-2011 ..................................................................................................... 44
Hình 4.1c: Cơ Cấu Sử Dụng Vốn tại Ngân Hàng Qua 2 Năm 2010-2011....................... 45
Hình 4.1d: Dư Nợ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Qua 2 Năm 2010-2011 ............................. 47

Hình 4.1e: Dư nợ Theo Ngành Qua 2 Năm 2010-2011 ................................................... 48
Hình 4.1f: Dư Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế .................................................................. 48
Hình 4.1g : Biểu Đồ Biểu Hiện Kết Quả Kinh Doanh của Daiabank Hố Nai Qua
2 Năm 2010-2011 ............................................................................................................. 49
Hình 4.2a : Sự Biến Động Lãi Suất Trên Thị Trường Thế Giới Những Năm
2010-2012 ......................................................................................................................... 51
Hình 4.2b : Diễn Biến Lãi Suất VND Liên Ngân Hàng Trong Năm 2011 ...................... 52

xii
 


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 :Lãi Suất Bình Quân của Daiabank Hố Nai Năm 2010-2011
PHỤ LỤC 2: Thời Lượng Tài Sản Có và Tài Sản Nợ của Ngân Hàng Năm 2011
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 

xiii
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
1.1.1.Sự cần thiết của việc nghiên cứu
Sự tập trung chính các quy định và mối quan tâm về sự suy yếu của ngân hàng
theo truyền thống vẫn là rủi ro tín dụng. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã trải
qua thất bại trong hoạt động ngân hàng nghiêm trọng do các khoản nợ xấu gây ra. Lịch
sử hoạt động ngành ngân hàng từng chứng kiến trong những năm 1990, đã có không ít
ngân hàng thương mại cổ phần bị rút giấy phép hoạt động hoặc phải sáp nhập với đơn
vị khác vì không chịu nổi tổn thất từ những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Những
tháng nửa đầu năm 2008, với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, thị trường tiền
tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam, vốn VNĐ khan hiếm.
Các ngân hàng sử dụng lãi suất như một vũ khí lợi hại trong “cuộc chiến” giành
giật thị phần. lãi suất huy động rất cao tạo ra nhiều rủi ro cho các ngân hàng. Thu nhập
lãi ròng giảm kéo theo lợi nhuận giảm do thu nhập từ lãi (lãi tín dụng, lãi tiền gửi, lãi
đầu tư...) là nguồn thu chủ yếu.
So với rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên sự
yếu kém của ngân hàng. Tài sản nợ và có của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi
lãi suất. Nhìn chung, tác động của sự thay đổi lãi suất lên tài sản nợ và có không cần

bằng nhau. Điều này làm phát sinh một tác động lên nguồn vốn chủ sở hữu, lãi hay lỗ
(nếu có). Trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra cuối thập kỷ 90, lãi suất
tại Indonesia đã tăng trên 30%, ngay sau đó, nhiều ngân hàng theo nhau phá sản.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro lãi suất của các
ngân hàng, tuy nhiên hiện nay công tác này chưa được chú trọng đúng mức.

 


Với lý do đó cùng với điều kiện tiếp xúc thực tế tại Ngân Hàng TMCP Đại Á
chi nhánh Hố Nai em chọn nghiên cứu đề tài “ rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn
chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Hố Nai” làm đề tài tốt
nghiệp.
1.1.2.Căn cứ vào khoa học và thực tiễn
Ở Việt Nam, từ tháng 8/2000 đến giữa năm 2002, ngân hàng nhà nước (
NHNN) điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất cơ bản. Với cơ chế này, lãi suất cho vay
của các tổ chức tín dụng vừa chứa đựng yếu tố thị trường vừa chúa đựng các yếu tố
can thiệp hành chính của NHNN. Sau 2 năm thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản cho đến
nay có thể coi lãi suất VND được xác định hoàn toàn theo cơ chế cung cầu thị trường.
Trên tinh thần đó. Ngày 30/05/2002 NHNN đã ra quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN
qui định : Từ ngày 01/06/2002 lãi suất cho vay VND được thực hiện theo cơ chế lãi
suất thỏa thuận ( tức là lãi suất thị trường ) nhằm giảm sự can thiệp hành chính của
NHNN đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) tạo điều kiện để các TCTD tăng quyền
chủ động trong kinh doanh và quản lý kinh doanh có hiệu quả, góp phần thúc đẩy thị
trường tài chính-tiền tệ phát triển. Như vậy từ nay khi mà lãi suất do thị trường quyết
định, các lực lượng thị trường sẽ tác động làm cho lãi suất thay đổi thường xuyên và
khó dự đoán, điều này khiến cho các ngân hàng phải đối mặt thực sự với nguy cơ tiềm
ẩn của rủi ro lãi suất.
Chiến lược phổ biến nhất trong việc ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro lãi suất mà
các ngân hang đang sử dụng ngày nay gọi là chiến lược quản lý chênh lệch nhạy cảm

lãi suất hay là còn gọi là mô hình định giá lại. Mô hình này yêu cầu nhà quản lý ngân
hàng phải tiến hành phân tích kì hạn, định giá lại các cơ hội gắn với những tài sản sinh
lợi của ngân hàng, nhũng khoản tiền gửi cũng như những khoản vay vốn trên thị
trường. Nếu nhà quản lý cảm thấy rằng mức rủi ro của ngân hàng là quá lớn thì họ sẽ
phải thực hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất(
những tài sản mà có thể được định giá lại khi lãi suất thay đổi) trở nên phù hợp tới
mức tối đa với giá trị vốn tiền gửi và vốn vay nhạy cảm lãi suất ( những khoản vốn mà
lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường ).

 


1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Do biến động thường xuyên của lãi suất thị trường, điều này khiến cho các ngân
hàng phải đối mặt thật sự với nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất, cho nên quản trị rủi ro lãi
suất trở thành trọng tâm chú ý đối với các nhà quản lý ngân hàng nói chung cũng như
đối với ngân hàng TMCP Đại Á nói riêng.
Để phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất và sự tác
động của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của TMCP Đại Á cn Hố Nai. Căn cứ
vào điều kiện thực tế tại ngân hàng, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tế cuộc sống, Tác giả xác định các mục tiêu nghiên cứu chính sau:
-Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Đại Á
cn Hố Nai.
-Lượng hóa rủi ro lãi suất.
-Gợi ý một số giải pháp cần thiết nhằm hỗ trợ ngân hàng kiểm soát có hiệu quả
rủi ro lãi suất.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
Qua thời gian thực tập ở ngân hàng Ngân Hàng TMCP Đại Á chi nhánh Hố Nai,
em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức thực tế phục vụ cho đề tài mình. Tuy nhiên,
phạm vi và giới hạn phân tích của đề tài được giới hạn ở những điểm sau đây.

1.3.1. Về không gian
Việc thu thập số liệu và đề tài chủ yếu được thực hiện tại phòng tín dụng, phòng
quan hệ khách hàng và phòng kế toán tại Ngân Hàng TMCP Đại Á chi nhánh Hố Nai.
1.3.2. Về thời gian
Số liệu phân tích được cung cấp qua các năm 2010-2011. Thời gian thực hiện
đề tài bắt đầu từ ngày 3/1/2012 cho đến ngày 17/05/2012.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Chủ yếu dựa trên nghiệp vụ tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng TMCP Đại
Á Hố Nai để chạy mô hình thời lượng ( Duration ) và lãi suất huy động cũng như lãi
suất cho vay tại ngân hàng để tính toán các thông số liên quan.
1.4.Cấu trúc luận văn
 

 

Cấu trúc khóa luận bao gồm những nội dung chính sau:



Chương 1 : “MỞ ĐẦU”, trong phần này sẽ tổng quát về lý do chọn đề tài và sự
cần thiết của đề tài xuất phát từ tình hình kinh tế trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra
những mục tiêu nghiên cứu trong đề tài và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: “ TỔNG QUAN”, phần này sơ lược về quá trình hình thành và phát
triển của ngân hàng TMCP Đại Á và khái quát về ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh
Hố Nai, các lĩnh vực hoạt động chủ yếu, giới thiệu về cơ cấu tổ chức và tình hình nhân
sự tại chi nhánh, sau đó nêu lên những mặt thuận lợi, khó khăn cùng những định
hướng và mục tiêu khi gia nhập kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3 : “NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU”, đưa ra cơ sở
lý thuyết về lãi suất, rủi ro lãi suất, ảnh hưởng của nó đối với ngân hàng Daiabank Hố
Nai và một số công cụ giúp lượng hóa và phòng ngừa rủi ro lãi suất. Bên cạnh đó,

trình bày những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.
Chương 4 : “KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN”, phần này phân
tích chung về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua tình hình
nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua
2 năm 2010-2011. Phân tích diễn biến lãi suất trên thị trường thế giới, chính sách lãi
suất của ngân hàng Daiabank Hố Nai, thực trạng quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng.
Trên cơ sở đó, đánh giá rủi ro lãi suất của ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Hố Nai
qua mô hình thời lượng và ứng dụng nghiệp vụ Swap trong phòng chống rủi ro. Từ đó
đề ra những giải pháp và nguyên tắc quản lý rủi ro tại ngân hàng Daiabank chi nhánh
Hố Nai .
Chương 5 : “KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ”, trình bày ngắn gọn lại kết quả
chính mà khóa luận đã nghiên cứu được, trên cơ sở đó đề ra những kiến nghị đối với
ngân hàng Daiabank Hố Nai, đối với NHNN Việt Nam và nhà nước, chính quyền địa
phương.


 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đại Á
2001 – Sáp nhập quỹ tín dụng Quang Vinh vào Đại Á ngân hàng, tăng vốn.
2004 – Ngân hàng đầu tư phát triển chi nhánh Đồng Nai hợp đồng liên kết hỗ
trợ đại á ngân hàng trong lĩnh vực: phát triển dịch vụ, công nghệ thông tin, nâng cao
nghiệp vụ, cấp tín dụng
Tháng 05/2004, tham gia dự án tài chính nông thôn II do hiệp hội phát triển
quốc tế ( IDA) tài trợ.
Năm 2004, tăng vốn điều lệ lên 42 tỷ đồng với số cổ đông sở hữu vốn là 73

Tháng 10/2005, khai trương chi nhánh Trảng Bom tại huyện Trảng Bom
31/12/2006, tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ với mạng lưới hoạt động gồm hội sở
chính, 5 chi nhánh và 1 phòng giao dịch.
2007 – Đại Á ngân hàng thực hiện thành công công tác chuyển đổi mô hình
hoạt động và chính thức được NHNN cho phép chuyển đổi sang mô hình TMCP đô thị
tại quyết định số 2402/QĐ-NHNN ngày 10/11/2007. Hệ thống mạng lưới hoạt động
phát triển mạnh mẽ, phát triển thêm 4 phòng giao dịch ( PGD) tại Đồng Nai.
2008 – ngày 26/02/2008, sở giao dịch I TP.HCM, đơn vị ngoại tỉnh đầu tiên sau
khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính thức đi vào hoạt động.
Ngày 19/04/2008, thẻ ATM “chìa khóa đa năng” chính thức được phát hành.
Ngày 02/10/2008, khai trương chi nhánh Hà Nội
Cuối năm 2008 Đại Á ngân hàng đạt 21 điểm giao dịch.


 


Năm 2009, quí I /2009, Đại Á tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng. Ngày
13/04/2009, phát triển tiện ích “gửi tiền bằng phong bì qua máy ATM” trên toàn hệ
thống. Ngày 07/08/2009, chi nhánh Bình Dương khai trương hoạt động tại 553 Đại Lộ
Bình Dương – P.Hiệp Thành – TX Thủ Dầu Một – Bình Dương.
Đến cuối năm 2009 mạng lưới hoạt động đã lên 35 điểm giao dịch trên cả nước.
Năm 2010, 16/01/2010, khai trương SGD Đồng Nai tại 56-58 CMT8 Biên Hòa
Đồng Nai.
29/04/2010: Khai trương chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu tại địa chỉ 63 Lê Hồng Phong,
thành phố Vũng Tàu.
Kết thúc quí 2 năm 2010, Đại Á ngân hàng có 48 điểm giao dịch cung cấp dịch vụ
ngân hàng chất lượng tốt nhất cho các khách hàng trên cả nước.
2.2. Khái quát về ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Hố Nai
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đại Á chi

nhánh Hố Nai:
Địa chỉ : A3-A8, Kp 5B P.Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai ( chợ Tân Biên mới ).
Tên viết tắt : Daiabank.
Vốn điều lệ: 3100 tỷ đồng
Điện thoại: (061)3881 480
Fax: (061)3886 724
Email:
Website: www.daiabank.com.vn
NH Đại Á chi nhánh Hố Nai được thành lập năm 01/01/2003 là đơn vị hoạt
động phụ thuộc hệ thống DaiABank nhưng có con dấu riêng, hạch toán nội bộ, có
bảng cân đối kế toán để theo dõi thu chi và kết quả kinh doanh.
Tham gia bảo hiểm đối với việc gửi tiết kiệm của khách hàng, sử dụng trương
trình hỗ trợ lãi suất của Nhà nước theo thông báo số 131/QĐ-TT ban hành ngày
23/11/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân
vay vốn của Ngân hàng để sản suất , kinh doanh được áp dụng toàn quốc.
Hiện hay toàn chi nhánh có 88 nhân viên, được điều hành bởi Giám đốc là Ông
Dương Hồng Ngọc . Chi nhánh có trách nhiệm thực hiện các hoạt động nghiệp

 


vụNgân Hàng TMCP Đại Á theo quy chế “ Tổ chức, hoạt động, điều hành của chi
nhánh thuộc Ngân hàng TMCP Đại Á”.
2.2.2 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu
Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Đại Á_Chi nhánh Hố Nai là kinh doanh tiền
tệ. Dịch vụ của NH cụ thể là nhận tiền gửi tiết kiệm từ NH là các cá nhân hay tổ chức.
Sau đó, NH sẽ sử dụng số tiền tiết kiệm của NH gửi mà cấp hạn mức tín dụng, đó là
cho vay cho những đối tượng có nhu cầu vay vốn, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho
các cá nhân hay tổ chức có nhu cầu thanh toán trong mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh. Các sản hoạt động chủ yếu của Đại Á bao gồm:

a) Các hình thức cho vay
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn đều được ngân hàng cho vay dưới các
hình thức:
-Cho vay ngắn hạn : hình thức cho vay này nhằm đáp ứng các nhu cầu vay vốn
ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh , dịch vụ và đời sống của cá nhân, tổ chức.
-Cho vay trung và dài hạn : nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn để thực hiện các
dự án đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống ở mức thời gian trung
và dài hạn.
b) Hình thức huy động vốn
Song song với nghiệp vụ cho vay thì NV QHKH phải luôn chú trọng đưa ra vấn
đề huy động tiền gửi của KH khi chính sách kiềm chế lạm phát NH Nhà Nước đưa ra.
Việc huy động tiền gửi chủ yếu dựa vào các mối quan hệ của NV QHKH (người thân ,
bạn bè , đồng nghiệp , khách hàng cho vay…), trong đó khả năng giao tiếp, nắm bắt
tâm lý KH đóng vai trò quan trọng. Sau quá trình tiếp xúc, khởi tạo mối quan hệ với
KH, khéo léo tìm hiểu nhu cầu của họ, đặc biệt là những KH có nguồn vốn nhàn rỗi từ
đó thuyết phục họ gửi tại NH. Thường xuyên tiếp thị hình ảnh của Đại Á NH đến với
KH và tư vấn tài chính cho họ để họ thấy được việc gửi tiết kiệm tại NH là phương
thức an toàn, hiệu quả không để cho vốn nhàn rỗi bị mất giá trị theo thời gian. Ngoài
ra, cần coi trọng vấn đề chăm sóc, tạo niềm tin, giữ chân khách hàng bằng cách phục
vụ thân thiện, cởi mở, chu đáo , nhiệt tình.

 


Khi tiếp thị được khách hàng mục tiêu, nhân viên QHKH cần hướng dẫn, tư vấn
về sản phẩm tiền gửi của ngân hàng ( thời hạn, lãi suất, khuyến mãi..) phù hợp với khả
năng và điều kiện của khách hàng. Sau đó, cần giữ mối quan hệ và có chính sách chăm
sóc tới họ. Từ một khách hàng mục tiêu chúng ta có thể thêm nhiều khách hàng mới
thông qua sự giới thiệu của họ.
Các hình thức huy động vốn của Đại Á ngân hàng bao gồm :

-Huy động tiền gửi tiết kiệm của cá nhân hay tổ chức dưới nhiều hình thức tiền
gửi khác nhau như : tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,tiền gửi siêu linh hoạt,
tiền gửi bậc thang…và các loại tiền gửi khác.
-Vay vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong và ngoài nước hoạt động
tại Việt Nam. Vay vốn ngắn hạn của NH nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.
-Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá trị khác nhằm
huy động nguồn vốn ở trong và ngoài nước dưới sự cho phép của Thống Đốc ngân
hàng Nhà Nước.
-Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NH nhà nước.
c) Hoạt động tín dụng
NH TMCP Đại Á cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng, cá nhân hay tổ chức
dưới hình thức cấp vốn vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.
d) Bảo lãnh
Ngân hàng TMCP Đại Á thực hiện hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh thanh toán, bảo
lãnh vay, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh khác của ngân hàng cho cá nhân,
tổ chức theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
e) Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, cầm cố sổ tiết kiệm và
các giấy tờ có giá khác
Đại Á ngân hàng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và
các loại giấy tờ có giá trị ngắn hạn khác theo qui định của pháp luật.
Đại Á ngân hàng được cấp tín dung dưới hình thức cầm cố thương phiếu, cầm
cố sổ tiết kiệm, ( cầm cố kì phiếu), và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo qui
định của pháp luật

 


Đại Á ngân hàng được ngân hàng được NHNN tái chiết khấu và cho vay trên cơ
sở cầm cố thương phiếu, và các loại giấy tờ có giá trị ngắn hạn khác đã được chiết
khấu theo qui đinh của pháp luật

f) Dịch vụ thanh toán và ngân quĩ
Đại Á ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán, và cung ứng các phương
tiện thanh toán như:
- Thực hiện dịch vụ thanh toán hộ và chi hộ
-Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
-Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo qui đinh của NHNN
-Thực hiện dịch vụ thu và thanh toán cho khách hàng
Đại Á ngân hàng tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh
toán liên ngân hàng trong nước
g) Các hoạt động khác:
- Dịch vụ chuyển tiền
-Thực hiện dịch vụ chuyển tiền trong nước theo yeu cầu của khách hàng, thông
qua dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, và dịch vụ chuyển tiền kiều hối khác
(người thụ hưởng có hoặc không có tài khoản tại DaiABank)
- Đại lý bảo hiểm cho công ty CP Bảo Hiểm Petrolimex Chi nhánh Đồng Nai
vàCông ty Bảo Hiểm Bưu điện.
- Thu đổi ngoại tệ theo ủy thác của Ngân hàng TMCP Phương Nam và Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Đồng Nai.
- Kinh doanh ngoại tệ: Đại Á Ngân hàng thực hiện các hoạt động mua, bán
ngoại tệ với khách hàng là tổ chức và cá nhân thông qua các loại hình giao dịch như:
* Giao dịch hối đoái ngay.
* Giao dịch hối đoái kỳ hạn.
* Giao dịch hối đoái hoán đổi
* Giao dịch quyền lựa chọn
-Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng:
* Thanh toán nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
* Trả nợ vay nước ngoài

 



* Trả lương cho người nước ngoài
* Đầu tư ra nước ngoài
* Chuyển lợi nhuận về nước
* Trả chi phí cho nước ngoài
* Đi công tác, học tập, chữa bệnh, du lịch, trợ cấp thân nhân, định cư ở nước
ngoài
* Các nhu cầu ngoại tệ khác phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối
2.2.3. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự
Hình 2.2a : Sơ Đồ Tổ Chức Ngân Hàng TMCP Đại Á Chi Nhánh Hố Nai
Ban giám đốc 

Phòng hành
chính nhân
sự 

Phòng kế
toán tài
chính và dịch
vụ khách
hàng 

Phòng
ngân quĩ 

Phòng quan
hệ khách
hàng 

Phòng quản

lý tín dụng 

Nguồn : Phòng hành chính nhân sự
a) Phòng hành chính nhân sự
Phòng hành chính nhân sự là phòng phụ trách tất cả những việc liên quan đến
toàn bộ nhân sự trong hệ thống NH TMCP Đại Á chi nhánh Hố Nai. Các công việc mà
bộ phận này thực hiện bao gồm:
-Chấm điểm và kiểm soát giờ công cho nhân viên trong chi nhánh.
- Trên cơ sở chấm công nhân viên, bộ phận này sẽ hạch toán lương cho toàn bộ
nhân viên trong chi nhánh
- Mua và cung ứng các thiết bị văn phong phẩm cho nhân viên.
-Quản lý, kiểm kê và thực hiện tu trì bảo dưỡng cơ sở hạ tầng tại chi nhánh.
-Quản lý mộc dấu, mộc tên giám đốc của chi nhánh
10 
 


- Theo dõi tình hình nhân sự thuộc chi nhánh và của các đơn vị, phòng giaodịch
trực thuộc chi nhánh.
-Lập và xây dựng kế hoạch nhân sự theo tháng, quí, năm tại chi nhánh.
-Tổ chức và thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy.
-Lên lịch và phân giờ học cho nhân viên khi có các đợt học tập chuyên môn.
b) Phòng kế toán tài chính và dịch vụ khách hàng
Đây là bộ phận chịu trách nhiệm chính, là trung tâm trong việc hạch toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bộ phận này thực hiện việc giao dịch trực tiếp với khách
hàng, tư vấn và cung cấp các dịch vụ hiện có tại ngân hàng, thực hiện lưu chuyển
nguồnvốn... Cụ thể công việc như sau :
-Thực hiện quản lý kế toán, tài chính và tài sản của chi nhánh.
- Thực hiện việc thu nợ ( gốc và lãi ) định kỳ hoặc tất toán khoản vay cho khách
hàng khi đến hạn đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Việc thu nợ này có thể bằng tiền

mặt hoặc trích từ tài khoản thanh toán của khách hàng ( nếu khách hàng có tài khoản
thanh toán tại Đại Á ngân hàng ) theo sự thỏa thuận giữa 2 bên.
- Tư vấn và cung cấp các loại hình dịch vụ hiện có của ngân hàng như : các loại
tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền trong và ngoài hệ thống Đại Á ngân hàng, mở tài khoản
thanh toán ( dịch vụ thẻ ATM )...
- Thực hiện giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản của khách hàng
khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết.
c) Phòng ngân quỹ
Đây là bộ phận quản lý các vấn đề liên quan đến tiền bạc cũng như tài sản thế
chấpcủa khách hàng:
-Nhận và tiếp quỹ cho giao dịch viên vào đầu và cuối ngày giao dịch.
- Giao nhận và thực hiện công việc vận chuyển tiền mặt, tài sản quý và các loại
giấy tờ có giá khác.
- Nhận quỹ, xin tiếp quỹ từ hội sở để phục vụ cho các hoạt động tín dụng tại
ngân hàng. Thực hiện tiếp quỹ, xin quỹ cho các PGD trực thuộc chi nhánh mình.
- Tiếp quỹ trên hệ thống ATM phục vụ dịch vụ rút tiền qua thẻ của KH.
- Thực hiện chi tiền giải ngân cho khách hàng.
11 
 


×