Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO TẠI XÍ NGHIỆP MAY CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

ĐINH THỊ HÓA

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG
NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO TẠI XÍ NGHIỆP MAY
CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 02/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐINH THỊ HÓA

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG
NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO TẠI XÍ NGHIỆP MAY
CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. Lê Thành Hưng

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 02/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO TẠI XÍ
NGHIỆP MAY CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI”, do Đinh Thị Hóa, sinh viên khóa 34,
chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày _________________________

ThS. Lê Thành Hưng
Người Hướng Dẫn

Ngày….tháng….năm 2012

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày….tháng….năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày….tháng….năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong học tập cho em trong thời gian ngồi trên ghế giảng đường.
Toàn thể quý Thầy Cô khoa Kinh Tế đã truyền đạt những kiến thức quý báu
cho em trong suốt những năm học vừa qua.

Thầy Lê Thành Hưng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Các thầy cô khoa Kinh Tế đã giúp đỡ, chỉ bảo và cung cấp cho em kiến thức
trong quá trình học tập để hoàn thành đề tài.
Ban lành đạo, Cô Lan trưởng phòng kinh doanh, Cô Chú Anh Chị phòng kinh
doanh,Anh Cầu phòng sản xuất, Chú Tuấn phòng nhân sự và mọi người trong Xí
Nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai đã chỉ bảo nhiệt tình trong thời gian em thực hiện
đề tài tại công ty.
Em cũng gởi lời cảm ơn tới mẹ, tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên và
giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Vì thời gian thực tập có hạn và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý của quý Thầy Cô, quý Cô Chú và Anh Cị ở
Xí Nghiệp để em có được kiến thức hoàn thiện hơn trong thực tế làm việc sau này.
Kính chúc sức khỏe.
Sinh viên: Đinh Thị Hóa


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐINH THỊ HÓA, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tháng 2 năm 2012. Phân tích thực trạng quản trị cung ứng nguyên vật liệu đầu
vào tại Xí Nghiệp Dệt May Công Nghiệp Đồng Nai.
ĐINH THỊ HÓA, Faculty of Economic, Agriculture and Forestry UniversityHo Chi Minh. Febuary 2012. “Analysis of Management’s raw materials supply for
Industrial Garment Company of Dong Nai”
Mục tiêu của đề tài này nhằm tìm hiểu hoạt động cung ứng NVL của XN May
Công Nghiệp Đồng Nai và các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung ứng NVL tại XN
trong giai đoạn nguồn nguyên liệu ngày càng tăng giá do ảnh hưởng của nền kinh tế
thị trường. Khóa luận đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu, thông tin từ các phòng
ban, sách giáo chuyên ngành kết hợp với tham khảo ý kiến các chuyên gia. Trên cơ sở
đó, tiến hành đi sâu nghiên cứu thực trạng bằng phương pháp thống kê, phân tích, so
sánh.

Xí Nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai (Donamay) là đơn vị may xuất khẩu,
may gia công các loại quần áo thời trang các loại. Vì vậy nguồn nguyên liệu đầu vào
của Xí Nghiệp phụ thuộc vào khách hàng và giá cả trên thị trường. Việc sử dụng
nguyên liệu sao hiệu quả, tiết kiệm là rất quan trọng đối với Xí Nghiệp. Phân tích thực
trạng cung ứng đầu vào để thấy được những điểm được, chưa được từ đó có những
biện pháp nâng cao chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và tăng hiệu quả sử dụng
nguyên vật liệu nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.
Từ các kết quả thu thập được để đưa ra các giải pháp như: Xí Nghiệp cần hoàn
thiện định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường
nguyên liệu, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, tăng cường công tác đào
tạo, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho công nhân bên cạnh đó thực hiện chế độ
khuyến khích vật chất và tinh thần tạo động lực để người lao động tích cực trong sản
xuất cũng như trong công tác quản lý nguyên vật liệu.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ vii 
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... x 
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................ xi 
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 
1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................... 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2 
1.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2 
1.4. Cấu trúc đề tài .................................................................................................. 2 
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ......................................................................................... 4 
2.1. Giới thiệu chung về ngành dệt may Việt Nam ................................................. 4 
2.2. Sơ lược về XN May Công Nghiệp Đồng Nai (Donamay) .............................. 6 
2.2.1. Giới thiệu chung về XN. ....................................................................... 6 

2.2.2. Vị trí địa lý ............................................................................................ 7 
2.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của Xí Nghiệp ................................ 8 
2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi SXKD của Donamay ...................... 9 
2.2.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí Nghiệp .................................. 10 
2.2.6. Quy trình sản xuất ............................................................................... 13 
2.2.7. Tình hình lao động của Xí Nghiệp Donamay ..................................... 15 
2.2.8. Tình hình trang bị máy móc thiết bị - TSCĐ ...................................... 16 
2.2.9. Tình hình trang bị vốn của XN ........................................................... 18 
2.2.10. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu của XN ........................................... 18 
2.2.11. Các khách hàng chính của XN .......................................................... 20 
2.2.12. Thuận lợi và khó khăn của XN ......................................................... 21 
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 23 
3.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 23 
3.1.1. Thị trường nguyên liệu cho ngành dệt may. ....................................... 23 
3.1.2. Nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất .......................................... 28 
v


3.1.3. Chuỗi cung ứng và hoạt động cung ứng nguyên vật liệu ................... 29 
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 32 
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 32 
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 32 
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 33 
4.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp Donamay ............. 33 
4.1.1. Trong nước:......................................................................................... 33 
4.1.2. Xuất khẩu: ........................................................................................... 34 
4.1.3. Mặt hàng kinh doanh .......................................................................... 36 
4.1.4. Thị trường tiêu thụ .............................................................................. 37 
4.2. Thực trạng công tác quản trị cung ứng NVL của XN .................................... 37 
4.2.1. Cơ cấu và tính chất NVL chính .......................................................... 37 

4.2.2. Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng NVL ................. 38 
4.2.3. Nghiên cứu thị trường NVL và lựa chọn nhà cung cấp ...................... 41 
4.2.4. Thực hiện mua hàng............................................................................ 46 
4.2.5. Quản trị hệ thống kho hàng................................................................. 50 
4.2.6. Quản trị NVL trong kho của XN ........................................................ 51 
4.2.7.Tổ chức hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu của XN ..................... 55 
4.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản trị cung ứng NVL ..................... 56 
4.3.1.Thuận lợi của Xí Nghiệp trong quản trị cung ứng NVL ..................... 56 
4.3.2. Khó khăn của Xí Nghiệp trong quản trị cung ứng NVL .................... 57 
4.3.4. Nguyên nhân của những tồn tại trên ................................................... 59 
4.4. Một số biện pháp cải thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Xí
Nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai (DONAMAY) ........................................... 60 
4.4.1. Hoàn thiện định mức tiêu dùng NVL ................................................. 60 
4.4.2. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường NVL ............................... 61 
4.4.3. Đảm bảo chất lượng NVL................................................................... 64 
4.4.4.Tăng cường công tác đào tạo tiêu dùng NVL ...................................... 64 
4.4.5. Thực hiện khuyến khích sản xuất ....................................................... 67 
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................... 70 
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 70 
vi


5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 71 
5.2.1. Đối với Xí Nghiệp: ............................................................................. 71 
5.2.2. Đối với nhà nước: ............................................................................... 71 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 72 
 

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGĐ

Ban Giám Đốc

CIF

Cost, Insurance and Frieght (Giá thành, bảo hiểm và vận chuyển)

Co.Ltd

Lemited Company

DN

Doanh Nghiệp

DONAMAY

Xí Nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai

EU

European Union (Liên minh Châu Âu)

FOB

Free on Board (Giao lên tàu)


ISO

International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu
chuẩn Thế Giới)

KH

Khách hàng

MMTB

Máy móc thiết bị

NVL

Nguyên vật liệu

QTCN

Quy trình công nghệ

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TP

Trưởng phòng

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VN

Việt Nam

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

XN

Xí Nghiệp

N.Giá


Nguyên giá

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Donamay qua hai năm................................................. 15 
Bảng 2.2. Tình hình trang bị tài sản cố định ................................................................. 16 
Bảng 2.3: Các khách hàng chính của Donamay ............................................................ 20 
Bảng 4.1: Tình hình kinh doanh trong nước của Xí Nghiệp Donamay ........................ 33 
Bảng 4.2: So sánh tình hình kinh doanh trong nước của Xí Nghiệp Donamay ............ 33 
Bảng 4.3: Tình hình kinh xuất khẩu của Xí Nghiệp Donamay ..................................... 34 
Bảng 4.4: So sánh tình hình xuất khẩu của Xí Nghiệp Donamay ................................. 34 
Bảng 4.5: Sản lượng các sản phẩm của Xí Nghiệp Donamay....................................... 36 
Bảng 4.6: So sánh sản lượng các sản phẩm của Xí Nghiệp Donamay .......................... 36 
Bảng 4.7: Cơ cấu thị trường .......................................................................................... 37 
Bảng 4.8:Nguyên vật liệu năm 2010 ............................................................................. 39 
Bảng 4.9: Tình hình cung ứng nguyên vật liệu của XN qua hai năm 2009-2010 ......... 42 
Bảng 4.10: Danh sách các nhà cung ứng NVL cho XN ................................................ 44 
Bảng 4.11: Bảng tổng giá trị nguyên vật liệu của các đơn vị cung ứng cho Xí Nghiệp
qua hai năm 2009-2010 ................................................................................................. 44 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí Nghiệp ........................................................................ 10 
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất .......................................................................... 14 

Hình 3.1: Biểu đồ nhập khẩu bông của VN trong sáu tháng đầu năm 2011 ..................... 26 
Hình 3.2: Biểu đồ nhập khẩu vải của Việt Nam qua các tháng năm 2011 ........................ 27 
Hình 3.3: Sơ đồ chuỗi cung ứng hợp nhất. ................................................................................ 30 
Hình 4.1: Biểu đồ tình hình xuất nhập khẩu của XN từ 2008-2010.................................... 35 
Hình 4.1:Biểu đồ cơ cấu thị trường của Xí Nghiệp qua hai năm 2009-2010 ................... 37 
Hình 4.2: Biểu đồ tình hình cung ứng NVL cho XN năm 2010 theo thị trường ............. 45 
Hình 4.3: Sơ đồ quy trình mua hàng ............................................................................................ 46 
Hình 4.4: Sơ đồ tiếp nhận nguyên vật liệu ................................................................................. 51 
Hình 4.5: Hệ thống kho ................................................................................................................... 53 
Hình 4.6: Sơ đồ bố trí kho nguyên liệu ....................................................................................... 54 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Báo cáo nhập khẩu tháng 12 năm 2010
Phụ lục 2: Mẫu phiếu mua hàng hoặc bốc vác vận chuyển
Phụ lục 3: Mẫu phiếu xuất kho
Phụ lục 4: Mẫu giấy đề nghị lĩnh vật tư
Phụ lục 5: Bảng cấp phát nguyên phụ liệu

xi


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, dệt may là một trong những ngành được chú trọng phát triển khi

Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những ưu thế về nguồn nhân
công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh, Việt Nam có
thể đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt may để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn, đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, vừa giải quyết được việc làm cho phần
lớn người lao động.
Số liệu do báo chí công bố cho thấy, trong năm 2011, ngành dệt may đặt mục
tiêu xuất khẩu đạt tới 13 tỷ đô la, chiếm khoảng 2,5 % thị phần toàn cầu. Hàng dệt
may, thêu đan, may mặc của Việt Nam hiện đứng thứ 5 của thế giới và phấn đấu tiến
lên hàng top 3 trong những năm tới. Trong năm 2011, hàng dệt may xuất khẩu của
Việt Nam sang Hoa Kỳ thu về gần 7 tỷ đô la, bán sang EU thu hơn 2 tỷ đô la và xuất
qua Nhật Bản chiếm một tỷ rưỡi đô la, kim ngạch trên một tỷ đô la còn lại là tại các thị
trường khác khắp các châu lục. Mặc dù đang dẫn dầu về kim ngạch xuất khẩu, ngành
dệt may Việt Nam đang phải đối phó với ít nhiều khó khăn, vì hầu hết doanh nghiệp
dệt may vẫn làm theo cách gia công, tỷ lệ chiếm tới 70%, kế đó là do giá nguyên liệu
trên thế giới có xu hướng tăng, vì thế sản phẩm do mình làm ra dù có tăng nhiều,
nhưng cũng không tăng nhanh bằng những gì mình phải nhập vào để sản xuất ra thành
phẩm. Nguyên liệu do khách hàng cấp, họ mua giá cao thì cũng tính giá cao với mình.
Hòa chung với dòng chảy đó , Xí Nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai cũng
không thể tránh khỏi những khó khăn trong việc nhập nguyên vật liệu dùng cho sản
xuất. Làm sao để chủ động được nguyên liệu, tìm được nguồn hàng ổn định không bị
ép giá, quá trình sản xuất được ổn định, từ đó mới tạo ra doanh thu cao cải thiện được


đời sống công nhân viên Xí Nghiệp nói riêng và góp phần xây dựng đất nước nói
chung.
Từ những gì đã tìm hiểu, được khảo sát thực tế tại Xí Nghiệp trong thời gian
thực tập, tôi đã thực hiện đề tài “Phân tích thực trạng cung ứng nguyên vật liệu đầu
vào tại Xí Nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai”. Phân tích và đưa ra các giải pháp
phù hợp nhằm giải quyết những mặt còn hạn chế trong cung ứng nguyên vật liệu, góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung:
Tìm hiểu hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của Xí Nghiệp May Công Nghiệp
Đồng Nai và các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung ứng nguyên vật liệu tại Xí
Nghiệp.
b. Mục tiêu cụ thể:
Đề tài tập trung các mục tiêu cụ thể sau đây:
 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp trong giai đoạn 20092010.
 Thực trạng cung ứng nguyên vật liệu: vải các loại và các phụ liệu may tại Xí
Nghiệp.
 Phân tích hoạt động thu mua, sử dụng và quản lý nguồn nguyên vật liệu trong Xí
Nghiệp.
 Một số giải pháp nhằm cải tiến công tác cung cấp nguyên vật liệu tại Xí Nghiệp.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi không gian: tại Xí Nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai
b. Phạm vi thời gian:
Thời gian nghiên cứu: số liệu thu thập chủ yếu trong hai năm 2009 và 2010, đối
với một số chỉ tiêu có thể mở rộng thêm thông tin năm khác.
Thời gian làm đề tài từ: 09/2011 - 12/2011.
1.4. Cấu trúc đề tài
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Trình bày lí do chọn đề tài, sự cần thiết, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của
luận văn, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, cấu trúc đề tài.
2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
Giới thiệu sơ lược và tình hình sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp.
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Nêu lên những khái niệm, định nghĩa có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu,

phương pháp nghiên cứu được dùng để nghiên cứu cho đề tài.
CHƯƠNG 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận đã được thu thập trong quá trình điều
tra nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Rút ra những kết luận trong quá trình tìm hiểu, khảo sát nghiên cứu và thảo
luận, từ đó đưa ra một số ý kiến kiến nghị nhằm góp phần giải quyết vấn đề.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về ngành dệt may Việt Nam
Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nếu phân loại theo nguồn vốn
sở hữu thì số doanh nghiệp dệt may ngoài quốc doanh tại Việt Nam là 1172
doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước là 307 doanh nghiệp và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài là 472 doanh nghiệp. Còn nếu phân loại theo số lao
động thì có 1270 doanh nghiệp có dưới 500 lao động, 399 doanh nghiệp có từ 500
đến 1000 lao động, 244 doanh nghiệp có từ 1000 đến 5000 lao động và chỉ có 8 doanh
nghiệp có từ 5000 lao động trở lên. Như vậy có thể thấy số lượng doanh nghiệp dệt
may có quy mô nhỏ và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đa số tại Việt
Nam.
Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là thực hiện các
đơn hàng gia công xuất khẩu cho phía nước ngoài. Số doanh nghiệp có khả năng
thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện vẫn chưa nhiều. Do đó, giá trị gia
tăng trong các sản phẩm may mặc của Việt Nam còn thấp, dẫn đến lợi nhuận thu về
chưa tương xứng với khả năng cũng như giá trị xuất khẩu cao trong những năm qua.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp may mặc trong nước lại chưa chú trọng đến thị

trường nội địa với số dân đông đảo hiện nay. Chính vì thế, hàng may mặc Việt
Nam dù được đánh giá khá cao tại nước ngoài thì lại không được coi trọng ở trong
nước. Quần áo của Trung Quốc với giá rẻ và mẫu mã đa dạng có thể được tìm thấy ở
khắp các cửa hàng, siêu thị, chợ của Việt Nam trong khi hàng Việt Nam thì hầu như
vắng bóng. Gần đây, hàng may mặc của Việt Nam với một số thương hiệu
như Việt Tiến, Ninomaxx, Blue Exchance, Phong Phú, PT2000, BamBoo, Foci,
Made in Vietnam v.v. đã dần được người tiêu dùng Việt Nam chú ý hơn. Tuy

4


nhiên, ở phân khúc thị trường hàng may mặc giá rẻ thì hàng Việt Nam vẫn chưa thể
cạnh tranh được với hàng Trung Quốc ngay trên “sân nhà”.
Một thực tế nữa là ngành may mặc của Việt Nam vẫn bị phụ thuộc khá
nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, với trị giá nguyên phụ liệu nhập
khẩu thường chiếm gần 70 – 80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, giá
trị thực tế mà ngành may thu được không hề cao so với con số kim ngạch xuất khẩu.
Điều này một lần nữa lý giải tại sao tuy giá trị xuất khẩu của ngành may cao nhưng
cả chủ và thợ trong ngành lại không mặn mà lắm với công việc.
Trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp may Việt Nam
hiện nay vẫn còn thấp hơn 30 – 50% so với mặt bằng chung của khu vực.
Vai trò và tầm quan trọng của ngành dệt may
Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, ngành Dệt may tiếp tục giữ vị trí quan
trọng trong nền kinh tế đất nước bằng những đóng góp lớn vào việc thu dụng lao động
và ổn định đời sống xã hội cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu. Ngành hiện
sử dụng trên 2 triệu lao động – trong đó hơn 1.3 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỉ
trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước và đạt kim ngạch xuất khẩu 11.2
tỉ USD/năm 2010, là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với mức đóng góp trên
16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trên bản đồ xuất khẩu dệt may thế giới,
dệt may Việt Nam cũng đã vươn lên rất nhanh: Năm 1995 Dệt may Việt Nam chỉ xuất

khẩu được 850 triệu USD và chưa có tên trong bản đồ xuất khẩu dệt may thế giới, thì
đến năm 2010 đã xuất khẩu trên 11 tỷ USD. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu dệt
may lớn thứ 2 vào thị trường Hoa Kỳ, thứ 3 tại thị trường Nhật Bản, thứ 9 tại thị
trường EU.
Mặc dù Việt Nam phải đối mặt với các điều kiện thâm nhập có sự phân biệt đối
xử ở một số thị trường nhưng tình hình xuất khẩu của ngành khá ấn tượng. Việc gia
nhập WTO là một cơ hội cải thiện sự thâm nhập thị trường thế giới của Việt Nam.
Tiềm năng xuất khẩu hàng may mặc có thể được coi là cao do tầm quan trọng của
ngành trong xuất khẩu của Việt Nam, các mục tiêu hướng tới tăng trưởng đầy tham
vọng của chính phủ và tiềm năng của thị trường Hoa Kỳ nhờ có hiệp định thương mại
song phương Việt Hoa Kỳ. Hướng tập trung cần nhằm vào mục tiêu dài hạn, chuyển
đổi từ việc Việt Nam là nước thầu phụ công đoạn cắt, may, trang trí bị động sang việc
5


giảm hàm lượng nhập khẩu và khiến Việt Nam có một vai trò năng động hơn trên thị
trường. Ngành may mặc cần cải tiến các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước, tăng
cường năng lực thiết kế, cải tiến năng suất cắt may, nâng cấp công nghệ dệt, tạo mối
liên kết với người mua hàng cuối cùng và chuyển đổi quy mô chất lượng cho các sản
phẩm có giá trị cao hơn.
Bên cạnh đó dệt may Việt Nam gặp phải không ít khó khăn về nguyên liệu đầu
vào, các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước không hoàn toàn đáp ứng thỏa mãn nhu
cầu; ngành dệt trong nước không đủ khả năng cung cấp những nguyên liệu cần thiết
cho sản xuất hàng may mặc, điều này giải thích phần nào cho thời gian sản xuất kéo
dài hơn so với Trung Quốc.Nguyên liệu đầu vào 90% là nhập khẩu, thế nên tỉ trọng
xuất khẩu cao nhưng thu vào thì không bao nhiêu. Vấn đề này đang được chính phủ
cũng như Hiệp Hội Ngành Dệt May Việt Nam và các doanh nghiệp dệt may trong
nước quan tâm và đang có những biện pháp ngắn hạn và dài hạn để khắc phục.
XN May Công Nghiệp Đồng Nai (Donamay) là một bộ phận của ngành Dệt
May Việt Nam, cũng đang từng bước có những cải tiến về sản phẩm cũng như chiến

lược lâu dài để khắc phục những khó khăn đang gặp phải, thực hiện xúc tiến việc thâm
nhập thị trường trong nước cũng như đầu tư hơn về mặt Maketing để sản phẩm mang
thương hiệu của mình ra thị trường quốc tế, chủ động tìm các nguồn hàng chất lượng
uy tín và hợp lý để đáp ứng nhu cầu NVL trong sản xuất, tạo mối quan hệ tốt với đối
tác tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài.
2.2. Sơ lược về XN May Công Nghiệp Đồng Nai (Donamay)

2.2.1. Giới thiệu chung về XN.
Xí Nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai là đơn vị trực thuộc công ty Cổ Phần
Tổng Hợp Gỗ Tân Mai. Xí Nghiệp chuyên sản xuất hàng gia công về may mặc xuất
khẩu chủ yếu theo đơn đặt hàng. Chủ yếu xuất khẩu sang thị trường thế giới như : Nga,
Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Ý, HongKong, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Đài Loan…
6


 Tên xí nghiệp: XÍ NGHIỆP MAY CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
 Tên giao dịch quốc tế : INDUSTRIAL GARMENT COMPANY OF DONG
NAI.
 Tên viết tắt : DONAMAY Co.Ltd
 Địa chỉ : Đường số 1, Khu công nghiệp Biên Hòa1, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh
Đồng Nai.
 Điện thoại : 061. 3836236-3836117 - Fax : 061. 3836118
 Website: www.donamay.com - Email:
 Giấy phép kinh doanh số: 101577
 Giám đốc : Ông PHẠM VĂN SƠ
 Phụ trách Kinh doanh (phó Giám đốc) : Bà NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
 Vốn đầu tư : 8,796,540,000 VNĐ.
 Vốn điều lệ : 4,561,390,000 VNĐ.
 Khách hàng truyền thống : Baon, Finnflare, Cool Air, Gollas, Butel, Worldwide
Fashion…

 Ngành nghề : Dệt may – thời trang.
 Sản phẩm chủ yếu : Jackets, down jackets, sportwears, casual pants, coats.
 Loại hình thương mại : Sản xuất gia công, Nhà xuất khẩu.
Logo XN May Công Nghiệp Đồng Nai:

2.2.2. Vị trí địa lý
Tổng diện tích mặt bằng của Xí nghiệp là 21.880 m2 .Công ty nằm trong khu
công nghiệp Biên Hòa I, cách thành phố Hồ Chí Minh 25 km về phía Đông Bắc, cách
cảng COGIDO và cảng Đồng Nai 1.5 km, rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa
bằng đường thủy và đường bộ.

7


2.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của Xí Nghiệp
Xí Nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai với tên giao dịch là DONAMAY được
thành lập theo quyết định số : 18/QD – UBND tỉnh Đồng Nai ngày 05/07/1987 giấy
phép kinh doanh số : 101577. Xí Nghiệp là đơn vị có tư cách pháp nhân và hạch toán
báo cáo vì sử dụng con dấu riêng theo thể thức nhà nước quy định.
Những năm đầu thành lập :
- Đội ngũ cán bộ công nhân làm việc gồm hơn 150 người trong khoảng 50 người
có tay nghề may.
-

Xí Nghiệp có diện tích 21,880 m2 , trong đó khu nhà xưởng có 500 m2

- Máy móc thiết bị ban đầu 100 máy đạp chân SINGER kiểu cũ và một số máy
móc chuyên dụng lạc hậu đã qua sử dụng.
- Khi mới thành lập vốn đầu tư ban đầu là 80,000,000 VNĐ trong đó vốn điều lệ
là 14,000,000 VNĐ. Với kế hoạch ban đầu là sản xuất gia công 50,000 áo quần nội

thương các loại.
- Do nhu cầu mở rộng sản xuất và đòi hỏi phải đa dạng hóa hoạt động sản xuất,
giai đoạn năm 1988 – 1989 xí nghiệp đã sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng việc xuất
khẩu phải thông qua liên hợp các xí nghiệp dệt may TP.HCM.
- Ngày 12/01/1993 bằng quyết định số 72/QD – UBT của UBND tỉnh Đồng Nai,
Xí Nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai chính thức đổi tên thành Công Ty May Công
Nghiệp Đồng Nai. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của công ty.
- Ngày 05/02/1993 Công Ty May Công Nghiệp Đồng Nai được cấp giấy phép
xuất - nhập khẩu trực tiếp với đầy đủ các chức năng, điều kiện và có uy tín với bạn
hàng.
- Năm 2000 Công Ty đã có một cơ sở khang trang , nhà xưởng được mở rộng,
trang thiết bị được cải tiến (24 chuyền may với trên 1000 máy móc, có cả máy điện tử
20 đầu), đội ngũ cán nộ công nhân lành nghề, có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức sản
xuất. Đời sống cán bộ công nhân viên trong Công Ty ngày càng được nâng cao.
- Năm 2003 Công Ty áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001-2000 vào quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh. Chất lượng sản phẩm của Công Ty ngày càng được nâng cao và
khẳng định được uy tín với bạn hàng.
8


- Năm 2005 Công Ty May Công Nghiệp Đồng Nai đã sát nhập vào Công Ty
Tổng Hợp Gỗ Tân Mai, trở thành đơn vị trực thuộc của Công Ty Tổng Hợp Gỗ Tân
Mai, và chính thức đổi tên là Xí Nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai (viết tắt
DONAMAY Co.Ltd).
- Năm 2006 Công Ty Tổng Hợp Gỗ Tân Mai cổ phần hóa và chính thức đổi tên
thành Công Ty Cổ Phần Gỗ Tân Mai. Việc sát nhập và cổ phần hóa của DONAMAY
là nhu cầu tất yếu của quá trình toàn cầu hóa và việc gia nhập WTO của Việt Nam.
Giúp DONAMAY nâng cao khả năng về vốn cũng như lợi thế cạnh tranh.
- Năm 2006 xí nghiệp cổ phần hóa với vốn đầu tư khoảng : 8,796,540,000 VNĐ
trong đó vốn điều lệ là : 4,561,390,000 VNĐ.

- Sau khi sát nhập hiện Xí Nghiệp có hai xưởng may chuyên dụng và chuyển đổi
một số diện tích khác bao gồm : cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị thành loại hình kinh
doanh khác như : kho, bãi, nhà ở…và chúng thuộc quyền quản lý của xí nghiệp trực
thuộc khác.
2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi SXKD của Donamay
 Chức năng hoạt động:
 Đảm nhiệm công việc quan trọng là duy trì sự ổn định của Donamay, không
ngừng phát triển sản xuất hàng hóa trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay với nền
kinh tế thị trường, không ngừng nâng cao thu nhập cho công nhân viên và từng bước
nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo tín nhiệm với khách hàng.
 Donamay có nhiệm vụ kinh doanh mặt hàng may mặc theo kế hoạch, quy hoạch
của Tổng Công ty và theo yêu cầu của thị trường : sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu
nguyên liệu, phụ liệu may mặc và các ngành liên quan đến sản phẩm may mặc.
 Chức năng chủ yếu của Donamay là sản xuất các sản phẩm may theo đơn đặt
hàng gia công của khách hàng với sản phẩm các loại như :Jackets, down jackets,
sportwears, coats, skiwears, jeans, vests…
 Nhiệm vụ:
 XN Donamay có nhiệm vụ thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước, chấp hành
đầy đủ các chính sách kinh tế, pháp luật nhà nước.

9


 Quản lý sử dụng hiệu quả tài sản, vật tư, tiền vốn, máy móc thiết bị trong lao
động.
 Thực hiện phân phối theo lao động,chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện
làm việc, đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học,
kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
 Bảo vệ XN, bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự xã hội và làm tròn
nghĩa vụ quốc phòng. Thực hiện sản xuất các sản phẩm may mặc đa dạng phong phú,

phục vụ nhu cầu trong nước về xuất khẩu.
 Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, các phương pháp may mặc tiên tiến
nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành để tăng sức cạnh
tranh trên thị trường.
 Thực hiện đúng các chế độ hạch toán kinh tế của nhà nước ban hành. Tăng
cường sản xuất với chất lượng sản phẩm ổn định, nâng cao dần mức thu nhập của
người lao động để họ gắn bó với XN, đảm bảo đúng tiến độ sản xuất giữ vững khách
hàng.
 Phạm vi kinh doanh:
Donamay có chức năng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng may
mặc theo ngành nghề kinh doanh và mục đích thành lập của Xí Nghiệp.
Phạm vi kinh doanh chủ yếu của Donamay là sản xuất các sản phẩm may theo
đơn đặt hàng gia công của khách hàng với sản phẩm các loại áo ấm, áo trượt tuyết,
quần áo thể thao, jeans, áo sơ mi,…Các mặt hàng thay đổi theo mùa.
2.2.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí Nghiệp
 Cơ cấu bộ máy tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của Donamay gồm có 3 phòng ban và một phân xưởng sản xuất
chính với gần 328 cán bộ công nhân viên.

10


Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí Nghiệp

GIÁM ĐỐC

P.Giám Đốc
Kinh Doanh

Phòng Tổ Chức

– Hành Chính

P.Giám Đốc
Sản Xuất

Phòng Kinh
Doanh

Phòng Kỹ
Thuật

Xưởng
May

Nguồn: Phòng Tổ Chức – Hành Chính
 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
Ban giám đốc: Gồm Giám Đốc và hai Phó Giám Đốc.
+ Giám Đốc: Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của xí nghiệp,
chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị, phát triển vốn theo phương án đã được
Hội Đồng Quản Trị phê duyệt thông qua Đại Hội Cổ Đông, xây dựng và trình Hội
Đồng Quản Trị chuẩn ý về kế hoạch phát triển đề án tổ chức của xí nghiệp. Thực hiện
các phương án đã được duyệt, ký hợp đồng lao động và báo cáo cho Hội Đồng Quản
Trị tình hình tài chính của xí nghiệp theo quy định.
+ Phó Giám Đốc: Trợ giúp cho Giám Đốc. Khi cần có thể thay Giám Đốc giải
quyết các công việc thông qua sự ủy quyền của Giám Đốc, các quyết định phải nằm
trong phạm vi được ủy quyền.
Phòng Kinh Doanh:
Chịu trách nhiệm về hạch toán kinh tế, tính toán kết quả hoạt động kinh doanh,
theo dõi công nợ, làm báo cáo phân tích tài chính, xem xét đánh giá tình hình kinh
doanh để báo cáo kịp thời với Ban Giám Đốc.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm cho xí nghiệp và thực hiện kế hoạch
đó bằng cách xây dựng và lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu nhằm đạt mục tiêu đã
đề ra trong kế hoạch kinh doanh của xí nghiệp.
11


Xây dựng kế hoạch sản xuất các đơn hàng và theo dõi tình hình thực hiện kế
hoạch sản xuất gia công dựa trên những thông tin thu thập được của bộ phận kế toán.
Phụ trách về mặt tài chính và kế toán của xí nghiệp, có trách nhiệm theo dõi
tình hình xuất – nhập khẩu kho tài sản, quản lý, lập kế hoạch, phương án sản xuất, theo
dõi tiến độ thực hiện sản xuất, cấp phát nguyên phụ liệu theo định mức, đảm bảo đồng
bộ cho sản xuất và kịp tiến độ giao hàng, vạch ra phương hướng, nhiệm vụ cho xí
nghiệp, lên kế hoạch hoạt động theo đúng mục tiêu mà Hội Đồng Quản Trị đã đề ra.
Đồng thời theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, làm thủ tục hải quan xuất
nhập khẩu, tham kiến với Ban Giám Đốc về giá cả thị trường, kiểm tra việc xuất hóa
đơn bán hàng, làm thủ tục xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, phòng Kinh Doanh của xí
nghiệp còn có chức năng giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng
mua bán sản phẩm, lên kế hoạch tìm kiếm khách hàng và từng bước thâm nhập mở
rộng thị trường trong và ngoài nước.
Tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi tình hình công nợ,
xây dựng bộ máy tài chính trong toàn xí nghiệp, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban
Giám Đốc.
Phòng Kỹ Thuật:
Giám sát kỹ thuật sản xuất, kiểm tra nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất,
kiểm tra sản phẩm sau khi làm xong, chuẩn bị đầy đủ các thông số kỹ thuật cho bộ
phận Ra Rập, bộ phận Sơ Đồ chuẩn bị cắt nguyên phụ liệu
Thông tin, lên kế hoạch về việc chuẩn bị sản xuất cho các đơn hàng: các loại
nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất như chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, chủng loại vải,
màu sắc, hình dáng sản phẩm…
Xác định mức thời gian cho từng công đoạn sản phẩm làm sao cho vừa đảm bảo

đúng, vừa đảm bảo tiết kiệm nguyên vật liệu đồng thời phối hợp với các chuyên gia kỹ
thuật của khách hàng giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất.
Xây dựng các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công nhân. Phối hợp với phòng
tổ chức hành chính để tổ chức thi tuyển lao động, thi nâng bậc cho công nhân.
Quy trình công nghệ(QTCN):
Do đặc tính sản xuất của hàng may mặc thường gồm nhiều công đoạn, mỗi mặt
hàng, mỗi sản phẩm lại có những công đoạn sản xuất đặc trưng riêng biệt cho mặt
12


hàng đó. Khi có đơn hàng, tùy theo mẫu mã mà QTCN có nhiệm vụ sắp xếp thiết kế
chuyền đưa xuống sản xuất sao cho hợp lý.
Phòng Tổ Chức – Hành Chính:
Làm nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám Đốc sắp xếp bộ máy xí nghiệp gọn nhẹ
và đạt hiệu quả tối ưu, sắp xếp cán bộ công nhân viên chức theo đúng ngành nghề đào
tạo, đề xuất với Ban Giám Đốc giải quyết các chính sách, các chế độ cho công nhân
viên chức về lương, thưởng, BHYT, BHXH theo đúng luật lao động, lưu trữ công văn
tài liệu hành chính và thực hiện công tác về hành chính và quản trị của công ty. Theo
dõi sự biến động về nhân sự, tuyển dụng lao động khi có nhu cầu.
Xưởng may:
Gồm 10 chuyền may với 500 máy may cùng các máy móc thiết bị khác, sản
xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật và mẫu mã do phòng Kỹ Thuật đưa ra và chuyển giao
cho bộ phận hoàn tất đóng gói để tiếp tục các bước cuối cùng như: ủi, gấp, đóng
gói,..Sau đó giao cho khách hàng hoặc nhập kho chờ bán, chờ làm thủ tục xuất khẩu.

13


×