Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

DƯ HỒ THẢO VY

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ MÔI TRƯỜNG ĐẾN
HÀNH VI SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

DƯ HỒ THẢO VY

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ MÔI TRƯỜNG ĐẾN
HÀNH VI SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2006
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH ẢNH
HƯỞNG CỦA THUẾ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP.BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI” do Dư Hồ Thảo Vy,
sinh viên khóa 34, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG đã bảo vệ thành
công trước hội đồng ngày __________________________

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ, người đã sinh thành và
nuôi nấng, dạy dỗ con đến ngày hôm nay. Xin cảm ơn các em và những người thân đã
luôn động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô trong Khoa Kinh tế
đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức, những bài học quý báu mà
nhờ đó em có thể vận dụng nó một cách thiết thực vào công việc và cuộc sống.
Em xin trân trọng tỏ lòng biết ơn đến sự hướng dẫn tận tình của thầy Đặng
Thanh Hà, người đã giúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp trong quá trình thực tập và hoàn
thành Khoá Luận Tốt Nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn chú Hồng thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Biên Hòa,
chị Giang thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, … đã nhiệt tình giúp đỡ và cung
cấp những thông tin cần thiết giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Xin chân thành cảm ơn!
TPHCM, ngày

tháng


Sinh viên
Dư Hồ Thảo Vy

năm 2012


NỘI DUNG TÓM TẮT
DƯ HỒ THẢO VY. Tháng 6 năm 2012. “Phân Tích Ảnh Hưởng của Thuế
Môi Trường đến Hành Vi Sử Dụng Túi Nilon của Người Tiêu Dùng tại TP.Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai”.
DU HO THAO VY. June, 2012. “Analyzing The Impacts of Environmental
Tax on Consumption in Bien Hoa City, Dong Nai Province”.
Ô nhiễm tăng dần với sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại. Rác
thải sinh hoạt tràn lan chưa được xử lý đúng đắn sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng.
Túi nilon được cho là một sản phẩm nguy hại cho môi trường lẫn sức khỏe con người
dưới dạng tiềm ẩn. Luật Thuế Bảo vệ Môi Trường đã được Quốc hội thông qua và có
hiệu lực kể từ ngày 1/1/2012, trong đó có khoản mục liên quan đến túi nilon. Đề tài
được thực hiện tại Tp. Biên Hòa với mục đích đánh giá mức hiệu quả của loại thuế
này.
Kết quả cho thấy mức thuế làm giảm lượng sử dụng túi nilon của người dân tại
địa bàn nghiên cứu, tỉ lệ giảm là 20,97%. So mới mức chỉ tiêu đưa ra là 70 – 80% là
chưa đạt. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng sử dụng của
người tiêu dùng sau khi có thuế, bao gồm các biến như giới tính, trình độ, thu nhập,
môi trường, thuế, lượng sử dụng, sản phẩm thay thế. Kết quả cho thấy thuế không ảnh
hưởng nhiều đến quyết định của người tiêu dùng mà chủ yếu là thói quen có hoặc
không có sử dụng sản phẩm thay thế và nhận thức môi trường của mỗi cá nhân.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan
nhà nước và người tiêu dùng nhằm góp phần hiệu quả giảm bớt lượng ô nhiễm và tác
hại do túi nilon gây ra.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 

vii 

DANH MỤC CÁC BẢNG 

viii 

DANH MỤC CÁC HÌNH 

ix 

DANH MỤC PHỤ LỤC 



CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 



1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1.

Mục tiêu chung

2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể

2

Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.

1.3.1.

Phạm vi thời gian

3

1.3.2.


Phạm vi không gian

3

1.3.3.

Đối tượng nghiên cứu

3

1.4.

Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 



2.1.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

4

2.2.

Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu


5

2.2.1.

Điều kiện tự nhiên

5

2.2.2.

Điều kiện kinh tế xã hội

8

2.3.

Giải pháp đối với nilon

16

2.4.

Tình hình rác thải tại thành phố Biên Hòa

19

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.1.


Cơ sở lý luận

21 
21


3.1.1.

Một số khái niệm

21

3.1.2.

Tác hại của túi nilon

23

Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu

24


3.2.2.

Phương pháp thống kê mô tả

25

3.3.3.

Phương pháp xử lý số liệu

25

3.3.4.

Phương pháp so sánh

25

3.3.5.

Phương pháp phân tích hồi quy

26

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 

31 

4.1.


Thực trạng sử dụng túi nilon tại Tp. Biên Hòa

4.2.

Phân tích ảnh hưởng của thuế môi trường đến hành vi sử dụng túi nilon của

người tiêu dùng
4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi hành vi tiêu dùng

31

32
34

4.3.1.

Đặc điểm kinh tế xã hội của các đối tượng khảo sát

34

4.3.2.

Nhận thức về tác hại của túi nilon

36

4.3.3.


Nhận thức về mức thuế

36

4.3.4.

Các yếu tố ảnh hưởng hành vi của người tiêu dùng

38

4.4.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng

41

4.5.

Một số ý kiến đề xuất nhằm tăng hiệu quả giảm lượng sử dụng túi nilon

43

4.5.1.

Sử dụng các sản phẩm thay thế

43

4.5.2.


Tăng thuế đến mức tối ưu

47

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 

48 

5.1.

Kết luận

48

5.2.

Kiến nghị

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

51 

PHỤ LỤC 

53 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KTTĐPN

Kinh tế trọng điểm phía Nam

ANQP

An ninh quốc phòng

PSSSTĐ

Phương sai sai số thay đổi

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết quả sau khi đánh thuế vào sản phẩm túi nilon

33

Bảng 4.2. Độ tuổi của người được phỏng vấn

34

Bảng 4.3. Mức thu nhập của người được phỏng vấn


36

Bảng 4.4. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Qui Chưa Hiệu Chỉnh

39

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định mô hình sau khi chữa khỏi bệnh PSSSTĐ

40

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định P-value với mức ý nghĩa 5% và dấu ước lượng của các
biến

41

Bảng 4.7. Yếu tố ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng thể hiện qua lượng túi nilon 
thay đổi 

43 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Biên Hòa

5


Hình 2.2. Ngày không túi nilon – The Nature day

18

Hình 2.3 Túi sử dụng nhiều lần được áp dụng tại hệ thống siêu thị Coopmart

19

Hình 3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng

24

Hình 4.1. Đặc điểm về trình độ học vấn của người được phỏng vấn

35

Hình 4.2. Nhận biết của người tiêu dùng về tác hại của túi nilon

36

Hình 4.3. Nhận biết của người được phỏng vấn đối với mức thuế môi trường

37

Hình 4.4. Đánh giá của người được phỏng vấn về mức thuế

38

Hình 4.5 Hình ảnh của túi giấy


45

Hình 4.6. Hình ảnh của túi vải không dệt

47

Hình 4.7. Hình ảnh các loại cà mên

48

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Mô hình hàm tuyến tính
Phụ lục 2. Kiểm định và chữa bệnh cho mô hình
Phụ lục 3. Luật thuế bảo vệ môi trường
Phụ lục 4. Bảng câu hỏi phỏng vấn

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – đô thị hóa và cùng

với nó là sự gia tăng chất thải sinh hoạt, trong đó có chất thải túi nilon. Các bao bì

nilon hiện đang sử dụng ở nước ta và nhiều nước trên thế giới thuộc loại khó và lâu
phân hủy. Những đặc điểm ưu việt trong sản xuất và tiêu dùng túi nilon đã làm lu mờ
các tác hại đối với môi trường khi thải bỏ. Đó cũng là lý do chính yếu giải thích tại sao
túi nilon lại được dùng rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới bất chấp những cảnh
báo về tác hại to lớn và nhiều mặt tới môi trường, sức khỏe và trở thành vấn nạn trong
quản lý môi trường ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Theo ước tính mỗi năm Việt Nam sử dụng 12.000 tấn túi nilon. Kết quả khảo sát tại
năm tỉnh, thành phố của Cục Kiểm soát Ô nhiễm năm 2010 cho thấy mỗi hộ gia đình
sử dụng 223 túi/tháng, tương đương 1 kg túi nilon/hộ/tháng.
Cũng như nhiều thành phố công nghiệp khác, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai đang đối mặt với tình trạng rác thải từ túi nilon tràn ngập mọi nơi. Mặc dù đã được
thu dọn, chuyên chở đến các bãi rác để xử lý, nhưng thói quen và sự vô ý thức xả rác
bừa bãi của nhiều người đã khiến mối nguy hại do rác từ túi nilon ở thành phố trở nên
nghiêm trọng. Với những nơi bán hàng như siêu thị BigC, Metro, Coop Mart Đồng
Nai, hay như chợ Biên Hòa, Tân Phong, Tân Mai, Tân Hiệp, lượng túi nilon đến tay
người mua hàng là rất lớn. Trung bình mỗi ngày một gia đình ở Biên Hòa sẽ phải
mang về nhà 5 đến 10 chiếc túi nilon lớn, nhỏ. Với một thành phố có khoảng một triệu
dân thì đây là nơi dùng túi nilon với số lượng không phải là nhỏ trong ngày.
Hiện nay ở thành phố Biên Hòa, số lượng túi nilon được tập trung về bãi rác để
xử lý và tái chế chiếm tỉ lệ không cao, đa phần còn lại thường bị vứt bỏ không đúng
nơi qui định gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, không khí, nghiêm trọng


hơn là đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con
người. Việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon đang là vấn đề gây đau đầu các cấp
quản lý trong ngành môi trường.
Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường có vị trí đặc biệt quan trọng. Môi
trường bị hủy hoại chủ yếu là do sự phá hoại của con người. Vì vậy, muốn bảo vệ môi
trường trước hết phải tác động đến con người. Pháp luật với tư cách là hệ thống các
quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo

vệ con người. Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, góp phần thay đổi hành vi
của người tiêu dùng trong việc giảm sử dụng túi nilon, khuyến khích sản xuất sản
phẩm thay thế thân thiện với môi trường, ngày 15/11/2010, Luật Thuế Bảo vệ Môi
Trường đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2012. Trong đó,
nhóm hàng hóa là túi nilon được quy định mức thuế từ 30 – 50 ngàn đồng/kg (tương
đương 100 – 150% giá hiện hành). Trước thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay,
việc tính thuế bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân, các nhóm hàng hóa cụ
thể sẽ góp phần giúp nhà nước có được nguồn thu ổn định để chi cho các hoạt động xử
lý, bảo vệ, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như các hệ lụy do ô nhiễm
môi trường gây ra.
Mức thuế này có ảnh hưởng đến lượng sử dụng của người tiêu dùng? Mức độ
ảnh hưởng ra sao? Các yếu tố nào làm cho người tiêu dùng quyết định chuyển sang sử
dụng loại túi thân thiện với môi trường? Đề tài “Phân tích ảnh hưởng của thuế môi
trường đến hành vi sử dụng túi nilon của người tiêu dùng tại TP.Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai” sẽ là rõ những vấn đề trên.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích ảnh hưởng của thuế môi trường đến hành vi sử dụng túi nilon của
người tiêu dùng tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng sử dụng túi nilon của người tiêu dùng tại TP. Biên Hòa
Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về tác hại của túi nilon và mức thuế
môi trường đã áp dụng

2



Đánh giá tác động của thuế môi trường đến hành vi sử dụng túi nilon của người
tiêu dùng.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi lượng sử dụng túi nilon của
người tiêu dùng sau khi áp dụng thuế
Đề xuất kiến nghị để áp dụng thuế môi trường có hiệu quả.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 05/03/2012 đến ngày 01/06/2012.
1.3.2. Phạm vi không gian 
Đề tài được tiến hành điều tra, nghiên cứu và thực hiện tại Tp. Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai, chủ yếu là khu vực chợ Biên Hòa.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là người dân sống gần khu vực chợ Biên Hòa,
hàng ngày tiêu thụ một lượng túi nilon để đáp ứng nhu cầu cá nhân.
1.4.

Cấu trúc khóa luận
Đề tài gồm 5 phần chính được chia thành 5 chương:
Chương 1: Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và

phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan đề tài; diều
kiện tổng quát bao gồm đặc điểm tự nhiên, các điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở
thành phố Biên Hòa; các giải pháp của thế giới và Việt Nam đối với túi nilon.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Trình bày các khái niệm
có liên quan, lĩnh vực nghiên cứu và các phương pháp áp dụng trong nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Chương này trình bày những kết

quả của nghiên cứu. Bao gồm: đánh giá hiệu quả của thuế môi trường đánh trên túi
nilon và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thay đổi sản phẩm tiêu dùng
của người dân tài Tp. Biên Hòa. Nêu một số ý kiến của người dân về giải pháp giảm
lượng túi nilon trên thị trường.
Chương 5: Tóm lược kết quả nghiên cứu và kiến nghị nhằm tìm ra phương án
thích hợp để thuế có hiệu quả cao đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Nguyễn Văn Êm, 2009. Đánh giá nhận thức của người dân trong việc giảm sử

dụng túi ni-lông tại quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh. Đề tài cho thấy người
dân nhận thức được vấn đề môi trường đang ngày càng xấu đi. Họ biết rõ nguyên nhân
cũng như tác hại của ô nhiễm rác thải, nhưng họ vẫn chưa sẵn lòng trả để cải thiện môi
trường. Hầu hết người dân còn chưa tiếp cận được các chương trình bảo vệ môi trường
nói chung và giảm sử dụng túi nilon nói riêng. Giải pháp cho vấn đề giảm sử dụng túi
ni-lông là tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý môi trường, tăng cường sinh
hoạt, tuyên truyền ở tổ dân phố, phát huy tối đa hiệu quả của các chương trình truyền
thông đại chúng trong việc nâng cao nhận thức trong việc giảm sử dụng túi ni-lông và
bảo vệ môi trường cho xã hội.
Đoàn Trọng Ân, 2010. Xác định mức thuế tối ưu đối với túi nilon nhằm làm
giảm rác thải túi nilon ở thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài tiến hành điều tra ngẫu nhiên
100 người dân ở Tp.HCM, kết quả cho thấy trung bình mỗi tháng mỗi người sử dụng
46 cái túi nilon, và lượng rác thải túi nilon hàng năm đang tăng dần trong các năm,

riêng năm 2009 trung bình mỗi ngày Tp.HCM thải ra khoảng 64,54 tấn rác túi nilon.
Đề tài đã tính được mức thuế tối ưu đối với túi nilon là 315 đồng/túi. Doanh thu thuế
ước tính vào khoảng 648 tỉ đồng/năm. Lợi ích của chính sách thuế đối với túi nilon
mang lại cho toàn thành vào khoảng 201 tỉ đồng/năm. Và mỗi tháng có khoảng 60
triệu túi nilon được giảm sử dụng khi có chính sách thuế. Đề tài cũng đã đưa ra những
kiến nghị chuẩn bị trước thuế để cho việc áp dụng chính sách thuế được tốt hơn ở
Tp.HCM. Bên cạnh đó là những chi tiêu thích hợp nguồn doanh thu từ thuế.


2.2.

Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

Nguồn: thegioivitinh.wordpress.com

Hình 2.1 Bản đồ hành chính thành phố Biên Hòa
a) Vị trí địa lý
Tọa độ vị trí địa lý của Tp. Biên Hòa là: vĩ độ Bắc từ 10053’24’’ đến 11000’24’’
và kinh độ Đông từ 106045’37’’ đến 106056’20’’.
Theo kết quả thống kê hiện trạng đất đai năm 2005, tổng diện tích đất tự nhiên
của thành phố là 15.508,57 ha, chiếm 2,63% diện tích tự nhiên của tỉnh, mật độ dân số
trung bình 3.430 người/km2.
Thành phố Biên Hòa nằm ở khu vực phía Tây của tỉnh Đồng Nai với các địa
giới hành chính cụ thể như sau:
-

Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu


-

Phía Nam giáp huyện Long Thành

-

Phía Đông giáp huyện Trảng Bom

-

Phía Tây giáp các huyện Dĩ An, Tân Uyên của tỉnh Bình Dương và Quận 9
của Tp.Hồ Chí Minh
5


Tp. Biên Hòa nằm trên cả hai bờ sông Đồng Nai – nguồn nước cấp sinh hoạt
quan trọng của cả vùng KTTĐPN (song diện tích chủ yếu của thành phố nằm ở bờ Bắc
của sông), cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 30 km theo hướng Quốc lộ 1A và
Tp.Vũng Tàu 90km theo hướng Quốc lộ 51. Ở vị trí này, Tp.Biên Hòa có vị trí địa lý
và vai trò đặc biệt quan trọng như sau:
-

Là thành phố công nghiệp lớn nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của Tp. Hồ Chí
Minh, là địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị và ANQP như đầu mối liên
kết rất quan trọng giữa vùng Đông Nam bộ với vùng Tây Nam bộ và vùng
Tây Nguyên.

-

Là đầu mối giao thông quan trọng của Quốc gia với các hệ thống giao thông

đường bộ (Quốc lộ 1A, 20, 51) và đường sắt Bắc – Nam đi qua, có sân bay
Quân sự Biên Hòa rộng 40km2, hệ thống giao thông đường thủy quan trọng
trên sông Đồng Nai và sẽ liên kết chặt chẽ về giao thông vận tải với sân bay
Quốc tế Long Thành trong tương lai.

-

Là trung tâm phát triển công nghiệp năng động của vùng KTTĐPN và của
cả nước.

-

Thành phố có hệ thống phát triển cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, có điều
kiện thuận lợi thu hút đầu tư, làm động lực phát triển cho cả tỉnh Đồng Nai
và khu vực.

Vì vậy Tp. Biên Hòa có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế - văn hóa với các
tỉnh, thành khác ở khu vực Nam Bộ và trong phạm vi cả nước.
b) Đặc điểm khí hậu
Tp. Biên Hòa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với các đặc trưng
chung của vùng khí hậu miền Đông Nam bộ, song do có vị trí địa lý nằm ở khu vực
phía Tây của tỉnh Đồng Nai, nên so với Trung tâm tỉnh Đồng Nai (trạm Long Khánh),
điều kiện khí hậu của Tp. Biên Hòa gần gũi hơn đặc điểm khí hậu tại các huyện Dĩ An,
Tân Uyên của tỉnh Bình Dương và Quận 9 của Tp. Hồ Chí Minh; đặc điểm khí hậu
chung là nắng nhiều, mưa tập trung theo mùa, tạo sự khác biệt theo mùa là mùa khô và
mùa mưa. Trong đó:
-

Mùa mưa kéo dài từ tháng 05 đến tháng 10, thường đến sớm hơn miền Tây
Nam bộ.

6


-

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 04 năm sau.

(1). Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí tương đối cao, song chênh lệch
trung bình giữ các tháng ít. Theo số liệu quan trắc trên địa bàn tỉnh trong 5 năm
(2001 – 2005), nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Đồng Nai có xu hướng tăng từ
0,1 – 0,30C/năm (tổng giá trị tăng là 0,40C/5 năm), trong đó riêng tại khu vực
Tp. Biên Hòa có mức tăng cao nhất tới 0,70C.
(2). Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí nhìn chung là khá cao. Trong đó:
- Trung bình năm là 78,9%.
- Vào mùa mưa độ ẩm thường đạt 80 – 90%.
- Vào mùa khô độ ẩm giảm không đáng kể (70 – 80%).
- Ẩm nhất thường là vào khoảng tháng 8 – 10 (trên 90%).
(3). Lượng mưa: Thành phố có lượng mưa vào loại thấp so với các khu vực
khác, trung bình từ 1.600 đến 1.800 mm/năm; phân bố theo mùa và tập trung
chủ yếu vào mùa mưa với hơn 85% tổng lượng mưa trong năm, trong đó tập
trung nhiều ở các tháng 8, 9, 10, cá biệt có ngày lượng mưa lớn tập trung với
lưu lượng trên 100mm/ngày. Sự phân bố lượng mưa theo mùa có ảnh hưởng rất
lớn đến nguồn nước ngầm và chế độ canh tác trong nông nghiệp.
(4). Số giờ nắng: Số giờ nắng trung bình trên khu vực thành phố khá cao, ngay
trong mùa mưa cũng có trên 5,4 giờ/ngày và vào mùa khô là trên 8 giờ/ngày.
(5). Chế độ gió: Hướng gió chính thay đổi theo mùa. Vào mùa khô gió chủ đạo
chuyển hướng dần từ hướng Bắc sang Đông, Đông – Nam và Nam. Vào mùa
mưa gió chủ đạo theo hướng Tây – Nam và Tây. Tần suất lặng gió trung bình
hàng năm là 26%, lớn nhất vào tháng 8 (33,5%) và nhỏ nhất vào tháng 4
(14,1%). Tốc độ gió trung bình là 1,4 – 1,7 m/s.

Trên khu vực thành phố Biên Hòa hầu như không có bão, song gió giật và gió
xoáy thường xảy ra vào khoảng thời gian đầu và cuối mùa mưa (tháng 9) hàng
năm.
c) Đặc điểm thủy văn
Sông Đồng Nai bắt nguồn từ các vùng núi tỉnh Lâm Đồng, chảy qua địa phận
tỉnh từ Tân Phú đến Nhơn Trạch với chiều dài khoảng 290km, trong đó dòng chảy
sông Đồng Nai được khống chế bởi chế độ mưa, vì vậy thay đổi nhiều theo không gian
7


và thời gian. Chế độ thủy văn của sông Đồng Nai ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống
sông rạch trong khu vực thành phố.
Đoạn sông Đồng Nai chảy qua khu vực thành phố dài khoảng 10km, phân
thành nhánh phụ (sông Cái) và tạo nên cù lao Hiệp Hòa. Chế độ thủy văn sông Đồng
Nai phụ thuộc vào chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Khi chưa có nhà
máy thủy điện Trị An, vào mùa kiệt lưu lượng nước sông giảm xuống chỉ còn 50m3/s
và nước mặn thâm nhập sâu đến vị trí trên trạm bơm Hóa An (nồng độ NaCl ≈ 397
mg/l). Sau khi có thủy điện Trị An, biên độ mặn đã bị đẩy lùi về phía dưới hạ lưu Tp.
Biên Hoà.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Kinh tế
Tổng sản phẩm nội địa (GDP): Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm
tăng 14,03%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả Tỉnh Đồng Nai. Tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) theo giá hiện hành tăng từ 5,381 tỷ đồng năm 2000 lên đến 18,011 tỷ đồng
năm 2009. GDP bình quân đầu người là 2.457 USD tăng gấp 2,44 lần so với năm 2000
là 1.009 USD.
Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: tăng bình quân 15,45%,
trong đó giá trị sản xuất công nghiệp khối ngoài quốc doanh và khối doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, riêng khối doanh nghiệp nhà nước tăng chậm so
với kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn năm

2009 là 51.452 tỷ đồng, tăng gần 10 lần so với năm 2000 là 5.180 tỷ đồng. Thành phố
Biên Hoà có 05 KCN là: Biên Hoà 1, 2, Amata và Loteco, Agtex 28 và 02 cụm công
nghiệp là: cụm công nghiệp may Tân Hiệp và cụm công nghiệp Long Bình. Ngoài ra
thành phố còn quy hoạch 02 cụm công nghiệp: cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh với
41 cơ sở sản xuất gốm và Hiệp hội gốm Đồng Nai và cụm công nghiệp gỗ Tân Hòa để
thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gốm và gỗ gây ô nhiễm môi trường đan xen trong
khu dân cư vào các cụm công nghiệp.
Ngành thương mại – dịch vụ: được thành phố quan tâm phát triển, tăng từ
28,66% năm 2000 lên 34,36% năm 2009. Tập trung phát triển mạng lưới siêu thị,
trung tâm thương mại, dịch vụ vận thải công cộng, dịch vụ tài chính, du lịch sinh
thái….thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư thương mại dịch vụ, nâng cao đáng kể
8


chất lượng ngành dịch vụ…. Dịch vụ nhà ở phát triển, hình thành sàn giao dịch kinh
doanh bất động sản, trên địa bàn thành phố có 8.482 hộ kinh doanh cho thuê nhà trọ
với quy mô 55.760 phòng trọ phục vụ cho sinh viên, công nhân các khu công nghiệp,
tạo điều kiện xây dựng mới 408 căn nhà ở xã hợi với diện tích 6.400 m2 tại phường
Tam Hòa. Tỷ lệ hộ kinh doanh thương mại dịch vụ chiếm 98,8% trong tổng số hộ
đăng ký mới, tỷ lệ vốn chiếm 97,88% trong số vốn hộ cá thể đăng ký kinh doanh.
Hoạt động vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư và lưu thông hàng hóa,
phát triển 14 tuyến xe buýt phủ khắp các đường phố chính, mở mới 15 tuyến xe liên
Tỉnh, nâng số tuyến xe từ thành phố đến các Tỉnh là 38 tuyến, nâng cấp bến xe Hố Nai
và mở thêm 03 bến xe tại Huyện Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ và Định Quán. Hệ thống thông
tin liên lạc phát triển, chất lượng họat động được nâng cao. Dịch vụ tài chính phát triển
khá nhanh, nhất là dịch vụ tín dụng, ngân hàng và bảo hiểm. Về dịch vụ du lịch, tạo
điều kiện đầu tư 02 điểm dừng du lịch tại chợ Biên Hoà và cù lao Ba Xê, đưa vào khai
thác điểm du lịch cù lao Ba Xê, đang tiếp tục triển khai thêm 02 điểm dừng du lịch tại
các phường Bửu Long và Bửu Hoà, kết nối với làng nghề truyền thống gốm Biên Hòa
và khu du lịch Bửu Long, từng bước hình thành tuyến du lịch trên sông Đồng Nai.

Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 26,43%. Tình hình xuất
khẩu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, cuối năm 2009 tình
hình kinh tế phục hồi, mức tăng trưởng kinh tế khả quan nhưng thị trường xuất khẩu
chưa thật sự ổn định.
Sản xuất nông nghiệp: phát triển theo hướng sản xuất gắn với bảo vệ môi
trường, nông nghiệp đô thị và phát triển nông nghiệp sạch. Về trồng trọt, thực hiện
diện tích canh tác rau an toàn trên địa bàn là 49,5 ha. Cục Sở hữu trí tuệ đã xét duyệt
tiêu chuẩn và cấp giấy chứng nhận thương hiệu rau an toàn. Về chăn nuôi, đã chấm
dứt nuôi gia cầm và thực hiện phương án ngưng chăn nuôi gia súc trên địa bàn thành
phố. Hiện nay số lượng đầu gia súc đã giảm 70% so với đầu năm 2007.
Diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn là 123 ha, với sản lượng đạt
2.100 tấn (số lượng bè nuôi cá hiện nay là 896 bè). Thành phố đã tăng cường quản lý,
kiểm tra hộ nuôi cá bè, không để hộ sống trên bè, phát sinh bè mới, xử lý kịp thời hộ
kéo bè từ các huyện khác về địa bàn. Nhằm bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai, thành
phố đã phê duyệt quy hoạch làng cá bè và đang triển khai thực hiện nghiêm túc theo
9


quy hoạch, dự kiến đến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành việc bố trí 256 bè đủ tiêu chuẩn
vào quy hoạch.
Hàng năm tổ chức phát động trồng cây xanh tập trung theo quy hoạch và trồng
cây phân tán ở các cơ quan, đơn vị, trường học, cây xanh ven suối, trong 05 năm đã
trồng thêm được 44,5 ha, tổng diện tích rừng hiện có 1.397 ha, trong đó rừng phòng hộ
là 183,5 ha. Triển khai thực hiện dự án rừng phòng hộ, môi trường cảnh quan Trung
tâm lâm nghiệp Biên Hòa với các nội dung: Dự án sinh cảnh trong phân khu sinh thái
cảnh quan thực hiện 119,36 ha/162 ha; dự án vườn sưu tập thực vật thực hiện 6,55
ha/14,69 ha, đã trồng hơn 40 loài cây gỗ lớn các loại và đang thực hiện dự án vườn
ươm với diện tích 6,7 ha, hoàn thành chỉ tiêu diện tích cây xanh đô thị theo Nghị quyết
đề ra 4 m2/người.
Lĩnh vực xây dựng và quản lý đô thị cơ bản thực hiện được 07 nhóm chỉ tiêu

kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của đô thị loại 2 bao gồm các chỉ tiêu nhà ở công trình công
cộng; giao thông; cấp nước; cấp điện và chiếu sáng đô thị; thông tin và bưu điện; có 2
chỉ tiêu chưa đạt gồm tỷ lệ nước bẩn được thu gom, xử lý và đất cây xanh công
cộng. Tập trung điều chỉnh quy hoạch chi tiết các phường, xã phù hợp với điều chỉnh
quy hoạch chung giai đoạn 2010 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều
chỉnh quy hoạch xã Hiệp Hòa thành khu vực Trung tâm thương mại tổng hợp, giao
dịch quốc tế; triển khai công tác chồng ghép bản đồ quy hoạch lên bản đồ giải thửa,
làm cơ sở cho công tác quản lý quy hoạch xây dựng; hoàn thành quy hoạch 1/500 khu
trung tâm hành chính - văn hoá - thương mại thành phố, quy hoạch cảnh quan sông
Đồng Nai và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết một số địa điểm nhằm mục tiêu triển
khai thực hiện dự án phát triển kinh tế xã hội.
b) Văn hóa – xã hội
Văn hóa - Thông tin - Thể thao: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá” chú trọng hơn đến chất lượng, kết quả thực hiện cơ bản đạt mục tiêu có
82% khu phố (ấp) đạt tiêu chuẩn văn hóa; có 03 phường, xã được công nhận phường,
xã văn hóa, kể cả tái công nhận và có 1 đường phố văn hóa; 90% hộ gia đình được
công nhận có đời sống văn hóa; 95% cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp có đời sống văn
hóa tốt. Triển khai mô hình xây dựng chung cư văn hóa và quy định cụ thể về tiêu
chuẩn công nhận chung cư văn hóa.
10


Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh
thần cho nhân dân, xây dựng 110 đội văn nghệ quần chúng, phục vụ 374 buổi văn
nghệ với trên 420 ngàn lượt người xem; các câu lạc bộ đờn ca tài tử, đội văn nghệ cán
bộ phụ nữ cao tuổi thường xuyên biểu diễn giao lưu với các đơn vị bạn trong và ngoài
Tỉnh. Hoạt động TDTT được tổ chức chu đáo, thu hút mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa
tuổi tham gia, cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”
đi vào chiều sâu.
Lĩnh vực khoa học - công nghệ: Tăng cường đầu tư cho hoạt động khoa học

công nghệ vào các lĩnh vực quản lý kinh tế xã hội như phối hợp cùng Sở Khoa học Công nghệ thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ “Xây dựng hệ thống thông tin địa lý
(GIS) phục vụ công tác quản lý đô thị”; dự án “Xây dựng trang thông tin điện tử” đưa
vào hoạt động có hiệu quả; dự án “Quy hoạch làng cá bè trên sông Đồng Nai phù hợp
cảnh quan sinh thái đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”; dự án “Quy hoạch
chuyển đổi cơ cấu cây trồng”; dự án “Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng cây ăn quả
phục vụ du lịch sinh thái”; đào tạo tin học cho cán bộ chủ chốt và cán bộ phường xã,
tiến hành lắp đặt đường truyền ADSL cho các phường, xã và phòng, ban thành phố.
Thực hiện ứng dụng đề tài “Phần mềm dùng chung quản lý văn bản”; đề tài “Nghiên
cứu, ứng dụng đèn LED sử dụng năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng”; tổ
chức chuyển giao công nghệ trồng rau mầm cho nông dân; chuyển giao quy trình thực
hành nông nghiệp tốt (GAP) cho xã viên HTX rau an toàn; triển khai thực hiện ISO
9001:2000 ở 07 phòng và Văn phòng HĐND-UBND thành phố đối với một số lĩnh
vực nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
Phát triển giáo dục: Quan tâm chất lượng dạy và học gắn với thực hiện cuộc
vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”,
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ nhà
giáo, giáo viên đạt chuẩn ngành học mầm non 98%, tiểu học 99,5%, THCS 99,7%,
THPT 99,87%.
Công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục được giữ vững, chất lượng được
nâng dần lên. Đến nay, các phường, xã đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ phổ cập
giáo dục tiểu học và THCS đúng độ tuổi; phổ cập bậc trung học theo quy định tạm
thời của Tỉnh, trong đó 10 phường, xã đạt chuẩn phổ cập bậc trung học theo hướng
11


dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổng chi cho xây dựng trường lớp trong 5 năm hơn
200 Tỷ đồng, chiếm 37% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản trong nguồn vốn ngân sách
thành phố, đầu tư trên 15 tỷ đồng để sửa chữa trường lớp trong dịp hè; cấp trên 9,3 Tỷ
đồng mua sắm bổ sung trang thiết bị góp phần xóa lớp học ca 3 và phục vụ công tác
dạy và học.

Hệ thống Trung tâm học tập cộng đồng đã phủ kín các phường, xã và đi vào
hoạt động nề nếp, có sự chuyển biến tích cực về chất lượng, chủ động phối hợp với
các Trung tâm văn hóa tại địa phương, các cơ quan, đoàn thể của thành phố mở gần
1.500 lớp học với khoảng 200 chuyên đề và trên 100 ngàn lượt người theo học, phát
huy được tác dụng, từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần
xây dựng xã hội học tập theo Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 18/5/2010 của Thủ
tướng Chính phủ.
Công tác xã hội hóa giáo dục triển khai sâu rộng, tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, xây dựng được 16 trường mầm non tư thục,
dân lập; 01 trường tiểu học dân lập; 05 trường trung học phổ thông tư thục có nhiều
cấp học và trên 300 nhóm trẻ mầm non ngoài công lập. Đến nay, số học sinh ngoài
công lập đạt Tỷ lệ so với tổng số trẻ đến trường khá cao: Mầm non trên 72%; tiểu học:
2,2%; trung học cơ sở: 4,8%; trung học phổ thông trên 20%. Hội Khuyến học thành
phố phát triển khá mạnh, các phường, xã đều có hội khuyến học và trên 100 chi hội
khuyến học cơ sở. Đã hỗ trợ, giúp đỡ cho trên 16.000 lượt học sinh có hoàn cảnh khó
khăn được đến trường, khen thưởng trên 5.000 lượt học sinh vượt khó, học giỏi, trị giá
gần 15 Tỷ đồng, tạo chuyển biến nhận thức trong nhân dân đối với tầm quan trọng và
lợi ích của việc học.
Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Đầu tư cơ sở vật chất, trang bị
mới cho 12 trạm y tế phường, xã các máy siêu âm, máy điện tim, máy nha, máy theo
dõi tim thai, 30/30 trạm y tế có bác sĩ phục vụ ổn định và đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch và các bệnh xã hội nguy hiểm, khống chế
không để dịch lớn xảy ra; thường xuyên kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm ở các cơ
sở sản xuất, kinh doanh. Số hộ sử dụng nước sạch, đến cuối năm 2009 đạt tỷ lệ
99,2%. Công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em được thực hiện tốt, tiêm
chủng đủ các loại vắc xin cho trẻ em đạt chỉ tiêu hơn 99% và khống chế các bệnh nguy
12


hiểm cho trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 7,5%. Tỷ lệ tăng

dân số tự nhiên giảm còn 1%, tuy nhiên, dân số cơ học tăng nhanh ảnh hưởng đến
công tác quản lý chung của thành phố.
Công tác Lao động - Thương binh và Xã hội: Giải quyết việc làm cho 116.273
lao động đạt 104%, trong đó giải quyết việc làm thông qua các chương trình kinh tế xã
hội 49.982 lao động, đưa vào các doanh nghiệp 62.223 lao động, đưa đi đào tạo và học
nghề ở nước ngoài 68 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn từ 2,32% năm 2005
đến nay còn 2,2%; tổng số lao động qua đào tạo nghề 144.200 người, nâng số lao động
qua đào tạo nghề từ 34% năm 2005 đến nay lên 44%.
Quỹ xóa đói giảm nghèo vận động trên 06 tỷ đồng và sử dụng có hiệu quả, cho
10.919 lượt hộ vay vốn ưu đãi với doanh số trên 23 Tỷ đồng, 2.869 lao động nghèo
được hỗ trợ kinh phí học nghề và giải quyết việc làm, trên 10.000 lượt hộ nghèo được
cấp BHYT với kinh phí 300 triệu; miễn, giảm học phí trên 200 triệu, hỗ trợ đồng bào
dân tộc nghèo trên 100 triệu đồng, vì vậy tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm, từ 1,59%
năm 2005 xuống còn 0,1% năm 2009 và đến năm 2010 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới
là 0,8%. Quan tâm công tác chăm lo đời sống cho gia đình chính sách, các đối tượng
xã hội, vận động trên 2,4 tỷ đồng quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây mới và sửa chữa 16 căn
nhà tình nghĩa, thực hiện tốt việc trợ cấp ưu đãi, trợ cấp thường xuyên, đột xuất cho
các gia đình chính sách và các đối tượng xã hội. Có trên 80% hộ gia đình chính sách
có mức sống trên trung bình, không có hộ nghèo.
c) Phát triển cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của thành phố phát triển tương đối đa dạng với đủ các loại
hình: đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không và đường bộ. Trong đó:
- Đường sắt : Tuyến đường sắt Bắc - Nam xuyên qua thành phố Biên Hòa có
chiều dài 17 km (trong đó qua nội thành 10,8 km) với nhiều đoạn đường cắt ngang qua
khu vực đô thị, nhiều công trình xây dựng dọc tuyến với khoảng cách ly không an toàn
gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, đi lại của nhân dân thành phố. Hiện nay, Tỉnh
đã có chủ trương thực hiện dự án xây dựng tuyến đường bộ và đường sắt tránh Tp.
Biên Hoà (tuyến Quốc lộ 1A Trảng Bom – Ngã ba Vũng Tàu) nhằm giải quyết vấn đề
giao thông đường sắt và đường bộ của thành phố.

13


- Đường thủy : Hiện tại trên địa bàn thành phố có một số cảng như: cảng Long
Bình Tân, cảng COGIDO (thuộc nhà máy giấy Đồng Nai),... đã phục vụ có hiệu quả
trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Ngoài ra, còn có các bến đò như : bến đò
An Hảo, bến đò Kho, bến đò Trạm Bửu Long,... phục vụ việc đi lại của nhân dân trong
vùng. Trong thời gian tới thành phố sẽ tăng cường khai thác tiềm năng của giao thông
thuỷ, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trên sông Đồng Nai, nhất là đối với khu du
lịch Cù Lao Phố.
- Đường hàng không : Thành phố hiện có sân bay quân sự Biên Hòa với diện
tích 40 km2 và không thể đưa vào khai thác sử dụng rộng rãi được. Mặt khác, sự hiện
diện của sân bay cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển không gian đô
thị của thành phố.
- Đường bộ : Trong những năm qua với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng
làm, thành phố đã đầu tư, mở mới, nâng cấp và mở rộng nhiều tuyến đường nội, ngoại
ô thành phố. Từ năm 2000 đến nay đã hoàn thiện 81.417 m đường bê tông nhựa nóng;
41.173 m đường bê tông xi măng; 89.436 m đường cấp phối, đá dăm; xây dựng mới
03 cầu với tổng chiều dài 26 m; sửa chữa 03 cầu với chiều dài 19 m; mở mới một số
tuyến đường như đường nối đường 30/4 với đường Phan Đình Phùng, đường ven công
viên Biên Hùng, đường 5 nối dài,...; lắp đặt hệ thống chiếu sáng trên các tuyến đường
đáp ứng yêu cầu đi lại vào ban đêm; thường xuyên duy tu, sửa chữa các tuyến đường
nội ô; triển khai đề án đặt tên đường,... góp phần giảm ùn tắc giao thông, hạn chế tai
nạn, tạo điều kiện cho nhân dân thành phố đi lại thuận tiện hơn.
Hệ thống cấp, thoát nước
- Hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước Biên Hòa hiện nay đã đạt công suất
36.000 m3/ngày. Ngoài ra, trong năm 1998 thành phố đã xây dựng mới Nhà máy nước
Long Bình có công suất 30.000 m3/ngày để phục vụ cho KCN Biên Hòa 2 và dân cư
thành phố. Công suất thiết kế của Nhà máy nước Biên Hòa hiện nay đã lên tới 66.000
m3/ngày, song thực tế lượng nước cấp mới chỉ đạt 50.000 - 58.000 m3/ngày do thiếu

mạng lưới phân phối. Như vậy, hệ thống cấp nước của thành phố đã không ngừng
được nâng cấp cải tạo, góp phần nâng tỷ lệ số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh từ 82,5%
năm 2000 lên 97% năm 2005.

14


×