Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HƯỚNG dẫn SINH VIÊN NGHIÊN cứu KHOA HỌC VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.55 KB, 3 trang )

MỘT SỐ KHÓ KHĂN MÀ SINH VIÊN GẶP PHẢI KHI THỰC HIỆN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC
PHỤC DƯỚI GÓC NHÌN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Ths. Hoàng Duy Minh1

Tóm tắt
Nhiệm vụ của sinh viên ở các trường Đại học là học tập và nghiên cứu khoa học.
Ngoài lợi ích nâng cao năng lực sáng tạo, sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa học còn co
được một tư duy logic vững chắc. Tăng cường nghiên cứu khoa học trong sinh viên còn giúp
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo - mục tiêu mà giáo dục đại học đang và cần
hướng tới. Nội dung bài viết này thể hiện những kho khăn mà sinh viên khi thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học thường gặp phải và đề xuất một số giải pháp nhằm mục đích giúp sinh
viên vượt qua những kho khăn đo dưới goc nhìn của giảng viên hướng dẫn.

1. Đặt vấn đê
Hoạt động nghiên cứu khoa học là một hoạt động khó, không những đòi hỏi
phải có tố chất mà còn đòi hỏi phải có điều kiện về kinh tế và thời gian. Sinh viên hiện
nay đang là đối tượng tập nghiên cứu khoa học. Vì vậy, đây cũng chính là đối tượng
phải gánh chịu những khó khăn một cách nặng nề nhất từ chính hoạt động nghiên cứu
khoa học mang lại. Gánh nặng này có thể quá sức và buộc phải buông bỏ nếu như
không có bất cứ sự hỗ trợ nào. Ngoài những khó khăn mà chính nội dung nghiên cứu
mang lại, sinh viên còn phải đối mặt với những khó khăn mà khi bắt tay thực hiện đề
tài nghiên cứu mới cảm nhận được. Với vai trò là giảng viên hướng dẫn sinh viên thực
hiện nghiên cứu khóa học, một số khó khăn mà sinh viên gặp phải đã được nhìn nhận
và có hướng giải quyết cụ thể.
2. Khó khăn của sinh viên khi thực hiện đê tài nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học ở sinh viên là một hoạt động có tính tiềm năng. Bởi lẻ,
với sự sáng tạo và năng động của tuổi trẻ, các phát minh, sáng kiến mới luôn được
phát huy cao độ. Nhằm khuyến khích khả năng tự học, tự nghiên cứu khoa học trong
sinh viên, Trường Đại học Tiền Giang đã có nhiều chính sách khuyến khích như: Tăng
mức hỗ trợ kinh phí, cộng điểm rèn luyện, ưu tiên xét học bổng khuyến khích học tập


và cộng điểm trung bình tích lũy toàn khóa [1]. Đáp lại sự quan tâm của Nhà trường,
ngày càng nhiều sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học với chất lượng ngày càng cải
thiện. Một vài sản phẩm nghiên cứu của sinh viên đã được phát triển sâu hơn để tham
gia hội thi trong tỉnh và đã đạt được kết quả cao [2]. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận
rằng, trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu, mỗi sinh viên đều phải trãi qua
một số khó khăn:
Thứ nhất: Tính tự giác trong học tập là một yêu cầu mà mỗi sinh viên khi bước
chân vào trường đại học bắt buộc phải thực hiện. Đối với hoạt động nghiên cứu khoa
học, mức độ chủ động này cần phải phát huy ở mức độ cao nhất. Điều này có nghĩa,
bản thân sinh viên phải thật sự mày mò tìm kiếm hướng đi, giải pháp cho riêng mình
mà không cần phải trông chờ vào bất cứ ai đó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hầu như tất
cả các sinh viên đều chưa đạt đến mức độ tự học để có thể tự nghiên cứu khoa học.
1

Khoa Kỹ thuật Công nghiệp-Trường Đại học Trà Vinh


Thứ hai: Quỹ thời gian dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học là yếu tố ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng của một công trình nghiên cứu. Thực tế hiện nay, sinh
viên không có nhiều thời gian để nghiên cứu. Quỹ thời gian hiện có đều dành hầu hết
cho việc học tập ở lớp và một số hoạt động đoàn thể. Hoạt động nghiên cứu khoa học
thường sẽ được diễn ra sau giờ học mà chủ yếu vào các ngày nghỉ trong tuần. Một số ít
phải giảm thời gian nghỉ ngơi vào ban đêm hoặc buổi trưa để đảm bảo hoàn thành
đúng tiến độ công việc. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lòng nhiệt huyết và
sự say mê nghiên cứu của sinh viên.
Thứ ba: Sự thiếu thốn về trang thiết bị đã ảnh hưởng đến chất lượng cũng như
hướng nghiên cứu. Thực tế cho thấy, hầu hết các sinh viên có khả năng nghiên cứu
khoa học đều có hướng đi riêng của mình. Tuy nhiên, một số hướng đi mới đòi hỏi
phải có trang thiết bị hiện đại đi kèm. Trong một giới hạn về mức kinh phí, nhiều thiết
bị mới được bổ sung là điều không thể thực hiện được. Các hướng đi khác tuy có thể

tận dụng được các trang thiết bị hiện có, tuy nhiên tính mới, tính cấp thiết cũng như
tính thực tiển từ kết quả nghiên cứu mang lại thường không được đánh giá cao.
Thứ tư: Bất cứ hoạt động nào đều phải đòi hỏi kinh nghiệm từ trước đó. Nghiên
cứu khoa học không những không ngoại lệ mà còn đòi ở mức độ cao nhất. Sinh viên
thực hiện nghiên cứu khoa học thường đang đơn độc trong quá trình xử lý các nhiệm
vụ nghiên cứu. Ngoài sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn, bạn bè và thầy cô quen biết
cũng như mạng internet, hầu như chưa có kênh thông tin nào cung cấp đầy đủ, chi tiết
các kết quả, quá trình nghiên cứu trước đó. Sự thiếu hụt thông tin đã làm cho những ý
tưởng nghiên cứu khoa học mà sinh viên đề cử hoặc chuẩn bị thực hiện đều không
được chấp nhận.
Thứ năm: Công sức tiêu tán trong hoạt động nghiên cứu khoa học thường được
giảm đến mức tối đa thông qua các kỹ năng. Sự vận dụng càng khéo léo các kỹ năng,
lợi ích của nó mang lại càng lớn. Một số kỹ năng bắt buộc mà mỗi sinh viên khi thực
hiện nghiên cứu khoa học đều phải thực hiện: soạn thảo văn bản, phiên dịch tiếng anh,
tìm kiếm tài liệu, xữ lý số liệu. Tuy nhiên, những kỹ năng này hầu như chưa được đào
tạo một cách có bài bản và mức độ am hiểu của từng kỹ năng cũng không đồng nhất.
Điều này dẫn đến, sinh viên tiêu tốn khá nhiều thời gian cho các hoạt động phục vụ
cho nghiên cứu mà chưa đi vào vấn đề cần nghiên cứu.
3. Một số giải pháp nhằm hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học
Theo quy định hiện nay, sinh viên năm thứ hai và xếp loại trung bình tích lũy từ
loại khá trở lên đều có thể tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học [1]. Điều này có
nghĩa, sinh viên có nhiều thời gian để tiến hành nghiên cứu khoa học trong quá trình
học tập tại trường. Nhằm hỗ trợ cho sinh viên có thể vượt qua được những khó khăn
trong quá trình thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học, một số giải pháp sau
phải nên thực hiện:
Thứ nhất: Tăng cường tối đa thời gian nghiên cứu khoa học
Giảm bớt lượng thời gian không cần thiết để ưu tiên cho nghiên cứu là một giải
pháp hữu hiệu nhất để có một kết quả nghiên cứu sâu rộng. Các giải pháp bao gồm:
+ Hỗ trợ tối đa cho sinh viên các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động
nghiên cứu khoa học.

+ Hỗ trợ tối đa cho sinh viên khai thác kho tài liệu khổng lồ trên mạng thông
qua các tài khoản học thuật uy tín.


+ Lồng ghép một số nội dung nghiên cứu vào các hoạt động chính khóa tại lớp
nhằm giúp cho sinh viên có cái nhìn rõ ràng hơn trong việc định hướng nghiên cứu và
thực hiện, đồng thời cũng giảm bớt thời gian tìm kiếm và xử lý thông tin.
Thứ hai: Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu khoa học
Hợp tác trong nghiên cứu khoa học là cách tốt nhất và nhanh nhất để đi đến
thành công. Các giải pháp bao gồm:
+ Gắn kết tối đa hoạt động nghiên cứu của sinh viên với hoạt động nghiên cứu
của giảng viên nhằm khai thác tối đa kinh nghiệm nghiên cứu cũng như trao đổi các
vấn đề liên quan.
+ Quan tâm hơn nữa các vấn đề về tâm lý và suy nghĩ của sinh viên trong quá
trình thực hiện nghiên cứu với mục đích có thể tác động, động viên kịp thời.
+ Phát huy cao độ vai trò lãnh đạo của các tổ chức, Đoàn thể trong và ngoài
trường nhằm tranh thủ sự giúp đở về: tài chính, trang thiết bị, tư vấn…
Thứ ba: Tăng cường rèn luyện hơn kỹ năng mềm
Rèn luyện kỹ năng mềm tạo điều kiện khai thác tối đa các lợi thế nhằm thúc đẩy
nhanh quá trình nghiên cứu. Các giải pháp bao gồm:
+ Nâng cao dần tính tự học của sinh viên thông qua việc chia nhỏ các nhiệm vụ
nghiên cứu và kiểm tra thường quá trình thực hiện nhiệm vụ đó.
+ Cải thiện năng lực ngoại ngữ tin học thông qua việc giúp sinh viên dần tiếp
cận đến việc sử dụng tự điển và phần mềm chuyên ngành trong quá trình tra cứu, dịch
thuật, xử lý văn bản cũng như số liệu liên quan.
4. Kết luận
Sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học đã đang được khuyến khích.
Điều đó không có nghĩa là sinh viên sẽ thuận lợi trong hoạt động này. Hàng loạt các
khó khăn đã được nêu ra với góc nhìn của giảng viên hướng dẫn. Những khó khăn này
thật sự đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả nghiên cứu, kết quả học tập và tâm lý bản

thân. Một số giải pháp đã được đưa ra nhằm hạn chế tối đa những khó khăn này. Tuy
những khó khăn và giải pháp chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ ở tất cả mọi khía
cạnh, nhưng hi vọng sẽ góp sức xây dựng một môi trường nghiên cứu khoa học tốt đẹp
mà ở đó, sinh viên thuận lợi hơn cho hoạt động nghiên cứu khoa học của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trường Đại học Trà Vinh, Sổ tay sinh viên, 2015.
[2]. Http://www.tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1200/90787/Chinh-tri-Xa-hoi/HoiSinh-vien-Truong-Dai-hoc-Tra-Vinh--Nang-cao-tri-thuc--xung-kich-tinh-nguyen--tutin-hoi-nhap.aspx



×