Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐAKLAK LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.41 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HÀ DUY ĐÀO

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ TẠI ĐỊA BÀN
HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐAKLAK

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HÀ DUY ĐÀO

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ TẠI ĐỊA BÀN
HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐAKLAK

Nghành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. TRẦN ĐỘC LẬP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012




Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Phân Tích Hiệu Quả
Kinh Tế Cây Cà Phê Tại Địa Bàn Huyện Eakar, Tỉnh Đaklak ” do Hà Duy Đào, sinh
viên khóa 34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày ___________________ .

GV: Trần Độc Lập
Người hướng dẫn,

(Chữ ký)

________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký


(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, người đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi
khôn lớn thành người, người đã làm chỗ dựa và động viên tôi mỗi khi tôi vấp ngã, cho
tôi niềm tin và nghị lực để thực hiện ước mơ hoài bão của mình.
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô trên giảng đường Đại Học
Nông Lâm và đặc biệt là thầy cô của khao kinh tế đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho
tôi những kiến thức quí báu để tôi có thể tự tin trong công việc cũng như trong cuộc
sống sau này.
Xin chân thành biết ơn thầy Trần Độc Lập giảng viên Khoa Kinh Tế đã tận tình
giảng dạy, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn các co chú và anh chị trong phòng NN và PTNT huyện Eakar tỉnh
Đaklak tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn những người bạn thân bên cạnh tôi chia sẻ những khó khăn, ủng hộ
về tinh thần để tôi có thể hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn

TP.HCM ngày 5 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Hà Duy Đào


NỘI DUNG TÓM TẮT

HÀ DUY ĐÀO. Tháng 6 năm 2012. “ Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Cây Cà
Phê Tại Địa Bàn Huyện Eakar, Tỉnh Đaklak ”.

HA DUY DAO. June 2006. “ Assay Economic Efficiency Of Coffee At
Eakar District, Daklak Province”.

Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả kinh tế cây cà phê trên cơ sở phân tích số liệu
điều tra 80 hộ trồng cà phê trên địa bàn huyện Eakar, tỉnh Đaklak. Từ đó cho ra những
con số cụ thể để phản ánh một cách chính xác tính hiệu quả kinh tế của cây cà phê và
đề xuất những phương án giúp người dân nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu
rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.

 
 
 


MỤC LỤC
trang
Danh mục các chữ viết tắt


viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3. Phạm vi nguyên cứu

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4


2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Eakar
2.1.1. Vị trí địa lý

4

2.1.2. Địa hình và đất đai

5

2.1.3 Thời tiết-khí hậu

9

2.1.4. Các nguồn tài nguyên cơ bản

10

2.2. Tình hình kinh tế

11

2.2.1. Tình hình phát triển chung của vùng

11

2.2.2. Tình hình chung về sản xuất nông nghiệp

12

2.2.2.1. Cơ cấu Nông – Lâm – Thủy


12

2.2.2.2. Tình hình sản xuất cây cà phê tại địa bàn huyện

14

2.3. Tình hình dân số và lao động.

23

2.4. Vấn đề về tôn giáo

24

2.5. Y tế và giáo dục

24

2.5.1. Y tế

16

2.5.2. Giáo dục

24

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Sơ lược về cây cà phê


26
26

3.1.1. Nguồn gốc cây cà phê
3.1.2. Đặc điểm sinh thái của cây cà phê
vi 
 

4

26
27


3.1.3. Đặc điểm sinh học cây cà phê

28

3.1.4. Đặc điểm kỹ thuật cây cà phê

32

3.2 Cơ sở lý luận về kết quả sản xuất

33

3.2.1. Các chỉ tiêu đo lường kết quả kinh tế
3.3 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế

33

34

3.3.1 khái niệm

34

3.3.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế

34

3.3.3. Các chỉ tiêu kinh tế quan trọng khác

35

3.4. Phương pháp nghiên cứu

36

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

36

3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

37

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

38


4.1. Hiệu quả kinh tế cây cà phê.

38

4.2. Năng suất trung bình của một ha cà phê.

38

4.3 Doanh thu trung bình của một ha cà phê trong cả vòng đời

41

4.4. Chi phí trung bình cho một ha cà phê qua các giai đoạn.

43

4.4.1. Chi phí trung bình cho một ha cà phê trong GDSXCB

43

4.4.2. khấu hao xây dựng cơ bản cho một ha cà phê.

44

4.4.3. Chi phí đầu tư trung bình 1 ha cà phê trong GĐKD

49

4.4.4. Chi phí đầu tư trung bình cho một ha cà phê trong cả
vòng đời của dự án.


51

4.5. Phân tích độ nhạy

54

4.5.1. Phân tích độ nhạy một chiều của NPV theo giá cả

54

4.5.2. Phân tích độ nhạy hai chiều của NPV lợi nhuận theo
giá cả và lãi suất chiết khấu.

56

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

58

5.1 kết luận

58

5.2 kiến nghị

59

5.3 những hạn chế của đề tài


59
vii 

 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DT

Doanh Thu

LN

Lợi Nhuận

CPVC

Chi Phí Vật Chất

CPSX

Chi Phí Sản Xuất

CPLD

Chi Phí Lao Động

GDXDCB

Giai Đoạn Xây Dựng Cơ Bản


GDSXKD

Giai Đoạn Sản Xuất Kinh Doanh

viii 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Cơ cấu và thành phần đất huyện Eakar

8

Bảng 2.2. Tỷ trọng sản xuất của vùng theo cơ cấu ngành

11

Bảng 2.3 Cơ cấu Nông – Lâm – Thủy sản của huyện (2009-2011)

13

Bảng 2.4. Tỷ trọng các các ngành trong cơ cấu Nông – Lâm – Thủy sản

13

(2009-2011)
Bảng 2.5 Diện tích một số loại cây phổ biến của vùng


15

Bảng 2.6 Giá trung bình của cà phê tại địa bàn huyện Eakar qua các năm

19

Bảng 2.7 Số lượng đàn gia súc gia cầm năm (2009-2011)

22

Bảng 4.1 Năng suất trung bình của một ha cà phê qua các năm.

39

Bảng 4.2 Năng suất trung bình trên 1 ha cà phê theo độ tuổi phát triển

39

Bảng 4.3. Doanh thu trung bình của một ha cà phê trong cả vòng đời

42

Bảng 4.4. khấu hao thiếu bị máy móc và công cụ lao động cho một ha cà

44

phê.
Bảng 4.5. Chi phí trung bình cho một ha cà phê trong giai đoạn sản xuất


46

cơ bản.
Bảng 4.6. Tỷ lệ lao động nhà và lao động đi thuê trong tổng chi phí lao

47

động của GĐXDCB
Bảng 4.7 Chi phí đầu tư trung bình 1 ha cà phê trong GĐKD

49

Bảng 4.8 Tỷ lệ lao động nhà và lao động đi thuê trong tổng chi phí lao

50

động của GĐKD
Bảng 4.9 Chi phí đầu tư trung bình cho một ha cà phê trong cả vòng đời

52

của dự án
Bảng 4.10. Ngân lưu cho 1 ha cà phê trong cả vòng đời (20 năm)
Bảng 4.12 Phân tích độ nhạy một chiều của NPV lợi nhuận theo giá cả
ix 
 

53
55



Bảng 4.13 Phân tích độ nhạy hai chiều của NPV lợi nhuận theo giá cả và
lãi suất chiết khấu.


 

56


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bản đồ tỉnh đaklak

4

Hình 2.2 Đồ thị biểu diển sự gia tăng diện tích cây cà phê qua các năm

6

(2005-2011)
Hình 2.3 Hiện trạng cà phê bị khô hạn do thiết nước tưới

17

Hình 2.4. Biểu đồ biến động giá cà phê ở thị trấn giai đoạn 1992-2011

20

Hình 3.1. Sự phân bố các loại cành của cây cà phê


29

Hình 3.2. hoa cà phê nở vào mùa khô

30

Hình 3.3. quả cà phê khi chín

31

xi 
 


CHƯƠNG I
Mở Đầu

1.1.

Đặt vấn đề
Giống như nhiều quốc gia đang phát triển , nền kinh tế nước ta vẫn là một nền

kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp. Nguồn thu nhập chủ yếu vẫn dựa vào nông
nghiệp. Việc cải thiện nền nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến phúc lợi của
nhân dân và của cả nền kinh tế. Vì vậy đảng và nhà nước ta không ngừng lỗ lực cải
cách chính sách để ưu tiên phát triển nông nghiệp. Bên cạnh việc phát triển các cây
nông nghiệp như lúa, ngô, đậu tương …góp phần bình ổn an ninh lương thực trong
nước và thế giới thì các cây công nghiệp như tiêu , điều, ca cao, cao su… và đặc biệt
là vị trí số một của cây cà phê đã trở thành những nấc thang để đưa nền kinh tế nước

ta vươn lên những tầm cao mới.
Có thể nói không ai có thể phủ nhận những giá trị to lớn mà cây cà phê đem lại
cho nền kinh tế nước nhà nói chung và địa bàn huyện Eakar nói riêng ,tuy nhiên nó
cũng tiềm ẩn những nguy co rủi ro không nhỏ mà người nông dân cần phải lường
trước. Cà phê là mặt hàng khá nhạy cảm trên thị trường do cung- cầu và giá cả dễ
biến động. Ngành cà phê Việt Nam từng phải đối mặt với những đợt giảm giá kéo dài
trước năm 2004 và hiện tượng năm nay tăng diện tích ào ạt, năm sau lại chặt phá đã
xảy ra ở một số địa phương, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và
kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này. Cho tới nay kế hoạch sản xuất chủ yếu vẫn

 


được từng doanh nghiệp xác định riêng lẻ nên rất dễ bị động trong dự phòng nhằm
đối phó với thay đổi về giá cả và cung-cầu trên thế giới. Sự bất ổn về giá là một đặc
trưng cơ bản của thị trường nông sản nói chung và mặt hàng cà phê cũng không ngoại
lệ. Giá giao động mạnh khiến người nông dân khó phân bổ nguồn lực sản xuất một
cách có hiệu quả, thu nhập không ổn định khiến đời sống bấp bênh.
Được thiên nhiên ưa đãi đãi với diện tích đất đỏ bazan màu mỡ rộng khắp, cùng
với khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp với đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây
cà phê. Đaklak đã trở thành tỉnh thành có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước,
hàng năm xuất khẩu ra thị trường trong nước và thế giới hàng triệu tấn cà phê. Đem
lại một nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia. Eakar là một trong hai huyện có kinh
tế phát triển nhất tại Đaklak với phần lớn diện tích đất nông nghiệp là cà phê. Đời
sống của người dân nơi đây không ngừng được nâng cao nhờ vào loại cây được trồng
ở trên 50 quốc gia trên thế giới này. Tuy nhiên việc phát triển cây cà phê nơi đây cũng
không phải là con đường thẳng dẫn đến thành công, khi mà sự biến đổi khí hậu đã ảnh
hưởng rõ rệt đến năng suất và sản lượng cà phê, mạch nước ngầm ngày càng suy
giảm do người nông dân lạm dụng nguồn nước ngầm để tưới cây vào mùa khô, giá cả
không ổn định do phụ thuộc vào giá cả thế giới, việc trồng cà phê một cách ồ ạt

không có định hướng khi giá lên cao sẽ khiến cho cung vượt cầu. Bắt nguồn từ những
câu hỏi về hiệu quả kinh tế cũng như những khó khăn và thuận lợi của việc phát triển
cây cà phê tại huyện nhà, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm của thầy Trần Độc
Lập em xin được thực hiện đề tài “Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Và Thuận Lợi ,Khó
Khăn Của Mô Hình Phát Triển Cây Cà Phê Tại Địa Bàn Huyện Eakar Tỉnh Đaklak”
nhằm đưa ra những nhận định ,đánh giá về thực trạng sản xuất của địa bàn từ đó đề
xuất những phương án góp phần làm giảm thiểu rủi do cho người dân.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:
Đánh giá chung về tình hình sản xuất cà phê tại địa bàn huyện Eakar tỉnh
Đaklak . Từ quá trình tổng hợp và phân tích số liệu sẽ tính những chỉ tiêu kinh tế để

 


nói lên tính hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cà phê trên địa bàn một cách cụ thể
hơn.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá về hiệu quả kinh tế của cây cà phê thông qua các chỉ tiêu kinh tế:
NPV, IRR, PP…Đây đều là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về tính hiệu quả
của một dự án hay nói một cách gần gũi hơn ở đây là mô hình kinh tế của nông hộ.
- Phân tích đội nhạy một chiều của NPV theo giá cả
- Phân tích độ nhạy của NPV theo giá cả và suất chiết khấu.
- Đưa ra những nhận định, ý kiến thông qua những gì đã phân tích để góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nông dân.
- Đề xuất pháp tối ưu để có thể khắc phục những rủi ro có thể xảy ra với người
nông dân.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được nguyên cứu trong phạm vi địa bàn huyện
Eakar tỉnh Đaklak. Đây là nơi cây cà phê được phát triển mạnh mẽ. Với 31.450 hộ thì
có tới 70% hộ có trồng cà phê. Đây là một lợi thế rất lớn cho người điều tra vì nó dễ
dàng cho việc thu thập thông tin từ nông hộ.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hành tại huyện Eakar tỉnh Đaklak thời
gian từ 25/2/2012 đến 15/4/2012.


 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Eakar
2.1.1. Vị trí địa lý- địa hình
Hình 2.1 bản đồ tỉnh đaklak

- Eakar là huyện nằm về phía đông tỉnh Đaklak. Huyện có hai thị trấn Eakar,
Ekanốp và 13 xã


 


- Trung tâm huyện cách thành phố Buôn Ma Thuật là 52 km, cách thành phố
nha trang là 200km, cách trung tâm kinh tế lớn TP.HCM là 500 km.
- Huyện có diện tích đất tự nhiên là 103.747 ha, dân số 2011 là 145.010 người.
Trong đó thành thị là 28.000 người ( chiếm 19,3 %), nông thôn là 117010 người

(chiếm 80,7%),tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hiện nay là 1,5%, mật độ dân số toàn huyện
là 114 người/km2.
+ phía bắc giáp tỉnh Phú Yên
+ phía nam giáp huyện Crông Bông
+ phía tây giáp các huyện Krông Pắc, Krông Buk, Krông Năng.
+ phía đông giáp huyện Madrắc
- Nằm trên quốc lộ 26 rất thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa với các
vùng lân cận. Từ những điều kiện trên , huyện Eakar có nhiều lợi thế, nhưng cũng có
nhiều hạn chế lớn trong việc tiếp nhận các yếu tố tác động của các nhân tố kinh tế
mới từ bên ngoài vào.
2.1.2. Địa hình - đất đai
Địa hình : địa hình huyện nằm ở vùng thấp của tây nguyên, có độ cao trung
bình từ 450-550m so với mực nước biển, bao gồm các bản phù xa ven rừng , phía bắc
là các dãy núi trung bình và các khối Bazan rỉ ra. Địa hình nói chung chia cắt phức
tạp bao gồm các dạng chính sau.
- Địa hình đồi núi dốc: tập chung chủ yếu ở phía bắc có độ dốc trung bình từ
600-800m so với mặt nước biển, bị chia cắt mạnh ,hiện trạng là rừng tự nhiên bị phá.
- Địa hình đòi núi lượn sóng có độ cao trung bình từ 350-450m so với mặt nước
biển.Đây là dạng địa hình thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp trên địa bàn
huyện.


 


Với địa hình như vậy huyện Eakar có được khí hậu không quá khắc nghiệt. Nơi
đây chưa từng xảy ra lũ lụt nhưng đôi khi lại xuất hiện những đợt hạn hán kéo theo
hàng 100ha hoa màu bị héo khô. Địa hình đồi núi dốc cũng không cho phép huyện có
được hệ thống giao thông như mong đợi vì vậy mà đời sống của nông hộ ở những
vùng cách xa thị trấn cũng gặp nhiều khó khăn.

Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên cua huyện là 103.747 km2 được sử dụng
vào các mục đích khác nhau.
Đất đai huyện Eakar tương đối đa dạng, theo kết quả của phòng tài nguyên môi
trường thì có đến 9 nhóm đất khác nhau, cụ thể một số nhóm đất chính sau:
-Nhóm đất vàng trên đá granite (Fa) chiếm 40.700 ha chiếm tỷ lệ lơn nhất
(39,94%), phân bố rải rác ở phía bắc, trung tâm và phía nam của huyện, trên các địa
hình có vùng núi thấp, chia cắt mạnh, tương đối nghèo chất dinh dưỡng , giữ ẩm kém
có nhiều đá. Nhóm đất này thích hợp cho các laoij cây lương thực , thực phẩm và
cũng có thể phát triển một số loại cây ăn quả.
- Nhóm đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk) : với diện tích khoảng 7.200 ha (chiếm
7,07 %) ,tập trung chủ yếu tại vùng phía tây của huyện(gồm các xã Cư Xuân, Xuân
Phú), phân bố rải rác trên các địa hình lượn sóng.Nhóm đất này giàu dinh dưỡng và
các nguyên tố như sắt, nhôm, can xi, magie, photpho, kali…, tầng dày, cấu tạo viên
hạt, dạng xốp cao, thành phần cơ giới đất nặng, khả năng giữ nước và giữ màu tốt
thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả nhiệt đới.
- Đất nâu vàng trên đá bazalt (Fu) với diện tích 40.000 ha (0.39%) nằm xen với
vùng đất Fk . Loại đất này cũng giàu chất dinh dưỡng thích hợp cho các loại cây công
nghiệp dài ngày và các loại cây ăn quả.
- Đất phù sa (p) phân bố tập trung vùng phía nam ven suối Krông Pak đất có
tầng dày lớn , khá phì nhiêu, hơi chua, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, một
số bị ngập vào mùa mưa. Loại đất này phân bố ven suối và tổng diện tích là 5350 ha


 


chiếm 5.25% còn lại, thích hợp cho cây lúa nước, chuyên màu và cây công nghiệp
ngắn ngày.
- Đất xám trên đá granite (Xa) diện tích là 31.422 (30,8%) phân bố trên địa hình
dốc thoát nước của các sông suối . Phía nam trên địa bàn các xã Easo, Epal, Eao, Cư

Giang. Đa số đất này có tầng mỏng, một số nơi có tầng dày , độ dốc nhỏ , có khả năng
phát triển nông nghiệp.
- Đất vàng đỏ trên phiến sét (fs(z)) diện tích là 8.720 ha (8.56%), đất vàng đỏ
trên đá gnai (fs) 49.000 ha (4.81%)
Có thể nhận định chung rằng huyện Eakar có lợi thế rất lớn về mặt tài nguyên
đất đai. Được thiên nhiên ưu đãi với phần lớn diện tích đất màu mỡ thích hợp không
chỉ với các loại cây công nghiệp dài ngày mà cả các loại cây lương thực ngắn ngày.
Diện tích đất bạc màu hay đất không thể canh tác chiếm tỷ lệ rất ít do đó người dân
địa bàn có thể tận dụng thế mạnh này để phát triển nông nghiệp một cách nhanh
chóng và bền vững.

Bảng 2.1. Cơ cấu và thành phần đất huyện Eakar

 


đvdt :ha
Nhóm đất

Nhóm đất nâu đỏ
trên đá bazan
Đất xám trên đá
granite
Nhóm đất vàng
trên đá granite
Đất nâu vàng trên
đá bazalt
Đất phù sa
Đất xám tên phù
xa cổ và đất dốc tụ

thung lũng
Đất vàng đỏ trên
phiến sét



Diệ

hiệu

n tích

Fk

720

Xa
Fa
Fa
P
D&X

Tỷ lệ
(%)
7,07

0
314
22
407

00
400

Vùng phân bố

Chủ yếu ở phía tây
(cư huê và xuân phú)

30,8

Phía tây

4
39,9
4
0,39

Phía bắc nam và trung
tâm
Xen lẫn trong vùng
đất Fk

Fs
534

5,25

Dọc theo sông ,suối

3,14


Chủ yếu ở Cư Ni và

50
320
0
136
20

Esô
13,3
7%

Chủ yếu ở phía đông
rải rác phía tây nam

Nguồn : Phòng tài nguyên và môi trường huyện Eakar
Như vậy nhìn vào cơ cấu đất thành phần các loại đất của Eakar chỉ có 47,4%
diện tích đất đai của huyện là có tính chất thích hợp với cây cà phê.mạc dù vậy theo
thống kê thì trong những năm gần đây diện tích đất cà phê luôn giao động từ 6070%.một phần do đại đa số nông dân trong địa bàn huyện có hoạt động sản xuất nông
nghiệp theo phong trào, chưa hiểu biết được hoạt động sản xuất của mình


 


Những năm gần đây công tác khuyến nông của huyện đã tác động không nhỏ và
có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất của nông dân.những chương trình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã từng bước hướng dẫn nguwoif nông dân sử
dụng đất đai một cách hợp lý hơn.

2.1.3 Thời tiết-khí hậu
Huyện Eakar chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa phía nam Việt Nam và tính
chất khí hậu Tây Nguyên, phân làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa đến sớm vào đầu tháng 4 và kéo dài đến tháng 10, chiếm 90% lượng
mưa cả năm, mùa mưa kéo dài và kết thúc muộn tạo điều kiện cho cây trồng phát
triển, lượng mưa lớn nhất từ tháng 8-10 .Trong mùa mưa thường có tiểu hạn trong
thang 7 rồi lại tiếp tục mưa.
- Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 11 năm sau, thời kỳ này mưa ít, tốc độ gió lớn,
quá trình bốc hơi diễn ra mạnh mẽ, lượng mưa không đáng kể.
- Nhiệt độ bình quân năm là 23,7 độ C nhiệt độ cao nhất là 39,4 độ C, nhiệt độ
thấp nhất là 7,4 độ C.
- Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là tháng 4 và tháng 5, tháng có nhiệt độ
bình quân thấp nhất là tháng 12 và tháng 1. Số giờ chiếu sáng bình quân trên cả năm
là 2250-2700 giờ, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 21 độ C , nhiệt độ trung bình
tháng nóng nhất là 26 độ C.
- Lượng mưa: lượng mưa bình quân năm là 1872mm. Lượng nước bốc hơi bình
quân năm là 9226mm.
Chế độ thủy văn: Eakar là huyện có hệ thống mặt nước khá phong phú, toàn
vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Phía bắc có hệ thống suối đổ về sông Krông
năng , phía nam có hệ thống suối đổ về sông Krông Pak. Tất cả các suối thuộc hai hệ
thống sông chính này tạo thành hệ thống mặt nước phong phú. Nước suối có độ
khoáng hóa nhỏ.Phản ứng trung tính, sử dụng rất tốt trong nông nghiệp.

 


Như vậy khí hậu của huyện mang đặc thù cao nguyên nóng ẩm, lại thêm ảnh
hưởng của khí hậu duyên hải miền trung nên mưa nhiều, trong đó các loại cỏ, thảm
thực vật phát triển tốt, là nguồn thức ăn dồi dào cho đàn gia súc chăn thả.một điều
kiện khác nữa là diện tích đồng cỏ khá rộng ,vì thế có lợi thế rất lớn trong việc phát

triển chăn nuôi đại gia súc.
2.1.4. Các nguồn tài nguyên cơ bản
Tài nguyên nước: tài nguyên nước huyện Eakar tương đối phong phú bao gồm
hệ thống nước mặt và nước ngầm.
- Nguồn nước mặt : Eakar là một trong những huyện có hệ thống nước mặt khá
phong phú, toàn vùng có hệ thống sông suối dày đặc. Với mật độ 0,3-0,5 km/km2.
Sông Krong Năng là dòng sông chính, nhánh chảy qua địa phận huyện Eakar, sông có
chiều dài là 129 km, diện tích lưu vực là 1790 km2 , độ dốc sông là 7,45% theo
hướng Tây Bắc- Đông Nam.
-Tổng lượng dòng chảy 0,58 tỷ m3/ năm.Ngoài ra còn nhiều sông suối lớn nhỏ
phân bố khá đều khắp trên địa bàn huyện.
- Nguồn nước ngầm :theo kết quả lập bản đồ địa chính của liên đoàn địa chất
thủy văn- địa chính công trình Miền Trung, nước ngầm trong địa bàn huyện Eakar
chủ yếu vận động trong tạo thành phun trào basatl có độ sâu phân bố từ 15120m.vùng phía Bắc có trữ lượng nước ngầm phong phú hơn phía Nam.
Tài nguyên rừng: Huyện Eakar có diện tích đất lâm nghiệp là 31.530 ha chiếm
30% diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất rừng tự nhiên khoảng 25.550 ha và
5.980 ha rừng trồng. Đây là nguyền tài nguyên quí giá của vùng nhằm bảo vệ môi
trường sinh thái phòng hộ đầu nguồn, là nơi sinh sống và bảo tồn các loại động vật
quí hiếm. Điều này cho thấy tài nguyên rừng vẫn còn phong phú và đa dạng cho nên
cần phải có sự khai thác và bảo vệ hợp lý để tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên sẵn có
và nghiêm trị những kẻ phá rừng đốt rừng làm nương rẫy. Do việc làm tốt khâu chăm
sóc, bảo vệ rừng nên mấy năm gần đây việc chặt phá rừng đã giảm, người dân ở đây
10 
 


đã ý thức được tác dụng của rừng đối với sản xuất nông nghiệp. Đồng thời họ cũng ý
thức được trách nhiệm trước pháp luật khi xâm phạm tài nguyên rừng.
2.2. Tình hình kinh tế
2.2.1. Tình hình phát triển chung của vùng

Bảng 2.2. Tỷ trọng sản xuất của vùng theo cơ cấu ngành
đvt :%
Năm
Khoản mục

2009

2010

2011

Nông nghiệp

50,2

45,5

39,2

Công nghiệp

30

31

31,4

Dịch vụ

19,8


23,5

29,4

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Eakar
Mặc dù tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm xuống
(năm 2009 là 50,2 % nhưng đến năm 2011 chỉ còn lại 39,2 %) tuy nhiên nó vẫn đóng
vai trò quan trọng số một, vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cùng với sự giảm xuống
của tỷ trọng nghành nông nghiệp thì tỷ trọng nghành dịch vụ không ngừng gia tăng
hàng năm gần như tương ứng với tỷ lệ giảm xuống của nông nghiệp ( năm 2009 là
19,8 đến năm 2011 là 29,4). Nó phản ánh một điều rằng kinh tế của huyện Eakar
không ngừng phát triển, đời sống đang ngày được nâng cao. Trong ba ngành thì duy
chỉ có nghành công nghiệp là gần như không tăng nó cho thấy công nghiệp ở địa bàn
huyện Eakar không được đầu tư phát triển mạnh mẽ.
2.2.2. Tình hình chung về sản xuất nông nghiệp.
2.2.2.1. Cơ cấu Nông – Lâm – Thủy
11 
 


Nông nghiệp được chia làm ba ngành sản xuất chính bao gồm : sản xuất nông
nghiệp (SXNN), sản xuất lâm nghiệp (SXLN), sản xuất thủy sản (SXTS). Cũng giống
như các các huyện mang đặc thù nông nghiệp khác, huyện Eakar phát triển mạnh về
ngành sản suất nông nghiệp, hàng năm nghành này luôn đem lại nguồn lợi lớn cho
huyện và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp vì dựa trên những đặc
điểm tự nhiên về thổ nhưỡng cũng như khí hậu. Bên cạnh sự tăng lên của nghành sản
xuất nông nghiệp thì hai nghành còn lại lại có xu hướng giảm xuống hoặc tăng không
đáng kể. Dựa vào bảng số liệu thứ cấp dưới đây sẽ cho ta cái nhìn chi tiết hơn về tình
hình chung của sản xuất nông nghiệp.


Bảng 2.3 Cơ cấu Nông – Lâm – Thủy sản của huyện (2009-2011)
Đvt: tỷ đồng
Khoản mục
SXNN

Năm
2009

2010

2011

1269.7

1425.8

1545.2



Trồng trọt

1028

1084

1083




Chăn nuôi

242

342

462

SXLN

8 .4

6.8

5.5

SXTS

26.8

27.2

28.8

Tổng giá trị

1304.9

1459.8


1579.5

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Eakar

12 
 


Bảng 2.4. Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu Nông – Lâm – Thủy sản (2009-2011)
Đvt: %

Khoản mục
SXNN

Năm
2009

2010

2011

97.3

97.6

97.8




Trồng trọt

81

76

70.1



Chăn nuôi

19

24

29.9

SXLN

0.64

0.5

0.3

SXTS

2.0


1.9

1.9

Tổng

100

100

100

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Eakar

Ta nhận thấy rằng hàng năm nghành sản xuất nông nghiệp luôn đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong cơ cấu Nông – Lâm – Thủy sản của vùng. Chiếm tỷ trọng tới
97,3% vào năm 2009, 97,6% vào năm 2010 và 97,8% vào năm 2011 trong tổng cơ
cấu Nông – Lâm – Thủy sản. Ngành sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng nhẹ và
luôn chiếm một tỷ trọng khá cao điều đó nói nên tầm quan trọng của nó đối với kinh tế
huyện Eakar. Nguyên nhân của điều này chính là do những đặc điểm tự nhiên mang lại
như phần lớn diện tích đất đai là màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng từ cây
công nghiệp đến cây lương thực, ăn quả ..kết hợp với điều kiện khí hậu ôn hòa đã đem
đến cho huyện Eakar một ngành sản xuất nông nghiệp toàn diện. Trồng chọt và chăn
nuôi đều gia tăng tỷ trọng hàng năm tuy nhiên trồng chọt được áp dụng nhiều hơn và
tỷ trọng cũng áp đảo hơn so với chăn nuôi.
Trong ba ngành thì ngành sản xuất lâm nghiệp luôn chiếm tỷ trọng thấp nhấp
(0,64% năm 2009, 0.5% năm 2010 và 0.3% năm 2011) và có khuynh hướng giảm
xuống. Đây cũng là một điều dễ hiểu vì tài nguyên rằng của huyện không còn được dồi
13 
 



dào và phong phú như trước đây nữa (từ sau năm 2005) bên cạnh đó nhà nước cũng có
chính sách bảo vệ, khôi phục và không cho phép khai thác tài nguyên rừng đã khiến
cho giá trị mà nghành sản xuất lâm sản đem lại rất ít.
Ngành thủy sản mặc dù có lợi thế lớn về phần diện tích mặt nước tương đối
rộng nhưng dường như ngành này vẫn chưa tận dụng được những lợi thế sẵn có. tỷ
trọng của ngành này có xu hướng giảm nhẹ (2% năm 2009, 1,9% năm 2010 và 1,9%
năm 2011). Theo dự kiến của đảng ủy thì trong những năm tới huyện nhà sẽ chú trọng
tới việc phát triển nghành sản xuất thủy sản để đưa nghành này phát triển mạnh mẽ
hơn, phát huy lợi thế sẵn có.
2.2.2.2. Tình hình sản xuất cây cà phê tại địa bàn huyện
a) Diện tích đất trồng cà phê và vấn đề nước tưới
Cà phê là loại cây trồng đòi hỏi một lượng nước lớn được tưới vào mùa khô để
nuôi thân, lá, cành và đặc biệt là để cây có thể cho ra hoa kết trái một cách đồng loạt.
Chính vì vậy nước tưới được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết
định đến năng suất của cây cà phê. Trong những năm gần đây diện tích cà phê không
ngừng gia tăng càng đòi hỏi nhiều lượng nước tưới trong khi đó mạch nước ngần thì
không ngừng giảm sút trần trọng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những hậu
quả khôn lường đối với không chỉ cây cà phê mà còn toàn bộ nghành nông nghiệp tại
địa bàn huyện. Diện tích đất cà phê cứ không ngừng gia tăng trong khi đó điện tích
đất nông nghiệp thì chỉ tăng nhẹ do tài nguyên đất rừng đã bị khai thác dữ dội nên
không còn nhiều để người dân có thể phá rừng làm nương rẫy.
Bảng 2.5 Diện tích cà phê tại địa bàn huyện Eakar qua các năm (2005-2011)
đvt: ha
Năm

2005

2009


2010

2011

Diện tích tự nhiên.

103.747

103.747

103.747

103.747

14 
 


×