Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THỰC PHẨM GIA SÚC, GIA CẦM CHẾ BIẾN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.27 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

DOÃN THU HUYỀN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THỰC PHẨM
GIA SÚC, GIA CẦM CHẾ BIẾN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

DOÃN THU HUYỀN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THỰC PHẨM
GIA SÚC, GIA CẦM CHẾ BIẾN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: ThS. VŨ THANH LIÊM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012




Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu tình hình
tiêu thụ thực phẩm gia súc ,gia cầm chế biến của công ty cổ phần chăn nuôi C.P
Việt Nam”, do Doãn Thu Huyền, sinh viên khóa 2008 – 2012, ngành Quản Trị Kinh
Doanh thực hiện, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày_________________
Th.s VŨ THANH LIÊM
Người hướng dẫn,

______________________________
Ký tên, ngày …. tháng …. năm 2012

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

___________________________
Ký tên, ngày … tháng … năm 2012





Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________________
Ký tên, ngày … tháng … năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con muốn nói là lời biết ơn chân thành tới bậc sinh thành
_những người đã nuôi dưỡng, dạy bảo, chăm sóc con cùng những hi sinh nhọc nhằn
bao năm để con được có ngày hôm nay.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý thầy cô Trường Đai học Nông Lâm T.P
Hồ Chí Minh nói chung và quý thầy cô khoa kinh tế của trường nói riêng đã truyền đạt
cho em những kiến thức trong suốt bốn năm trên giảng đường, những chia sẻ kinh
nghiệm sống quý báu, đó là hành trang cho sự nghiệp và cuộc sống em mang bên
mình.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Thanh Liêm giảng viên khoa kinh tế trường
Đại học Nông Lâm đã hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa
luận tốt nghiệp này.
Và lời cảm ơn trân trọng tôi xin gửi tới Ban lãnh đạo công ty cổ phần chăn nuôi
C.P Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp
này, cảm ơn anh Lê Hữu Phúc _Trưởng phòng kinh doanh cùng các anh chị cùng bộ
phận đã nhiệt tình chỉ dẫn tôi tiếp cận những vấn đề thực tế, giải đáp những thắc mắc
trong thời gian thực tập ở công ty, bên cạnh đó đã cung cấp cho tôi những thông tin
cần thiết để hoàn thành bài làm của mình.
Cảm ơn những người bạn đã luôn bên tôi, chia sẻ những vui buồn, khó khăn
với cuộc sống xa nhà. Đặc biệt là những người bạn hiền cùng tôi bốn năm đèn sách.
Cuối cùng em xin gửi tới Quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm, Ban lãnh
đạo công ty cổ phần C.P và toàn thể các anh chị trong công ty lời chúc sức khỏe, thành

đạt trong sự nghiệp và may mắn trong cuộc sống.





NỘI DUNG TÓM TẮT
Doãn Thu Huyền. Tháng 5 năm 2012. “Nghiên Cứu Tình HìnhTiêu Thụ Sản
Phẩm Thực Phẩm Gia Súc, Gia cầm Chế Biến Tại Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi
C.P Việt Nam”.
Doãn Thu Huyền. May 2012. “Researching on food consumption of cattle
and poultry processing in C.P Viet Nam Livestock Corporation, T.P Ho Chi
Minh city”.
Khóa luận nhằm nghiên cứu thực trạng tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên thị
trường Việt Nam cũng như T.P hồ Chí Minh, tình hình tiêu thụ, tình hình tổ chức tiêu
thụ, công tác tổ chức xúc tiến và các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ thực phẩm gia súc
gia cầm chế biến tại Công ty chăn nuôi C.P Việt Nam. Qua những kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh những năm qua cho ta thấy một công ty chế biến lớn mạnh và có
vị thế trên thị trường thực phẩm.Và để có được những thành công đó, C.P Group đã rất
kỹ lưỡng qua các khâu chuẩn bị, sản xuất chế biến và tiêu thụ, đề ra các chiến lược hỗ
trợ công tác tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.
Mặc dù từ khi bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam cho tới nay C.P đã gặp
không ít những khó khăn trở ngại. Song C.P đã thể hiện cho chúng ta thấy họ luôn có
lối đi đúng đắn để khắc phục những khó khăn đó và có những bước tiến vững chắc
trong lĩnh vực thực phẩm ở thị trường đầy tiềm năng này.
Từ tình hình thực tế, khóa luận đã đưa ra những phân tích, đánh giá thể hiện
điểm mạnh, điểm yếu, nghuy cơ và cơ hội của công ty trong mô hình SWOT, từ đó
mạnh dạn đưa ra những ý kiến đóng góp như : tăng cường công tác quản lý nâng cao
chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối, đầu tư nâng cao
trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân sự…nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động

tiêu thụ sản phẩm của công ty.





MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii 

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix 

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1 Đặt vấn đề



1.2 Mục tiêu nghiên cứu




1.2.1 Mục tiêu chung



1.2.2 Mục tiêu cụ thể



1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian




1.3.2 Phạm vi thời gian



1.4 Cấu trúc của khóa luận



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2. Tổng quan về công ty nghiên cứu




2.1 Sơ lược công ty:

2.2 Quá trình thành lập và phát triển của C.P tại Việt Nam.




2.4 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và mục tiêu hoạt động

12 

2.5 Tình hình lao động của công ty

13 

2.6 Những thuận lợi và khó khăn của công ty

14 

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

16 
16 

3.1.1 Khái niệm, vai trò và nội dung của tiêu thụ sản phẩm

16 

3.1.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với công ty

19 


3.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty

20 

3.2 Phương pháp nghiên cứu

21 

3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

21 

3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

21 

CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
23 
4.1 Thực trạng thị trường thực phẩm gia súc, gia cầm chế biến hiện nay ở Việt Nam
và thành phố Hồ Chí Minh
23 
4.1.1 Tình hình tiêu thụ thực phẩm ở Việt Nam hiện nay

23 

4.1.2 Thị trường tiêu thụ thực phẩm tại T.P Hồ Chí Minh

24 


v



4.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 2 năm 2010 và 2011. 25 
4.2.1 Đánh giá sự biến động về doanh thu của công ty trong 2 năm 2010 và 201125 
4.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng
4.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo kênh phân phối

27 
32 

4.3 Phân tích tình hình tổ chức tiêu thụ thực phẩm gia súc, gia cầm chế biến của C.P35 
4.3.1 Phân tích công tác nghiên cứu thị trường của công ty

35 

4.3.2. Phân tích công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

35 

4.4 . Phân tích công tác tổ chức xúc tiến, yểm trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm gia
súc gia cầm chế biến của C.P
43 
4.4.1 Về quảng cáo

43 

4.4.2 Về khuyến mại


43 

4.4.3. Tham gia hội trợ chuyển lãm.

44 

4.4.4 Quan hệ công chúng và các hoạt động khuếch trương khác

44 

4.4.5 Dịch vụ trước, trong và sau khi bán hang

44 

4.5 Phân tích những mối ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty

44 

4.5.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

45 

4.5.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
4.6 Ma trận SWOT

47 
50 

4.7 Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm chế biến tại công
ty cổ phần chăn nuôi C.P

52 
4.7.1 Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự của công ty
4.7.2 Tăng cường công tác quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm

52 
52 

4.7.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các kênh phân phối

53 

4.7.4 Tăng cường công tác tổ chức xúc tiến, yểm trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm54 
4.7.5 Cải tiến website nâng cao hình ảnh của công ty
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị

56 
56 
57 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

60 

vi


54 



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DN

: Doanh nghiệp

LN

: Lợi nhuận

NSX

: Nhà sản xuất

NTD

: Người tiêu dùng

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

WTO

: Tổ chức thương mại Thế giới

vii




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.2 Cơ Cấu Tổ Chức Lao Động Tại Công Ty

13 

Bảng 4.1 Doanh Thu Của Công Ty Trong 2 Năm 2010-2011

26 

Bảng 4.2 Danh Mục Thực Phẩm Chế Biến Theo Nhóm Của Công Ty C.P

27 

Bảng 4.3 Doanh Thu Tiêu Thụ Theo Từng Nhóm Sản Phẩm Của Công Ty Trong 2
Năm 2010 và 2011

28 

Bảng 4.4 Doanh Thu Tiêu Thụ Sản Phẩm Qua Kênh Phân Phối

32 

Bảng 4.5 Cơ Cấu Trình Độ Lao Động Của Công Ty Trong 2 Năm

48 

viii




DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam



Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Nhà máy Chế biến thịt



Hình 4.1 Doanh Thu Tiêu Thụ Sản Phẩm Trong 2 Năm 2010 – 2011

26 

Hình 4.2 Doanh Thu Theo Từng Nhóm Sản Phẩm

30 

Hình 4.3 Cấu Trúc Kênh Phân Phối Của C.P

32 

Hình 4.4 Doanh Thu Tiêu Thụ Sản Phẩm Qua Các Kênh Phân Phối

33 

Hình 4.5 Các Bước Xử Lý Đơn Hàng

38 


Hình 4.6 Phương Thức Giao Hàng Và Vận Chuyển

39 

ix



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đã ưu ái cho nền nông
nghiệp phát triển và đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng
phát triển, điều đó được chứng minh qua những bước tiến và có vị trí trong khu vực
cũng như trên thế giới. Điều đó cũng có nghĩa đời sống người dân ngày càng được
nâng cao, mọi người chú trọng tới các nhu cầu ăn uống, vui chơi giải trí…và như vậy
đây đã trở thành thị trường tiêu thụ lớn và đầy tiềm năng.
Hơn nữa, trở thành thành viên WTO, thị trường doanh nghiệp Việt Nam đã trở
thành thị trường khu vực, thị trường thế giới, việc cạnh tranh càng trở nên khốc liệt.
Đây vừa là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tự khẳng định mình nhưng đồng thời
cũng là một thách thức, đe dọa lớn đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đưa ra
những chính sách chiến lược phù hợp để đủ sức cạnh tranh với đối thủ nâng cao vị thế
của mình, các hoạt động như : Nghiên cứu thị trường, nâng cao chất lượng và đa dạng
hóa sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất sản phẩm, đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao khả
năng cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ…trở thành những hoạt động vô cùng được chú
trọng.
Với nền kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ sản phẩm trở thành hoạt động ảnh
hưởng sự sống còn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
trong thời buổi kinh tế hiện nay thì sản phẩm của nó sản xuất ra phải tiêu thụ được, và

chỉ khi đó thì doanh nghiệp mới bù đắp được chi phí bỏ ra sản xuất và thu được lợi
nhuận, duy trì và tiếp tục mở rộng sản xuất. Do vậy bất cứ doanh nghiệp nào cũng nắm


trong nghành, các sản phẩm của công ty đã tạo được uy tín cả trong và ngoài nước.
Song trước sức ép của thị trường cạnh tranh hiện nay công ty cũng chịu sự cạnh tranh
mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước nổi lên ngày càng nhiều cũng như các tập
đoàn lớn, đặc biệt là đối với các mặt hàng nhập khẩu ngày càng được người tiêu dùng
trong nước lựa chọn… Bên cạnh đó, những năm gần đây do đời sống người dân ngày
càng được nâng cao, người tiêu dùng cũng đòi hỏi những sản phẩm tiêu dùng phải an
toàn và tiện dụng hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm mà C.P đang đầu tư sản
xuất kinh doanh. Chính vì vậy buộc công ty phải chú trọng hơn đến tất cả các khâu
trong quá trình SXKD của mình, trong đó có công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, bởi
đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận doanh nghiệp. Vì lí do đó,
qua thời gian thực tập tại công ty tôi quyết định tiến hành thực hiện đề tài: “Nhiên cứu
tình hình tiêu thụ thực phẩm gia súc, gia cầm chế biến tại công ty Cổ Phần Chăn Nuôi
C.P Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng thị trường thực phẩm trên thị trường Việt Nam hiện nay
cũng như tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gia súc,
gia cầm chế biến của công ty trong 2 năm 2010 và 2011. Từ đó đề xuất những giải
pháp nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm gia súc gia cầm chế biến của
hiện nay ở Việt Nam và thành phố Hồ chí Minh.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của của công ty trong năm 2010 và 2011.
Phân tích tình hình tổ chức tiêu thụ sản phẩm công ty.
Phân tích công tác tổ chức xúc tiến, yểm trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
công ty.

Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Giải pháp hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.


1.3.1 Phạm vi không gian
Địa điểm nghiên cứu: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Nhà
Máy Chế Biến Thịt. Số 11, lô 13, đường 19A, KCN Biên Hòa 2, TP. Biên Hòa,
T.Đồng Nai.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Số liệu nghiên cứu trong 2010 và 2011.
Thời gian nghiên cứu từ 05/3/2012 đến 04/5/2012.
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận được xây dựng và trình bày qua 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Giới thiệu chung về sự cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu của đề tài,
phạm vi nghiên cứu, cấu trúc của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan, trình bày tổng quan về công ty,
khái quát tình hình hoạt động: sơ lược về công ty, lịch sử hình thành và phát triển, cơ
cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và mục tiêu
hoạt động, tình hình lao động, tình hình SXKD năm 2011, những khó khăn và thuận
lợi của công ty.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm, định nghĩa liên quan đến các vấn đề đang nghiên
cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này sẽ cho thấy cụ thể tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 2
năm 2010 và 2011, công tác tổ chức tiêu thụ, công tác xúc tiến, yểm trợ tiêu thụ cũng
như những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ của công ty. Qua đó sẽ thấy những thế mạnh,
điểm yếu, cơ hội, nghuy cơ và đề ra giải pháp.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2. Tổng quan về công ty nghiên cứu
2.1 Sơ lược công ty:

Nguồn: www.cp.com.vn
Tập đoàn C.P (Charoen Pokphand) là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa
nghành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực
công – nông nghiệp. Điển hình là lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm chất lượng
cao và an toàn cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Với kinh nghiệm hơn 80 năm phát triển sản xuất kinh doanh, hiện nay tập đoàn
C.P Thái Lan đã mở rộng địa bàn hoạt động đén 20 quốc gia khác nhau với 200 công
ty thành viên và thu hút một nguồn lao động là 200.000 người.
C.P Việt Nam là thành viên của Thái Lan được thành lập vào năm 1993 với
hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh tại Việt
Nam hiện nay bao gồm: Hạt giống, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, giống heo gà và
thủy sản, thiết bị chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, nuôi gia công heo gà và chế biến


đổi thành công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam.
Nhà máy chế biến thịt thuộc Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P Việt Nam. Nhà
máy hoàn thành việc xây dựng và đi vào sản xuất ngày 29/1/2002. Vốn đầu tư ban đầu
là 2.000.000USD.
Địa chỉ liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM – CHI NHÁNH NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN THỊT.

Địa chỉ

: số 11, lô 13, đường 19A, KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, T.Đồng

Nai.
Điện thoại

: +84 (0613) 991034 – 37

Fax

: +84 (0613) 991020

E-mail

:

Văn phòng

: 151 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q. Bình Thạnh, TP HCM

Điện thoại

: +84 (08) 8404502

Fax

: +84 (08) 8404501
Nhà máy chuyên sản suất và kinh doanh các mặt hang chế biến. Các sản phẩm


của công ty rất đa dạng. Có 5 nhóm sản phẩm thực phẩm chế biến chính: nhóm xúc
xích, nhóm truyền thống, nhóm hàng khô, nhóm thịt viên và các nhóm khác.
Do nhu cầu tiêu thụ trứng gia cầm, công ty đưa ra thị trường mặt hàng trứng gà
CP tươi- sạch - an toàn trong khay 6, khay 10, hoặc khay 30, mang thương hiệu C.P.
Các sản phẩm của công ty hiện được tiêu thụ tại các kênh phân phối: Siêu thị,
khu thương mại, các chợ, công ty suất ăn công nghiệp, bếp ăn công ty, trường học, xe
đẩy, chuỗi cửa hàng C.P shop.
Nhà máy đã đạt chứng chỉ HACCP (phân tích mối nghuy và kiểm tra điểm tới
hạn) – một chứng chỉ quan trọng nhất đối với một nhà máy chế biến thực phẩm . Bên
cạnh đó, nhà máy đang tiến hành chuẩn hóa hệ thống kiểm soát chất lượng của mình
bằng tiêu chuẩn ISO.


Tập đoàn C.P của Thái Lan đầu quân vào Việt Nam từ những ngày đầu khi nền
kinh tế của nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, xóa bỏ chế độ bao cấp, là một trong
những công ty con của tập đoàn C.P nên sự ra đời và phát triển của C.P Việt Nam
cũng song song với sự phát triển đổi mới và đi lên của nước ta, cụ thể như sau:
Năm 1986: Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế và mở cửa đầu tư
nước ngoài.
Năm 1988: Có sự tiếp xúc giữa nhóm Charoen Pokphand và đại sứ quánViệt
Nam
Năm 1989: Tập đoàn Charoen Pokphand đi đến Việt Nam nhằm khảo sát thị
trường và luật pháp để thiết lập chiến lược đầu tư.
Năm 1990: Tập đoàn Charoen Pokphand được cấp giấy phép làm văn phòng đai
diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1991: Người lãnh đạo cao nhất tập đoàn Charoen Pokphand đã có những
cuộc gặp mặt để bàn bạc với Chính phủ Việt Nam cho những thỏa thuận đầu tư. Chủ
tịch của tập đoàn còn tặng cho chính phủ Việt Nam 10 tấn hạt ngô, lúa lai.
Năm 1992: CP Group đầu tư 100% vốn trong lĩnh vực nông nghiệp.
Năm 1993: Xây dựng nhà máy thức ăn cho gia súc, nhà máy ấp trứng ở tỉnh

Đồng Nai và thiết lập một dự án hợp nhất trại gà giống ở Vĩnh Cửu.
Năm 1996: Tăng thêm vốn đầu tư để mở rộng doanh nghiệp. Phía bắc thành lập
nhà máy thức ăn gia súc và một dự án hợp nhất vỉ nướng thịt.
Năm 1998: Tăng thêm vốn đầu tư để thành lập công ty hạt giống và nhà máy
chế biến thủy sản đông lạnh và nhà máy chế biến thức ăn cho tôm ở tỉnh Đồng Nai.
Năm 1999: Tăng vốn đầu tư xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi thúy sản ở
tỉnh Đồng Nai và nhà máy sản xuất thức ăn gia súc ở Tiền Giang.
Năm 2001: Xây dựng nhà máy đóng gói, chế biến thực phẩm thủy sản đông
lạnh và xây dựng nhà máy chế biến gia công thức ăn trong tỉnh Đồng Nai.
Năm 2002: Mở rộng doanh nghiệp đầu tư như sau:
-

Về chăn nuôi: Thiết lập 3 nhà máy sản xuất ấp trứng và nhà máy nuôi súc vật ở


Thuận.
Năm 2005: Mở rộng và đầu tư thêm vào trong chăn nuôi thủy sản hải sản làm
cho sản xuất ngày càng phát triển. Xây dựng kho hàng phân phối thức ăn cho cá ở tỉnh
Phú Thọ.
Năm 2006: Phát triển hệ thống Fresh Mart.
Năm 2007: Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn cho cá ở tỉnh Cần Thơ và xây
dựng nhà máy thức ăn gia súc ở tỉnh Bình Dương.
Năm 2011: Xây dựng nhà máy chế biến thịt tại Hà Tây, Hà Nội.
2.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban


đồ cơ cấu tổ chức của công ty
2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam

President

Tổng giám đốc C.P tại Việt
Nam

Assitant president

Assitant president

Phó tổng giám đốc kinh
doanh

Phó tổng giám đốc tài
chính

Nhà máy chế
biến thịt

Nhà máy gà
và trứng

Nhà máy sx
dụng cụ chăn
nuôi

Nhà máy heo
giống

Nhà máy hạt
giống

Nhà máy

cám heo

Nhà máy
thức ăn chó
mèo

Nhà máy tôm

Nhà máy tôm
xuất khẩu

Nhà máy sản
xuất bao bì

Nhà máy thu
mua

Nguồn: Phòng n
8


2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Nhà máy Chế biến thịt

Phó
tổng

Phòng
kinh doanh

ern

e

Traditional
trade

Phòng
Marketing

Nhân viên
marketing

Phòng tài
chính

Nhà máy

R&D
QC

Bộ phận
sản xuất

Bộ phận
kế hoạch

Phòng
nhân sự

Kho bãi
hậu cần


Kỹ

Nguồn: Phò

9




b) Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Phó tổng
Là người có quyền lực cao nhất trong nhà máy, chịu trách nhiệm toàn bộ
những hoạt động của nhà máy.
Phòng kinh doanh
Là bộ phận thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm của công ty, đẩy mạnh sản phẩm
bán ra, tìm kiếm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, làm sao để doanh thu hàng
bán ra đạt được mục tiêu của công ty.
Phòng marketing
Đóng vai trò quan trọng trong công ty, và có chức năng nhiệm vụ sau:
- Tạo giá sản phẩm:
Phòng Marketing đảm nhận nhiệm vụ tạo giá các sản phẩm thực phẩm chế biến,
thịt gà, trứng gà và thịt heo. Để tạo giá được các sản phẩm thì phòng Marketing sẽ
nhận chi phí sản xuất từ bộ phận P&R, sau đó tiến hành khảo sát thị trường của các sản
phẩm cùng loại, định vị khúc thị trường cho hàng hóa của mình, kế đó là lập kênh giá
cho các khách hàng căn cứ vào đặc thù của khách hàng hoặc kênh phân phối.
-

Lập ý tưởng sản phẩm mới:
Đối với nhiệm vụ này, phòng Marketing sẽ kết hợp với phòng R&D và phòng


kinh doanh để hình thành ý tưởng sản phẩm mới. Sau đó sẽ tiến hành thử sản phẩm
trên thị trường để điều tra thị trường để điều tra khách hàng.
-

Khảo sát thị trường.

-

Tạo mã số cho sản phẩm.

-

Tính toán và quyết định chế độ chiết khấu, khuyến mãi.

-

Quảng cáo, truyền thông: Phòng Marketing trực tiếp liên hệ với cơ quan báo

chí, truyền hình, sau đó nhận bảng báo giá của các chương trình, xác nhận mức giá, lập
và ký hợp đồng, sau đó tiến hành làm thiết kế và cuối cùng là kiểm duyệt quyết định
cho ra sản phẩm. Ngoài ra phòng Marketing cũng có thể liên hệ qua trung gian hay các
công ty truyền thông để họp bàn về ý tưởng quảng cáo sau đó mới đưa ra quyết định
cho ra ấn phẩm. Ngoài ra phòng Marketing cũng có thể liên hệ qua trung gian hay các
công ty truyền thông để họp bàn về ý tưởng quảng cáo sau đó mới quyết định đưa ra
các quyết định làm ấn phẩm.
10






Nhà máy
Nhà máy bao gồm các bộ phận như R&D (research & develove), QC (quality
control), bộ phận sản xuất, kế hoạch, kho bãi, hậu cần và bộ phận kỹ sư.
-

Bộ phận R&D : Bộ phận này luôn luôn gắn kết với phòng

Marketing để khảo sát khách hàng và đưa ra ý tưởng cho những sản phẩm mới.
-

Bộ phận QC: Là bộ phận đảm nhiệm công việc kiểm tra và kiểm soát chất

lượng của các sản phẩm trước và sau khi sản xuất và kho bãi dự trữ hàng hóa.
-

Đối với sản xuất thì công việc của bộ phận này là phải kiểm tra nguyên liệu

như gà, vịt, nhiệt độ của thịt trước khi đưa vào nhà máy, kiểm tra điều kiện vệ sinh của
nhà xưởng sau đó mới cho sản xuất. Trong dây truyền sản xuất thì có các công đoạn
như xay, cân khối lượng thực phẩm, băm trộn, định hình sản phẩm…Còn đối với bộ
phận sản xuất gà thì bước đầu là nhận kế hoạch tạm thời của phòng kế hoạch tạm thời
của phòng kế hoạch, sau đó chuẩn bị bao bì, nhận nguyên liệu để sản xuất, sau đó pha
lóc, đóng gói và nhập kho….
- Bộ phận kế hoạch: Bộ phận kế hoạch sẽ chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho các
sản phẩm như gà tươi, xúc xích, heo và trứng. Và đối với mỗi loại sản phẩm thì việc
lên kế hoạch cũng khác nhau, đối với gà tươi thì công việc chuẩn bị là nguyên liệu gà
lông (bao gồm số lượng và khối lượng), chuẩn bị đơn hàng (thời gian, số lượng, chủng
loại), triển khai kế hoạch tạm thời số lượng chủng loại từng kênh, tiếp đó là lập kế

hoạch chính thức bao gồm thời gian giao hàng, đối tượng khách hàng, số lượng và
chủng loại sản phẩm, và bước cuối cùng là theo dõi kế hoạch đã đặt lập ra.
Đối với mặt hàng xúc xích việc lập kế hoạch có hơi khác một chút, bước đầu là
lập kế hoạch nguyên liệu bao gồm các loại nguyên liệu cần sử dụng, số lượng cần thiết
cho kế hoạch, bước hai là chuẩn bị kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch sản xuất và bước
cuối cùng là triển khai kế hoạch sản xuất.
Trứng là mặt hàng tiếp theo mà bộ phận này lên kế hoạch, công việc đầu tiên
của kế hoạch là nhận đơn đặt hàng từ phòng sale sau đó lập kế hoạch gồm thời gian
giao hàng, chủng loại hàng hóa, số lượng đặt hàng và hàng tồn kho… Tiếp theo là
triển khai đơn hàng và theo dõi kế hoạch đặt ra.
- Bộ phận kho bãi hậu cần: Đảm nhiệm nhiệm vụ xuất nhập hàng tại các nhà
kho của nhà máy.
11





-

Bộ phận cuối cùng là bộ phận kỹ sư: Có công việc bảo trì máy móc và thiết bị

trong nhà máy theo định kỳ, 3 tháng một lần và báo cáo lên cấp trên khi máy móc xảy
ra vấn đề.
Phòng tài chính
Là phòng chịu trách nhiệm về hệ thống kế toán, chứng từ và kho cũng như độ
lệch của kho. Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ xem xét và đưa ra các biện pháp
nhằm cân đối tiền trong công ty.
Phòng nhân sự
Phòng này chịu trách nhiệm tuyển nhân sự cho toàn bộ nhà máy, từ các nhân

viên làm việc trong phòng ban cho tới các công nhân làm việc trong nhà máy, ngoài
tuyển dụng nhân sự, bộ phận này còn lên kế hoạch đào cho những công nhân viên mới
và tái đào tạo cho những nhân viên cũ của công ty và làm các chính sách hay các chế
độ liên quan đến quyền lợi của người lao động.
2.4 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và mục tiêu hoạt động
Tầm nhìn của công ty
Trở thành công ty cung cấp thực phẩm chế biến hàng đầu tại Việt Nam. C.P
kinh doanh với phương châm đặt lợi ích của người tiêu dùng lên trên lợi ích của chính
mình. Luôn mong muốn đáp ứng tối đa cho người tiêu dùng những sản phẩm sạch
nhất, an toàn nhất và mang hàm lượng dinh dưỡng cao nhất.
Sứ mệnh của công ty
Tạo ra những sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và làm
gia tăng giá trị cho người tiêu dùng Việt Nam. Trong thời buổi hiện nay, thực phẩm
chế biến là loại thức ăn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Không chỉ tiện dụng,
thực phẩm chế biến còn làm cho người tiêu dùng có thể tiết kiệm được nhiều thời gian
để làm những công việc cần thiết khác. Nắm bắt được nhu cầu đó của người tiêu dùng
C.P không ngừng tìm tòi, khám phá ra những nhu cầu, sở thích của người dân để có
thể tạo ra những món ăn, thực phẩm không nhũng giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời
gian mà còn mang lại cho họ đầy đủ những dưỡng chất nhất định.
Giá trị cốt lõi của công ty
Đồng hành cùng người tiêu dùng Việt Nam, với mong muốn sản phẩm của công
ty được tham gia trong chuỗi liên hoàn từ khâu cung ứng thực phẩm - chế biến - sử
12





dụng thực phẩm hắng ngày cung cấp nguồn dinh dưỡng cũng như giúp người tiêu
dùng tiết kiệm được nhiều thời gian cho cá nhân họ. Để làm được điều này, công ty

phải luôn nghiên cứu, tìm tòi nhằm đa dạng hóa sản phẩm phục vụ tối đa nhu cầu của
người tiêu dùng đang ngày một tăng cao.
Mục tiêu của công ty
Mỗi cửa hàng Fresh mart sẽ là “Tủ lạnh của gia đình bạn” theo phương châm hoạt
động chung của C.P toàn cầu “C.P- Nhà bếp của thế giới”.
2.5 Tình hình lao động của công ty
Bảng 2.2 Cơ Cấu Tổ Chức Lao Động Tại Công Ty
Năm 2010

Năm 2011

Số lượng

Cơ cấu

Số lượng

Cơ cấu

(người)

(%)

(người)

(%)

608

100


677

- Nam

454

74.67

509

- Nữ

154

25.33

- Trực tiếp

213

- Gián tiếp

395

Diễn giải
Tổng số lao động

So sánh
±∆


%

69

11.35

75.18

55

12.11

168

24.82

14

9.09

35.03

219

32.35

6

2.82


64.97

458

67.65

63

15.95

1. Giới tính

2. Tính chất lao động

Nguồn: Phòng nhân sự
Qua bảng cơ cấu lao động, nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (trên 70%), chủ yếu ở
bộ phận bán hàng vì tính chất công việc di chuyển nhiều, ngoài ra lao động nam tập
trung ở công nhân đứng máy, bộ phận kho vận và bảo trì. Nhân viên nữ chủ yếu là
nhân viên văn phòng, công nhân đóng gói vì công việc này đòi hỏi sự khéo léo.
Tổng số lao động tổng số lao động của công ty năm 2011 tăng 69 người
(tăng 11,35% ) so với năm 2010, tuy công ty mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng
trong thời kỳ kinh tế đang gặp nhiều khó khăn Ban lãnh đạo công ty luôn xem
xét kỹ việc sử dụng nguồn lao động hợp lý như: những trường hợp nên cắt giảm,
chuyển bộ phận, hay tuyển dụng bổ sung. Lực lượng lao động chủ yếu là lao
13






động theo hợp đồng nên nhân sự ít biến động. Ngoài số lượng nhân viên nói trên,
công ty còn ký hợp đồng thời vụ với một số công nhân làm thời vụ vào những
tháng cao điểm trong năm để trực tiếp sản xuất, nhằm phục vụ kịp thời cho nhu
cầu của thị trường. Bên cạnh dó Công ty đề ra chế độ trách nhiệm vật chất thông
qua khen thưởng, kỷ luật không ngừng khuyến khích đội ngũ cán bộ công nhân
viên nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tăng năng suất lao động từ đó tăng
năng suất lao động bình quân của Công ty ngày càng tăng lên đảm bảo cho hoạt
động sản xuất kinh doanh phát triển tốt.
2.6 Những thuận lợi và khó khăn của công ty
Thuận lợi
Trực thuộc một tập đoàn có uy tín lớn đến từ Thái Lan (Charoen Pokphand )
C.P Group có rất nhiều thế mạnh riêng.
Khi mới bước chân vào đầu tư tại thị trường nông ngiệp Việt Nam công ty đã
nhận được sự quan tâm chú trọng của Chính Phủ, của xã hội. Hơn nữa, trong lĩnh vực
này Nhà Nước ta luôn có những chính sách ưu đãi DN đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, C.P Group có nguồn lực lớn mạnh: Nguồn vốn lớn _ một vấn đề
trở ngại mà rất nhiều doanh nghiệp mắc phải, đội ngũ công nhân viên có trình độ kỹ
thuật chuyên môn và thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao, cơ sở vật chất được
trang bị với những công nghệ tiên tiến phục vụ cho quá trình phát triển sản xuất kinh
doanh.
Công ty mẹ C.P bao gồm rất nhiều nhà máy: Nhà máy cung cấp con giống, nhà
máy chế biến thức ăn gia súc do vậy nguồn cung nguyên liệu chính cho nhà máy chế
biến thức ăn là gần như chủ động hoàn toàn tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh
doanh.
Charoen pokphand _ một tập đoàn đầu tư đa nghành nghề trong lĩnh vực công nông nghiệp điển hình với hoạt động sản xuất lương thực. Qua hơn 80 năm đầu tư phát
triển C.P đã khẳng định được thương hiệu của mình đối với người tiêu dùng do vậy
khi đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam C.P đã có được lòng tin của người tiêu dùng.
Trong thời gian đầu tư tại Việt Nam, C.P đã luôn nỗ lực tạo ra những sản phẩm
chất lượng cao cho người tiêu dùng và ngày càng phát triển mở rộng hệ thống.

Khó khăn
14





-

Vấn đề về thị trường, cạnh tranh
Ngày càng chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong

nước : vissan, công ty Bình Minh.. và những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam. Đó là chưa kể đến trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay,
cạnh tranh lành mạnh có, không lành mạnh cũng có. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến
hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Là một tập đoàn mang sức ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực thực phẩm nên thị
trường có những biến động lớn thì trong suy nghĩ của người dân khi giá cả lên xuống,
tin chi phối thị trường tai tiếng đều thuộc về C.P.
-

Vấn đề lao động
Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ tay nghề cao còn thiếu, chưa đáp ứng đủ

cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ. Đây là một rào cản lớn
của công ty trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về mặt hàng này và để đáp ứng
những nhu cầu đó, công ty đã lắp đặt, nâng cấp dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên
trình độ chuyên môn, tay nghề của đội ngũ lao động trực tiếp đã ảnh hưởng rất
nhiều tới năng xuất lao động và giá thành sản phẩm.

-

Vấn đề về thiên nhiên
Những năm gần đây dịch bệnh bùng phát tràn lan, sự biến động của giá cả đầu

vào ảnh hưởng xấu trực tiếp tới khâu chế biến, chất lượng, sản lượng sản phẩm và cả
quá trình đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường.
-

Yêu cầu của thị trường tiêu thụ
C.P phải luôn phấn đấu không ngừng tìm kiếm các giải pháp trong sản xuất

kinh doanh nhằm đạt được những chỉ tiêu hiệu quả đặt ra nhằm đáp ứng tốt nhất yêu
cầu ngày càng cao về chỉ tiêu chất lượng và an toàn thực phẩm của người tiêu dùng.

15



×