Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.22 KB, 20 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nhiều thành phố kinh
tế, các doanh nghiệp được thành lập ngày một nhiều hơn góp phần tăng thêm
của cải cho xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Sự hợp
tác buôn bán trao đổi hàng hoá giữa các công ty, doanh nghiệp mạnh mẽ không
chỉ bó hẹp trong giới hạn một nước một quốc gia mà nó phát triển trên phạm vi
toàn cầu và với một quy mô ngày càng lớn.
Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc buôn bán trao đổi
hàng hoá giữa các công ty, giữa các doanh nghiệp … thì hầu hết trước bất kỳ
một cuộc buôn bán nào hợp đồng là vấn đề được quan tâm nhiều nhất đầu tiên
của các bên. Hợp đồng đưa ra những nội dung cần thiết về tất cả các khâu của
quá trình mua bán được cả hai bên đồng ý. Nó có thể được thoả thuận bằng
miệng hay bằng văn bản. Nhưng trong kinh doanh hiện nay thì hợp đồng thường
được làm bằng văn bản. Hợp đồng có vai trò quan trọng trong công việc tổ chức
thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, đó là cơ sở pháp lý để buộc các bên ký kết
hợp đồng thực hiện các cam kết.
Nắm bắt được tầm quan trọng thực sự của hợp đồng nên trong bài tiểu
luận này em đã quyết định nghiên cứu “ Đặc điểm của Hợp đồng mua bán Ngoại
thương” để có thể hiểu hơn về vấn đề này, để có kiến thức tốt hơn về hợp đồng.

1


PHẦN NỘI DUNG.
I.KHÁI NIỆM - ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG.

1.Hợp đồng mua bán ngoại thương là gì?
Hợp đồng mua bán ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng mua bán quốc
tế hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu trước hết có thể những vấn đề của hợp đồng
mua bán trong nước.
Hợp đồng mua bán la sự thoả thuận trong đó một bên là người bán có


nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên kia, là người mua một tài sản nhất
định gọi là hàng hoá- đối tượng của hợp đồng, còn người mua có nghĩa vụ hoặc
nhận hàng và trả một số tiền ngang bằng trị giá của hàng.
Chủ thể của hợp đồng mua bán là người bán và người mua. Người bán và
người mua có thể là thể, pháp nhân hoặc cũng có thể là Nhà nước.
Nội dung của hợp đồng là toàn bộ nghĩa vụ của các bên xung quanh việc
chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá trừ người bán sang người mua, xung
quanh việc làm thế nào để người bán lấy được tiềng và người mua lấy được
hàng.
Khác với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán ngoại thương
có tính chất quốc tế. Tính chất quốc tế cảu hợ đồng mua bán ngoại thương được
hiểu không giống nhau tuỳ theo quan điểm của luật pháp các nước.
Theo công ước Lahaye năm 1964 thì hợp đồng mua bán ngoại thương là
tất cả các hợp đồng mua bán trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các
nước khau nhau và hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác hoặc là
việc trao đổi ý kiến ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được lập ở những nước
khác nhau.
Như vậy tính chất quốc tế theo công ước này gồm:
+ Chủ thể ký kết là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.
+ Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng được chuyển từ nước này sang
nước khác.
+ Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở những nước khác
nhau.
2


Theo công ước viên năm 1980 đưa ra một tiêu chuẩn quốc tế khẳng định
tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán ngoại thương đó là các bên ký kết hợp
đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau, không quan tâm đến vấn
để quốc tịch của các bên khi xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán

ngoại thương.
Tại Việt Nam trong quy chế tạm thời số 4794/ TN-XNK đã đưa ra 3 tiêu
chuẩn để hợp đồng mua bán được thừa nhận là hợp đồng mua bán ngoại thương.
+ Chủ thể của hợp đồng bán ngoại thương là các bên có quốc tịch khác
nhau.
+ Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng thông thường được di chuyển từ
nước này sang nước khác.
+ Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc hai bên ký hựop
đồng.
Từ những điều phân tích trên và từ những đặc điểm riêng của nền kinh tế
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có thể hiện hợp đồng mua bán ngoại thương
là tất cả các hợp đồng mua bán được ký kết giữa các chủ thể của Việt Nam với
các thể nhân và phấp nhân nước người hay nói cách khác là tất cả các hợp đồng
mua bán có tính chất quốc tế ( yếu tố nước ngoài).
2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương.
Tính chất quốc tế nói trên làm nên đặc điêm của hợp đồng mua bán ngoại
thương. So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán ngoại thương
có những đặc điểm.
2.1.Đặc điểm về chủ thể tham gia ký kết.
Chủ thể ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương là thương nhân thường có
trụ sở thương mại đặt ở các quốc gia khác nhau. Thương nhân có thể là thế nhân
hoặc pháp nhân. Thương nhân thường được xác định theo luật mà thương nhân
đó mang quốc tịch. Nếu thế nhân muốn ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương
cấn phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo luật mà
thương nhân đó mang quốc tịch.
2.2.Đặc điểm về đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương.

3



Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương là hàng hoá được phép
chuyển qua biên giới hoặc chuyển từ khu chế xuất vào thị trường nội địa và
ngược lại theo quy định của pháp luật tức là có thể được chuyển từ nước này
sang nước khác.
2.3.Đặc điểm về đồng tiền thanh toán.
Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương có thể là
ngoại tệ đối với một bên, là ngoại tệ hoặc nội tệ đối với có hai bên. Nó phụ
thuộc vào sự thoả thuận của các bên ký kết hợp đồng. Nó có thể là đồng tiền của
nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc có thể là đồng tiền của nước thứ 3 miễn
sao sự lựa chọn đồng tiền thanh toán đảm bảo được lợi ích của các bên tham gia
ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.
2.4.Đặc điểm về cơ quan giải quyết tranh chấp.
Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế thì các ký hợp đồng có quyền
tự do thoả thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
mua bán ngoại thương. Thông thường người ta quy định thành một điều khoản
trong hợp đồng nếu không ghi họ cơ thể lựa chọn bất cứ một cơ quan trọng tài
hay một toà án nào để giải quyết tranh chấp.
2.5. Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán ngoại thương.
Do hợp đồng mua bán ngoại thương là loại hợp đồng có yếu tố nước
ngoài nên luật áp dụng cho loại hợp đồng này khá phức tạp. Nguồn luật điều
chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán ngoại thương bao gồm: điều ước quốc tế, luật
quốc gia và tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả án lệ ( tiển lệ pháp).
2.6.Đặc điểm về trình tự ký kết hợp đồng.
Trình tự ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương rất đa dạng, phong phú.
Đối với hợp đồng mua bán ngoại thương nếu các bên gặp nhau trực tiếp để thoả
thuận và ký kết sẽ tốn kém về tiền bạc và thời gian nhiều hơn so với trường hợp
đàm phán ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước. Bởi vậy hình thức ký
kết hợp đồng gián tiếp thường được sử dụng phổ biến hơn hình thức ký kết hợp
đồng trực tiếp.


4


Hình thức gián tiếp được thông qua thư tín, fax, telex, đơn chào hàng,
chấp nhận hàng, đơn đặt hàng… Chào hàng gồm: chào hàng bán và chào hàng
mua. Như vậy một đơn chào hàng phải đảm bảo những tiêu chuẩn pháp lý nhất
định theo quy định của pháp luật như điều kiện có hiệu lực của đơn chào hàng,
nội dung của nó phải gồm các điều kiện chủ yếu của hợp đồng. Trong đơn chào
hàng phải nêu rõ thời gian có hiệu lực và điều kiện huỷ bỏ đơn đặt hàng.
Điều 14 công ước viên 1980 quy định chào hàng phải được gửi đến đích
danh cho một hoặc nhiều người với nội dung rõ ràng về tên hàng, số lượng,
phẩm chất, quy cách và giá cả của hàng hoá.
Công ước viên 1980 phân ra 2 loại chào hàng là chào hàng tự do và chào
hàng cố định.
+ Chào hàng tự do (chào hàng không cam kết) là loại chào hàng gửi cho
nhiều bạn hàng cùng một lức. Nó không ràng buộc trách nhiệm của người phát
ra đơn chào hàng, họ có quyền sửa đổi, rut lại bất cứ lức nào trước khi có sự
chấp nhận hàng. Muốn có hợp đồng ngoài việc người được chào hàng chấp nhận
hoàn toàn các điều kiện của chào hàng mà còn phải có sự chấp nhận của nhiều
phía ra đơn chào hàng.
+ Chào hàng cố định (chào hàng có cam kết) là việc người chào bán một
lô hàng bị ràng buộc vào đề nghị của mình. Trong thời gian này nếu người mua
chấp nhận vô điều kiện chào hàng đó thì coi như hợp đồng đã được ký kết.
Chấp nhận chào hàng là thông báo của bên được chào hàng chuyển cho
bên chào hàng về việc chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong đơn chào
hàng.
Theo luật Việt Nam hợp đồng được coi là đã ký kết khi:
+ Các bên có mặt trực tiếo ký vào hợp đồng.
+ Chấp nhậ vô điều kiện của người được chào hàng gửi trong thời gian có
hiệu lực của chào hàng. (trường hợp chào hàng cố định).

+ Chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng phải được người
chào hàng chấp nhận (trường hợp chào hàng tự do).
II.NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHỦ YẾU CỦA HĐMBNT.

1.Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
5


Hợp đồng mua bán ngoại thương muốn có hiệu lực phải thoả mãn 4 điều
kiện quy định chung cho mọi loại hợp đồng, chủ thể phải hợp pháp – hình thức
của hợp đồng phải hợp pháp – hợp đồng phải được ký trên cơ sở của nguyên tắc
tự nguyện.
1.1.Chủ thể hợp pháp.
Chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương phía nước ngoài có thể tự
nhiên cá nhân hoặc pháp nhân và phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi.
Chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương về phía Việt Nam cũng có
thể là tự nhiên nhân và pháp nhân Việt Nam. Tự nhiên nhân muốn được ký kết
hợp đồng mua bán ngoại thương trước hết phải có năng lực pháp lý và năng lực
hành vi.
Tổ chức được thừa nhận là pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện.
+ Được cơ quan Nhà nước cơ thẩm quyền thành lập.
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
+ Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
1.2.Hình thức hợp đồng mua bán ngoại thương phải hợp pháp.
Khi nói đến hình thức hợp đồng mua bán ngoại thương thường có 2 quan
điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng hình thức của hợp đồng có thể được ký kết
bằng miệng, bằng văn bản hay bất kỳ hình thức nào tuỳ các bên. Những nước
nên ra quan điểm này là hầu hết các nước Phương tây và đặc biệt là các nước có
nền kinh tế thị trường phát triển. Trong khi đó một số nước lại quy định rằng

hợp đồng phải được ký kết dưới hình thức văn bản.
1.3.Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp.
Khi nói đến tính hợp pháp của hợp đồng mua bán ngoại thương cần lưu ý
2 vấn đề.
- Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp nghĩa là hợp đồng phải có các
điều khoản chủ yếu bao gồm tên – tên hàng – quy cách phẩm chất – thời gian và
địa điểm giao hàng – giá và điệu kiện giao hàng – phương thức thanh toán và
chứng từ thanh toán.

6


- Ngoài các điều khoản chủ yếu nói trên, bất kỳ một điều khoản nào khác
được các bên đưa vào hợp đồng được gọi là các điều khoản khác: điều khoản
bao bì - ký mã hiệu - điều khoản về giám định.
Các điều khoản chủ yếu và điều khoản thông thương làm thanh nội dung
của hợp đồng mua bán ngoại thương đều phải hợp pháp.
1.4.Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở của nguyên tắc tự nguyện.
Nguyên tắc tự nguyện cho phép các bên hoàn toàn tự do thoả thuận về
mọi vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong khuôn khổ pháp
luật.
Nguyên tắc tự nguyện loại bỏ các hợp đồng được ký kết trên cơ sở dùng
bạo lực để đe doạ hoặc có do sự nhầm lẫn.
2.Những điều khoản chủ yếu của hợp đồng.
2.1.Các điều khoản chủ yếu liên quan đến đối tượng của hợp đồng.
2.1.1.Về tên hàng: vì tên hàng trong hợp đồng mua bán ngoại thương
thường được thể hiện qua ngôn ngữ thông dụng (chủ yếu bằng tiếng anh ) nên
hai bên cần ghi rõ cả tên thương mại, tên khoa học và tên thông dụng của nó để
tránh sự hiểu lầm.
2.1.2.Về phẩm chất hàng.

Chất lượng hàng ghi trong hợp đồng là tổng các đặc tính, các quy cách,
tác dụng, hiệu suất… nói lên mặt “chất” của hàng. Trong mua bán, chất lượng có
ý nghĩa lớn đối với việc quyết định giá cả hàng hoá. Có rất nhiều cách xác định
phẩm chất hàng và mỗi cách xác định đó, khi không tuân thủ có thể sẽ phải gánh
chịu những hậu quả pháp lý khác nhau.
2.1.3.Về số lượng.
Có rất nhiều cách xác định số lượng hàng, trọng lượng hàng, ở mỗi nước
xs đơn vị đo lường riêng của mình ví dụ như ở Anh, Mỹ khi xác định đơn vị cho
hàng hoá thuộc dạng lỏng người ta hay dùng đơn vị Gallon= 4,546 lit còn ở Mỹ
Gallon = 3,523 (lit) do đó để tránh sự nhầm lẫn cần ghi rõ trong hợp đồng.
Thông thường trong thực tế thương mại người ta thường có hai cách xác
định số lượng hàng. Có thể người bán phải giao một số lượng hàng chính xác
hoặc một số lượng hành có dung sai.
7


2.2.Điều khoản về giá cả phương thức thanh toán.
Là điều khoản chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng mua bán
ngoại thương.
Luật pháp của đa số các nước quy định rằng về nguyên tắc, giá hàng phải
được quy định cụ thể trong hợp đồng. Song trong thực tế nếu hợp đồng không
quy định giá cụ thể thì phải quy định cách xác định giá, cách tính giá sẽ được
xác định theo thoa thuận của hai bên một tháng trước khi giao hàng hoặc giá sẽ
được xác định trên cơ sở giá công bố ở một số giao dịch nào đó vào thời điểm
giao hàng.
Khi quy định điều khoản giá cả, các bên nên quy định đồng tiền tính giá,
đồng tiền thanh toán và cách tính, thời điểm tính tỷ giá giữa hai đồng tiền này.
Nếu quy định rõ đồng tiền tính giá là đồng tiền bảng Anh nhưng đồng tiền thanh
toán là USD chẳng hạn thì người mua phải trả bằng USD.
Cần quy định điều khoản bảo lưu về giá cả trong hợp đồng để bảo vệ

quyền lợi trong trường hợp khi do có sự tăng hoặc do hạ giá kể từ khi ký kết hợp
đồng cho đến khi thực hiện hợ đồng. Với ý nghĩa của điều khoant bảo lưu về giá
cả là ở chỗ nếu trong trường hợp có quy định điều khoản này thì hai bên có
quyền điều chỉnh giá cả phù hợp với sự tăng giảm đột ngột. Nếu không thì các
bên phải tự chịu trách nhiệm khi có rủi ro.
Khi quy định điều khoản về giá cả trong trường hợp mua bán ngoại
thương cần phải chú ý đến các điều kiện cơ sở của giá cả để tính toán, xác định.
VD Nếu điều kiện cơ sở là FBO thì giá mua là giá FOB. Nếu điều kiện cơ sở là
CIF thì giámua là giá CIF.
Về phương thức thanh toán các bên có thể quy định trong hợp đồng các
phương thức thanh toán bằng tiền mặt bằng phương thức nhờ thu hoặc bằng tín
dụng chứng từ.
2.3.Điều khoản về thời hạn và điều kiện giao hàng.
2.3.1.Về thời hạn giao hàng, trong hợp đồng mua bán ngoại thương các
bên có thể quy định người bán phải giao hàng vào một ngày cụ thể hoặc phải
giao hàng trọng một khoảng thời gian nhất định. Mỗi cách quy định về thời hạn
giao hàng đều đưa lại những hậu quả pháp lý khác nhau.
8


2.3.2.Điều kiện giao hàng: Là điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán
ngoại thương. Điều kiện giao hàng thường chỉ rõ hàng sẽ được giao ở đâu, ai
thuê tàu, ai mua bảo hiểm… Điều kiện giao hàng có thể được hai bên quy định
rõ trong hợp đồng hoặc có thể được hai bên dẫn chiếu đến các điều kiện thương
mại quốc tế như các điều kiện FOB, CIF.
III.GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI
THƯƠNG.

1.Khái niệm tranh chấp hợp đồng.
Theo luật thương mại Việt Nam “tranh chấp thương mại là tranh chấp

phát sinh do việc không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng trong
hoạt động thương mai”.Tranh chấp thương mại xuất phát từ việc bảo vệ và
quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
Khái niệm này chỉ nói lên được tác nhân gây nên tranh chấp và giới hạn
tranh chấp trong hợp đồng, chưa nói lên được tính chất mâu thuẫn, bất đồng của
các bên. Bởi nếu trong trường hợp một bên không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng hợp đồng thì chưa hẳn đã làm phát sinh sự “bất đồng quan điểm” từ
phía bên kí. Trong khi đó tranh chấp buộc có biểu hiện mâu thuẫn bất đồng giữa
các bên.
2.Hình thức giải quyết tranh chấp mua bán ngoại thương.
2.1.Khiếu nại.
Phương pháp giải quyết các tranh chấp trực tiếp giữa các bên trong mua
bán hàng hoá ngoại thương.
a.Khái niệm.
Khiếu nại là phương pháp tranh chấp phát sinh trong qúa trình thực hiện
hợp đồng bằng cách bên trực tiếp thương lượng để đưa ra kết luận nhằm giải
quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích của một hay nhiều bên.
Trong thương mại quốc tế, khiếu nại là việc làm bình thường và rất cần
thiết khi quyền lợi các bên bị vi phạm. Khiếu nại là quyền đôi lúc nó cũng là
nghĩa vụ các bên khi pháp luật của các nước đó quy định. Khiếu nại là bước
không thể thiếu trong quá trình tố tụng trước khi kiện. Khiếu nại không hạn chế
9


quyền đi kiện các bên và ngược lại. Khiếu nại luôn mang lại một hậu quả pháp
lý là thoả mãn hay không thoả mãn yêu cầu của người khiếu nại.
b.Mục địch, ý nghĩa của việc khiếu nại.
Mục đích của khiếu nại là nhằm giải quyết yêu cầu của các bên bị vi phạm
trên cơ sở hợp đồng đã ký. Trường hợp hợp đồng hay luật điều chỉnh hợp đồng
quy định thương lượng là bước bắt buộc trước khi đi kiện thì cơ quan trọng tài,

toà án sẽ từ chối thụ lý vụ kiện nếu các bên chưa tiến hành thương lượng với
nhau. Trong thương mại quốc tế cũng như trong quan hệ dân sự thì khiếu nại
vừa có tính pháp lý vừa có ý nghĩa xã hội rất lớn.
c.Cơ sở pháp lý của việc khiếu nại.
- Xác định đối tượng khiếu nại.
- Thời hiệu, thời hạn khiếu nại.
2.2.Phương pháp giải quyết tranh chấp có trọng tài.
a.Khái niệm.
Trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp do các bên đương sự thoả thuận
thành lập nên để giải quyết bất đồng giữa các bên. Mặc dù có nhiều định nghĩa
khác nhau về trọng tài nhưng nhìn chung đều có những đặc điểm.
Trọng tài chỉ là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp theo vụ
việc phát sinh, từ các quan hệ pháp luật.
Thẩm quyền của trọng tài bắt nguồn từ thoả thuận trọng tài.
Trọng tài là cơ quan phán quyết cơ quyền phán xét sự đúng sai của các
bên ngay cả giai đoạn hoà giải.
Như vậy trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ
các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế.
b.Đặc điểm các phương pháp giải quyết bằng trọng tài/
Trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp luôn mang tính độc lập chỉ
dựa vào cơ sở pháp lý của vụ kiện, các tình tiết khách quan của vụ án. Không

10


chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố chính trị, và chịu sự tác động của bất
kỳ cơ quan tổ chức nào.
Các bên được lựa chọn trọng tài viên cho mình và thường là những người
có tín nhiệm. Nó luôn tạo cho các bên sự tự tin cao, tin tưởng vào phán quyết
của trọng tài.

Thủ tục tố tụng đơn giản, không về mặt hình thức như thủ tục của toà án.
Giải quyết nhanh chóng và lệ phí trọng tài thấp hơn, nhiều so với lệ phí
Toà án.
c.Tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam.
Toàn bộ thủ tục của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam được quy định
trong quy định trong quy tắc tố tụng. Thủ tục tố tụng gồm những bước sau:
- Khởi kiện.
- Chọn và chỉ định trọng tài viên.
- Đơn kiện lại.
- Điều tra trước khi xét xử.
- Phiên họp xét xử.
- Kết thúc phiên họp xét xử.
2.3.Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng toà an.
a.Khái niệm.
Việc giải quyết tranh chấp thương mại tại Toà án luôn gắn liền với quyền
lực Nhà nước. Phương thức giải quyết tranh chấp này là giải quyết tranh chấp tại
Toà án của một quốc gia nào đó. Mỗi nước đều có quy định Tòa án nào có thẩm
quyền xét xử các vụ tranh chấp thương mại quốc tế.
b.Đặc điểm.
Đặc điểm quan trọng nhất của phương pháp giải quyết tranh chấp bằng
Toà án là mang tính chủ quyền quốc gia một cách tuyệt đối Toà án giải quyết là
đại diện quyền lực của Nhà nước nên trong quá trình giải quyết luôn chịu tác
động, chủ yếu trực tiếp bởi các yếu tố chính trị.
11


Toà án giải quyết nặng nề mặt hình thức tố tụng. Quá trình giải quyết một
ụ kiện bằng Toà án theo pháp luật các bên thông thường qua 2 cấp: cấp sơ thẩm
và cấp phúc thảm, một số trường hợp đặc biệt được giải quyết ở thủ tục giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Bán án quyết định của Toà án luôn mang tính cưỡng chế, có giá trị bắt
buộc mọi cá nhân tập thể có liên quan đến bản án đã có hiệu lực pháp luật. Nếu
không thi hành thì coi là hành vi chống đối Nhà nước.
IV.HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH PHÁT HÀNH PHIM TRUYỆN
NHỰA GIỮA FAFIM VIỆT NAM VÀ ANET KOREA INC.

Căn cứ pháp lệnh hợp đồng do Chủ tịch Hôi đồng Nhà nước
CHXHCNVN ban hàng ngày 25/9/1989 và nghị định số 17/HĐBT của Hội đồng
bộ trưởng ban hành ngày 16/1/1990 quy định về thi hành pháp lệnh hợp đồng
kinh tế.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của công ty Xuất nhập khẩu và phát hành
phm truyện Việt Nam được quy định trong quyết định số 801/QĐ ngày
24/6/1993 của bộ VHTT.
Căn cứ nhu cầu nguồn phim cung ứng cho mạng lưới rạp chiếu bóng toàn
quốc cũng như khả năng cung ứng của công ty Anet Korea.
Hôm nay, ngày 27/10/2002 tại văn phòng fafim Việt Nam , chúng tôi
gồm:
Bên A: Công ty xuất nhập khẩu và phát hành phim Việt Nam.
Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi –Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại: 8534566-8533374
Fax:84.4.8531611
Do ông: Nguyễn Văn Sử – giám đốc làm đại diện.
Bên B. Anet Korea
Địa chỉ: Tầng 1, Dongjin Building, 199-17 Dong Sung Dong. Jong
rogu, Seoul, Korea,110-510.
Điện thoại: 82-2-7470087.
Fax: 82-2-7470323.
Do ông: Lee,In-sik giám đốc làm đại diện.

12



Nhằm mục đích tăng cường giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Hàn
Quốc, cũng như đáp ứng nhu cầu phim truyện ngày càng tăng của thị trường
Việt Nam, hai bên cùng nhau thống nhất các điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung hợp đồng.
Fafim Việt Nam đồng ý nhập khẩu phim nhựa của Anet – Korea để độc
quyền phát hành cho mạng lưới rạp chiếu bóng trên lãnh thổ Việt Nam va công
ty Anet là đối tác độc quyền cung cấp phim Hàn Quuốc cho Fafim Việt Nam.
Fafim Việt Nam bảo đảm không phát hàng hoặc thực hiện các chương
trình có sẵn của Anet ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Anet cam kết không chuyển
giao quyền sử dụng các bộ phim của mình cho bất kỳ tổ chức nào hoặc cá nhân
nào khác ở Việt Nam.
Fafim Việt Nam chỉ phát hành những phim có giấy chứng nhận quyền
phát hành tại Việt Nam và được bộ VHTT cho phép phổ biến ttại Vn. Fafim Vn
là cơ quan có thẩm quyền được Bộ VHTT cho pép thực hiện và giao dịch hợp
pháp việc kinh doanh.

Điều II: cung câp phim.
1.Số lượng: Anet bảo đảm gửi chào hàng cho fafim VN mỗi tháng từ 2
đến 4 tiết mục truyện 35ly do Hàn Quốc sản xuất thuộc quyền phát hành của
Anet tại lãnh thổ VN, để Fafim VN lựa chọn theo khoản 5 điều II này. Số phim
do Anet cung cấp sẽ tuỳ thuộc vào số lượng phim được Fafim VN tuyển chọn
trong số tiết mục chào hàng nói trên.Số lượng bản phim của mỗi tiết mục do
Fafim VN tuyển chọn sẽ do hai bên thoả thuận quýêt định.
2.Bản quyền: Anet chịu trách nhiệm về bản quyền phát hành của các bộ
phim mà Anet cung cấp cho Fafim VN và cung cấp văn bản chứng cứ để cho
thấy là minh có nhận được giấy phép phát hành và bản quyền của các bộ phim
đó tại VN, Các văn bản chứng cứ đó sẽ được xuất trình cho các cơ quan thẩm
quyền pháp lý của Vn.

3.Nội dung: Các phim do Anet cung cấp và do Fafim VN tuyển chọn phải
có nội dung lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục, đa dạng và hấp dẫn. Fafim Vn
không chấp nhận các loại phim kích động bạo ực, đô truỵ, không phù hợp với
nếp sống văn hoá, hoặc đường lối chính trị của VN

13


Những bộ phim không được phép phổ biến, Fàim Vn se tái xuất hoàn trả
Anet. Chi phí tái xuất do Anet chịu theo quy định trong khoản 5 mục II này.
4.Chất lượng kỹ thuật: Các phim được chấp nhận, bản phim có chất lượng
kỹ thuật cao đạt it nhất là 90% kỹ thuật tiêu chuẩn. Phim phải rõ nét, rõ tiếng,
không bị xước, mốc hay mất màu. Những bộ phim đã khai thác và không còn
đảm bảo chất lượng kỹ thuật có thể được huỷ tại chỗ theo thoat thuận giữa hai
bên hoặc tái xuất theo yêu cầu của Anet. Mọi chi phí liên quan đến việc huỷ bỏ
hoặc tái xuất do Anet chịu.
5.Chọn phim: Để đạt hiẹu quả khai thác tốt, trước khi gửi phim nhựa 35
ly, Anet cần gửi phim chào hàng bằng băng video chất lượng cao, phải rõ hình rõ
tiếng để Fafim Việt Nam xem chọn. Trong trường hợp chấp nhận bộ phim, trong
thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được băng chào hàng, Fafim Việt Nam bảo
đảm hoàn thành các công việc biên tập lờ thoại, trình hội đồng duyệt phim quốc
gia và thông báo đặt hàng với Anet.
Điều III: Phát hành trên hệ thống video gia đình và phát sóng.
Sau khi khai thác xong bộ phim trên tuyến rạp, hai bên thoả thuận chuyển
tiết mục phim sang khai thác tại mạng lưới video gia đình và phát sóng trên hệ
thống truyền hình Việt Nam. Về việc này hai bên sẽ ký các phụ lục hợp đồng chi
tiết cho từng mục phim cụ thể.
Điều IV: Dịch vụ quảng cáo hàng hoá.
Tuỳ theo thoả thuận giữa Anet và Fafim Việt Nam đối với các chi tiết và
hợp tác, hai bên đồng ý trên nguyên tắc thực hiện các mặt hàng hoá thương mại

trong các băng casette của các phim của Anet và khi được FafimViệt Nam tuyển
chọn theo hợp đồng này. Fafim Việt Nam sẽ tìm đối tác hoặc Anet có thể giới
thiệu đối tác nước ngoài để quảng cáo nhưng nội dung và hình thức quảng cáo
phải được Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt nam chấp nhận.
Điều V: Trách nhiệm công viẹc của mỗi bên.
1.Trách nhiệm của Anet.
Chịu trách nhiệm gửi phim 35 ly kèm theo tài kiệu quảng cáo phim (mẫu
áp phích, ảnh giới thiệu và ảnh diễn viên, thông tin về phim) về địa chỉ văn
phòng Fafim Việt Nam 19 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội. Mỗi phim phải
kèm theo một bản đối thoại của phim bằng tiếng hàn quốc hoặc tiếng anh, tiếng
pháp. ANet có trách nhiệm dịch bản thoại phim ra tiếng và cung cấo cho Fafim
Việt Nam biên tập.
14


Phối hợp với Fafim VN tổ chức và thực hiện phát hành các bộ phim do
Anet cung cấp.
Người đại diện của Anet là người đứng tên trong bant hợp đồng này.
Người đại diện của Anet coa thẩm quyền phối hợp với Fafim VN tổ chức
và theo dõi thực hiện hợp đồng và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá
trình thực hiện hợp đồng.
Người giúp việc Anet chỉ thực hiện công việc của đại diện Anet. Người
giúp việc này làm muốn việc với Fafim VN phải có giấy uỷ quyền Hoặc chỉ làm
việc trong phạm vi nội dung doanh nghiệp được thoả thuận giữa Fafim VN và
Anet bằng văn bản.
2.Trách nhiệm của Fafim Việt Nam.
Làm thủ tục và thực hiện nhập phim và tài liệu quảng cáo theo phim
Thực hiện công việc biên tập kịch bản, biên tập phim và sản xuất bản
thuyết minh cắt lược cảnh phim.
Trình hội đồng duyệt phim quốcgia, xin cấp giấy phép phát hành.

Sản xuất các vật liệu quảng cáo và tổ chức tuyên truyền quảng cáo.
Tổ chức phát hành phim do các rạp chiếu bóng trên toàn lãnh thổ VN và
thông báo cho Anet lịch trình phát hành của các tiết mục.
Thay mặt hai bên tổ chức bảo vệ quyền sở hữu tác phẩm.
Việc ứng trước thuế và các chi phí khác liên quan đến việc nhập khẩu
phim
Bảo quản và tu sửa bản phim, băng phim do Anet cung cấp.
Làm thủ tụ và thực hiện tái xuất phim, băng không được phép phát hành.
Chi phí tái xuất do Anet chịu.
Điều VI: Phân chia tài chính và nghĩa vụ phí tổn.
Không có các chi phí hoặc phí tổn nào liên quan đến việc phát hành của
các bộ phim theo hợp đồng này sẽ phát sinh và hoặc được thanh toán bới Anet
hay Fafim VN nếu các chi phí hoặc phí tổn phí đó không được cả hai bên thoả
thuận trước.
Tất cả các chi phí và tổn phí liên quan đến việc phát hành phim theo hợp
đồng này sẽ chỉ được thực hiện theo chi tiết của một ngân sách được đồng ý
giữa ANét và Fafim VN một cách tiêng rẽ. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày phim
đã bắt đầu phát hành, và sau đó trên nguyên tắc hàng tháng vào một ngày, chậm
nhất là ngày 15 của tháng dương lịch, Fafim VN sẽ gửi các bản thông báo chi
15


tiết doanh thu phát hành của tháng dương lịch trước đó và đồng thời thanh toán
khoản ngân hàng của Anet tại VN hoặc chuyển đồng VN thành ngoại tệ và
chuyển ra nước ngoài vào tài khoản tại Hàn Quốc do Anet chỉ định theo tỷ giá
hói đoái do ngân hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm thanh toán. Anet sẽ
chịu toàn bộ các chi phí và lệ phí theo quy định của chính phủ Việt Nam.
Hai bên đồng ý rằng doanh thu phát hành sau khi trừ tất cả các chi phí và
tổn thất tại VN như đã đề ra trong điều VII dưới đây (mà các chi phí và phí tổn
đã phát sinh và chỉ được thanh toán theo thoả thuận chung trước của các bên

theo điều VI này mà thôi) sẽ được phân chia như sau:
+ Phim nhựa: Anet được hưởng
90%
Fafim Việt Nam được hưởng 10%
+ Phim video chiếu rạp Anet
85%
Fafim Việt Nam 15%
Doanh thu phát hành có nghĩa là số tiền Fafim Việt Nam thu được theo tỷ
lệ phần trăm trên số tiền bán vé của mỗi bộ phim được xác định bằng hợp đồng
giữa Fafim VN và công ty chiếu bóng địa phương hoặc bất cứ các công ty hay tổ
chức khác phát hành. Mức thu từ bán vế phân chia cho các rạp khác nhau theo
mỗi dịa phương và sẽ được 2 bên thoả thuận cụ thể bằng phục lục kèm thei cho
mỗi phim trên nguyên tắc:50% đến 60% theo từnd phim cho các thành phố lớn
là Hà Nội, tp Hồ Chí Minh.
Mỗi bên tự chịu thuế trên phần dianh thu của mình được hưởng. Fafim Vn
thu hộ ngân sách nghĩa vụ thuế của Anet và khấu trừ vào phần Anet được hưởng
đồng thời cấp phiếu thu cho Anet.
Điều VII. Chi phí tại Việt Nam.
Hai bên nhất tria cùng nhau gánh chịu các khoản chi phí tại Việt Nam.
Nhưng tất cả các loại chi phí đó sẽ chỉ được phát sinh hoặc chi theo các công
việc được các bên thoả thuận riêng theo quy định trong điều VII dưới đây.
+ Chi phí xin giấy phép nhận phim, chi phí giao nhận và tồn kho tại Hải
quan Việt Nam, chi phí đi lại giao dịch và vận chuyển phim từ sân bay về Fafim
Việt Nam.
Thuế nhập khẩu cảu phim cũng như chi phí nhập phim video để sơ duyệt
và tài kiệu tuyên truyền quảng cáo.
Chi phí biên dịch kịch bản, biên tập phim, thuyết minh phim hoặc lồng
tiếng phim hoặc làm phụ đề tiếng Việt Nam.
16



Chi phí duuyệnt phim, chi phí cắt phim và xem lại bản cắt.
Chi phí in ấn tài liệu tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu cho báo chí,
quảng cáo trên phương tiện đại chúng.
Chi phí vận chuyển phim, vận chuyển áp phích về các địa phương.
Thuế phát hành như quy địh của cục thuế Việt Nam.
Các chi phí bảo vệ bản quyền.
Các chi phí phát sinh ngaòi các loại chi phí trên đây phải được cả hai bên
thoả thuận mới có giá trị thanh toán.
Các bên đồng ý rằng tuỳ theo sự thống nhất chung của hai bên như đã quy
định tại điều khoản trên, Fafim VN sẽ ứng trước toàn bộ các chi phí hoặc tổn phí
liên quan đến việc phát hành các bôi phim tại VN và sữ được thanh toán tất cả
các khoản ứng trên từ doanh thu phát hành theo điều Vi nói trên.
Điều VIII: Tuyên truyền quảng cáo phim.
Hai bên sẽ thoả thuậ trước bằng văn bản phụ lục hợp đồng về hinh thức,
phạm vi và mức độ chi phí về việc quảng cáo cho từng phim cụ thể.
Fafim Việt Nam đảm nhận việc tổ chức sản xuất các vâth liệu tuyên
truyền quản cáo có chất lượng và đúng tiến độn thời gian.
Fafim Việt Nam sẽ phối hợp cùng Anet thực hiện công tác quảng cáo, tiếp
thị cho từng bộ phim cụ thể.

Điều IX: Điều khoản chung.
Hai bên có trách nhiệm thực hiện tốt những điều khoản đã ghi trong hợp
đồng. Trong quá trình thực hiện nếu gặp trở ngại hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc,
trao đổi tìm hiểu biện pháp giải quyết.
Do đặc điểm riêng biệt của 3 khu vực Bắc Trung Nam, vào quý 4 hàng
năm Fafim VN và Anet sẽ ký phụ lục chi tiết với từng khu vực cho năm sau và
các phụ lực đó không được trái với các nội dung nguyên tắc đã thoả thuận tại
hợp đồng này.
Không bên nào được tự ý sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng mà phải

ký phụ lục hợp đồng có vấn đề phát sinh.
Mỗi tranh chấo hai bên sẽ tự thương lượng giải quyết. Nếu không thống
nhất được thì sẽ nhờ trọng tài kinh tế VN xét xử.

17


Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày 31/12/2002. Sau thời
gian đố nếu không có bên nào đề nghị chấm dứt hợp đồng hoặc không có ký hợp
dồng mới gì thì hợp đồng này sẽ được tự động ra hạn một thời gian là 3
(ba)tháng.
Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trước khi thời hạn nếu:
+ Sau 90 ngày Anet hoặc Fafim VN không xúc tiến việc thực hiện hợp
đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng, một trong hai bên gián đoạn
trong vòng 90 ngày không thực hiện các điều khoản của hợp đồng.
+ Một trong hai bên vi phạm các điều khoản trong hợp đồng này, gây thiệt
hại nghiêm trọng.
+ Do mỗi bên chính phủ yêu cầu chấm dứt.
Việc thanh lý hợp đông này sẽ do một liên uỷ ban gồm đại diện hai bên
cùng giải quyết.
Bản hợp đồng này được xây dựng, giai thích và hiểu theo pháp luật của
VN.
Bản hợp dồng lập thành 06 bản tiếng việt và bản tiếng anh có giá trị như
nhau, mỗi bên giữ 03 bản tiếng việt và 03 bản tiếng Anh.

PHẦN KẾT LUẬN.
Ngày nay, buôn bán quốc tế đang trở thành một lĩnh vực kinh doanh hấp
dẫn, Để tổ chức hoạt động kinh doanh này cần phải hiểu rõ các nghiệp, các
thông lệ quốc tế trong giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng. Hợp đồng là một
mắt xích quan trọng trong bất kỳ cuộc mua bán trao đổi hàng hoá nào, nó không

chỉ ràng buộc các bên tham gia ký kết về mặt pháp lý mà đôi khi nó còn mang

18


lại những khoản lợi đáng kể nếu ta biết tận dụng những điều khoản thuận lợi cho
công ty, cho doanh nghiệp.
Hợp đồng mua bán ngoại thương có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
thúc đẩy sự hợp tắc giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trên cơ sở đó mà kinh tế
mỗi nước phát triển đi lên hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc đàm phán, ký
kết hợp đồng và thực hiện được gọi là tốt khi hợp đồng được ký trên tinh thần
hai bên cung hợp tác và cùng có lợi. Để đảm bảo được điều này là có một quá
trình chuẩn bị đàm phán và thực hiện đúng như hợp đồng đã quy định cho nên
ký kết và thực hiện hợp đồng là khâu cần thiết với mọi doanh nghiêp.

19


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG ..................................................................................................................2

I. Khái niệm - đặc điểm của HĐMBNT...............................................2
1. Hợp đồng mua bán ngoại thương là gi?....................................2
2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương.......................3
II. Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.......................................5
1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.........................................5
2. Những điều khoản chủ yếu của hợp đồng.................................7
III. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán ngoại thương ......8
1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng................................................8

2. Hinh thức giải quyết tranh chấp mua bán ngoại thương...........9
IV. Hợp đồng hợp tác kinh doanh phát hành phim truyện nhựa
giữa FAFIM Việt Nam và ANET KOREA INC................................11
KẾT THÚC.................................................................................................................18

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình luật thương mai, luật thuế

2.

Giáo trình luật doanh nghiệp.

3.

kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương của Vũ Huy Tửu.

4.

Pháp luật trong đàm phán – ký kết hợp đồng kinh tế.

5.

kỹ thuật soạn thảo Hợp đồng kinh tế – hợp đồng thương mai.

20




×