Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG Ở XÃ PHAN DŨNG HUYỆN TUY PHONG – TỈNH BÌNH THUẬN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

HUỲNH NGỌC TUẤN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
RỪNG Ở XÃ PHAN DŨNG - HUYỆN TUY PHONG – TỈNH
BÌNH THUẬN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH NGỌC TUẤN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
RỪNG Ở XÃ PHAN DŨNG – HUYỆN TUY PHONG – TỈNH
BÌNH THUẬN

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG Ở XÃ PHAN DŨNG - HUYỆN
TUY PHONG – TỈNH BÌNH THUẬN ” do HUỲNH NGỌC TUẤN, sinh viên khóa 34,
ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày _______________________.

TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho con xin gởi lời tri ân sâu sắc nhất của mình đến cha mẹ, người
đã tạo mọi điều kiện cho con được học tập suốt 4 năm học vừa qua, tình cảm ấy suốt
đời con luôn ghi nhớ.
Bên cạnh đó, em còn được sự dìu dắt chân thành, tận tâm của các thầy cô trong
bộ môn khoa Kinh Tế, các thầy cô bộ môn Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, và đặc
biệt em xin gởi đến thầy Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất, cảm ơn
thầy đã truyền đạt những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý báu giúp cho em hoàn
thành khóa luận này.
Xin cảm ơn UBND xã Phan Dũng, Ban quản lí rừng huyện Tuy Phong, và đặc
biệt xin gởi tới chú Hùng – trưởng ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tuy Phong cùng
tất cả những hộ đồng bào trong xã lời cảm ơn chân thành vì đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ
trợ tôi rất nhiều trong quá trình điều tra và thu thập số liệu, giúp tôi hoàn thành khóa
luận này.
Và cuối cùng xin kính chúc trường Đại học Nông lâm Tp.HCM phát triển hơn
nữa; kính chúc thầy cô nhiều sức khoẻ, hạnh phúc tiếp tục sự nghiệp “Trồng
người”cao cả. Chúc tất cả các bạn thành công./.
Sinh viên
Huỳnh Ngọc Tuấn


NỘI DUNG TÓM TẮT

HUỲNH NGỌC TUẤN. Tháng 6 năm 2012. “Phân Tích Thực Trạng Quản
Lý Bảo Vệ Tài Nguyên Rừng ở Xã Phan Dũng - Huyện Tuy Phong –Tỉnh Bình
Thuận”
HUYNH

NGOC

TUAN.

June

2012.

“Situation

Analysis

Protect

Management of Forest Resources in Phan Dung - Tuy Phong District – Binh
Thuan Province”
Xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong là xã có diện tích rừng lớn nhất huyện và được
quản lí bởi các hộ gia đình dân tộc thiểu số tại xã dưới sự giám sát và quản lí của ban
quan lí rừng huyện Tuy Phong , vì vậy đề tài tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu
nhằm tìm hiểu thực trạng áp dụng mô hình cũng như đánh giá được hiệu quả của mô
hình. Trong giới hạn nội dung nghiên cứu, đề tài đạt được những kết quả như sau:
Mô hình quản lý rừng theo hộ gia đình đã được thực hiện tại xã từ năm 2000 và
cho tới nay đã mang lại nhiều tín hiệu tốt cho quản lý rừng và cải thiện phần nào cuộc
sống của đồng bào nơi đây.
Về khía cạnh kinh tế: mô hình nâng cao thu nhập cho người dân thông qua việc

quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Về khía cạnh môi trường: mô hình đã ngăn chặn được việc lấn chiếm, phá rừng
làm nương rẫy và giảm thiểu các vụ cháy rừng trong những những năm qua.
Về khía cạnh xã hội: mô hình đã góp phần tiết kiệm ngân sách quốc gia, tạo thêm
công ăn việc làm cho người dân và nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan
trọng của rừng, cũng như lợi ích từ việc quản lý, bảo vệ rừng mang lại.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG

v

DANH MỤC CÁC HÌNH

vi

DANH MỤC PHỤ LỤC

vii

CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1


1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

2

1.3.2. Địa bàn nghiên cứu

2


1.3.3. Thời gian nghiên cứu

2

1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện

2

1.4. Cấu trúc của đề tài

2

CHƯƠNG 2

4

TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

4

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.2. Các nguồn tài nguyên


5

2.1.3. Tổng quan về kinh tế, xã hội

6

2.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

12

2.2.1. Quan điểm của thế giới về giao đất giao rừng

12

2.2.2 Quan điểm của Việt Nam về giao đất giao rừng

12

2.2.3. Ý nghĩa của việc thực hiện giao, khoán bảo vệ rừng

13

2.2.4. Một số văn bản pháp luật liên quan đến chính sách giao đất, giao rừng và
cho thuê rừng ở Việt Nam

14
v


2.2.5. Mục đích của công tác giao khoán quản lí và bảo vệ rừng

2.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

16
17

CHƯƠNG 3

19

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1. Cơ sở lí luận

19

3.1.1. Khái niệm và phân loại rừng

19

3.1.2. Công tác quản lý bảo vệ rừng

20

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu


22

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

22

CHƯƠNG 4

23

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

23

4.1. Thực trạng chung về quản lý và bảo vệ rừng từ năm 2010 đến nay

23

4.1.1. Mô hình tổ chức đơn vị:

25

4.1.2. Tổ chức các đơn vị quản lý rừng

26

4.2. Tiến trình nhận rừng giao khoán và cách thức tổ chức quản lý bảo vệ của người
dân


28

4.2.1. Tiến trình nhận rừng giao khoán

28

4.2.2. Cách thức tổ chức quản lý bảo vệ rừng của người dân

29

4.3. Tình hình thực hiện công tác PCCC

30

4.4. Trách nhiệm của người dân khi được giao rừng

31

4.4.1. Trách nhiệm theo hợp đồng ký kết giữa người dân và BQL

31

4.4.2. Trách nhiệm của người dân trong thực tế

31

4.5. Chính sách hưởng lợi trong giao khoán, bảo vệ rừng của người dân

32


4.6. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

34

4.6.1. Độ tuổi của chủ hộ

34

4.6.2. Giới tính

35

4.6.3. Trình độ học vấn của chủ hộ

35

4.6.4. Cơ cấu nghề nghiệp của hộ dân trong buôn

36

4.6.5. Môi trường sinh thái

37

4.6.6. Nâng cao nhận thức cộng đồng

38
vi



4.6.7. Công tác giao khoán đất rừng và thu nhập thêm từ sản phẩm phụ từ rừng 41
4.6.8. Đánh giá từ các hộ về thu nhập khi tham gia CT GĐKR

42

4.6.9. Đánh giá của các hộ tham gia CT GĐKR về tiền công giao khoán quản lý
rừng

42

4.6.10. Đánh giá của nhóm hộ gia đình về chất lượng hiện nay của rừng mà gia
đình đang quản lý bảo vệ so với chất lượng rừng khi mới được giao

43

4.6.11. Các hoạt động quản lý và khai thác rừng sau khi nhận giao khoán

44

4.6.12. Sự khác nhau trong việc quản lý, khai thác cũng như sự khác nhau trong
sự hưởng lợi các sản phẩm từ rừng trước và sau khi nhận khoán

45

4.6.13. Những sản phẩm được phép khai thác sau khi nhận khoán

46

4.7. Kết quả đạt được về mặt tự nhiên – xã hội


48

4.8. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QL&BVR của người tham gia

48

4.8.1. Những thuận lợi:

48

4.8.2. Những khó khăn:

49

4.9. Các giải pháp góp phần cho việc quản lý bảo vệ rừng tốt hơn

49

CHƯƠNG 5

51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

51

5.1. Kết luận

51


5.2. Kiến nghị

51

5.2.1. Đối với các cơ quan có thẩm quyền

51

5.2.2. Đối với ban quản lý rừng huyện Tuy Phong

52

5.2.3. Đối với người dân nhận khoán trong Xã

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

PHỤ LỤC

54

Phụ lục 1: Mẫu Điều Tra Tại Buôn Tul

54

Phụ Lục 2: Bảng Câu Hỏi Phóng Vấn


57

Phụ lục 3: Các Hình Ảnh về xã Phan Dũng

61

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QLR

Quản lý rừng

MH

Mô hình

Sở NN&PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTNT

Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân


HĐND

Hội đồng nhân dân

BV&PTR

Bảo vệ và Phát triển rừng

QL&BVR

Quản lý và bảo vệ rừng

BVR

Bảo vệ rừng

CPR

Chống phá rừng

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

RPH

Rừng phòng hộ

BQL


Ban quản lý

SX

Sản xuất

TTTH

Thu thập tổng hợp

GĐKR

Giao đất khoán rừng

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Hiện trạng rừng phân theo loại rừng tại xã Phan Dũng

23

Bảng 4.2. Tình hình thực hiện công tác PCCC qua các năm gần đây 2008 -2011

30


Bảng 4.3. Độ Tuổi của Chủ Hộ

34

Bảng 4.4. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ

36

Bảng 4.5. Số Vụ Cháy Rừng, Lấn Chiếm Đất Rừng Khi Không Có và Có MH

37

Bảng 4.6. Hiện trạng rừng trước và sau khi có mô hình giao khoán

38

Bảng 4.7. Nhận Thức của Người Dân về Những Lợi Ích của Rừng

39

Bảng 4.8. Nhận thức của người dân về những lợi ích của mô hình

40

Bảng 4.9. Đánh giá của các hộ gia đình được giao đất khoán rừng về thu nhập thêm từ
các sản phẩm phụ từ rừng

41


Bảng 4.10. Đánh giá của các hộ về thu nhập khi tham gia CT GĐKR

42

Bảng 4.11. Đánh giá của các hộ về mức tiền công giao khoán quản lý bảo vệ rừng

43

Bảng 4.12. Đánh giá của nhóm hộ gia đình về chất lượng hiện nay của rừng mà gia
đình đang quản lý bảo vệ so với chất lượng rừng khi mới được giao

44

Bảng 4.13. Những sản phẩm từ rừng được người dân khai thác và sử dụng với số
lượng trung bình 1 hộ/năm.

47

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Bản Đồ Rừng tại xã Phan Dũng

24

Hình 4.2. Sơ Đồ Bố Trí Tổ Chức Bộ Máy Của BQL RPH Tuy Phong

25


Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Tỷ Lệ Người Quan Tâm Đến Môi Trường

38

vi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Mẫu Điều Tra Tại Buôn Tul

54

Phụ Lục 2: Bảng Câu Hỏi Phóng Vấn

57

Phụ lục 3: Các Hình Ảnh về xã Phan Dũng

61

vii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.


Đặt vấn đề
Trong vài thập niên gần đây khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng, Việt Nam
cũng như nhiều nước trên thế giới đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề suy
thoái môi trường và sự mất đi của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài
nguyên rừng. Việc bảo vệ các diện tích rừng tự nhiên hiện còn ở Việt Nam là một
vấn đề cấp bách đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ các tổ chức lâm nghiệp và các tổ chức
liên quan. Mặc dù đã có nhiều chính sách và thể chế cho công tác bảo vệ và phát
triển rừng tự nhiên, nhưng rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá bởi nhiều lý do khác nhau.
Bởi vậy, sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ rừng tự nhiên có ý nghĩa vô
cùng quan trọng bên cạnh các nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước.
Xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận là một trong những xã có
diện tích rừng lớn nhất Huyện với diện tích hơn 20,730 ha được quản lí bởi BQL
rừng huyện Tuy Phong. Hiện nay xã đang áp dụng chính sách quản lí theo hộ gia
đình (mô hình giao đất khoán rừng). Mỗi gia đình được giao khoán một diện tích
nhất định để quản lí, bảo vệ và tới tháng hoặc quý sẽ được nhận tiền công của
mình, Sau một thời gian áp dụng mô hình GĐKR, hiện trạng rừng ở xã vẫn phát
triển chậm, đời sống người dân cũng vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều kiến thức bản
địa về quản lý sử dụng đất, quản lý bảo vệ rừng có giá trị đang bị mai một dần.
Người dân chưa thực sự được hưởng những lợi ích kinh tế từ việc nhận quản lý
bảo vệ rừng mang lại như họ mong đợi.
Do đó để tìm hiều về mô hình, đánh giá được hiệu quả của nó và đưa ra được
những đề xuất, giải pháp quản lí cho công tác bảo vệ rừng cho Xã nói riêng và cho
toàn Huyện nói chung , đề tài “PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BẢO


VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG Ở XÃ PHAN DŨNG - HUYỆN TUY PHONG –
TỈNH BÌNH THUẬN” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ở xã Phan Dũng - huyện

Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Mô tả và phân tích thực trạng mô hình quản lý rừng ở xã Phan Dũng
 So sánh lợi ích của người dân trước và sau khi tham gia mô hình GĐKR.
 Xác định những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình GĐKR sau đó đề
xuất giải pháp quản lí rừng hiệu quả hơn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các hộ dân ở xã tham gia mô hình quản
lý rừng.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Phan Dũng – huyện Tuy Phong – tỉnh
Bình Thuận.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ ngày 25-02-2012 đến ngày 25-05-2012.
1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện
Đề tài nghiên cứu tiến hành mô tả và phân tích thực trạng mô hình quản lý rừng
ở xã Phan Dũng ; đồng thời đánh giá mô hình về khía cạnh kinh tế, xã hội, môi
trường ; những thuận lợi và khó khăn người dân gặp phải khi tham gia mô hình, từ đó
đưa ra những đề xuất cho chính quyền địa phương và người dân.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Luận văn bao gồm 5 chương
Chương 1. Mở đầu – Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi
nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.

2


Chương 2. Tổng quan – Mô tả tổng quan về vấn đề nghiên cứu, và đặc điểm
kinh tế xã hội xã Phan Dũng.

Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Các khái niệm có liên quan: như khái niệm tài nguyên rừng, chính sách quản lý
rừng các công cụ chính sách trong quản lý rừng….
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Mô tả tiến trình và phương pháp xây dựng mô hình giao khoán quản lý và bảo
vệ rừng tại xã.
Phân tích thực trạng giao khoán quản lý và bảo vệ rừng tại xã Phan Dũng, nêu
ra những tồn tại và đề xuất ý kiến.
Xác định những lợi ích của người dân khi tham gia mô hình giao khoán quản lý
và bảo vệ rừng và so sánh với lợi ích trước khi tham gia.
Tổng kết lại những thuận lợi và khó khăn khi người dân khi tham gia nhận khoán
quản lí và bảo vệ rừng.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt những kết quả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu từ đó đưa ra một
số kiến nghị cho ban quản lý rừng tại xã Phan Dũng.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Phan Dũng là xã vùng cao thuộc huyện Tuy Phong cách trung tâm huyện
28km về phía Bắc. Tổng diện tích tự nhiên là 35ha với dân số 6831 người. Xã Phan
Dũng có vị trí địa lý như sau:
-


Bắc giáp Tỉnh Lâm Đồng.

-

Nam giáp Xã Phong Phú và Phú Lạc.

-

Đông giáp Xã Vĩnh Hảo và Tỉnh Ninh Thuận.

-

Tây giáp Huyện Bắc Bình

Phan Dũng là xã nghèo nhất trong 12 xã, thị trấn thuộc huyện Tuy Phong.trình
độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, các hoạt động kinh tế chủ yếu vẫn theo
tư tưởng tự cấp – tự túc.
b) Địa hình, đạo mạo
Xã Phan Dũng nằm trong khu vực lòng chảo được bao bọc bởi các dãy núi lớn
có độ dốc cao ở phía tây bắc và phía đông, diện tích đất bằng ít và có nhiều đá lẫn
cũng như đá lộ đầu.
Địa hình của xã Phạn Dũng được chia ra 3 vùng chính:
-

Dạng núi cao, trung bình và thấp: chiếm chủ yếu, nằm ở khu vực phía Bắc
giáp với Tỉnh Lâm Đồng

-


Dạng đồi: Ở phía Nam và phía Tây.

-

Dạng bậc thềm cao nằm ở ven sông Lòng Sông

Bề mặt địa hình của Xã rất phức tạp, cao dần từ Nam lên Bắc, có nhiều dòng khe lớn.
do vậy khó khăn cho xã về nhiều mặt :


-

Mặt bằng bố trí sản xuất.

-

Mở đường giao thông

-

Cao, dốc thoát nước nhanh, giữ nước kém, dễ gây hiện tượng rữa trôi, xói
mòn.

c) Khí hậu
Mang những đặc tính chung của gió mùa nhiệt đới vùng Nam trung bộ, nhưng
do ảnh hưởng bởi yếu tố địa hình vùng Hải dương đã hình thành Phan Dũng là một xã
có khí hậu thời tiết rất khắc nghiệt: nhiệt độ cao, mưa ít, nắng nhiều, bốc hơi mạnh, gió
lớn, lũ quét… Đây là những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất , đời sống của nhân dân
trong xã.
d) Thủy văn

Do cấu tạo của địa hình cao dốc, có chia cắt và có dạng hình lòng chảo nên
mạng lưới cái suối được tạo thành đều ngắn dốc. Xã Phan dũng có sông Lòng Sông
chảy qua địa phận xã dài 30km, sông Tân Lê dài 25km suối Tà Lang có nước quanh
năm. Tất cả các suối mùa khô đều khô cạn, các sông suối có chung đặc điểm: mùa
mưa nước dâng nhanh dễ gây lũ. Đến mùa khô thì nước cạn có thể qua lại dễ dàng.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Theo tài liệu địa chất của tỉnh Bình Thuận, cùng với công tác điều tra thực tế,
đất đai của xã được hình thành chủ yếu từ một nguồn địa chất chính đó là từ sự phong
hóa đá mẹ: Macma Acid. Với diện tích 34.086,38 chiếm 96,51% tổng diện tích tự
nhiên của xã.
b) Tài nguyên nước
Xã Phan Dũng có sông Lòng Sông chảy qua địa phận xã dài trên 30km, saoong
Tâm Lê dài 25km, suối Tà Lang có nước quanh năm nên nguồn nước mặt của xã chủ
yếu lấy từ con sông này. Riêng đối với nước ngầm chưa có tài liệu thăm dò, nhưng qua
thực tế các giếng đào, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu 3,5 – 4m, lưu lượng 15 –
20m3/h, chất lượng nước tốt đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch dùng cho sinh hoạt của
người dân trong xã.
c) Tài nguyên rừng
5


So với các xã có rừng trong Huyện thì Phan Dũng là xã có diện tích rừng và trữ
lượng lớn nhất. Nhưng diện tích rừng có giá trị của xã ít, lại hầu hết ở vùng cao, đầu
nguồn nên khả năng khai thác gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó xu thế giảm và mất
rừng đang diễn ra là nguy cơ lớn gây mất cân đối môi trường sinh thái của xã cũng
như phạm vi cả huyện Tuy Phong.
Thực vật chủ yếu là các cây trong họ dầu, thực vật mang những nét điển hình của rừng
khộp: rụng lá về mùa khô, các loài cây lá rộng thường xanh, tuy nhiều loài nhưng tỉ lệ
cây rất nhỏ, thường phân bố ở ven các suối, chỗ trũng, độ ẩm tương đối. Sự phân bố

theo độ cao của thực vật khá rõ nét, dưới các khe ẩm là Dầu rái, Dầu song nàng, Bằng
lăng…, càng lên cao thì Dầu đồng, Cà chắc, Dầu chà ben, trên 700m xuất hiện Thông,
rải rác có Giẻ. Ở khu vực có gần 100 loài của 64 chi thuộc 38 họ của 8 bộ.
Động vật rừng ở đây có chim là Két, Hồng hoàng, Cu xanh, gà rừng. Thú có Cầy bay,
Sóc, Nhím, Tê tê, Lợn rừng, Nai, Mển, Bò rừng, Trâu rừng, Voi, Khỉ, Dọc, Cheo,
Trăn, Rắn…Những loài này có nguy cơ bị săn bắn ráo riết. Do vậy, trong các năm tới
cần được quản lí và bảo vệ.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã là 32.788,26 ha, chiếm 92,83% diện tích
tự nhiên. Trong đó:
+ Rừng sản xuất : 15.481,93 ha
+ Rừng phòng hộ : 17.306,33
Độ che phủ của rừng ở Phan Dũng cao có khả năng đảm bảo cho một môi trường trong
sạch và bền vững.
d) Tài nguyên khoáng sản
Cho đến nay ở xã Phan Dũng chưa phát hiện ra một loại khoáng sản nào có giá
trị ngoài sỏi, cát có thể khai thác ven các sông, suối để làm vật liệu xây dựng.
2.1.3. Tổng quan về kinh tế, xã hội
a) Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Về sản xuất nông nghiệp
Về trồng trọt:
Diện tích đất trồng lúa nước cuối năm 2010 là 76 ha với năng xuất bình quân
4,5 tấn /ha. Diện tích đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm là 55 ha chủ
6


yếu các loại cây điều, bắp, khoai mỳ, mè, đậu các loại… năng suất không ổn định, sản
lượng thấp.
Nhìn chung do phần lớn đất đai sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào nước
trời và đồng bào dân tộc có điều kiện kinh tế khó khăn, do thiếu vốn sản xuất cũng như
trình độ dân trí còn thấp nên việc canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật còn

nhiều hạn chế. Do đó năng suất cây trồng còn rất thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Về chăn nuôi:
Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh
tế hộ gia đình, tình hình chăn nuôi có chiều hướng phát triển tốt. Năm 2010 tổng đàn
bò 900 con, gần đây đang phát triển đàn heo địa phương có khoảng 450 con bước đầu
có kết quả tốt và đàn dê 50 con.
Về lâm nghiệp:
Tổng diện tích đất rừng năm 2010 là 32.788,26 ha, gồm 34 tiểu khu chiếm
92,83% diện tích tự nhiên. Công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng
được chú ý quan tâm, hạn chế tình trạng phá rừng. Giao khoán cho 111 hộ/5.144 ha
cho đồng bào dân tộc thiểu số chăm sóc bảo vệ chính sách này đã phát huy hiệu quả
đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho khá lớn một bộ phận người dân địa phương.
Khu vực kinh tế dịch vụ
Các ngành dịch vụ có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về
sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống dân cư. Hoạt động thương mại đã có những
bước phát triển đáng kể., hàng hóa lưu thông ngày càng thuận lợi, cơ bản đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng cũng như yêu cầu phát triển sản xuấtcủa các ngành kinh tế.
Đầu tư mở rộng hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, bưu điện văn hóa xã
luôn được quan tâm, có đường truyền kết nối internet, trạm thu phát sóng, số hộ dùng
điện thoại di động ngày càng tăng, mạng lưới giao thông được mở rộng, 100% số hộ
sử dụng nước máy, 100% sử dụng điện thắp sáng.
b) Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Với diện tích đất ở năm 2010 là 9,98 ha. Dân cư xã Phan Dũng sống tập trung
nhiều nhất tại khu vực trung tâm xã (Khu vực Tà Uông). Ngoài nhà ở tập trung thì
nhân dân còn làm nhà ở rải rác trong nương rẫy để tiện cho việc sản xuất. nghề chính
7


của bà con nơi đây là sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi bò là chủ yếu, khai
thác lâm sản phụ và bảo vệ rừng có chiều hướng phát triển trong những năm gần đây.

Trước đây hầu hết nhà ở của đồng bào dân tộc thiểu số làm bằng tranh tre và dạng nhà
sàn theo tập quán sống du canh, du cư. Từ khi có chủ trương phát triển kinh tế hàng
hóa theo hướng định canh, định cư đến nay bà con nhân dân xã Phan Dũng bước đầu
đã có xu hướng chuyển dần sang định cư lâu dài theo khu vực trung tâm xã, cơ bản
xóa được tập quán xây dựng nhà sàn không hợp vệ sinh tại khu vực trung tâm xã.
Tại khu vực trung tâm xã, ngoài các công trình hạ tầng được xây dựng kiên cố của
Nhà nước (trụ sở UBND Xã, trạm y tế Xã, trường tiểu học, nhà trẻ, nhà máy xay xát)
đã có một số hộ xây dựng nhà ở theo dạng bán kiên cố (mái tôn, tường gạch, nền láng
xi măng), số còn lại là nhà mái tre, vách đất theo kinh nghiệm nhà ở của các dân tộc,
với diện tích 30 – 50 m2/ nhà nên dễ bị hỏa hoạn và ngã đổ khi mưa to, gió lớn. khu
dân cư cơ bản đã hình thành theo quy hoạch và nhà đã quay ra đường, không có hàng
rào ngăn cách như các dân tộc khác.
c) Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Phan Dũng có 03 dân tộc sinh sống đó là dân tộc: Rajlai, Chăm và Kinh, trong
đó dân tộc Rajlai chiếm 87% dân số. Bản sắc dân tộc người Việt Nam nói chung và
người Phan Dũng nói riêng với phong cảnh làng quê gắn với cuộc sống đời thường của
người dân đã thể hiện rõ nét qua phong tục, tập quán… Công việc của họ thường gắn
với những đặc trưng của vùng. Ở Phan Dũng (vùng cao) người dân thường sống bằng
nghề rừng như vào mùa mưa thì đi bẻ măng, vào mùa khô đi lấy Khẻo Chai (nhựa
cây).
Năm 2009 dân số toàn xã là 778 người, Mật độ dân số 02 người/km2 chiếm 0,55% dân
số toàn huyện trong đó dân tộc kinh77 người chiếm 9,90% dân tộc Chăm 17 người
chiếm 2,19%, dân tộc Rajlai 682 người 87,66% và dân tộc khác 2 người chiếm 0,26%
dân số toàn xã.
Tổng số lao động trên địa bàn xã năm 2009 là 355 người chiếm 45,63% dân số. Xã
Phan Dũng có nguồn lao động khá dồi dào, là động lực để phát triển kinh tế tuy nhiên
trình độ còn hạn chế đó là vấn đề bức xúc cần giải quyết, đặc biệt trong khi sự dịch
chuyển cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ cấu lao động còn nặng nề về sản xuất nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch chưa phát triển… Đã gây
8



hạn chế rất lớn đến khả năng khai thác nguồn lao động của xã, đời sống kinh tế còn
nhiều khó khăn, sống phụ thuộc nhiều vào rừng.
Những năm gần đây, nhờ có sự chuyển đổi co cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, và nghị quyết 04 của Tỉnh về việc quản lí, bảo
vệ rừng dựa vào đồng bào dân tộc thiểu số đời sống của nhân dân đã cải thiện rõ rệt,
mức sống ngày một nâng cao theo nhu cầu chung của xã hội, số hộ nghèo giảm dần
qua các năm.
d) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Giao thông
Xã Phan Dũng không có đường Quốc lộ, trục giao thông chính của xã là tuyến
đường nối giữa xã và xã Phong Phú dài 19 km đường trải nhựa. Ngoài ra còn có các
đường liên thôn, hệ thống đường giao thông nội vùng, được hình thành chưa hoàn
chỉnh chủ yếu là đường cấp phối, chất lượng xấu, phổ biến là đường cấp phối trải sỏi,
đường đất còn lại là đường giao thông nhỏ, không được tu bổ thường xuyên nên
thường bị hư hỏng gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân. Bên cạnh đó, hệ thống
giao thông nội đồng đa số ở dạng đường mòn nên rất khó khăn trong việc vận chuyển
nông sản.
Kinh tế - xã hội phát triển, nhu cầu lưu thông phân phối tăng nhanh. Tình hình thực tế
cho thấy trong thời gian qua trên địa bàn xã chủ yếu lưu thông, vận chuyển hàng hóa
bằng giao thông đường bộ, do đó hệ thống giao thông cần được quan tâm đầu tư nâng
cấp, mở mới đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân.
Thủy lợi
Xã Phan Dũng nằm ở thượng nguồn Sông Lòng sông, nhân dân ở đây từ lâu đời
đã biết canh tác lúa nước. Nhiều công trình thủy lợi được làm bằng các vật liệu tạm
thời đã được xây dựng để phục vụ sản xuất trên địa bàn xã. Năm 1991, ngành thủy lợi
đã tiến hành tu sửa hầu hết các đập điện hiện có. Năm 1993 xã đã xây dựng thêm đập
Tà Toa, đập Chu Rí và hệ thống kênh. Tổng chiều dài các kênh mương là 15 km, trong
đó có 1 km kênh mương được kiên cố hóa. Hiện tại đang xây dựng hệ thống hồ Phan

Dũng có dung tích 11.212 triệu m3 dự kiến cuối năm 2011 sẽ hoàn thành đưa vào sử
dụng sẽ cung cấp một lượng nước lớn cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong xã.
Hiện nay các công trình thủy lợi xã Phan Dũng có đặc điểm sau:
9


-

Các đập nhỏ nằm rải rác dọc theo Lòng Sông, suối Tân Lê, suối Tà Lang. Các
đập đếu có kết cấu tạm thời hoặc bán kiên cố, dễ bị hư hỏng vào mùa mưa lũ.

-

Khu tưới các đập có diện tích không lớn, có khả năng mở rộng nếu có hệ thống
kênh mương hoàn chỉnh.

-

Nguồn nước tưới của các đập dồi dào, có khả năng tưới 2 -3 vụ lúa.

Mặc dù thủy lợi xã đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng ở 1 số khu vực vẫn
còn tình trạng thiếu chủ động nước tưới, đặc biệt trong mùa khô. Vì vậy, trong tương
lai ngoài việc thường xuyên nạo vét, tu bổ, nâng cấp và mở rộng hệ thống kênh đã có,
cần phải đầu tư xây dựng thêm các công trình và đặc biệt chú trọng chương trình “kiên
cố hóa kênh mương”, nhằm đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu theo yêu cầu
sản xuất.
Năng lượng
Hiện nay xã đã sử dụng điện lưới quốc gia. Có 18,8 km đường dây trung thế
15KV (từ Phong Phú đến trung tâm cụm xã), đường dây hạ thế 0,4KV dài 2.116 km,
tổng dung lượng trạm 85 KVA, đã mắc điện kế đưa vào 100% nhà dân để sử dụng.

Bưu chính viễn thông
Là một xã miền núi việc thông tin liên lạc là rất cần thiết nhưng do điều kiện
khó khăn nhưng với sự hỗ trợ của huyện đến nay xã đã có Bưu điện văn hóa phục vụ
cho bà con.
Cơ sở văn hóa
Hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động các sự kiện chính trị và nhiệm vụ
trọng tâm như: Đại hội Đảng các cấp, ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
(03/02), ngày quốc tế Phụ Nữ (08/03)… diễn ra sôi nổi, phát triển khá tốt cả về số
lượng và quy mô. Phong trào văn hóa văn nghệ được tổ chức thường xuyên vàsôi nổi
góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Triển khai thực hiện tốt cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa đạt
80%, thôn xóm văn hóa đạt chỉ tiêu đã đề ra. Tuy nhiên hiện nay cơ sở vật chất của
ngành còn nhiều khó khăn và chưa được quan tâm đầu tư nhiều.
Cơ sở y tế
Phan Dũng có một tạm y tế đạt chuẩn quốc gia từ năm 2007 đến nay, công tác
tiêm chủng mở rông phòng ngừa 7 bệnh ở trẻ em hàng năm đều đạt tỷ lệ hơn 90%.
10


Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em được quan tâm đặc biệt cho nên tỷ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng ngày càng giảm từ 30% năm 2005 xuống còn 19% năm 2009, các bệnh xã
hội được quản lý tốt.
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được chính
quyền xã quan tâm không sinh con thứ 3 được duy trì; hệ thống cộng tác viên được
củng cố ổn định và đi vào hoạt động có hiệu quả. Số người áp dụng tránh thai ngày
càng tăng lên.
Tuy nhiên trong thời gian tới cần xây mới trạm y tế và quan tâm đầu tư trang thiết bị y
tế, đội ngũ y, bác sĩ đủ đức, đủ tài để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Cơ sở giáo dục đào tạo
Được sự quan tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, sự nghiệp giáo dục

đào tạo của xã trong những năm qua phát triển toàn diện, trình độ dân trí được nâng
lên đáng kể, số lượng học sinh ngày càng tăng, trường lớp được đảm bảo, chất lượng
dạy và học ngày càng tăng lên; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đa số được chuẩn
hóa. Số lượng học sinh ra lớp hàng năm đều tăng. Huy động học sinh 6 tuổi vào lớp 1
đều đạt, đến nay các trường đã ổn định và đi vào nề nếp.
Công tác khuyến học được duy trì thường xuyên nhằm giúp đỡ các em học sinh nghèo
hiếu học, tham gia góp quỹ xây dựng trường lớp, công tác xã hội hóa giáo dục ngày
càng được chú trọng.
Nhìn chung công tác giáo dục trên địa bàn xã Phan Dũng tuy có những bước phát triển
nhất định, song Phan Dũng là xã chưa đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học đúng độ
tuổi. Để đáp ứng được yêu cầu học tập của nhân dân trong thời gian tới xã cần dành
quỹ đất xây dựng trường học và đầu tư trang thiết bị dạy và học.
Cơ sở thể dục – thể thao
Các hoạt động thể dục – thể thao phát triển chưa được sâu rộng trong mọi tầng
lớp nhân dân chỉ có hàng năm luôn duy trì tổ chức các trò chơi dân gian trong các
ngày hội, lễ tết dân tộc. Ngoài ra còn tham gia vượt đồi cát Bình Thạnh, leo núi Linh
Sơn Tự do huyện tổ chức.
Hiện xã có 01 sân vận động và một số công trình nhỏ lẻ. Trong thời gian tới xã cần
quan tâm đầu tư trang thiết bị phục vụ luyện tập thể dục thể thao ngày càng cao của
người dân.
11


Cơ sở dịch vụ về xã hội và chợ
Hiện tại trên địa bàn chưa có chợ hoạt động chỉ buôn bán nhỏ lẻ tại các hộ gia
đình nhà, để đáp ứng nhu cầu buôn bán ngày càng cao trong thời gian tới xã cần bố trí
quỹ đất để xây dựng chợ.
2.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Quan điểm của thế giới về giao đất giao rừng
Giao đất giao rừng cho các cư dân địa phương là một trong những xu hướng

chung của các nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Tuy nhiên ở mỗi nước, vấn đề
này được triển khai thực hiện ở một mức độ khác nhau và đem lại những kết quả khác
nhau (Đinh Hữu Hoàng và Đặng Kim Sơn, 2007).
Ở Thái Lan, sử dụng đất đai được thông qua chương trình làng rừng, hộ nông
dân được giao đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất để trồng rừng. Người nông dân có trách
nhiệm quản lý đất, không được chặt hoặc sử dụng cây rừng. Người nông dân nhận đất
được Chính phủ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên đất rừng của Nhà nước ở
những nơi phù hợp trồng cây nông nghiệp lưu niên, chính phủ Thái Lan hỗ trợ xây
dựng cơ sở hạ tầng như đường, trạm y tế...
Ở Nêpal Nhà nước cho phép chuyển giao một số khu rừng có diện tích lớn ở
vùng núi trung du cho các cộng đồng, thông qua tổ chức chính quyền cấp cơ sở, thành
lập các thành viên uỷ ban về rừng cam kết bảo vệ các khu rừng ở địa phương.
Ở Ấn Độ vào những năm 70 của thế kỷ 20 đã phát triển lâm nghiệp xã hội
(LNXH), năm 1986 Ấn Độ đã hoàn thành mục tiêu phát triển LNXH ở những bang
khác nhau. Ấn Độ coi trọng cộng đồng như một đối tác quản lý những vùng đất rừng
của chính phủ.
Ở Pháp rừng tư nhân chiếm khoảng 10 triệu ha, trong khi đó rừng Nhà nước chỉ
chiếm khoảng 4 triệu ha. Trong đó 10 triệu ha rừng tư nhân thì có một nửa thuộc về
1,5 triệu tiểu chủ đồn điền đất đai.
Ở Phần Lan có khoảng 2/3 tổng diện tích đất lâm nghiệp thuộc về quyền sở hữu
tư nhân, khoảng 430.000 chủ rừng và mỗi chủ rừng ước tính khoảng 33ha. Ở Phần Lan
sở hữu cá nhân về rừng và đất rừng mang tính truyền thống.
2.2.2 Quan điểm của Việt Nam về giao đất giao rừng
12


Ở Việt Nam, đất đai kể cả đất lâm nghiệp đều thuộc sở hữu toàn dân, người dân
được giao quyền sử dụng. Vấn đề giao đất lâm nghiệp đã được Đảng và Nhà Nước
quan tâm từ những năm đầu thập kỷ 80 như chỉ thị 29 – CT/TW ngày 12/11/1983 của
Ban Bí Thư, Luật đất đai 1987, 1993, 1998, 2001 và luật bảo vệ và phát triển rừng

1991, 2004. gần đây nhà nước chủ trương thực hiện xã hội hóa nghề rừng băng việc
thông qua luật đất đai 2003, Luật bảo vệ phát triển rừng 2004 và chiến lược phát triển
lâm nghiệp đến năm 2020. Giao rừng đến tận tay người dân là một cách bảo vệ rừng
hữu hiệu. Điều này thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa chính quyền và nhân dân trong
công cuộc bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời góp phần nâng cao đời sống kinh tế của
các cộng đồng cư dân
2.2.3. Ý nghĩa của việc thực hiện giao, khoán bảo vệ rừng
Mục tiêu của chính sách là giao đất rừng cho người dân để quản lý sử dụng,
kinh doanh lâu dài vì mục đích lâm nghiệp, người dân sẽ là chủ thật sự trên khoảnh
rừng được giao, góp phần cải thiện đời sống người dân bằng hoạt động lâm nghiệp,
nâng cao năng lực cộng đồng và thu hút được nguồn lực của nhân dân, truyền thống
quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng vào tiến trình quản lý bảo vệ và kinh doanh
rừng bền vững. Do đó trong xây dựng, thực thi và giám sát, đánh giá phương án giao
đất giao rừng người dân và cộng đồng là trung tâm, phải xuất phát từ nhu cầu, năng
lực, nguyện vọng của họ (Bảo Huy, 2005).
Cũng theo tác giả, khi người dân được nhận đất nhận rừng họ đã quan tâm đầu
tư vào các khu rừng của mình, một số khu rừng giao đã được cộng đồng đầu tư chăm
sóc, làm giàu rừng, áp dụng kiến thức bản địa để kinh doanh. Ở tỉnh Đak Lăk, hoạt
động sau giao đất giao rừng đã được triển khai ở một số nơi như cộng đồng đã tổ chức
phân công bảo vệ rừng, đặc biệt là hoạt động kinh doanh rừng với sự tham gia trực tiếp
của cộng đồng, tạo ra thu thập từ rừng thông qua công tác lâm sinh như tỉa thưa. Đồng
thời quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên luật tục truyền thông và các quy ước
được phát triển bởi chính cộng đồng đã tỏ ra có hiệu lực trong đời sống cộng đồng và
góp phần thu hút lực lượng nhân dân trong bảo vệ rừng, họ không còn ngoài cuộc với
tình trạng phá rừng.
Nguyễn Ngọc Bình (2003) cho rằng quản lý rừng cộng đồng đã được thực hiện
từ trước đây trong các hệ thống quản lý rừng truyền thống của các cộng đồng dân tộc
13



×