Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNOPTNT CHI NHÁNH HUYỆN CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.27 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


HUỲNH THỊ LỆ MY

MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH
HUYỆN CAI LẬY - TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


HUỲNH THỊ LỆ MY

MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH
HUYỆN CAI LẬY - TỈNH TIỀN GIANG

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: NGUYỄN VIẾT SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNO&PTNT CHI
NHÁNH HUYỆN CAI LẬY - TỈNH TIỀN GIANG " do Huỳnh Thị Lệ My, sinh viên
Lớp DH08QT, khóa 34, ngành Quản trị Kinh Doanh đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày_______________.

Người hướng dẫn
Nguyễn Viết Sản

____________________
Ký tên, ngày_____tháng_____năm________

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

_________________________

Ký tên, ngày____tháng___năm____

Ký tên, ngày____tháng___năm____



LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập dưới giảng đường đại học là khoảng thời gian giúp tôi tích lũy
được nhiều vốn kiến thức quý báu. Nay được sự đồng ý của Ban Giám Đốc chi nhánh
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cai Lậy, tôi được thực tập
tại phòng Tín Dụng, đây thực sự là một cơ hội tiếp xúc thực tế đầy bổ ích.
Trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng, bản thân tôi luôn nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc, các Phòng nghiệp Vụ và lãnh đạo của Ngân
hàng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập thông tin và tiếp xúc thực tế
để tìm hiểu rõ hơn hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng nhằm phục vụ cho bài luận văn
tốt nghiệp của mình.
Đến nay, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, tôi xin bày tỏ lòng
cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh nói chung, Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo khoa Kinh tế nói riêng đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Viết Sản đã hướng dẫn và chỉ bảo tận
tình trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này. Đạt được kết quả ngày hôm nay tôi
xin kính gửi đến thầy lòng tri ân nhiệt thành nhất.
Tôi xin cảm ơn các cô chú, cán bộ công nhân viên ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn, đặc biệt gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Dương Kim Lệ và các
cô chú tại phòng Tín Dụng, Phòng Giao Dịch đã định hướng và giúp sức cho tôi trong
suốt quá trình thực tập.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ông bà, cha mẹ và những người
thân trong gia đình, những người luôn sát cánh bên tôi, luôn động viên, nâng đỡ tôi cả
về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Tôi cũng cảm ơn tới những người bạn đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian qua.
Xin chân thành cám ơn!
TP.HCM, Ngày tháng 5 năm 2012

HUỲNH THỊ LỆ MY


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH THỊ LỆ MY. Tháng 5 năm 2012. “Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay
Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn huyện Cai Lậy”.
HUYNH THI LE MY. May 2012. “Expanding Bank Lending To Small And
Medium Sized Enterprises at The Bank Branch of Agriculture and Rural
Development Cai Lay”
Việt Nam là một nước đang phát triển với 96% là DNVVN trong tổng số DN cả
nước. Thực tế, DNVVN không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn có tính linh hoạt và
hiệu quả kinh tế xã hội tổng thể ngày một cao, đóng góp 25% GDP và thu hút lực
lượng lao động đáng kể. Tuy tốc độ phát triển tương đối khá nhưng các DN còn gặp
rất nhiều trở ngại trong việc giải quyết những tồn tại của bản thân và đặc biệt là thiếu
vốn. Do vậy, không ít DN vừa và nhỏ bị đào thải khỏi ra nền kinh tế do thiếu vốn.
NH Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – chi nhánh Cai Lậy cung cấp đa
dạng và đầy đủ các sản phẩm tín dụng nhằm phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng có
nhu cầu đầu tư và phát triển. Gần đây, chi nhánh nhận thức được tầm quan trọng cũng
như lợi ích trong việc mở rộng quan hệ tín dụng đối với các DNVVN nên chi nhánh
thường xuyên chú trọng cho vay đối với đối tượng khách hàng này.
Bằng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp, khóa luận sẽ đi nhận định
tầm quan trọng của tín dụng DNVVN trong hoạt động NH. Qua đó, phân tích điểm
mạnh và điểm yếu, thực trạng của tín dụng tại chi nhánh nhằm đưa ra những giải pháp
mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh Cai Lậy nói riêng và NH
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nói chung. Đồng thời, phát triển chiến lược
cho vay đối với DNVVN trong tương lai, tận dụng thế mạnh của mình, khai thác tiềm
năng vốn có của thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của khách hàng.



MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt

viii 

Danh sách các bảng

ix 

Danh sách các hình



CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1 Đặt vấn đề.



1.2 Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1 Mục tiêu chung




1.2.2 Mục tiêu cụ thể



1.3 Phạm vi nghiên cứu



1.3.1 Không gian nghiên cứu



1.3.2 Thời gian nghiên cứu



1.3.3. Nội dung nghiên cứu



1.4. Cấu trúc luận văn



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN



2.1. Tổng quan về NHNo & PTNT




2.2. Tổng quan về NHNo & PTNT chi nhánh huyện Cai Lậy



2.2.1. Điều kiện tự nhiên – tình hình kinh tế xã hội tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền
Giang



2.2.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Cai Lậy.



2.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận



2.2.4 Các hoạt động chính của chi nhánh.

10 

2.2.5 Một số quy định chính sách tín dụng của NHNo & PTNT huyện Cai Lậy10 
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận.

14 
14 


3.1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng

14 

3.1.2 Những vấn đề chung về DNVVN trong nền kinh tế thị trường

19 

3.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay của NH đối với DNVVN

23 

v


3.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động cho vay đối với
DNVVN
3.2. Phương pháp nghiên cứu

25 
27 

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

27 

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

27 


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

29 

4.1. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện
Cai Lậy qua 3 năm 2009 - 2011

29 

4.2. Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2009 - 2011

34 

4.3. Đánh giá hoạt động cho vay đối với DNVVN của chi nhánh

36 

4.3.1. Kết quả cho vay đối với DNVVN

37 

4.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay đối với DNVVN

55 

4.3.3. Những biện pháp giảm rủi ro tín dụng

57 

4.3.4. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ở Chi nhánh

58 

4.4. Định hướng mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT chi
nhánh huyện Cai Lậy

60 

4.4.1. Định hướng phát triển DNVVN của tỉnh Tiền Giang đến năm 2012

60 

4.4.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Cai Lậy đến năm 2015

62 

4.4.3. Mục tiêu phát triển của chi nhánh NHNo huyện Cai Lậy trong thời gian tới
62 
4.4.4. Định hướng mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh Cai
Lậy

63 

4.5. Các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại NHNo huyện
Cai Lậy

64 

4.5.1. Tăng cường khai thác những nguồn vốn có chi phí thấp


64 

4.5.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

65 

4.5.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tiền vay

66 

4.5.4. Xử lý kịp thời nợ quá hạn

66 

4.5.5. Trích lập quỹ bù đắp rủi ro

67 

4.5.6. Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng
vi

67 


4.5.7. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng

68 

4.5.8. Tăng cường công tác tư vấn cho Doanh nghiệp vay vốn


69 

4.5.9. Mở rộng Marketing Ngân hàng để thu hút thêm nhiều khách hàng

70 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

72 

5.1. Kết luận

72 

5.2. Kiến nghị

72 

5.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành liên quan.

72 

5.2.2. Kiến nghị đối với NHNo Việt Nam, NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang và
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cai Lậy

73 

5.2.3. Kiến nghị đối với khách hàng


74 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

76 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ

Ban Giám Đốc

CBTD

Cán bộ Tín Dụng

CTTNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DN

Doanh nghiệp


DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DSTN

Doanh số thu nợ

DSCV

Doanh số cho vay

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHNo&PTNT

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn

NHNo

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn

NHTM


Ngân hàng thương mại

NQH

Nợ quá hạn

VHĐ

Vốn huy động

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 2009 - 2011

29 

Bảng 4.2: Tình Hình Nguồn Vốn của Ngân Hàng 2009 – 2011

35 

Bảng 4.3: DSCV Theo Thời Hạn của Ngân Hàng Giai Đoạn 2009 – 2011

37 

Bảng 4.4: DSCV Theo Loại Hình Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng Giai Đoạn 20092011

40 


Bảng 4.5: DSTN Theo Thời Hạn của Ngân Hàng Giai Đoạn 2009 – 2011

43 

Bảng 4.6: DSTN Theo Loại Hình Doanh Nghiệp của Ngân Hàng Giai Đoạn 2009 –
2011

45 

Bảng 4.7: Dư Nợ Theo Thời Hạn Đối Với DNVVN Giai Đoạn 2009-2011

47 

Bảng 4.8: Dư Nợ Theo Loại Hình Doanh Nghiệp Đối Với DNVVN Giai Đoạn 20092011

49 

Bảng 4.9: Nợ Quá Hạn Theo Thời Hạn Đối Với DNVVN Giai Đoạn 2009 – 2011 51 
Bảng 4.10: Nợ Quá Hạn Theo Loại Hình Doanh Nghiệp Đối Với DNVVN Giai Đoạn
2009 – 2011

54 

Bảng 4.11: Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Cho Vay Đối Với DNVVN Giai Đoạn
2009-2011

56 

ix



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức NHNo & PTNT Chi Nhánh Cai Lậy



Hình 2.2. Quy Trình Xét Duyệt Cho Vay tại Ngân Hàng

12 

Hình 4.1. Biểu đồ Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 2009 - 2011

30 

Hình 4.2: Biểu Đồ Tình Hình Nguồn Vốn của Ngân Hàng 2009 – 2011

36 

Hình 4.3: Biểu đồ DSCV Theo Thời Hạn của Ngân Hàng Giai Đoạn 2009 – 2011

39 

Hình 4.4: Biểu Đồ DSCV Theo Loại Hình Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng Giai Đoạn
2009-2011

42 

Hình 4.5. Biểu Đồ DSTN theo thời hạn đối với DNVVN năm 2009-2011

44 


Hình 4.6 : Biểu Đồ DSTN Theo Loại Hình Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng Giai Đoạn
2009-2011

46 

Hình 4.7: Biểu Đồ Dư Nợ Theo Thời Hạn Đối Với DNVVN Giai Đoạn 2009-2011 48 
Hình 4.8: Biểu Đồ Dư Nợ Theo Loại Hình Doanh Nghiệp Đối Với DNVVN Giai
Đoạn 2009-2011

50 

Hình 4.9: Biểu Đồ Nợ Quá Hạn Theo Thời Hạn Đối Với DNVVN Giai Đoạn 2009 –
2011

53 

Hình 4.10: Biểu đồ Nợ Quá Hạn Theo Loại Hình Doanh Nghiệp Đối Với DNVVN
Giai Đoạn 2009 – 2011

55 

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề.
Trong hoàn cảnh thực tế hiện nay, Việt Nam là một nước đang phát triển do đó

các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế chủ yếu là các
DNVVN. Do những lợi thế nhờ quy mô đem lại nên trong nền kinh tế doanh nghiệp
lớn thường đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, để cho nền kinh tế phát triển một cách cân
đối, toàn diện và bền vững thì cần phải có các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn cho thấy tính linh
hoạt và hiệu quả kinh tế xã hội tổng thể ngày một cao. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
chiếm tới gần 96% tổng số doanh nghiệp cả nước, đóng góp 25% GDP, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, giải quyết việc làm, góp phần nâng cao
thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được thừa
nhận đóng vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế của đất nước và trở
thành một nhóm khách hàng rất quan trọng của Ngân hàng.
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, bên cạnh những mặt thuận lợi góp
phần phát triển DNVVN trong nước thì các DNVVN Việt Nam phải đối mặt với
những khó khăn và thách thức, trở ngại trong quá trình giải quyết những tồn tại của
bản thân doanh nghiệp do hạn chế về quy mô, yếu kém về năng lực tài chính, khoa học
công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh còn yếu... Trong đó, khó khăn lớn nhất của các
DNVVN là vốn. Nhu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn khi doanh nghiệp đầu tư mở
rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm và
nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Hòa chung với bối cảnh đó,
Tiền Giang một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, thế mạnh chủ yếu là nông
nghiệp, lương thực, thực phẩm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh đa phần cũng
1


hoạt động trong lĩnh vực này. Do đó, các DNVVN ở Tiền Giang nói chung và Cai Lậy
nói riêng cũng bị ảnh hưởng không kém.
Xác định được tầm quan trọng của DNVVN đối với sự phát triển kinh tế đất
nước nói chung, phát triển địa phương nói riêng và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,
chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp nhằm phát huy đến mức cao nhất hiệu quả
hoạt động của loại hình DN này. DNVVN ngày càng được hưởng nhiều chính sách ưu

đãi và bình đẳng hơn, tình trạng phân biệt đối xử so với DN lớn giảm nhiều. Thực tế
có nhiều kênh cung cấp vốn cho các DNVVN. Tuy nhiên, vốn tín dụng ngân hàng vẫn
là kênh trực tiếp quan trọng và là tổ chức trung gian tạo điều kiện cho DNVVN tiếp
cận các nguồn vốn ưu đãi. Thực hiện chỉ đạo của chính phủ, NHNN Việt Nam đã phối
hợp với các Bộ, ngành, địa phương từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN tiếp cận vốn tín dụng của Ngân hàng để đầu
tư, phát triển sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài:” Mở rộng
hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT chi nhánh
huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang” làm luận văn tốt nghiệp với hy vọng sẽ góp phần
hoàn thiện hoạt động cho vay đối với DNVVN của chi nhánh nói riêng và
NHNo&PTNT nói chung.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh
NHNo huyện Cai Lậy và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng hoạt
động cho vay đối với DN vừa và nhỏ tại chi nhánh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Đề tài đi vào nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi
nhánh huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Qua đó:
 Tìm hiểu về thực trạng cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh, những kết quả
đạt được và những mặt còn hạn chế.
 Đề xuất các biện pháp cải thiện và mở rộng hiệu quả hoạt động cho vay đối với
DNVVN tại chi nhánh nhằm nâng cao sự thỏa mãn của lực lượng khách hàng
tiềm năng.
2


1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền
Giang.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài thu thập số liệu, bảng cân đối kế toán NHNo & PTNT chi nhánh huyện
Cai Lậy qua 3 năm 2009-2011.
Thời gian thực hiện : Từ tháng 2/2012 đến tháng 4/2012.
1.3.3. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu về các hoạt động cho vay đối với DNVVN đang được áp dụng của
NHNo&PTNT chi nhánh Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả cho vay DNVVN cũng như đưa ra những chiến lược phát triển trong
tương lai.
1.4. Cấu trúc luận văn
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu, bao gồm: Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu và cấu trúc luận văn. Chương này nêu lên sự cần thiết của đề tài giúp người đọc
biết được những nội dung mà đề tài muốn nghiên cứu và trình tự nội dung các chương.
Chương 2: Tổng Quan, trình bày một cách tổng quan về vấn đề tín dụng của
NHNo&PTNT và của Chi nhánh Cai Lậy. Đồng thời đưa ra cái nhìn bao quát hơn về
NHNo&PTNT và Chi nhánh Cai Lậy. Bao gồm: lịch sử hình thành và phát triển, cơ
cấu tổ chức, chức năng từng bộ phận, các hoạt động chính của chi nhánh và một số
quy định về chính sách TD tại chi nhánh v.v…
Chương 3: Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu, chương này sẽ trình bày
các khái niệm là cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Các khái niệm sẽ là nền tảng để
các phần tiếp theo có sức thuyết phục hơn. Từ đó, chương này nêu ra phương pháp thu
thập và xử lý số liệu được sử dụng trong khóa luận.
Chương 4: Kết quả và thảo luận, sẽ tiến hành phân tích, nhận định, đánh giá các
vấn đề gắn với mục tiêu nghiên cứu theo các phương pháp trình bày ở trước. Song
song đó là phân tích thực trạng cho vay đối với DNVVN của chi nhánh, đề xuất định
hướng và biện pháp.
3



Chương 5: Kết luận và kiến nghị, chương này rút ra một số kết luận chung và
đề xuất kiến nghị đối với Chi nhánh, NHNo&PTNT, Chính phủ, cũng như DNVVN để
chính sách cho vay của NHNo&PTNT sẽ mang đến thật nhiều lợi ích cho DNVVN tại
Việt Nam.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về NHNo & PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc tế
là Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development, viết tắt là AGRIBANK)
là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản, thuộc
loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ra đời theo nghị định
số 53 HĐBT ngày 26/02/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng về thành lập Ngân hàng
chuyên doanh và có tên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Đến năm
1990 cùng với sự đổi mới nền kinh tế đất nước, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp
Việt Nam đổi tên là Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam theo quyết định số 400/CP ra
ngày 14/11/1990 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) và quyết định
số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tới năm 1996
đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam theo quyết định
số 280 QĐ-HN5 ngày 15/10 /1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã và đang là Ngân hàng
thương mại quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát
triển trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc

thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế.
2.2. Tổng quan về NHNo & PTNT chi nhánh huyện Cai Lậy
2.2.1. Điều kiện tự nhiên – tình hình kinh tế xã hội tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền
Giang
a. Vị trí địa lý: Là một trong các huyện phía Tây của tỉnh Tiền Giang. Địa bàn
huyện Cai Lậy có hình chữ nhật, chiều dài từ Bắc xuống Nam khoảng 37Km, chiều
rộng từ Tây sang Đông khoảng 17 km, diện tích tự nhiên 411.3 km2. Trung tâm huyện
5


Cai Lậy cách thành phố Mỹ Tho khoảng 30km, nằm trên các trục đường giao thông
chiến lược: Quốc lộ 1A, đường tỉnh 864, 865, 868 và sông Tiền. Huyện Cai Lậy là đầu
mối giao lưu trọng điểm của khu vực có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh Tiền Giang và là cửa ngõ giao lưu Kinh Tế - Văn Hóa của 3 khu vực
Đồng Tháp – Long An – Tiền Giang.
b. Về hành chính: huyện Cai Lậy có 28 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 27
xã như Bình Phú, Cẩm Sơn,Tân Bình, Hội Xuân, Hiệp Đức, Long Khánh, Long Tiên,
Long Trung, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Thành Bắc, Mỹ Thành Nam, Phú Nhuận,…….
c. Về dân số: Cai Lậy là huyện đông dân nhất tỉnh Tiền Giang với dân số
327.581 người, đa số là người Việt, mật độ dân số 751 người/km2
d. Về địa hình: địa hình đồng bằng, hầu hết diện tích ở phía Nam là đất phù sa
do sông Tiền bồi đắp, phần còn lại ở phía Bắc là đất trũng, thấp. Mạng lưới sông rạch,
kênh đào chằng chịt. Ngoài những tuyến đường thủy quốc tế quan trọng huyện còn có
rạch Ba Rài, Cái Bè, Trà Tân,… vừa giúp tháo chua rửa phèn bồi đắp phù sa vừa là
tuyến giao thông quan trọng.
e. Về khí hậu: chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung
bình khoảng 27

phù hợp với phát triển nông nghiệp.


f. Về giao thông: huyện Cai Lậy có mạng lưới giao thông rất thuận lợi cho việc
lưu chuyển hàng hóa và đi lại của người dân với hai loại hình chính là đường bộ và
đường thủy.
g. Về kinh tế: được thiên nhiên ưu đãi nên kinh tế chủ yếu của huyện là nông
nghiệp. Ngoài cây lúa, Cai Lậy còn có một vùng rộng lớn những vườn cây ăn trái
quanh năm xanh tốt với các loại trái cây đặc sản của Nam Bộ như: cam, quýt, chôm
chôm, nhãn, sầu riêng,…..
Ngoài lĩnh vực nông nghiệp thì lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của
huyện cũng phát triển không kém nổi bật là nhà máy xay xát, chế biến lương thực thực
phẩm xuất khẩu, xí nghiệp may, cơ khí máy móc nông ngư cơ, làng nghề thủ công.
Nhiều ngành nghề lao động thủ công như đan lát, làm bún…..đang hồi phục và thu hút
phần lớn số lượng lao động tại địa phương.

6


Thương mại, dịch vụ của huyện phát triển khá do nằm trên tuyến quốc lộ 1A.
Thị trấn Cai Lậy là một trung tâm mua bán sầm uất phục vụ nhu cầu mua bán trong
huyện và các địa bàn lân cận.
Trong những năm qua, huyện Cai Lậy đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển
kinh tế - xã hội. Bộ mặt nông thôn thay đổi sâu sắc: 27/27 xã có đường ô tô đến tận trụ
sở, 100% có điện với hơn 90% số hộ sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất. Truờng học,
trạm xá và nhiều công trình công cộng được xây dựng kiên cố, khang trang. Các hoạt
động văn nghệ văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, thông tin tuyên truyền mở mang
đến tận vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, hưởng thụ văn hóa của
người dân. An ninh chính trị, trật tự xã hội luôn đảm bảo ổn định để làm cơ sở cho sự
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
2.2.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Cai Lậy.
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang được thành lập vào
năm 1988. Tên gọi ban đầu là Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam chi nhánh

huyện Cai Lậy, Tiền Giang, gọi tắt là Ngân hàng Phát triển nông nghiệp huyện Cai
Lậy và kể từ đó chi nhánh chính thức đi vào hoạt động. Đến năm 1990, Ngân hàng
nông nghiệp huyện Cai Lậy được xem là Ngân hàng thương mại quốc doanh và đổi tên
là Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam chi nhánh huyện Cai Lậy, Tiền Giang, gọi tắt là
Ngân hàng nông nghiệp huyện Cai Lậy.
Đến năm 1996, Ngân hàng nông nghiệp huyện Cai Lậy một lần nữa đổi tên
thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Cai
Lậy, Tiền Giang, gọi tắt là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai
Lậy, viết tắt là NHNo&PTNT huyện Cai Lậy.
Khi mới thành lập NHNo&PTNT huyện Cai Lậy gồm có trụ sở chính tại quốc
lộ 1A khu V, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Qua thời gian hoạt
động chi nhánh mở thêm 3 phòng giao dịch đặt tại 3 trung tâm kinh tế của huyện là: thị
trấn Cai Lậy, xã Long Trung, xã Mỹ Phước Tây. Sự mở thêm các chi nhánh nhằm giải
quyết sự quá tải khách hàng đến giao dịch khi vào vụ ở Ngân hàng Trung tâm. Mặt
khác, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, tránh cho khách hàng phải
đi xa.
7


Hiện nay, NHNo & PTNT huyện Cai Lậy là ngân hàng có mạng lưới kinh
doanh hoạt động rộng nhất so với các ngân hàng khác trên địa bàn huyện. Với mục
tiêu phục vụ phát triển mọi thành phần kinh tế NHNo & PTNT huyện Cai Lậy đã tận
dụng mọi khả năng và năng lực để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, từng
bước áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ đa dạng các hình thức cho vay và
huy động vốn nhằm thực hiện các chương trình phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức NHNo & PTNT Chi Nhánh Cai Lậy
Giám đốc


Phó giám đốc phụ
trách tín dụng

Phòng tín dụng

Phó giám đốc phụ
trách kê toán

Phòng tổ chức hành
chính

Phòng kế toán ngân
quỹ
(Nguồn: Phòng Tín Dụng)

 Ban Giám Đốc
Ban Giám Đốc NHNo & PTNT huyện Cai Lậy do Giám đốc NHNo & PTNT
tỉnh Tiền Giang bổ nhiệm và miễn nhiệm. Có chức năng trực tiếp quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Giám đốc: Có vai trò trực tiếp điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh tại đơn
vị. Giám đốc còn có chức năng quản lý phòng Hành chính – tổ chức tại đơn vị. Đồng
thời chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc NHNo & PTNT tỉnh Tiền Giang về tình
hình hoạt động toàn chi nhánh.
Phó giám đốc phụ trách tín dụng: Trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của
phòng tín dụng.
8


Phó Giám đốc kế toán – ngân quỹ: Trực tiếp quản lý và điều hành phòng kế
toán – ngân quỹ.

 Phòng tín dụng
Gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và các cán bộ tín dụng, phòng nghiệp vụ
kinh doanh chức năng:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng
và đề xuất chính sách ưu đãi với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu
tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ xuất khẩu và gắn tín dụng với sản
xuất, lưu thông và tiêu dùng.
- Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế, danh mục khách hàng, lựa chọn
biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo & PTNT cấp trên theo cấp
ủy quyền.
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước,
nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác
và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề
xuất khắc phục.
Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT giao.
 Phòng kế toán – ngân quỹ
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi, tài chính,
quỹ tiền lương.
- Tổng hợp, lưu trữ tiền lương về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo
theo quy định.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT giao.
9



 Phòng tổ chức hành chính
- Xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ tổ chức Đảng,
công đoàn, phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn.
- Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công
tác, học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên
được quy hoạch, đào tạo.
- Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng
và Ngân hàng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân
viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT.
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sữa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ, lao
cụ, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ cơ quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT giao.
2.2.4 Các hoạt động chính của chi nhánh.
Trên địa bàn huyện đang có 9 chi nhánh ngân hàng thương mại đang hoạt động
và 2 quỹ tín dụng nhân dân, do đó, cạnh tranh về thị phần giữa các ngân hàng diễn ra
ngày càng gay gắt. NHNo & PTNT chi nhánh huyện Cai Lậy là một ngân hàng thương
mại quốc doanh với các sản phẩm dịch vụ hiện có. Chi nhánh cũng phải đổi mới và
nâng cao sản phẩm dịch vụ của mình để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Hiện tại
các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh bao gồm:
 Về sản phẩm tiền gửi gồm có: tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết
kiệm có kỳ hạn
 Về sản phẩm cho vay gồm có: cho vay sản xuất nông – ngư nghiệp, cho vay
sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay các
đối tượng xuất khẩu lao động, cho vay cầm cố,cho vay thấu chi.
 Các sản phẩm dịch vụ khác: Dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ chi trả kiều
hối, dịch vụ thanh toán, phát hành thẻ ATM, nghiệp vụ bảo lãnh,…
2.2.5 Một số quy định về chính sách tín dụng của NHNo & PTNT huyện Cai Lậy
a) Đối tượng cho vay

 Khách hàng doanh nghiệp Việt Nam: Các pháp nhân là Doanh nghiệp nhà
nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn
10


đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 Bộ luật dân
sự.


Các pháp nhân nước ngoài



Doanh nghiệp tư nhân



Công ty hợp danh

 Khách hàng dân cư:


Cá nhân



Hộ gia đình




Tổ hợp tác

b) Nguyên tắc cho vay
Khách hàng vay vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam phải bảo đảm các nguyên
tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng.
- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng
vốn vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
c) Điều kiện cho vay
Ngân hàng nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ
điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam.
d) Phương thức cho vay

11


NHNo & PTNT Việt Nam áp dụng phương thức cho vay sau: cho vay từng
phần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dư án đầu tư, cho vay trả góp, cho
vay theo nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay theo hạn mức tín dụng
dự phòng, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay lưu vụ, cho vay

theo các phương thức khác
Tùy theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh, NHNo & PTNT sẽ xem
xét cho vay theo phương thức khác phù hợp với đặc điểm hoạt động từng thời kỳ và
không trái với quy định của pháp luật.
e) Quy trình cho vay
Hình 2.2. Quy Trình Xét Duyệt Cho Vay tại Ngân Hàng
Khách hàng
(1

(2

Cán bộ tín dụng
(4a)
(3

(7

Phòng ngân quỹ
(6

(5

Phòng kế toán
(4c)

Trưởng phòng tín dụng
(4a)

Phó Giám Đốc


(4b)

Giám Đốc
(Nguồn: Phòng tín dụng)

 Giải thích qui trình:
Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn trực tiếp đến gặp cán bộ tín dụng. Cán
bộ tín dụng thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
Bước 2: Sau khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ vay vốn của
khách hàng. Nếu điều kiện vay và hồ sơ vay đáp ứng đầy đủ theo quy định của NHNo
& PTNT Việt Nam thì cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định và lập báo cáo thẩm định
cho vay. Căn cứ hồ sơ vay vốn cán bộ tín dụng thực hiện việc thẩm định cho vay.
Bước 3: Sau khi nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng thì
Trưởng phòng tín dụng xem xét. Nếu đồng ý cho vay thì ghi rõ ý kiến đề xuất: mức
tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ… Nếu không đồng ý thì ghi rõ lý do, chỉ
đạo cán bộ tín dụng soạn thông báo trình Giám đốc ký và gửi khách hàng biết.
12


Bước 4a: Sau khi trưởng phòng tín dụng ký duyệt hồ sơ xong thì CBTD trình
lên Phó Giám đốc để ký duyệt mức cho vay, lãi suất, thời hạn cho vay.
Bước 4b: Nếu mức cho vay vượt quá thẩm quyền quyết định của Phó Giám đốc
thì Phó Giám đốc ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định và trình lên Giám đốc.
Bước 4c: Giám đốc căn cứ báo cáo thẩm định do CBTD, phòng kế hoạch kinh
doanh trình lên, quyết định cho vay hay không cho vay. Nếu đồng ý cho vay thì NHNo
& PTNT Cai Lậy cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng và đảm bảo tiền vay. Nếu
không đồng ý cho vay thì phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết.
Bước 5: Hồ sơ khoản vay sau khi được ký duyệt cho vay, được chuyển đến
phòng kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán để giải ngân cho khách hàng.
Bước 6: Phòng Kế toán chuyển hồ sơ và các phiếu chi đã duyệt cho phòng

Ngân quỹ để kế toán giải ngân.
Bước 7: Khách hàng đến phòng Ngân quỹ để nhận tiền và làm các thủ tục theo
quy định của ngân hàng.
Kết luận: Nhìn chung, Cai lậy là huyện có vị trí địa trí tốt, đất đai phù hợp với sản
xuất nông nghiệp nên ngành này tại huyện rất phát triển. Đó cũng là lý do cơ cấu vốn
vay ngành nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT tại chi nhánh luôn chiếm tỷ
trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Chi nhánh được thành lập khá sớm và đã đạt
được những thành tựu to lớn trong việc giúp đỡ nông dân trong việc sản xuất nông
nghiệp góp phần làm tăng trưởng kinh tế của huyện.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận.
3.1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng
a. Khái niệm về tín dụng ngân hàng
 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù của nền kinh tế hàng hóa, phản ánh sự vận động đơn phương
của giá trị từ người cho vay sang người đi vay và hứa hẹn sẽ quay về với người cho
vay bao gồm cả vốn và lãi trong một kỳ hạn xác định nào đó. Thực chất, tín dụng là
quan hệ vay mượn, sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay trên
nguyên tắc hoàn trả.
 Đặc điểm tín dụng
-

Chỉ sự chuyển giao quyền sử dụng nhưng không làm thay đổi quyền sở hữu


-

Bao giờ cũng phải có thời hạn và phải được hoàn trả

-

Gía trị cho vay có thể là tiền hoặc vật chất

-

Giá trị tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức
tín dụng

-

Là sự vay mượn uy tín của người khác dưới hình thức bảo lãnh.

 Vai trò của tín dụng
Đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tín dụng có các vai trò sau:
-

Đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế

-

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển,

-

Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, kiềm chế và kiểm soát lạm phát


-

Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội

-

Phương tiện kết nối nền kinh tế quốc gia với cộng đồng kinh tế thế giới.


14


×