1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT
1. BLHS
Bộ luật Hình sự
2. MBTPCMT
Mua bán trái phép chất ma tuý
3. TTTPCMT
Tàng trữ trái phép chất ma tuý.
4. SDTPCMT
Sử dụng trái phép chất ma tuý
5. TAND
Toà án nhân dân
6. VKS
Viện kiểm sát
2
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ
Trong nhiều năm trở lại đây, ma tuý và tội phạm ma tuý đã trở thành một
vấn nạn nhức nhối của toàn xã hội. ở Việt Nam, các tội phạm về ma túy ngày
càng gia tăng cả về số vụ phạm tội cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm của
tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về mua bán trái phép chất ma túy. Hành vi
mua bán trái phép chất ma túy bị pháp luật nghiêm cấm, bị dư luận xã hội lên án
mạnh mẽ. Song do ham lời bất chính, coi thường pháp luật và đạo lý, vẫn có rất
nhiều người hàng ngày, hàng giờ dùng mọi thủ đoạn để buôn thứ hàng hóa chết
người đó. Ma túy đã trở thành một quốc nạn tác động trực tiếp vào từng cá nhân,
từng gia đỡnh và toàn xó hội. Ma tỳy kộo theo một loạt cỏc tội phạm như: Trộm
cắp, giết người, chiếm đoạt tài sản… và rất nhiều các loại bệnh tật nguy hiểm,
trong đó có căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Về thực tập tại Toà án nhân dân huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình, thấy
được tác hại nghiêm trọng của tội phạm mua bán trái phép chất ma tuý cũng như
tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động xét xử loại tội phạm này em đã mạnh dạn
chọn đề tài ‘Tội mua bán trái phép chất ma tuý và thực tiễn xét xử tội phạm
này tại địa phương” của môn Luật hình sự làm đề tài viết chuyên đề thực tập
của mình. Sau đây là nội dung chuyên đề:
3
PHẦN 2: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG.
1. Quá trình thu thập thông tin.
1.1. Thời gian thu thập thông tin.
Từ ngày 12/01/2009 đến ngày 26/04/2009 theo sự phân công của Ban
giám hiệu trường Đại học Luật Hà Nội, em đã được về thực tập tại Toà án nhân
dân huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình. Khoảng thời gian 3 tháng tuy không dài,
nhưng dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của lãnh đạo và cán bộ Toà án em
đã tiến hành thu thập được những thông tin cần thiết để phục vụ cho việc hoàn
thành chuyên đề thực tập của mình.
1.2. Phương pháp thu thập thông tin.
Chuyên đề thực tập cuối khoá là một công trình tìm hiểu nghiên cứu thực
tế được xây dựng dựa trên những số liệu cụ thể, xác thực. Mục tiêu của chuyên
đề không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt được tình hình tội phạm và xét xử tội
phạm ở địa phương mà còn phải chỉ ra được nguyên nhân điều kiện phạm tội, và
những ưu khuyết điểm trong quá trình xét xử. Từ đó đưa ra những quan điểm,
giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác phòng chống ma
tuý. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải có một hệ thống phương pháp thu thập
thông tin hợp lý và khoa học.
Trong chuyên đề thực tập này em đã sử dụng nhiều phương pháp thu thập
thông tin khác nhau nhằm tìm kiếm được những thông tin xác thực đáng tin cậy
và có giá trị nhất. Có thể kể đến các phương pháp như: nghiên cứu lý thuyết;
điều tra xã hội học; tổng hợp thống kê; so sánh và phân tích.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp đầu tiên được sử dụng
để xây dựng chuyên đề này. Thông qua việc tham khảo các tài liệu có liên quan
đến tội phạm mua bán trái phép chất ma tuý như: Bộ luật hình sự và tố tụng hình
4
sự; các văn bản hướng dẫn thi hành; các tạp chí pháp luật; tạp chí Toà án; giáo
trình Luật hình sự và tố tụng hình sự của trường Đại học Luật Hà Nội
Điều tra xã hội học là phương pháp thu thập các ý kiến, quan điểm hướng
giải quyết cho tình hình tội phạm MBTPCMT đang diễn ra ngày một táo bạo
liều lĩnh. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu dưới cách thức phỏng vấn, toạ
đàm với những người trực tiếp thụ lý, giải quyết các vụ án về ma tuý.
Phương pháp tổng hợp thống kê được sử dụng để thu thập các số liệu có
liên quan đến tội phạm ma tuý trong nhiều năm thông qua một số hồ sơ như: Hồ
sơ các vụ án hình sự các năm, sổ thụ lý án hàng năm, báo cáo tổng kết cuối năm.
Đây là phương pháp để thu được những số liệu thực tiễn chính xác nhất của
công tác xét xử tại địa phương.
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng sau khi đã thống kê
và tổng hợp xong số liệu. Việc so sánh đối chiếu số liệu hàng năm sẽ cho biết
diễn biến tình hình tội phạm mua bán ma tuý và tình hình xét xử tội phạm này
trong thời gian gần đây.
1.3. Nguồn thu thập thông tin.
Tội phạm ma tuý, đặc biệt là tội phạm mua bán trái phép chất ma tuý là
một trong những loại tội phạm nguy hiểm nhất của xã hội. Do đó nó là đối tượng
quan tâm của nhiều ban ngành trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nguồn thông tin
liên quan đến loại tội phạm này cũng khá đa dạng. Với mong muốn hoàn thành
tốt chuyên đề thực tập của mình em đã tiến hành thu thập thông tin từ rất nhiều
nguồn khác nhau. Từ những tư liệu mang tính lý thuyết như bộ luật hình sự và
các văn bản pháp luật có liên quan, các tạp chí Toà án, Viện kiểm sát, điều tra
hình sự; giáo trình luật hình sự cho đến các tài liệu thực tế như: hồ sơ án lưu trữ,
sổ thụ lý án; sổ thống kê án; báo cáo tổng kết án cuối năm...Trong chuyên đề em
sử dụng số liệu của 3 năm là 2006, 2007, 2008.
2. Khái quát về tội phạm mua bán trái phép chất ma tuý.
Theo thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 200 triệu người
nghiện ma tuý, chiếm tỷ lệ khoảng 4% tổng dân số thế giới. Ở Việt Nam, tính
đến năm 2007 có khoảng 500 nghìn người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý. Tội
5
phạm ma tuý diễn ra không còn ở phạm vi một quốc gia mà đã mang tính toàn
cầu. Những đường dây buôn bán ma tuý xuyên quốc gia ngày càng xuất hiện
nhiều hơn với mức độ nguy hiểm ngày càng tăng cao. Việt Nam nằm ở một vị trí
vô cùng thuận lợi về giao thông, là nơi chung chuyển của nhiều tuyến đường
bay, đường thuỷ, đường bộ. Lợi dụng đặc điểm này bọn tội phạm trong cũng
như ngoài nước đã sử dụng nước ta như một địa điểm, một đầu mối quan trọng
trong đường dây vận chuyển ma tuý. Vì vậy tình hình tội phạm mua bán trái
phép chất ma tuý ở Việt Nam trong những năm gần đây diễn biến rất phức tạp.
Huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình cũng nằm trong tình trạng chung đó. Dưới góc
độ y học, ma tuý là một loại tân dược vô cùng cần thiét, không thể thiếu để điều
trị một số căn bệnh. Xong nhìn nhận dưới góc độ hình sự thì đây là một loại chất
kích thích nguy hiểm, gây nghiện và có thể làm tê liệt hệ thần kinh con người
khi lạm dụng và sử dụng quá liều. Vì vậy việc mua bán chất ma tuý được Nhà
nước quản lý rất chặt chẽ. Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý là hành vi cố
ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma tuý của Nhà nước, là hành vi tội phạm
được quy định trong Bộ luật Hình sự của nước Việt Nam với những khung hình
phạt đặc biệt nghiêm khắc mà cao nhất là án tử hình. Điều này được thể hiện
một cách cụ thể trong Điều 194 Bộ luật hình sự Việt Nam.
II. TÌNH HÌNH MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
HƯNG HÀ TỈNH THÁI BÌNH
1. Đặc điểm địa bàn huyện Hưng Hà
Huyện Hưng Hà là một huyện đồng bằng, nằm ở rìa phía Tây Bắc của tỉnh
Thái Bình, diện tích tự nhiên là 200,2 km 2. Hưng Hà tiếp giáp với các huyện
Đông Hưng (phía Đông Nam), Vũ Thư (phía Nam), Quỳnh Phụ (phía Đông Bắc)
và hai tỉnh Hưng Yên ở phía Tây Bắc, Hà Nam ở phía Tây Nam. Hưng Hà có ba
mặt giáp sông Hồng ở phía Tây và hai phân lưu của nó là sông Luộc ở phía Bắc
và sông Trà Lý ở phía Nam. Dân số của huyện Hưng Hà là 254.744 người, trong
đó dân số trong độ tuổi lao động khá cao là 108.835 người. Huyện có nhiều làng
nghề nổi tiếng như xã Tôn Hới có nghề dệt chiếu, xã Thai phương có nghề dệt
vải, làng Diệc có nghề dệt vải. Tuy những làng nghề này đã giải quyết được việc
6
làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên số lao động trong tình trạng thất nghiệp vẫn
gia tăng. Cùng với đó là đặc điểm vị trí địa lý nên có phát sinh nhiều vi phạm
pháp luật. Huyện có quốc lộ 39 chạy từ thị xã Hưng Yên, qua cầu Triều Dương
bắc qua sông Luộc chạy qua địa bàn huyện rồi chạy sang địa bàn huyện Đông
Hưng. Về đường thủy có sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Tiên Hưng.
Huyện là đầu mối giao thông kinh tế nên tình hình tội phạm khá phức tạp, đặc
biệt là tội mua bán trái phép chất ma túy.
2. Thực trạng tội phạm MBTPCMT.
Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Hưng Hà
được đánh giá, phân tích chủ yếu dựa trên số liệu thống kê các vụ án hình sự
đã được xét xử trên địa bàn huyện trong 3 năm từ năm 2006 đến 2008, trong
đó đề cập đến thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất của tình hình tội trộm
cắp tài sản.
* Tội phạm ma tuý nói chung tại địa bàn huyện Hưng Hà
Trong cơ cấu án hình sự được thụ lý tại Toà án nhân dân huyện Hưng Hà,
án ma tuý chiếm tỷ lệ khá cao, chỉ đứng sau án trộm cắp tài sản.
Bảng 1: Tổng số án ma tuý được thụ lý qua các năm
Năm
2006
2007
2008
Mới thụ lý
Vụ án
37
40
39
Bị cáo
45
51
56
(Báo cáo tổng kết cuối năm của TAND huyện Hưng Hà)
Tội phạm ma tuý là một điểm nóng trên địa bàn huyện Hưng Hà. Từ năm
2006 tới nay án ma tuý luôn chiếm từ 30% đến 40% tổng số án hình sự được
thụ lý tại Toà án địa phương. Cụ thể:
Năm 2006 chiếm 32,5% tổng án hình sự và 27,8% tổng số bị cáo.
Năm 2007 chiếm 32,6 %tổng án hình sự và 29.0% tổng số bị cáo.
Năm 2008 chiếm 33,1% tổng án hình sự và 30,3% tổng số bị cáo.
Trên thực tế tình trạng người nghiện sử dụng heroin, ma tuý tổng hợp đã
tăng mạnh và dần dần thay thế các loại ma tuý truyền thống. Do vậy vấn đề ma
7
tuý đã trở thành một trong những nguyên nhân chính gây mất trật tự an toàn xã
hội, phá vỡ truyền thống đạo đức xã hội. Từ báo cáo trên (bảng 1) ta thấy tình
hình tội phạm ma tuý trên địa bàn tuy biến động không lớn, song số lượng và
tính chất tội phạm ngày càng nguy hiểm, phức tạp hơn
* Tình hình và đặc điểm tội phạm MBTPCMT trên địa bàn huyện Hưng
Hà.
Huyện Hưng Hà có vị trí địa lý và tình hình kinh tế xã hội khá phức tạp.
Với đặc điểm đó lượng tội phạm ma túy tập trung tại đây là khá lớn. Xét về tội
phạm ma tuý, bên cạnh những đối tượng nghiện hút có hồ sơ quản lý tại Công
an huyện còn một số không nhỏ đối tượng khác thường trú tại các địa phương
lân cận cùng thường xuyên tìm đến địa bàn này để thực hiện hành vi
MBTPCMT. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân huyện Hưng Hà trong
ba năm từ 2006 đến 2008 Tòa án đã xét xử 96 vụ án MBTPCMT với tổng số
192 bị cáo. Trung bình 1 năm có 32 vụ và 64 bi cáo bị đưa ra xét xử. Có thể thấy
đối với một huyện nhỏ như Hưng Hà thì tỉ lệ phạm tội như vậy là tương đối lớn.
Bảng 2: Số vụ và số bị cáo bị xét xử về tội MBTPCMT trên địa bàn huyện Hưng
Hà trong 3 năm.
(Nguồn: Báo cáo công tác của Tòa án nhân dân huyện Hưng Hà năm 2006,
Năm
Số vụ
Số bị cáo
2006
10
21
2007
11
19
2008
16
27
2007, 2008)
Qua số liệu bảng 2 ta thấy rằng tội MBTPCMT qua các năm có chiều
hướng gia tăng cả về số vụ án và số bị cáo. Trong vòng 3 năm số vụ MBTPCMT
tăng lên 8 vụ và 25 bị cáo. Năm 2007 so với năm 2006 số vụ án và số bị cáo
giảm đi không đáng kể, nhưng đến năm 2008 số vụ án và bị cáo tăng nhanh lên
đến 16 vụ và 27bị cáo và cao nhất trong khoảng thời gian 2006-2008.
Do số người nghiện ma tuý lớn nên nhu cầu sử dụng ma tuý là rất cao. Các
đường dây mua bán trái phép chất ma tuý từ nhỏ lẻ đến có tổ chức, có liên hệ
đều tập trung ở địa bàn huyện, đặc biệt là thị trấn Hưng Hà. Chính vì thế nhìn lại
thực tế những năm gần đây cho thấy tệ nạn ma tuý và hoạt động của bọn tội
8
phạm ma tuý diễn ra với quy mô ngày càng lớn, phức tạp, nguy hiểm với những
thủ đoạn xảo quyệt, tinh vi hơn. Các đường dây MBTPCMT ở đây không chỉ
đơn thuần nhỏ lẻ phục vụ cho nhu cầu sử dụng của tội phạm ở địa phương mà là
những tổ chức mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý lớn cung cấp
ma tuý cho cả tỉnh.
Bảng 3: Tổng số án MBTPCMT được thụ lý tại TAND huyện Hưng
Hà qua các năm và tỉ lệ án MBTPCMT trong cơ cấu án MT nói
chung và án HS
Năm
2006
2007
2008
Vụ án
Tỉ lệ trong án MT
Tỉ lệ trong án HS
MBTPCMT (vụ)
10
11
16
(%)
33.3
39,2
42,1
(%)
4,2
6,3
13,8
(Nguồn: Báo cáo công tác của TAND huyện qua các năm
2006,2007,2008)
Trong những năm gần đây tình hình tội phạm MBTPCMT tại địa bàn
huyện Hưng Hà có xu hướng tăng lên khá rõ. Có điều này là do sự ảnh hưởng
của tình trạng suy thoái kinh tế đang diễn ra trong cả nước. Các công ty gặp
nhiều khó khăn nên cắt giảm biên chế. Công nhân không có việc làm sinh ra
chán nản, chơi bời và vướng vào các tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, nghiện
hút, mại dâm. Tội phạm ma tuý trên địa bàn huyện Hưng Hà chủ yếu có 3 loại:
Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (TTTPCMT), tội mua bán trái phép chất ma
tuý (MBTPCMT) và tội sử dụng trái phép chất ma tuý (SDTPCMT). Trong đó
tội phạm TTTPCMT luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số án ma tuý. Tội
phạm MBTPCMT chiếm tỷ lệ khá cao. Theo bảng 3 thì 3 năm gần đây án
MBTPCMT chiếm khoảng từ 30% đến 45% án ma tuý thụ lý hàng năm. Trong
đó cao nhất là năm 2008 với 42,1% trong tổng số án MT và 13,8% trong tổng số
án hình sự nói chung.
Về đặc điểm hình phạt được áp dụng:
Theo số liệu thống kê thu thập được từ sổ thụ lý án hình sự qua các năm
2006, 2007 và 2008 cho thấy 100% bị cáo bị truy tố theo khoản 1 và khoản 2
9
điều 194 Bộ luật hình sự. Trong đó khoản 1 chiếm từ 60 đến 80% mỗi năm và
khoản 2 bị truy tố chủ yếu theo điểm p: Tái phạm nguy hiểm. Cụ thể:
Năm 2006 số bị cáo bị truy tố theo khoản 1 là 6 bị cáo chiếm 60% số bị
cáo.
Năm 2007 số bị cáo bị truy tố theo khoản 1 là 8 bị cáo chiếm 73% số bị
cáo.
Năm 2008 số bị cáo bị truy tố theo khoản 1 là 13 bị cáo chiếm 81,2% số
bị cáo.
Mặc dù vậy, các số liệu trên không thể chứng tỏ được tội phạm
MBTPCMT tại địa bàn này hoàn toàn không có tổ chức. Tình hình tội phạm
đang diễn ra rất phức tạp, tinh vi và táo bạo hơn. Nhưng do hiệu quả của công
tác phòng chống chưa thực sự cao dẫn đến lượng tội phạm được khám phá còn
ít, ngoài ra còn liên quan đến thẩm quyền xét xử của các cấp xét xử.
Về đặc điểm nhân thân của tội phạm:
MBTPCMT trên địa bàn huyện Hưng Hà thông qua những tài liệu thực tế
cho thấy: phần lớn các đối tượng bị bắt về tội MBTPCMT đều ở độ tuổi từ 30
tuổi trở lên. Cụ thể năm 2008 có 18/27 bị cáo ở độ tuổi này. Các đối tượng trẻ
tuổi chiếm tỉ lệ thấp hơn. Do hoạt động MBTPCMT là những hành vi nguy
hiểm đỏi hỏi sự khôn ngoan, tinh vi và kinh nghiệm. Các đối tượng tham gia
mua bán thường là những tên tội phạm cáo già. Những đối tượng bán ma tuý trẻ
tuổi thường là do bị dụ dỗ, lợi dụng chứ không phải là chủ mưu hay cầm đầu.
Các đối tượng tham gia hoạt động MBTPCMT tại địa bàn thành phố Thái
Bình phần lớn có nhân thân xấu như là đối tượng có tiền án, tiền sự hoặc đối
tượng nghiện. Báo cáo tổng kết cuối năm của TAND huyện Hưng Hà cho biết:
Năm 2008 có 23/27 bị cáo bị truy tố về tội MBTPCMT nghiện hút bằng 85,2%
tổng số bị cáo. Một điểm đáng lo ngại là số bị cáo là phụ nữ ngày càng chiếm
cao trong án MBTPCMT. Cụ thể:
10
Bảng 4: Số đối tượng nam giới và số đối tượng nữ giới phạm tội MBTPCMT
Năm
2006
2007
2008
Số người
phạm tội
21
19
27
Số lượng nam giới Số
phạm tội
Số lượng
18
15
21
Tỉ lệ(%)
85,7
79
77,8
lượng
phạm tội
Số lượng
3
4
6
nữ
giới
Tỉ lệ(%)
14,3
21
22,2
Tổng số
67
54
80,6
13
19,4
(Nguồn: Bảng thống kê các vụ án hình sự qua các năm 2006, 2007, 2008)
Qua số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ nữ giới phạm tội thường thấp hơn nam
giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số lượng nữ phạm tội có xu hướng
tăng lên. Năm 2006 chiếm 14,3% tổng số bị cáo, đến năm 2007 là 21% và năm
2008 tăng lên cao nhất với 22,2% tổng số bị cáo. Số liệu trên cho thấy một tình
trạng báo động nhức nhối trước sự suy đồi đạo đức nghiêm trọng trong xã hội.
3. Nguyên nhân, điều kiện phạm tội và giải pháp phòng chống tội phạm
MBTPCMT trên địa bàn huyện Hưng Hà.
3.1. Nguyên nhân, điều kiện phạm tội.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tội phạm MBTPCMT diễn ra ngày càng
nhiều không chỉ ở riêng huyện Hưng Hà mà trong cả nước đó chính là khoản
siêu lợi nhuận thu được từ hoạt động này. Loá mắt trước những đồng tiền bất
chính bọn tội phạm đã bất chấp mọi hậu quả để thực hiện những hành vi phạm
pháp của mình. Bên cạnh đó do điều kiện kinh tế khó khăn rất nhiều đối tượng
bị hoàn cảnh đưa đẩy vào con đường phạm tội, bị lợi dụng ép buộc phải thực
hiện hành vi buôn bán ma tuý trái phép.
Huyện Hưng Hà là một trong những huyện có tốc độ phát triển kinh tế
chưa mạnh, công ăn việc làm tạo ra còn ít, trong vài năm gần đây lại chịu ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế. Chính điều này đã dẫn tới tình trạng thất nghiệp
gia tăng. Số lượng đối tượng nghiện xuất hiện ngày một nhiều đã trở thành tiền
đề cho tội phạm MBTPCMT phát triển.
11
Vốn là một huyện nông nghiệp, trình độ dân trí chưa cao cộng với những
khó khăn về kinh tế nên con người dễ dàng vướng vào vòng lao lý. Trong nhiều
năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác tuyên truyền phổ biến
giáo dục pháp luật của huyện còn có những hạn chế nhất định. Công tác tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân
trên địa bàn còn nghèo nàn về nội dung, nặng tính hình thức dẫn đến hiệu quả
chưa cao. Kết hợp với sự hạn chế về trình độ rất nhiều đối tượng cho rằng hành
vi của mình đơn thuần là giúp cho cuộc sống bớt khó khăn mà không hiểu được
đó là hoạt động phạm pháp sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.
Bên cạnh những nguyên nhân nói trên một trong những nguyên nhân
không kém phần quan trọng nữa là môi trường gia đình và xã hội. Kinh tế phát
triển, không ít bậc phụ huynh mải lo kiếm tiền không chú ý đến việc giáo dục
con cái. Từ đó dẫn tới một lớp thanh niên sa ngã hư hỏng bùng phát nghiện ma
tuý tạo điều kiện cho bọn tội phạm MBTPCMT lợi dụng. Bên cạnh đó công tác
đấu tranh chống tội phạm còn nhiều thiếu sót. Đối với tội phạm MBTPCMT đòi
hỏi sự đấu tranh không khoan nhượng, không ngừng nghỉ nhưng công tác này
trên địa bàn thành phố còn diễn ra theo từng đợt truy quét, nặng về thành tích.
3.2. Giải pháp phòng chống tội phạm MBTPCMT.
Từ những số liệu thực tế cho thấy hiện nay tình hình tội phạm ma tuý trên
địa bàn huyện Hưng Hà có chiều hướng gia tăng. Mặc dù tội phạm MBTPCMT
huyện chưa đến mức báo động song trước tình hình nêu trên cũng đòi hỏi địa
phương phải có những biện pháp đấu tranh phòng chống hiệu quả và triệt để. Về
cơ bản nguyên nhân dẫn đến loại tội phạm này là do nhận thức còn hạn chế, dễ
bị kích động, không làm chủ được bản thân trước lợi nhuận khổng lồ mà ma tuý
mang lại, mặt khác lượng người nghiện lớn và sự thiếu hiểu biết về pháp luật
mang lại. Sau đây là một số giải pháp nhằm phòng chống, hạn chế và tiêu diệt
loại tội phạm này.
Trước hết, các cơ quan hữu qua tại địa phương tiến hành thực hiện các
biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho lao động tránh
tình trạng “nhàn cư vi bất thiện” trong lực lượng lao động trẻ. Có thể nói rằng
12
đây là biện pháp để giải quyết gần như tận gốc tình hình nghiện hút tại địa
phương. Nếu hạn chế và dần dần triệt tiêu được hiện tượng sử dụng trái phép
chất ma tuý tại địa phương thì tội phạm MBTPCMT sẽ không còn thị trường để
tồn tại và phát triển.
Thứ hai: Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền vận động giáo dục
pháp luật sâu rộng trong nhân dân, chú trọng biện pháp giáo dục trực tiếp đến
đối tượng trong diện quản lý về ma tuý để ngăn chặn kịp thời các vi phạm công
tác tuyên truyền phải có tác dụng làm chuyển biến nhận thức hành động của các
ban ngành đoàn thể và nhân dân để họ tự giác mạnh dạn tố giác phát hiện, đấu
tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn ma tuý.
Cần xiết chặt hơn nữa các hoạt động tuần tra, kiểm tra, rà soát nắm bắt
tình hình tội phạm tại địa phương. Để từ đó có biện pháp ngăn chặn xử lý kịp
thời các tổ chức đoàn thể xã hội cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện
các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tìm hiểu pháp luật cho người dân tại địa
phương và các vùng lân cận.
Tại các trường học cần đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật phù hợp
nhằm trang bị những kiến thực cần thiết cho lứa tuổi học sinh. Hơn nữa cần phải
có sự liên kết chặt chẽ trong việc quản lý, giáo dục giữa gia đình, nhà trường và
xã hội. Đặc biệt về phía địa phương có người mắc nghiện cũng như các trung
tâm cai nghiện cần tăng cường các biện pháp cai nghiện tập trung và tại gia
đình, cộng đồng để giảm thiểu số lượng người nghiện. Sau khi cai nghiện trở về,
địa phương và chính quyền cần có biện pháp giúp đỡ, giải quyết việc làm, đưa
họ tái hoá nhập cộng đồng.
Trong hoạt động áp dụng pháp luật, cần phải linh hoạt, mềm dẻo, nhằm
tạo điều kiện giúp đỡ người phạm tội nhận thức được hành vi sai trái của mình
và tự nguyện sửa đổi. Kết hợp sức mạnh pháp luật với sức mạnh quần chúng vừa
răn đe vừa giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất.
III. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TỘI PHẠM MBTPCMT TẠI
TAND HUYỆN HƯNG HÀ
1. Hoạt động xét xử tội phạm MBTPCMT của TAND huyện Hưng Hà
13
Về hoạt động xét xử: Nhìn chung, công tác xét xử các vụ án
MBTPCMT của Toà án nhân dân huyện Hưng Hà trong những năm qua có
những bước tiến nhất định. Căn cứ vào bảng số liệu thống kê về tổng số án
MBTPCMT được thụ lý tại TAND huyện Hưng Hà có thể nhận thấy rằng tỉ lệ
các vụ án MBTPCMT do toà án nhân dân huyện xét xử tăng lên đáng kể.
Năm 2006, lượng án MBTPCMT được thụ lý là 10 vụ chiếm 33.3% trong
tổng số vụ án ma tuý và 4,2% trong số án hình sự đã được giải quyết tại toà.
Năm 2007 tổng số vụ án MBTPCMT đã lên tới con số 11, chiếm tỉ lệ lần
lượt là 39,2% và 6,3 tăng lên gấp hơn
Năm 2008, toà thụ lý vụ án MBTPCMT chiếm 42,1 tổng án ma tuý và
13.8% tổng án hình sự.
Đặc biệt từ năm 2007 trở lại đây lượng án MBTPCMT được thụ lý tại
TAND huyện tăng nhanh. Có điều này là do các vụ án phải giải quyết tăng lên
và tính chất của các vụ án cũng ngày càng nguy hiểm, phức tạp hơn trước. Các
vụ án liên quan đến ma tuý và MBTPCMT cũng không ngoại lệ. Ngoài ra, trong
những năm gần đây hiệu quả của công tác xét xử án MBTPCMT tại toà án nhân
dân huyện Hưng Hà ngày càng có kết quả cao hơn.
Bảng 5: Thống kê của TAND huyện Hưng Hà về công tác xét xử các vụ án
MBTPCMT trên địa bàn năm 2006, 2007,2008
Năm
Tổng số vụ án
Số vụ trả lại VKS
Số vụ đã được giải quyết
Số vụ còn lại
Tỉ lệ án đã xử (%)
2006
10
1
9
0
90%
2007
11
0
10
1
95%
2008
16
0
16
0
100%
Bảng số liệu trên cho thấy rằng, công tác giải quyết án đã thụ lý tại Toà án
nhân dân huyện Hưng Hà luôn được thực hiện tốt, nhanh gọn và triệt để.
Hàng năm án MBTPCMT được xét xử xong chiếm tỉ lệ rất cao (từ 90%
trở lên). Lượng án tồn đọng là rất thấp. Có điều này là do sự chỉ đạo chặt chẽ
của các cấp lãnh đạo và sự làm việc tích cực của đội ngũ cán bộ toà án.
14
Về việc áp dụng hình phạt: các hình phạt được Toà án nhân
dân huyện Hưng Hà áp dụng cho các bị cáo trong các vụ án ma
tuý bao gồm: án tù từ 3 năm trở xuống, án từ 3 năm đến 7 năm,
án tù từ 7 năm đến 15 năm. Trong nhiều năm trở lại đây mức án
nhẹ nhất được áp dụng là 36 tháng (3 năm) không áp dụng án
treo, vì MBTPCMT là loại tội phạm nguy hiểm đối với xã hội. Đối
với loại tội phạm này việc cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời
gian là hợp lý và cần thiết. Mức án nặng nhất được áp dụng là
15 năm. Vì Toà án nhân dân huyện Hưng Hà
là toà án cấp
huyện chỉ có thẩm quyền xử các vụ án có mức hình phạt cao
nhất là 15 năm tù giam.
Năm
2006
2007
2008
Tổng số
Tù từ 3 năm
Tù từ 3 năm
Tù từ 7 năm
bị cáo
21
19
27
trở xuống
7
6
8
đến 7 năm
14
11
17
đến 15 năm
0
2
2
Bảng 5: Một số hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo trong các vụ án
MBTPCMT trên địa bàn năm 2006, 2007, 2008.
Từ bảng số liệu trên cho thấy hình phạt đã tuyên đối với các bị cáo phạm
tội MBTPCMT khá nghiêm khắc, 100% số bị cáo phạm tội MBTPCMT bị phạt
tù giam và không có án dưới khung. Số bị cáo bị xử từ 3 năm đến 7 năm chiến tỉ
lệ từ cao nhất hàng năm. Năm 2006 chiếm tỉ lệ 66,7%, năm 2007 là 57,9% và
năm 2008 là 63%. Điều này thể hiện sự nghiêm khắc của pháp luật đối với loại
tội phạm này đã được thực hiện một cách triệt để. Số bị cáo bị xét xử từ 3 năm
trở xuống chiếm tỉ lệ thứ hai trung bình khoảng 30%. Thấp nhất là số bị cáo bị
xét xử từ 7 năm đến 15 năm. Về thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ
án MBTPCMT được tuân thủ triệt để từ khâu thụ lý cho đến khi tuyên án. Tội
phạm MBTPCMT là một loại tội phạm mang lại hiểm hoạ lớn cho xã hội và
hiện nay đang là một điểm nhạy cảm. Ý thức được điều đó những người tiến
hành tố tụng luôn thận trọng trong từng công tác giải quyết, không để lại bất kỳ
sai sót đáng tiếc nào. Trong nhiều năm trở lại đây không có bản án xử tội phạm
15
MBTPCMT nào bị huỷ. Những vụ bị kháng cáo lên toà án cấp trên chỉ bị sửa
không đáng kể chủ yếu là giảm từ 6 đến 12 tháng tù giam so với án sơ thẩm.
Tại Toà án nhân dân huyện Hưng Hà các phiên xét xử tội phạm
MBTPCMT thường được xử lưu động. Do đây là những vụ án phức tạp, thu hút
sự quan tâm chú ý của đông đảo quần chúng nhân dân. Do vậy các phiên xử
thường được tiến hành tại những địa điểm rộng rãi để thể hiện sự công khai
minh bạch trong quá trình xét xử.
Về đường lối xét xử các án MBTPCMT được giải quyết nhanh gọn đúng
pháp luật, trên 90% số án được xét xử trong 45 ngày sau khi thụ lý.
3. Nhận xét đánh giá về công tác xét xử của TAND huyện Hưng Hà.
Thông qua thực tiễn xét xử các vụ án MBTPCMT tại TAND huyện Hưng
Hà có thể rút ra một số nhận xét như sau:
* Về ưu điểm.
- Công tác xét xử tội phạm MBTPCMT của TAND huyện Hưng Hà ngày
càng đạt hiệu quả cao hơn. Tỉ lệ án được giải quyết tăng đều qua các năm, giảm
bớt đáng kể lượng án tồn đọng.
- Đường lối xét xử nhanh gọn, đúng thời hạn, không xử oan, không bỏ lọt.
Các bản án đưa ra có sức thuyết phục đúng người, đúng tội đúng pháp luật
không những thể hiện được sự nghiêm minh của pháp luật mà còn có tác dụng
giáo dục răn đe rất hiệu quả.
- Quá trình tố tụng được thực hiện đúng quy định pháp luật, các phiên toà
được tổ chức, đúng đắn về hình thực, chu đáo về nội dung nên đạt được hiệu quả
đấu tranh rất cao.
* Về nhược điểm:
Bên cạnh những điểm tốt đã đạt được, công tác xét xử tội phạm
MBTPCMT vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Cụ thể là:
- Công tác đấu tranh với tội phạm ma tuý trong quá trình xét hỏi chưa cao.
Các bị cáo vẫn quanh co, chối tội dẫn đến việc kết án chưa đúng với thực tế
phạm tội.
16
- Tham vấn tranh luận tại phiên toà chưa hoàn toàn đầy đủ, vai trò của hội
thẩm nhân dân còn chưa cao. Việc đánh giá chứng cứ còn thiếu khách quan dẫn
đến những vấn đề thiếu thoả đáng trong bản án.
4. Một số giải pháp kiến nghị.
* Về trình độ chuyên môn của cán bộ toà án.
- Tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng về chuyên môn
nghiệp vụ và năng lực làm việc cho đội ngũ thẩm phán, thư ký và hội thẩm. Ví
dụ bằng việc tăng cường các đợt tập huấn về chuyên môn cho cán bộ toà án; tạo
điều kiện để họ được học hỏi và tìm hiểu thêm những kiến thức chuyên ngành;
phối hợp chặt chẽ với các trung tâm đào tạo chức danh tư pháp, tổ chức các lớp
học nâng cao về nghiệp vụ và kỹ năng xét xử cho cán bộ.
- Công tác tuyển chọn đội ngũ cán bộ cũng cần được đặc biệt chú trọng và
thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, nhất là trong quy trình bổ nhiệm thẩm
phán. Đây là khâu then chốt để xây dựng một đội ngũ những người có trình độ
đại học chính quy, có kiến thức chuyên môn vững vàng, đủ khả năng giải quyết
mọi vấn đề phát sinh.
* Về công tác chuẩn bị xét xử.
- Phân công cụ thể cho từng thẩm phán và thư ký. Nên có phòng thư ký
chuyên trách làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ vụ án và giao hồ sơ án cho thẩm
phán, đồng thời phân công mỗi TP kèm theo một thư ký để tạo điều kiện thuận
lợi cho công việc.
- Tập trung xét xử nghiêm minh và nhanh chóng các vụ án MBTPCMT.
Khi nhận được hồ sơ án, thẩm phán có nhiệm vụ nghiên cứu kĩ hồ sơ, đưa ra
hướng giải quyết và tiến hành giải quyết đúng với thời hạn luật định. Thư ký có
trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ trước khi mở phiên toà như: Tổng đạt giấy
báo triệu tập đương sự, chuẩn bị phòng xử án để công tác xét xử diễn ra đúng
thời gian, đúng địa điểm.
* Về sự phối hợp với các cơ quan hữu quan khác.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành công an, cơ quan
điều tra viện kiểm sát ngay từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và thống nhất
17
kế hoạch xét xử, đảm bảo việc xét xử diễn ra nhanh chóng, an toàn và đúng pháp
luật. Ví dụ như trước khi mở phiên toà, toà án phải gửi quyết định đưa vụ án ra
xét xử cùng hồ sơ sang VKS theo đúng thời gian luật định. Hoặc tại phiên toà,
toà án phải phối hợp chặt chẽ với bên công an trong việc đảm bảo đưa phạm
nhân ra xét xử và bảo vệ trật tự phiên toà.
- Phối hợp với toà án tỉnh và toà án Trung ương trong việc xét xử các vụ
án nghiêm trọng, phức tạp.
18
PHẦN III: KẾT LUẬN
Ma tuý hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống kinh tế, tình thần và trật tự an ninh, chính trị, làm đảo lộn nếp
sống lành mạnh của gia đình, làm mất đi bản sắc văn hóa, phong tục tập quán
của bản làng, ngoài ra còn ảnh hưởng tới môi trường xã hội.
Bằng sự đoàn kết nhất trí của cán bộ nhân viên và sự chỉ đạo của lành đạo
huyện Hưng Hà đã góp một phần không nhỏ vào quá trình đấu tranh phòng
chống tội phạm MBTPCMT tại địa bàn mình quản lí nói riêng và trên cả nước
nói chung.Với phương châm : “Không ngừng rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo
đức cách mạng cho đội ngũ các bộ, tích cực khắc phục những thiếu sót khuyết
điểm, nâng cao chất lượng xét xử, phối hợp với các ngành hữu quan đẩy mạnh
công cuộc phòng chống tội phạm”. TAND huyện Hưng hà luôn cố gắng phấn
đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã đề ra. Vì thế công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm nói chung và tội phạm MBTPCMT nói riêng của Tòa án trong
những năm trở lại đây đã đạt được những thành tích đáng kể. Tuy nhiên bên
cạnh đó vẫn còn những thiếu sót cần phải được klhắc phục để hiệu quả của công
tác này ngày càng cao hơn đáp ứng được sự tin tưởng của nhân dân và Nhà nước
đối với ngành Toà án.
Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề thực tập của em. Mặc dù có nhiều
cố gắng xong không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được
sự giúp đỡ của các thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng
em xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng toàn thể ban lãnh đạo Tòa án nhân
dân huyện Hưng Hà đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu tham khảo:
1. Tạp chí toà án số 7/2005
2. Tạp chí điều tra hình sự
3. Giáo trình Luật Hình sự (Đại học Luật Hà Nội)
- Văn bản pháp luật:
1. Bộ luật hình sự
2. Bộ luật tố tụng hình sự
-Tư liệu thực tiễn:
1. Báo điện tử,
2. Báo điện tử vietnam.net
4. Báo cáo tổng kết ngành toà án năm 2006, 2007, 2008
5. Báo cáo tổng kết cuối năm 2006, 2007, 2008 của TAND huyện Hưng Hà
6. Sổ thụ lý án hình sự các năm 2005, 2006, 2007, 2008 của TAND huyện Hưng Hà
7. Hồ sơ lưu các vụ án MBTPCMT năm 2005, 2006, 2007, 2008 của TAND
huyện Hưng Hà.
20
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT.................................................................1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ..............................................................2
PHẦN 2: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ.............................................................3
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG....................................................................3
1. Quá trình thu thập thông tin..............................................................3
1.1. Thời gian thu thập thông tin.............................................................3
1.2. Phương pháp thu thập thông tin......................................................3
1.3. Nguồn thu thập thông tin..................................................................4
2. Khái quát về tội phạm mua bán trái phép chất ma tuý...................4
II. TÌNH HÌNH MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN HƯNG HÀ TỈNH THÁI BÌNH.........................................5
1. Đặc điểm địa bàn huyện Hưng Hà.....................................................5
2.Thực trạng tội phạm MBTPCMT.......................................................6
3. Nguyên nhân, điều kiện phạm tội và giải pháp phòng chống tội
phạm MBTPCMT trên địa bàn huyện Hưng Hà...............................10
3.1. Nguyên nhân, điều kiện phạm tội...................................................10
3.2. Giải pháp phòng chống tội phạm MBTPCMT...............................11
III. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TỘI PHẠM MBTPCMT
TẠI TAND HUYỆN HƯNG HÀ..............................................................12
1. Hoạt động xét xử tội phạm MBTPCMT của TAND huyện Hưng
Hà............................................................................................................12
3. Nhận xét đánh giá về công tác xét xử của TAND huyện Hưng Hà.
.................................................................................................................15
4. Một số giải pháp kiến nghị................................................................16
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................19
21