Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

nguy cơ bùng phát dịch cúm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.38 KB, 2 trang )

NGUY CƠ BÙNG PHÁT DỊCH CÚM TRONG TẾT
Tình trạng bệnh cúm trong nước có nhiều biến động. Trước nguy cơ dịch cúm có thể bùng phát trong
dịp Tết Mậu Tuất 2018, Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn cấp yêu cầu các bệnh viện lên kế hoạch đề phòng,
đối phó.
Theo thống kê của Bộ Y tế đã có 1.000 ca mắc cúm trong tháng 1, chủ yếu là cúm mùa, chưa phát
hiện chủng cúm độc lực cao.
Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, từ tháng 12 tới nay đã có 830 trường hợp mắc cúm đến khám, 390
trường hợp phải nhập viện. Tại Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Truyền nhiễm phải bố trí một khu vực dành
riêng cho bệnh nhân cúm, với khoảng 10 ca mắc cúm trong ít ngày qua. Trong đó đã có một ca diễn biến
nặng gây viêm phổi nghiêm trọng phải chuyển lên hồi sức tích cực. Bệnh viện Đa khoa Đống Đa tiếp nhận
mỗi ngày 10 ca mắc cúm. Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện này đã dành riêng tầng 3 với 15 giường điều
trị bệnh nhân cúm. Tương tự, đại diện bệnh viện Xanh Pôn cho biết từ đầu mùa tới này đã tiếp nhận
khoảng 400 bệnh nhân cúm tới điều trị, hiện đang điều trị nội trú cho 70 ca.

Bệnh nhân xếp hàng khám bệnh tại bệnh viên Bạch Mai trong dịp Tết Mậu Tuất 2018
( Nguồn ảnh: Internet)


Hiện nay, bệnh dịch cúm mùa trong nước, khu vực và thế giới đang có chiều hướng gia tăng, không loại
trừ tuýp cúm có độc lực cao ở một số nước có thể xâm nhập vào Việt Nam theo con đường du lịch, nhất
là trong dịp Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018.
Một trong những lo ngại của các bệnh viện là tình trạng khan hiếm thuốc kháng virus Tamiflu ở ngoài thị
trường. Lý do là thời gian qua nhiều cơ sở y tế đồng loạt kê thuộc này cho các bệnh nhân nhiễm cúm. Có
bệnh nhân đã phải mua thuốc với giá 5.000.000 đồng/ vỉ 10 viên.
Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương cho biết bệnh viện còn hơn 6.000 viên và kho dự trữ thuốc của bệnh
viện còn 35.000 viên, đã cho một số cơ sở y tế vay. Bệnh viện Bạch Mai hiện cũng còn hơn 1.200 viên
thuốc Tamiflu để sử dụng trong các trường hợp cần thiết.Trước lo ngại thiếu thuốc Tamiflu, Cục Quản lý
Dược khẳng định, qua đánh giá sơ bộ từ số lượng nhập khẩu, khả năng cung ứng thuốc Tamiflu là đủ đối
với nhu cầu sử dụng thuốc hiện tại ở nước ta.
Nói về việc sử dụng thuốc Tamiflu, Tiến sĩ – Bác sĩ Đõ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện
Bạch Mai cho rằng, việc điều trị cúm chủ yếu là điều trị triệu chứng, ghỉ ngơi, cách ly phòng lây nhiễm.


Bộ Y tế cũng như các hướng dẫn của WHO và CDC đều khuyến cáo điều trị thuốc kháng virus Tamiflu
được chỉ định khi có biến chứng nặng hoặc nguy cơ cao. Thạc sỹ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng
Cục Quản lý Khám chữa bệnh khuyến cáo các bác sĩ không nên chỉ định sử dụng rộng rãi Tamiflu, tránh
kháng thuốc cũng như tránh tạo nên “cơn sốt giả” về loại thuốc này; các bệnh viện cũng cần giám sát
chặt chẽ các bác sĩ trong việc kê đơn Tamiflu.
Vào chiều 13/2, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã họp
khẩn với lãnh đạo nhiều bệnh viện tại Thành phố Hà Nội để lên kế hoạch triển khai các biện pháp phòng,
chống dịch cúm có thể bùng phát. Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện lên kế hoạch trực cấp cứu, cách ly,
chuẩn bị đủ vật tư, thuốc.
Cũng trong ngày 13/2, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi các tỉnh thành yêu
cầu các đơn vị khẩn trương rà soát lại công tác chỉ đạo hoặc triển khai kế hoạch và kiểm tra giám sát việc
thực hiện thường trực trong dịp Tết đối với các cơ sở khám, chữa bệnh để sẵn sàng cấp cứu , điều trị,
chăm sóc người bệnh. Với bệnh dịch cúm, cần lưu ý tổ chức sàng lọc, phân luồng, phát hiện kịp thời các
trường hợp mắc cúm ngay tại khu vực tiếp nhận ban đầu.



×