Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Đây thôn Vỹ Dạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.76 KB, 5 trang )

Tuần: 22
Tiết: 11, 12
Giảng Văn

Ngày soạn: 23/01/2018
Ngày dự giờ: 25/01/2018
Người soạn: Huỳnh Hoàng Nam

ĐÂY THÔN VỸ DẠ
Hàn Mặc Tử
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS nắm
1. Kiến thức:
- Hiểu được vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh
ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.
- Hiểu được phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ: một hồn thơ luôn quằn quại
yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hoà quyện giữa thực và ảo.
2. Kỹ năng:
- Cảm thụ và phân tích một tác phẩm thơ nằm trong phong trào thơ mới (1930 1945).
- Nhận diện và phân tích được đặc trưng thi pháp thơ Hàn Mặc Tử.
3. Thái độ: Trân trọng cuộc sống và nhận thức được những giá trị sống tốt đẹp từ
cuộc đời thông qua con người và cảm xúc trong thơ Hàn Mặc Tử.
II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài học và bài soạn.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3.

Bài mới



Hoạt động của GV&HS
Hoạt động 1: giới thiệu bài mới
Ai mua trăng, tôi bán trăng cho
Trăng nằm im trên cành liễu đợi chờ.
Ai mua trăng, tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò
Nhắc đến đề tài thơ ca tình yêu không thể
thiếu ánh trăng, cũng như nhắc đến dòng văn
học lãng mạn không thể không nhắc đến nhà
thơ Hàn Mặc Tử. Thơ ông mang nhiều màu
sắc đan xen rất độc đáo. Có những vần thơ
mơ hồ, mờ ảo và hơi “điên” nhưng cũng có
những vần thơ nhẹ nhàn, tinh tế và tuyệt đẹp
điển hình là bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ - một
trong những thi phẩm tuyệt tác về tình yêu,

Nội dung cần đạt


vừa là vần thơ trong trẻo mát lành về thiên
nhiên, lại vừa ẩn khuất nổi lòng khát khao,
buồn man mác của tác giả.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh tìm hiểu
chung.
GV: Dựa vào tiểu dẫn sách giáo khoa và sự
chuẩn bị bài ở nhà, Em hãy khái quát một vài
nét về nhà thơ Hàn Mặc Tử?
Gợi ý: Khái quát theo các ý sau
- Đôi nét về cuộc đời

- Sự nghiệp sáng tác
- Phong cách
HS: Thực hiện yêu cầu.
GV:
- Nhận xét, chốt ý, yêu cầu học sinh gạch
dưới tiểu dẫn trong sách giáo khoa.
- Mở rộng về cuộc đời và bút danh Hàn Mặc
Tử:
+ Cuộc đời: Cuộc đời Hàn Mặc Tử có duyên
với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm
báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và
mất tại Bình Định. Ông được biết đến với
nhiều mối tình, với nhiều người phụ nữ khác
nhau, đã để lại nhiều dấu ấn trong văn thơ
của ông - có những người ông đã gặp, có
những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và
có người ông chỉ biết tên như: Hoàng Cúc,
Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương,
Ngọc Sương, Thanh Huy, Mỹ Thiện.
+ Bút danh Hàn Mặc Tử: làm thơ từ năm 16
tuổi lấy hiệu là Phong Trần rồi Lệ Thanh.
Đến năm 1936, khi chủ trương ra báo Saigon
mới đổi hiệu là Hàn Mạc Tử, sau ông lại đổi
thành Hàn Mặc Tử. "Hàn Mạc Tử" nghĩa là
chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống
trải. Sau đó bạn bè gợi ý ông nên vẽ thêm
Mặt Trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để
lột tả cái cô đơn của con người trước thiên
nhiên, vạn vật. “Mặt Trăng khuyết” đã được
"đặt vào" chữ “Mạc” thành ra chữ “Mặc”.

Hàn Mặc Tử có nghĩa là “chàng trai bút
nghiên”.
GV: Dựa vào tiểu dẫn sách giáo khoa, Em
choc ho biết bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ có xuất
xứ như thế nào?

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng
Trí, quê Quảng Bình xuất thân trong một gia
đình công giáo nghèo. Ông là người có một
số phận đau thương và bất hạnh đến nghiệt
ngã.
- Ban đầu, Hàn Mặc Tử sáng tác theo
khuynh hướng thơ cổ điển Đường luật,
sau chuyển sang sáng tác theo khuynh
hướng Thơ mới lãng mạn. Các tác phẩm
chính như: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý,
Duyên kì ngộ, …
- Hàn Mặc Tử là nhà thơ có hồn thơ mãnh
liệt, gắn bó tha thiết với cuộc đời trong
phong trào Thơ mới “ Ngôi sao chổi trên bầu
trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên)
2. Tác phẩm
2.1. Xuất xứ: Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" lúc
đầu có tên “Ở đây thôn Vĩ Dạ”, sáng tác năm
1938 in lần đầu trong tập “Thơ Điên” sau đổi
thành “Đau thương”.
2.2. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình

của Hàn Mặc Tử và người con gái gốc Vỹ Dạ
(Hoàng Cúc).
- Cảm hứng bài thơ còn qua một tấm
thiệp của Hoàng Cúc gửi tặng Hàn Mặc Tử
cùng với những lời động viên, an ủi khi bà
nghe tin nhà thơ bị bệnh hiểm nghèo.
2.3. Bố cục: Hai phần
- Bức tranh thôn Vỹ (Đoạn 1 và 2)
- Nỗi niềm thôn Vỹ (Đoạn 3)


HS: Trả lời
GV: Em hãy cho biết bài thơ được sáng tác
trong hoàn cảnh nào?
HS: Trả lời
GV: Theo em bài thơ có thể chia thành mấy
phần, nội dung từng phần?
HS: Trả lời.
Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh đọc - hiểu II. Đọc - hiểu văn bản
văn bản.
1. Bức tranh thôn Vỹ
1.1. Cảnh bình minh thôn Vỹ và tình người
GV: Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn tha thiết.
Vỹ” là câu hỏi của ai? Mục đích hỏi là để - Câu hỏi tu từ + gieo thanh bằng cho cả câu
làm gì?
thơ  Lời ướm hỏi chân thành, lời trách
HS: suy nghĩ, trả lời
móc nhẹ nhàng.
GV: Những biện pháp nghệ thuật nào được - Điệp từ “nắng”: nhấn mạnh ánh sáng của
sử dụng để miêu tả bức tranh thiên nhiên buổi bình minh.

thôn Vỹ?
- “Vườn ai”? + “mướt quá” + “Xanh như
HS: Suy nghĩ, trả lời.
ngọc” Gợi cảm giác mơ hồ, đồng thời
GV: Con người thôn Vỹ hiện lên như thế nào cũng là sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp trong
trong đoạn thơ?
trẻo, tươi tốt của thôn Vỹ buổi bình minh.
HS: Trả lời.
 Thiên nhiên buổi ban mai đẹp thanh khiết,
GV: Em có nhận xét gì về thiên nhiên và con trong trẻo, thơ mộng, tràn trề sức sống.
người thôn Vĩ ở khổ thơ này? Qua đó, em - “Mặt chữ điền”: biểu tượng của nét đẹp
cảm nhận như thế nào về tâm trạng của thi phúc hậu, hiền lành, trung thực.
nhân?
+ “lá trúc che ngang”: gợi nét đẹp kín đáo,
HS: Suy nghĩ, trả lời.
dịu dàng của con người xứ Huế.
 Sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người
trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.
Tóm lại:
- Thôn Vỹ buổi ban mai: Cảnh sắc thơ mộng,
con người phúc hậu.
- Tâm trạng thi nhân: hạnh phúc, yêu thiên
nhiên, yêu người tha thiết.
1.2. Cảnh hoàng hôn thôn Vỹ và niềm đau
cô lẻ, chia lìa.
GV: Hình ảnh thiên nhiên ở câu thơ đầu có - Gió theo lối gió/mây đường mây  nhịp
điều gì bất thường? Sự bất thường ấy gợi 4/3 thể hiện sự tách biệt trái ngang, thiên
cho em cảm giác như thế nào?
nhiên không hòa hợp
HS: Suy nghĩ trả lời.

- Dòng nước + “buồn thiu”: Nhân cách hóa +
GV: Nghệ thuật nào đã được nhà thơ sử từ chỉ tâm trạng  Nỗi buồn trĩu nặng tâm
dụng trong câu thơ “Dòng nước buồn thiu
tư.
hoa bắp lay” tác dụng của biện pháp nghệ
- “lay”: nhẹ nhàng, rơi rụng  nỗi buồn hiu
thuật ấy?
hắt, thưa vắng.
HS: Suy nghĩ, trả lời.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: mượn hình


GV:
- Em hiểu dòng “sông trăng” là dòng sông
như thế nào? (Tổ 1)
- Tại sao tác giả lại hỏi “có chở trăng về kịp
tối nay” mà không phải là tối mai hay một
tối nào khác? Qua đó ta thấy được điều gì
trong tâm hồn thi sĩ? (Tổ 2)
- Hãy cho biết từ “ kịp” trong câu cuối khổ
thơ đã gọi lên tâm thế gì của thi sĩ ? (Tổ 3)
HS: Suy nghĩ, trả lời.

GV: Nghệ thuật gì đã được sử dụng ở câu
thơ đầu tiên? Phân tích ý nghĩ của biện pháp
nghệ thuật đó?
HS: Thực hiện yêu cầu.
GV: Em có nhận xét gì về cách miêu tả hình
ảnh người con gái trong câu thơ “Áo em
trắng quá nhìn không ra”?

HS: Trả lời.
GV: “Sương khói mờ nhân ảnh” là hình ảnh
thực hay mơ?
HS: Động não, trả lời.

GV: Em có nhận xét gì về đại từ phiếm chỉ
“ai” ? “Ai” lặp lại hai lần nhằm mục đích gì?
HS: Trả lời.

ảnh thiên nhiên để nói lên tâm trạng cô đơn,
buồn tủi của nhà thơ.
 Cảnh đẹp nhưng rời rạc, đơn độc, hiu hắt,
phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà
thơ trước cuộc đời.
- Thuyền ai?: đại từ phiếm chỉ ai mơ hồ,
xa lạ đầy ảo mộng.
- “bến sông trăng”: liên tưởng độc đáo, sáng
tạo của nhà thơ.
- “kịp tối nay”: câu hỏi tu từ thảng thốt, băn
khoăn có gì đó khắc khoải, khẩn thiết đang
mong ngóng, hi vọng và đang chạy đua với
thời gian.
- “Thuyền chở trăng”, “bến sông trăng”: hình
ảnh thi vị trôi giữa đôi bờ hư thực. Hình ảnh
“thuyền chở trăng” hay chính là chở niềm
mong ước được giao duyên hội ngộ
 Bức tranh sông Hương nên thơ, huyền ảo,
phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà
thơ. Khổ thơ đã gieo vào lòng người sự cảm
thông sâu sắc trước niềm đau của thi nhân.

2. Nỗi niềm thôn Vỹ
- “mơ” + điệp ngữ “khách đường xa” 
nhấn mạnh sự mong chờ tha thiết nhưng bị từ
“xa” làm cho trở nên vô vọng.
- “Áo em trắng quá”  từ “quá”: sự choáng
ngợp, thảng thốt nhưng đằng sau đó là sự
nghẹn ngào, xót xa nuối tiếc.
- “nhìn không ra”: cực tả sắc trắng, trắng một
cách kỳ lạ và bất ngờ. Đây không còn là màu
sắc thực nữa mà là màu của tâm tưởng.
- “Ở đây”: thế giới nhà thơ đang tồn tại, đang
từng giây từng phút vật vã với cái chết đó là
thế giới lạnh lẽo, u ám mà nhà thơ luôn
ngóng vọng được ra ngoài.
- “Sương khói”: sương khói của một mối tình
mong manh chưa lời ước hẹn, sương khói
của một trái tim biết mình sắp từ giã cõi
đời…
 Con người hòa nhập vào cảnh, biến mất
trong không gian vô định, mơ hồ huyền ảo.
- Đại từ phiếm chỉ “ai” lặp lại 2 lần: là tiếng
gọi tha thiết đầy khát vọng nhưng “khách
đường xa” dường như cứ chập chờn rồi khuất


Hoạt động 4: hướng dẫn học sinh tổng kết
bài học.
GV: Bút pháp miêu tả trong ba khổ thơ có gì
khác nhau? (Thời gian, không gian, khung
cảnh) Theo em đâu là mạch cảm xúc chính

của bài thơ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chốt ý
- Khổ 1 (Thế giới thực)
+ Thời gian: bình minh
+ Không gian: miệt vườn
+ Khung cảnh: tươi sáng, ấm áp, hài hòa
giữa con người và thiên nhiên
- Khổ 2 (Thế giới mộng)
+ Thời gian: đêm trăng
+ Không gian: trời, mây, sông, nước
+ Khung cảnh: u buồn, hoan vắng, chia lìa
- Khổ 3 ( Thế giới ảo)
+ Thời gian: không xác định
+ Không gian: sương khói
+ Khung cảnh: hư ảo
 Mạch cảm xúc chính là : hồi tưởng 
buồn, cô đơn  tuyệt vọng.

bóng  nhấn mạnh tâm trạng bâng khuâng,
xót xa của một tâm hồn đang khao khát được
yêu, khao khát sự đồng điệu, đồng cảm.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Bài thơ là một bức tranh toàn bích về cảnh
vật và con người thôn Vĩ.
- Qua đó bộc lộ tình yêu đời, yêu người,
niềm ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc
của nhà thơ.
2. Nghệ thuật

- Hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm; ngôn
ngữ trong sáng, tinh tế, giàu liên tưởng.
- Âm điệu, nhịp điệu thơ tinh tế, thiết tha
- Hình ảnh thơ sáng tạo, có sự hòa quyện
giữa thực và ảo.
- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh, nhân hóa,
cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài
thơ, Hàn Mặc Tử đã phác họa ra trước mắt ta
một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống.

Hoạt động 5: hướng dẫn tự học
1. Hướng dẫn học bài ở nhà: Vẻ đẹp đượm buồn của xứ Huế trong trí tưởng tượng của
nhà thơ được thể hiện thế nào qua bài thơ.
2. Hướng dẫn soạn bài mới:
- Đọc trước bài thơ “Chiều tối”
- Xem trước phần hướng dẫn tự học
V. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Duyệt của GV
Người soạn



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×