Tuần: 23
Tiết: 82
Giảng Văn
Ngày soạn: 20/11/2017
Ngày dạy: 24/11/2017
Người soạn: Nguyễn Thành Phúc
TRÀNG GIANG
Huy Cận
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh đạt được:
1. Kiến thức:
- Hiểu được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Tràng Giang và tâm trạng của nhà thơ Huy
Cận.
- Hiểu được đôi nét về phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa hai yếu tố
cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí,
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tâm trạng trữ tình trong thơ.
- Phân tích, bình giảng tác phẩm trữ tình.
- Đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại (thơ).
3. Thái độ:
- Cảm nhận được nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên mênh mông hiu
quạnh,trong đó thấm đượm nỗi sầu nhân thế và tấm lòng yêu nước thầm kín của thi sĩ.
- Trân trọng nỗi buồn lãng mạn của các nhà thơ mới trước thời cuộc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, phiếu học tập.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở học, vở bài tập, chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn tự
học trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm, gợi tìm, đọc sáng tạo.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Xuân Diệu giãy bài về tập Thơ thơ : “Đây là hồn tôi vừa lúc vang
ngân; đây là lòng tôi đương thời sôi nổi; đây là tuổi xuân của tôi và đây là sự sống
của tôi nữa”. Theo em những giãy bài đó thể hiện như thế nào trong bài thơ Vội
vàng?
3. Bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Không chỉ là một trong những bài thơ
hay của Huy Cận mà “Tràng giang” còn
là một trong những bài thơ tiêu biểu của
phong trào Thơ mới (1930-1945). Mới
đọc, không ít người nhầm tưởng “Tràng
giang” là một bài thơ miêu tả cảnh thiên
nhiên, thể hiện tình yêu quê hương đất
nước nhưng kì thực bấy nhiêu chưa đủ
với “Tràng giang”. Bài thơ là lời bộc
bạch của một tâm hồn cô đơn, bơ vơ
ngay giữa quê hương mình. Hay nói
đúng hơn thì đó là nỗi buồn của cả một
thế hệ chứ không riêng gì một hồn thơ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu chung
GV: Dựa vào tiểu dẫn sgk em hãy trình
bày sơ nét về:
- Tiểu sử
- Sự nghiệp sáng tác
- Phong cách
Của nhà thơ Huy Cận.
HS: Thực hiện yêu cầu
GV: Nhận xét, nhấn mạnh phong cách
thơ Huy Cận:
Thơ Huy Cận có sự kết hợp nhuần
nhuyễn yếu tố cổ điển với hiện đại. Cụ
thể là: sự kết hợp giữa nỗi sầu nhân thế
với nỗi cô đơn của cái tôi cá nhân cá thể
thời Thơ Mới. Sự kết hợp giữa những
yếu tố đường thi với những yếu tố hiện
đại trong thi pháp.
GV: Em hãy trình bày ngắn gọn xuất xứ
và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tràng
Giang.
HS: Thực hiện yêu cầu
GV: Nhận xét, bình giảng
Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận
được “thai nghén” và “sinh nở” từ
những buổi chiều tác giả đứng trên bến
Chèm của con sông Hồng đỏ nặng phù
sa. Ban đầu bài thơ có tên “Chiều trên
bến sông” nhưng sau này Huy Cận đặt
lại thành “Tràng giang”.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc
– hiểu văn bản
GV:
- Nhan đề và lời đề từ gợi cho em suy
nghĩ gì?
- Vì sao tác giả đặt nhan đề là Tràng
Giang mà không phải là Trường Giang?
HS: Trả lời
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Huy Cận là một trong những đại biểu xuất sắc
của phong trào thơ mới với hồn thơ ảo não.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Trước CMT8: “Chàng Huy Cận xưa nay hay
sầu lắm” (thơ mang nặng nỗi cô đơn, sầu nhân
thế) nổi tiếng với tập Lửa Thiêng, kinh cầu tự, vũ
trụ ca,…
+ Sau CMT8: Tươi vui, phản ánh cuộc sống mới,
con người mới (Đất nở hoa, bài ca cuộc đời,..)
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng,
triết lí, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cổ điển
và hiện đại.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Rút từ tập Lửa Thiêng .
- Bài thơ viết vào mùa thu 1939 trước cảnh sông
Hồng sóng nước mênh mang.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhan đề và lời đề từ
1.1. Nhan đề: Tràng Giang
- Tràng (còn đọc là trường) dài, rộng; Giang
Sông Tràng giang: Sông dài, sông lớn
Từ Hán – Việt gợi sự cổ kính, trang nhã
- Hai vần “ang” liên tiếp mở âm thanh thoát
gợi sự mênh mông, bát ngát của con sông.
GV: Nhận xét, bình giảng
Hai chữ “Tràng giang” đã gợi lên hình
ảnh một con sông dài, mênh mông và
bát ngát. Dường như dòng sông ấy đã
chảy từ xa xưa của lịch sử, đã đi qua
bao nền văn học, đã chứng kiến biết bao
nhiêu thế hệ người sinh ra và mất đi.
Không những thế, điệp vần “ang” không
chỉ gợi tả sự dài rộng của con sông mà
còn khiến nó trở nên mênh mang hơn,
âm hưởng hơn trong tâm trí người đọc.
-----------------------------------------------GV: Khi miêu tả dòng sông, nhà thơ đã
sử dụng những từ ngữ hình ảnh nào?
Cảm nhận của em về những từ ngữ,
hình ảnh ấy ?
GV: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh
“Củi một cành khô” Nghệ thuật nào đã
được tác giả sử dụng ở đây?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, bình giảng
Ngay câu đầu của bài thơ đã cho thấy
hình một con sông mang nỗi buồn mênh
mang, lan tỏa: “sóng gợn tràng giang
buồn điệp điệp”. Trên dòng sông buồn
muôn con sóng ấy là một con thuyền
nhỏ buông mái chèo xuôi theo dòng
nước. Ở đây, hình ảnh thuyền và nước
chỉ “song song” với nhau chứ không
gắn bó với nhau đã gợi lên sự lạc lõng,
lênh đênh của con thuyền trôi nổi giữa
dòng nước trăm ngả, thuyền biết theo
ngả nào?. Trong khi đó, câu thơ cuối lại
phắc họa rõ nét hơn sự nhỏ nhoi, lạc
lõng, vô định ấy bằng hình ảnh: “Củi
một cành khô lạc mấy dòng”. Dường
như cái nhìn của nhà thơ giữa “trời
rộng, sông dài” chỉ tập trung vào các vật
nhỏ như sóng, thuyền, củi khô đã khiến
sự đối lập được đẩy cao, làm rõ không
gian sông nước bao la, vô định, rời rạc,
hờ hững.
-----------------------------------------GV: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng
Tràng Giang không chỉ dài mà còn rộng,
không chỉ gợi không gian mà còn gợi thời gian.
1.2. Lời đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ
sông dài
- Trời rộng, sông dài không gian rộng lớn
(cảnh).
- Bâng khuâng, nhớ buồn, sầu (tình).
Định hướng cảm xúc chủ đạo của bài: nỗi
buồn trước không gian bao la rộng lớn.
-----------------------------------------------------2. Khổ thơ đầu
- Động từ “gợn”: nhẹ nhàng, thoáng qua, tĩnh
lặng (sóng gợn là con sóng nhẹ, lăn tăn)
- Từ láy “điệp điệp”: tiếp nối, triền miên.
- Đối lập
+ “thuyền xuôi mái” >< “nước song song” : con
thuyền buông trôi, phó thác cho dòng nước,
nhưng dòng nước cũng hờ hững với thuyền.
+ “thuyền về” >< “nước lại”: thuyền và nước
không gắn bó “sầu trăm ngả” gợi sự chia
ly, xa cách, nước sầu trăm ngả, lòng người trăm
mối.
- Đảo ngữ (củi một cành khô một cành củi
khô) + “lạc”: trôi vô định, không biết về đâu +
ngắt nhịp 1/3/3 “củi/một cành khô/ lạc mấy
dòng” + đối lập “một cành” >< “mấy dòng” từ
sự nhỏ bé mong manh của cành củi khô gợi lên
sự mong manh nhỏ bé của kiếp người.
Không gian sông nước mênh mông, cảnh vật
chia lìa, không kết nối.
--------------------------------------------------------
nhân vật trữ tình hòa làm một đã được
nhà thơ miêu tả thông qua những hình
ảnh như thế nào? Những thủ pháp nghệ
thuật nào đã được nhà thơ sử dụng trong
khổ thơ thứ hai? Tác dụng?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, bình giảng
Đến khổ thơ thứ hai dường như nỗi
buồn hiu quạnh như được tăng lên gấp
bội và thấm sâu vào cảnh vật. Toàn bộ
khổ thơ khiến cho người đọc cảm tưởng
một nỗi buồn cuốn xiết, tê tái lấy tất cả.
Một cái cồn nhỏ lơ thơ, vắng vẻ, lại
thêm ngọn gió đìu hiu nên càng thêm
buồn bã hơn, não nề hơn. Ngay cả
những tiếng huyên náo của buổi chợ
chiều mà cũng nghe không rõ. Không
biết chắc là tiếng đó phát ra từ đâu và
không thể xác định được là có đúng âm
thanh ấy hay không. Trong khi đó thì
trời và sông lại thật sự mênh mông và
vô định. Không phải trời “cao” mà là
trời “sâu”. Lấy chiều sâu để gợi cái hun
hút, không thấy cao sâu như thế nào của
trời đất. Hình ảnh sông nước mênh
mông và một chữ “cô liêu” ở cuối đoạn
dường như đã lột tả hết nỗi buồn sâu
thẳm đã thấm vào không gian ba chiều.
Con người ở đó trở nên bé nhỏ, có phần
rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn và không
khỏi cảm thấy lạc loài giữa cái mênh
mông cái xa vắng của thời gian, của đất
trời.
---------------------------------------------GV: Tâm trạng của nhân vật trữ tình
được thể hiện thông qua bức tranh thiên
nhiên như thế nào? Để thể hiện điều đó,
tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ
thuật nào? Tác dụng?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, chốt ý
Nỗi buồn quạnh quẽ tiếp tục thấm
nhuần sang khổ thứ ba. Một loạt những
hình ảnh lại được hiện lên nhưng tất cả
đều nhằm nói lên chỉ một tâm trạng.
3. Khổ thơ thứ 2:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
- Đảo ngữ “lơ thơ cồn nhỏ”: ít người, thưa vắng
- Láy “gió đìu hiu”: gió nhẹ
thưa thớt lẻ loi, hiu quạnh
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
- “Đâu: có thể là đâu đó, đâu đây nhưng cũng có
thể là “không có”
- Âm thanh “tiếng làng xa”: không trực tiếp,
không xác định
- “Chợ chiều”: chợ ít khách, vãn người
không gian tĩnh lặng, vắng hoạt động của
người.
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu
- Đối lập “nắng xuống” >< “trời lên; “Sông dài”
>< “trời rộng” : không gian mở ra bốn chiều, đối
lập, đẩy nhau ra xa chỉ còn lại khoảng không
trống vắng, chơi vơi ở giữa không gian bao la,
rộng lớn.
- “Chót vót” là từ chỉ độ cao, nhưng được kết hợp
độc đáo “sâu + chót vót” diễn đạt mới mẻ. gợi
hình gợi cảm.
- Hình ảnh “bến cô liêu” : con người nhỏ bé trước
không gian vắng lặng, hoan sơ.
Không gian rộng lớn vắng vẽ, tĩnh lặng, cảnh
vật hiu quạnh, hoan sơ.
-----------------------------------------------------4. Khổ thơ thứ 3
- Hình ảnh cánh bèo: chia ly, tan tác + động từ
“dạt”, “hàng nối hàng” gợi sự trôi nổi vô định
thân phận cô đơn của những kiếp người nhỏ
bé.
- “Mênh mông” nhưng lại “không cầu”; “không
đò” thiếu vắng sự kết nối đôi bờ và vắng đi
hình bóng con người, đã vậy còn “không niềm
thân mật” không thấy được sự cảm thông chia
Sang khổ thơ này, dường như có một sự
chuyển biến, sự vận động của thiên
nhiên, không còn u buồn và tĩnh lặng
đến thê lương trước nữa qua hình ảnh
“bèo dạt”. Thế nhưng “bào dạt về đâu”
lại khiến cho người ta dễ thất vọng bởi
cánh bèo trôi dạt vô định, không biết
nơi nào để bấu víu mà cứ lặng lẽ dạt
“về đâu” mặc cho số kiếp. Toàn cảnh
sông dài, trời rộng tưởng như rất hùng
tráng nhưng tuyệt nhiên không có lấy
một bóng con người; không một chuyến
đò, đồng thời cây cầu – biểu tượng gắn
kết, tạo sự gần gũi giữa con người với
con người – cũng không có mà chỉ có
thiên nhiên (bờ xanh) nối tiếp với thiên
nhiên (bãi vàng) đầy xa vắng, hoang sơ.
------------------------------------------GV:
- Điểm đặc sắc trong cách tác giả miêu
tả thiên nhiên ở hai câu thơ đầu là gì?
- Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện
trong bài thơ như thế nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, bình giảng
Ở khổ thơ cuối, bút pháp nghệ thuật của
tác giả được đẩy lên cao nhất với nét vẽ
chấm phá rất đắc điệu. Có thể nói tư
tưởng cả bài thơ cũng như tâm tình của
nhà thơ được gửi gắm qua khổ thơ cuối
này. Hình ảnh “mây cao đùn núi bạc”
mang dáng dấp của thơ Đường đã tạo
nên ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên
nhiên. Trước cảnh sông nước, mây trời
bao la ấy, bỗng thấy xuất hiện một cánh
chim nhỏ bé, chao nghiêng. Hình ảnh
cánh chim đơn lẻ trong một buổi chiều
tà cũng để gợi lên một nỗi buồn xa
vắng. Thậm chí có nhận định cho rằng,
người đọc cảm tưởng như cả thiên nhiên
đất trời rộng lớn đang đè nặng lên đôi
cánh nhỏ bé ấy, cho nên cánh chim mới
sa xuống như vậy. Thiên nhiên rộng lớn
và hùng vĩ bao nhiêu thì cánh chim lại
nhỏ bé, đơn độc và mệt mỏi bấy nhiêu.
sẻ của tình đời, tình người.
- “Lặng lẽ, bờ xanh tiếp bãi vàng” : thiên nhiên
cô quạnh, bơ vơ.
Không gian được đẩy đến tột cùng của sự
hoang vắng, con người bị đẩy đến tột cùng của sự
cô đơn.
------------------------------------------------------5. Khổ thơ cuối
- Hình ảnh “mây cao đùn núi bạc >< “chim
nghiêng cánh nhỏ” : cánh chim nhỏ bé, lạc long
trước không gian bao la rộng lớn hình ảnh cái
tôi cô đơn trước thời đại nhiều biến động.
- “Lòng quê”: tình cảm với quê hương đất nước +
Từ láy “dợn dợn”: Trào dâng theo con sóng
tình yêu quê hương vô tận, trải dài như dòng
sông.
- Thôi Hiệu “ Khói sóng” – Huy Cận “Khói hoàn
hôn” Hai nổi nhớ da diết về quê hương đất
nước
Nặng lòng trước hoàn cảnh đất nước
Nếu quan sát trong chính thời điểm ấy
của cuộc đời nhà thơ thì phải chăng
cánh chim ấy chính là một tâm hồn yêu
nước tha thiết nhưng nhỏ nhoi, yếu ớt
trước sự xâm lăng, đàn áp của giặc
ngoại quốc? Buồn mà bất lực.
Rất có thể vì thế mà hai câu sau nhà thơ
đã nhắc đến quê nhà. Giữa thiên cảnh
bao la hùng vĩ nhưng thấm đẫm nỗi
buồn man mác đã khiến cho tác giả nhớ
đến quê hương, nhớ đến những con
người thân quen một thời của mình. Nhà
thơ buồn trước không gian hoang vắng,
sóng gợn tràng giang hiu hắt khiến ông
nhớ tới quê hương như một nguồn ấm
áp. Một mình đối diện với khung cảnh
vô tình, quạnh vắng thì có lẽ nơi quê
nhà chính là niềm an ủi lớn nhất đối với
một tâm hồn đang hết sức cô đơn, lạc
lõng.
-----------------------------------------Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng
kết
GV: Em hãy nêu những nét nổi bật về
nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Tràng Giang?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
-----------------------------------------------------------III. Tổng kết
1. Nội dung:
- “Tràng giang” là một bài thơ buồn thương về
cuộc đời cô đơn, kiếp người nổi trôi vô định.
Đồng thời chất chứa tâm sự yêu nước thầm kín
của tác giả.
- Bức tranh tràng giang ở đây vừa có dáng dấp cổ
kính Đường thi, lại vừa gần gũi, thân thuộc đối
với người Việt Nam.
2. Nghệ thuật:
- Sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại
- Ngôn ngữ thơ cô đọng hàm súc
- Thủ pháp ước lệ tượng trưng trong thơ cổ
- Sử dụng lớp từ Hán – Việt
- Sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
1. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang
- Cái tôi trữ tình của nhà thơ Huy Cận trong bài thơ Tràng Giang
2. Hướng dẫn soạn bài mới: Luyện tập về nghĩa của câu ( Xem lại lí thuyết, làm trước các bài
tập sgk)