Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

phương pháp nhận thức khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.68 KB, 8 trang )

ĐỀ BÀI: Phân tích các trình độ phát triển của nhận thức khoa
học
Nhận thức khoa học là hình thức nhận thức phát triển cao của con người.
Để có thể nhận thức thì chủ thể sử dụng các hình thức phản ánh hiện thực, các
thủ thuật nghiên cứu khoa học, các phương pháp tiếp cận. Chủ thể không thể sử
dụng tùy tiện mà phụ thuộc vào những đặc điểm của hiện thực được phản ánh,
vào giai đoạn phát triển của nhận thức. Trong bối cảnh đó, chúng ta có thể phân
tích các trình độ phát triển của nhận thức khoa học theo những nấc thang phát
triển chủ yếu sau đây:
1. Quan sát thực nghiệm
Quan sát là sự tri giác có mục đích về các đối tượng quan tâm. Quan sát
đòi hỏi phải sơ bộ đặt ra mục đích, xác định các cách thực hiện và cách kiểm
soát hành vi của đối tượng. Các giác quan giữ vai trò hàng đầu trong quan sát.
Nhờ sự tác động của đối tượng lên giác quan chủ thể mới nhận được thông tin
tương ứng. Những khả năng các giác quan con người tri giác đối tượng là khá
hạn chế. Vì thế, trong quan sát và mở rộng lớp đối tượng có thể quan sát được.
Việc sử dụng thành công dụng cụ trong nghiên cứu các đối tượng rất khác nhau
chứng tỏ khả năng nhận thức của các giác quan là vô hạn.
Tuy giúp mở rộng khả năng nhận thức các giác quan, những việc dùng
dụng cụ trong nhiều trường hợp cũng mang những biến đổi nhất định vào đối
tượng nghiên cứu. Như vậy, tước đi ở người quan sát khả năng nhận thức đối
tượng như nó vốn có. Những tình hình đó hoàn toàn không là trở ngại để nhận
thức các thuộc tính khách quan của đối tượng, mà chỉ buộc quan sát viên phải
tính đến tính chất của dụng cụ và những hiệu ứng phụ do nó gây ra và tính quy
luật tương tác của chúng đối với đối tượng nghiên cứu.
Do có sự ứng dụng tăng cường trong khoa học hiện đại các dụng cụ và
các phương tiện kỹ thuật khác vào việc tổ chức quan sát đối tượng nên rất cần
phân biệt những quan sát trực tiếp với gián tiếp. Quan sát gián tiếp là quan sát,
trong đó sự tác động của đối tượng lên các giác quan người quan sát được thực
hiện nhờ dụng vụ kỹ thuật. Trong nghiên cứu khoa học hiện đại cả hai kiểu



quan sát thường được dùng cùng nhau như là hai mặt của quá trình phức tạp
thống nhất thu nhận thông tin về đối tượng.
Ở trình độ nhận thức này, người nghiên cứu sẽ nắm được những tri thức
cơ bản nhất về đối tượng được nghiên cứu. Nhận thức ở mức độ quan sát giúp
cho người nghiên cứu có thể phát hiện vấn đề nghiên cứu và đặt ra giả thuyết
để kiểm chứng. Mặc dù, trình độ nhận thức ở mức quan sát chỉ bước đầu đem
lại cho người nghiên cứu những tài liệu cụ thể, cảm tính trực quan, song có ý
nghĩa khoa học rất lớn, đem lại cho khoa học những giá trị thực sự.
Thực nghiệm là nghiên cứu các sự vật, hiện tượng bằng cách can thiệp
trực tiếp vào các quá trình diễn biến tự nhiên của chúng hoặc thay đổi các tình
huống và các điều kiện, trong đó quá trình diễn biễn của chúng xảy ra. Để nhận
được thông tin về các thuộc tính và mối liên hệ không quan sát được trong các
điều kiện thông thường, khoa học phải làm thực nghiệm. Đó là phương pháp
nghiên cứu đòi hỏi làm thay đổi tương ứng đối tượng hoặc tái tạo nó trong
những điều kiện được chủ ý tạo ra nhằm nhận được thông tin về các thuộc tính
và các mối liên hệ của nó.
Khác với quan sát, nơi chủ thể không can thiệp vào đối tượng, mà chỉ ghi
chép trạng thái tự nhiên của nó, thực nghiệm là sự can thiệp tích cực, có mục
đích của chủ thể vào đối tượng nhằm phá vỡ trạng thái tự nhiên của nó. Bằng
cách đó nhà nghiên cứu buộc đối tượng phải phản ứng lại những điều kiện tạo
ra và bộc lộ những thuộc tính vốn không thấy được ở tự nhiên. Quá trình thực
nghiệm cho phép người nghiên cứu đi sâu vào quan hệ bản chất, xác định được
các quy luật, phát hiện ra các thành phần và cơ chế chính xác, kết quả thu được
có độ tin cậy cao. Nhà nghiên cứu không thụ động chờ đợi sự xuất hiện các
hiện tượng mà mình quan tâm mà tự mình tạo ra các điều kiện nên có khả năng
tính đến một cách đầy đủ hơn các điều kiện đó cũng như những ảnh hưởng mà
các điều kiện ấy gây ra cho đối tượng được nghiên cứu.
Ví dụ: thực hiện thực nghiệm sinh học, vật lý, hoá học... thực nghiệm có
vai trò ở chỗ, nhờ nó chủ thể khám phá được những thuộc tính bên trong của

sự vật, hiện tượng mà trong điều kiện tự nhiên không thể khám phá được. Thực
nghiệm không chỉ nhằm thu thập các giữ kiện khoa học mà còn nhằm bác bỏ
hoặc kiểm chứng một kết luận khoa học nào đó.


2. Dữ kiện và trừu tượng khoa học
2.1. Dữ kiện
Dữ kiện là những mặt, yếu tố của đối tượng được con người tri giác và
ghi nhận lại. Tính chân thực kiểm tra được bằng kinh nghiệm là đặc điểm quan
trọng nhất của dữ kiện khoa học. Công việc đầu tiên của nhận thức (nghiên
cứu) khoa học về đối tượng là thu nhận, xác định các dữ kiện có thể cung cấp
thông tin nhất định về các thuộc tính và các mối liên hệ của nó. Các dữ kiện tạo
thành nền tảng thực nghiệm của khoa học. Dựa vào các dữ kiện nhà khoa học
thâm nhập vào bản chất của đối tượng, vạch ra những thuộc tính và mối liên hệ
tất yếu vốn có ở nó, các quy luật vận hành và phát triển của nó. Để thu được
các dữ kiện, khoa học thường sử dụng các thủ thuật như quan sát, làm thí
nghiệm, mô hình hóa. Nếu tiếp cận nhận thức khoa học như một quá trình thì
nó được bắt đầu từ việc thu thập những dữ kiện. Song, sự tích luỹ các dữ kiện
khoa học không diễn ra một cách tự phát, mà là hoạt động có mục đích, có kế
hoạch và có ý thức. Bởi vì, trước khi triển khai việc nghiên cứu một vấn đề nào
đó, nhà khoa học đã chủ động xác định cần phải thu thập những dữ kiện, tài
liệu nào, ở đâu và sử dụng các phương tiện, phương pháp gì để đạt được mục
tiêu đề ra...
Xét về tư duy khoa học, nhận thức khoa học là hình thái có tính trừu
tượng và khái quát cao nhất, nhằm mục đích tìm kiếm, phát hiện các nguyên lý,
sơ đồ khoa học mới có tính tổng quát hơn, sâu sắc hơn. Nhìn một cách tổng
quát, có thể thấy rằng, nhận thức khoa học được hình thành một cách tự giác và
mang tính trừu tượng, khái quát ngày một cao, đồng thời, nó thể hiện tính năng
động, sáng tạo của tư duy trừu tượng. Mục đích của hoạt động nhận thức khoa
học là hướng tới nắm bắt được cái có tính quy luật, cái bản chất chứ không

dừng lại ở cái bề ngoài, cái ngẫu nhiên, cái đơn nhất của đối tượng được nhận
thức. Khi phân tích khoa học các dữ kiện thu được luôn diễn ra sự tách biệt cái
đơn nhất khỏi cái chung, làm rõ các thuộc tính và các mối liên hệ bền vững,
định hình các biểu tượng chung và các khái niệm, các phán đoán, suy luận
tương ứng.
Các kết quả thu được trong quá trình so sánh được định hình, được củng
cố và sẽ tồn tại độc lập nhờ trừu tượng hóa, tức là sự phân tách các thuộc tính


và mối liên hệ xác định (mà chủ thể quan tâm) của đối tượng và gác lại những
đặc trưng khác của nó. Các thuộc tính và mối liên hệ được chủ thể tách biệt ra
biến thành những khách thể độc lập lí tưởng - những trừu tượng và thể hiện
dưới dạng các khái niệm hoặc biểu tượng thực nghiệm.
2.2. Trừu tượng khoa học
Trừu tượng khoa học là thủ thuật tư duy quan trọng nhất thường được
dùng ở các dạng khác nhau ở mọi giai đoạn phát triển khoa học. Trừu tượng
khoa học là phương pháp tư duy trên cơ sở tách cái chung ra khỏi cái riêng, tạm
thời gạt bỏ cái riêng để lấy cái chung, gạt bỏ những cái bề ngoài, những cái
ngẫu nhiên, không mang tính quy luật để xây dựng hệ thống tri thức tổng quát.
Ở giai đoạn phát triển lí luận của nhận thức, trừu tượng khoa học được
thực hiện trong mối liên hệ hữu cơ với khái quát hóa. Thuộc tính được tách ra
trong quá trình phân tích khỏi đối tượng và được chuyển hóa thành mô hình lí
tưởng thông qua khái quát hóa, sẽ được áp cho tất cả các đối tượng cùng loại.
Kết quả là sẽ xuất hiện khái niệm hay biểu tượng thực nghiệm chung.
3. Mô tả và giải thích
3.1. Mô tả
Mô tả là công việc tất yếu sau quan sát. Đó là sự ghi chép các kết quả
quan sát, thông tin về đối tượng thu nhận được nhờ quan sát. Việc mô tả sử
dụng các phương tiện diễn đạt cả tự nhiên lẫn nhân tọa; các khái niệm khoa
học, sơ đồ, biểu đồ,... Đối với mô tả khoa học đòi hỏi có tính chính xác, tính

chặt chẽ, tính logic và tính giản đơn. Ở giai đoạn khoa học phát triển như hiện
nay, các đòi hỏi đó được hiện thực hóa bằng cách sử dụng rộng rãi ngôn ngữ
nhân tạo. Trong quá trình quan sát, chủ thể nắm bắt và ghi nhận các đặc trưng
chất và lượng của đối tượng. Do vậy, sự mô tả cũng diễn ra theo hai chiều
hướng là: Chất và Lượng. Đối với mô tả chất đòi hỏi phải ghi nhận các thuộc
tính xác nhận là gì, những đặc trưng của nó như thế nào,... Đối với mô tả lượng
đòi hỏi phải diễn đạt chính xác mặt lượng của đối tượng, các độ đo của nó, thể
hiện qua các thông số đo đạc.


Nhờ có mô tả đã đưa ra một hệ thống thông tin về đối tượng, cugn cấp
cho con người công cụ nhận dạng thế giới tự nhiên. Từ đó làm rõ được bản chất
giữa sự vật này với sự vật khác, sáng tỏ nhận thức khoa học.
3.2. Giải thích
Giải thích là làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi
phối quá trình hình thành của một sự vật hiện tượng. Đây được xem là một
trong những chức năng quan trọng của nhận thức khoa học. Giải thích phải dựa
trên các quy luật tự nhiên và những bằng chứng quan sát được, thử nghiệm
được, kể cả những nhận định đặc biệt cần những bằng chứng đặc biệt để chứng
mình. Giải thích có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thông tin về
thuộc tính, bản chất của sự vật, nhằm nhận dạng những biểu hiện bên ngoài
cũng như những thuộc tính bên trong của sự vật. Con người chỉ giải thích được
một hiện tượng khi xác định được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó. Giải
thích có khả năng chỉ ra mỗi liên hệ giữa “hiện tượng tưởng như không liên
quan”.
Ví dụ: như lý thuyết về “lục địa trôi” được đưa ra bằng cách liên kết
những khái niệm khác nhau như động đất, núi lửa, các dãy núi ngầm,... ở các
lục địa khác nhau. Từ đó làm rõ ra bản chất của từng sự vật, góp phần thúc đẩy
sự phát triển của nhận thức khoa học.
4. Giả thuyết và lý thuyết

4.1. Giả thuyết
Giả thuyết là phán đoán về nguyên nhân, bản chất của đối tượng. Tuy
nhiên, không phải mọi phán đoán về nguyên nhân hay bản chất của đối tượng
đều là giả thuyết. Giả thuyết khoa học cần thỏa mãn năm yêu cầu cơ bản: Một
là, giả thuyết phải dựa trên mọi dữ kiện liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; Hai
là, giả thuyết phải tính đến mọi luận điểm do khoa học xác lập và đã được kiểm
chứng bởi thực tiễn; Ba là, giả thuyết phải giải thích được các dữ kiện đã biết;
Bốn là, giả thuyết phải có khả năng dự báo được các dữ kiện mới; Cuối cùng,
giả thuyết phải có thể kiểm tra được bằng thực nghiệm.
Khi nêu giả thuyết về liên hệ nhân quả, khoa học sử dụng rộng rãi các
phương pháp nghiên cứu quy nạp như loại suy, đồng nhất, khác biệt, phần dư


và biến đổi kèm theo. Trong khi được định hình với tư cách là phán đoán về
nguyên nhân, về mối liên hệ tất yếu của các đối tượng, giả thuyết còn đòi hỏi
phải suy ra được các hệ quả mà phần nào trong số chúng giải thích được các
hiện tượng đã biết, phần khác dự báo được hiện tượng còn chưa biết.
Việc kiểm tra giả thuyết bằng cách giải thích các dữ kiện khoa học đã thu
nhận giữ vai trò quan trọng trong việc biến nó thành tri thức chân thực. Tuy
nhiên, điều đó còn chưa đủ để có kết luận cuối cùng, bởi lẽ có thể giải thích
những hiện tượng đó bằng cách khác, từ các cơ sở khác. Vì thế, để có lời giải
cuối cùng cho vấn đề tính chân thực của giả thuyết thì cần phải dựa trên nó mà
dự báo được những hiện tượng mới (chưa biết) và gây ra chúng khi tạo lập
những điều kiện tương ứng.
Để luận chứng cho giả thuyết, biến nó thành tri thức chân thực, khoa học
thường sử dụng thực nghiệm tư tưởng, mà thực chất là tạo ra các tổ hợp những
mô hình tư tưởng cho phép tách ra quá trình dưới dạng thuần túy và giải thích
bản chất của đối tượng. Tình huống được tạo ra nhờ thực nghiệm tư tưởng,
đúng là không thực hiện được trên thực tế, tuy nhiên nó phản ánh (dưới dạng lý
tưởng) những thuộc tính và mối liên hệ của đối tượng.

4.2. Xây dựng lý thuyết
Khi tri thức được tích lũy nhiều hơn thì cũng xuất hiện nhu cầu kết hợp
chúng thành một hệ thống logic chặt chẽ. Nhiệm vụ đó được giải quyết bằng
việc xây dựng lý thuyết.
Lý thuyết là hệ thống các mô hình tư tưởng phản ánh tổng thể các thuộc
tính và mối liên hệ tất yếu của đối tượng trong quan hệ lẫn nhau của chúng.
Trong lý thuyết, mỗi luận điểm đều giữ một vị trí xác định và liện hệ một cách
tất yếu với các luận điểm khác. Những đặc trưng quan trọng nhất của lý thuyết
là sự bao quát đầy đủ các mặt và các mối liên hệ của lĩnh vực hiện thực được
phản ánh, tính kiểm tra được, sự giải thích các thuộc tính và các mối liên hệ
đang có của đối tượng và dự báo sự thay đổi của chúng trong tương lai, sự xuất
hiện của thuộc tính và các mối liên hệ, các hiện tượng, các trạng thái chất mới.
Trong xây dựng lý thuyết, khoa học thường sử dụng rộng rãi phương
pháp tiên đề - là phương pháp xác lập một bộ phận các luận điểm xuất phát
(tiên đề, định đề), sau đó theo những quy tắc suy diễn để rút ra những luận


điểm khác rồi từ chúng lại rút ra những luận điểm lớp thứ ba, thứ tư,.. cho đến
khi xây dựng được hệ thống tri thức chỉnh thể, gắn kết logic với nhau.
Ở những giai đoạn phát triển đầu tiên của khoa học, phương pháp tiên đề
đã từng mang tính nội dung, nó làm việc với các khái niệm và luận điểm là sự
khái quát kinh nghiệm thực tế được tích lũy. Nhưng về sau theo đà lớn mạnh
của toán học và logic học thì mặt nội dung của phương pháp tiên đề dần bị thay
thế bởi những kết cấu thuần túy hình thức. Giờ đây, các tiên đề được rút ra như
là những mô tả hệ thống trừu tượng các quan hệ không có sự gắn bó chặt chẽ
với lĩnh vực hiện thực nào nữa. Sau khi xây dựng lý thuyết mới đó lại nảy sinh
vấn đề luận giải - áp nó vào lĩnh vực đối tượng cụ thể. Sự luận giải một lý luận
hình thức đòi hỏi làm rõ các quy tắc cho phép gắn kết các thuật ngữ tham gia
vào các tiên đề khởi điểm, với các đặc trưng của lĩnh vực nghiên cứu hiện thực,
còn bản thân các tiên đề với các quan hệ giữa các đặc trưng đó.

Việc xây dựng lý thuyết khoa học thường được thực hiện bằng phương
pháp diễn dịch - giả thuyết, mà thực chất là tạo ra hệ thống các giả thuyết logic
gắn bó với nhau, từ chúng rút ra dưới dạng các hệ quả có thể kiểm tra bằng
thực nghiệm. Có hai kiểu phương pháp diễn dịch - giả thuyết: Thứ nhất là xây
dựng và đưa các giả thuyết nội dung vào mối liên hệ logic tương ứng; Thứ hai
là xây dựng hệ thống hình thức đòi hỏi sự luận giải tương ứng. Kiểu thứ nhất
yêu cầu đưa vào những khái niệm nội dung xuất phát mà sau này có thể mô tả
toán học được, kiểu thứ hai - tạo ra bộ máy toán học, để rồi sau đó trong quá
trình xây dựng lý thuyết sẽ được luận giải.
Kết luận
Nhận thức khoa học là một quá trình mà mục đích của nó là đạt tới chân
lý. Các trình độ phát triển của nhận thức khoa học có mối liên hệ thống nhất,
biện chứng, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau, thúc đẩy nhau phát triển.
Tựu trung lại, theo quan điểm macxít, nhận thức khoa học được tiếp cận với tư
cách một loại hình nhận thức đạt đến trình độ cao, khác với nhận thức thông
thường. Nó là quá trình phản ánh tự giác, tích cực, sáng tạo hiện thực khách
quan của con người thông qua thực tiễn, nhằm đạt tới hệ thông tri thức đúng
đắn về tự nhiên, xã hội và các lĩnh vực cụ thể khác, nâng cao khả năng tư duy
và hiệu quả hoạt động thực tiễn của con người. V.I. Lênin đã kế tục tư tưởng vĩ


đại của C.Mác và Ph.Ăngghen, phát triển sâu sắc lý luận nhận thức nói chung
và nhận thức khoa học nói riêng như một bộ phận cấu thành hệ thống triết học
macxít hoàn chỉnh.



×