Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH IIVI VIỆT NAM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

LẠI THỊ NGỌC BÍCH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH II-VI VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

LẠI THỊ NGỌC BÍCH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH II-VI VIỆT NAM

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: GV. Nguyễn Viết Sản

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012



Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY II-VI VIỆT
NAM”, do Lại Thị Ngọc Bích, sinh viên khóa 34, chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Tổng

Hợp,

đã

bảo

vệ

thành

công

trước

hội

đồng

vào

ngày

_________________________


Gv: Nguyễn Viết Sản
Người Hướng Dẫn

Ngày….tháng….năm 2012

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày….tháng….năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày….tháng….năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ - người đã sinh
thành, nuôi nấng, dạy bảo con để con có được ngày hôm nay, con cũng xin gửi lời cảm
ơn này đến Ông, Bà – người luôn luôn động viên, giúp đỡ cả về mặt vật chất lẫn tinh
thần trong suốt quá trình học tập của con.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh, cùng quí thầy, quí cô những người đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức
cho em trong suốt khoảng thời gian ngồi trên giảng đường đại học. Đặc biệt, em xin
cảm ơn Thầy Nguyễn Viết Sản vì đã dành nhiều thời gian theo dõi và hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Thông qua luận văn này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các tập thể cán bộ,
nhân viên Công ty II-VI Việt Nam, đặc biệt các anh, chị tại Phòng PIC đã tận tình giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè của tôi, những người đã cùng đồng hành,
giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong quảng đời sinh viên của mình.

Cuối cùng xin gửi lời chúc sức khỏe đến quí thầy cô, bạn bè và những người
luôn bên cạnh tôi, chúc Công ty II-VI Việt Nam ngày càng lớn mạnh, chúc các anh,
chị tại Phòng Kinh Doanh ngày càng thành công, chúc thị trường sản xuất tại Việt
Nam ngày càng phát triển hơn nữa.
Do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm thực tiễn nên luận văn không tránh
khỏi những thiếu xót. Kính mong quí thầy cô, bạn bè và quí ngân hàng đóng góp thêm
ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 6/2012
Lại Thị Ngọc Bích


NỘI DUNG TÓM TẮT
LẠI THỊ NGỌC BÍCH, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Tháng 6 năm 2012. Phân tích thực trạng quản trị cung ứng nguyên vật liệu
tại công ty II-VI Việt Nam.
LAI THI NGOC BICH, Faculty of

Economic, Agriculture and Forestry

University-Ho Chi Minh. June 2012. “Analysis of Management’s raw materials
supply at the company II-VI Vietnam”
Mục tiêu của đề tài này nhằm tìm hiểu công tác quản trị mua hàng của Công Ty
TNHH II-VI và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị mua hàng trong giai đoạn
nguồn nguyên liệu ngày càng tăng giá do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Khóa
luận đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu, thông tin từ các phòng ban, sách giáo
chuyên ngành kết hợp với tham khảo ý kiến các chuyên gia. Trên cơ sở đó, tiến hành
đi sâu nghiên cứu thực trạng bằng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh.
Công Ty TNHH II-VI là đơn vị sàn xuất kinh doanh các mặt hàng kính quang
học, kính hồng ngoại và sản phẩm nhiệt điện kỹ thuật cao. Việc sử dụng nguyên liệu

sao hiệu quả, tiết kiệm là rất quan trọng đối với Công Ty. Phân tích thực trạng công
tác quản trị cung ứng NVL để thấy được những điểm được, chưa được từ đó có những
biện pháp nâng cao chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và tăng hiệu quả sử dụng
nguyên vật liệu nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.
Từ các kết quả thu thập được đề đưa ra các giải pháp như: Công Ty cần hoàn
thiện định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường
nguyên liệu, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, tăng cường công tác đào
tạo, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho công nhân bên cạnh đó thực hiện chế độ
khuyến khích vật chất và tinh thần tạo động lực để người lao động tích cực trong sản
xuất cũng như trong công tác quản lý nguyên vật liệu.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ..............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................................2
1.1 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3 Cấu trúc của khóa luận ..........................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................4
2.1 Tổng quan về Công ty II-VI .................................................................................4
2.1.1 Sơ lược về Công ty II-VI Việt Nam .............................................................4
2.1.2 Vị trí địa lý: ..................................................................................................5
2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty : ..........................................5
2.1.4 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty : ...........................................6

2.1.5 Tổ chức quản lý của đơn vị : ........................................................................7
2.1.6 Tổ chức sản xuất kinh doanh: ......................................................................9
2.1.7. Tình hình lao động của Công Ty ................................................................12
2.2 Chiến lược, phương hướng phát triển của công ty trong tương lai ....................12
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................15
3.1 Cơ sở lý luận .......................................................................................................15
3.1.1 Khái quát về mua hàng trong các doanh nghiệp ..........................................15
3.1.2. Nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất ..................................................17
3.1.3. Chuỗi cung ứng và hoạt động cung ứng nguyên vật liệu ...........................18
3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................20
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin: ..................................................................20
3.2.2 Phương pháp phân tích ................................................................................21
v


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................23
4.1 Đặc điểm hoạt động công ty II-VI Việt Nam: ....................................................23
4.1.1 Đặc điểm về vốn ..........................................................................................23
4.1.2 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh ..24
4.1.3 Tình hình phát triển thị trường tiêu thụ của công ty ..................................24
4.1.4 Tình hình phát triển hoạt động bán hàng của công ty ................................25
4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm qua(2010,2011) .........28
4.3 Thực trạng tình hình cung ứng NVL của công ty II-VI Việt Nam .....................28
4.3.1 Tình hình mua NVL của công ty các mặt hàng chủ yếu .............................28
4.3.2 Tình hình mua NVL của công ty theo nguồn hàng ....................................31
4.3.3 Tình hình mua NVL của công ty theo phương thức mua ............................34
4.3.4 Tình hình mua NVL của công ty theo thời gian ..........................................35
4.3.5. Công tác thực hiện quy trình mua hàng ......................................................37
4.3.6. Quản trị hệ thống kho hàng.........................................................................41
4.3.7. Quản trị NVL trong kho của XN ................................................................41

4.3.8. Tổ chức hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu của DN ............................45
4.4 Đánh giá kết quả tình hình cung ứng NVL và tồn kho của DN .........................46
4.5. Khảo sát và đánh giá công tác quản trị cung ứng NVL của DN .......................47
4.6 Nhận xét chung đối với công tác quản trị cung ứng NVL tại DN. ....................53
4.6.1. Thuận lợi của Doanh Nghiệp trong quản trị cung ứng NVL ......................53
4.6.2. Khó khăn của Doanh Nghiệp trong quản trị cung ứng NVL ......................54
4.7 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị cung ứng NVL tại
công ty II-VI Việt Nam .............................................................................................56
4.7.1 Các giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện quy trình cung ứng NVL của
công ty .......................................................................................................................
....................................................................................................................56
4.7.2 Đối với công tác tổ chức hoạt động cung ứng NVL ....................................64
4.7.3 Đối với nhân sự ............................................................................................65
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................67
5.1. Kết luận ..............................................................................................................67
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................68
vi


5.2.1. Đối với Doanh Nghiệp: ...............................................................................68
5.2.2. Đối với nhà nước: .......................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................69
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ


Ban Giám Đốc

CIF

Cost, Insurance and Frieght (Giá thành, bảo hiểm và vận chuyển)

Co.Ltd

Lemited Company

DN

Doanh Nghiệp

FOB

Free on Board (Giao lên tàu)

ISO

International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu
chuẩn Thế Giới)

KH

Khách hàng

NVL

Nguyên vật liệu


QTCN

Quy trình công nghệ

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TP

Trưởng phòng

VN

Việt Nam

DN

Doanh Nghiệp

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 4.1: Tình Hình Vốn Của Công Ty .......................................................................23
Bảng 4.2: Cơ Cấu Tình Hình Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty Từ 2007
Đến 2011........................................................................................................................25
Bảng 4.3: Bảng Một Số Sản Phẩm Về Cooler Giải Nhiệt.............................................26
Bảng 4.4: Tình Hình Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Của Công Ty II-VI .....................27
Bảng 4.5: So Sánh Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Của Công Ty II-VI ............................27
Bảng 4.6: Tình Hình Doanh Thu Của Công Ty Qua 2 Năm 2010 Và 2011 .................28
Bảng 4.7: Tình Hình Mua NVL Của Công Ty Qua Các Mặt Hàng ..............................29
Bảng 4.8: So Sánh Tình Hình Tiêu Thụ NVL Qua Các Mặt Hàng Của Công Ty. .......29
Bảng 4.9: Bảng Nguồn NVL Cung Cấp Cho Công Ty .................................................32
Bảng 4.10: Bảng So Sánh Nguồn NVL Cung Cấp Cho Công Ty .................................32
Bảng 4.11: Bảng Phương Thức Mua NVL Của Công Ty .............................................34
Bảng 4.12: Bảng So Sánh Các Phương Thức Mua NVL Của Công Ty .......................34
Bảng 4.13: Bảng Doanh Số Mua NVL Của Công Ty Theo Thời Gian ........................35
Bảng 4.14: Bảng So Sánh Doanh Số Mua NVL ...........................................................35

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ Đồ Cấu Trúc Tổ Chức Của Công Ty II-VI Việt Nam ...............................7
Hình 2.2: Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất ........................................................10
Hình 3.3: Sơ Đồ Chuỗi Cung ứng Hợp Nhất. ...............................................................18
Hình 4.1: Sơ Đồ Xuất Nhập Khẩu Của Công Ty. .........................................................27
Hình 4.3: Sơ Đồ Tiêu Thụ Các NVL Của Công Ty. .....................................................30
Hình 4.4: Sơ Đồ Nguồn Cung Cấp Hàng Cho Công Ty. ..............................................32
Hình 4.5: Sơ Đồ Phương Thức Mua NVL Của Công Ty..............................................34
Hình 4.6 Tình Hình Mua NVL Của Công Ty Theo Thời Gian.....................................36
Hình 4.7: Sơ Đồ Quy Trình Mua Hàng Tại Công Ty II-VI ..........................................37
Hình 4.8 : Sơ Đồ Tiếp Nhận Nguyên Vật Liệu .............................................................42

Hình 4.9: Hệ Thống Kho ...............................................................................................43
Hình 4.10: Sơ Đồ Bố Trí Kho Nguyên Liệu .................................................................44

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đơn yêu cầu mua nguyên vật liệu
Phụ lục 2: Đơn đặt hàng mua nguyên vật liệu
Phụ lục 3: Phiếu nhập kho

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm qua nước ta đã chuyển dần sang nền kinh tế thị trường, theo
sự định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Trong cơ chế thị trường,
để thực hiện chiến lược phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp đã và đang khắc
phục những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Sau quá trình đổi mới nước ta đã có
được những thành tựu lớn lao trong sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Do vậy các
doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì cần phải có được một sự vững chắc
về am hiểu thị hiếu của người tiêu dung, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất
lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu đó.
Tuy nhiên để có được sự am hiểu sâu sắc đồng thời có những sự phát triển như
vậy, đó là cả một quá trình lâu dài. Nó đòi hỏi ở con người một sự hiểu biết sâu sắc,
một tư duy sáng tạo để có thể giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong đó yếu tố
con người đóng vai trò khá quan trọng. một người lãnh đạo tài năng, quyết đoán có thể

giúp doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn, đồng thời có thể giúp doanh nghiệp phát
triển một cách toàn diện. Chính vì vậy mà việc nâng cao hiệu quả công tác quản trị la
vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, để có thể tạo ra một sản phẩm tốt nhất đến tay khách
hàng, cùng với chất lượng và giá cả hợp lý đồng thời đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp thì khâu mua hàng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Mua hàng là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh
nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đặt biệt khi các doanh nghiệp đó
hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp. Mua hàng là khâu tiên phong, cơ bản của hoạt động
kinh doanh, là điều kiện để để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại vả phát
triển. Mua hàng nhằm tạo tiền đề cho vật chất cho hoạt động bán hàng, hoạt động bán


hàng có được tố hay không phụ thuộc rất nhiều váo hoạt động mua hàng. Hơn nữa
mua hàng tốt sẽ tạo tiền đề cho việc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Do đó, qua thời gian thực tập ở công ty, bằng những kinh nghiệm có được của
bản thân, kiến thức có được ở nhà trường và kiến thức thực tế trong quá trình thực tập,
với mong muốn phân tích những nguyên nhân trong công tác mua hàng và quản trị
mua hàng, tìm ra lời giải đáp khoa học cho thực trạng trên tôi đã đi sâu nghiên cứu và
chọn đề tài: “Phân tích thực trạng quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty
TNHH II-VI Việt Nam” để làm báo cáo cho mình không chỉ trên lý thuyết mà còn
thông qua thực tế.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hoạt động cung ứng nguyên vật liệu tại Công ty II-VI Việt
Nam.
Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị mua

hàng cho doanh nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản trị mua hàng trong mỗi doanh nghiệp.
Thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị cung ứng
nguyên vật liệu tại công ty II-VI Việt Nam qua 2 năm từ 2010-2011
Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác quản trị cung ứng
nguyên vật liệu tại doanh nghiệp.
1.1 Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu tại Công ty II-VI Việt Nam, số 36 đường số 4 Khu công
nghiệp VSIP I, Bình Dương.
Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 2/2012 đến tháng 4/2012.

2


1.3 Cấu trúc của khóa luận
Kết cấu đề tài nghiên cứu gồm 5 chương, trình tự sắp xếp các nội dung chính
được phát thảo như sau :
Chương 1: “Chương mở đầu” , trong chương đầu tiên này chúng ta sẽ cùng
nhìn nhận một cách tổng quát công tác quản trị mua hàng trong các doanh nghiệp nói
chung và Công ty II-VI nói riêng. Đồng thời chúng ta sẽ cùng xem xét chung thực
trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại doanh nghiệp.
Chương 2 : “Tổng quan tài liệu” , đây là chương để chúng ta tổng hợp các tài
liệu trong quá khứ về lý thuyết mua hàng nói chung và công tác quản trị mua hàng nói
riêng, song song đó trong chương này chúng ta còn thực hiện tổng quan địa bàn nghiên
cứu và đối tượng nghiên cứu cụ thể.
Chương 3 : “Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và giới thiệu Công ty II-VI
Việt Nam”.Trong chương này tôi sẽ giới thiệu tổng quan về Công ty II-VI - quá trình

hình thành và phát triển cũng như các vai trò sản xuất chính mà công ty đảm nhận.
Song song đó với Đề tài : “Phân tích thực trạng quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại
công ty TNHH II-VI Việt Nam” Chương 3 này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết để thực
hiện nghiên cứu trong đề tài, các bước trình tự thực hiện đề tài, đồng thời trong
chương này sẽ giới thiệu các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Chương 4 : “Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu
trong doanh nghiệp” . Trong quá trình thực tập tại công ty với cơ hội tiếp xúc với
phòng mua hàng và thu thập số liệu hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu của
công ty qua kênh này, thông qua số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập
tại công ty, bằng những phương pháp phân tích dữ liệu ta sẽ có được nhận định thực tế
về hoạt động mua hàng và công tác quản trị mua hàng tại Công ty II-VI Việt Nam
Bình Dương. Đồng thời tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, từ đó tìm ra giải
pháp và những giải pháp này sẽ được trình bày rõ hơn ở Chương 5.
Chương 5: “Kết luận và kiến nghị”. Trong chương này tôi xin được đề xuất một
số giải pháp giúp Công ty có thể nâng cao, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về Công ty II-VI
2.1.1 Sơ lược về Công ty II-VI Việt Nam

 Tên xí nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN II-VI
 Tên giao dịch quốc tế : Industrial Cooperation of Viet Nam limited liability

company

 Tên viết tắt : VIETNAM Co.Ltd
 Địa chỉ : Đường số 4, Khu công nghiệp VSIP 1, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình
Dương.
 Điện thoại : (84-650) 3767125, 3767126 - Fax : (84-650) 3767127
 Website: www.ii-vi.com.sg - Email:
 Tổng giám đốc: Ông Ahmad Bin Mohamed Magad
 Loại hình công ty: 100% vốn nước ngoài


 Logo Công ty:

 Ngành nghề : Kính-Mắt Kính & Kính Quang Học.
 Loại hình thương mại : Sản xuất xuất khẩu.
2.1.2 Vị trí địa lý:
Công ty nằm trong khu Công Nghiệp Việt Nam – Singapore đầu tiên (VSIP I),
đây vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có một vị trí thuận lợi cách TP Hồ Chí Minh
17 km, gần cảng biển và sân bay Quốc tế giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với hạ tầng
cơ sở phát triển của thành phố, với dịch vụ chuyên nghiệp và những tiện ích khác. Với
vị trí thuận lợi cùng với sự phát triển của tổng thể khu công nghiệp đã tạo điều kiện tốt
cho hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty :
+ Quá trình hình thành :
Công ty II-VI Việt Nam với 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc tập đoàn II-VI
(Mỹ) đứng hàng đầu thế giới trong công nghệ kỹ thuật cao. Sản xuất kính quang học,
kính hồng ngoại và sản phẩm nhiệt điện kỹ thuật cao. Công ty II-VI có mặt trên nhiều
nước trên thế giới như : II-VI Singapore, II-VI China,…Thấy được tiềm năng rộng lớn
từ vị trí địa lý và nguồn nhân lực dồi dào tại Việt Nam. Tập đoàn II-VI đã quyết định
chọn nơi đây là trung tâm cung cấp sản phẩm chính cho khách hàng và là nơi tập trung
nhân lực cho việc thiết kế sản phẩm đặt tại khu vực Châu Á . Hiện Công ty II-VI Viet
Nam có trụ sở tại : số 36 đường số 4, khu công nghiệp Việt Nam-Singapore. Công ty

II-VI Việt Nam được thành lập vào năm 2005, bằng việc sử dụng công nghệ kỹ thuật
cao từ nguyên lý hóa học , sản phẩm mà công ty tạo ra là thiết bị làm mát nhiệt điện và
kính quang học chọn lọc sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp, y tế, quân sự và
hàng không vũ trụ như : máy điều hòa nhiệt độ, làm lạnh ghế ngồi xe hơi, máy chơi
game bằng cảm ứng ,thiết bị sử dụng phục vụ y tế , kính hiển vi , công nghệ phục vụ
quốc phòng…
5


+ Sự phát triển :
Cho đến nay , sau hơn 5 năm hoạt động , công ty đã mở rộng thêm nhiều xưởng
sản xuất với số lượng công nhân từ 150 năm 2005 và hơn 300 công nhân cho tới hiện
nay. Doanh thu hằng năm cũng tăng lên nhờ ký kết được thêm một số đơn đặt hàng
mới từ những công ty có công nghệ hàng đầu như: Microsoft, BeckMan, Innova, BiORad…
Để phù hợp với những vấn đề của nền kinh tế thị trường đặt ra như chất lượng
sản phẩm tiêu thụ, giá bán.. công ty đã chủ động cải tiến bộ máy quản lý, và hoạt động
bán hàng sao cho chạy đua được với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, công ty đang
từngbước mở rộng và nâng cao cơ sở vật chất để tăng thêm nguồn hàng, mặt hàng sản
xuất , đảm bảo nhu cầu của khách hàng và tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng từ
nhiều nơi trên thế giới.
Trong những năm qua, công ty cũng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền
hạncủa một công ty sản xuất với hình thức tạm nhập tái xuất đối với nhà nước. Tấc cả
các nguyên liệu và sản phẩm tạo nên đều được nhập khẩu và xuất đi qua cửa khẩu hải
quan.
Chất lượng , giá cả sản phẩm và hoạt động bán hàng với quy mô rộng khắp thế
giới là những điểm mấu chốt giúp cho đơn đặt hàng của công ty ngày càng gia tăng .
Đó cũng là cơ hội thuận lợi để công ty tiến sâu vào các mặt hàng kỹ thuật hiện đại của
các hãng sản xuất như : máy điều khiển bằng chuyển động, máy điều khiển bằng giọng
nói…

2.1.4 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty :
+ Chức năng :
Xây dựng đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và trình độ cao nhằm nâng cao lực
lượng nòng cốt để theo dõi và quản lý mọi hoạt động của công ty một cách có hiệu qua
hơn. Thường xuyên mở các khóa huấn luyện kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo cho
cán bộ công nhân viên với sự đào tạo từ các công ty đào tạo nhân lực có uy tín trên thế
giới như Robenny
Xây dựng được đội ngũ thiết kế sản phẩm nhằm phục vụ cho quá trình hình
thành sản phẩm mới trong khu vực Châu Á.
6


Công ty hiện đã và đang nhập thêm thiết bị máy móc để phục vụ cho nhiều
sảnphẩm mới sẽ được xây dựng trong thời gian sắp tới.
+ Lĩnh vực hoạt động :
Công ty II-VI Việt Nam sản xuất các mặt hàng phục vụ cho các sản phẩm công
nghiệp điện tử hiện đại và kính quang học chọn lọc chính xác.
Là mặt hàng công nghiệp tiên tiến nên sản phẩm chưa có mặt trên thị trường
trong nước. Toàn bộ sản phẩm đều được xuất sang Mỹ hay các nước là khách hàng
trên thế giới.
2.1.5 Tổ chức quản lý của đơn vị :
Để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới với ngành nghề kinh doanh và số
lượng công nhân viên trong công ty , bộ máy của công ty đã tổ chức khá đầy đủ các
phòng ban cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt chiến lược và kế hoạch kinh doanh của
mình.
Tóm tắt cấu trúc các phòng ban của công ty :
Hình 2.1: Sơ đồ Cấu Trúc Tổ Chức của Công Ty II-VI Việt Nam

7



Ban giám đốc : gồm có hội đồng quản trị ,một giám đốc điều hành và một
giám đốc sản xuất.
 Hội đồng quản trị : là những người có quyền lực cao nhất trong tập đoàn IIVI, bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị, và các thành viên quản trị có cổ phần trong
công ty.
 Giám đốc điều hành : là người điều hành và quản lý chung trong công ty,
làngười ký các giấy tờ xuất nhập và chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật.
- Nhân sự : là người quản lý , theo dõi , hỗ trợ về các chế độ, đánh giá, quản lý
hồ sơ cho toàn thể công nhân viên trong công ty. Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân
lực cho công ty khi có nhu cầu.
- Xuất nhập khẩu : là bộ phận khai báo hải quan khi nhập nguyên vật liệu cũng
như xuất hàng thành phẩm cho khách hàng.
- Kế toán : là bộ phận theo dõi , tính toán chi trả cho hàng hóa, nguyên vật liệu
mua vào cũng như xuất ra, từ đó báo cáo lời lỗ lên ban giám đốc công ty. Đồng thời ,
cũng là người tính toán lương bổng cho toàn bộ công nhân viên công ty.
 Giám đốc sản xuất : là người quản lý điều hành , quản lý các hoạt động sản
xuất , trực tiếp chỉ đạo điều hành phòng ban chuyên môn.
- Trưởng phòng kế hoạch : là người ký nhận các yêu cầu về mua bán các loại
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của phòng mua hàng và là người
theo dõi tình hình cũng như các hoạt động của phòng kế hoạch, quản lý kho.
Trưởng phòng kế hoạch quản lý các phòng ban như sau :
+ Phòng kế hoạch : Người nhận đơn đặt hàng và lập kế hoạch sản xuất.Có
nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, xây dựng các kế hoạch ngắn, trung và dài
hạn , ký kết các hợp đồng sản xuất đảm bảo về số lượng ,chất lượng cũng như chủng
loại. Có nhiệm vụ tham mưu và theo dõi việc thực hiện các kế hoạch cảu công ty.
Thống kê tìm hiểu các công tác thị trường , tìm hiểu khách hàng, tiếp xúc các mối
quan hệ đối ngoại nhằm cung cấp cập nhật đầy đủ các thông tin về thị trường, phân bổ
kế hoạch cho từng phòng và theo dõi thực hiện điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Ngoài ra phòng kế hoạch còn tìm khách hàng để ký kết các hợp đồng , chịu trách
nhiệm hoàn thiện các chứng từ giao cho khách hàng , cùng với các phòng ban chức

năng thực hiện các hợp đồng đã ký kết .
8


+ Phòng mua hàng : Tấc cả các nguyên vật liệu và trang thiết bị phục vụ sản
xuất đều được đặt từ phòng mua hàng .
+ Quản lý kho : là người quản lý tấc cả các hàng hóa nguyên vật liệu nhập về
được chuyển vào kho , sau đó họ sẽ đưa ra sản xuất. Khi sản phẩm được hoàn thành,
thành phẩm sẽ được chuyển lại vào kho để đóng pallet và chuẩn bị xuất đi khi có yêu
cầu từ phòng kế hoạch.
- Trưởng phòng sản xuất : là người trực tiếp theo dõi tiến độ sản xuất , hỗ trợ
cho các kỹ sư về các quy trình, thủ tục của dòng sản phẩm đang chạy. Đôn đốc , sắp
xếp công việc khi có đơn đặt hàng cần gấp hay tạo điều kiện để công nhân có việc làm
ổn định.
Cấp dưới của trưởng phòng sản xuất gồm : kỹ sư, trưởng ca, tổ trưởng.
2.1.6 Tổ chức sản xuất kinh doanh:
Trong các doanh nghiệp sản xuất, tổ chức sản xuất kinh doanh là nhân tố ảnh
hưởng đến việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy,
trước khi nghiên cứu tình hình tổ chức và quản lý sản xuất của công ty ,chúng ta đề
cập đến quy trình công nghệ sản xuất của công ty .
II-VI Việt Nam là công ty con của tập đoàn II-VI chuyên sản xuất linh kiện
điện tử phục vụ cho các thiết bị công nghệ cao. Toàn bộ nguyên liệu sản xuất đều nhập
từ nước ngoài. Chỉ một phần nhỏ các phụ liệu được mua trực tiếp tại Việt Nam.Từ khi
thành lập công ty đến nay , hầu hết các nguyên liệu đều được mua từ công ty chính đặt
tại Mỹ, sau đó được chuyển về Việt Nam. Do vậy, bộ phận tổ chức sản xuất kinh
doanh tại Việt Nam chỉ có trách nhiệm nhận đơn đặt hàng và thúc đẩy để nguyên vật
liệu được nhập kịp thời cho sản xuất. Sau đó đưa ra kế hoạch để sản xuất theo đơn đặt
hàng.Nhưng hiện nay, công ty đang dần cải tiến bằng việc nhập máy móc để sản xuất
trực tiếp nguyên vật liệu tại Việt Nam. Nhờ vậy, tạo được điều kiện cho công nhân có
thêm việc làm, tăng thêm thu nhập.

Với tất cả những nỗ lực của mình ,công ty đã cố gắng và đạt được ISO90012008 .Vấn đề trước tiên mà công ty đặt ra là hàng hóa khi đã xuất cho khách hàng là
không bị trả về . Để thực hiện mục tiêu đó một cách hiệu quả , công ty đã mở rộng
nhiều công đoạn nhằm giám sát triệt để và phát hiện ra lỗi cho đến công đoạn cuối
cùng .Từ công đoạn kiểm tra đầu vào cho tới khi thành phẩm , xuyên suốt mỗi công
9


đoạn đều phải qua kiểm tra bằng máy và các thao tác từ người. Sản phẩm của công ty
chủ yếu là thiết bị làm mát nhiệt điện và kính quang học chọn lọc, nguyên liệu chủ yếu
để sản xuất là các thành phần hóa học của các nguyên tố ở cột II & VI và các loại sứ
đặc chế . Sự kết hợp của chúng sẽ tạo nên một sản phẩm hoàn hảo qua các công đoạn
sau:
Hình 2.2: Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất
Công đoạn Pilot

Công đoạn Cleaning

Công đoạn Lead wire

Công đoạn Lapping

Công đoạn Seal

Công đoạn Test

Công đoạn Final

Công đoạn Packing

a. Công đoạn cắt :

Thỏi bán dẫn sau khi nhập về sẽ qua quá trình cắt bằng máy cắt với độ chính
xác tính bằng milimet .Sau đó được qua máy lọc để loại bỏ những con hàng không đạt
chất lượng. Sản phẩm hoàn thành công đoạn này gọi là element.

b. Công đoạn Pilot (lắp ráp) :
Sứ và element sẽ được kết hợp với nhau bởi một loại chì dạng bột dẻo. Sau khi
thành hình một con hàng , nó sẽ được đưa qua lò nung để chúng kết dính với nhau .
Sản phẩm hoàn thành được gọi là cooler.

c. Công đoạn Cleaning(rửa ):
Bất kỳ sản phẩm nào sau khi hoàn thành công đoạn lắp ráp đều phải được đưa
vào phòng rửa. Tùy vào loại cooler mà có thể rửa bằng hóa chất hoặc bằng nước nóng.

d. Công đoạn Seal( trét keo)
Chỉ một số loại hàng cần được bao bọc bởi lớp keo bên ngoài mới chuyển qua
công đoạn này.

e. Công đoạn Lapping ( mài phẳng )
Hầu hết các mặt hàng có kích thước lớn hơn 3 cm đều phải qua công đoạn này.
Đây là quy trình đưa cooler vào máy ép để mài đúng kích thước quy định mà thủ tục
đưa ra.
10


f. Công đoạn Lead wire( hàn đây ) :
Cooler là một linh kiện nằm trong các thiết bị máy móc , cho nên , cần phải hàn
một đầu dây vào cooler . khi sản phẩm đến tay khách hàng, họ sẽ gắn đầu còn lại vào
thiết bị.

g. Công đoạn Test ( kiểm tra):

Tất cả các con hàng đều phải được đưa đến công đoạn này và kiểm tra hoàn
toàn bằng máy.

h. Công đoạn Final ( kiểm tra chất lượng ):
Công đoạn này là một đội ngũ đông đúc và phải có kinh nghiệm về việc kiểm
tra chất lượng cũng như độ đo mắt phải đạt 100% để có thể nhìn vào kính hiển vi . Đây
là nơi quyết định lô làng có được xuất cho khách hàng hay không.

i. Cuối cùng là công đoạn Packing( đóng gói thành phẩm):
Quy trình công nghệ là một nhân tố quan trọng tác dụng trực tiếp đến bộ máy
sản xuất của công ty. Do đó , mỗi bộ phận của quá trình sản xuất đều có những người
đứng đầu công đoạn để theo dõi và giám sát quy trình sản xuất. Mỗi một người trong
họ đều được công ty thuê người đào tạo các kỹ năng quản lý, kỹ năng sản xuất . Nhờ
vậy mà quy trình sản xuất được khép kín từ đầu đến cuối.
Tùy vào từng loại mặt hàng mà bộ phận kế hoạch đưa ra những chỉ tiêu riêng
cho nó. Đa số sản phẩm đều được sản xuất theo đơn đặt hàng. Chỉ có một số loại với
những đơn đặt hàng có số lượng lớn thường thì sản xuất sẽ chạy theo kế hoạch tính
trước ( gọi là forecast ).
Do chịu phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập từ công ty mẹ, cho nên một số đơn
đặt hàng có phần chậm trễ hơn so với kế hoạch. Hiện nay, công ty đã và đang dần dần
nhập thêm nhiều máy móc, trang thiết bị, mở rộng sản xuất để có thể sản xuất nguyên
liệu trực tiếp tại Việt Nam. Đồng thời nâng cao ,bồi dưỡng kiến thức cho tầng lớp
quản lý trong công ty như: đưa những người có chức vụ cao sang công ty mẹ để đào
tạo, thuê công ty có kinh nghiệm về đào tạo nhân lực để bồi dưỡng kiến thức , kỹ năng
quản trị cho các phòng ban.
Như đã nói từ trước, sản phẩm của công ty được sản xuất và xuất khẩu sang thị
trường thế giới. Cho nên nhu cầu sản xuất cũng từ đơn đặt hàng mà ra. Công ty không
thể chạy theo số lượng dự trữ như các sản phẩm tiêu dùng khác. Song, từ ngày thành
11



lập đến nay , số lượng đơn đặt hàng ngày càng tăng và theo doanh thu cũng theo đó mà
tăng dần theo năm tháng.
2.1.7. Tình hình lao động của Công Ty
Nhân lực là yếu tố cơ bản để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Với đặc
điểm chung của Việt Nam, một đất nước có dân số đông và đa phần trong độ tuổi lao
động nên nguồn lao động cung ứng cho các công ty, xí nghiệp khá dồi dào. Tuy nhiên,
điều quan trọng là phải quản lý, tổ chức đội ngũ lao động ấy thế nào để đạt hiệu quả
sản xuất cao, tạo điều kiện phát triển cho DN.
Lao động của công ty qua 2 năm 2010 và 2011 có chiều hướng tăng. Với 290
người trong năm 2010, sang năm 2011 lên đến 318 người tức là đã tăng với số lượng
không nhiều 28 lao động ứng với tỷ lệ tăng 9.65%. Nguyên nhân là do DN có tuyển
thêm lao động thay thế một số xắp hết hạn hợp đồng hoặc là hết tuổi làm việc.
Lượng lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật cũng tăng tuy không nhiều vì
tình hình chuyền sản xuất của DN cũng tương đối ổn định, số công nhân lành nghề gắn
bó với DN thời gian dài tương đối đáng kể.
Nhìn chung, cơ cấu lao động của DN tương đối ổn định với lượng lao động hợp
đồng dài hạn luôn chiếm 60% tổng số lao động, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình phát triển và tiếp cận những công nghệ tiến bộ trong sản xuất của DN.
2.2

Chiến lược, phương hướng phát triển của công ty trong tương lai
Chiến lược kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh

tranh sản phẩm của công ty. Cùng với các nguồn nhân lực khác (vốn, con người, công
nghệ). Chiến lược kinh doanh vạch ra đường hướng phát triển của công ty trong ngắn
hạn và dài hạn phù hợp với điều kiện và kinh doanh của công ty. Công ty II-VI Việt
Nam chiến lược kinh doanh thể hiện rõ trong chiến lược nâng cao chất lượng sản
phẩm, chiến lược phát triển sản phẩm mới, chiến lược đào tạo nhân lực, chiến lược bán
hàng cạnh tranh.

Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm: Hiện nay, trình độ phát triển của
công nghệ cao đã và đang ngày càng tiến bộ hơn rất nhiều so với trước đây. Cuộc chạy
đua vào lĩnh vực đang dần lớn mạnh này không phải là chuyện dễ dàng gì đối với
nhiều công ty. Hiểu rõ và nắm bắt được vấn đề này là chiến lược quan trọng ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như uy tín của công ty trên thị
12


trường. Và điều đầu tiên để sản phẩm của công ty được nhiều khách hàng biết đến là
công ty phải có trong tay chứng nhận ISO. Chính vì vậy, sau nhiều cố gắng xây dựng
và nỗ lực, ngày 8 tháng 11 năm 2006, công ty II-VI Viet Nam chính thức nhận được
chứng nhận ISO 9001 : 2008.
Với những hạn chế khi mới bắt đầu đưa công nghệ máy móc đầu tư về Việt
Nam, thì nay công ty đã có được nhiều thiết bị máy móc hoàn toàn mới và vận hành tự
động. Bên cạnh đó, công ty còn phát triển thêm một bộ phận mới để kiểm tra đầu vào
của các nguyên vật liệu trước khi nhập vào kho, đồng thời, trang bị cho bộ phận này
thiết bị đo đạc chính xác cao.
Nhờ vậy mà sản phẩm tạo ra chất lượng cao hơn rất nhiều so với trước đây, số
lượng hư hại trong quá trình sản xuất cũng giảm đi đáng kể.
Chiến lược phát triển sản phẩm mới: Để tránh tình trạng trì trệ, thụt lùi trong
sản xuất kinh doanh, để cạnh tranh với các công ty có cùng sản phẩm sản xuất, công ty
luôn quan tâm đến việc thiết kế ra các sản phẩm mới. Công ty có đội ngũ chuyên
nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, còn gọi là Asian Design Center (trung
tâm thiết kế khu vực Châu Á ). Sản phẩm của công ty có thể là sản phẩm cải tiến trên
cơ sở sản phẩm cũ, chỉ thay đổi mẫu mã, kích thước. Và có những sản phẩm cải tiến
hoàn toàn, thay đổi cấu trúc sản phẩm, nâng cấp lên nhiều tầng, nhiều lớp. Nói chung,
ngoài những đơn đặt hàng của những sản phẩm cũ vẫ diễn ra đều đặn, song song đó là
những đơn đặt hàng cho sản phẩm mới được khách hàng lựa chọn. Do vậy, công ty rất
quan tâm và chú trọng đến chiến lược này.
Chiến lược đào tạo nhân lực: Phát huy nhân tố con người , công ty luôn đặt vào

vị trí quang trọng nhất. Con người luôn có mặt trong mọi hoạt động của công ty dù là
trực tiếp hay gián tiếp. Như giá trị của con người đem lại rất to lớn và kết tinh trong
mỗi sản phẩm. Công ty luôn có kế hoạch đào tạo phát triển và đãi ngộ lao động nhằm
kích thích, phát huy tính sáng tạo và tự chủ , nhiệt tình của nhân viên trong mọi công
việc , mọi tình huống . Năm 2008, công ty đã bỏ ra một phần không nhỏ doanh thu để
thuê giáo viên quốc tế về giảng dạy các kỹ năng quản lý , sắp xếp công việc cho nhân
viên đứng đầu các bộ phận, kỹ năng lãnh đạo cho tầng lớp cao hơn, kể cả giám đốc .
Tiếp sau đó 2 năm 2010, công ty tiếp tục thuê giáo viên về giảng dạy thêm các kỹ
năng mới, đồng thời rà soát lại xem đã học được những gì từ lần giảng dạy đầu tiên.
13


×