Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ I HUYỆN TÂN THÀNH TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

LÊ NGUYỄN PHÚC CHÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NHÀ MÁY
NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ I HUYỆN TÂN THÀNH
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

LÊ NGUYỄN PHÚC CHÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NHÀ MÁY
NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ I HUYỆN TÂN THÀNH
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả
kinh tế của Nhà Máy nhiệt điện Phú Mỹ I huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu” do Lê Nguyễn Phúc Chân, sinh viên khóa 2008 - 2012, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________

TS. Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

_____________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________ ____________________________
Ngày

tháng


năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, xin gởi lời cám ơn sâu sắc nhất đến bố mẹ, người đã sinh thành
dưỡng dục con suốt hơn 20 năm, tình cảm ấy con không thể nào quên.
Bên cạnh đó, con còn được sự dìu dắt chân thành, tận tâm của các Thầy Cô
trong bộ môn khoa Kinh Tế, các Thầy Cô bộ môn Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường,
và đặc biệt em xin gởi đến Thầy Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất,
cảm ơn Thầy đã truyền đạt những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý báu suốt 4 năm
để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến các cô chú, các anh chị công tác
tại Công ty TNHH Một Thành Viên Nhiệt Điện Phú Mỹ, huyện Tân Thành đã nhiệt
tình và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình điều tra và thu thập số liệu, giúp tôi hoàn
thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gởi lời cám ơn chân thành của mình đến các bạn lớp DH08KM,
những người đã nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập,
và thực hiện khóa luận.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Sinh viên thực hiện


Lê Nguyễn Phúc Chân


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ NGUYỄN PHÚC CHÂN. Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh. Tháng 6 năm 2012. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế của Nhà Máy
Nhiệt Điện Phú Mỹ 2.1, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
LE NGUYEN PHUC CHAN, Faculty of Economics, Nong Lam University –
Ho Chi Minh City. June 2012. “Economic Efficiency Evaluation of Phu My I
Thermal Power Plant, Tan Thanh District, Ba Ria – Vung Tau Province”.
Khóa luận tiến hành xác định hiệu quả kinh tế của nhà máy nhiệt điện nhằm
đánh giá việc sử dụng khí thiên nhiên có đem lại hiệu quả kinh tế và khắc phục được
ô nhiễm môi trường hơn so với các loại nhiên liệu hóa thạch khác hay không. Thông
qua các số liệu thu thập được tại Công ty TNHH Một Thành Viên Nhiệt Điện Phú Mỹ
(Công ty nhiệt điện Phú Mỹ), phương án được đặt ra là sử dụng phương pháp phân
tích lợi ích – chi phí của Nhà máy Nhiệt Điện Phú Mỹ 1; tính toán các số liệu phát
thải theo từng loại nhiên liệu, từ đó xác định chi phí môi trường đối với mỗi loại
nhiên liệu; ngoài ra khóa luận còn sử dụng phương pháp giá trị thực để loại trừ lạm
phát cho dòng lợi ích – chi phí.
Theo kết quả tính toán được với NPV (50 năm) sau khi xét chi phí môi trường
bằng 15.865,89 > 0 và BCR bằng 2,17 > 1 cho thấy việc đầu tư Nhà Máy Nhiệt Điện
Phú Mỹ 1 là vân đảm bảo hiệu quả kinh tế khi cộng thêm chi phí môi trường; lợi ích
môi trường xã hội từ việc sử dụng khí thiên nhiên là 4.225,54 (đồng) theo thời giá
năm đầu tiển xây dựng nhà máy (1999); nếu xét trong 12 năm, giá trị thực của NPV
có xét đến chi phí môi trường tính theo giá trị danh nghĩa là 4.651,45 (tỷ đồng), trong
khi tính theo giá trị thực thì NPV chỉ bằng 1.238,84 (tỷ đồng). Kết quả nghiên cứu
cho thấy việc sản xuất điện từ nguồn nhiên liệu khí thiên nhiên đã mang lại hiệu quả
kinh tế môi trường không nhỏ cho xã hội, tiết kiệm cho xã hội một khoảng chi phí lớn
hàng năm nếu nhiên liệu đầu vào là dầu hoàn toàn.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2.

3

Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1.

Mục tiêu chung

3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể

3

Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.

1.3.1.

Phạm vi không gian

3

1.3.2.

Phạm vi thời gian

3


1.4.

Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

5

2.2.

Tổng quan địa bàn nghiên cứu

6

2.2.1.

Điều kiện tự nhiên

6

2.2.2.

Tài nguyên thiên nhiên

8


2.2.3.

Kinh tế xã hội

8

2.3.

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty nhiệt điện Phú Mỹ

12

2.3.1.

Lịch sử hình thành

12

2.3.2.

Vai trò

13

2.4.

Giới thiệu về Nhà Máy Nhiệt Điện Phú Mỹ 1

13


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Cơ sở lý luận

14

3.1.1.

Khái niệm nhà máy nhiệt điện

14

3.1.2.

Nhiên liệu hóa thạch

15
v


3.1.3.

Khí thiên nhiên

16

3.1.4.


Dầu diesel (Diesel Oil)

17

3.1.5.

Khái niệm về hiệu quả kinh tế

18

3.1.6.

Môi trường

19

3.1.7.

Hiệu ứng nhà kính

20

3.2.

Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1.


Phương pháp thu thập số liệu

21

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu

21

3.2.3.

Phương pháp giá trị thực

22

3.2.4.

Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí.

23

3.2.5.

Phương pháp phân tích thống kê

27

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng ngành nhiệt điện

4.1.1.

28

Khái quát về các nhà máy điện và những ảnh hưởng đến môi trường của

ngành nhiệt điện trên phạm vi thế giới

28

4.1.2.

32

4.2.

Đánh giá chung ngành nhiệt điện tại Việt Nam và vấn đề môi trường

Tình hình sản xuất và cung cấp điện của NMNĐ Phú Mỹ 1

4.2.1.

NMNĐ Phú Mỹ 1 thuộc Công ty Nhiệt Điện Phú Mỹ

4.2.2.

NMNĐ Phú Mỹ 1 với công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp, đạt hiệu

suất cao hơn và hiệu quả môi trường hơn
4.3.


Phân tích lợi ích – chi phí (phân tích tài chính) của NMNĐ Phú Mỹ 1

36
36
41
42

4.3.1.

Xác định chi phí

44

4.3.2.

Kết quả kinh doanh qua các năm

46

4.3.3.

Lập bảng chi phí – lợi ích hàng năm

49

4.3.4.

Xác định chi phí môi trường xã hội


50

Xử lý lạm phát cho dòng lợi ích chi phí

56

4.4.

4.4.1.

Tính toán chỉ số giá CPI

56

4.4.2.

Xử lý lạm phát

57

4.5.

Hiệu quả của việc sử dụng khí thiên nhiên so với các loại nhiên liệu khác

4.5.1.

62

So sánh hiệu quả kinh tế môi trường giữa 2 loại nhiên liệu đầu vào của


nhà máy

62
vi


4.5.2.

So sánh giữa các loại nhiên liệu

65

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.

Kết luận

67

5.2.

Kiến nghị

68

5.2.1.

Đối với chính phủ

68


5.2.2.

Đối với Công ty Nhiệt Điện Phú Mỹ

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCT

Bộ công thương

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CPMT

Chi phí môi trường

EIA

Energy Information Administration (Cục Quản Lý Thông tin

Năng Lượng)

EVN

Tổng công ty điện lực Việt Nam

IEA

International Energy Agancy (Cơ quan Năng Lượng Quốc Tế)

HƯNK

Hiệu ứng nhà kính

IPPC

International Panel on Climate Change (Nhóm chuyên gia liên Chính
phủ về Biến Đổi Khí Hậu)

KCN

Khu công nghiệp

NMNĐ

Nhà Máy Nhiệt Điện

PMTP

Công Ty Nhiệt Điện Phú Mỹ


SLĐ

Sản lượng điện

SXĐ

Sản xuất điện

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

VHK

Vận hành khí

VHD

Vận hành dầu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Lợi Ích và Chi Phí theo Năm Phát Sinh

24 

Bảng 4.1. Cơ Cấu Nguồn Điện theo Sản Lượng Điện trên Thế Giới Năm 2008

29 

Bảng 4.2. Sản Lượng Điện Năng Phát của Các Nhà Máy Điện (2008 – 2010)

35 

Bảng 4.3. Công suất PMTP

37 

Bảng 4.4. Sản Lượng Điện của Nhà Máy Nhiệt Điện Phú Mỹ 1

39 

Bảng 4.5. Tỷ Giá Hối Đoái của Đồng Đô La và Đồng Euro

44 

Bảng 4.6. Chi Phí Trong Quá Trình Xây Dựng Cơ Bản của NMNĐ Phú Mỹ 1

45 

Bảng 4.7. Chi Phí Kinh Doanh Hàng Năm


46 

Bảng 4.8. Sản Lượng Điện của Nhà Máy Phú Mỹ 1 Phân Theo Bộ Phận

47 

Bảng 4.9. Doanh Thu của NMNĐ Phú Mỹ 1 Qua Các Năm Kinh Doanh

48 

Bảng 4.10. Tổng Lợi Ích và Chi Phí Tài Chính Của NMNĐ Phú Mỹ 1

49 

Bảng 4.11. Giá CO2 Giai Đoạn 2001 – 2011

50 

Bảng 4.12. Lượng Nhiên Liệu Tiêu Thụ Hàng Năm của NMNĐ Phú Mỹ 1

52 

Bảng 4.13. Lượng Khí Thải CO2 trong Quá Trình Hoạt Động của Nhà Máy

53 

Bảng 4.14. Chi Phí Môi Trường của Nhà Máy Nhiệt Điện Phú Mỹ 1

54 


Bảng 4.15. Lợi Ích Chi Phí Hàng Năm của Nhà Máy Nhiệt Điện Phú Mỹ 1

55 

Bảng 4.16. Chỉ Số Giá CPI

57 

Bảng 4.17. Xử Lý Lạm Phát cho Dòng Lợi Ích – Chi Phí

58 

Bảng 4.18. Dòng Lợi Ích – Chi Phí và LIR Bao Gồm Chi Phí Môi Trường Sau Khi
Loại Trừ Lạm Phát

60 

Bảng 4.19. Giá Trị Thực Lợi Ích Xã Hội Khi Sử Dụng Khí Thiên Nhiên So Với Nhiên
Liệu Dầu DO

64 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. So Sánh Tỷ Lệ Giữa Các Loại Hình Nhà Máy Điện trên Thế Giới

30 


Hình 4.2. Sự Gia Tăng Công Suất Điện trong Tương Lai Phân Loại Theo Nhiên
Liệu

32 

Hình 4.3. Tỷ Lệ Công Suất Các Loại Nhà Máy Điện của Nước Ta

33 

Hình 4.4. Tỷ Lệ Công Suất của Các Nhà Máy Điện: Nhiệt Điện Than, Dầu, Khí và
Thủy Điện

34 

Hình 4.5. Cơ Cấu Sản Lượng Điện Năm 2010

36 

Hình 4.6. Tỷ Lệ Công Suất Điện của Các Nhà Máy Thuộc Công Ty Nhiệt Điện Phú
Mỹ

38 

Hình 4.7. Sản Lượng Điện Hàng Năm của NMNĐ Phú Mỹ 1 Được Dự Đoán Đến
Năm 2015

40 

Hình 4.8. Cơ Cấu Sản Lượng Điện của NMNĐ Phú Mỹ 1 trong Hệ Thống PMTP


41 

Hình 4.9. Sơ Đồ Hoạt Động Tuabin Khí Chu Trình Hỗn Hợp

42 

Hình 4.10. Biếu Đồ Sự Thay Đổi Giữa Lợi Ích và Chi Phí Khi Đã Loại Trừ Lạm
Phát

59 

Hình 4.11. Sự Thay Đổi của LIR khi Chuyển Sang Giá Trị Thực

61 

Hình 4.12. Chi Phí Thay Đổi sau khi Cộng Thêm Chi Phí Môi Trường vào Phần Tính
Toán

62 

Hình 4.13. Lượng Khí Thải CO2 Phân Theo Loại Nhiên Liệu để Sản Xuất Điện

66 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng tính lợi ích và chi phí ban đầu của NMNĐ (r = 11%)

Phụ lục 2. Bảng tính lợi ích – chi phí của nhà máy có tính chi phí môi trường (r=11%)
Phụ lục 3. Bảng tính lợi ích chi phí ban đầu theo giá danh nghĩa (xét 12 năm) (r=11%)
Phụ lục 4. Bảng tính lợi ích chi phí ban đầu theo giá trị thực (xét 12 năm) (r=11%)
Phụ lục 5. Bảng tính lợi ích chi phí bao gồm chi phí môi trường theo giá trị danh nghĩa
(xét 12 năm) (r=11%)
Phụ lục 6. Bảng tính lợi ích chi phí bao gồm chi phí môi trường theo giá trị thực (xét
12 năm) (r=11%)
Phụ lục 7. Thành phần điện theo nguồn trên thế giới
Phụ lục 8. Lượng tiêu thụ, phát thải và sản lượng điện trong 3 năm gần nhất
(2008, 2009, 2010)
Phụ lục 9. Sơ đồ nhà máy tuabin khí CTHH
Phụ lục 10. Một số hình ảnh liên quan

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đã từ lâu việc đốt nhiên liệu hóa thạch đã là vấn đề gây không ít tranh luận vì
những hậu quả của nó để lại, hiệu ứng nhà kính là ví dụ điển hình nhất. Ở Hoa Kỳ, có
hơn 90% lượng khí nhà kính thải vào môi trường từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
Than đá là một trong những nhiên liệu hóa thạch được xem la nguồn nhiên liệu sản
xuất điện năng lớn nhất thế giới, cũng như là nguồn thải khí carbon dioxide lớn nhất.
Theo tính toán, một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm thải
ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn NOx gây nguy hiểm nặng nề cho môi trường.
Than đá là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu vì các khí nhà
kính mà nó đã thải ra. Trước tình thế này, có vẻ như ngành nhiệt điện sử dụng khí đốt
đang chiếm ưu thế hơn khi sử dụng nguồn khí thiên nhiên được cho là có ưu thế lớn

nhất so với các nguồn nhiên liệu khác khi đối diện với bài toán môi trường hiện nay –
Mark Thurber, Phó giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Năng lượng và Phát triển
bền vững của Đại học Stanford, Hoa Kỳ.
Khi ngành công nghiệp dầu khí phát triển vào thế kỷ 19 và thế kỷ 20, khí thiên
nhiên được phát hiện cùng dầu mỏ (khí đồng hành) từ các mỏ ngầm thường được xử lý
như chất phụ phẩm phế thải và thường được đốt bỏ ngay trên giàn khoan. Từ những
năm 2000, khi mà người ta còn phải đốt bỏ hàng tỷ m3 khí đồng hành bị xem là vô ích,
thì Công ty nhiệt điện Phú Mỹ (PMTP) thuộc huyên Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu đã là một trong những đơn vị tiêu thụ khí chính thông qua Nhà máy xử lý khí
Dinh Cố của tỉnh vận chuyển khí từ ngoài khơi vào. Trong khi việc sử dụng khí đốt để
sản xuất điện đang còn mới mẻ so với nhiên liệu than – một loại nhiên liệu dùng để
sản xuất điện năng quen thuộc lúc bấy giờ thì PMTP đã cho xây dựng nhà máy nhiệt
điện (NMNĐ) Phú Mỹ 2.1 vào năm 1996 sử sụng nguồn nhiên liệu chính là khí và


nguồn nhiên liệu dự phòng là dầu DO. Cho đến năm 2004, PMPT đã xây dựng tổng
cộng 4 NMNĐ bao gồm: Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.1 mở rộng, Phú Mỹ 1 và Phú Mỹ 4.
Từ một nhà máy công suất 286 MW, sản xuất 1,08 tỷ kWh điện (năm 1997); đến năm
2007 công suất đã được nâng lên 2.485MW. Tính đến năm 2009, sản lượng điện tích
lũy của PMTP đã vượt cột mốc 100 tỷ kWh (Nguồn: PMTP). Nếu xét đến NMNĐ
Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3, tức là Trung Tâm Điện Lực Phú Mỹ, thì tổng công suất của
toàn bộ trung tâm là 3.920 MW, lớn gấp đôi công suất Nhà máy thủy điện Hòa Bình
(1.920 MW). Với hệ thống đường dây và trạm đồng bộ, PMTP đã đưa điện đến các
khu công nghiệp, các tỉnh, thành, các vùng kinh tế trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh,
khu vực miền Đông, miền Tây Nam Bộ. Đồng thời, cùng với đường dây siêu cao áp
Bắc-Nam và hệ thống lưới điện rộng khắp cả nước, điện từ PMTP đã góp phần giải
quyết cơ bản tình trạng thiếu điện ở miền Bắc, nhất là vào mùa khô khi mà các nhà
máy thuỷ điện hầu như không thể đạt được công suất cần thiết.
Công trình lớn nhất trong cụm Nhà máy điện Phú Mỹ là Nhà máy Phú Mỹ I
gồm khối tua bin khí chu trình hỗ hợp với 3 tua bin khí loại 701F của hãng Mitsubishi

kèm theo 3 lò hơi và 1 tua bin hơi với tổng công suất là 1.100MW, với nguồn nguyên
liệu chính là khí đốt, nguyên liệu dự phòng là dầu DO. Đây mới thực sự là công trình
trọng điểm trong khu công nghiệp Phú Mỹ với tổng mức đầu tư lên tới 7.168 tỷ VNĐ.
Vì vậy, đề tài xin chọn NMNĐ Phú Mỹ 1 trong cụm 4 nhà máy nhiệt điện của Công
ty nhiệt điện Phú Mỹ để nghiên cứu. Với quy mô đầu tư lớn, có cấu hình 3-3-1 (gồm
3 tổ máy tuabin khí, 3 lò thu hồi nhiệt và 1 tổ máy tuabin hơi), công suất thiết kế là
1.100 MW sử dụng công nghệ của Mitsubishi, và đặc biệt là sử dụng nguồn nhiên liệu
sạch, hiệu quả kinh tế mà nhà máy Phú Mỹ 1 mang lại không nhỏ. Đốt khí tự nhiên
thải ít bụi và ít khí gây hiệu ứng nhà kính hơn là đốt than và dầu, thế nhưng việc đốt
cháy nhiên liệu hóa thạch vẫn sẽ tạo ra một lượng khí thải nhà kính dù nhiều hay ít,
dù là bất kỳ loại nhiên liệu nào. Và vấn đề ô nhiễm không khí công nghiệp vẫn là một
trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến môi trường do khói thải từ việc
đốt nhiên liệu hóa thạch. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Đánh giá hiệu quả
kinh tế của Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu” được tiến hành, nhằm xác định rõ ràng hiệu quả kinh tế mà NMNĐ mang lại
khi vận hành bằng khí thiên nhiên.
2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I, thuộc Công ty
nhiệt điện Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.2.2.

Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiệu quả tài chính của nhà máy.
- Xác định lợi ích – chi phí của NMNĐ Phú Mỹ I.
- Xử lý lạm phát cho dòng lợi ích – chi phí.
- Xác định những chi phí môi trường của nhà máy.

- So sánh hiệu quả khi nhà máy vận hành sản xuất điện bằng khí và dầu.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp để phát triển nhà máy.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I, thuộc Công
ty nhiệt điện Phú Mỹ, trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành từ tháng 3/2012 đến tháng 6/2012.
1.4. Cấu trúc luận văn
Nội dung của đề tài gồm 5 chương
Chương 1. Mở đầu
Đề cập đến sự cần thiết của đề tài, mục tiêu của đề tài nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương 2. Tổng quan
Tổng quan về một số tài liệu tham khảo ; giới thiệu tổng quan về khu vực
nghiên cứu.
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những lý thuyết liên quan như định nghĩa về nhà máy nhiệt điện,
tuabin, khí thiên nhiên, dầu DO, ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính và các mảng
lý thuyết về phân tích lợi ích – chi phí, các chỉ tiêu để đánh giá lợi ích chi phí của mỗi
phương án, các phương pháp nhằm loại trừ lạm phát để xác định các giá trị thực của
nhà máy.
3


Trình bày một số phương pháp tiến hành nghiên cứu gồm:
- Phương pháp điều tra, thu thập và xử lý số liệu ;
- Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí ;
- Phương pháp giá trị thực;

- Phương pháp phân tích thống kê.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Chương này tiến hành nghiên cứu thực trạng ngành nhiệt điện ở nước ta và trên
thế giới; thực trạng sử dụng khí thiên nhiên trên thế giới; tình hình sản xuất điện của
Nhà máy Nhiệt Điện Phú Mỹ 1. Nhận dạng các lợi ích và chi phí, tiến hành phân tích
lợi ích chi phí của Nhà máy; xử lý lạm phát cho các dòng lợi ích chi phí bằng phương
pháp giá trị thực; xác định các chi phí môi trường, cộng thêm vào phần tính toán; so
sánh hiệu quả giữa việc vận hành khí và dầu để sản xuất điện của Nhà máy, từ đó xác
định lợi ích môi trường xã hội mà nhà máy mang lại khi sử dụng nguồn nhiên liệu
sạch.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Từ những kết quả có được ở chương 4, chương này sẽ tóm tắt lại những kết quả
và đưa ra những kiến nghị.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiểu nghiên cứu của đề tài, tài liệu nghiên cứu được tổng
hợp từ nhiều nguồn khác nhau từ internet. Bên cạnh đó, đề tài còn tham khảo các bài
giảng của Thầy, Cô và nhiều đề tài nghiên cứu của các khóa trước có liên quan.
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí nhằm đánh giá hiệu quả
của việc sản xuất điện của Nhà máy thông qua các chỉ tiêu NPV,BCR, IRR. Phương
pháp này đã được thực hiện trong một số luận văn tốt nghiệp như luận văn của Trần
Thanh Trúc, 2008, luận văn tiến hành “Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bã mía để
sản xuất nhiệt điện tại Công ty Cổ phần Mía Đường Bourbon -Tây Ninh” nhằm phân
tích những lợi ích về mặt kinh tế - xã hội và môi trường của việc tận dụng phụ phẩm

vốn bỏ đi trong quá trình sản xuất đường, mang lại cho Công ty lợi nhuận hằng năm
khá lớn. Đề tài đã tính được hiện giá thuần NPV bằng 2.281.127 > 0 với suất chiết
khấu là 10%, tức quá trình kinh doanh của nhà máy sẽ mang lại mức lợi nhuận giá trị
tại thời điểm đầu tư là 2.281.127 USD ; BCR bằng 1,93 > r nên việc đầu tư sản xuất là
đáng mong muốn.
Ngoài ra, đề tài còn tham khảo thêm báo cáo cuối cùng “Nghiên Cứu, Xây
Dựng Hệ Số Phát Thải của Lưới Điện Việt Nam” được thực hiện bởi Trung tâm Bảo
vệ tầng ô – zôn, Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Báo cáo nghiên cứu về công suất, sản lượng điện phân theo loại nhà máy điện
trên cả nước; tính toán, xác định hệ số phát thải của các loại hình nhà máy điện và hệ
số phát thải của lưới điện Việt Nam. Đây là những thông tin cần thiết trong việc tìm
hiểu rõ nét về thực trạng ngành nhiệt điện của đề tài và tính toán so sánh hiệu quả giữa
các loại nhiên liệu đối với ngành nhiệt điện.
5


2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, phía Tây giáp
thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Phía Đông giáp tỉnh Bình
Thuận, phía Nam giáp biển Đông, với 305 km chiều dài bờ biền. Vị trí này rất đặc biệt,
đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam
Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển
các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải
biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tấm biển. Ở vị trí
này, Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ,
đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong
nước và thế giới. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 2.006,7 km2. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
có 7 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa, các huyện: Long

Điền, Đất Đỏ , Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và Côn Đảo.
Huyện Tân Thành có tổng diện tích đất tự nhiên 34.152 ha, phía Đông giáp
huyện Châu Đức, Tây giáp huyện Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh) và thành phố Vũng Tàu.
Nam giáp thị xã Bà Rịa, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai. Huyện Tân Thành có 8 xã và thị
trấn, gồm các xã Mỹ Xuân, Phước Ḥải, Hội Bài, Châu Pha, Hắc Dịch, Tóc Tiên, Sông
Xoài và thị trấn Phú Mỹ.
b) Khí hậu
Các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường. Nhiệt độ,
không khí, tốc độ gió, chế độ mưa … là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lan
truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí và nguồn nước. Số liệu các
yếu tố khí tượng thủy văn đã được theo dõi và đo đạc trong nhiều năm tại huyện Tân
Thành và khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được tóm tắt dưới đây.
Huyện Tân thành có khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ
rệt:
- Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, chịu sự chi phối
của gió mùa Đông Bắc, lượng mưa ít (chiếm 15% tổng lượng mưa trong năm).
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa
6


Tây Nam ẩm ướt, lượng mưa chiếm đến 85% tổng lượng mưa cả năm.
Mưa có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các
chất ô nhiễm trong nước. Vì vậy mức độ ô nhiễm vào mùa mưa thấp hơn mùa khô. Kết
quả khảo sát mưa tại huyện Tân Thành như sau:
- Lượng mưa trung bình năm: 1.508 mm.
- Lượng mưa cao nhất: 3.955 mm.
- Lượng mưa năm nhỏ nhất: 344 mm.
Giá trị nhiệt độ không khí cả năm trong toàn miền biến đổi không lớn từ 26,8 –
27,2oC. Tuy nhiên, do tình hình biến đổi khí hậu, đặc biệt rất rõ trong các KCN phát
triển nhanh thì giá trị thay đổi rất nhiều so với số liệu khảo sát thực tế, cụ thể nhiệt độ

cực đại biến đổi từ 30,7 – 38oC và nhiệt độ cực tiểu từ 14,4 – 22,5oC.
Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm là 28,1 mm. Trong các mùa khô (từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau) độ ẩm tuyệt đối trung bình có giá trị thấp: 24,3 – 27,8 mm. Các
tháng trong mùa mưa độ ẩm cao từ 29,5 – 30,7. Độ ẩm tương đối biến đổi trong năm
từ 75 – 83%. Độ ẩm tương đối cả năm là 79%.
Lượng nước bốc hơi trong cả khu vực Tỉnh như sau:
- Tốc độ trung bình cả năm: 133 mm.
- Mùa khô: 91,8 – 143,4 mm.
- Mùa mưa: 49,8 – 90,9 mm.
Vận tốc gió biến đổi theo các hướng trong năm (3,0 – 5,7 m/s). Vận tốc trung
bình trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc có giá trị lớn vào tháng 2 và tháng 3 (5,2 – 5,7
m/s). Vào các tháng gió mùa Tây Nam, vận tốc nhỏ nhất: 3m/s (tháng 8). Vận tốc gió
cực đại quan trắc được vào mùa hè là 30 m/s. Điều này có thể là do áp thấp hình thành
ở Nam Biển Đông. Vận tốc gió trung bình cả năm: 4,1 m/s.
Để xác định độ bền vững khí quyển, có thể dựa vào tốc độ gió và bức xạ mặt trời
vào ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm theo bảng phân loại của Pasquill. Đối
với khu vực miền Đông Nam Bộ nói chung độ bền vững vào những ngày nắng, tốc độ
gió nhỏ là: A, B; ngày có mây là C, D. Ban đêm độ bền vững khí quyển thuộc loại E,
F.
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt trong khu vực được thống kê như sau:
- Số ngày cực đại trong năm có mưa: 133 ngày.
7


- Có giông: 78 ngày.
- Có tố: 105 ngày.
- Có sương mù: 84 ngày.
Khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiếm khi xảy ra các cơn bão nhiệt đới. Trong
khoảng thời gian từ 2000 – 2007 có khoảng 20 cơn bão nhỏ xuất hiện trên biển Đông
trong khu vực từ Cam Ranh đến mũi Cà Mau, theo dự đoán các nhà dự báo khí tượng

thủy văn các cơn bão có xu hướng di chuyển từ miền Bắc vào miền trung và miền
Nam ngày càng nhiều, điều này rất hiếm từ trước năm 2000.
Thủy triều tại khu vực sông Thị Vải thuộc loại bán nhật triều không đều, có thể
biểu hiện bởi 2 thành phần nhật triều và bán nhật triều. Mực nước tại hạ lưu sông Thị
Vải trung bình năm là -12cm, cực đại là 172 cm và cực tiểu là -298 cm.
Hệ sinh thái thủy sinh sông Thị Vải, Sông Sao do ảnh hưởng của 2 khối nước,
nước ngọt của vùng lục địa và khối nước mặn nên phiêu sinh vật khu vực ở đây rất
phong phú và đa dạng. Mùa mưa trong thành phần thực vật phiêu sinh xuất hiện nhiều
nhóm ưu thế của môi trường nước ngọt lợ thuộc tảo lam và tảo lục. Động vật đáy ít
biến đổi và nghèo do nền đáy đơn nhất lá bùn cát, kết quả phân tích cho thấy có các
loài giun nhiều tơ ưu môi trường nước nhiễm bẩn hữu cơ, giáp xác chân bèo và các
loài ốc Cerithidea cingulata.
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
Bà Rịa-Vũng Tàu là vùng đất được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi. Ngoài nguồn tài
nguyên đất phù sa cổ và đất đỏ bazan, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, tỉnh còn có nguồn tài
nguyên to lớn từ biển.
2.2.3. Kinh tế xã hội
a) Kinh tế
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Năm 2008, phát triển các ngành có tiềm năng của địa phương như khai thác đá
xây dựng, gia công cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, các chế phẩm từ xi măng
cơ bản đáp ứng cho nhu cầu phục vụ trên địa bàn. Ngành này đạt 103,3% chỉ tiêu
huyện và tăng 28,2% so với cùng kỳ.
Do có tiềm năng lớn về dầu khí, cảng biển, có trung tâm điện năng lớn nhất cả
nước là Phú Mỹ và nhiều điều kiện thuận lợi khác nên Bà Rịa - Vũng Tàu có khả năng
8


thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp. Tỉnh đang huy động các nguồn vốn để
đầu tư hạ tầng kỹ thuật 7 khu công nghiệp gồm: KCN Đông Xuyên 160,8 ha, KCN

Phú Mỹ (I) 954,4 ha, KCN Mỹ Xuân (A) 122,6 ha, KCN Mỹ Xuân A (mở rộng) 146,6
ha, KCN Mỹ Xuân (Bi) 222,8 ha, KCN Mỹ Xuân (A2) 312,8 ha, KCN Cái Mép 670
ha.
Huyện Tân Thành nằm trong vành đai công nghiệp nối Bà Rịa - Vũng Tàu với
Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Ở Tân Thành hiện có các khu công nghiệp tập
trung như: Khu công nghiệp Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Cái Mép... Nhiều công tŕnh lớn đã đi
vào hoạt động như: Nhà máy thép Vinakyoei xuất xưởng mỗi năm gần 240.000 tấn
thép; nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ II đã hoà vào lưới điện quốc gia với sản lượng điện
thương phẩm trên 1.080 triệu Kwh, nhà máy gạch men Mỹ Đức mỗi năm xuất xưởng
trên 24 triệu viên gạch, cảng Ba Ria Serece có sản lượng bốc dỡ qua cảng mỗi năm đạt
trên 500.000 tấn hàng hóa. Hoạt động công nghiệp trên địa bàn đã tạo ra một diện mạo
mới về kinh tế - xă hội và từ đó, huyện Tân Thành cũng đă xác định cơ cấu phát triển
kinh tế là: Công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp.
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện Tân Thành cũng từng
bước phát triển. Nếu như năm 1994, toàn huyện có 235 cơ sở sản xuất công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau, tính đến năm 2002 có 661 cơ
sở, giá trị sản xuất theo đó cũng tăng nhanh (đạt trên 98,7 tỉ đồng trong năm 2000;
146,5 tỉ đồng năm 2001; 180,340 tỉ đồng năm 2002) và chiếm tỷ trọng trên 38 % tổng
sản phẩm xã hội của địa phương.
Hiện nay, tại địa bàn huyện Tân Thành đã có nhiều khu công nghiệp tập trung
được mọc lên với các loại hình công nghiệp đa dạng như: sản xuất vật liệu xây dựng,
phân bón, hóa chất, kim loại, chế biến thực phẩm, điện năng, cảng, khí đất... Đó chính
là thuận lợi lớn cho huyện Tân Thành phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
và hiện đại hóa.
Thương mại – dịch vụ
Hoạt động thương mại - dịch vụ được phát triển các loại hình dịch vụ như: Dịch
vụ nhà nghỉ, nhà cho thuê, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ ăn uống, giải khát
trên đà phát triển mạnh. Tình hình kinh doanh ổn định, chấp hành tốt quy định của
Nhà nước trong từng lĩnh vực ngành nghề. Tổng doanh thu trong năm 359.920 triệu
9



đồng/361.200 triệu đồng, đạt 99,65% chỉ tiêu huyện và tăng 24% so cùng kỳ.
Sản xuất nông nghiệp
Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng cả năm là 80,19 ha, đạt 90,6% kế hoạch.
Diện tích sản xuất chủ yếu là cây mì chiếm 44,9% diện tích gieo trồng.
Về chăn nuôi: Sản lượng gia súc xuất chuồng 670 tấn, đạt 103% chỉ tiêu huyện
và tăng 2,8% so với cùng kỳ. Gia cầm các loại xuất chuồng 20 tấn đạt 47,6% chỉ tiêu
huyện và giảm 23,7% so với cùng kỳ.
Sản xuất ngư nghiệp
Sản lượng khai thác hải sản là 52 tấn đạt 72,2% chỉ tiêu huyện, giảm 1,4%.
Trong đó, đánh bắt 30 tấn, nuôi trồng 22 tấn. Giá trị sản xuất là 3.015.000.000 đồng.
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, quản lý đô thị
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng: Phục vụ các khu công nghiệp, các
công trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong năm 2008 địa phương đã có 21,2 ha đã
quy hoạch, trong đó diện tích đã có quyết định phê duyệt kinh phí đền bù giải toả là
15,3 ha, diện tích chưa có quyết định phê duyệt kinh phí đền bù là 5,9 ha.
Công tác quản lý đô thị: Được tăng cường bằng các biện pháp tuyên truyền trên
trạm truyền thanh, hội nghị giao ban tháng, lồng ghép trong các buổi tuyên truyền phổ
biến pháp luật ở các thôn, duy trì công tác quản lý đô thị công khai, thông báo các đề
án quy hoạch đã được phê duyệt, ban hành thông báo về bảo đảm trật tự đô thị và cảnh
quang đô thị.
Công tác tổ chức bốc thăm tái định cư: Địa phương phối hợp ngành chức năng
huyện tổ chức bốc thăm tái định cư cho các hộ dân được xét đặc cách, các hộ thuộc dự
án KCN Phú Mỹ 1 đợt 28,29 và tổ chức giao đất tại thực địa.
Giao thông
Đường bộ: Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị với
nhau. Quốc lộ 51A (4 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km. Trong 5-7 năm tới sẽ
có đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu 8 làn xe song song với Quốc lộ 51A.
Đường sông: Hệ thống các cảng biển như nêu trên. Từ Vũng Tàu có thể

đi Thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu cánh ngầm.
Hàng không: Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm
dò khai thác dầu khí. Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long Thành được xây dựng
10


cách Vũng Tàu 70 km, ranh giới tỉnh khoảng 20 km. Tỉnh cũng đang triển khai di dời
sân bay Vũng Tàu sang đảo Gò Găng thuộc ngoại thành Vũng Tàu và xây dựng sân
bay Gò Găng thành sân bay Quốc Tế kết hợp với phục vụ hoạt động bay thăm dò và
khai thác dầu khí.
Đường sắt: hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh. Theo quy hoạch đến năm 2015
của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng 1.435 m sẽ được xây dựng
nối Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, tốc độ thiết kế: trên 300 km/g.
Du lịch
Bà Rịa - Vũng Tàu là một quần thể thiên nhiên được bao bọc bởi các dãy
núi Lớn, núi Nhỏ, núi Minh Đạm, núi Dinh...Ngoài những bãi tắm đẹp, Bà Rịa - Vũng
Tàu còn có đến hai khu rừng nguyên sinh nổi tiếng: rừng cấm Bình Châu -Phước Bửu
và rừng quốc gia Côn Đảo với những loài động thực vật quý hiếm, môi trường đa dạng
tập hợp nhiều kiểu rừng của các vùng sinh thái.
Thành phố Vũng Tàu là trung tâm du lịch biển hấp dẫn với các di tích thắng
cảnh như: Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa, Thích Ca Phật Đài, Tượng
Chúa, đình Thắng Tam, lăng Cá Ông, Bạch Dinh...
Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 29 khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia.
b) Văn hóa xã hội
Giáo dục
Để chuẩn bị cho năm học mới vào hàng năm, địa phương chủ động phối hợp
ban giám hiệu các trường khảo sát, sửa chữa các hạng mục và đưa vào sử dụng. Việc
nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua hoạt động của Hội đồng giáo dục thị trấn, đã
làm chuyển biến việc nhận thức của phụ huynh học sinh trong việc chăm lo học hành
của con em mình.

Văn hóa thông tin
Hoạt động văn hoá thông tin đã có nhiều cố gắng, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ
địa phương, công tác tuyên truyền được duy trì thường xuyên bằng nhiều hình thức
như: Các pano, áp phích, băng cờ được thực hiện kịp thời. Hoạt động văn nghệ - thể
dục thể thao được đẩy mạnh, kết hợp nhiều hình thức với sự tham gia đầy đủ của các
tổ chức và cá nhân. Phục vụ và nâng cao mức hưởng thụ văn hoá đạt 26,5 lần/người,
chỉ tiêu là 28 lần/ người/ năm, tỷ lệ dân số tập thể dục thường xuyên 25% dân số.
11


Y tế
Mạng lưới cộng tác viên ở các thôn được củng cố, duy trì hoạt động phục vụ tốt
cho việc thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia và phòng chống dịch bệnh.
Chương trình phòng chống các bệnh xã hội như: lao, phòng chống sốt rét phát hiện và
xử lý kịp thời. Công tác vệ sinh phòng dịch, bảo vệ môi trường, địa phương đã tổ chức
ra quân 02 đợt diệt lăng quăng. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống còn 12,91%. Quy
mô dân số ổn định, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,03% (dân số trung bình 16.372). Tổ
chức thực hiện tốt đề án đạt chuẩn y tế quốc gia trạm y tế thị trấn.
Công tác chính sách xã hội
Hiện nay trên địa bàn còn 188 thuộc diện hộ nghèo, trong đó: chuẩn quốc gia
76 hộ, chuẩn tỉnh 122 hộ, trong năm 2007 thoát nghèo 42 hộ, theo nghị quyết Hội
đồng nhân dân năm 2007 thoát 37 hộ. Như vậy số hộ thoát nghèo đã vượt chỉ tiêu đạt
113,51% và 60% chỉ tiêu huyện giao.
Lĩnh vực quốc phòng an ninh
Quốc phòng: Công tác quân sự địa phương được quan tâm và tăng cường trong
việc củng cố nền quốc phòng toàn dân. Công tác giao quân 20/20 thanh niên đạt 100%.
Công tác hậu phương quân đội đã thăm hỏi tặng quà trị giá 5.400.000 đ. Tổng kết công
tác tuyển quân năm 2007 và triển khai phương hướng năm 2008.
An ninh:
- Tình hình an ninh trật tự được ổn định.

- Tình hình hoạt động các tôn giáo trên địa bàn nhìn chung chấp hành tốt, các
chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Đồng thời tích cực tham
gia các phong trào hoạt động xã hội.
- Công tác phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được đẩy mạnh.
Triển khai thực hiện đề án 4 giảm xuống địa bàn dân cư. Do đó tình hình trật tự xã hội
cơ bản được giữ vững.
2.3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty nhiệt điện Phú Mỹ
2.3.1. Lịch sử hình thành
Công ty TNHH nhà nước một thành viên Nhiệt điện Phú Mỹ được chuyển đổi
từ Nhà máy điện Phú Mỹ theo Quyết định số 241/2005/QĐ-TTg ngày 04/10/2005 của
Thủ tướng Chính phủ. Nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất điện bằng nguồn nhiên
12


liệu chính là khí đốt, dầu DO là nguồn nhiên liệu dự phòng; Loại hình doanh nghiệp
“Nhà nước”; Tổng diện tích đất sử dụng: 96 ha.
Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ có trụ sở tại Thị trấn Phú Mỹ, Huyện Tân Thành,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằm cạnh quốc lộ 51 cách Thành phố Hồ Chí Minh 75Km về
hướng Đông Nam. Tổng diện tích 86 ha, với cụm 4 Nhà máy: Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1,
Phú Mỹ 2.1 mở rộng và Phú Mỹ 4.
2.3.2. Vai trò
Công ty Nhiệt Điện Phú Mỹ sử dụng khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu chính,
được đưa vào từ bể khí Nam Côn Sơn và bể Cửu Long, ước tính tiêu thụ khoảng 10,5
triệu m3/ngày (Theo PMTP). Hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty Nhiệt điện
Phú Mỹ liên tục có sự tăng trưởng, từng bước đáp ứng nhu cầu về điện cho toàn hệ
thống và một phần giải quyết được vấn đề thiếu điện của Việt Nam hiện nay. Tổng
công suất lắp đặt 2.485MW, kết nối với lưới truyền tải điện 500kV, 220kV và 110kV,
sản lượng trung bình đạt được hơn 16 tỷ kWh/năm, chiếm 20% tổng công suất lắp đặt
và gần 30% sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia (đến thời điểm năm 2010).
2.4. Giới thiệu về Nhà Máy Nhiệt Điện Phú Mỹ 1

Nhà máy Nhiệt Điện Phú Mỹ 1 được khởi công xây dựng vào ngày 15 tháng 05
năm 1999 bằng nguồn vốn ODA của Chính Phủ Nhật Bản.
Nhà máy bao gồm một Nhà máy điện Chu trình hỗn hợp có tổng công suất lắp
đặt 1..090MW và điện áp đầu ra MBT là 220kV, trong đó có 3 tổ máy tuabin khí loại
M701F, mỗi tổ máy có công suất 240MW, có khả năng vận hành bằng nhiên liệu khí
hoặc dầu diesel; 3 lò thu hồi nhiệt với 3 cấp áp suất tuần hoàn cưỡng bức và 1 tổ máy
tuabin hơi có công suất 390MW; hai trạm phân phối và truyền tải với 10 xuất tuyến
đường dây 220kV và 06 xuất tuyến 110kV; ngoài ra còn có công trình nhà xưởng, văn
phòng điều hành, kho vật tư và kênh nước làm mát.

13


×